Tính biểu tượng và khả năng đối thoại của nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 95 - 102)

6. Dự kiến đóng góp mới

3.2.2. Tính biểu tượng và khả năng đối thoại của nhân vật

cùng độc giả

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong sáng tác của Sêkhốp có

nhiều hiện tượng bí ẩn, chỉ có thể hiểu và lí giải chúng một cách

chính xác bằng phương pháp tiếp cận đa chiều. Sêkhốp cho rằng con người có khả năng nhận thức vô cùng lớn, nhưng cũng hiểu rằng việc

nhận thức trong mỗi trường hợp cụ thể đều có giới hạn. Mỗi người trên con đường đi tới mục đích lớn lao có thể khích lệ bản thân bằng

những ước mơ, bằng những tưởng tượng và hình dung việc làm của

mình như một cái gì đó mang tính tượng trưng. Những tượng trưng

này không ám chỉ cuộc sống thứ hai, không thay thế cuộc sống đang

Có thể nói, toàn bộ nội dung tác phẩm mang ý nghĩa tượng trưng như Nhà tu hành vận đồ đen trong sáng tác của Sêkhốp rất

hiếm, có lẽ đây là tác phẩm duy nhất. Nhưng những chi tiết mang ý

nghĩa biểu tượng thì rất nhiều. Có những chi tiết mà ý nghĩa biểu tượng của chúng ta dễ dàng nhận biết: những cái bao, ô, giầy... trong

Người trong bao, bức rào sắt màu xám bao quanh ngôi nhà của Anna

trong Người đàn bà có con chó nhỏ, dãy rào tua tủa đinh, những ô

cửa sổ có chấn song sắt, bờ tường đá trong Phòng số 6, chiếc cửa

làm bằng sắt, những chấn song sắt, cầu thang đá trong Ba năm...

Nhưng cũng có nhiều chi tiết được giấu kín trong mạch ngầm văn

bản, đòi hỏi ở người đọc khả năng đi sâu vào để nhận biết: bộ sắc

phục trang trọng trong Cái chết của một viên chức, cây phong cô đơn

trong Thảo nguyên, những con cừu đang ngủ, đứng bất động trong

Hạnh phúc, những quả phúc bồn tử trong Khóm phúc bồn tử, chiếc

xe tam mã, tiếng chuông nhà thờ trầm bổng, chiếc nhẫn trong Đời

tôi... Trong truyện Ba năm, hình tượng chiếc ô cũ, rẻ tiền của Iulia được nhắc đến trong 4 chương. Ở hai chương đầu, Laptep cầm chiếc

ô trong tay, nó là biểu tượng cho tình yêu và niềm hi vọng hạnh phúc

của anh; ở chương 16, chiếc ô bị bỏ quên cùng với những thứ đồ đạc

không còn được sử dụng thể hiện sự phai nhạt trong tình cảm của

Laptep với Iulia; chương 17 (chương cuối), chiếc ô đó được chuyển

tới tay Iulia, cô đã bắt đầu yêu chồng. Chiếc ô trở thành vật chứng

câm lặng cho tình cảm không được đáp lại của cô. Tình huống lúc này ngược lại với tình huống ban đầu, nhưng chúng có mối liên hệ

với nhau như phần mở đầu và kết thúc của một quá trình. Quá trình đó thể hiện sự tráo đổi trớ trêu trong tình cảm hai nhân vật: nó bùng

Những chi tiết mang tính biểu tượng của Sêkhốp rất tự nhiên,

chúng hoàn toàn lặn sâu trong thế giới đồ vật được miêu tả, có cảm giác như không có chủ tâm của tác giả. Nhiều chi tiết bình thường

nhất trong đời sống sinh hoạt, những hiện tượng và những tình

huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày ở Sêkhốp đều được

nâng lên, trở thành những chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng: Thói quen sinh hoạt của Raghin (Phòng số 6), của Nikitin (Thầy giáo dạy văn) tự thu mình trong không gian của chiếc đi văng là dấu hiệu thể

hiện thái độ phản đối sự dung tục, tầm thường bao quanh họ; hành động của những con người đạo đức giả: tiếng cười hì hì bất ngờ của

họ trước những vị quan chức là sự thể hiện mang ý nghĩa biểu tượng

cho bức tranh tiêu biểu về mối quan hệ trong giới viên chức đương

thời (Anh béo anh gầy, Ông bố...); Nhiều nhan đề truyện Sêkhốp

mang ý nghĩa biểu tượng cho những kiểu người, những lối sống,

những hiện tượng tiêu biểu trong cuộc sống: Mặt nạ, Con kì nhông,

Người trong bao, Người đàn bà phù phiếm, Khóm phúc bồn tử... Ngoài tính biểu tượng, truyện ngắn của Sêkhốp còn cho thấy

khả năng đối thoại của nhân vật cùng độc giả thông qua lời nửa trực

tiếp của nhân vật.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì "Lời nửa trực tiếp là biện

pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác

giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách

lại thuộc về nhân vật" [32,160]. Như vậy, trong tác phẩm văn học, nhà văn sử dụng lời nửa trực tiếp nhằm mục đích làm cho người đọc

có ấn tượng về sự "hiện diện" và thâm nhập của mình vào ý nghĩ

thầm kín của nhân vật. Hay nói một cách khác, trong lời nửa trực

vật, vừa cảm nhận được tâm tạng của người trần thuật. Do vậy, người đọc sẽ tham gia vào quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật, từ đó có thể đồng sáng tạo với nhà văn.

Đối với Sêkhốp, lời nửa trực tiếp là một phương tiện nghệ

thuật để ông thể hiện sắc nét diễn biến tâm lí của nhân vật. Sự pha

trộn giữa lời nhân vật với lời người trần thuật, đã giúp cho nhà văn

có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn

nhân vật mà không phải miêu tả hành vi, hành động của nhân vật. Trong các giai đoạn sáng tác của Sêkhốp, lời nửa trực tiếp xuất

hiện rất nhiều ở cuối những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ

XIX, đặc biệt là trong truyện ngắn Thầy giáo dạy văn, Phòng số 6,

Iônứt...Sêkhốp không cố gắng miêu tả cặn kẽ và lý giải từng vận động tâm lý trong thế giới nội tâm nhân vật mà tìm cách tái hiện một

cách nghệ thuật cái cơ bản chủ đạo của cuộc sống bên trong nhân

vật. Dường như Sêkhốp bỏ qua quá trình phân tích tâm lý các thành

phần của nó mà ngay lập tức tạo dựng nó trong tổng thể tác phẩm.

Cái quan trọng của Sêkhốp là phác họa tâm trạng bên trong của nhân

vật có sự biến động nhưng không thể hiểu hết và lý giải hết. Quá

trình nhân vật tự mình không hiểu hết được trạng thái tâm lý của

mình và triệu chứng của biến động tâm lý là những suy tư trăn trở,

những ý tưởng ban đầu nhân vật thường không thể hiện bằng những

câu trọn vẹn. Vì vậy nhà văn muốn làm cho hiện tượng tâm lý ấy toát

lên từ chính đối tượng miêu tả mà không lý giải gì thêm, không làm

cho cái mờ mịt thành cái sáng rõ. Theo nhà nghiên cứu Exin thì việc đó là nhờ Sêkhốp đã vận dụng được cái tích cực của người đọc, khai

thác hết sự chủ đạo của người đọc dẫn tới một sự đồng sáng tạo.

những tầng lớp sâu nhất trong tâm hồn nhân vật. Người đọc tự đặt

mình vào vị thế của nhân vật, phần nào cố gắng đồng nhất mình với

nhân vật, cảm thấy mình như ở trong tình huống tâm lý mà nhân vật rơi vào. Trong bức thư gửi cho Surơxen, ông viết: "Khi tôi viết, tôi

hoàn toàn trông cậy vào người đọc, tôi tin rằng những yếu tố chủ

quan còn thiếu ở trong truyện ngắn người đọc sẽ thêm vào".

Trong truyện ngắn Phòng số 6, Sêkhốp đã dùng hình thức lời

nửa trực tiếp để tái hiện những chuyển biến tinh vi phức tạp nhất

trong nội tâm bác sĩ Raghin.

Là người có bản tính nhu nhược, Raghin đã không biết làm gì để tiêu diệt những cái xấu xa nhan nhản xung quanh. Ông sống thỏa

hiệp và chịu đựng. Tâm trạng của Raghin rơi vào trạng thái của

những ý nghĩ mơ hồ lẫn lộn: "Ông bất giác điểm lại dĩ vãng và hiện

tại của mình. Dĩ vãng thì chán ngắt, thà đừng nhớ lại còn hơn. Còn hiện tại cũng chẳng hơn gì dĩ vãng. Ông biết rằng trong khi những ý

nghĩ của ông đang cùng với trái đất nguội lạnh quay xung quanh mặt

trời, thì bên cạnh căn nhà dành cho bác sĩ, trong tòa nhà lớn của

bệnh viện, có bao nhiêu người đang héo mòn trong bệnh tật và trong

tình trạng nhớp nhúa vì thể xác" [12]. Ở đây ý thức tác giả hòa vào nhân vật để phơi bày thế giới nội tâm nhân vật vừa buồn chán vừa cô đơn. Cho đến khi bị nhốt vào nhà thương điên Raghin mới ý thức rõ

ràng về cuộc sống xung quanh: "Ông có cảm giác như có ai lấy liềm xóc vào người ông và ngoáy đi ngoáy lại mấy lần trong ngực và

trong ruột. Đau quá ông cắn lấy một chiếc gối và nghiến răng thật

chặt, và đột nhiên đầu ông, giữa cảnh hỗn loạn của tâm thần, vụt

hiện lên một ý nghĩ khủng khiếp không sao chịu nổi: cảm giác đau đớn gớm ghiếc này chính là cảm giác của những con người kia, mà

giờ đây dưới ánh trăng trông giống một cái bóng đen sì... Làm sao có thể hai mươi năm liền ông lại không biết và không muốn biết điều đó?" [12]. Tâm trạng bác sĩ Raghin vừa như là sự phơi bày vừa như là được mổ xẻ phân tích thông qua giọng điệu của tác giả xen lẫn

vào lời nhân vật. Chính nhờ lời nửa trực tiếp này mà bạn đọc có cảm giác như đã đụng đến đáy sâu của tâm can nhân vật.

Trong lời nửa trực tiếp, tâm trạng suy nghĩ của nhân vật được độc giả cảm nhận cùng với tâm trạng của người kể chuyện và tất cả

những điều đó tạo thành mạch ngầm trong ý thức độc giả. Điều này được lý giải bởi đặc trưng phong cách trần thuật giai đoạn này là thể

hiện tính khách quan, tôn trọng độc giả, người đọc sẽ tham gia vào

quá trình diễn biến tâm lý nhân vật.

Trong truyện ngắn Iônứt, lời nửa trực tiếp chỉ xuất hiện để diễn

tả những rung động mãnh liệt của Iônứt trong tình yêu. Lần đầu tiên

hẹn hò Kôchích, băn khoăn của Iônứt được biểu hiện: "Có thể thấy

rõ là Kôchích đã giở trò tinh nghịch. Quả thật là có ai lại nghiêm

chỉnh định giờ hẹn gặp vào ban đêm mà lại ở một nơi rất xa ngoài

thành phố, trong một nghĩa trang khi hoàn toàn có thể gặp nhau ở

thành phố, tại công viên? Và liệu điều này có thích hợp với anh

không, khi một bác sĩ thông minh, một người đàng hoàng như anh lại

phải lòng một cô gái, nhận thư từ, loanh quanh đứng chờ ngoài nghĩa

trang, phạm những điều ngu xuẩn mà bây giờ ngay cả bọn học sinh

cũng chế giễu? Chuyện tình này rồi sẽ đi tới đâu? Bạn bè sẽ nói thế

nào, khi biết chuyện này?" [9, tr. 240]. Những suy nghĩ trong tâm

hồn Iônứt được thể hiện qua độc thoại nửa trực tiếp. Điều đó khiến cho người đọc bị lôi kéo vào dòng tâm trạng của Iônứt và có thể

được tình yêu chân thành và mãnh liệt của Iônứt với cô gái tên là

Kôchich. Lời của người trần thuật như còn có ý nghĩ dự đoán dường như sự hẹn hò chỉ là trò đùa của Kôchich mà thôi. Vì vậy giọng của người trần thuật tỏ ra đầy thông cảm với nhân vật khi Iônứt đón nhận

thực tế phũ phàng. Không khí nghĩa địa trong đêm khuya vắng lặng

yên tĩnh đến tuyệt đối, và "Anh thấy những bóng người xấu hổ đang

nấp trong đám cây sẫm tối, anh cảm giác thấy hơi thở ấm áp, và tâm

trạng dày vò mỗi lúc một nặng nề thêm" [9, tr. 243].

Về nhà trong tâm trạng thảng thốt nặng nề, Iônứt xuất hiện ý

nghĩ lạnh lùng: "Dừng lại thôi, khi còn chưa muộn! Liệu nàng có

xứng đôi với anh không? Nàng được chiều chuộng, tính tình đỏng đảnh, ngủ đến 2 giờ trưa mới dậy, còn anh chỉ là một người tu sĩ,

một bác sĩ ăn lương nhà nước ở hội đồng tự quản" [9, tr.244]. Ở đây,

người kể chuyện vừa như hóa thân vào nhân vật vừa như đưa ra lời góp ý can ngăn. Hơn nữa, nhờ hình thức lời nửa trực tiếp mà tác giả như có thể kéo độc giả tham gia vào cuộc trò chuyện. Bốn năm sau,

Iônứt gặp lại người con gái anh yêu, người đọc tiếp tục hóa thân vào

nhân vật để lí giải những chuyển biến trong cảm xúc nhân vật: "Đến

bây giờ anh vẫn thấy thích nàng, rất thích nữa là đằng khác, nhưng trong con người nàng có còn thiếu một cái gì hay thừa một cái gì đó,

- tự anh không thể nói được rành rẽ đó là điều gì? Có cái gì đấy ngăn

cản anh xúc động như trước kia. Anh không thích vẻ nhợt nhạt của

nàng, không thích cách nói mới, nụ cười uể oải, giọng nói" [9, tr. 252].

Như vậy, thông qua việc sử dụng lời nửa trực tiếp. Sêkhốp đã thâm nhập vào thế giới tâm hồn của nhân vật để miêu tả sâu sắc,

kéo người đọc hòa vào dòng tâm tư, tâm trạng của nhân vật để nhân

vật đối thoại cùng độc giả và qua đó để độc giả đồng sáng tạo với tác

giả.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)