1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp

120 3,7K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 773,01 KB

Nội dung

Nhà văn lão thành khâm phục “tính chính xác, chân thực tuyệt vời trong việc miêu tả nhân vật và thiên nhiên” của Sêkhốp, khẳng định ở ông có “tài năng đích thực”, khen ngợi “khả năng phâ

Trang 1

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Hµ NéI 2

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS Phạm Thành Hưng- người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chu

đáo để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này

Cũng qua đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới trường THPT Quang Minh, tổ Ngữ văn trường THPT Quang Minh đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lĩnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, và không trùng lặp với các đề tài khác Các số liệu, tài liệu trong luận văn có nguồn gốc cụ thể , rõ ràng Nếu sai tác giả luận văn xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lĩnh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề……… 2

2.1 Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhốp tại Việt Nam…… 2

2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp……… 3

2.2.1 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Nga……… 3

2.2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Việt Nam……… 7

3 Mục đích nghiên cứu……… 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 12

5 Phương pháp nghiên cứu……… 12

6 Dự kiến đóng góp mới……… 13

NỘI DUNG……… 14

Chương 1: TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP GIỮA DÒNG VĂN HỌC HIỆN THỰC NGA……… 14

1.1 Văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX……… 14

1.1.1 Bối cảnh xã hội Nga……… 14

1.1.2 Đặc điểm văn học……… 17

1.2 Các giai đoạn sáng tác của Sêkhốp……… 22

1.2.1 Giai đoạn đầu những năm 80……… 22

1.2.2 Giai đoạn cuối những năm 80……… 26

1.3 Ảnh hưởng của truyện ngắn Sêkhốp với dòng văn học hiện thực Nga……… 26

Trang 5

Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN

NGẮN SÊKHỐP……… 29

2.1 Khái niệm nhân vật truyện……… 29

2.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp……… 30

2.2.1 Kiểu nhân vật con người nhỏ bé……… 30

2.2.2 Kiểu nhân vật người trí thức……… 40

2.2.3 Kiểu nhân vật con người thiếu lí tưởng bế tắc… 50

2.2.4 Kiểu nhân vật không có tình yêu hạnh phúc……… 54

2.2.5 Kiểu nhân vật khám phá thế giới……… 57

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP……… 60

3.1 Những thủ pháp khắc họa tính cách……… 60

3.1.1 Chân dung, ngoại hình……… 60

3.1.2 Ngôn ngữ cá thể hóa 65

3.1.3 Ngôn ngữ người kể truyện……… 67

3.1.4 Nghệ thuật tạo tình huống……… 72

3.2 Mối quan hệ giữa hình tượng nhân vật với kết cấu truyện……… 75

3.2.1 Nhân vật và cốt truyện……… 76

3.2.2 Tính biểu tượng và khả năng đối thoại của nhân vật cùng độc giả 89

3.2.3 Thiên nhiên Nga và tính cách Nga trong truyện ngắn Sêkhốp 96

KẾT LUẬN 107

Trang 6

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học Nga là một nền văn học lớn của nhân loại Văn học Nga thế kỉ XIX tồn tại với những tên tuổi lớn như : A.X Puskin, M.I Lecmôntốp, N.V.Gôgôn, V.G.Bêlinxki, I.X.Tuôcghênhep, PH.M.Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, A.P.Sêkhốp…

Trong số những tên tuổi ấy, Antôn Paplôvich Sêkhốp được biết đến với tư cách là một trong những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán, là người đưa văn học Nga “đi từ khởi đầu đến hoàn mĩ” Ông được coi là cây bút thiên tài về truyện ngắn và kịch Đến nay ông vẫn được thừa nhận như là “Nhà văn làm ta muôn thuở say mê” (M.Gorki) Với hai mươi bốn năm lao động nghệ thuật cần mẫn, Sêkhốp đã để lại một di sản văn học phong phú, độc đáo, lột tả sâu sắc và chân thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Nga trong “buổi hoàng hôn của nước Nga”, làm cho mọi người thấy tất cả sự khủng khiếp của xã hội cũ nhỏ nhen, trì trệ, và thức dậy trong lòng họ một khát vọng về một sự đổi thay lớn lao cần phải có

Sáng tác của Sêkhốp được bạn đọc khắp năm châu yêu mến và đón nhận Ông là một trong những tác giả cổ điển được đọc nhiều nhất thế kỉ XX Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành

phim Theo kết quả khảo sát của tạp chí Ngọn lửa nhỏ (Ogonhek -

Nga), Sêkhốp nằm trong số 10 tác gia văn học kinh điển của thế giới

có các tác phẩm được đưa lên màn bạc và truyền hình nhiều nhất, với

287 lần, ngang bằng với số lần các tác phẩm được dựng phim của Charles Dickens và chỉ ít hơn William Shakespeare (Báo Văn nghệ,

số 10, ngày 6/3/2010)

Trang 7

Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà văn Nga vĩ đại này từ hơn nửa thế kỉ nay Kể từ đó, Sêkhốp luôn là một trong những nhà văn nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu quý nhất ở Việt Nam bởi sự gần gũi với mỗi trái tim độc giả Những sáng tác tiêu biểu của ông được đưa vào chương trình đại học và chương trình ngữ văn lớp 11

Sáng tác nghệ thuật của Sêkhốp giữ một vị trí, vai trò đặc biệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới Hệ thống thi pháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ các nhà văn

Chúng tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam đã có nhiều người nghiên cứu về tác phẩm của ông Tuy nhiên, cho đến nay có một thực tế cả người học và người nghiên cứu gặp nhiều khó khăn về tư

liệu và hướng tiếp cận Trong bối cảnh đó, chọn đề tài: Thế giới

nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhốp chúng tôi rất mong sẽ góp

phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận thể loại truyện ngắn và những cách tân táo bạo của ông trong lĩnh vực này Chúng tôi cũng hy vọng luận văn của mình sẽ phần nào đáp ứng được sự quan tâm của độc giả và cung cấp thêm nguồn tài liệu nghiên cứu nhỏ về Sê khốp và sáng tác của nhà văn

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhốp tại Việt Nam

Ở Việt Nam trước kia, giới trí thức gặp Sêkhốp qua các bản dịch tiếng Pháp Cách mạng tháng Tám vừa thành công được một năm chúng ta đã có một tập truyện ngắn Sêkhốp dịch ra tiếng Việt Trong những năm 50 và 70 đều có dịch truyện và kịch Sêkhốp Mỗi năm Sêkhốp lại có thêm bạn đọc mới ở Việt Nam

Trang 8

Sêkhốp đến với độc giả Việt Nam bắt đầu từ truyện ngắn “Tuổi

già” đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” (1943) Đến 1957 ra đời tuyển

tập truyện ngắn do Nguyễn Tuân tuyển chọn và giới thiệu Năm 1978

ra đời truyện ngắn (2 tập) của dịch giả Phan Hồng Giang (Nxb Văn hoá – Thông tin) Lần xuất bản mới nhất là năm 1999 với tuyển tập Sêkhốp gồm 3 tập, 2 tập truyện ngắn và 1 tập kịch do tác giả Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu (Nxb văn học) Gần đây xuất hiện Antôn Sêkhốp - truyện ngắn chọn lọc do tác giả Trần Thị Quỳnh Nga biên soạn

2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp

2.2.1 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Nga

Sêkhốp và những sáng tác của ông được nhiều nhà văn nổi tiếng đánh giá cao Người đầu tiên chào đón tài năng của nhà văn trẻ với tất cả tấm lòng, là người mà Sêkhốp coi là đã đánh tiếng chuông thức tỉnh cho mình là Đ.Grigôrôvich (1822 – 1899) Ngày 25 tháng 3 năm 1886, Grigôrôvich gửi cho Sêkhốp một bức thư nổi tiếng, nó có

ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc đời viết văn của nhà văn trẻ Nhà văn lão thành khâm phục “tính chính xác, chân thực tuyệt vời trong việc miêu tả nhân vật và thiên nhiên” của Sêkhốp, khẳng định ở ông có

“tài năng đích thực”, khen ngợi “khả năng phân tích nội tâm chính xác”, “tài nghệ trong miêu tả”, “khả năng tạo hình”, và tin tưởng Sêkhốp thuộc số những người viết được những tác phẩm xuất sắc, những tác phẩm nghệ thuật thực sự Grigôrôvich nghiêm khắc đề nghị nhà văn trẻ tôn trọng “tài năng hiếm có của mình”, “giữ gìn ấn tượng cho những tác phẩm đã được cân nhắc kĩ, được viết ra không phải bằng một hơi, mà là trong những giờ phút hạnh phúc của trạng thái tinh thần” Bức thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

Trang 9

Sêkhốp Nó vừa khích lệ tinh thần vừa như thức tỉnh nhà văn có ý thức, trách nhiệm hơn đối với tài năng và những sáng tác của mình

Đại văn hào L.Tônxtôi yêu mến Sêkhốp – con người “tuyệt vời, đáng mến”có “trái tim nhân hậu”, một người “rất, rất Nga”, “con người tuyệt mĩ, chân thành và trung thực” Tônxtôi ca ngợi tài năng Sêkhốp và tiếp nhận nghệ thuật của ông như một hiện tượng độc đáo

và xuất sắc Cảm phục kĩ thuật viết của nhà văn thuộc thế hệ đàn em, đại văn hào không ngần ngại so sánh ông với “mặt trời của thi ca Nga”, xem ông là “Puskin trong văn xuôi” và khẳng định: “giống như Puskin, ông đã đẩy hình thức lên phía trước, và đây là một công lao lớn” L.Tôixtôi cho rằng Sêkhốp là một trong số ít các nhà văn

có thể “đọc đi đọc lại nhiều lần” và đã chọn ra 30 truyện của Sêkhốp

mà ông cho là hay nhất Đại văn hào rất thích truyện ngắn Đusechka

và viết lời bạt năm 1905, trong đó thể hiện cách tiếp cận khá thú vị

về tác phẩm

V.Kôrôlencô - một nhà văn cùng thời với Sêkhốp được giới phê bình và độc giả đánh giá cao, đã nói về Sêkhốp như về một con người “yêu đời sâu sắc”, “một con người đầy quyến rũ, tài năng với cái nhìn vui vẻ vào cuộc sống” Trong thư gửi N K Mikhailôpxki năm 1888, Kôrôlencô phát hiện nét tiêu biểu, ưu điểm cơ bản của Sêkhốp chính là ở khả năng miêu tả một cách chân thực, chứ không phải ở việc lựa chọn đề tài, và ghi nhận niềm hi vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng trong sáng tác những năm cuối đời của Sêkhốp

Nhà văn cùng thời V Garsin coi tác giả truyện vừa Thảo

nguyên là “ nhà văn mới hạng nhất” và khẳng định: “những mẫu mực

như vậy về ngôn ngữ, cuộc sống và sự mộc mạc trong văn học Nga

chưa hề có” Năm 1889, Garsin viết bài phê bình về Câu chuyện tẻ

Trang 10

nhạt, ca ngợi khả năng quan sát tinh tế của Sêkhốp đối với đời sống

tâm lí con người

Cũng như L Tôixtôi, M Gorki phát hiện và yêu mến Sêkhốp bởi “trái tim trong sạch, có tính người chân chính”, “một con người lớn lao, thông minh, biết quan tâm đến mọi sự” Theo ông, sự độc đáo của tự sự Sêkhốp là “ở chỗ nào cũng phát hiện và nêu bật sự dung tục” Trong tiếng Nga sự dung tục có nhiều nghĩa Chúng tôi cho rằng biểu hiện rõ nét nhất của sự dung tục bị phơi bầy và phê

phán trong sáng tác của Sêkhốp là thói nô lệ hay đầu óc nô lệ Đây là

điều khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất trong con người mà nhà văn suốt đời đấu tranh để loại bỏ

Khen ngợi tài năng vĩ đại, “tài năng mãnh liệt” của Sêkhốp, Gorki xem ông là “gương mặt vĩ đại sáng giá nhất” trong văn học Nga thời kì đó Hai bài viết rất quan trọng của Gorki về sáng tác của Sêkhốp đều được viết năm 1900, sau sự xuất hiện của truyện ngắn

Người đàn bà có con chó nhỏ (1899) và truyện vừa Trong khe núi

(1900) Gorki nhấn mạnh “sức mạnh khủng khiếp” của tài năng Sêkhốp nằm ở việc ông viết sự thật, “không bao giờ tự bịa đặt ra bất

cứ cái gì” Bác bỏ ý kiến của Mikhailôpxki cho rằng ở Sêkhốp không

có thế giới quan, tác giả khẳng định ở nhà văn “ có một cái gì lớn hơn cả thế giới quan” M.Gorki đặc biệt nhấn mạnh sự đổi mới căn bản trong chủ nghĩa hiện thực Sêkhốp, trong cách viết của Sêkhốp:

“Anh đã giết chết chủ nghĩa hiện thực Và anh sẽ giết chết nó rất nhanh, chết hẳn trong một thời gian dài…” Và như thế, cả hai nhà văn vĩ đại đều khẳng định Sêkhốp là người tạo nên đời sống mới cho chủ nghĩa hiện thực Nga

Trang 11

Tác giả Pauxtôpxki trong “Một mình với mùa thu” viết năm

1953 có bàn về chất thơ của văn xuôi “Thứ văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất – đó là thứ văn xuôi cô đúc, trong đó loại bỏ tất cả những gì thừa ra, những gì có thể không nói, chỉ để lại những gì nhất thiết phải nói”, “Tôi cảm thấy rằng chính đó là bí quyết của khả năng

có thể dựng lại chỉ bằng đôi ba nét chân dung sinh động, dường như

có thể sờ mó được của một người nào đó như Sêkhốp đã làm được một cách tuyệt diệu”

Một số nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tiếp cận sáng tác Sêkhốp

từ góc độ thi pháp học Đó là công trình : “Thi pháp Sêkhốp”của A

Truđacôp một chuyên gia về Sêkhốp ở Nga đã mở ra hướng nghiên cứu mới đóng góp nhiều cho việc nghiên cứu Sêkhốp Dựa vào đặc điểm của cấu trúc trần thuật, Truđacôp chia sáng tác Sêkhốp thành 3 giai đoạn: giai đoạn (1880 – 1887) với kiểu trần thuật chủ quan, giai đoạn từ (1888 – 1894) kiểu trần thuật khách quan, và giai đoạn cuối cùng là sự kết hợp giữa trần thuật chủ quan và trần thuật khách quan (1895 – 1904) Truđacôp còn có khám phá mới trong hệ thống sự vật của Sêkhốp, đó là Sêkhốp làm đầy thế giới sự vật bằng những chi tiết tình cờ Công trình của Truđacôp đã đánh dấu một bước quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật truyện Sêkhốp

Trong chuyên luận “Văn xuôi Sêkhốp Những vấn đề diễn

giải”, Kataep cho rằng trong sáng tác, Sêkhốp tập chung nghiên cứu

một chủ đề đặc biệt: sự định hướng của con người trong thực tiễn, nhà văn luôn giữ vững phương thức phân tích “cá biệt hoá từng câu chuyện riêng lẻ” và đã tạo ra lí luận nhận thức riêng của mình: vì tất

cả “những lí thuyết chung” đều lệch lạc, chúng sẽ dẫn tới những nhầm lẫn, ảo tưởng, sự mâu thuẫn với thực tế, nên cần phải vứt bỏ

Trang 12

chúng và miêu tả từng hiện tượng riêng lẻ một cách đặc biệt như một hiện tượng duy nhất, không thể khái quát hoá

Tác giả A.B.Esin trong tác phẩm “Chủ nghĩa tâm lí của văn

học Nga cổ điển” (Matxcơva – Nxb Giáo dục, 1988) chương viết về

Sêkhốp đã xác định rất chính xác kiểu nhân vật của Sêkhốp là

“Những con người bình thường chứ không phải những nhân cách đặc biệt” Esin khẳng định đặc điểm chủ nghĩa tâm lí ở Sêkhốp “Đó là chủ nghĩa tâm lí gián tiếp, chủ nghĩa tâm lí mạch ngầm văn bản” Cái tên đó đã cho thấy toàn bộ đặc điểm của hệ thống thủ pháp nghệ thuật Sêkhốp sử dụng để sáng tác Esin cũng đi vào phân tích các biện pháp nghệ thuật thể hiện tâm lí của nhân vật trong truyện Sêkhốp như độc thoại nội tâm, lời nửa trực tiếp, phong cảnh, thủ pháp tạo khoảng trống

Đó là một số thông tin chọn lọc về tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Nga mà chúng tôi biết được qua một số tài liệu dịch tiếng Việt

2.2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Việt Nam

Có thể nói, so với nhiều nhà văn nước ngoài, Sêkhốp và những tác phẩm của ông đến với bạn đọc Việt Nam khá sớm Tác giả Trần Thị Quỳnh Nga cho biết: vào những năm 40 thế kỉ XX một số truyện

Sêkhốp đã được dịch ra tiếng Việt: Nỗi lòng ai tỏ, Tuổi già Theo

nhà văn Nguyễn Tuân thì ngay từ lúc mới xây dựng chính quyền

cách mạng, năm 1946, ở Việt Nam đã xuất hiện bản dịch Cái chết

của một viên chức Sau đó, một số tác phẩm của Sêkhốp đã đến tay

đọc giả Việt Nam, lúc đầu qua những bản dịch tiếng Pháp, tiếng Anh, sau là các bản dịch từ tiếng Nga

Trang 13

Một trong những tên tuổi hàng đầu của văn học Việt Nam- nhà văn Nguyễn Tuân rất yêu mến Sêkhốp bởi “cái phần cốt cách” trong con người nhà văn đến từ nước Nga xa xôi này Năm 1957, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bài nghiên cứu đầu tiên về những sáng tác của ông Có thể nói ngay từ năm đó, với tâm huyết, sự trân trọng và khâm phục đối với tài năng của nhà văn hiện thực Nga vĩ đại, với khả năng phân tích, cảm thụ văn học sâu sắc, Nguyễn Tuân đã phát biểu những nhận xét rất tinh tế về thế giới nghệ thuật của Sêkhốp

Trong bài viết của mình, Nguyễn Tuân chỉ ra một số đặc điểm của phong cách nghệ thuật Sêkhốp mà đến nay chúng ta vẫn tiếp tục nghiên cứu Tác giả nhận xét về phong cách kể chuyện của Sêkhốp- phong cách khách quan, không chen vào giải quyết vấn đề mà trông cậy, tin tưởng vào tính tích cực của độc giả; nhận xét về thế giới nhân vật “nhân loại nhân vật” và nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông Sự đồng điệu về tâm hồn giúp Nguyễn Tuân cảm nhận sâu sắc sắc thái tiếng cười của Sêkhốp Đó là “tiếng cười không thành tiếng”, tiếng cười trào lộng, mỉa đời, nhưng đồng thời chan chứa tình yêu thương con người, cuộc đời Và cuối cùng, Nguyễn Tuân đã tìm đến cõi sâu thẳm của nhà văn thiên tài, đó chính là “cái vốn nhân đạo”, là “một tấm lòng” của ông để lại cho độc giả mai sau

Năm 1960, khi Phong trào hoà bình thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hiện thực vĩ đại, nhà nghiên cứu văn học La Côn

viết bài “Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Sêkhốp” Trong bài

viết, tác giả khẳng định “chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần từng trang tác phẩm Sêkhốp” chính là “sức rung cảm mãnh liệt đối với độc giả” Liên hệ với hoàn cảnh lịch sử đất nước thời kì đó, nhà nghiên cứu cho rằng “chúng ta học tập ở Sêkhốp bài học học tin yêu con người”,

Trang 14

những con người “đang bay bổng tới mục đích cao thượng: tự do, hạnh phúc, tiến bộ” Cũng vào năm này, Tạp chí Văn nghệ số 33

(2/1960) đăng bài “A.Sêkhốp, một nhà văn hiện thực vĩ đại” của

Trọng Hiền Tác giả bài viết hình dung tác phẩm của Sêkhốp như

“bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc, mỗi truyện ngắn là một cửa sổ nhìn vào bên trong mỗi gia đình, mỗi con người”

Với tư cách là đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, đặc biệt với tư cách một nhà cách tân vĩ đại trong thể loại truyện ngắn và kịch, Sêkhốp được đưa vào trong chương trình đại học ngành văn từ đầu những năm 60 thế kỉ trước Tác giả Hoàng Xuân

Nhị trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga (1962) đã giới thiệu

khá kĩ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của “bậc thầy vĩ đại, bất hủ” trong thể loại truyện ngắn và kịch Tác giả khẳng định: “Sự thật- đấy

là khẩu hiệu và vũ khí mà văn sĩ tự xác định cho mình” Nhận xét về thế giới nghệ thuật Sêkhốp, tác giả viết: “Quả là một bức hoạ văn học lớn lao, do hàng trăm bức tiểu hoạ tạo thành, trong đó văn sĩ biểu hiện mọi khía cạnh của cuộc sống Nga đương thời, bủn xỉn, chật chội” Khẳng định Sêkhốp tiếp tục khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của Gôgôn và Xantưcôp-Sêđrin, Hoàng Xuân Nhị nhấn mạnh

“tính chiến đấu” không khoan nhượng trong những sáng tác của Sêkhốp với “chất bùn” nhơ nhuốc tanh hôi của bao nhiêu điều tuy vụn vặt mà khủng khiếp, làm cho cuộc sống phải biến chất, phải tiêu

ma

Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga (tái bản lần thứ ba năm

2001), phần viết về Sêkhốp, tác giả Đỗ Hồng Chung phát biểu nhiều ý kiến thống nhất với các nhà biên soạn các giáo trình trước, đồng thời nhấn mạnh một trong những đặc điểm cơ bản của thi pháp Sêkhốp, đó là sự tồn tại “hai

Trang 15

bình diện”, hay “dòng chảy ngầm”, “cái sau văn bản”, “ý tại ngôn ngoại” trong sáng tác của nhà văn: “Hai bình diện này (bình diện đời sống sinh hoạt bên ngoài và bình diện đời sống tư tưởng, tình cảm bên trong) đan kết hoà quyện vào nhau Từ bình diện thứ nhất phát hiện bình diện thứ hai, khi đó cuộc đời tẻ nhạt, vô vị được soi sáng sẽ hiện ra những màu sắc mới, ý nghĩa mới”

Năm 1987, trong cuốn “Nghệ thuật dân tộc và quốc tế” đăng

bài “Sêkhốp nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga” của Mai Thúc Luân, tác giả xác định truyện của Sêkhốp là “loại truyện với chủ đề sinh hoạt mang tính chất trữ tình tâm lí” và chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong thi pháp nghệ thuật của nhà văn, đó là sự ngắn gọn , tính hàm súc của các tình tiết, là nghệ thuật miêu tả nhân vật “từ bên trong”,

là cách nhà văn đưa người đọc vào truyện một cách bình dị”, cách nhà văn kết thúc những truyện “không có kết”, cách miêu tả thiên nhiên “qua ấn tượng của nhân vật” là những bức chân dung “với những nét đậm, chặt nhưng rất đầy đặn và hoàn chỉnh”

Tác giả Vương Trí Nhàn trong bài “Chất nhân bản trong

Sêkhốp” đã so sánh nghệ thuật của Sêkhốp với nghệ thuật của các

nhà văn đàn anh (L Tonxtoi, Đôxtoiepxki) trên các phương diện tự

sự quan trọng là nhân vật và sự kiện cốt truyện, từ đó cho thấy “con đường riêng” mà nhà văn trẻ chọn cho mình Nhà nghiên cứu khẳng định hai tiêu chí làm nên giá trị của văn chương Sêkhốp là hiện thực

và nhân đạo, và cả ở điều này, ông cũng không giống các nhà văn khác

Trong số các nhà say mê và yêu quý Sêkhốp ở Việt Nam không thể không kể tới Phan Hồng Giang Ông là một trong những người có nhiều cố gắng đưa những tác phẩm xuất sắc nhất của Sêkhốp đến với bạn đọc Việt Nam qua bản dịch từ tiếng Nga Năm 1994 ông đã

Trang 16

tuyển chọn dịch và giới thiệu “Sêkhốp tuyển tập truyện ngắn” Trong

bài giới thiệu tập truyện, Phan Hồng Giang khẳng định quan điểm của Sêkhốp về mối liên hệ chặt chẽ, sự ảnh hưởng qua lại giữa đời sống hiện thực với sáng tác văn học và nhận xét về kĩ thuật viết của nhà văn bậc thầy được thể hiện qua sự giản dị, trong sáng, ngắn gọn, hàm súc, nguyên tắc kể chuyện khách quan

Năm 2004, khi nhiều nơi trên thế giới kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn vĩ đại A.Sêkhốp, tại Việt Nam xuất hiện những bài nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và sáng tác của nhà văn như của

Nguyễn Hải Hà “Cái mới trong truyện ngắn của A.Sêkhốp”, “Cách

tân nghệ thuật của Anton Chekhov” của Đào Tuấn Ảnh, “Tchekhov, nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch” của Phạm Vĩnh Cư, “Sekhov và Nam Cao - nhìn từ hai nền văn học” của Phong Lê, “Antôn Sêkhôp- người thuật truyện điềm tĩnh tài hoa” của tác giả Nguyễn Trường

Lịch

Một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân văn chương tìm hiểu về

Sêkhốp như "Bước đầu tìm hiểu phong cách truyện ngắn A.Sêkhốp" của Nguyễn Thị Vân Anh K35 ĐH Tổng Hợp Hà Nội (1994), "Thiên

nhiên trong truyện ngắn A.P Sêkhốp" của Trần Thị Thu Hương K50

Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, Khoa Ngữ Văn (2004), "Không gian và

thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của A.P Sêkhốp" của Đỗ Lan

Anh K26 Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội II, Khoa Ngữ Văn (2004),

"Kiểu nhân vật chính trong truyện ngắn của A.P Sêkhốp" của

Nguyễn Thu Trang K28 ĐH Sư Phạm Hà Nội II, Khoa Ngữ Văn

(2006) Luận văn thạc sỹ "Hình tượng người thuật truyện trong

truyện ngắn của A.P Sêkhốp" của Trần Thị Hồng Trường ĐH Khoa

Học Xã Hội và Nhân Văn, Khoa Văn học (2006), "Thế giới nghệ

Trang 17

thuật truyện ngắn Sêkhốp" của Lê Thị Hoài Giang trường ĐH Vinh

(2007)

Như vậy, điểm qua các bài viết nghiên cứu về Sêkhốp ở Việt Nam dù còn khiêm tốn nhưng những gì mà giới nghiên cứu văn học dành cho ông là rất đáng quý Ông xứng đáng được coi là nhà cách tân vĩ đại ở hai thể loại truyện ngắn và kịch, là nhà văn nhân đạo sâu sắc

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn sẽ nghiên cứu tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp trên một số phương diện cơ bản nhất Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ khoa học sau:

- Khảo sát các kiểu nhân vật trong truyện ngắn

- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do không có điều kiện khảo sát toàn bộ tác phẩm Sêkhốp bằng tiếng Nga, luận văn chỉ có thể làm việc trên cơ sở những truyện ngắn

đã được dịch ra tiếng Việt Chủ yếu là qua “Tuyển tập truyện ngắn Sêkhốp” của Phan Hồng Giang, có tham khảo thêm "Tuyển tập truyện ngắn Sêkhốp" của Mai Trúc Luân

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp so sánh , đối chiếu, phân loại phân tích tác phẩm và một số phương pháp khác

Trang 18

riêng của nhà văn vĩ đại này cần một sự tiếp tục Trong điều kiện tư liệu khó khăn, với khả năng hạn chế của người mới tập làm khoa học, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến bàn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sêkhốp Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu hữu ích đối với việc dạy, học Sêkhốp ở Việt Nam, là gợi ý bổ ích đối với những người nghiên cứu Sêkhốp

Trang 19

NỘI DUNG Chương 1 TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP GIỮA DÒNG VĂN HỌC

HIỆN THỰC NGA 1.1 Văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX

1.1.1 Bối cảnh xã hội Nga

Cùng với sự kế thừa và phát huy những thành tựu xuất sắc của văn học Nga nửa đầu thế kỉ, nền văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX đã đạt tới đỉnh cao, góp phần cống hiến quan trọng vào kho tàng văn hoá nghệ thuật nhân loại Nội dung văn học giai đoạn này được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử lớn lao

Điều đáng chú ý là sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Crưm (1854- 1856) nước Nga càng lúc càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng không thể cứu vãn Những khó khăn do các cuộc khởi nghĩa của nông dân, do sự suy sụp về kinh tế, do những thất bại quân sự…

đã buộc Nga hoàng phải tiến hành cải cách từ trên xuống và chính quyền chuyên chế buộc lòng phải huỷ bỏ chế độ nông nô vào ngày 19.2.1861 giải phóng hàng chục triệu người

Tuy nhiên, thực chất đây là một cuộc cải cách không triệt để Chính giai cấp phong kiến thống trị đã cấu kết với giai cấp tư sản nhằm lẩn tránh các cuộc bạo động của quần chúng Sau cuộc cải cách, số phận của hàng chục triệu nông dân vẫn không hề được cải thiện Ðiều này đã dẫn đến sự bùng nổ của hàng chục ngàn cuộc bạo động của nông dân trên khắp nước Nga

Tuy có những hạn chế như vậy, nhưng việc bãi bỏ chế độ nông

nô vẫn là một bước ngoặt trong quá trình phát triển xã hội Nga Nó

đã tạo cơ sở tốt cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh

Trang 20

chóng, đồng thời đưa nước Nga từ một nước quân chủ phong kiến trở thành một nước quân chủ tư sản

Nước Nga sau cuộc cải cách nông nô bộc lộ hai đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tư bản Ðó là quyền lực đồng tiền và sự phân hóa nông dân Nông dân lúc này phân hóa thành hai bộ phận: Giai cấp tư sản có số lượng ít nhưng lại vững mạnh do địa vị kinh tế của nó và giai cấp vô sản nông thôn

Cùng với hai đặc điểm nổi bật, lúc này nền đại sản xuất công nghiệp cũng ra đời kéo theo sự xuất hiện và lớn dần của giai cấp vô sản công nghiệp Ðây là một hiện tượng tiến bộ Song giai cấp tư sản Nga không phải là giai cấp cách mạng như ở các nước phương Tây,

mà nó cấu kết với giai cấp địa chủ, quý tộc nhằm tiến hành bóc lột nông dân

Như vậy, nước Nga nửa sau thế kỷ XIX vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu ở châu Âu Nông dân vẫn chiếm đến 90% dân số, vẫn chìm trong đêm dài nô lệ, vẫn chịu sự bóc lột tàn nhẫn của bọn địa chủ - tư sản, quan lại - nhà thờ Nước Nga trong nửa đầu thế kỷ XIX

đã rơi vào khủng hoảng đến bây giờ càng rơi vào bế tắc, không còn lối thoát

Trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, nước Nga đã diễn ra mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp thống trị và quần chúng bị trị Mâu thuẫn này

đã tạo nên cơn khủng hoảng gay gắt trầm trọng chỉ cần cơ hội là bùng nổ dữ dội Lúc này, vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân trở thành vấn đề trung tâm của thời đại và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư tưởng xã hội và văn học nghệ thuật

Cuộc cải cách nông nô 19.2.1861 đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử nước Nga Thời đại đã sản sinh ra hai trào lưu tư tưởng

Trang 21

lớn: một bên là phái tự do chủ nghĩa nổi bật vào những năm

1860-1870, một bên là phái dân chủ cách mạng Hai phái này được xem là những người đại diện cho hai xu hướng lịch sử quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng của nông dân Nga

Phái tự do chủ nghĩa muốn giải phóng nước Nga ra khỏi tình trạng bế tắc, khủng hoảng nhưng họ không muốn hủy bỏ chế độ nông

nô mà chỉ nhượng bộ theo tinh thần của thời đại Thực chất đây là phái của những nhà tư tưởng thuộc giai cấp tư sản Họ không chấp nhận chế độ nông nô nhưng lại sợ cách mạng và phong trào của quần chúng lật đổ chế độ quân chủ Ðại biểu cho khuynh hướng này trong văn học là Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Gônsarôp

Phái dân chủ cách mạng phần lớn thuộc trí thức bình dân Họ chủ trương tiêu diệt chế độ nông nô Nga hoàng bằng vũ lực, đưa xã hội Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua công xã nông thôn Mặc

dù họ chỉ dừng lại ở chủ nghĩa xã hội không tưởng nhưng họ cũng đã góp phần thức tỉnh, giáo dục tư tưởng cách mạng cho nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ Ðại biểu cho khuynh hướng này trong văn học là: Bêlinxki, Secnưsepxki, Nhêcraxôp, Ðôbrôliubôp, Xantưcôp, Xêđrin

Song song với hai khuynh hướng trên, vào những năm 80 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền vào Nga bên cạnh sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Sang những năm 90, Lênin bắt đầu hướng đến việc thành lập một chính Ðảng kiểu mới Lúc này, trong văn học xuất hiện những con người lao động mới - những người vô sản Một thời đại mới sắp bắt đầu

Trang 22

1.1.2 Đặc điểm của văn học

Ðến nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực nước Nga bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ với những tên tuổi vĩ đại như: Secnưsepxki, Tuôcghênhep, Ðôxtôiepxki, Tônxtôi, Sêkhôp Lúc này nền văn học Nga gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng và mỗi năm lại phản ánh đầy đủ hơn những mâu thuẫn xã hội và tinh thần của thời đại Ðiều này được thể hiện ở tất cả các bình diện của văn học như: nhà văn, chủ đề, nội dung, quan điểm mĩ học, phương pháp, ngôn ngữ, thể loại

Ðến nửa sau thế kỷ XIX các nhà văn Nga mỗi lúc một gắn bó với nhân dân và phong trào cách mạng Người ta phân họ thành ba nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm những nhà phê bình lý luận Họ vừa là người dẫn đường cho văn học vừa là những nhà lãnh đạo phong trào cách mạng đương thời Nhóm này gồm những tên tuổi tiêu biểu như Bêlinxki, Secnưsepxki, Ðôbrôliubôp, Pixarep, Nhêcraxôp

Nhóm thứ hai bao gồm những người không trực tiếp hoạt động cách mạng nhưng họ lại giương cao ngọn cờ lí tưởng tự do bằng cách phát ngôn cổ vũ cho những tư tưởng tiên tiến qua các tác phẩm của mình Ðại diện cho nhóm này là: Xantưcôp, Xêđrin, Glep Uxpenxki, Kôrôlenkô

Nhóm thứ ba bao gồm những nhà văn như Lep Tônxtôi, Ðôxtôiepxki, Tuôcghênhep, Ôxtrôpxki, Nhêcraxôp, Sêkhôp Những nhà văn này không tìm được phương hướng giải quyết, không nhìn thấy tương lai nước Nga nhưng với lòng nhân đạo cao cả họ đã miêu

tả chân thật nỗi khổ triền miên của nhân dân, đặt ra những câu hỏi

Trang 23

cấp bách cho thời đại, nói lên những khát vọng mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động

Càng về cuối thế kỷ, văn học nghệ thuật càng trở thành một diễn đàn văn học mà những nhà văn phải là những người công dân đấu tranh cho sự nghiệp thiêng liêng Kể từ đây hàng loạt các nhà văn đã bị Nga Hoàng bắt giam, lưu đày, sát hại Secnưsepxki phải chịu 20 năm khổ sai; Ðôxtôiepxki, Sêkhôp, Kôrôlenkô bị lưu đày hàng chục năm ở Xibiri ; Ghecxen, Tuôcghênhep phải bỏ ra nước ngoài; G Uxpenxki bị điên loạn vì quá uất ức trước đau khổ của nhân dân

Tuy nhiên, nhìn chung các nhà văn trí thức tiến bộ trong thời

kỳ này còn quá xa rời nhân dân Họ chỉ dừng lại ở niềm say mê nhiệt thành mà chưa chịu thâm nhập vào phong trào cách mạng của quần chúng lao động

Bên cạnh sự phát triển của đội ngũ nhà văn, chủ đề của chủ nghĩa hiện thực Nga nửa sau thế kỷ XIX cũng thể hiện một bước phát triển của văn học hiện thực trong việc phản ánh hiện thực Lúc

này tên và nội dung của những tác phẩm như: Những người cùng

khổ, Ai có tội? Ai sống sung sướng trên đất Nga? Làm gì? không

những là những câu hỏi quyết liệt, gay gắt; những vấn đề nóng hổi của thời đại mà đất nước và nhân dân Nga đòi hỏi phải trả lời, mà nó còn là những chủ đề quán xuyến, xuyên suốt toàn bộ nền văn học hiện thực mà các nhà văn Nga luôn trung thành thể hiện trong các tác phẩm của mình

Trên bình diện quan điểm mĩ học, thời kì này các nhà cách mạng dân chủ mà nhất là Secnưsepxki đã kế thừa quan điểm mĩ học của Bêlinxki và đã xây dựng được một hệ thống mĩ học hoàn chỉnh

Trang 24

Bản luận văn nổi tiếng Những quan hệ thẩm mĩ giữa nghệ thuật và

hiện thực ra đời 1855 đã mở ra một bước ngoặc lịch sử trên quá trình

phát triển mĩ học Nga và nhân loại Kể từ bây giờ, các nhà văn phải nhận thức được rằng cái đẹp là cuộc sống, mỗi tác phẩm của mình phải là một cuốn sách giáo khoa về cuộc sống Các nhà văn không chỉ có nhiệm vụ giương cao ngọn cờ lí tưởng yêu nước, nhân đạo, dân chủ, tự do mà còn phải lên án mọi bất công và tất cả những gì chà đạp lên quyền sống của con người

Bên cạnh việc hoàn thiện quan điểm mĩ học, văn học thời kỳ này còn có những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập vào thế giới tâm hồn muôn hình muôn vẻ của nhân vật Ði sâu vào tâm lý, tâm hồn nhân vật không những là một thủ pháp, nguyên tắc nghệ thuật phổ biến, mà nó còn là một phương thức nghiên cứu bắt buộc nhằm tìm hiểu tính cách con người thời đại và các quan hệ xã hội phức tạp đương thời

Thành tựu quan trọng nhất khẳng định sự toàn thắng của chủ nghĩa hiện thực Nga thời kỳ này là việc khẳng định được vị trí của con người nhỏ bé trong xã hội, nhìn thấy được vẻ đẹp bên trong của lớp người đó cùng với việc bóc trần mọi thứ xấu xa của xã hội, đồng thời tố cáo mạnh mẽ thế lực của đồng tiền đã chà đạp lên luân thường đạo đức Lúc này, các nhà văn như Tônxtôi, Ðôxtôiepxki đã tái hiện những thân phận hèn mọn bị sỉ nhục, bị lăng mạ của đông đảo quần chúng lao động, đồng thời miêu tả họ với những vẻ đẹp, với hình tượng của nhân dân kỳ diệu, quần chúng lao động Song song với việc miêu tả con người nhỏ bé bằng tấm lòng nhân đạo cao

cả, các nhà văn còn tố cáo gay gắt xã hội, tố cáo chủ nghĩa tư bản Nga đang mưu sắp xếp lại xã hội, điều khiển xã hội bằng quyền lực

Trang 25

và sức mạnh của đồng tiền Những vấn đề này, nhất là vấn đề thế lực

và sức mạnh đồng tiền được các nhà văn Ðôxtôiepxki, Ôxtrôpxki hình tượng hóa vào các tác phẩm của mình một cách chân thật và sinh động

Văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX nổi bật lên với vấn đề xây dựng nhân vật tích cực Ðây là một thành tựu quan trọng của chủ nghĩa hiện thực Nga trong việc gắn liền văn học với phong trào cách mạng Nó thể hiện sự tiến bộ của văn học Lúc này, các nhà văn dân chủ cách mạng đã dũng cảm xây dựng những nhân vật tích cực sinh động hoàn chỉnh mà lịch sử văn học nhân loại hàng ngàn năm về trước chưa hề đạt tới Ðó là hình ảnh : những con người mới từ hiện thực cuộc sống đấu tranh đã bước vào văn học với tư thế hiên ngang dũng cảm như loài chim báo bão báo hiệu một cơn bão thời đại sắp diễn ra dữ dội Hình ảnh những con người mới này tập trung ở hai nhân vật tiêu biểu, đó là Rakhmêtôp và Badarôp

Trên bình diện thể loại, thời kỳ này do văn học phải phản ánh toàn diện những vấn đề cấp bách và phức tạp của thời đại cho nên văn học có sự thay đổi khá lớn về thể loại Thời kỳ này thơ ca vẫn phát triển đa dạng nhưng đặc biệt văn xuôi phát triển mạnh mẽ và đạt đến tính mẫu mực, hoàn chỉnh Nó trở thành thể loại chủ yếu trong việc thể hiện và đăng tải các nội dung xã hội trong nửa sau thế

kỷ XIX Có thể thấy, các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết anh hùng

ca, truyện vừa vào lúc này phát triển rất mạnh và giữ địa vị thống trị

so với các thể loại khác.Tiêu biểu cho thể loại này là các sáng tác của Ðôxtôiepxki, Tônxtôi

Song song với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết, kịch vào lúc này cũng phát triển mạnh mẽ Nhà viết kịch Ôxtrôpxki và Sêkhôp

Trang 26

đã sáng tác và dịch hàng trăm vở kịch với nhiều thể loại khác nhau Ðặc biệt là Ôxtrôpxki, ông đã viết và dịch gần 80 vở kịch gồm các thể loại khác nhau về hàng loạt đề tài mới, nội dung mới, nhân vật mới thuộc lớp bình dân Ông được xem là người cha của nền kịch Nga, sánh ngang với Sêcxpia của nước Anh Môlie của Pháp, Sile của Ðức và Gônđani của nước Ý

Thời kỳ này còn có sự phát triển rực rỡ của truyện ngắn và ký

sự Tập truyện ký, Bút ký Người đi săn của Tuôcghênhep đã mở ra

một chân trời rộng lớn cho thể loại này phát triển Truyện ngắn

Chiếc áo khoác của Gôgôn cũng là một sự khẳng định thể loại truyện

ngắn Ðến Sêkhôp, truyện ngắn đạt đến đỉnh cao của sự hoàn thiện

Cùng với sự phát triển của truyện - ký văn học, ký chính luận báo chí là một thể loại báo chí được phát triển mạnh mẽ với tên tuổi của Ghecxen Ðương thời và mãi về sau ông được coi là nhà văn hoạt động kì diệu ưu tú nhất của văn học Nga

Sự phát triển của ngôn ngữ văn học Nga cũng là một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này Nếu như ở giai đoạn trước Puskin là người

có công xây dựng và khẳng định được nền văn học và ngôn ngữ văn học dân tộc thì đến nửa sau thế kỷ XIX, công lao phát triển ngôn ngữ thuộc về đội ngũ đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ sĩ ngôn từ

đã cống hiến hết mình vì nền văn học dân tộc

Tóm lại, văn học Nga nửa sau thế kỷ XIX đã phát triển đến đỉnh cao nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán Công lao ấy ngoài những tên tuổi tiêu biểu như Secnưsepxki, Nhêcraxôp, Tuôcghênhep, Ðôxtôiepxki, Tônxtôi…còn phải kể đến sự góp sức của bậc thiên tài truyện ngắn Sêkhốp Họ đã kề vai sát cánh tạo nên một nền văn học tiên tiến và bất hủ cho nhân loại

Trang 27

1.2 Các giai đoạn sáng tác của Sêkhốp

1.2.1 Giai đoạn đầu những năm 80

Sêkhốp là một trong những "ông thánh truyện ngắn" vĩ đại trong lịch sử văn học thế giới, là một trong những người đặt nền móng cho sân khấu kịch tâm lý hiện đại Tác phẩm của Sêkhốp bắt đầu được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943 Sáng tác của ông ảnh hưởng đến những cây bút văn xuôi lớn của Vi ệt Na m nh ư Thạch

L a m , N a m C a o , N g u y ễ n T u â n , đ ế n n h à v i ế t k ị c h Nguyễn Đình Thi

Nhà văn- bác sĩ Anton Pavlovich Sêkhốp (1860 - 1904) sinh ra

và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở Taganrog, một thành phố nằm ở tây nam nước Nga Ông của nhà văn vốn là một người nông nô năng động, tự chuộc lấy mình và quyết tâm gây dựng tương lai thành đạt cho con cháu Môi trường tiểu thị dân với nếp sống đời thường nhàm tẻ mà Sêkhốp trải nghiệm trong thời thơ ấu, tâm lý nô

lệ mà ông muốn "vắt đi từng giọt" in đậm dấu ấn vào sáng tác c ủ a

n h à v ă n s a u n à y Sêkhốp t ừ n g k h u y ê n m ộ t b ạ n v ă n : " A n h h ã y

v i ế t truyện ngắn về một chàng trai trẻ, con một người bán hàng tạp hóa nguồn gốc nông nô, từng hát trong ban nhạc nhà thờ, từng là học sinh trung học, sinh viên, được giáo dục theo tinh thần phục tùng công chức, từng hôn tay cha đạo, phụng thờ tư tưởng không phải của mình, cúc cung tận tụy vì miếng b á n h , c h â n t r ầ n đ i h ọ c , đ á n h

n h a u , h à n h h ạ s ú c v ậ t , ă n n h ờ ở đ ậ u n h ữ n g n g ư ờ i t h â n g i à u

c ó , đ ạ o đ ứ c g i ả v ớ i c ả C h ú a l ẫ n c o n n g ư ờ i c h ỉ v ì ý t h ứ c mình hèn kém, - Anh hãy viết, chàng trai đó vắt từng giọt nô lệ ra khỏi mình n h ư t h ế n à o đ ể t ỉ n h d ậ y v à o m ộ t b u ổ i s á n g đ ẹ p t r ờ i c ả m

t h ấ y c h ả y t r o n g h u y ế t q u ả n c ủ a m ì n h k h ô n g p h ả i l à d ò n g m á u

Trang 28

n ô l ệ n ữ a m à l à d ò n g m á u chân chính của con người" Sáng tác của Sêkhốp phần nào chính là một câu chuyện như vậy Năm 1879, Sêkhốp vào học tại khoa Y, trường Đại học tổng hợp Maxcơva Ông bắt đầu hành nghề bác sĩ từ năm 1884 Nghề bác sĩ không chỉ đem lại cho ông vốn sống phong phú khi tiếp xúc với bệnh nhân đủ mọi loại người, mà còn hình thành quan điểm của ông về mối quan hệ biện chứng của thể xác với tinh thần con người, hình thành tính kiên nhẫn, nhu hòa, khả năng kiềm chế, chừng mực, phương pháp phân tích, chẩn bệnh một cách khoa học trong cách tiếp cận với con người Phần lớn những quan điểm và phẩm chất đó được thể hiện cả trong sáng tác văn chương của ông Trong các truyện ngắn, truyện vừa và kịch của mình, Sêkhốp chẩn bệnh cho những con người bình thường và cả nước Nga cuối thế kỷ XIX, "thời buổi đau ốm", như ông từng xác định

Sêkhốp bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ khoảng năm 1880 Trong giai đoạn 1880 - 1886, dưới những bút danh không nghiêm túc “Người không lá lách”, “Anh của anh tôi”, “Antonsha Chekhonte”, phần nhiều ông viết cho những tờ báo “lá cải”, những tờ tạp chí gây cười, rẻ tiền như “Con chuồn chuồn”,“Đồng

hồ báo thức”, “Giải trí” Những truyện ngắn của Sêkhốp ở giai đoạn đầu phần nhiều chỉ mang tính chất truyện vui, được sáng tác rất nhanh ( “ k h ô n g q u á m ộ t n g à y đ ê m ” , n h ư t á c g i ả t h ừ a

n h ậ n ) , v à n h i ề u t r u y ệ n đ ã nhanh chóng rơi vào quên lãng Tuy nhiên chất hài hước vô tư lự dần dần chuyển hóa thành tính trào lộng sâu sắc bắt đầu thể hiện phong cách truyện ngắn rất riêng của Sêkhốp đã nâng một số truyện ngắn của ông trong giai đoạn này lên tầm cao của những hình tượng có ý nghĩa khái quát rộng

Trang 29

lớn Khung cảnh nền, ngoại hình nhân vật trong những truyện này thường được miêu tả ngắn gọn, cô đọng Tất cả tập trung vào những hoạt cảnh tình huống hay tính cách ngắn, mang tính chất tiếu lâm với thắt nút và mở nút bất ngờ làm bật lên tiếng cười trào phúng sâu sắc.Tâm lý nô lệ của người công chức "nhỏ bé" bị

Sêkhốp chế giễu sâu cay trong Cái chết của một viên chức (1883),

Anh béo và anh gầy (1883), Sêkhốp tinh tế ghi nhận nét tâm lý

tiểu thị dân này đặc biệt phát triển trong mối quan hệ với thói

hống hách, quyền thế, thói hai mặt (Mặt nạ (1884); Lão quản

Prishibeiev (1885); Con kỳ nhông(1884) Cuộc sống tiểu thị dân

là cuộc sống mà trong đó tình yêu có thể được xây dựng trên nỗi

lo sợ, hằn thù Thằng ôn vật (1883) Những nghịch lý gây cười với

những hình t ư ợ n g m é o m ó v ề n h â n c á c h đ ư ợ c Sêkhốp p h ó n g đại lên để c ười giễu những toan tính quẩn quanh của xã hội công chức, của nếp sống thị dân tầm thường đến đáng sợ

1.2.2 Giai đoạn cuối những năm 80

Tháng 3 năm 1886, Sêkhốp nhận được một bức thư của nhà văn lão thành D.Grigorovich đánh giá cao tài năng của ông, nhưng khuyên ông "hãy biết quý trọng tài năng" của mình, "bỏ lối làm việc vội vàng chóng vánh" và có m ộ t t h á i đ ộ n g h i ê m t ú c h ơ n v ớ i

v ă n c h ư ơ n g B ứ c t h ư n à y t ạ o n ê n m ộ t chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt về ý thức của Sêkhốp đối với việc sáng tác những tác phẩm văn học một cách nghiêm túc Sêkhốp cho ra đời tuyển tập

Những truyện ngắn sặc sỡ và bắt đầu cộng tác với những tờ báo, tạp

chí có uy tín ở Peterburg như “Thời mới”, “Người đưa tin phương bắc”

Trang 30

Từ năm 1887, ông thực sự bước vào "văn học lớn" và chiếm lĩnh đỉnh cao của nó Truyện ngắn và truyện vừa của Sêkhốp trong giai đoạn này không chỉ tiếp tục đưa ra những điển hình của cuộc

sống phù phiếm, nhỏ hẹp, tù túng tha hóa con người (Người đàn bà

phù phiếm, Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Về tình yêu, Ionưch, Phòng số 6, Trong khe núi), mà còn thể hiện những nỗi buồn

nhân thế, những trăn trở, những sự bừng tỉnh của ý thức con người muốn vùng thoát khỏi bi kịch đời thường Bi kịch giao cảm giữa con người với con người, ý thức về cuộc sống hoài phí có thể đến khi

mất mát người thân, khi tuổi già và bệnh tật cận kề (Nỗi thống khổ,

Nỗi buồn, Câu chuyện buồn tẻ, Cây vĩ cầm cho Rodschild), ý thức ấy

cũng có thể được cóp nhặt từ nỗi bực dọc mơ hồ về những điều vặt

vãnh trong cuộc sống đời thường (Thầy giáo dạy văn) Sự trăn trở và

bừng tỉnh ấy có thể đến cùng với khát vọng tình yêu, khát vọng sáng

tạo ( Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Tu sĩ vận đồ đen, Người đàn bà có

con chó nhỏ) Dù sao niềm tin vào khả năng giao cảm của con người,

vào Sự thật và Cái đẹp không mất đi (Sinh viên), Sêkhốp vẫn hướng

con người đến những khoảng không b a o l a c ủ a ư ớ c v ọ n g h ạ n h

p h ú c ( H ạ n h p h ú c , T h ả o n g u y ê n ) , đ ế n v ớ i quyết tâm đoạn tuyệt với cuộc sống cũ vì niềm hy vọng vào cuộc sống mới (Vợ chưa

cưới) Sáng tác của Sêkhốp trong giai đoạn này do vậy luôn có sự

kết hợp tính tự sự với tính trữ tình, làm thành "giọng điệu trữ tình - mỉa mai nước đôi" trong các truyện ngắn và truyện vừa của ông Có điều giọng điệu ấy ẩn dưới mạch ngầ m v ăn b ản Sêkhốp là mộ t

b ậ c t h ầ y c ủ a n g h ệ t h u ậ t x â y d ự n g m ạ c h ngầm văn bản, tạo tiền

đề để Hemingway sau này khái quát lên thành "nguyên lý tảng băng trôi"

Trang 31

Với 24 năm lao động nghệ thuật cần mẫn, Sêkhốp đã để lại một

di sản văn học phong phú, độc đáo, lột tả sâu sắc, chân thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân Nga với bút pháp chủ nghĩa hiện thực phê phán, làm cho mọi người thấy được tất cả sự khủng khiếp của cuộc sống cũ nhỏ nhen, trì trệ và thức dậy trong lòng người đọc khát vọng về một sự thay đổi lớn lao cần phải có

Có thể nói Sêkhốp là bậc thầy của thể loại truyện ngắn, một thể loại tưởng chừng như đơn giản nhưng đã làm nản lòng không ít nhà văn Hiếm nhà văn nào có khối lượng truyện ngắn đồ sộ và đặc sắc như Sêkhốp với gần 500 truyện ngắn Chính ông là người đã nâng thể loại truyện ngắn tới mức hoàn thiện, mở lối khơi đường với cách viết độc đáo, sáng tạo Toàn bộ truyện ngắn của Sêkhốp là bức tranh liên hoàn gồm nhiều mảng nhỏ hợp lại, dựng lên chân dung xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX

1.3 Ảnh hưởng của truyện ngắn Sêkhốp với dòng văn học hiện thực Nga

Truyện của Sêkhốp nhìn chung thường đơn giản về phương diện kết cấu, ngắn gọn, trau chuốt về phương diện ngôn ngữ Người đọc nhận ra trên những trang viết của ông giọng khách quan lạnh lùng xen lẫn đồng cảm, sẻ chia, giọng trữ tình đầy chất thơ xen lẫn chất hài hước Bàng bạc khắp truyện là một tâm sự âm thầm, một ước mong khắc khoải, một khát vọng lay chuyển cuộc sống Thái độ tình cảm của Sêkhốp bộc lộ một cách kín đáo, nhiều khi không thể hiện bằng âm thanh, từ ngữ mà chỉ “cảm” thấy qua toàn bộ những gì làm nên tác phẩm M.Gorki đã nhận xét rằng: Đọc Sêkhốp, chúng ta thấy “phảng phất đâu đây nụ cười buồn buồn của một tâm hồn biết yêu thương”, “tiếng thở dài khẽ mà sâu của một trái tim trong sạch”

Trang 32

Sêkhốp là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới trong nền văn học Nga và trong nền văn học của thế giới Với cái nhìn trầm tĩnh, trung thực vào thế giới bên trong của con người, Sêkhốp thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của nhân vật một cách gián tiếp, qua ẩn dụ Những kết cấu trong truyện của ông thường giản dị Sêkhốp viết truyện ngắn đúng là truyện ngắn Nhiều câu nói của ông

đã thành châm ngôn: “Nghệ thuật viết là nghệ thuật rút gọn” “Biết nói ngắn về những chuyện dài”, “Thà nói thiếu còn hơn nói thừa” Trên bề mặt văn bản, Sêkhốp luôn kiệm ngôn, biết kiềm chế, ưa gợi hơn tả, để nhân vật tự bộc lộ hơn là đi sâu phân tích Trong thư gửi cho một người bạn, ông tuyên bố: "Khi viết, tôi hoàn toàn trông đợi

ở độc giả, tôi cho rằng những thành tố chủ quan còn thiếu trong truyện độc giả sẽ tự thêm vào" Ông biết cách kín đáo sắp đặt các

"tín hiệu" của mạch ngầm gợi liên tưởng kết nối, đối sánh, kích thích người đọc tích cực vận dụng cả vốn sống của mình vừa hòa nhập vào tâm trạng của nhân vật, vừa có khả năng lùi xa ra để suy ngẫm về nhân vật, lấp đầy "khoảng trống của những điều chưa nói" trong tác phẩm Những tác phẩm của Sêkhốp biểu hiện sâu kín dưới bề mặt cuộc đời thường của những con người bình thường Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Sêkhốp có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ XIX nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có thể nói Sêkhốp là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga Ngôn ngữ của truyện ngắn Sêkhốp rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này Ông là nhà văn đã để lại

Trang 33

ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hóa Nga cũng như trong văn học thế giới

Antôn Sêkhốp là một nghệ sĩ lớn, giữa ranh giới hai thế kỷ, đã góp phần mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của văn học Nga Sáng tác của Sêkhốp đã vươn tới những giá trị nhân đạo cao cả và trở thành di sản quý báu trong nền văn hóa nhân loại Các tác phẩm của ông gợi lên dòng phản kháng đầy căm hờn đối với xã hội Nga đương thời, thức tỉnh tư tưởng xã hội, nêu lên khát vọng của một bộ phận tiên tiến trong xã hội Nga trước cách mạng, niềm dự cảm say sưa về trận bão táp tương lai sẽ quét sạch cuộc sống cũ, mở đường cho cuộc sống mới đi lên Cảm hứng lạc quan cách mạng trong tác phẩm Sêkhốp đã chuẩn bị cho bước chuyển hướng mạnh mẽ qua nền văn học vô sản tràn ngập sức sống mãnh liệt

Có thể nói cùng với sự biến động lớn lao của xã hội Nga cuối thế kỉ XIX và sự phát triển của văn học thời kì này, Sêkhốp chứng kiến và là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ấy, điều đó được thể hiện trong các giai đoạn sáng tác của ông Ông đã để lại một di sản văn học quý báu cùng với những ảnh hưởng to lớn về mặt nghệ thuật cho văn học Nga cũng như văn học thế giới về thể loại truyện ngắn

Trang 34

Chương 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP 2.1 Khái niệm nhân vật truyện

Trong tác phẩm văn học, nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các biến cố sự kiện

và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình Việc xây dựng nhân vật vì vậy mà trở thành một công việc quan trọng đòi hỏi

sự sáng tạo độc đáo của tác giả, có như vậy thì hình tượng nhân vật mới lôi cuốn hấp dẫn được bạn đọc Do vậy muốn tìm hiểu giá trị của tác phẩm, chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm Vậy nhân vật là gì?

Chúng tôi thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật văn học

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [32, tr 202] GS

Hà Minh Đức cho rằng: “Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên khắc họa sâu đậm hoặc thoảng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những nhân vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người" [8, tr 126] Tác giả còn xem nhân vật như là một “phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng” [8, tr 126]

Nhìn chung, nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học để thể hiện đề tài, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn

Tiêu chí phân loại nhân vật:

Trang 35

Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì:

- Dựa vào tầm quan trọng của việc xây dựng nhân vật đối với nội dung cụ thể, đối với cốt truyện của tác phẩm người ta phân thành nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

- Dựa vào đặc điểm của tính cách nhân vật, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật được chia làm 3 loại: chính diện, phản diện, và trung gian

- Dựa vào cấu trúc hình tượng của nhân vật được chia nhân vật thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật lý tưởng [32, tr 203- 204]

Chúng tôi dựa vào những tiêu chí trên để làm căn cứ tìm hiểu

và phân loại kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhốp

2.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhốp

2.2.1 Kiểu nhân vật “con người nhỏ bé”

Sêkhốp cũng như Tônxtôi, Đôxtôiepxki và nhiều nhà văn nổi tiếng khác của Nga vào cuối thế kỉ XIX đã sống, sáng tác trong bầu không khí ngột ngạt, kìm kẹp do Nga hoàng tạo ra Chính sách độc

ác của Nga hoàng là dựa vào ý thức xã hội cái gì mờ mịt, hỗn lộn, bóp chết tất cả cái gì sống, chà đạp lên những giá trị tinh thần, đàn

áp tự do tư tưởng Nicôlai III đã biến nước Nga những năm cuối thế

kỉ XIX thành một biển bùn lầy và nước mắt, đâu đâu cũng có bắt bớ,

tù đày, tra tấn Và người dân “như bị lắc trong một cái hũ nút khổng

lồ, cái đáng quý thì bị hủy đi, cái đáng thù thì đem ra thờ, cái đáng thương yêu thì đem ra đày đọa, cái đáng phải khinh ghét mà diệt đi thì lại đem ra kiêng sợ” (Nguyễn Tuân) Sêkhốp nhìn thấy tất cả điều

Trang 36

ấy Ông cảm thấy cái không bình thường giữa những điều mà người khác coi là bình thường

Đi vào tìm hiểu những tác phẩm của Sêkhốp chúng ta nhận thấy, thế giới nhân vật của ông rất đông đúc ồn ào, có tới tám ngàn nhân vật Đó là một cảnh tượng huyên náo, thật là đáng kinh ngạc, hàng nghìn con người, mỗi người một vẻ, lớn bé, già trẻ, nam nữ, chải chuốt và bê tha, nghèo hèn và giàu có, đẹp xinh và dị dạng, cao sang và bần tiện, ngu độn và uyên thâm, lạnh lùng và sôi nổi Nhưng là nhà văn có trái tim nhân đạo cao cả, Sêkhốp chỉ ra sự thật về đời sống con người không phải dưới cái nhìn khinh miệt mà đầy nhân hậu, bao dung

Tiếp nối chủ đề con người nhỏ bé trong sáng tác của Puskin

với tác phẩm "Ông chủ hiệu đám ma", "Người trưởng trạm" Tiếp đến là tác phẩm của Gôgôn mà tiêu biểu là "Chiếc áo khoác" và sáng

tác của Đôxtôiepxki, nhân vật nhỏ bé trong truyện ngắn Sêkhốp không chỉ nhỏ bé về thân phận mà tầm vóc nhân cách cũng nhỏ bé, thấp kém, hèn mọn Chính vì vậy với tư cách là một nhà văn- bác sĩ, Sêkhốp đã chỉ ra những chứng bệnh phổ biến trong xã hội khi ấy, chứng bệnh sợ tất cả mọi thứ trên đời

Có thể nói những kiệt tác bất hủ của Sêkhốp lại chính là những tác phẩm phê phán thói tật của những viên chức nô lệ trước quyền

uy, sợ hãi cấp trên Dưới ngòi bút của Sêkhốp, những viên chức có thân phận nhỏ bé cũng là những kẻ có đầu óc nô lệ Thói nô lệ đã thành nếp sống nơi nhà máy, công sở, ngoài đường Thói nô lệ đã ngấm sâu vào đầu óc con người, trở thành những phản ứng bình thường trong xã hội Sêkhốp căm phẫn và khinh bỉ những thói xấu

Trang 37

ấy, ông muốn lật tẩy nó, xóa đi những khuôn mặt người gớm ghiếc,

kì dị Nhà văn nhận ra đó là chứng bệnh của thời đại

Người đọc hẳn không thể quên cái chết bất ngờ mà không phi lí

của Tsêrviakôp trong Cái chết của một viên chức Tác phẩm kể về

một việc rất nhỏ nhặt bình thường của con người đó là việc hắt xì hơi Điều đó chẳng có gì là quan trọng, chỉ là biểu hiện trạng thái hết sức tự nhiên của con người “không ở đâu có lệnh cấm người này người nọ hắt hơi cả Người nhà quê hắt hơi, cảnh sát trưởng hắt hơi” [9, tr 5] Bản thân Tsêrviakôp khi hắt hơi cũng cảm thấy đó là sự ngẫu nhiên thường tình và không cảm thấy ngại ngùng chút nào Mọi chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu Tsêrviakôp vô tình phun rãi rớt lên sau gáy một người bình thường Đằng này lại là Brigialốp đương nhiệm tại tổng cục đường sắt Ngay lập tức y cảm thấy bối rối Tâm

lí của kẻ thấp kém luôn lo sợ cấp trên đã thúc giục Tsêrviakôp xin lỗi Dường như không nhận được sự đồng cảm của vị tướng từ lời xin lỗi, về nhà Tsêrviakôp ăn không ngon, ngủ không yên, y liên tiếp tìm đến vị tướng xin lỗi đi xin lỗi lại Phát cáu vì bị quấy rầy và chuyển thành tức giận, vị tướng quát to: “Xéo ngay” Hai từ “xéo ngay” đã ngay lập tức có tác dụng với Tsêrviakôp: “Trong bụng Tsêrviakôp như có cái gì vừa bị đứt ra, không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, y đi giật lùi ra cửa, bước ra ngoài phố và lê bước quay

về … Đi về nhà như cái xác không hồn, y mặc nguyên bộ lễ phục, nằm xuống đi văng và… tắt thở”.[9, tr 9] Cái chết của Tsêrviakôp

là kết quả của một cơn sốc tinh thần, nỗi sợ cấp trên Hiện tượng sợ hãi cấp trên không phải là đặc biệt mà nó đã trở thành phổ biến, thành căn bệnh của thời đại Tác phẩm là tiếng cười chua chát của

Trang 38

Sêkhốp trước nhân cách hèn hạ của con người không còn ý thức được nhân phẩm của mình

Với Sêkhốp điều ông quan tâm trước tiên ở con người là nhân phẩm Nhưng nếu chỉ ý thức được nhân phẩm thôi cũng chưa đủ, con người cũng phải biết tôn trọng nhân phẩm của mình Đó mới là thông điệp của nhà văn gửi tới bạn đọc Sêkhốp viết hàng loạt truyện ngắn

về những con người không ý thức được nhân phẩm của mình, không

biết tôn trọng nhân phẩm của mình: Anh béo anh gầy, Con kỳ nhông,

Mặt nạ Nhà văn đã góp tiếng nói tố cáo phê phán kiểu con người

nhỏ bé trước quyền lực

Cuộc gặp gỡ giữa anh béo và anh gầy diễn ra trên sân ga cũng

là một cảnh tượng của những con người nhỏ bé có thói quen qụy lụy, nịnh nọt cấp trên Anh béo và anh gầy vốn là người bạn học phổ thông thân thiết, cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên của họ đánh thức những tình cảm vô tư trong sáng thời đi học “Hai bạn ôm nhau đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau Cả hai đều ngạc nhiên một cách thú vị”.[9, tr 10] Câu chuyện của họ diễn ra chân tình cởi mở, nhưng khi anh gầy biết bạn mình đã là viên chức bậc ba rồi thì bỗng dưng “tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười, mặt mày nhăn nhúm, dường như mắt anh ta sáng hẳn lên Toàn thân anh ta rúm dó, so vai rụt cổ khúm núm”.[9, tr 12] Hàng loạt cử chỉ, điệu bộ thể hiện sự sợ hãi, xun xoe của anh gầy trước anh béo Giữa họ giờ đây không còn là quan hệ bạn bè thân mật suồng sã nữa mà là quan hệ giữa ông quan to và ông quan

bé Chỉ trong khoảnh khắc, cách xưng hô “cậu cậu, tớ tớ” được thay bằng thái độ trịnh trọng, khúm núm: “dạ bẩm quan lớn”

Trang 39

Có thể nói, chính hoàn cảnh xã hội đầy nhiễu nhương đã đặt ra những rào cản trong quan hệ giữa con người Những thói xấu, những tội lỗi của đám người kia đều do cái chế độ chính trị bạo tàn gây ra

Câu chuyện Anh béo anh gầy không chỉ nực cười mà chúng ta còn

thấy được thân phận và nhân cách nhó bé của anh viên chức quèn trong xã hội

Ở truyện Vở kịch vui nhân vật chính Ôxip Fêđôrưts cũng thuộc

nhân vật sợ uy quyền chức tước Ôxip Fêđôrưts Klôtskốp sau bữa tiệc muốn đọc cho bạn bè nghe một vở kịch vui Vở kịch vô thưởng

vô phạt nói về cái vui của một ông nhạc tương lai khi có cậu con rể làm quan to Ông nhạc tương lai Iaxnôxerxep nghĩ: “ Được làm bố

vợ của một viên tướng kể cũng thú thật! Ngài đeo lắm sao lắm nhé… Quân phục có nẹp đỏ nhé… Thế mà mình ngồi cạnh ngài- được đấy chứ!”[12] Cách nghĩ của Iaxnôxerxep cho người đọc cảm giác người tạo ra Iaxnôxerxep- Klôtskốp là người có tâm lí sợ uy quyền chức tước, Klôtskốp để cho ông Iaxnôxerxep vui mừng không phải vì con gái Liza có người đàng hoàng tử tế để ý mà ông hãnh diện vì “ được làm bố vợ của một vị tướng kể cũng thú thật” [12] Ông mắng vợ té tát là “ đồ trời đánh thánh vật, đồ ngu xuẩn” [12] chỉ vì vợ vô ý làm ngỗng cháy mà phòng có mùi như vậy làm sao có thể tiếp khách được Iaxnôxerxep cũng chỉ là bản sao của Klôtskốp Và đây cái bản chất khiếp sợ uy quyền, chức tước của Klôtskốp được đánh thức khi nghe bạn bè bình phẩm, góp ý cho vở kịch Theo các bạn của y vở kịch có đụng chạm đến thủ trưởng cơ quan Klôtskốp mà ngài lại giúp

y rất nhiều Đáp lại những lời khuyên của bạn bè Klôtskốp bắt đầu thay đổi tâm lí lúc đầu là lo lắng, rồi đi đến phủ định và cuối cùng là

“ mặt tái nhợt, vội vàng giấu quyển vở đi” [12]

Trang 40

Mỗi trang, mỗi dòng truyện ngắn Vở kịch vui là những diễn

biến tâm lý đớn hèn, sợ hãi cấp trên của Klôtskốp Klôtskốp chủ

định viết một Vở kịch vui vậy mà lại hóa “Vở kịch buồn”

Trong lịch sử văn học Nga, khó có người nào dành toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình để khám phá, mổ xẻ những căn bệnh xã hội trong từng tế bào, từng phần tử nhỏ bé như Sêkhốp Cuộc sống ngột ngạt bao trùm khắp nước Nga tạo ra tâm lý nô lệ, làm cho tâm hồn con người ngày càng què quặt Và cũng chính từ đây đẻ ra những quái thai của chế độ Nga hoàng, những tên lính đứng gác nhà tù khổng lồ trong đó nhốt cả chúng như tên cảnh sát viên Ôtsumelôp

trong Con kỳ nhông Truyện Con kỳ nhông kể về viên cảnh sát

Ôtsumelôp có biệt tài thay đổi ý kiến nhanh như chớp, trở mặt như trở bàn tay Có lần đi ngang qua chợ, y bắt gặp đám đông đang xúm lại quanh người thợ kim hoàn bị chó cắn vào tay chảy máu ròng ròng Bên cạnh anh ta là con chó nhỏ, lông xơ xác run rẩy đang sợ bị phạt Ban đầu viên cảnh sát ra oai sẽ trừng phạt kẻ vô lại đã thả rông chó ra ngoài đường Nhưng lúc nghe nói đó là con chó của vị tướng thì viên cảnh sát lớn tiếng xỉ vả người thợ kim hoàn to đầu mà dại, trêu chó để chó cắn Lúc nghe nói “ chó của ngài thiếu tướng là loại chó quý, chó nòi chứ đâu như con này: lông xù, trông mã chả ra làm sao nhìn vào chỉ tổ bẩn mắt thôi” [9, tr 17] Ôtsumelôp lại dọa đập chết con chó Rồi khi biết con chó là của em ngài thiếu tướng, viên cảnh sát không cho con chó là dại nữa mà cho nó là loại chó quí

“Nó khôn ranh gớm…con chó kháu khỉnh quá”.[9, tr 19] Viên cảnh sát thay đổi ý kiến của mình chỉ cốt nhằm mục đích vừa lòng các đấng bề trên Y hệt con kỳ nhông đổi màu theo ngoại cảnh, hệt như chiếc chong chóng xoay dọc xoay ngang theo chiều gió

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w