6. Dự kiến đóng góp mới
3.2.3. Thiên nhiên Nga và tính cách Nga trong truyện ngắn
Sêkhốp
Mỗi nhà văn Nga thường tạo dựng cho mình một thế giới thiên
nhiên riêng. Là người đại biểu xuất sắc cuối cùng cho chủ nghĩa hiện
thực Nga thế kỷ XIX, Sêkhốp cũng có một thế giới nghệ thuật với
những hình ảnh, những hiện tượng thiên nhiên đặc trưng cho mình. Thiên nhiên của đất nước Nga đi vào trang văn của Sêkhốp vừa tươi thắm, thuần hậu, vừa lãng mạn, trữ tình, lại vừa mang nét riêng,
nó tạo nên bản sắc và sức hấp dẫn kì lạ trên các trang văn của
Sêkhốp. Một điều dễ nhận thấy trong bức tranh thiên nhiên của
Sêkhốp là phong cảnh thảo nguyên.
Thảo nguyên bao la rộng lớn của nước Nga dường như luôn là
hình ảnh có sức lôi cuốn kỳ diệu đối với tâm hồn phóng khoáng và
dào dạt chất thơ của các nghệ sĩ. Bước vào trang văn của Sêkhốp,
hình ảnh thảo nguyên vừa mang những nét chung lại vừa hấp dẫn bởi
sự sáng tạo hình tượng độc đáo, chứa đựng nhiều lớp trầm tích ý tưởng của nhà văn.
Thảo nguyên của Sêkhốp, trước hết chính là tiếng gọi về của
tuổi thơ. Thành phố Taganrôc quê hương nhà văn chính là thành phố
của biển và thảo nguyên. Phía sau Taganrôc là cả một "biển" thực
sự, đó là thảo nguyên miền nam nước Nga dường như không có đến
tận cùng. Hình ảnh thảo nguyên này đã đi vào kí ức của tuổi thơ và để lại trong hồi ức Sêkhốp những ấn tượng đậm nét. Sau lần trở về
là một cuộc hành trình, ông đã viết nên thiên truyện vừa Thảo
nguyên. Trong đó thảo nguyên trở thành hình tượng nhân vật chính,
được nhà văn tái hiện lại với dòng cảm hứng say sưa, với những ấn tượng dạt dào.
Trong tác phẩm cùng với cuộc hành trình của cậu bé 9 tuổi
Iegôruska, thảo nguyên được Sêkhốp miêu tả trong sự khám phá toàn
vẹn, đầy đủ. Nó hiện lên sinh động, chi tiết trong từng góc độ không
gian, trong từng thời điểm thời gian và xuyên suốt ở đây là hình ảnh
"Thảo nguyên màu hoa huệ tím" (Phan Hồng Giang) với sự mênh
mông rộng lớn không cùng. Vừa ra khỏi thị trấn N với những nhà
lao, những "khung cửa sổ hẹp có trấn song sắt" trước mắt người đọc
bỗng "trải ra một cánh bình nguyên rộng mênh mông có một dãy đồi
vắt ngang chen chúc nhau, nhấp nhổm dòm qua vai nhau, mấy ngọn đồi này dần dần nhập lại thành một hàng chạy dài từ vệ đường bên
phải cho đến tận chân trời rồi mất hút trong khoảng không màu tím
nhạt"...Không gian của thảo nguyên cứ thế mở ra vô tận, nó vô tận đến mức tạo cho ta cảm giác "xe cứ đi mãi mà không trông rõ được
dãy đồi bắt đầu ở chỗ nào và chấm dứt ở chỗ nào"...Không chỉ rộng,
sự mênh mông không cùng đến rợn ngợp của thảo nguyên còn được
cộng hưởng bởi tầm cao: "Bầu trời úp lên trên cánh thảo nguyên
không có rừng và núi cao trông sâu thẳm và trong suốt đến phát sợ
lên, tất cả bây giờ đều có vẻ vô cùng vô tận"...
Trong tầm cao vô tận, trong chiều rộng vô biên ấy, thảo
nguyên cất giấu trong mình chiều sâu của một thế giới riêng, vừa
huyền diệu, vừa đẹp đẽ lạ lùng. Đó là vẻ đẹp hoang sơ của những
loài hoa dại chan hòa dưới nắng mặt trời, là màu sắc biến ảo của
màu tím, với những sắc độ điềm đạm như bóng tối" [12, 164], đó còn là những bãi cỏ dài, những hòn đá cuội, những cánh đồng đã cắt rạ,
những bụi gai, những khóm đay dại. “ Tất cả đều đã sém đi vì nắng,
ngả sang màu hung nâu nâu và như chết dở, nhưng giờ đây được làn sương mai tắm gội và được ánh nắng vuốt ve, đã hồi sinh để nở hoa
trở lại" [12, tr. 163]…Kì diệu nhất ở đây có lẽ là thế giới âm thanh
riêng của thảo nguyên, đó là những âm thanh đặc trưng đòi hỏi sự
lắng nghe bằng tất cả tâm hồn mình "trong đám cỏ, châu chấu, cào
cào, dế mén, xén tóc thi nhau kéo dài điệu nhạc rả rích đơn điệu của
chúng" [12, tr.163], đó còn là âm thanh của "những con chim "ông
lão" cất tiếng hót vui tươi bay qua vun vút, trong đám cỏ, mấy con
chuột nhảy gọi nhau và xa xa đâu về phía bên trái, có tiếng nức nở
của mấy con chim dẽ mào" [12, tr.163]…Những âm thanh này đem đến cho thảo nguyên một thế giới của sự sống trong chiều sâu của
nó.
Vẻ đẹp của thảo nguyên không chỉ lộ diện dưới ánh nắng mặt
trời chói chang ban ngày mà dường như còn đẹp kì diệu và đầy bí ẩn hơn khi thảo nguyên ẩn mình trong bóng đêm. Lúc này, dù không
còn "tiếng cun cút và tiếng chim cuốc kêu nữa, họa mi không hót trong những khu rừng, không có mùi hương của các loài hoa" [19, tr. 24], nhưng "thảo nguyên vẫn đẹp và đầy sức sống" [19, tr. 24]. Trong bóng tối, thảo nguyên sống với cuộc sống riêng của mình,
trong vẻ tĩnh lặng mơ hồ của nó đều đang chứa đựng những khoảnh
khắc sống thiêng liêng của sinh linh vạn vật, đó là âm thanh của cỏ
"những âm thanh rộn rã, tươi vui và trẻ trung mà ban ngày không hề
nghe thấy" [19, tr. 24], đó còn là "tiếng kêu đứt quãng, lo lắng của
cười khanh khách hay khóc lên nức nở" là "tiếng kêu của một con chim đang thao thức hay đang mê ngủ gì đấy bây giờ vang lên mau hơn giữa tiếng lách tách đơn điệu, khua động làn không khí im lìm"
[19, tr. 24], đó còn là "tiếng lách tách râm ran của côn trùng" [19, tr. 24]…tất cả đều là những âm thanh rất khẽ khàng và rất đỗi mơ hồ
của vạn vật. Thảo nguyên về đêm còn sống trong làn không khí "thoang thoảng mùi rơm rạ, mùi cỏ khô và mùi hoa nở muộn, những
mùi hương ấy nồng đậm, ngòn ngọt và dịu dàng" [19, tr. 25].
Như vậy có thể thấy, dù là dưới ánh nắng ban ngày hay trong
sự tĩnh lặng của bóng đêm, thảo nguyên ở đây đều được hiện lên
trong vẻ đẹp toàn vẹn và sinh động của nó. Và dường như qua ngòi bút của Sêkhốp, thảo nguyên không chỉ là vẻ đẹp, là không gian rộng
lớn không cùng mà đó còn là một sinh linh mang trong mình sự
sống.
Thảo nguyên của Sêkhốp không chỉ được miêu tả bởi sự mênh
mông vô tận, ở vẻ đẹp tự nhiên của sự sống, mà ở đó còn tiềm tàng
bao nguồn sinh lực mạnh mẽ, lớn lao. Sức sống tiềm tàng nhưng bất
tận ấy chính là hình ảnh của con người Nga.
Trải dài trên thảo nguyên không phải là hình ảnh của con đường quanh co, nhỏ hẹp gắn với những bước chân tất bật, vội vã mà "thay cho con đường là một cái gì rộng rãi, phóng khoáng, dũng
mãnh, phi thường", đó là con đường của những con người khổng lồ,
của những bước chân khổng lồ: "Ai vẫn thường đi trên con đường này? Ai đi đường mà phải rộng thế? Thật khó hiểu và kì dị. Quả có
thể nghĩ rằng ở trên đất nước Nga này vẫn còn những con người
khổng lồ như Ilya Muromets và Xôlôvây Radbôinich, và những con
Đây dường như không phải là con đường của loài người nữa mà là sự
hiện hữu của một sức mạnh dũng mãnh, to lớn. Đứng trước những
sức mạnh ấy, nhân vật như được đánh thức, thoát khỏi những lo lắng thường nhật để băn khoăn về những điều cao cả, lớn lao, ở đó nhân
vật thể hiện mơ ước của mình: "Iegôruska nhìn con đường mà mường tượng như nghe tiếng bánh xe lăn ầm ầm của sáu chiếc xe ngựa cao như kiểu xe trên những hình vẽ trong cuốn thánh sử đang xếp thành
hàng ngang phóng nhanh; mỗi chiếc xe như vậy thắng sáu con ngựa
bất kham phi lồng lên (…) và người cầm cương là những nhân vật
mà ta vẫn thường thấy trong những giấc mơ, hay ta vẫn tưởng tượng ra khi đang có một tâm tư huyền thoại. Vả lại những hình ảnh sẽ ăn ý
biết bao nhiêu với thảo nguyên và con đường rộng thênh thang này,
nếu những nhân vật ấy có thật!" [19, tr. 26].
Mơ ước của Iegôruska chính là mơ ước được chiếm lĩnh sự
hùng vĩ, mơ ước có được sự hiện hữu của những con người khổng lồ
trong huyền thoại có thể làm chủ được những con đường rộng thênh
thang, làm chủ được thảo nguyên đầy tiềm năng, đầy sức mạnh to
lớn nhưng dường như đang bị hoài phí, đang mỏi mòn dần. Mơ ước ấy cứ trở đi trở lại trong tác phẩm, nó trở thành một nỗi băn khoăn,
một câu hỏi đầy day dứt. Thảo nguyên với sức mạnh đang bị hoài
phí, thảo nguyên với những nỗi băn khoăn đầy day dứt đã lay thức
trong ta phải nhìn nhận lại cuộc sống xung quanh mình: Ta đang
sống như thế nào? Ta cần phải làm gì để xứng đáng với cuộc sống
rộng lớn, đẹp đẽ, phong phú xung quanh ta? Từ đó nó đánh thức
trong ta khát vọng muốn được đổi thay, khát vọng hướng đến cuộc
Đến đây, hình ảnh thảo nguyên của Sêkhốp đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho nước Nga hùng vĩ, nước Nga diễm lệ mà khắc
khổ, nước Nga chứa đựng đầy nguồn tiềm năng lớn lao nhưng dường như đang mòn mỏi và bị hoài phí dần, một nước Nga rộng lớn, tươi đẹp nhưng đang còn chìm trong lặng yên, cần bàn tay của người
khổng lồ đánh thức, một nước Nga cần trở mình để bước đi trên con đường rộng lớn, dũng mãnh của mình.
Xây dựng thảo nguyên trở thành hình ảnh biểu tượng của nước
Nga, từ trước đến nay, ngoài Sêkhốp không phải ai cũng làm được. Con người đứng trước sự bao la, hùng vĩ của thiên nhiên để suy
ngẫm về quê hương, đất nước, hơn nữa là để đối chứng thực tại cuộc
sống của chính mình, ý nghĩa và mục đích tồn tại của cuộc sống ấy
ra sao, có lẽ cũng là điều mà Sêkhốp muốn gửi gắm qua hình tượng
thảo nguyên của mình. Thảo nguyên của Sêkhốp, do đó không đơn
thuần là sự rộng lớn, khoáng đạt, là vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên mà cao hơn nữa nó là thế giới của sự sống trong đó chứa đựng cái
nhân loại lớn lao, ở đó con người có thể tìm thấy ý nghĩa đích thực
cho cuộc sống của mình.
Một hình ảnh thiên nhiên nữa khi nhắc đến nước Nga chúng ta
không thể không nói đến đó là tuyết. Đất nước Nga luôn coi tuyết là
món quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mình, và hình ảnh mùa đông phủ đầy tuyết trắng chính là hình ảnh tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho thiên nhiên Nga.
Tuyết hiện lên lung linh, kì diệu và cũng muôn màu muôn vẻ,
tuyết có sức hút đặc biệt bởi sắc trắng và độ lạnh không cùng của nó. Tuyết trong những trang văn của Sêkhốp hiện ra không chỉ đơn thuần
lùng. Bởi thế, khi miêu tả về tuyết, Sêkhốp rất chú tâm làm nổi bật
sắc trắng này. Tuyết của Sêkhốp, đó là "những hạt bụi tuyết nhỏ,
trắng xóa" [9, tr. 37], là tuyết trắng nhẹ nhàng ôm trùm lên cảnh vật: "hương tuyết bay trong không trung, tuyết kêu lạo xạo dưới chân đi;
mặt đất, mái nhà, cây cối, những ghế đá băng đặt trên đại lộ tất cả đều phủ nhẹ một màu trắng mịn mềm thanh khiết" [9, tr.150], là khung cảnh xung quanh "phủ một màu trắng bồng bồng, mềm mại"
(Dọc đường)...Khi miêu tả tuyết, Sêkhốp cũng đặc biệt chú ý tái hiện
những hàng cây phủ đầy tuyết trắng, những đống tuyết vun lại thành
một khối trắng lấp lánh dưới ánh trăng đêm...(Một chuyện đùa, Vanka, Chai rượu sâm banh...).
Đối với Sêkhốp, tuyết chính là hiện thân cho vẻ đẹp thiên
nhiên, và vẻ đẹp ấy thực sự đặc biệt bởi sắc trắng không thể trộn lẫn
của nó, sắc trắng chỉ ở tuyết mới có. Nếu nhìn lên cả màn tối, thì trên nền đen, thấy đang vận động những điểm trắng: đó là tuyết rơi. Dường như trong mắt Sêkhốp chỉ có tuyết mới có được sắc trắng
thực sự, một sắc trắng duy nhất làm sáng cả đêm tối. Sắc trắng này
với ông chính là món quà tặng vô giá của thiên nhiên- một sắc trắng
"trong suốt, dìu dịu, thơ ngây, trinh trắng mà một năm chỉ có thể
thấy được hai lần trong thiên nhiên: khi mọi vật xung quanh đều ẩn
mình dưới tuyết, và khi mùa xuân, vào những ngày quang đãng hay là vào những đêm trăng lúc băng bắt đầu tan trên sông" [9, tr. 153].
Với màu trắng của tuyết, trong cảm nhận của Sêkhốp, nó làm
cho tạo vật trở nên gợi cảm hơn, đẹp đẽ hơn. "Tất cả đều phủ nhẹ
một màu trắng mềm mại, thanh khiết, vì thế mà các ngôi nhà trông khác hơn hôm qua, những ngọn đèn đường tỏa sáng hơn, khí trời trong lành hơn, tiếng bánh xe lăn êm hơn, và cùng với tiết trời lành
lạnh, trong trẻo, lòng người cũng lâng lâng một cảm giác dịu nhẹ trẻ
trung và tinh trắng như những bông tuyết kia" [9, tr. 150]. Tuyết của
Sêkhốp, đó chính là những gì tinh khôi nhất của trời đất, sắc trắng
mà nó mang trong mình đã trở thành biểu tượng cho những gì tuyệt đối trinh trắng và trong lành. Sêkhốp khi miêu tả tuyết cũng đã nâng nó lên thành hình tượng biểu hiện cho một trong những vẻ đẹp tinh
khôi và hoàn hảo nhất của tự nhiên- một vẻ đẹp hoàn toàn xa lạ, đối
lập với cái dung tục, tầm thường trong cuộc sống đời thường của con người. Nó trở thành một điểm sáng hội tụ, con người qua đó hướng
về nó để thanh lọc những giọt cặn có trong tâm hồn mình, thế giới qua đó cũng trở nên trong lành hơn, tinh khiết hơn.
Cùng với những bông tuyết tinh khôi, dịu dàng, đẹp say mê
lòng người, trên những trang văn của mình, Sêkhốp cũng rất hay
miêu tả tuyết trong một trạng thái khác, đó là những cơn bão tuyết
dữ dội, đầy sức mạnh và đầy quyền uy. Những cơn bão tuyết này được Sêkhốp miêu tả rất tập trung và tạo nhiều ấn tượng trong nhiều
tác phẩm của mình, đặc biệt là trong các truyện ngắn Vận xấu, Dọc đường, một chuyến công vụ...
Bão tuyết ở đây cũng được Sêkhốp miêu tả trong vẻ dữ dội, khủng khiếp vốn có của nó: "Gió bấc giá lạnh quất tràn mặt. Trên
không, bất cứ chỗ nào, nhìn ra toàn là những đám mây xốp bông múa
lộn, đến nỗi người ta không nhận nổi tuyết rơi từ trên trời xuống hay
dâng từ mặt đất lên. Sau màn mù tuyết, không còn biết đâu là đồng áng, đâu là cột dây thép, đâu là cánh rừng và cứ từng trận cuồng phong đặc biệt dồn đến..." (Vận xấu). Trong Một chuyến công vụ, Sêkhốp cũng tập trung miêu tả từng đợt gió tuyết thổi dữ dội, "tiếng
dữ tợn ở bên ngoài: ù- ù- ù- ù! Tiếng gió tuyết thổi qua căn gác xép,
và phía bên ngoài có tiếng gì đập dữ dội, chắc đó là tấm bảng treo
ngoài cửa ngôi nhà này...ù- ù - ù -ù" [19, tr. 40] Trong tác phẩm này,
tiếng gió tuyết được Sêkhốp miêu tả trở đi trở lại rất nhiều lần, tạo
thành một điệp khúc ám ảnh và day dứt, "gió tuyết đều đều rên rỉ
kêu", "gió thổi dữ dội, cuốn tuyết chạy đuổi theo nhau như trong cơn
sợ hãi, bên bờ dậu bậc thềm, tuyết đã vun thành đống cao" [19, tr. 40].
Sêkhốp không phải là nhà văn đầu tiên miêu tả bão tuyết. Đây
vốn là một hình tượng truyền thống của văn học, đặc biệt là đối với văn học Nga. Trong tập Truyện Belkin, Puskin có riêng một truyện
ngắn với nhan đề Bão tuyết. Cơn bão tuyết của Puskin là cơn bão tuyết làm đảo lộn tất cả mọi sắp đặt của con người. Hình tượng bão