Nhân vật và cốt truyện

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 81 - 95)

6. Dự kiến đóng góp mới

3.2.1. Nhân vật và cốt truyện

các cách kết thúc truyện )

Sêkhốp đặc biệt quan tâm tới kết cấu tác phẩm. Để có một tác

chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật

của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành

phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, tổ chức các yếu tố ngoài cốt

truyện...Bởi cốt truyện có mối liên hệ khá chặt chẽ với chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần

tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm.

Không có cốt truyện hay, hấp dẫn thì sự hoạt động và những đặc điểm bản chất, tính cách của nhân vật sẽ thiếu tính sinh động, không được thể hiện nổi bật, không được khẳng định rõ nét. Vì thế, cốt

truyện có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm tự sự. Trong truyện ngắn Sêkhốp có các kiểu tổ chức cốt truyện như sau:

Kiểu tổ chức cốt truyện tuyến tính. Đây là ''lối kết cấu bằng

trình tự liên kết trước sau các sự kiện, trình tự thông báo với người đọc các sự kiện diễn ra trong tác phẩm có giá trị nghệ thuật thực sự

khiến người đọc luôn thấy mới mẻ qua từng tình tiết và đoạn cuối thường là yếu tố cốt trụ của truyện" [02, tr. 117]. Với lối kết cấu này

giúp người đọc có thể theo dõi được diễn biễn của câu chuyện mà tác

giả thể hiện trong đó.

Kiểu tổ chức cốt truyện tuyến tính là hình thức kết cấu được

Sêkhốp sử dụng khá nhiều, cụ thể như: Iônứt, Người vợ chưa cưới,

Vận xấu, Chị bếp lấy chồng, Một câu đùa...

Truyện Iônứt là tác phẩm tiêu biểu cho lối kết cấu cốt truyện

tuyến tính. Thời gian trong câu chuyện được kéo dài khoảng sáu năm. Trong khoảng thời gian đó, các tình tiết, sự kiện được sắp xếp

tuần tự, cái nào xảy ra trước nói trước, cái nào xảy ra sau nói sau. Mở đầu sự kiện trong cốt truyện tác giả giới thiệu về gia đình nhà Turkin, có học ở thành phố và thường hay tổ chức các buổi tiệc

nhằm mục đích từ thiện. Con gái ông ta là Êkatêrina Ivanốpna dễ thương và khá xinh đẹp. Những chi tiết đó là cái phông để nhân vật

bác sĩ Xtarxép Đơmitơri Iônứt xuất hiện. Xtarxép Đơmitơri Iônứt được giới thiệu là một bác sĩ mới hành nghề, anh đi bộ và "vừa đi,

vừa khe khẽ hát" [9, tr.229]. Đến nhà Turkin tình cờ anh gặp

Êkatêrina Ivanốpna và đem lòng cảm mến nàng. Có thể nói đây là

những sự kiện đầu tiên, xuất hiện vào những thời điểm đầu tiên khi

nhà văn xây dựng cốt truyện và gợi cho ta thấy rằng Iônứt là một bác

sĩ có cuộc sống lành mạnh như những người bình thường khác. Sự

kiện tiếp theo tác giả đề cập đến là công việc của anh ở bệnh viện

bận rộn, anh không có thời gian để đi chơi. Sự kiện này gợi cho ta thấy Iônứt là bác sĩ có tài, anh chăm chỉ đến mức không có thời gian để đi chơi. "Hơn một nửa năm nữa trôi qua" [9, tr. 236], kể từ ngày đến nhà Turkin, anh nhận được giấy mời của họ, và kể từ ngày đó anh đến nhà Turkin thường xuyên. Anh đến vì Êkatêrina Ivanốpna, anh xúc động vì vẻ vừa giản dị, vừa kiều diễm, ngây thơ của nàng . Bấy nhiêu chi tiết ta có thể thấy anh chàng bác sĩ này vừa hăng say

công việc, yêu đời và ấp ủ ước mơ thật lành mạnh. Nhưng tác giả

không dừng lại ở đó mà các chi tiết lần lượt được mở ra. Chỉ sau một năm làm việc, anh đã có xe song mã riêng. Người đọc có thể đồng

cảm với Iônứt vì anh ta có xe riêng là nhờ thành quả của một năm

làm việc, sự chăm chỉ của anh đã được đền ơn xứng đáng. Đồng thời

chi tiết này của truyện còn muốn nói đời sống vật chất của Iônứt đã

thay đổi. Còn tình cảm với Êkatêrina Ivanốpna liệu thế nào? Anh đến nơi hò hẹn với tất cả rạo rực của con tim, nhưng Êkatêrina Ivanốpna đã trêu đùa anh. Sau đêm hò hẹn không thành, anh vẫn yêu và cầu hôn nàng nhưng bị nàng từ chối (mặc dù nàng rất yêu anh), lòng tự

ái bị xúc phạm, anh "không thể tin rằng tất cả ước mơ đau khổ, hi

vọng của anh lại dẫn anh đến một kết cục ngu xuẩn đến vậy"[9, tr. 248], "anh thấy thương cho tình cảm của mình, tình yêu của mình, thương đến mức có thể òa khóc" [9, tr. 248]. Với sự kiện này tác giả như muốn gợi ở người đọc lòng thương cảm Iônứt. Bởi một người có ước mơ, hoài bão đáng lẽ ra phải có được hạnh phúc thế mà anh lại

bị từ chối. Nhưng bản chất của sự việc được tác giả bóc tách dần

dần. Bốn năm trôi qua Iônứt đã mua được xe tam mã có chuông

vàng, anh béo ra, phát phì lên, không còn thích đi bộ vì khó thở và đặc biệt anh chẳng gần gũi với ai cả, anh cảm thấy mọi người xung

quanh là một đám phàm tục, tiếp xúc chỉ làm anh khó chịu qua

những câu chuyện của họ. "Anh tránh xem trò giải trí như hòa nhạc,

sân khấu" [9, tr. 250] nhưng lại "đánh bài rất say sưa" [9, tr. 250] và có thú vui anh thấy quen dần là cứ tối tối rút từ trong túi ra những tờ

giấy bạc kiếm được do đi khám bệnh, khi gom được vài trăm rúp anh

lại gửi vào tài khoản. Các sự việc đó chứng minh rằng Iônứt thay đổi

hình dáng bên ngoài lẫn bản chất bên trong. Anh không còn là chàng bác sĩ thư sinh ngày nào nữa, không còn gần gũi với mọi người. Anh được mời đến nhà Turkin, gặp lại Êkatêrina Ivanốpna anh vẫn thấy

thích nàng. Nhưng khi ngồi bên Êkatêrina Ivanốpna nghe nàng tâm

sự thì anh lại nghĩ đến những tờ giấy bạc tối tối anh lôi ra đếm. Cứ

nhẹ nhàng và lạnh lùng tác giả đã bóc tách cho ta dần thấy sự việc, đó là tiền đã làm cho Iônứt thay đổi bản chất. Và còn đáng sợ hơn vài năm nữa anh ta càng béo, càng phệ ra, thở nặng nhọc. Anh ta có

trang ấp và hai ngôi nhà cho thuê ở thành phố. Lòng tham thúc giục

anh làm việc ở hai nơi...tính tình anh thay đổi người ta càng khó gần anh hơn. Sêkhốp rất nhẹ nhàng nhưng đã làm bộc lộ dần bản chất của

con người ngay cuối truyện, Iônứt không còn là chàng bác sĩ đáng kính mà anh đã thay đổi hoàn toàn, thay đổi từ từ mà đáng sợ. Đó

chính là yếu tố cơ bản và là chủ đề của truyện. Đây cũng là lời cảnh

tỉnh của nhà văn tới con người trong xã hội Nga lúc bấy giờ.

Kết cấu cốt truyện tuyến tính cũng là cái nền để tác giả giúp người đọc theo dõi diễn biến của truyện. Khác với truyện Iônứt, thời

gian trong truyện Người vợ chưa cưới chỉ kéo dài khoảng hơn một năm, các yếu tố thời gian luôn được phát triển theo hướng đi lên.

Cùng với thời gian, không gian nghệ thuật có sự thay đổi xê dịch, từ làng quê đến thành phố và ngược lại. Mâu thuẫn trong truyện chủ

yếu là sự đấu tranh trong tư tưởng của Nađia. Cô sắp bước vào cuộc

sống gia đình với Anđrei Anđreich. Nhưng một sự kiện đã xảy ra và

câu chuyện phát triển theo hướng khác. Cô quyết định rời xa gia đình để đi học tại Pêtecbua theo sự gợi ý của người anh họ Xasa, bỏ

lại đám cưới sắp đến ngày cử hành. Để có quyết định đó Nađia phải

trải qua bao đau khổ dằn vặt trong tâm can mình. "Cô không ngủ được" [9, tr. 30]vì "lòng cô xốn xang bao đau khổ. Cô ngồi gục

xuống đầu gối, nghĩ đến chồng chưa cưới và đám cưới" [9, tr. 30],

nhưng tâm trạng cô thay đổi khi nghĩ đến chuyện đi xa cô vừa nghĩ

xem liệu có đi xa để học không thì cả trái tim cô, cả lồng ngực cô đã

mát rượi, đã trào lên một cảm giác hân hoan, phấn khởi. Còn đối với Anđrei Anđreich cô không còn yêu anh nữa không phải anh không có

tài mà anh tẻ ngắt, "lười biếng và vô dụng" (lời của Anđrei Anđreich

tự nhận xét về mình). Và cuối cùng cô quyết định ra đi. Nađia tâm sự

với Xasa: "cuộc sống này làm em chán ngấy" [9, tr. 38], "em không thể nào chịu đựng thêm một ngày nào ở đây nữa" [9, tr. 38]. Đó

Các sự kiện trong truyện ngắn trên diễn ra theo tổ chức sắp xếp

trật tự trước sau và luôn có sự vận động đi lên của thời gian đã khắc

họa rõ tính cách của nhân vật. Nếu theo truyền thống của xã hội Nga

lúc bấy giờ thì Nađia phải làm đám cưới với Anđrei Anđreich và

sống trọn đời với anh ta mặc dù không cảm thấy hạnh phúc. Nhưng

kết thúc câu chuyện là nàng ra đi và chính những người thuộc thế hệ trước như bà nội và mẹ Nađia cũng thông cảm và đồng tình với nàng. Nađia và những người phụ nữ như nàng dám đấu tranh cho cuộc sống ngày mai tươi đẹp hơn là cái nhìn mới mẻ, tiến bộ. Chính yếu tố đó đã bộc lộ tư tưởng của truyện đồng thời nhà văn muốn thức tỉnh xã

hội Nga đang ngủ yên lúc bấy giờ, xã hội Nga cần có những thanh

niên tiên tiến như Nađia.

Kết cấu cốt truyện tuyến tính là kiểu kết cấu truyện có ưu điểm là giúp độc giả dễ dàng nắm bắt, nhận diện nội dung tư tưởng của tác

phẩm và tính cách nhân vật. Sêkhốp đã thành công khi sử dụng lối

kết cấu đó. Nhưng khi cần khắc họa những tính cách có chiều sâu

ông dùng kiểu kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện.

Cốt truyện đảo ngược trật tự thời gian của các sự kiện có nghĩa

là các sự kiện không được sắp xếp theo trình tự liên tiếp, theo thời gian trước sau mà đảo lộn trật tự thời gian của các sự kiện. Cách kết

cấu này cho phép luân chuyển hành động trong những thời gian khác

nhau, từ đó có thể chuyển sự chú ý của người đọc từ sự việc xảy ra

bên ngoài sang nội tình bên trong nhân vật. Có khi những đoạn hồi ức được sử dụng trong kết cấu cốt truyện ngắt quãng tuyến hành động chính. Ở dạng kết cấu này, các nhân vật trong truyện thường kể

lại chính cuộc đời tư của mình hoặc vài nhân vật mà họ có liên quan,

các nhân vật kể chuyện, tính cách và những nét chính trong cuộc đời

của các nhân vật được kể và người kể được khắc họa rõ nét.

Nhiều truyện ngắn của Sêkhốp có kiểu kết cấu truyện đảo ngược trật tự thời gian sự kiện, tạo những nếp gấp thời gian theo các

cách: từ hiện tại nhân vật nhớ về quá khứ, truyện kết thúc ở thời gian

quá khứ và từ hiện tại nhân vật nhớ về quá khứ rồi trở lại hiện tại hay điểm kết thúc của các sự kiện trần thuật lại là điểm mở đầu.

Nghĩa là bắt đầu một sự việc đã hoàn toàn kết thúc để quay ngược lại

nguyên nhân xảy ra sự kiện cốt truyện. Có thể tìm hiểu lối kết cấu

này ở những tác phẩm : Những người đàn bà, Khóm phúc bồn tử, Người trong bao, Ở nơi đày ải, Đánh cược, Vêrơska, Cơn bệnh thần

kinh, Câu chuyện của phu nhân N.N, Hai người đẹp...

Tiêu biểu cho lối kết cấu này là tác phẩm Những người đàn bà. Thời gian trong tác phẩm này có bốn lần được gấp khúc. Truyện

ngắn bắt đầu bằng việc giới thiệu về gia đình nhà Philip Ivannôvít Kasin ở làng Raibus trong thời gian hiện tại. Nhà lão mở quán rượu bên đường cái và khách qua lại thường xuyên có khi họ dừng chân

nghỉ lại qua đêm để sáng hôm sau lại tiếp tục cuộc hành trình.

Những chi tiết này tạo ra phông nền để cho các nhân vật xuất hiện.

Tiêu biểu trong đó là sự xuất hiện của Mápvây Xápvít, bên cạnh là

cậu bé Kuxka (khách nghỉ trọ) và sự có mặt của hai người phụ nữ

làm dâu tại nhà Philip Ivannôvít Kasin là Xôphia và Varvara. Còn

Điuđia cứ nghĩ Kuxka là con của Mápvây Xápvít nhưng được anh ta

trả lời "nó là con nuôi, mồ côi mà. Tôi nhận nuôi nó là để chuộc tội đấy" [9, tr. 206]. Câu nói này gợi cho người đọc sự tò mò, tại sao

chú bé kia lại là con nuôi của Mápvây Xápvít ? Vậy bố mẹ cậu ta ở đâu? Và từ đó sự tình bên trong của nhân vật bắt đầu được nhà văn

làm sáng tỏ. Từ hiện tại Mápvây Xápvít ngược về quá khứ, đưa

chúng ta hình dung sự việc tại sao Kuxka lại mồ côi. Câu chuyện được kể diễn ra qua ba thời điểm, Mápvây Xápvít bắt đầu kể từ thời điểm cách đây mười năm. Lúc đó bên cạnh nhà Mápvây Xápvít là gia

đình bà lão góa chồng, giàu có Marơpha Ximônôpna Kaplunxeva. Bà

ta có người con trai thứ hai là Vaixia, anh ta làm ra tiền nhờ nuôi

chim bồ câu. Khi bà lão già, ốm, bà nghĩ ngay đến việc lấy vợ cho Vaixia, đó là cô Masenka cũng là con của bà lão góa chồng.

Masenka được giới thiệu là một cô gái xinh xắn, khỏe mạnh, mới mười bảy tuổi. Đám cưới diễn ra nhanh chóng. Thời điểm thứ hai

cách thời điểm thứ nhất "chừng nửa năm" [9, tr. 208] với việc Vaixia

phải đi lính ở Balan. Nhưng khi chia tay vợ anh ta không hề quyến

luyến Masenka mà bật khóc khi phải xa chim bồ câu. Chi tiết đó cho

ta thấy anh ta yêu chim bồ câu hơn yêu vợ mình, và chắc chắn rằng

trong cuộc sống lứa đôi Masenka không có hạnh phúc. Khi chồng ra đi do hoàn cảnh đưa tới mà Masenka có tình cảm với Mápvây Xápvít, và chính anh ta cũng rất yêu cô. Mápvây Xápvít kể đến đây

thì dòng hồi ức đứt quãng, thời gian của tác phẩm quay về hiện tại

với sự xuất hiện của Aliôska chồng của Varvara. Aliôska được miêu

tả là anh chàng vừa xấu xí vừa thô lỗ, suốt ngày chỉ lo đàn đúm, ăn chơi, mà không hề chú ý đến gia đình và người vợ trẻ. Anh ta về nhà

lấy thêm tiền để đi chơi. Khi anh ta đi khuất, sự kiện tiếp theo là

tiếng ai hát ở nhà thờ vang lên thật tuyệt diệu và Varvara "bước ra

khỏi nhà" [9, tr. 211], "nhìn về phía nhà thờ" [9, tr. 211]. Tác dụng

của những chi tiết này là tác giả muốn nối hiện tại với quá khứ và

chồng của người đàn bà trong hiện tại đều là những kẻ ích kỉ chỉ lo

vợ. Thời gian trong tác phẩm lại được gấp khúc, từ hiện tại đó tác

giả lại đưa về quá khứ để xem diễn biến cuộc đời của Masenka. Thời

gian quá khứ được lùi lại so với câu chuyện trước đó khoảng "chừng hai năm sau" [9, tr. 211], chồng Masenka trở về. Khi mới về anh ta

vừa muốn bế Kuxka nhưng lại "vừa muốn đến với mấy chú chim bồ

câu" [9, tr.212]. Sau hơn hai năm gặp lại nhau bởi "thằng bé Kuxka

lúc ấy khoảng ba tuổi" [9, tr. 213] nhưng tình cảm của anh ta không hề dành cho vợ, bản chất của anh ta không hề thay đổi, vẫn yêu bồ câu hơn yêu vợ mình. Xung đột xẩy ra, Masenka muốn sống thật với

tình cảm của mình, cô muốn khẳng định tình cảm của mình với

Mápvây Xápvít , nhưng bị anh ta từ chối. Cô lại bị chồng đánh bị thương, xây xát cả mặt mày. Vài hôm sau thì anh ta chết. Masenka bị

nghi là thủ phạm và bị bỏ tù. Thời gian của tác phẩm lại trở về hiện

tại, Varvara nghe kể đến đó thì tỏ thái độ giận giữ với Mápvây Xápvít và cô bỏ đi. Điều đó thể hiện người đàn bà trong hiện tại

thông cảm cho người đàn bà trong quá khứ vì họ hiểu được hoàn

cảnh và tâm tư, tình cảm của những người cùng giới và là người

cùng cảnh ngộ. Sau phản ứng của Varvara, thời gian gấp khúc, trở về

quá khứ Masenka bị đầy đến Xibiri nhưng chưa đi thì cô đã bị chết,

Xuxka trở thành đứa trẻ mồ côi. Thời gian lại quay về hiện tại, khi

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)