Kiểu nhân vật người trí thức

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 45 - 55)

6. Dự kiến đóng góp mới

2.2.2. Kiểu nhân vật người trí thức

Trí thức, theo cách hiểu thông thường được dùng để chỉ những người lao động trí óc. Cách hiểu này chủ yếu nhằm để phân biệt trí

thức với các giai tầng khác trong xã hội như: công nhân, thợ thủ công, nông dân, thương nhân…(những người lao động chân tay).

Ngoài ra còn nhiều quan niệm, định nghĩa khác về người trí

thức. Dưới đây là một số quan niệm mà chúng tôi tìm hiểu được.

Theo C. Mác, trí thức là một tầng lớp “lao động làm thuê”, là

“giai cấp vô sản lao động trí óc”. Trong xã hội tư bản, giống như các

giai cấp khác: công nhân, nông dân…đa số những người thuộc tầng

lớp này cũng bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột về sức lao động. Vì

thế, họ có một vai trò nhất định trong liên minh công- nông- trí thức

Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, Hoàng Phê định nghĩa: “Trí thức là những người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên

môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”.

Như vậy, các định nghĩa về người trí thức trên đều thống nhất

cho rằng: trí thức là những người lao động trí óc. Tuy nhiên, nếu chỉ định nghĩa như vậy về trí thức thì chưa thật đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra quan niệm về trí thức như sau: “Trí thức bao gồm

những người lao động trí óc, có trình độ học vấn đủ để am hiểu và

hoạt động trong lĩnh vực lao động của mình. Họ hoạt động chủ yếu

trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học, văn học,

nghệ thuật, lãnh đạo và quản lý". Định nghĩa trên sẽ giúp chúng ta có

một cơ sở để xác định về tầng lớp trí thức trong đời sống cũng như trong văn học.

Mặt khác, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng: trí thức không phải là

một giai cấp, mà chỉ là một đội ngũ, một tầng lớp có học vấn trong

xã hội. Họ là lực lượng quan trọng tạo ra những bước chuyển đột phá

trong mỗi thời kì phát triển của xã hội. Cho nên, trong văn học, nhà văn thường xây dựng những nhân vật trí thức qua đó thể hiện được

quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của mình về con người, cuộc sống.

Trong các tác phẩm của Sêkhốp, tác giả cũng đã xây dựng được

những nhân vật trí thức bình dân như: bác sĩ, giáo viên, luật sư, sinh

viên…Gia đình của họ thường không giàu nên họ phải sinh sống

bằng lao động của chính bản thân mình. Việc Sêkhốp xây dựng

những người trí thức này trở thành nhân vật trọng tâm trong các tác

phẩm của mình đã thể hiện một quan niệm hết sức tiến bộ của nhà văn.

Thế kỉ XIX là một trong những “thời kì ốm đau” nhất trong

lịch sử của nước Nga. Thời kì này, xã hội Nga bị đè nặng dưới ách

nông nô chuyên chế hà khắc, ngột ngạt, tối tăm. Nga hoàng ra sức

bóc lột, đàn áp nhân dân. Các phong trào giải phóng của nhân dân

Nga phát triển mạnh mẽ. Trong đó, có phong trào giải phóng của

giới trí thức bình dân (1861- 1891). Giới trí thức Nga lúc đó chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân túy, nên họ đã phát động phong trào “đi

vào nhân dân” sôi nổi nhất vào những năm 1874- 1875. Phong trào tan vỡ nhanh chóng khiến phần đông trí thức hoang mang, dao động,

bi quan, bàng quan, hoài nghi, thất vọng…

Là một nhà văn đồng thời cũng là một bác sĩ nên trong con người Sêkhốp nhà văn luôn luôn có một Sêkhốp bác sĩ. Và điều này

rõ ràng là có ảnh hưởng đến ngòi bút của ông- ngòi bút của một nhà văn có tài chẩn bệnh. Chúng ta có thể kể đến những chứng bệnh đời thường của những người trí thức như: lối sống dung tục, tầm thường,

ích kỉ, vô trách nhiệm, thái độ quỵ lụy trước uy quyền, bị tha hóa về

phẩm chất…Nhà văn đã phơi bày, vạch trần tất cả những chứng bệnh ấy và qua đó, thể hiện niềm trân trọng, tin tưởng của tác giả về

những người trí thức Nga có phẩm chất tài năng, có khả năng thức

tỉnh về tâm hồn.

Ngay từ những truyện ngắn đầu tay Sêkhốp đã phát hiện ra

trong cái bể tối tăm của cuộc sống ngưng đọng, nhàm tẻ là sự dung

tục. Cuộc sống đời thường trong truyện ngắn của ông là bãi lầy mà

khi nhân vật sa vào thì không thể nào thoát khỏi, dần dần đánh mất

hết những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách và tâm hồn. Nếu như sự

phàm tục trong nhân vật của Gôgôn nổi lên trước hết ở sự nhạt nhẽo

vọng của những con người có thói quen ăn bám thì sự phàm tục vây bọc lấy các nhân vật của Sêkhốp là cái thường ngày cổ hủ được nâng lên thành những giá trị chân chính mà không cần suy nghĩ.

Với Sêkhốp sự tầm thường dung tục như chứng sâu mọt đục

khoét bao tâm hồn tốt đẹp trở nên hoen rỉ. Nhiều nhân vật trí thức đã bị ông bóc trần, phải rời bỏ cái bề ngoài bóng lộn và hiện nguyên

hình là xấu xa, đê tiện, bẩn thỉu. Hàng loạt truyện về chủ đề này

nhằm tố cáo sự sa đọa về tinh thần của con người. Khóm phúc bồn tử

là câu chuyện làm giàu ti tiện, ước mơ cuộc sống vật chất tầm thường của viên công chức Nicôlai. Hắn bóp mồm bóp miệng, dành

dụm tiền gửi ngân hàng, cưới một người đàn bà góa chồng lớn tuổi,

xấu xí nhưng nhiều tiền rồi đày đọa cho vợ chết để độc chiếm của

cải. Hắn mơ ước mua được trang ấp nhỏ có bụi phúc bồn tử để về an cư. Cuối cùng ước mơ ấy đã đạt được. Nicôlai cảm thấy sung sướng,

hạnh phúc khi ăn quả phúc bồn tử- niềm hạnh phúc của kẻ lấy miếng

ngon và tổ ấm làm lí tưởng. Quả phúc bồn tử tượng trưng cho hạnh

phúc nhỏ nhoi của cuộc sống vật chất tầm thường mà Nicôlai đã suốt đời khao khát. Thật không có gì đáng ghê tởm hơn.

Trong truyện Iônứt, tác giả đã miêu tả sự tha hóa về lối sống,

tinh thần của bác sĩ Iônứt. Khi vừa tốt nghiệp, anh còn là một thanh niên yêu đời, yêu nghề nhiều mơ ước và cả những rung động của tình yêu ban đầu cũng thật trong sáng, đáng yêu. Nhưng sau bốn năm anh đã thay đổi. Iônứt chán ghét cái tâm hồn tầm thường, ti tiện của cô gái mà anh đang yêu, chán ghét cái nếp sống tầm thường trong gia đình cô. Ông bố thì kể đi kể lại câu chuyện nhạt nhẽo, bà mẹ thì đọc đi đọc lại những cuốn tiểu thuyết về những điều không tồn tại trong

cầm “nghe như tiếng tảng đá đổ từ trên núi xuống” [9, tr. 233]. Iônứt chán ghét đến cả cái xã hội tầm thường ti tiện đang tâng bốc gia đình Tuốckin. Và anh bước nhanh đến cái chết cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Mấy năm sau nữa, anh ta trở thành một người giàu có và đê tiện. Khi

nghe tin sở tín dụng báo đấu giá anh đến tận nơi để xem. Anh xông

thẳng vào nhà, không đếm xỉa gì đến đàn bà, trẻ con còn chưa ăn

mặc tử tế mà gõ gậy vào từng cánh cửa và hỏi thăm: “buồng làm việc đây à? Hay buồng ngủ? Và kia là buồng gì?”.[9, tr. 285]. Và rồi anh

không còn muốn gặp gỡ gia đình Tuốckin nữa. Anh ở một mình,

sống buồn tẻ, không quan tâm đến điều gì cả. Điều gì đã biến Iônứt

thành kẻ cô độc, ích kỉ, tham của? Đó chính là cuộc sống tầm thường, ti tiện của cái xã hội tư sản trong đó đầu óc tư hữu là linh

hồn, đồng tiền là lẽ sống.

Cũng viết về chủ đề này, chúng ta còn bắt gặp trong truyện

Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé, nhân vật Vlađimia Mikhailứt- một trí

thức tốt nghiệp trường tổng hợp, đang viết luận án văn học nước

ngoài. Với anh ta, có lẽ chuyện yêu đương chỉ có ý nghĩa khi được

ngoại tình với những người vợ của các quan chức cấp cao. Ngay từ năm 14 tuổi anh đã dan díu với các quý bà đã có chồng. Xôphia Lơvôpna chơi thân với anh ta từ nhỏ, dù biết tình cảm của nàng dành

cho mình nhưng anh cũng không đến với nàng. Vì sao vậy? không

phải vì anh ta không yêu nàng. Mà bởi vì lúc đó Xôphia chưa có

chồng. Vì vậy ngay sau khi nàng cưới chồng là một đại tá giàu có thì lập tức, Vôlôđia bé mới chú ý tới nàng, điều mà từ trước tới nay anh ta chưa từng biểu lộ, anh ta im lặng ngồi hàng giờ liền bên cạnh

nàng hay nói với nàng những chuyện không đâu. Cái cách mà anh thể

yêu. Và khi đã đạt được mục đích rồi “chỉ một tuần sau anh ta đã chán nàng và bỏ rơi nàng”. Phải chăng, lối sống đó của anh ta là lối

sống trưởng giả, phóng đãng của giới trí thức Nga cuối thế kỉ XIX?

Ở một tác phẩm khác, Sêkhốp đã vạch trần bản chất xấu xa của

những kẻ sống hai lòng. Đó là viên trạng sư Alêchxây Xtêpanứt

trong truyện ngắn Mưa dầm. Anh ta lừa dối vợ và mẹ vợ rằng công

việc quá bận bịu nên không về thăm nhà được. Trong khi đó, họ ở

nhà lo lắng cho anh ta, sợ anh ta phải sống khổ sở, thực chất anh ta

không về nhà vì đang ở nhà của người tình. Xtêpanứt đã đóng kịch

bằng những hành động, cử chỉ giả dối và làm cho họ cảm thấy day

dứt như có lỗi vì đã nghi ngờ anh. Sau khi được ăn no bữa tối và đi

ngủ anh ta không một chút áy náy lương tâm mà thản nhiên, tự bằng

lòng với chính mình. Bởi vì anh ta cho rằng: “họ là dân buôn bán

thôi, chẳng có học thức gì”.[9, tr. 115]. Lối sống ấy của viên trạng sư cũng là một biểu hiện của lối sống dung tục, tầm thường của con người.

Thái độ phê phán của Sêkhốp đối với thực tại còn thể hiện qua

việc phản ánh, miêu tả những con người tha hóa, biến chất về phẩm

chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Đặc biệt là những người trí

thức có tài năng, phẩm chất nhưng cuộc sống bùn lầy nhơ nhớp đã tiêu hủy đi những tài năng, phẩm chất mà họ vốn có.

Raghin trong truyện Phòng số 6 là biểu hiện của thói bàng

quan viên chức. Được phân công về làm giám đốc ở một bệnh viện

mà vốn cái xấu xa, độc ác đã lộ nguyên hình từ người quản lý, mụ

thủ kho,và viên y tá trưởng tất cả chỉ lo ăn bớt của bệnh nhân. Sau khi kiểm tra lại bệnh viện, bác sĩ kết luận rằng cơ quan này vô luân

lành, nhu nhược, “lại không có đủ nghị lực và lòng tin vào chính nghĩa” để đấu tranh chống lại cái ác. Thay vào đó, ông để mặc cho người ta làm điều ác trong cơ quan mình phụ trách, chấp nhận sống

chung với cái ác. Dần dần bác sĩ Raghin thấy mệt mỏi. Từ là một bác

sĩ làm việc rất chăm chỉ, ân cần nhiệt tình, ông đã trở thành con người chây ì, chán việc và mệt mỏi. Ông có thái độ dửng dưng, lãnh

đạm, vô trách nhiệm, thờ ơ trước những cái ác đang hoành hành

xung quanh. Ông bắt đầu không đến bệnh viện một cách thường

xuyên nữa mà ở nhà ngồi một mình trong phòng đọc sách và nhắm rượu với dưa chuột muối. Ông còn bao biện cho thái độ vô trách

nhiệm của mình bằng tư tưởng: “Kẻ chịu trách nhiệm về sự bất lương của mình không phải là mình mà là thời đại” [12]. Và rồi

Raghin tìm thấy sự đồng cảm hiểu biết với một bệnh nhân tâm thần

tên là Gromov. Anh sống trong nhà thương điên bẩn thỉu hôi hám

cùng với năm bệnh nhân khác. Raghin đã phát hiện ra Gromov là con người rất thông minh, có trí tuệ. Trò chuyện với Gromov, Raghin đã bị mọi người cho rằng ông có vấn đề về tâm thần và ông bị cưỡng

chế nhốt trong nhà thương thì ông mới sực tỉnh nhận ra cái nơi mà người ta vốn gọi là nhà thương điên thực chất là một nhà tù khủng

khiếp. Cuối cùng chính Raghin cũng trở thành một nạn nhân cùng

chung số phận với những nạn nhân khác của Phòng số 6, và rồi chết

một cách đau đớn. Qua nhân vật Raghin, tác giả đã vạch ra tiền đồ

tối tăm của những kẻ lãnh đạm, sự phá sản của các loại triết lí nhẫn

nhục của giới trí thức.

Nhà tu hành vận đồ đen Sêkhốp lại viết về một kiểu viên

chức có lối sống giàu ảo tưởng, ngỡ mình là tài năng xuất chúng đến

năng vĩ đại, Korvin lấy làm thú vị với cái đặc quyền hơn người là có

thể nói chuyện với thế lực siêu nhiên. Kết quả anh đã không làm

được gì và mắc chứng vĩ cuồng. Thất vọng, chán nản với bản thân

Korvin cũng chán ghét và căm giận những người thân đã yêu mến và

chiều chuộng anh. Bản thân cha con Tachiana cũng hoàn toàn thất

vọng với Korvin và quay lưng lại với anh khi thấy anh chỉ là con người bình thường. Quan hệ của họ tan vỡ là kết quả của những ảo tưởng quá xa vời. Chỉ ra nguyên nhân của quan hệ tan vỡ ấy, Sêkhốp

còn muốn lên án môi trường đã dung túng, nuôi dưỡng cho ước mơ

hão huyền của con người.

Nếu Korvin trong Nhà tu hành vận đồ đen chết vì bệnh tật, vì

thất vọng buồn chán với chính bản thân mình thì Lexinhitxki trong

Một chuyến công vụ chết vì lối sống ăn chơi sa đọa. Là viên thủ quỹ ở một hội đồng địa phương, y tự tử là do chán đời, vì buồn. Được

thừa hưởng một gia tài lớn từ người cha bất chính, Lexinhitxki đã vung tay tiêu pha, mắc nợ lung tung, rồi học hành cũng chẳng đi đến đâu. Tâm lí của kẻ kiêu căng, hợm hĩnh, thất thế đã làm cho anh ta xa lánh mọi người xung quanh. Cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt đã làm

cho Lexinhitxki rơi vào chán nản bế tắc. Không tìm thấy lối thoát

nào cho cuộc đời, kết cục Lexinhitxki đã chọn đến cái chết để kết

thúc những tháng ngày vô nghĩa của mình. Đó là biểu hiện của

những cuộc sống lay lắt, cũ mòn, sống mà như chưa từng sống.

Trái lại, trong Câu chuyện tẻ nhạt, vị giáo sư Nicôlai Slêpanôvích là một nhà khoa học, có tên tuổi chói sáng, được mọi người biết đến với sự ngưỡng mộ sâu sắc. Vậy mà con người của

những hào quang chói ngời ấy lại hoàn toàn bất lực khi rơi vào cuộc

mặt với những lo toan nhỏ nhặt của cuộc sống vật chất tầm thường. Người con trai chưa thực sự đứng vững vẫn cần sự viện trợ của cha

mẹ mỗi tháng năm mươi rúp, người con gái thì lo học nhạc cho ra

con nhà danh giá. Ngay cả người vợ xinh đẹp, thông minh học thức

thủa nào bây giờ là người béo phục phịch, đần độn, vụng về bởi

những lo lắng tủn mủn về miếng ăn, về nợ nần và thiếu thốn. Nỗi lo

sợ hàng ngày của Nicôlai là mỗi sáng sớm vợ ông đẩy cửa phòng vào làm như hỏi thăm ông về những cơn đau đầu, mất ngủ nhưng thực ra là để thông báo về tình trạng thiếu thốn của gia đình, về các khoản

cần tiêu, về giá dầu mới hạ hay giá đường mới tăng. Đó thực sự là

gánh nặng với một vị giáo sư mà thân hình đã quá tiều tụy. Tất cả

những lo lắng đời thường như thế đã chiếm không ít thời gian và tâm

sức của ông, khiến ông càng thêm mệt mỏi, ngao ngán, chán chường.

Giờ đây với ông tri thức khoa học chỉ còn là hào quang trong quá

khứ, nỗi bận tâm về cuộc sống hàng ngày cần thiết hơn nhiều. Nhưng

cũng chính vì thế mà cuộc sống của ông dần mất hết những ý nghĩa

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)