Những thủ pháp khắc họa tính cách

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 66)

6. Dự kiến đóng góp mới

3.1.Những thủ pháp khắc họa tính cách

3.1.1. Chân dung, ngoại hình

Với mỗi một nhà văn, khi miêu tả về chân dung một nhân vật nào đó thì trước tiên họ thường chú ý đến các đặc điểm về ngoại

hình, trang phục của nhân vật. Vì sao vậy? Bởi vì với những nét vẽ đậm hay nhạt, chi tiết điển hình về ngoại hình và trang phục của

nhân vật bao giờ cũng bộc lộ, hé mở một phần tính cách, tâm hồn và

số phận nhân vật. Nhà văn muốn tạo ra những nhân vật có tính cách, số phận khác nhau thì phải miêu tả trang phục, ngoại hình sao cho

phù hợp. Nếu nhà văn không chú ý đến các đặc điểm này của nhân

vật thì không thể miêu tả chân dung của nhân vật thành công được. Hơn nữa người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về nhân vật và ý đồ xây dựng nhân vật của nhà văn trong tác phẩm.

Ở nhà văn Sêkhốp cũng vậy, ông không bao giờ phát biểu hay

sắp xếp nhân vật của mình vào loại người nào, tính cách ra sao. Nhưng qua việc miêu tả ngoại hình, người đọc có thể hình dung được

tính cách và thế giới nội tâm của nhân vật. Trong truyện ngắn

Sêkhốp, những chi tiết về hình dáng, ngoại hình của nhân vật đều rất đáng nói. Nhiều khi ông có thể dùng những đặc điểm ngoại hình,

trang phục để đặt tên cho tác phẩm Anh béo anh gầy, Nhà tu hành

vận đồ đen…Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật trong việc xây dựng

nhân vật của Sêkhốp. Ông dựng lên cả một thế giới nhân vật đông đảo mỗi người một dáng vẻ, một ngoại hình khác nhau. Nhân vật của

chức làm giáo viên, bác sĩ, cảnh sát, luật sư…Họ là những người

nông dân, những quý tộc…Mỗi người một kiểu cách, một số phận, không ai giống ai. Họ có thể sống ở thành phố hay tỉnh lẻ…Có người

xấu xí, thô kệch bởi phải chống chọi với những sóng gió, những va đập của cuộc đời khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, có ý thức, thức tỉnh về bản thân, về cuộc đời, khao khát hướng tới

một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Có người đã bị hoàn cảnh xô đẩy trở

nên tha hóa, lại có người luôn mặc cảm, tự ti, lo sợ trước mọi thứ

của cuộc đời.

Sêkhốp ít tô vẽ cho nhân vật mà thường để cho nhân vật hiện lên như những gì mà cuộc sống vốn có. Đọc truyện của ông ngỡ như

ông không quan tâm, chú trọng đến những nét vẽ bề ngoài cho nhân

vật. Ngoài đời họ thế nào thì bước vào trang sách của ông cũng y như vậy. Chỉ bằng đôi ba nét ông đã vẽ lên cái bản chất chủ yếu bên trong con người của họ. Trong số những người đó, có một kiểu người

dáng vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch, ăn mặc luộm thuộm, cử chỉ lóng

ngóng vụng về nhưng lại che dấu tài năng và phẩm chất tốt đẹp.

Chẳng hạn như nhân vật Kirilôp trong truyện Hai kẻ thù được tác giả

miêu tả “dáng người cao cao, gù gù, ăn mặc luộm thuộm, nét mặt không đẹp. Có cái gì thô thô, dữ tợn, khắc khổ lộ rõ ở đôi môi dày như môi người da đen, ở cái mũi khoằm và cái nhìn uể oải, lãnh đạm. Mái tóc không chải của ông, thái dương hóp vào, bộ râu nhỏ

dài bạc sớm không che hết chiếc cằm, màu da xám mai mái và những

cử chỉ vụng về, thiếu cân nhắc” [9, tr.64]. Tất cả cái vẻ khắc khổ khó

tính ấy gợi người ta nghĩ rằng trước kia ông đã trải qua những ngày

thiếu thốn, cơ cực, bị cuộc sống và người đời hành hạ vất vả. Nhìn tất cả vẻ người khô khan của ông không thể biết được rằng ông là

người giàu tình cảm đến mức nào. Không chỉ là một người nghèo

khổ mà còn là một kẻ vô cùng bất hạnh, bởi người con trai duy nhất

vừa chết. Qua dáng đi “loạng choạng như người mất hồn” của ông,

chúng ta thấy được nỗi đau đớn tột cùng trong lòng ông. Tuy vậy,

khi nghe tin Abôghin van nài, thuyết phục, ông đã kìm nén nỗi đau

khổ trong lòng mình và chấp nhận đi cứu giúp người bệnh.

Thủ pháp miêu tả ngoại hình cũng lộ rõ qua nhân vật chính của

truyện Người đàn bà phù phiếm là bác sĩ Đưmôp. Anh cũng là một người có phẩm chất tài năng. Nhưng cái bản chất cao đẹp ấy của

nhân vật lại bị che giấu, khuất lấp trong cái vẻ bề ngoài: “người cao

lớn, đôi vai vạm vỡ. Người ta có cảm tưởng là bộ áo cánh thực sự mà anh đang mặc kia là của người khác và cái bộ râu cằm kia làm anh ta

giống như kẻ bán hàng thuê” [9, tr. 364]. Bởi anh là một người

không hề quan tâm, chú ý đến ngoại hình và cách ăn mặc của mình,

chỉ biết làm việc, cống hiến hết mình cho khoa học. Vậy mà những người xung quanh, cả vợ anh cũng không hiểu được bản chất tốt đẹp trong con người anh, không hiểu được anh là một con người vĩ đại như thế nào. Ngoại hình nhân vật được đặt trong sự tương phản với

vẻ đẹp bên trong của nó. Hay tâm hồn dịu dàng, đằm thắm cần biết

bao sự che chở, yêu thương của Anna trong Người đàn bà có con chó

nhỏ được toát lên từ cái cổ thanh thanh, yếu ớt đôi mắt sáng đẹp dịu

dàng của nàng. Vẻ yếu đuối, cam chịu của Mixuyt cô gái sống trong

Ngôi nhà có căn gác nhỏ được gợi lên từ “đôi vai mảnh mai, bím tóc dài, vẻ mình thon thả với tấm dây lưng thắt chặt" [9, tr.411].

Và người đọc cũng có thể nhận ra những nhân vật ngoại hình xấu xí, gớm ghiếc giống như tâm địa bên trong. Lão quản Prisưbêep được Sêkhốp dùng những chi tiết miêu tả thật đắt “Prisưbêep, một

lão quản mặt mày trông độc địa, kệch cỡm, úp thẳng hai tay vào hai

nẹp quần và trả lời bằng thứ giọng khàn khàn, ẹ ẹ nơi cổ, dằn từng

tiếng một như đang chỉ huy” [9, tr.30]. Prisưbêep hiện lên không

khác nào một cái máy cứng nhắc, chuyên quyền và độc ác. Hay trong

truyện Phòng số 6, người đọc đều phát sợ trước sự miêu tả chân

dung tên đao phủ Nikita: “Khuôn mặt hắn khó đăm đăm, xương xẩu

gầy guộc, đôi mày mọc đâm tua tủa xuống mắt khiến cho vẻ mặt hắn trông như vẻ mặt một con chó chăn cừu trên thảo nguyên, mũi hắn đỏ rừ, người hắn thấp, trông như gầy gò, xương xẩu, nhưng dáng dấp

hắn khá đường bệ và đôi quả đấm của hắn sức mạnh có thừa” [12].

Đối lập với những con người có dáng dấp xấu xí, thô vụng ấy

là những con người có ngoại hình to cao, béo tốt bóng bẩy nhưng lại

bị tha hóa về đạo đức tính cách, lối sống, tâm hồn. Đó là bác sĩ

Xtarxep trong truyện Iônứt. Sau bốn năm đi làm, anh từ là một thanh

niên trẻ, khỏe, lịch sự, yêu ghề trở thành một người ngày càng béo ra

phát phì lên, hơi thở nặng nhọc, đến nỗi không thể đi bộ được. Nhìn

ngoại hình ấy, chúng ta thấy rằng đó là một kẻ giàu có, cuộc sống

vật chất đầy đủ, thậm chí còn dư thừa nhưng bên trong lại chứa đựng

một tâm hồn chai lì, một bản chất đê tiện, trâng tráo, ích kỉ…Hay nhân vật Alekxêits trong Huân chương Anna nhị đẳng hiện lên với

tất cả dáng vẻ của sự no nê thừa thãi: “Đó là một viên chức dáng người tầm thước, hơi đẫy đà, mặt phinh phính vẻ no nê thừa

thãi…Cái cằm cạo nhẵn thín, tròn trĩnh sắc nét…nét tiêu biểu nhất

của ông là cái khoảng da trần trụi dần chuyển tiếp với đôi má phinh phính rung rung như miếng thịt đông” [12], “Đôi môi dày mọng ươn ướt” [12].

Còn có kiểu nhân vật rất ấn tượng trong truyện ngắn Sêkhốp.

Đó là những con người trông rụt rè, dúm dó, co ro. Họ khoác lên người những trang phục vừa có vẻ sang trọng, vừa có vẻ bí ẩn. Áo

bành tô, mũ, kính, ủng là những trang phục rất dễ nhận ra họ. Có thể

chỉ cần nhìn vào một chiếc áo khoác cũng có thể dự đoán được tính

cách và số phận của họ. Có những nhân vật thì mặc chiếc áo cũ sờn, nhàu nát như Raghin, Kirilôp…Điều đó chứng tỏ họ không quan tâm

tới dáng vẻ bề ngoài, không chau chuốt cho bản thân. Đồng thời

Sêkhốp như muốn thông báo cho bạn đọc thấy được cuộc sống nghèo

khổ của họ. Chiếc áo khoác còn cho thấy được tâm trạng bên trong

của nhân vật. Nhân vật Tsêrvikốp trong Cái chết của một viên chức

trước khi tìm đến nhà vị tướng đương nhiệm tổng cục đường sắt để

xin lỗi cũng không quên diện một bộ lễ phục mới để che đậy nỗi sợ

hãi, lo lắng canh cánh trong lòng mình. Đến khi nằm xuống đi văng

và tắt thở thì y vẫn mặc nguyên bộ lễ phục mới. Thì ra bộ lễ phục này là để che đậy con người nhỏ bé bên trong của y.

Cũng giống như vậy nhân vật Bêlicốp trong truyện ngắn Người

trong bao khoác trên mình đủ các trang phục. Bất cứ lúc nào đi đâu

hay về nhà kể cả lúc ngủ anh ta cũng đều “đi giày cao su cầm ô và

nhất thiết là phải mặc áo bành tô ấm cốt bông”, “đeo kính râm”, “lúc nào cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên” [9, tr.262]…Cứ nhìn vào trang phục bất thường ấy cũng đủ thấy anh ta

có một tính cách bất thường. Đó là bản chất của kẻ luôn sợ hãi, sống

thu mình, cô độc.

Như vậy, có thể thấy Sêkhốp không miêu tả chân dung nhân vật một cách cầu kì về ngoại hình, trang phục. Nhưng những chi tiết ông đưa ra tưởng như ngẫu nhiên, tình cờ lại có sức gợi tả, làm cho

chân dung nhân vật được hiện lên một cách cụ thể, chân thực, và sống động.

3.1.2. Ngôn ngữ cá thể hóa

Ngoài chi tiết về chân dung, ngoại hình Sêkhốp còn rất chú ý đến ngôn ngữ của nhân vật. Với tác giả, đây cũng là một chìa khóa để giải mã tính cách nhân vật. Qua ngôn ngữ của nhân vật, người đọc

có thể đoán biết được nhân vật thuộc loại người nào.

Những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tài năng thì

thường có ngôn ngữ nhẹ nhàng, điềm đạm, bình tĩnh. Nhân vật bác sĩ Đưmốp trong Người đàn bà phù phiếm sử dụng ngôn ngữ với giọng

nói dịu dàng, bác sĩ Raghin trong Phòng số 6 có “giọng thanh thanh,

dìu dịu- chứ không phải giọng trầm trầm ồm ồm” [12]. Ông luôn nhỏ

nhẹ, lễ độ chưa bao giờ to tiếng với ai.

Đối với những nhân vật bị tha hóa biến chất, có lối sống dung

tục, tầm thường thì giọng của họ cũng trở nên tha hóa. Giọng của họ

không còn nhỏ nhẹ, dịu dàng mà luôn quát tháo “the thé, chối

tai…chua chát” và giọng khinh bỉ người khác. Nhân vật điển hình

cho chất giọng tởm lợm ấy là bác sĩ Iônứt trong truyện ngắn cùng

tên. Iônứt vì “mỡ đầy lên họng nên giọng nói của anh cũng thay đổi,

trở nên the thé, chói tai” [9, tr. 259]. Sự thay đổi giọng nói cũng là

dấu hiệu của sự thay đổi về tính cách, anh trở nên khó tính và gay

gắt. Từ một bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân anh trở thành người nôn

nóng, cáu kỉnh, sẵn sàng quát bệnh nhân bằng cái giọng chát chúa

của mình. Nicôlai trong truyện Khóm phúc bồn tử khi còn làm ở bàn

giấy sở thuế, nhút nhát đến mức không dám có ý kiến riêng, nhưng khi đã có một trang ấp nhỏ thì giọng nói “hệt như một ngài bộ trưởng”: “Học thức là cần thiết nhưng đối với dân chúng thì hơi

sớm”. “Nhục hình nói chung là có hại, nhưng trong một vài trường

hợp thì nó cũng giúp ích và không thể thay thế được” [9, tr. 448]. Thậm chí giọng nói của Nicôlai đã hoàn toàn quên đi nguồn gốc xuất

thân của mình. Có đến hai chục lần Nicôlai nói : “tôi, với tư cách là

một nhà quý tộc” [9, tr.448] trong khi đó ông nội của y là một nông

dân, còn cha y là một người lính. Thật thảm hại và đáng thương

thay!

Hay một nhân vật khác trong Phòng số 6 đó là Khôbôtôp. Ông

có “cái giọng nói thô tục và trịnh thượng hay dùng những danh từ

“bạn đồng nghiệp” làm cho Raghin cảm thấy rất khó chịu. Giọng lão

quản Prisưbeep thì khàn khàn, ẹ ẹ. Mỗi khi y cất cái giọng rè rè là

dân chúng không thể chịu nổi. Như một cái loa phóng thanh đã cũ kĩ,

giọng nói của lão quản gây khó chịu cho những người xung quanh

như chính những điều luật mà y thao giảng. Đây là biểu hiện của con người lỗi thời, không theo kịp sự đổi thay của cái mới.

Ngoài ra Sêkhốp còn miêu tả giọng điệu của những kẻ yếu đuối, nhu nhược. Nhân vật Tsêrviakốp trong truyện Cái chết của một

viên chức là một ví dụ. Thông qua ngôn ngữ đối thoại của y với vị

tướng mà y vô ý hắt hơi vào cho chúng ta thấy y là một con người sợ

quyền uy, chức tước. “Thưa ngài, ngài thứ lỗi cho, tôi trót hắt hơi…tôi vô ý…”, “Ngài làm ơn làm phúc tha lỗi cho.

Tôi…tôi…không muốn thế đâu ạ!...”[9, tr.6]. Cùng với Tsêrviakốp

thì Klotskop trong Vở kịch vui cũng vậy. Klotskop đang hưng phấn

về thành quả văn học của mình thì nghe bạn bè xung quanh dọa dẫm

rằng vở kịch như vậy là đụng chạm đến người này, người khác, người có vai vế, chức tước thì hắn dần dần lo sợ và hủy bỏ tập

mỗi người lại hiểu một cách…có thể là trong vở kịch vui của tôi có

cái chúng mình không thấy, nhưng người khác lại thấy” và hắn đi tới

quyết định trong sự bất an, sợ hãi: “tôi xé quách…còn…còn…các

bạn, xin các bạn cũng đừng…đừng nói lại với ai cả nhé” [12]. Tâm lí nô lệ khiếp sợ quyền lực đến độ bạc nhược đó không khỏi gây cho người đọc một nụ cười buồn qua những ngôn ngữ của nhân vật.

Đúng là mỗi người một tính cách, một số phận khác nhau, một

ngoại hình một giọng nói khác nhau. Khi đi tìm hiểu những nhân vật

trong truyện của Sêkhốp, chúng ta có thể dựa vào những chi tiết

nghệ thuật mà ông đã sử dụng để thấy được đặc điểm riêng của nhà

văn Nga này.

3.1.3. Ngôn ngữ người kể chuyện

“Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn là nghệ sĩ của ngôn

từ”. Thật vậy, ngôn từ là chất liệu cấu thành nên một văn bản, mỗi

tác phẩm văn học đều được viết hoặc được kể bằng lời. Nghiên cứu

tác phẩm văn học không thể không xem xét dưới góc độ ngôn ngữ.

Mặt khác, chúng ta cũng biết kể chuyện là sự trình bày liên tục bằng

lời văn các chi tiết, sự kiện tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột

và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn theo cách nhìn, cách cảm nhất định. Do vậy, khi tìm hiểu vai trò người kể chuyện, ta không thể không đề cập đến ngôn ngữ người kể chuyện.

Người kể chuyện là thành tố căn bản tạo nên giá trị nghệ thuật

của tác phẩm và có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật tự sự vì

nó gắn với giọng điệu, điểm nhìn và cách dẫn chuyện. Mỗi nhà văn,

mỗi tác phẩm đều có kiểu người kể chuyện riêng của mình. Là một

thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ người kể chuyện được xác định theo

khách quan và tính chủ quan trong miêu tả. Tùy theo từng trường

hợp, người kể chuyện có thể tham gia vào câu chuyện với tư cách là

một nhân vật hoặc không tham gia.

Khi người kể chuyện ở ngôi thứ ba- điểm nhìn bên ngoài, nhân vật được phân tích, đánh giá theo sự hiểu biết quan sát của người kể

chuyện đứng ngoài truyện, vì thế mang đầy cảm xúc và đánh giá chủ

quan của người kể chuyện. Người kể chuyện trực tiếp nêu đặc điểm,

tính cách nhân vật. Trong những truyện ngắn như Cái chết của một

viên chức, Anh béo anh gầy…có nhiều đánh giá, phát biểu của người

kể chuyện. Ngôn ngữ người kể chuyện được đưa vào trong trần thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 66)