Kiểu nhân vật con người thiếu lí tưởng bế tắc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 55 - 59)

6. Dự kiến đóng góp mới

2.2.3. Kiểu nhân vật con người thiếu lí tưởng bế tắc

Hiện thực xã hội Nga những năm Sêkhốp sống tồn tại đầy bất

công, ngang trái. Chính trong cuộc sống ấy đã làm cho nhiều người

không còn ý thức được về giá trị của cuộc sống, họ rơi vào trạng thái

sống không có lí tưởng, bế tắc.

Ivan Alêchxâyêvits Ơgơnép trong Vêrơska là một ví dụ. Ơgơnép là một nhân viên thống kê, quanh năm suốt tháng anh phải

làm công việc buồn tẻ ấy, rồi phải sống giữa bốn bức tường xám xịt ở Pêterburg. Công việc, miếng cơm manh áo phải vật lộn mới có được làm người con trai hai mươi chín tuổi cả đời chưa từng một lần yêu đương, vì thế những chuyện tình tự, những cái hôn... chỉ được

biết qua lời kể, thật là không bình thường. Ơgơnép được Vêrơska cô

đem lòng yêu mến. Cô thành tâm bày tỏ tình cảm “Vêrơska nói rằng

ngay từ ngày đầu quen nhau, anh đã làm cô kinh ngạc vì vẻ độc đáo,

sự thông minh, vì đôi mắt phúc hậu, linh lợi vì những nhiệm vụ mục tiêu trong đời, rằng cô yêu anh say đắm, hết lòng, yêu đến mất trí,

rằng có lần vào dạo hè, khi đi từ ngoài vào trong nhà, nhìn thấy

chiếc áo choàng rộng của anh treo nơi mắc áo nhà ngoài hay nghe

thấy giọng nói của anh tim cô thắt lại một niềm linh cảm hạnh phúc;

ngay cả những câu nói đùa vô thưởng vô phạt của anh cũng làm cô cười phá lên, cô đọc thấy mỗi chữ số trong cuốn sổ của anh là một

cái gì đó hợp lí, phi thường, một cái gì to tát, đối với cô, cái gậy

nhiều màu anh cầm còn đẹp hơn mọi thứ trên đời này”.[9, tr. 91].

Ơgơnép hiểu được tình yêu chân thành, mãnh liệt chứa trong Vêrơska nhỏ bé, đáng yêu nhưng không làm sao anh đền đáp được

tình yêu ấy. “Ôi đúng là không thể cưỡng bức yêu được!- anh tự

thuyết phục mình đồng thời nghĩ: Đến bao giờ thì tôi yêu một cách

tự nguyện? Bây giờ tôi đã gần ba mươi tuổi rồi! Chưa bao giờ tôi

gặp được một người phụ nữ tốt như Vêrơska và sẽ không bao giờ

nữa…Ô sự già nua chó má! Sự già nua và tuổi ba mươi!”.[9, tr. 94].

Điều gì đã khiến người con trai tuổi đời chưa đến ba mươi đã tự cho

mình là già? Câu hỏi ấy được Ôgơnép trả lời một cách chua xót:

“…Rõ ràng sự lạnh lùng ấy không phải tồn tại bên ngoài anh, mà ở

chính trong tâm can anh. Anh thành thật thú nhận trước lương tâm

mình rằng, đó không phải là sự lạnh lùng của ý chí- điều mà những người thông minh vẫn thường tự phụ, không phải là sự lạnh lùng của

một tên ngu xuẩn vị kỷ, mà đó chỉ là sự bất lực của tâm hồn không

còn khả năng tiếp nhận sâu xa cái đẹp, sự già nua trước tuổi, kết quả

miếng ăn, của một cuộc đời ở thuê, không người thân thuộc”.[9, tr. 96]. Hóa ra chính cái xã hội Nga hoàng thối nát đã vắt cạn sức lực,

tuổi xuân của con người. Mới ba mươi tuổi mà tâm hồn của anh như đã hóa đá. Anh ý thức được đâu là tình yêu nhưng để đáp lại lời gọi

của nó thì anh không sao làm được. Rồi đây anh sẽ sống ra sao, khi không còn Vêrơska, anh lại về sống với cuộc sống hàng ngày với

bốn bức tường chật hẹp, làm đi làm lại cái công việc thống kê từ năm này sang năm khác. Điều quan trọng và đau xót nhất mà chính

bản thân anh và độc giả nhận ra là anh sẽ chết dần, chết mòn, chết cô độc trong một tương lai xám xịt còn hiện tại chẳng có gì để nói hơn.

Truyện ngắn Vé trúng số kể về nhân vật Ivan Đơmitơrits, “một người thuộc hạng trung lưu, gia đình hàng năm tiêu khoảng một ngàn hai trăm rúp, thường rất thỏa mãn với số phận của mình” [9, tr.98]. Cuộc sống của Ivan cứ bình lặng trôi đi như vậy nếu không có một

chuyện: ông trúng Xêri vé số. Không kịp xem số vé bao nhiêu, Ivan mơ màng nghĩ đến 75.000 rúp tiền thưởng. Số tiền ấy đủ nuôi gia đình ông trong 60 năm, đủ để cho ông tận hưởng mọi nhu cầu về vật

chất và tinh thần. Niềm vui không được bao lâu khi Ivan biết vé số

của ông chỉ trúng phần Xêri, đang từ trên thiên đường sung sướng trong tưởng tượng bỗng rơi xuống thực tại thường nhật khiến ông

tỉnh ra. Tất cả những gì trước đây là hạnh phúc khiến Ivan luôn luôn

thỏa mãn nay không còn nữa, ông ta trở thành kẻ thiếu thốn và bất

hạnh. Ivan và vợ đều cảm thấy rằng những căn buồng của mình “tối tăm, chật hẹp, thấp bé, bữa tối vừa ăn chẳng làm họ no" [ 9, tr.106]. Tâm trạng nặng nề khiến họ thấy “những buổi tối này sao mà dài lê thê và buồn tẻ đến thế…”[9, tr. 106]. Như một người uống rượu để quên đi sự đời, càng uống càng tỉnh, Ivan càng say sưa trong tưởng

tượng bao nhiêu thì thực tại càng làm cho ông đau xót bấy nhiêu, kết

thúc tác phẩm là một đoạn độc thoại thể hiện nỗi chán chường đến

tuyệt vọng của Ivan:

“…Có quỷ mà biết được, đặt chân vào đâu cũng thấy giấy lộn, rác rưởi đầy ra! Các phòng có dễ cũng không bao giờ quét! Đến phải

bỏ cái nhà này mà đi thôi, quỷ tha ma bắt tôi cho rồi! Bỏ nhà mà đi

rồi treo cổ lên cành dương nào cho xong!” [9, tr. 106].

Câu chuyện đâu chỉ là tiếng cười khi con người ta mơ mộng

những thứ viển vông mà ở đây Sêkhốp đã đụng chạm đến chiều sâu

của đời sống tinh thần con người. Đó là nỗi khao khát về một cái gì mới mẻ, làm thay đổi cuộc sống mờ nhạt, vô vị, buồn tẻ đang ngự trị.

Và khi những khao khát ấy không thực hiện được họ rơi vào bế tắc

rồi suy sụp.

Chai rượu sâm banh là tâm sự của anh trưởng ga xép tuyến đường sắt về một cuộc sống không có lí tưởng . Tuổi trẻ của anh

viên chức này đã tiêu ma đi không đáng một đồng trinh. Hằng ngày

phải gặm nhấm nỗi buồn trong một công việc nhàm chán ở một nơi

buồn tẻ, anh chẳng biết làm gì ngoài lấy vợ để giải khuây. Nhưng rồi

anh lại trút nỗi buồn rầu bực dọc lên người vợ đáng thương. Không biết làm gì để thay đổi cuộc sống ấy, anh ta chỉ biết bực dọc, căm

ghét và…ngoại tình. Tác phẩm là lời tự thú lương tâm của nhân vật khi chính anh ta rơi vào cuộc sống mới còn tệ hại hơn.

Sêkhốp đã bày tỏ lòng cảm thông với những cuộc sống đang

dật dờ, mòn mỏi, sống mà không ra sống. Các nhân vật trên đã nhận

thức được sự tẻ nhạt của cuộc sống nhưng không biết tìm ra lối thoát

tích cực. Phải làm gì đây để thay đổi cuộc sống ấy? Nhà văn chưa

chế ấy cũng bởi hoàn cảnh nước Nga lúc bấy giờ. Một nước Nga im

lìm và ngưng đọng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)