6. Dự kiến đóng góp mới
3.1.4. Nghệ thuật tạo tình huống
Trong quá trình khắc họa tính cách nhân vật, nhà văn còn tạo
ra những tình huống truyện, thông qua những tình huống truyện mà
nhân vật tự bộc lộ tính cách. Trong nghệ thuật tạo tình huống
Tình huống ngẫu nhiên, đây là tình huống có một sự kiện ngẫu
nhiên xảy ra và mạch truyện bắt đầu từ sự ngẫu nhiên ấy. Xét truyện
ngắn Cái chết của một viên chức ta thấy việc hắt hơi của Tsêrviakốp
xảy ra hết sức ngẫu nhiên : " Hắn cảm thấy tâm hồn đang tột đỉnh say sưa. Bỗng dưng…Trong các câu chuyện, người ta hay thấy chữ
" bỗng dưng ". Các tác giả nói vậy có lí lắm : cuộc đời chả đầy rẫy
sự bất ngờ…Thế, bỗng dưng, mặt hắn nhăn nhúm lại, mắt hắn hoa lên, hơi thở hắn ngừng bặt lại ; hắn bỏ ống nhòm ra, nghiêng mình và…hắt sì…ì…ì hờ…ơi ! " [9, tr. 5]. Từ cái hắt hơi hết sức " bỗng dưng ", hết sức ngẫu nhiên đó mà Tsêrviakốp bắt đầu bộc lộ tất cả
bản chất nô lệ, khiếp sợ quyền lực đến đớn hèn của mình khi hắn
biết người hắn hắt xì hơi vào là một vị tướng. Lúc đầu Tsêrviakốp
nghĩ thầm " Mình làm bắn nước bọt vào ngài rồi, không phải thủ trưởng của mình, ở nơi khác nhưng dù sao thì vẫn không hay ho gì. Phải tạ lỗi mới được " [9, tr.6] và hắn đến xin lỗi vị tướng. Ta tạm
gọi đây là lần thứ 1. Ở lần thứ 1 này, phép lịch sự của một người
bình thường là có hành động xin lỗi khi làm ảnh hưởng đến người
khác. Nhưng với Tsêrviakốp, người anh ta làm vấy bẩn là một vị tướng nên sau khi xin lỗi và được vị tướng bỏ qua " Tsêrviakốp ngượng ngùng, bối rối cười ngây ngô và lại nhìn tiếp lên sân khấu " [9, tr. 6]. Xem thì vẫn xem nhưng hắn không còn cảm thấy khoan
khoái nữa, trong lòng hắn đầy thắc thỏm lo âu. Đến giờ giải lao, hắn
lại mon men đến xin lỗi vị tướng, nhưng ông ta gạt đi, khó chịu vì bị
làm phiền (lần thứ 2). Hắn vẫn không yên bởi "Ngài nói ngài quên rồi mà mắt ngài trông giận giữ thế ? " [9, tr. 6] hắn hồ nghi liếc nhìn viên tướng và có ý phải bày tỏ với ông ta rõ ràng mới được và hôm
Tsêrviakốp xin lỗi Brigialốp cho rằng "chuyện vặt ấy mà" và ông tiếp tục công việc của mình, không để ý đến Tsêrviakốp (lần thứ 3).
Nhưng điều đó càng làm cho Tsêrviakốp sợ hãi hơn, tâm lí bất an hơn bởi hắn nghĩ " Ngài không muốn nói chuyện với mình! Thế là
ngài giận đấy…Không, không thể để thế được…Mình phải thanh
minh với ngài…"[9, tr.8] và hắn lại xin lỗi vị tướng. Brigialốp cảm
thấy bị quấy rầy cho nên không tiếp Tsêrviakốp và nói "này anh kia,
có phải anh định giễu tôi không thì bảo!" [9, tr.8] nói xong vị tướng đi vào phòng và đóng cửa lại (lần thứ 4). Từ cái hắt hơi hết sức ngẫu nhiên đó, Tsêrviakốp bộc lộ tất cả bản chất nô lệ, khiếp sợ quyền lực đến đớn hèn của mình. Còn trong Anh béo và anh gầy , việc anh gầy
gặp lại anh béo là việc hết sức ngẫu nhiên và tiếp theo sự ngẫu nhiên đó lại thêm một ngẫu nhiên bất ngờ đó là anh gầy được biết anh béo
giờ đã là quan lớn. Từ phút đó trở đi tâm lí và hành động của anh
gầy thay đổi. Anh không còn giữ được tình cảm trong sáng chân
thành mà bộc lộ tâm lí sợ hãi uy quyền. Hay trong tác phẩm Vé trúng số, việc trùng hợp xêri xổ số là sự ngẫu nhiên, từ đó diễn biến tâm
trạng của hai vợ chồng nhà Ivan Đơmitơrits bộc lộ là những con người ích kỉ, ích kỉ ngay trong sự hão huyền, ngay cả với người thân
yêu nhất của mình.
Ngoài tình huống ngẫu nhiên, Sêkhốp còn xây dựng tình huống
mang tính nghịch lí, oái oăm, dẫn dắt tình tiết sao cho cốt truyện lên
tới đỉnh điểm, căng thẳng rồi mới giải quyết mâu thuẫn. Trong truyện ngắn Hai kẻ thù, Sêkhốp miêu tả rất sâu sắc và tinh tế tình
cảnh một con người gặp phải tai họa lớn trong cuộc đời. Một tình
huống nghịch lý, oái oăm xảy ra đó chính là bác sĩ Kirilốp có đứa
mất mát không gì bù đắp nổi thì có một người xuất hiện ở nhà ông
cầu xin ông “làm ơn làm phúc” đi cứu vợ ông ta đang hấp hối. Bác sĩ
Kirilốp bị đặt vào một tình huống khó xử một là bằng lương tâm
nghề nghiệp ông phải đi cứu người, hai là ở nhà để làm người trụ cột cho gia đình lúc gặp mất mát, đau thương mà ở đây là đứa con trai
bé bỏng của ông. Đắn đo, suy nghĩ, dằn vặt cuối cùng ông quyết định đi cứu người. Oái oăm thay khi ông đến chẳng thấy người bệnh đang
hấp hối đó đâu, Kirilốp cảm thấy mình bị xúc phạm ghê gớm. Nếu như không có người đàn ông kia xuất hiện thì bác sĩ đã có thể ở bên
cạnh đứa con trai xấu số của mình cùng người vợ tội nghiệp kia trong lúc đau khổ nhất. Và nếu như người vợ của Abôghin bị bệnh
thật chứ không phải bỏ trốn cùng tình nhân cũng như Abôghin không
ích kỉ và quá đau khổ vì vợ bỏ mà có thái độ giận dữ lây sang
Kirilốp thì có lẽ mọi chuyện đã khác. Chính tình huống nghịch lý đó đã đẩy họ nhìn nhau như những kẻ thù và khiến cho Kirilốp có cái
nhìn không thể xóa bỏ về giới quý tộc khi đó.
Hay trong truyện Phẫu thuật một tình huống nghịch lý được đặt ra là viên trợ tế nhà thờ Vonmiglaxop bị đau răng, tìm đến viên y
sĩ Xaecgay Kudmits ở nhà thương. Hắn cảm thấy mình như gặp một
vận may và luôn lời ca tụng, cầu chúa ban phước lành và nói lời cảm ơn viên y sĩ. Theo ý người bệnh này, gặp được viên y sĩ là một diễm
phúc lớn của ông, bởi đã mấy ngày nay răng của ông đau dữ dội. Thế nhưng kết quả thật trái ngược, Vonmiglaxop càng hi vọng, mừng rỡ
bao nhiêu thì y sĩ dốt nát, khoe khoang, vụng về đã hành hạ ông đến đau đớn, khổ sở, ngây dại bấy nhiêu. Từ chỗ tưởng mình gặp may
trên có tác dụng lên án những kẻ dốt nát nhưng hay lên mặt khoe
khoang, làm cản trở sự phát triển của xã hội.
Một đặc điểm nữa mà ta không thể bỏ qua trong việc xây dựng
tình huống của Sêkhốp là các tình huống diễn ra rất ngắn, hầu như
không có sự chuyển đổi về không gian. Sự chuyển đổi giữa tình
huống nọ với tình huống kia rất nhanh, không do một xung lực bên
ngoài ghê gớm nào thúc đẩy, chỉ là do thái độ "yêu" hay "ghét" của