Kiểu nhân vật không có tình yêu hạnh phúc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 59 - 62)

6. Dự kiến đóng góp mới

2.2.4. Kiểu nhân vật không có tình yêu hạnh phúc

Ở kiểu nhân vật này Sêkhốp dành nhiều tình yêu của mình cho nhân vật nữ. Bởi ông hiểu rằng: nạn nhân khốn khổ nhất của “nước

Nga- nhà tù” chính là người phụ nữ. Tiếp nối những người “gieo hạt

giống” như Puskin, Tônxtôi, Đôxtôiepxki, Sêkhốp đã làm cho hình

tượng người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn. Sêkhốp nói về những cô gái Nga đẹp mà bất hạnh, với một trái tim dạt dào tình yêu và một trí óc

minh mẫn: hãy giải phóng cho người phụ nữ

Sêkhốp không đi sâu miêu tả vẻ đẹp của những cô gái Nga mà

ông nhấn mạnh nỗi khổ của họ. Nhà văn luôn trăn trở trước câu hỏi:

Vì sao người con gái Nga lại khổ? Câu trả lời mà ông nhận được đầu

tiên chính là họ không được tự do trong hôn nhân. Nước Nga cuối

thế kỉ XIX vẫn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Người phụ nữ

Nga từ khi cất tiếng khóc chào đời đã không có sự bình đẳng thì làm

sao trong hôn nhân họ được lựa chọn? Những cuộc hôn nhân gả ép là

nguyên nhân quan trọng nhất đẩy bao cô gái Nga vào bi kịch đau khổ

bất hạnh. Xôphia trong Những người đàn bà lấy một người đàn ông

mà chị không yêu và rồi đời chị cũng bất hạnh từ đấy “Còn đời chị

thì sao? Cũng chẳng hơn gì. Anh Phêđor của chị đã đuổi chị từ xưởng máy về nhà với bố, còn mình thì kiếm một cô nhân tình, con

của chị thì anh ta tước mất, rồi gán đi ở cho nhà một ông chủ. Chị thì

làm quần quật như trâu như ngựa, mà vẫn cứ bị chửi mắng…”[9, tr. 222]. Đời Xôphia như vậy là hết: mất cả chồng con, chị sống mà như

chỉ tồn tại. Natalya trong Đêm Noen cũng không hề yêu người đàn

yêu bên Litvinốp- chồng nàng, khiến cho Natalya nảy sinh một ý

nghĩ đáng sợ: mong chồng chết ngoài khơi giông bão, cái ước muốn

sống cô quả và tự do đã tiêu tan khi chồng nàng trở về. Đáp lại sự

trở về từ cái chết của người chồng là một tiếng thét “chói chang, xé gan xé ruột” [12]. Mặt biển ầm ầm bão tố cũng không thắng nổi

tiếng thét của Natalya- tiếng thét của sự bất lực đến tuyệt vọng. Người đọc nghĩ đời Natalya đến đây là hết nàng lại trở lại cuộc sống

cam chịu ban đầu nhưng Sêkhốp đã tạo tính kịch cao độ ở cuối

truyện làm cho bi kịch của Natalya có chiều sâu sắc hơn. Livinốp

chồng của Natalya khi nghe tiếng thét chói chang đã hiểu được lòng

vợ, anh nhảy lên thuyền ra khơi cho ước muốn của nàng trở thành sự

thật. Phút xúc động bạn đọc nhất có lẽ là hình ảnh: một bên “- Quay lại đi anh!- Natalya gào lên, tưởng như đứt cả mạch máu cổ” [12] và một bên là tảng băng khổng lồ đang lao vào thuyền Livinốp. Bi kịch

lớn nhất đời Natalya chính là phát hiện ra mình đã yêu chồng khi đã mất anh. Hóa ra bấy lâu nay Natalya được sống trong tình yêu mà

nàng không biết cho đến khi chồng nàng ra đi thì trái tim nàng mới

biết yêu. Cuộc đời của Natalya trước khi lấy chồng là bất hạnh, lấy

chồng càng bất hạnh và chồng chết là tột cùng của sự bất hạnh. Ít

người phụ nữ Nga nào trong văn học Nga lại bất hạnh như nàng.

Người đánh xe ngựa Iôna trong Nỗi buồn là hiện thân của

những người nông dân bị phá sản, bơ vơ nơi đất khách quê người,

nỗi bất hạnh của bác là sự cô độc, không có người sẻ chia. Con trai

bác vừa mất đó là một đau đớn khôn nguôi nhưng tất cả những người khách đi xà ích hôm đó không có một ai lắng nghe lời bác tâm sự.

Họ chỉ biết đến bản thân họ thậm chí họ còn mắng chửi bác vì xe đi

hãy lắng nghe bác kể về con trai bác để bác không rơi vào trạng thái cô đơn, không rơi vào nỗi nhớ đang cào xé. Bởi nếu một mình mà

nghĩ và tưởng đến hình dáng con trai thì thật đau đớn quá sức với bác. Nhưng thật tàn nhẫn bác đau đớn nhìn vào những đám đông chen chúc hai bên đường phố, không một ai trong đám đông hàng

nghìn kia- dù chỉ một người chịu nghe bác nói? Tất cả đã quay lưng

lại với nỗi đau khổ đó cuối cùng bác không thể chịu đựng được nỗi đau trong lòng mình thêm nữa bác đã tâm sự với con ngựa của mình

“thế đấy ngựa thân mến…Cudima Ionuch không còn nữa. Nó chết

rồi…chết uổng. Này ví dụ em có con ngựa mà em là mẹ đẻ nó. Bỗng

nhiên con ngựa con ấy chết đi thì có thương không?” [23, tr.19].Thật đáng sợ khi con người không có tình thương với nhau, không có sự đồng cảm trong cuộc sống. Qua câu chuyện Sêkhốp lên án sự vô tâm

của con người trước nỗi đau khổ của người khác.

Vanka trong truyện ngắn cùng tên tiêu biểu cho số phận những

con người vất vả, tủi nhục, bế tắc không có hạnh phúc ngay từ khi

còn thơ dại. Bức thư gửi ông của cậu bé 9 tuổi đi ở đói ăn, không

chỗ ngủ, luôn bị chủ đánh đập…đầy nước mắt đắng cay làm chúng ta

không khỏi chạnh lòng.

Sêkhốp không phải là nông dân nhưng ông nội ông là một nông

nô và Sêkhốp lúc nào cũng phải lao động như một mugic thực thụ. Đã có lần Sêkhốp tâm sự với Gorki: “…Trong huyết mạch tôi tuôn

chảy một dòng máu nóng dân lao khổ và những tính nết của người

nông dân không có gì làm cho tôi phải kích động”. Điều này càng

làm cho chúng ta thấy rõ trong những trang truyện của ông viết về

luôn tìm được ở ông sự đồng cảm thực sự với số phận những con người đó.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)