Các giai đoạn sáng tác của Sêkhốp

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 27)

6. Dự kiến đóng góp mới

1.2. Các giai đoạn sáng tác của Sêkhốp

1.2.1. Giai đoạn đầu những năm 80

Sêkhốp là một trong những "ông thánh truyện ngắn" vĩ đại

trong lịch sử văn học thế giới, là một trong những người đặt nền

móng cho sân khấu kịch tâm lý hiện đại. Tác phẩm của Sêkhốp bắt đầu được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943. Sáng tác của ông ảnh hưởng đến những cây bút văn xuôi lớn của V iệt N a m nh ư T hạch

L a m , N a m C a o , N g u yễn T u â n , đến n h à v iết kị ch Nguyễn Đình Thi...

Nhà văn- bác sĩ Anton Pavlovich Sêkhốp (1860 - 1904) sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở Taganrog, một thành phố nằm ở tây nam nước Nga. Ông của nhà văn vốn là một người

nông nô năng động, tự chuộc lấy mình và quyết tâm gây dựng tương

lai thành đạt cho con cháu. Môi trường tiểu thị dân với nếp sống đời thường nhàm tẻ mà Sêkhốp trải nghiệm trong thời thơ ấu, tâm lý nô lệ mà ông muốn "vắt đi từng giọt" in đậm dấu ấn vào sáng tác của

n h à văn s a u n à y . Sêkhốp từng k h u y ê n một bạn văn: " A n h h ã y v iết truyện ngắn về một chàng trai trẻ, con một người bán hàng tạp

hóa nguồn gốc nông nô, từng hát trong ban nhạc nhà thờ, từng là học

sinh trung học, sinh viên, được giáo dục theo tinh thần phục tùng công chức, từng hôn tay cha đạo, phụng thờ tư tưởng không phải của

mình, cúc cung tận tụy vì miếng b á n h , c h â n t rần đi học , đ ánh

n h a u , h à n h hạ s ú c vật, ăn n hờ ở đậu n hững ng ười t h â n g i à u c ó , đạo đ ức g iả với cả C h ú a lẫn c o n ng ười c hỉ v ì ý t hức mình hèn kém, - Anh hãy viết, chàng trai đó vắt từng giọt nô lệ ra khỏi

mình như t hế n à o để tỉnh dậ y v à o mộ t b uổi s á n g đẹp t rời cả m

n ô lệ nữa m à l à d ò n g m á u chân chính của con người" . Sáng tác của Sêkhốp phần nào chính là một câu chuyện như vậy. Năm 1879, Sêkhốp vào học tại khoa Y, trường Đại học tổng hợp Maxcơva. Ông bắt đầu hành nghề bác sĩ từ năm 1884. Nghề bác sĩ không chỉ đem

lại cho ông vốn sống phong phú khi tiếp xúc với bệnh nhân đủ mọi

loại người, mà còn hình thành quan điểm của ông về mối quan hệ

biện chứng của thể xác với tinh thần con người, hình thành tính kiên nhẫn, nhu hòa, khả năng kiềm chế, chừng mực, phương pháp phân tích, chẩn bệnh một cách khoa học trong cách tiếp cận với con

người. Phần lớn những quan điểm và phẩm chất đó được thể hiện cả

trong sáng tác văn chương của ông. Trong các truyện ngắn, truyện

vừa và kịch của mình, Sêkhốp chẩn bệnh cho những con người bình

thường và cả nước Nga cuối thế kỷ XIX, "thời buổi đau ốm", như

ông từng xác định.

Sêkhốp bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ khoảng năm 1880. Trong giai đoạn 1880 - 1886, dưới những bút danh không nghiêm túc “Người không lá lách”, “Anh của anh tôi”, “Antonsha Chekhonte”, phần nhiều ông viết cho những tờ báo “lá cải”, những tờ tạp chí gây cười, rẻ tiền như “Con chuồn chuồn”,“Đồng

hồ báo thức”, “Giải trí”... Những truyện ngắn của Sêkhốp ở giai

đoạn đầu phần nhiều chỉ mang tính chất truyện vui, được sáng tác rất nhanh ( “ k h ô n g q u á một n g à y đê m”, như t á c g iả t hừa

n hận) , v à n h iều t r u yện đã nhanh chóng rơi vào quên lãng. Tuy nhiên chất hài hước vô tư lự dần dần chuyển hóa thành tính trào lộng sâu sắc bắt đầu thể hiện phong cách truyện ngắn rất riêng của Sêkhốp đã nâng một số truyện ngắn của ông trong giai đoạn

lớn. Khung cảnh nền, ngoại hình nhân vật trong những truyện này

thường được miêu tả ngắn gọn, cô đọng. Tất cả tập trung vào những hoạt cảnh tình huống hay tính cách ngắn, mang tính chất

tiếu lâm với thắt nút và mở nút bất ngờ làm bật lên tiếng cười trào phúng sâu sắc.Tâm lý nô lệ của người công chức "nhỏ bé" bị

Sêkhốp chế giễu sâu cay trong Cái chết của một viên chức (1883),

Anh béo và anh gầy (1883), Sêkhốp tinh tế ghi nhận nét tâm lý

tiểu thị dân này đặc biệt phát triển trong mối quan hệ với thói hống hách, quyền thế, thói hai mặt (Mặt nạ (1884); Lão quản

Prishibeiev (1885); Con kỳ nhông(1884). Cuộc sống tiểu thị dân

là cuộc sống mà trong đó tình yêu có thể được xây dựng trên nỗi

lo sợ, hằn thù Thằng ôn vật (1883). Những nghịch lý gây cười với

những hình t ượng m é o m ó về n h â n c á c h được Sêkhốp p h ó n g

đại l ê n để c ười g iễu những toan tính quẩn quanh của xã hội

công chức, của nếp sống thị dân tầm thường đến đáng sợ.

1.2.2. Giai đoạn cuối những năm 80

Tháng 3 năm 1886, Sêkhốp nhận được một bức thư của nhà văn

lão thành D.Grigorovich đánh giá cao tài năng của ông, nhưng

khuyên ông "hãy biết quý trọng tài năng" của mình, "bỏ lối làm việc

vội vàng chóng vánh" và có mộ t t h á i đ ộ n g h i ê m t ú c h ơ n vớ i v ă n c h ư ơ n g . Bứ c t h ư n à y tạ o n ê n mộ t chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt về ý thức của Sêkhốp đối với việc sáng tác những

tác phẩm văn học một cách nghiêm túc. Sêkhốp cho ra đời tuyển tập

Những truyện ngắn sặc sỡ và bắt đầu cộng tác với những tờ báo, tạp

chí có uy tín ở Peterburg như “Thời mới”, “Người đưa tin phương

Từ năm 1887, ông thực sự bước vào "văn học lớn" và chiếm

lĩnh đỉnh cao của nó. Truyện ngắn và truyện vừa của Sêkhốp trong giai đoạn này không chỉ tiếp tục đưa ra những điển hình của cuộc

sống phù phiếm, nhỏ hẹp, tù túng tha hóa con người (Người đàn bà

phù phiếm, Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Về tình yêu,

Ionưch, Phòng số 6, Trong khe núi), mà còn thể hiện những nỗi buồn

nhân thế, những trăn trở, những sự bừng tỉnh của ý thức con người

muốn vùng thoát khỏi bi kịch đời thường. Bi kịch giao cảm giữa con

người với con người, ý thức về cuộc sống hoài phí có thể đến khi mất mát người thân, khi tuổi già và bệnh tật cận kề (Nỗi thống khổ,

Nỗi buồn, Câu chuyện buồn tẻ, Cây vĩ cầm cho Rodschild), ý thức ấy

cũng có thể được cóp nhặt từ nỗi bực dọc mơ hồ về những điều vặt

vãnh trong cuộc sống đời thường (Thầy giáo dạy văn). Sự trăn trở và bừng tỉnh ấy có thể đến cùng với khát vọng tình yêu, khát vọng sáng

tạo ( Ngôi nhà có căn gác nhỏ, Tu sĩ vận đồ đen, Người đàn bà có

con chó nhỏ). Dù sao niềm tin vào khả năng giao cảm của con người,

vào Sự thật và Cái đẹp không mất đi (Sinh viên), Sêkhốp vẫn hướng

con người đến những khoảng không b a o l a của ước vọng hạnh

p h ú c (Hạnh p h ú c , T hảo n g u y ê n ), đến với quyết tâm đoạn tuyệt

với cuộc sống cũ vì niềm hy vọng vào cuộc sống mới (Vợ chưa cưới). Sáng tác của Sêkhốp trong giai đoạn này do vậy luôn có sự

kết hợp tính tự sự với tính trữ tình, làm thành "giọng điệu trữ tình - mỉa mai nước đôi" trong các truyện ngắn và truyện vừa của ông. Có

điều giọng điệu ấy ẩn dưới mạch n gầ m v ăn bản. S ê k hốp l à mộ t

bậc t hầ y củ a n g hệ t h uật x â y dựng mạ c h ngầm văn bản, tạo tiền đề để Hemingway sau này khái quát lên thành "nguyên lý tảng băng

Với 24 năm lao động nghệ thuật cần mẫn, Sêkhốp đã để lại một

di sản văn học phong phú, độc đáo, lột tả sâu sắc, chân thực cuộc

sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân Nga với bút pháp chủ nghĩa

hiện thực phê phán, làm cho mọi người thấy được tất cả sự khủng

khiếp của cuộc sống cũ nhỏ nhen, trì trệ và thức dậy trong lòng người đọc khát vọng về một sự thay đổi lớn lao cần phải có.

Có thể nói Sêkhốp là bậc thầy của thể loại truyện ngắn, một thể

loại tưởng chừng như đơn giản nhưng đã làm nản lòng không ít nhà văn. Hiếm nhà văn nào có khối lượng truyện ngắn đồ sộ và đặc sắc như Sêkhốp với gần 500 truyện ngắn. Chính ông là người đã nâng thể loại truyện ngắn tới mức hoàn thiện, mở lối khơi đường với cách

viết độc đáo, sáng tạo. Toàn bộ truyện ngắn của Sêkhốp là bức tranh

liên hoàn gồm nhiều mảng nhỏ hợp lại, dựng lên chân dung xã hội

Nga những năm cuối thế kỷ XIX.

1.3. Ảnh hưởng của truyện ngắn Sêkhốp với dòng văn học hiện thực Nga hiện thực Nga

Truyện của Sêkhốp nhìn chung thường đơn giản về phương

diện kết cấu, ngắn gọn, trau chuốt về phương diện ngôn ngữ. Người đọc nhận ra trên những trang viết của ông giọng khách quan lạnh

lùng xen lẫn đồng cảm, sẻ chia, giọng trữ tình đầy chất thơ xen lẫn

chất hài hước. Bàng bạc khắp truyện là một tâm sự âm thầm, một ước mong khắc khoải, một khát vọng lay chuyển cuộc sống. Thái độ

tình cảm của Sêkhốp bộc lộ một cách kín đáo, nhiều khi không thể

hiện bằng âm thanh, từ ngữ mà chỉ “cảm” thấy qua toàn bộ những gì

làm nên tác phẩm. M.Gorki đã nhận xét rằng: Đọc Sêkhốp, chúng ta thấy “phảng phất đâu đây nụ cười buồn buồn của một tâm hồn biết yêu thương”, “tiếng thở dài khẽ mà sâu của một trái tim trong sạch”.

Sêkhốp là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao

mới trong nền văn học Nga và trong nền văn học của thế giới. Với

cái nhìn trầm tĩnh, trung thực vào thế giới bên trong của con người, Sêkhốp thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của nhân vật một cách gián

tiếp, qua ẩn dụ. Những kết cấu trong truyện của ông thường giản dị.

Sêkhốp viết truyện ngắn đúng là truyện ngắn. Nhiều câu nói của ông đã thành châm ngôn: “Nghệ thuật viết là nghệ thuật rút gọn”. “Biết

nói ngắn về những chuyện dài”, “Thà nói thiếu còn hơn nói thừa”.

Trên bề mặt văn bản, Sêkhốp luôn kiệm ngôn, biết kiềm chế, ưa gợi hơn tả, để nhân vật tự bộc lộ hơn là đi sâu phân tích. Trong thư gửi

cho một người bạn, ông tuyên bố: "Khi viết, tôi hoàn toàn trông đợi ở độc giả, tôi cho rằng những thành tố chủ quan còn thiếu trong truyện độc giả sẽ tự thêm vào". Ông biết cách kín đáo sắp đặt các "tín hiệu" của mạch ngầm gợi liên tưởng kết nối, đối sánh, kích thích

người đọc tích cực vận dụng cả vốn sống của mình vừa hòa nhập vào tâm trạng của nhân vật, vừa có khả năng lùi xa ra để suy ngẫm về

nhân vật, lấp đầy "khoảng trống của những điều chưa nói" trong tác phẩm. Những tác phẩm của Sêkhốp biểu hiện sâu kín dưới bề mặt

cuộc đời thường của những con người bình thường. Về mặt nghệ

thuật truyện ngắn của Sêkhốp có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất

xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga

thế kỷ XIX nhất là thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ

thuyền trong các thành phố đang hình thành của nước Nga, nên có

thể nói Sêkhốp là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga. Ngôn ngữ của

truyện ngắn Sêkhốp rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại và

ảnh hưởng rất lớn lên văn học và văn hóa Nga cũng như trong văn

học thế giới.

Antôn Sêkhốp là một nghệ sĩ lớn, giữa ranh giới hai thế kỷ, đã góp phần mở ra một thời kỳ mới trong sự phát triển của văn học Nga.

Sáng tác của Sêkhốp đã vươn tới những giá trị nhân đạo cao cả và

trở thành di sản quý báu trong nền văn hóa nhân loại. Các tác phẩm

của ông gợi lên dòng phản kháng đầy căm hờn đối với xã hội Nga đương thời, thức tỉnh tư tưởng xã hội, nêu lên khát vọng của một bộ

phận tiên tiến trong xã hội Nga trước cách mạng, niềm dự cảm say sưa về trận bão táp tương lai sẽ quét sạch cuộc sống cũ, mở đường

cho cuộc sống mới đi lên. Cảm hứng lạc quan cách mạng trong tác

phẩm Sêkhốp đã chuẩn bị cho bước chuyển hướng mạnh mẽ qua nền văn học vô sản tràn ngập sức sống mãnh liệt.

Có thể nói cùng với sự biến động lớn lao của xã hội Nga cuối

thế kỉ XIX và sự phát triển của văn học thời kì này, Sêkhốp chứng

kiến và là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ấy, điều đó được

thể hiện trong các giai đoạn sáng tác của ông. Ông đã để lại một di sản văn học quý báu cùng với những ảnh hưởng to lớn về mặt nghệ

thuật cho văn học Nga cũng như văn học thế giới về thể loại truyện

Chương 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SÊKHỐP 2.1. Khái niệm nhân vật truyện

Trong tác phẩm văn học, nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan

trọng. Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các biến cố sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Việc xây

dựng nhân vật vì vậy mà trở thành một công việc quan trọng đòi hỏi

sự sáng tạo độc đáo của tác giả, có như vậy thì hình tượng nhân vật

mới lôi cuốn hấp dẫn được bạn đọc. Do vậy muốn tìm hiểu giá trị

của tác phẩm, chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật

trong tác phẩm. Vậy nhân vật là gì?

Chúng tôi thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà

nghiên cứu về nhân vật văn học.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [32, tr. 202]. GS

Hà Minh Đức cho rằng: “Nhân vật văn học không chỉ là con người,

những con người có tên hoặc không tên khắc họa sâu đậm hoặc

thoảng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những nhân vật, loài vật

khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người" [8, tr. 126]. Tác giả còn xem nhân vật như là một “phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng” [8, tr. 126].

Nhìn chung, nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở

nhiều dạng thức khác nhau) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học để thể hiện đề tài, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, dụng ý

nghệ thuật của nhà văn.

Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật văn học

thành nhiều kiểu loại khác nhau. Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi thì:

- Dựa vào tầm quan trọng của việc xây dựng nhân vật đối với

nội dung cụ thể, đối với cốt truyện của tác phẩm người ta phân thành

nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

- Dựa vào đặc điểm của tính cách nhân vật, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật được chia làm 3 loại: chính diện, phản

diện, và trung gian.

- Dựa vào cấu trúc hình tượng của nhân vật được chia nhân vật

thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách,

nhân vật lý tưởng [32, tr. 203- 204].

Chúng tôi dựa vào những tiêu chí trên để làm căn cứ tìm hiểu

và phân loại kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhốp.

2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhốp 2.2.1. Kiểu nhân vật “con người nhỏ bé”

Sêkhốp cũng như Tônxtôi, Đôxtôiepxki và nhiều nhà văn nổi

tiếng khác của Nga vào cuối thế kỉ XIX đã sống, sáng tác trong bầu

không khí ngột ngạt, kìm kẹp do Nga hoàng tạo ra. Chính sách độc

ác của Nga hoàng là dựa vào ý thức xã hội cái gì mờ mịt, hỗn lộn,

bóp chết tất cả cái gì sống, chà đạp lên những giá trị tinh thần, đàn

áp tự do tư tưởng. Nicôlai III đã biến nước Nga những năm cuối thế

kỉ XIX thành một biển bùn lầy và nước mắt, đâu đâu cũng có bắt bớ, tù đày, tra tấn. Và người dân “như bị lắc trong một cái hũ nút khổng

lồ, cái đáng quý thì bị hủy đi, cái đáng thù thì đem ra thờ, cái đáng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của a p sêkhốp (Trang 27)