Tìm hiểu về truyện ngắn của M.Gorki nói chung, về thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông nói riêng là một cách để tiếp cận và hiểu về một tài năng, một nhân cách vĩ đại được cả thế giớ
Trang 1Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Khoa Ngữ văn
Phạm Thị Thuý Vân
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của măcxim gorki
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học
T.s Vũ Công Hảo
Hà Nội - 2007
Trang 2Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Khoa Ngữ văn
Phạm Thị Thuý Vân
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của măcxim gorki
Trang 3Lời cảm ơn
Khoá luận được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình cảm thầy giáo hướng dẫn, Ts Vũ Công Hảo, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Văn học Nga, tổ Văn học nước ngoài, Khoa Ngữ văn
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô, đặc biệt đối với
Trang 4Lêi cam ®oan
Xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nghiªn cøu trong kho¸ luËn cha tõng ®îc c«ng bè trong c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu kh¸c NÕu sai t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm!
Trang 5Mục lục
1 Lý do chọn đề tài 1
1.1 Lý do khoa học 1
1.2 Lý do thực tiễn 2
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của đề tài 9
6 Cấu trúc của khoá luận 9
Chương 1: Thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của M.Gorki 10 1.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học 10
1.2 Nhân vật trong các truyện ngắn hiện thực 13
1.2.1 Nhân vật “con người nhỏ bé” 14
1.2.2 Nhân vật “con người thừa” 26
1.2.3 Nhân vật “người công nhân vô sản” 30
1.3 Nhân vật trong các truyện ngắn lãng mạn 34
1.3.1 Cơ sở chất liệu sáng tác 35
1.3.2 Nhân vật “con người tự do” 37
1.3.3 Nhân vật tiên phong 42
1.3.4 Nhân vật “tầm thường” 44
Chương 2: Nghệ thuật khắc họa nhân vật 48 2.1 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể 49
2.1.1 Khái niệm 49
Trang 62.1.2 Ngôi kể 50
2.1.3 Giọng điệu kể chuyện 55
2.2 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật tả 62
2.2.1 Khái niệm 62
2.2.2 Tả ngoại hình 62
2.2.3 Tả hành động 65
2.2.4 Tả tâm trạng 66
2.3 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua đối thoại và độc thoại 68
2.3.1 Đối thoại 68
2.3.2 Độc thoại nội tâm 73
2.4 Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện 75
2.4.1 Khái niệm 75
2.4.2 Tổ chức cốt truyện 76
2.4.3 Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ tương phản, đối lập 77
2.4.4 Xây dựng các tình huống truyện độc đáo 78
kết luận 81
Thư mục tài liệu tham khảo 84
Trang 7đã diễn đạt bằng hình ảnh rất sống động: “Anh ra đời vào giai đoạn cuối cùng
của mùa đông, trên ranh giới của mùa xuân vừa xuất hiện, vào lúc tới ngày phân
điểm Sự trùng hợp đó tượng trưng cho cuộc đời anh, cuộc đời gắn liền với ngày tận thế của thế giới cũ và nảy sinh thế giới mới trong bão táp” M.Gorki là gạch
nối đáng tự hào giữa hai thời kỳ hoàng kim của văn học Nga, người đã khai sinh
ra chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa trong văn học thế kỷ XX Lênin gọi ông
là “bậc tài hoa nghệ thuật vô cùng lỗi lạc”, “người đại biểu vĩ đại nhất của văn
nghệ vô sản”
Đến Gorki, lần đầu tiên trong lịch sử, văn học đã gắn liền với cuộc cách
mạng dân tộc, tác phẩm của ông được chắt lọc từ những “đắng cay” của cuộc
đời Từ đó cất tiếng ngợi ca, tôn vinh vai trò, khả năng kì diệu của con người, hướng con người tới cuộc cách mạng tự giải phóng mình Với hơn bốn mươi năm lao động nghệ thuật cần mẫn và gắn bó với cuộc đấu tranh sôi nổi của quần chúng nhân dân trong buổi giao thời đầy biến động, M.Gorki đã để lại một di sản văn học phong phú và độc đáo Nó không chỉ phản ánh được đời sống của nhân dân Nga, tâm hồn người Nga trong thời khắc “ba đào” của lịch sử mà còn thể
Trang 8hiện được tài năng của một nghệ sĩ lớn, một nhân cách vĩ đại của một người con tiên tiến của “đại dương” nhân dân lao động Nga
Trong giai đoạn lịch sử đang chuyển mình sang giai đoạn cách mạng vô sản, M.Gorki bước lên văn đàn và trở thành một thiên tài nghệ thuật của thế kỷ
XX, là “con chim báo bão của cách mạng Nga”, “đem ngòi bút công khai và
trực tiếp phục vụ sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản” [5,237]
Tài năng của ông được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: thơ, tiểu thuyết, kịch,
trường ca… đặc biệt là truyện ngắn “Đây là thể loại chiếm ưu thế về số lượng
cũng như chất lượng trong sáng tác của Gorki những năm 90” [1,514] Trong
khuôn khổ của khoá luận, người viết chỉ tìm hiểu một khía cạnh trong truyện ngắn của ông đó là sự thể hiện phong phú, độc đáo của thế giới nhân vật Bởi tìm hiểu nhân vật cũng là hướng tới khám phá chiều sâu của tác phẩm Từ chiều sâu
đó chúng ta sẽ thấy được cái nhìn của nhà văn những năm về cuộc đời và con người Như vậy với tính chất là một công cụ, nhân vật bao giờ cũng là chía khoá
mở cửa thế giới hiện thực khám phá những bí ẩn của đời sống Thông qua những tác phẩm của M.Gorki người đọc không chỉ thấy được những số phận, những con người đại diện cho tầng lớp giai cấp mình trong xã hội mà rộng lớn hơn là bức tranh về xã hội Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở đó còn thể hiện cách nhìn, những quan điểm về nghệ thuật cũng như về xã hội, thời đại của nhà văn Tìm hiểu về truyện ngắn của M.Gorki nói chung, về thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông nói riêng là một cách để tiếp cận và hiểu về một tài năng, một nhân cách vĩ đại được cả thế giới mến phục và rộng hơn là về cuộc sống Nga, tính cách Nga trong thời kỳ lịch sử đó
1.2 Lý do thực tiễn
Trang 9ở Nga và các nước phương Tây đã có những công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm của Gorki một cách toàn diện và hệ thống ở Việt Nam tên tuổi
và các tác phẩm của ông từ lâu đã được biết đến nhưng trong những năm gần đây nguồn tư liệu nghiên cứu về M.Gorki còn nhiều hạn chế Độc giả trẻ tuổi phần lớn chỉ biết được về ông qua các chương trong giáo trình lịch sử văn học, đầu mỗi tuyển tập tác phẩm của ông được dịch giới thiệu hay trong những bài viết về tiểu
sử của nhà văn trong sách giáo khoa ở bậc THPT
Đã hơn 20 năm, M.Gorki là một tác giả văn học nước ngoài được chính thức đưa vào giảng dạy, học tập trong hệ thống nhà trường THPT; là một sinh viên ngữ văn sẽ trực tiếp giảng dạy về các tác phẩmcủa ông trong tương lai, người viết rất muốn có sự tìm hiểu sâu sắc về tác giả này để phục vụ tốt hơn cho công việc
Cùng với lòng kính trọng trước một đại biểu vĩ đại nhất của nền văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động Nga - Xô Viết, yêu thích các truyện ngắn của M.Gorki và các lý do trên, người viết thực hiện đề tài:“Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Măcxim Gorki” với mong muốn đóng góp thêm một tài liệu khoa học nghiên cứu về truyện ngắn nói riêng và sáng tác của M.Gorki nói chung, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về con người cũng như truyện ngắn Gorki
2 Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên văn đàn, M.Gorki đã tạo được một
sự chú ý đặc biệt trong các nhà văn và các nhà phê bình, uận nổi tiếng của Nga
đương thời Họ coi ông là một hiện tượng đặc biệt, một nhà văn xuất thân từ nông
dân, hơn nữa lại từ tầng lớp dưới đáy của xã hội
Trang 10Từ sau khi truyện ngắn Makar Tsuđra được đăng trên báo Kapkaz năm
1892, bút danh Măcxim Gorki đã khẳng định được vị trí trên văn đàn Các sáng tác của Gorki sau đó nhanh chóng được công chúng hoan nghênh đón đọc, nhất
là những người lao động Sáng tác của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào công nhân trong nước Không phải ngẫu nhiên mà giai cấp công nhân lao
động Nga bấy giờ gọi ông là “nhà văn của chúng ta” ảnh hưởng của Gorki
không chỉ dừng lại ở trong nước mà nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới nước Nga đến với các nhà văn tiên tiến của giai cấp công nhân thế giới Các nhà văn vô
sản Nga tôn ông là “người anh cả” Nhà văn Pháp Anatôn Frăngxơ thì nhận xét
“con người như Gorki thuộc về toàn thế giới”
Như trên đã nói, M Gorki sáng tác trên nhiều thể loại, trong đó truyện ngắn là thể loại thành công hơn cả Đây cũng là đối tượng quan tâm thường xuyên của các nhà nghiên cứu Trong các công trình nghiên cứu, truyện ngắn bao giờ cũng có một vị trí xứng đáng Các tác giả hầu hết đều thống nhất chia truyện ngắn của M.Gorki thành hai mảng một cách tương đối: mảng truyện ngắn lãng
mạn và mảng truyện ngắn hiện thực “Trong sáng tác của Gorki những năm 90
có những tác phẩm hiện thực đồng thời có cả những tác phẩm lãng mạn” [1,514]
Trong giáo trình Lịch sử văn học Xô Viết nhà nghiên cứu nổi tiếng của Nga, S.O.Mêlich Nubarôp đã phác hoạ toàn bộ quá trình sáng tạo nghệ thuật,
đặc biệt nhấn mạnh vai trò của M.Gorki đối với nền văn học mới của Nga nói
riêng và liên bang Xô Viết nói chung Đáng chú ý là nhận định: “Sự vĩ đại của
Gorki là ở chỗ khi tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn học cổ điển quá khứ, nhà văn đã lý giải chúng theo quan điểm của thời đại lịch sử mới, của một thế giới quan mới, chân chính cách mạng, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác”[11,4] Thành công đáng kể của công trình là những phân loại, quy loại và
Trang 11phân tích khá sâu sắc về nguyên nhân tính thành tựu cũng như sự xâm nhập rất mực hài hoà của hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực trong truyện ngắn của nhà văn Những phân tích phát hiện của tác giả đã có tác dụng gợi mở cho người viết trong quá trình thực hiện đề tài
ở Việt Nam, số lượng công trình, bài viết về M.Gorki và sự nghiệp sáng tác của ông khá phong phú, từ sách nghiên cứu đến các bài viết đăng trên tạp chí
Trong Giáo trình lịch sử Văn học Nga do Đỗ Hồng Chung chủ biên, các tác giả trình bày một cách khá toàn diện tiểu sử, sự nghiệp, những ảnh hưởng đến sáng tác của Gorki qua từng giai đoạn Tác giả cũng đã chỉ ra những đặc điểm chung trong các sáng tác hiện thực và lãng mạn của Gorki về cả nội dung và hình thức nghệ thuật Một số nhân vật trong các truyện ngắn đã được phân tích làm rõ cho các luận điểm khi bàn về đề tài, cảm hứng, chủ đề của truyện ngắn M.Gorki Nói đến nhân vật trong các sáng tác lãng mạn của Gorki, các tác giả có nhận xét:
Trong các sáng tác thuộc khuynh hướng lãng mạn của M.Gorki “nổi bật lên hình
tượng con người tràn đầy ý chí tự do, bất khuất chiến đấu và chiến thắng và hình tượng con người đó ngày càng vươn lên cao lớn rực rỡ có sức truyền cảm mạnh mẽ” [1,517]
Tác giả Đỗ Xuân Hà trong Măcxim Gorki - Essenin - Aitmatov - Ostrovxki khi viết về M.Gorki đã phân tích một số truyện ngắn của ông, từ đó chỉ ra đề tài, ý nghĩa của tác phẩm Một số kiểu nhân vật cũng đã được tác giả
khái quát từ đó như: người du thử du thực, người công nhân vô sản mới Theo tác giả: “Sự quan tâm của M.Gorki đối với những người du thủ du thực trong các
truyện ngắn những năm 90, đối với những người tự tách mình ra khỏi môi trường của mình hoặc mâu thuẫn sâu sắc với nó, trong các vở kịch, tiểu thuyết sau này
Trang 12của ông cũng đều bắt nguồn từ khát vọng của nhà văn muốn miêu tả hiện thực như một quá trình vận động phát triển có tính chất cách mạng”
Trong cuốn Gorki với văn nghệ dân gian tác giả Hồ Sĩ Vịnh đã giới thiệu những quan điểm mĩ học của M.Gorki về văn nghệ dân gian và phương pháp vận dụng chất liệu văn nghệ dân gian vào các truyện ngắn của ông, đặc biệt là các tác phẩm viết theo khuynh hướng lãng mạn Cuốn sách là tài liệu giúp người viết tìm
ra mối liên hệ mật thiết giữa tác phẩm của M.Gorki với văn học dân gian, chất liệu sáng tác chủ yếu trong các truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki Tuy nhiên
“ông không chỉ là người phát ngôn những quan điểm mĩ học mới về tác phẩm dân gian, là chiến sĩ đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng và xuyên tạc tác phẩm của nhân dân lao động mà còn là nhà văn đã tiếp thu và vận dụng đầy sáng tạo những nhân tố tiến bộ trong văn nghệ dân gian các dân tộc” Bàn về
nhân vật trong tác phẩm của Gorki trong tương quan so sánh với nhân vật trong
sáng tác dân gian, tác giả có nhận xét: “Những nhân vật mới trong tác phẩm đầu
thế kỷ chứa được những tâm hồn lớn lao, những con người cường tráng mà văn học thế kỷ trước chưa biết đến Trong thời kỳcách mạng Nga lần thứ nhất (1902 - 1905), M.Gorki đã mang vào văn học một lý tưởng thẩm mỹ mới Người sứ giả cách mạng bây giờ không phải là người anh hùng đơn độc nhân vật nổi loạn ở giai đoạn trước mà là tập thể giai cấp vô sản, là nhân dân lao động, người sáng tạo chân chính của lịch sử” [13,31] Tác giả cũng chỉ ra đặc điểm của nhân vật
anh hùng trong sáng tác lãng mạn của M.Gorki: “Nhân vật anh hùng trong
truyện của M.Gorki không có những yếu tố thần linh ma thuật mà là con người xuất thân từ tập thể, sống và hành động vì tập thể, đồng thời là con người cường tráng, phi thường, có hoài bão lớn, tiên phong trong mọi hoàn cảnh”
Trang 13Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn rất nhiều tác phẩm nghiên cứu, phê bình khác về sáng tác của M.Gorki như Để tìm hiểu M.Gorki của Tử Ngọc; Nguyễn Hải Hà với Văn học Nga - Sự thật và cái đẹp; Lưu Đức Trung với Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường; Nguyễn Kim
Đính với Măcxim Gorki… Hầu hết các tác giả đều cung cấp những hiểu biết về cuộc đời sự nghiệp của M.Gorki, những đề tài chủ yếu trong sáng tác của ông đặc biệt là truyện ngắn qua các giai đoạn lịch sử, thể hiện những chuyển biến trong quan điểm và ngòi bút sáng tác của ông Một số bài viết của các tác giả được
đăng trên tạp chí đặc biệt trong dịp kỷ niệm 110 năm năm sinh M.Gorki (1868 - 1978): Lịch sử - nhân dân - con người trong sáng tác của M.Gorki của Nguyễn Kim Đính; Gorki sống mãi của Nguyễn Khánh Toàn; Gorki yêu sâu sắc con người mới, cuộc sống mới của Nguyễn Xuân Sanh… đã khẳng định vị trí và vai trò đặc biệt to lớn của M.Gorki trong nền văn học dân tộc Nga và trào lưu văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa nói riêng, trong đời sống mới văn học thế giới nói chung
Như vậy trên cơ sở khảo sát nghiên cứu chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều viết về truyện ngắn của M.Gorki với cảm hứng chung là ngợi ca thiên tài nghệ thuật này Các nhân vật trong truyện ngắn của
ông đã được nhắc đến trong khi phân tích tác phẩm nhằm làm sáng rõ cho tư tưởng, đề tài sáng tác của nhà văn tuy nhiên còn lẻ tẻ, chưa mang tính khái quát
và hệ thống Vì vậy người viết khoá luận trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả thuộc thế hệ đi trước và những phát hiện riêng của cá nhân sẽ tiếp tục đi sâu để tìm hiểu sự biểu hiện đa dạng của thế giới nhân vật trong truyện ngắn của M.Gorki
3 Phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 143.1 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là những truyện ngắn của M.Gorki đặc biệt là những nhân vật trong các sáng tác đó Do không có điều kiện khảo sát toàn bộ các sáng tác của ông bằng tiếng Nga nên người viết chỉ làm việc trên cơ sở những truyện ngắn đã được dịch sang tiếng Việt
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là qua 24 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Măcxim Gorki do Cao Xuân Hạo và Phạm Mạnh Hùng dịch, Nxb Văn học, 2004 Đây là bản dịch từ nguyên bản tiếng Nga, bao gồm các truyện ngắn được sáng tác trong giai đoạn từ năm 1892 đếnnăm 1923
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài trên, người viết trước hết đưa ra một số vấn đề lý luận chung về nhân vật trong tác phẩm văn học Sau đó đi sâu vào tìm hiểu những kiểu nhân vật được nhà văn xây dựng trong các sáng tác hiện thực và lãng mạn của mình Bên cạnh đó người viết cũng phân tích tìm hiểu nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Gorki Từ đó giúp người đọc thấy được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả, những đóng góp quan trọng của
ông trong vấn đề này vào nền văn học chung của dân tộc và thế giới
Trang 155 Đóng góp của đề tài
Với kết quả nghiên cứu của đề tài người viết mong muốn khoá luận sẽ góp phần bổ sung, cung cấp thêm một tài liệu khoa học có ích cho việc nghiên cứu các sáng tác nói chung và truyện ngắn của M.Gorki nói riêng, góp phần vào việc phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy về tác giả nổi tiếng này trong nhà trường phổ thông được tốt hơn Người viết cũng hy vọng khoá luận sẽ giúp người
đọc có thêm một cách nhìn mới, sâu sắc và toàn diện hơn về thiên tài truyện ngắn M.Gorki
6 Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm 2 chương
Chương 1: Thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của M.Gorki
Chương 2: Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật trong các truyện ngắn của M.G
Cuối cùng là Danh mục tư liệu tham khảo
Trang 16nội dung
Chương 1: Thế giới nhân vật trong các truyện
ngắn của M.Gorki 1.1 Nhân vật trong tác phẩm văn học
Trong tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng nhân vật có vai trò hết sức quan trọng, nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các biến cố,
sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình Việc xây dựng nhân vật vì vậy trở thành một công việc cực kỳ quan trọng của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật
Hiện nay khái niệm về nhân vật được nhiều tác giả của nhiều sách lý luận văn học và thuật ngữ văn học đưa ra:
Trong Từ điển thuật ngữ văn học nhân vật được định nghĩa như sau:
“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm”
Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu…) cũng có thể không có tên riêng (“thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong “Truyện Kiều”) Khái niệm nhân vật văn học có khi được dùng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm, chẳng hạn có thể nói
đồng tiền là nhân vật chính trong “Ơgiêni Grăng đê” của Banzắc
Trong Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr.186:
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ
chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ Nhân vật do dó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học”
Trang 17Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Ha Nội, 2004, tr.241 đưa ra định nghĩa về nhân vật văn học: Là “Hình tượng về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh đó, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người
Như vậy có thể nói khái niệm nhân vật được các sách đưa ra tương đối đầy
đủ thống nhất Đó là đối tượng - con người được miêu tả trong tác phẩm, là tiêu
điểm để bộc lộ chủ đề tư tưởng, là nơi tập trung giá trị của tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng, các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên trong các nhân vật, xét về nội dung, cấu trúc chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại tạo thành các loại nhân vật
Xét từ góc độ nội dung tư tưởng có thể chia nhân vật thành nhiều loại Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực)
Xét từ góc độ kết cấu và cốt truyện lại có thể phân chia nhân vật theo cách khác: Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Xét từ góc độ thể loại có thể phân chia nhân vật theo cách khác: nhân vật
tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch
Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật tổng hợp, khám phá khái quát, biểu hiện thì có thể phân loại nhân vật thành 3 cấp độ: nhân vật chưa có tính cách, nhân vật tính cách, nhân vật điển hình Sự phân chia trên mang tính tương đối ứng với cách tiếp cận với một tác phẩm văn học cụ thể
Trong các truyện ngắn của M.Gorki nhân vật chủ yếu là con người Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, khoá luận không khảo sát, tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong một tác phẩm cụ thể mà khái quát từ 24 truyện ngắn của
Trang 18M.Gorki thành các kiểu nhân vật riêng mang tính chất, đặc điểm chung cho một giai cấp, một lớp người trong xã hội Nó tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú và đầy phức tạp, phản ánh hiện thực xã hội đầy biến động đương thời Thông qua các nhân vật đó nhà văn đã khái quát hiện thực một cách hình tượng, thể hiện quan điểm, từ tưởng, tình cảm của mình với từng loại người ứng với từng kiểu nhân vật trong tác phẩm Vì vậy có thể nói nhân vật là nơi thể hiện quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người
Truyện ngắn của Gorki là sự kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa yếu tố lãng mạn và tính chất hiện thực của cuộc sống Bởi đối với Gorki viết văn không phải
là chỉ để kiếm sống, cũng không phải là giúp “tâm hồn thảnh thơi” cũng không phải để làm nên một tấm gương phản ánh thụ động cuộc sống Những mục đích
ấy theo ông không xứng đáng với văn học Trong hoàn cảnh xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX, khi mà cả khối đông quần chúng từng chịu bao cay đắng dưới chế độ Nga hoàng đang trăn trở chuyển mình, thức tỉnh thì mục đích của văn học là: Phải gióng lên “tiếng chuông náo động” lay chuyển tất cả, thúc đẩy xông lên phía trước Văn học phải “làm bùng lên cơn bão táp của những xúc cảm
và niềm khát khao cuộc đời chân chính đến mức cuồng nhiệt” Phải làm cho ý thức về sai lầm, về nỗi hổ thẹn, về quá khứ trở nên thật rõ rệt Phải làm cho sự ghê tởm hiện tại trở thành nỗi đau đến sục sôi, sâu sắc và khát vọng tương lai thành nỗi nhức nhối say mê” (Hà Thị Hoà - Chân dung các nhà văn thế giới) Với khát vọng nghệ thuật đó, với những trải nghiệm của bản thân trong trường
đời giữa thời kỳ đen tối của lịch sử, ngòi bút của Gorki vừa cày xới trên những cánh đồng hiện thực, khám phá và thể hiện chân thực cuộc sống, số phận của những người dân lao động Nga trong tất cả những điều kiện khủng khiếp, những mâu thuẫn gay gắt của xã hội; vừa viết nên những khúc ca ca ngợi tự do và ánh sáng - những bài ca dấy lên niềm hứng khởi mãnh liệt trong nhân dân đặc biệt
Trang 19trong lớp người trẻ tuổi về một tương lai tươi sáng được tạo nên từ lao động và
đấu tranh
Sự phân chia các truyện ngắn của ông thành hai khuynh hướng chính: khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực chỉ mang tính chất tươngđối, tuy nhiên nó đã được giới nghiên cứu thừa nhận từ những ngày đầu
Trong quá trình thực hiện đề tài người viết cũng tìm hiểu sự thể hiện thế giới nhân vật trong các truyện ngắn của M Gorki theo hai khuynh hướng sáng tác này nhằm thể hiện và làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật của việc xây dựngcác kiểu nhân vật trong tác phẩm của ông
1.2 Nhân vật trong các truyện ngắn hiện thực
M Gorki thuộc một trong số những nhà văn Xô Viết tài năng nảy sinh từ nhân dân Từ một cậu bé mồ côi nghèo khổ nhưng với ý chí nghị lực phi thường, lòng khát khao hiểu biết, niềm say mê học hỏi, ông đã vượt lên số phận, vươn tới
ánh sáng văn học và trở thành một trong những nhà văn lớn nhất thế kỷ XX Con người khổng lồ ấy hiểu biết về cuộc sống một cách cặn kẽ “như chính mình đã
tạo ra nó” Ông quan niệm “Nhà văn là con người hiện thực ở mức độ cao hơn
bất cứ người nào khác, miễn là trong khi vận dụng hiện thực làm tài liệu anh ta
cố nghiên cứu hiện thực một cách toàn diện” [4,272] Và trong các sáng tác
mang đậm màu sắc hiện thực của mình, luôn luôn ông tỏ ra là một cây bút trân trọng hiện thực Những thực trạng đen tối của xã hội Nga trong buổi giao thời với những nhân vật, những con người, những số phận khốn khổ được ông thể hiện một cách hết sức chân xác và sâu sắc Gorki tự nhận mình là nhà văn của sự “cay
đắng”, đó là sự cay đắng của số đông người lao động mà Gorki cảm thông, thấu hiểu và đã viết lên trên những trang sách của mình Đó cũng là sự cay đắng mà chính bản thân ông từng nếm trải, lớn lên và trưởng thành từ đó
Trang 20Một tuổi thơ côi cút và đầy nước mắt, mười tuổi Gorki đã bị đẩy ra ngoài
đời, tự lực kiếm sống vất vả, gian khổ bằng nhiều nghề: bới rác, đi ở, bẫy chim, phụ bếp, khuôn vác… Lớn lên và trưởng thành từ trường đại học cuộc đời, những cuộc hành trình trên khắp đất nước để thực hiện khát vọng tìm hiểu “Tôi đang sống ở đâu, nhân dân quanh tôi là những người như thế nào” đã tạo cho M Gorki
có điều kiện chung tay kề vai với quần chúng Nga lao khổ nhất, có dịp tiếp xúc với nhiều người thuộc bậc thang xã hội, nhiều người khác nhau với những tính cách, số phận rất đa dạng
Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế một cách trực tiếp đó là nguồn tư liệu, những điều đã gặp trong cuộc sống là nguồn cảm hứng cho những sáng tác hiện thực của ông Với khát vọng “Tôi muốn kể ra cho tất cả những gì làm tôi đau lòng, làm tôi vui mừng, tôi muốn kể ra để cắt bỏ gánh nặng” (Hà Thị Hoà - Chân dung các nhà văn thế giới), M Gorki đã xây dựng nên trong tác phẩm của mình những nhân vật - những con người gắn với hiện thực cuộc sống thông qua những
số phận, những cảnh đời để phản ánh bức tranh xã hội đương thời ngột ngạt, tù túng, đầy rẫy những mâu thuẫn, gay gắt
1.2.1 Nhân vật “con người nhỏ bé”
“Con người nhỏ bé” đó là tầng lớp người dưới đáy xã hội, là sản phẩm
đồng thời cũng là nạn nhân của một xã hội mà chủ nghĩa tư bản đang phát triển lấn át chế độ phong kiến với sức vươn dậy mãnh liệt của uy lực đồng tiền Nó dồn đẩy con người tới tình trạng cùng cực, thậm chí bị tha hoá cả về thể xác lẫn tinh thần
Có thể nói không phải đến M Gorki những nhật vật “con người nhỏ bé” mới xuất hiện trong tác phẩm văn học mà từ giai đoạn trước đó, trong sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán kiểu nhân vật này đã xuất hiện khá phổ biến Tuy nhiên trong các sáng tác của mình Gorki không chỉ xây dựng nhân vật này
Trang 21trên cơ sở kế thừa, lặp lại đơn thuần mà ở đó còn thể hiện những khám phá mới của ông dưới sự soi sáng của tư tưởng Macxít trong thời kỳ lịch sử mới
Giống như các nhà văn dân chủ - cách mạng trong giai đoạn trước “Gorki
đưa người đọc đi sâu vào thế giới những con người nghèo đói, cùng quẫn, “bị lăng nhục và bị xúc phạm”, bị xã hội Tư sản vất xuống đáy cùng của cuộc sống tạo thành lớp người dưới đáy Đó là thế giới của những con người phiêu bạt, du thủ du thực, hành khất, trộm cắp và gái điếm” [11,7] Chủ đề dưới đáy đã được
các nhà văn dân chủ chú ý đến từ những năm 60 và 80 của thế kỷ để thể hiện địa
vị nghèo khổ của quần chúng nhân dân trong những điều kiện của Chủ nghĩa tư bản vừa ra đời và những tàn dư phong kiến còn tồn tại Việc thể hiện “những xó xỉnh tối tăm của cuộc sống”, “những điều kiện khủng khiếp” của hạng vô sản lưu manh đối với các nhà văn trí thức bình dân cũng là nhiệm vụ chính.Tuy nhiên trong tác phẩm của mình các tác giả không cho chúng ta thấy thế giới nội tâm của những con người xuất thân từ nhân dân bị sa xuống “dưới đáy” cuộc sống mà
chỉ gợi lên ở đó lòng thương hại, sự đồng cảm Đến Gorki “sử dụng chủ đề cũ
nhưng ở trong giai đoạn lịch sử mới và không phải chỉ là người tiếp tục chủ nghĩa hiện thực phê phán của các nhà văn trí thức bình dân - dân chủ mà còn là người tiêu biểu cho một thái độ mới đối với cuộc sống, cho những lý tưởng xã hội mới”
[11,4] nhà văn đã vạch ra không chỉ những kinh khủng của những con người ấy
mà còn phát hiện cho chúng ta những tính cách, thế giới bên trong và tâm lý của
những con người dưới đáy xã hội “Khám phá những bản chất tốt đẹp trong con
người họ, đặc biệt là khả năng đấu tranh để cải tạo hoàn cảnh sống, cải tạo đời mình Đó mới chính là điều lôi cuốn sự chú ý của ông… Mặc dù họ bị xô đẩy tới tận đáy cuộc đời, tưởng như bị cái nghèo đói làm cho tê liệt nhưng trong họ khao khát được sống tự do và cùng với nó là ý thức đấu tranh phản kháng Gorki đã
Trang 22thổi vào linh hồn họ, những con người nhỏ bé một sức sống mới” (Hà Thị Hoà -
Chân dung các nhà văn thế giới) Ông thực sự đã trở thành “nhà văn của những
kẻ chân đất”
Chủ nghĩa hiện thực chỉ ra rằng tính cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh môi trường sống Một môi trường sống vô nhân đạo, vô nghĩa có thể tàn phá, huỷ hoại nhân tính con người, làm con người tha hoá, thui chột những mầm mống tốt đẹp, bóp nghẹt ước mơ, lý tưởng, đẻ ra những quái thai của thời đại Môi trường sống ngột ngạt, yếm khí ở khu nhà trọ của những người dưới đáy đã tạo ra một Raxkônhikôp với hệ thống lý thuyết siêu nhân cực đoan (Tội ác và trừng phạt - Đôxtôiepxki) Môi trường hào nhoáng giả dối của xã hội thượng lưu
đã biến một Raxtinhăc trong sáng nhân hậu thành kẻ lọc lừa tàn nhẫn (Tấn trò
đời - Banzăc)…
Kế thừa quan niệm của các nhà văn hiện thực, Gorki luôn đặt các nhân vật của mình trong các mối quan hệ xã hội Dù yêu quý đến tôn sùng con người nhưng M Gorki không bao giờ ảo tưởng về nó Nhà văn không ngần ngại chỉ ra rằng hiện thực cuộc sống đương thời đã tàn phá dữ dội bản chất tốt đẹp của con người
Trong hầu hết các truyện ngắn hiện thực của Gorki, những nhân vật “con người nhỏ bé” dù mưu sinh bằng bất cứ phương thức nào cũng có một hoàn cảnh sống vô cùng ảm đạm, tù túng, ngột ngạt và một cuộc sống cùng cực Chính điều kiện sống đó đã tác động tới tính cách con người theo nhiều hướng khác nhau và phần lớn là sự tha hoá về nhân cách Đó là hậu quả của hoàn cảnh lịch sử nước Nga giai đoạn cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chế độ Nga hoàng tàn bạo là
“nhà ngục của trăm dân tộc”, chủ nghĩa tư bản phát triển và chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa với ách áp bức nặng nề của “những ông chủ sắt thép” cùng với những tàn tích của chế độ nông nô
Trang 23Trong số 24 truyện ngắn in trong Tuyển tập truyện ngắn Măcxim Gorki qua khảo sát người viết thấy có khoảng 12/24, chiếm 50% truyện ngắn M Gorki viết và đề cập đến những con người bé nhỏ Những số phận, tính cách, cuộc sống của lớp người dưới đáy cùng xã hội này được nhà văn hết sức quan tâm Họ có thể là những người lao động làm thuê, những kẻ du thủ du thực, những tên vô sản lưu manh… Đặc biệt M Gorki dành rất nhiều trang viết về cảnh sống thân phận nhữngngười phụ nữ - nạn nhân sâu sắc nhất của những tệ trạng xã hội, những biến thiên của lịch sử
Điều người đọc dễ nhận thấy qua những truyện ngắn viết về những nhân
vật bé nhỏ - lớp người dưới đáy xã hội là tình trạng sống thấp kém đến cùng cực
Cái đói nghèo cứ bám riết lấy họ như một con đỉa, buộc họ phải bán sức lao động của mình cho những ông chủ Tư sản với cái giá rẻ mạt để mưu sinh, hay đẩy họ
ra ngoài rìa cuộc sống thành những kẻ du thủ du thực, những tên lưu mạnh, những cô gái giang hồ…
Những người lao động làm thuê trong truyện ngắn của M Gorki luôn phải
là làm việc trong một điều kiện “khổ sở” và “nôn mửa” Đó dường như không phải làm việc mà là lao động khổ sai Hai mươi sáu người thợ làm bánh mì trong Hai mươi sáu và một là “hai mươi sáu cỗ máy sống bị nhốt trong hầm nhà ẩm
ướt, nơi nhào bột từ sáng đến tối làm bánh bơ và bánh mì khô” Cuộc sống của họ khép kín trong bốn bức tường “loang lổ vết bẩn và vệt mối” với nhịp điệu buồn
tẻ, đơn điệu đến mức “mỗi người đều biết rõ những nếp nhăn trên mặt bạn”,
“luôn im lặng nếu không chửi mắng nhau” Đôi lúc những tiếng hát được cất lên giữa chốn tối tăm và tẻ ngắt ấy nhưng đó không phải là tiếng hát của niềm hứng khởi, nhiệt tình mà họ “mượn lời người khác để hát lên nỗi đau xót âm thầm của mình, hát lên nỗi buồn của những người sống thiếu ánh sáng mặt trời, nỗi buồn của những kẻ nô lệ” Là những người lao động tự do nhưng thực ra trong những
Trang 24điều kiện làm việc đó họ không có gì khác với những tù nhân, quanh năm suốt tháng như những cỗ máy sống kiếm lợi nhuận cho những ông chủ tư sản Trên cánh đồng muối, cuộc sống của những người đang bán sức lao động để tồn tại cũng không hơn gì Họ phải làm việc dưới cái nắng gay gắt của miền biển, “trên lớp bùn pha muối sền sệt và rát bỏng” “Những người làm công gò lưng tôm đờ
đẫn và lặng lẽ đẩy xe cút kít”, “vật vờ như những cái xác không hồn, không một
tiếng nói, không một tiếng gọi nhau” (Làm muối) Đó là thực trạng khốn khổ của
“những người chân đất” chỉ có tài sản duy nhất là sức khoẻ, phải đem bán cho giai cấp tư sản để mưu sinh, trong cái thời buổi mà “trên trái đất này không đủ công việc cho người ta làm và con người phải tốn bao nhiêu công sức mới tìm
được việc” (Làm muối) Nhân vật Êmiliên Pilai đã từng nói lên cái tình cảnh đầy
bi kịch ấy của những con người lao động nghèo khổ, phải chấp nhận trở thành những cỗ máy kiếm tiền cho tư sản, với một giọng điệu mỉa mai và chua xót:
“Chúng mình phải đến gặp ngài quản đốc cái ruộng muối ấy và hết sức kính cẩn thưa rằng: “Thưa đại nhân, thưa ngài cướp của và hút máu đáng kính, chúng tôi xin đem đến đây hai cái xác mong thoả mãn lòng tham không đáy của ngài, xin ngài vui lòng xẻo thịt lột da chúng tôi với cái giá sáu mươi côpêch một ngày” (Êmiliên Pilai)
Không chỉ đơn thuần là sự phản ánh cuộc sống đói nghèo cơ cực của những con người cùng khổ, M.Gorki còn khám phá chiều sâu của tâm lý trong
tâm hồn những con người ấy Họ nhận thức một cách sâu sắc về địa vị và thân
phận của mình trong xã hội; về cuộc đời của kiếp làm thuê: “Đời tớ có ra sao?
Một kiếp chó! còn tệ hơn con chó! Tớ có phải là người đâu nữa? Không, không phải là người cậu ạ, còn tệ hơn con sâu, con thú! Ai là người có thể hiểu tớ! Không có ai hết” (Êmiliên Pilai) Những người chân chính lại tự nhận về mình một cách xót xa: “Cái tốt lành thì đâu đến chúng tôi” (Làm muối)
Trang 25Viết về cuộc sống của những người lao động làm thuê, M.Gorki đã thể hiện sự thâm nhập rất sâu vào thực tế, quan sát và thấu hiểu cặn kẽ số phận, cuộc
đời của những con người phải bán tự do, bán sức lao động một cách rẻ mạt để sinh tồn Đó là bức tranh hiện thực đầy u ám về một lớp người trong xã hội Nga
đương thời, luôn luôn phải đối diện với một sự thực “nhìn mãi cũng chẳng có gì
có thể nhen nhúm lại niềm hy vọng kiếm được việc làm đã tắt ngúm từ lâu” (Êmiliên Pilai) M.Gorki - con người đã từng phải lăn lộn qua bao trường đại học cuộc đời để trưởng thành và đứng vững, hơn ai hết là người có thể thấu hiểu và thể hiện hiện thực ấy một cách chính xác và sinh động nhất
Bên cạnh những người lao động làm thuê, trong số những nhân vật thuộc
kiểu những “con người nhỏ bé”, M.Gorki cũng đặc biệt quan tâm tới “những
người du thủ du thực” và những nhân vật này đã trở thành một trong những hình
tượng trung tâm đặc sắc trong các truyện ngắn thời kỳ đầu của ông Tận mắt chứng kiến cảnh những đoàn người nông dân đói khổ đi từ miền trung tâm nước Nga về các tỉnh miền Nam để kiếm sống trong cuộc hành trình trên những nẻo
đường của nước Nga mênh mông, thậm chí gia nhập cùng đoàn người ấy, Gorki
đã có cho mình vốn hiểu biết phong phú về tính cách, số phận đa dạng của những con người đó để đưa vào các sáng tác của mình Không phải ngẫu nhiên mà những tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của Gorki được xuất bản ở nước ngoài với
đầu đề Những kẻ lang thang, Những người khốn khổ… và công chúng độc giả cũng như giới phê bình thừa nhận rằng: hình ảnh người du thủ du thực là một
thành công rất lớn của Gorki “Theo Gorki trong hoàn cảnh những quan hệ
phong kiến đang sụp đổ và những quan hệ xã hội tư bản cũng không lấy gì làm tốt hơn đang được sắp đặt thì những hình thức tự tách mình ra khỏi môi trường sống với những lề thói tập quán hủ lậu, mà lối sống du thủ du thực là một trong
Trang 26những hình thức đó - chính là triệu trứng của một biến động lịch sử sắp xảy ra,
là những báo hiệu đầu tiên về sự đổ vỡ hoàn toàn của xã hội cũ” [6,10]
Quan tâm đến những nhân vật này, nhà văn một mặt phản ánh cuộc sống lang thang phiêu bạt, nghèo khổ cơ cực, thậm trí trở thành những kẻ lưu manh, mặt khác cũng khẳng định những tính cách, phẩm chất tốt đẹp tồn tại trong con người họ Trong các truyện ngắn hiện thực của M.Gorki, những nhân vật du thủ
du thực được thể hiện một cách đa dạng Đó có thể là đoàn người lang thang đi kiếm việc làm hoặc hành khất mà nhân vật “tôi” đã gặp trên đường từ Odessa đến Tiflis (Người bạn đường của tôi) Đó cũng có thể là “những kẻ đói ăn” đang kéo nhau đến Otsemtsiry xin việc - “những con người chán ngắt bị nỗi khổ cực xéo nát đi rồi Nó đã dứt họ ra khỏi mảnh đất quê hương kiệt quệ, không còn chút màu mỡ nào và tựa như gió cuốn đám lá héo mùa thu, nó đã dồn họ về đây… nơi những điều kiện làm ăn nhọc nhằn đã làm cho họ ngã quỵ hẳn xuống” (Một con người ra đời) Đó là đám người “tứ chiếng”, “lang thang” đi kiếm việc - những
kẻ mơ mộng chờ đợi số phận mỉm cười, những kẻ lười biếng, những “tù nhân của thói say mê kiếp sống đầu đường xó chợ” - cái thói cố hữu của người Nga trong Một người đàn bà Các nhân vật lão Akhíp và bé Liônka (Lão Akhip và bé Liônka), Tsenkas (Tsenkas) có thể coi là điển hình cho những nhân vật du thủ
du thực trong truyện ngắn của M.Gorki Họ cùng có chung một cảnh sống lang thang phiêu bạt rất đặc trưng của lớp người du thủ du thực Họ bị tách rời khỏi làng quê, giai cấp, cuộc sống không ổn định và sống trong tình trạng thiếu thốn nghèo khổ Lão Akhip và bé Liônka là những kẻ hành khất tội nghiệp Họ phải
xa lìa mảnh đất quê hương, trôi dạt sang những miền đất xa lạ để mưu sinh bằng nghề ăn xin, hai con người là “hai cái bóng rách rưới co ro,… một to một nhỏ… hai khuôn mặt phờ phạc đen đủi và đầy bụi” Một ông lão già nua bệnh tật, một
đứa trẻ non nớt phải sống thân phận của kẻ khất thực “Bạ ai cũng phải cúi chào
Trang 27ban xin Rồi người ta lại chửi mắng, có khi lại đánh đạp nữa, người ta xua đuổi” Tsenka, một chàng kính cận vệ đẹp trai đã từng có một gia đình hạnh phúc, rời
bỏ làng quê, mái ấm và trở thành một kẻ lưu manh - “con sói già bị săn đuổi mà mọi người đều biết” “con sâu rượu khét tiếng và là tên ăn cắp khéo léo, can đảm” nơi bến tàu (Tsenkas)
Trong số những con người nhỏ bé của xã hội, người phụ nữ với những bi kịch của thân phận thấp hèn, yếu đuối luôn được nhà văn quan tâm thể hiện, trở thành nhân vật trung tâm phản ánh cách nhìn nhận của Gorki về thời cuộc và tấm
lòng nhân đạo cao cả của ông M.Gorki từng tâm sự rằng: “Qua mỗi quãng đời
tôi đã sống, tôi chỉ được nhìn thấy những người phụ nữ trong lao động nặng nề nô lệ, trong bùn lầy, trong truỵ lạc, trong cảnh khốn cùng hay trong trạng thái no
nê tự mãn dung tục gần như chết” (Mối tình đầu) Vì vậy trong số 12/24 (chiếm
khoảng 50%) truyện trong Tuyển tập truyện ngắn M.Gorki có tới 6 tác phẩm thể hiện những bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ Họ là nạn nhân của một cuộc sống nghèo khổ, tù túng, trong cảnh sống chui rúc bẩn thỉu trong những căn hầm tối tăm ẩm thấp (Matrienka, Maska) Họ còn là nạn nhân của nạn bạo quyền, quằn quại rên xiết dưới những trận đòn ác độc của người chồng, người tình Matrienna (Vợ chồng Orlôp) là một nhân chứng điển hình Chồng chị rất yêu chị nhưng cuộc sống buồn tẻ, không có hứng thú, cảm xúc đã biến Orlôp trở thành một kẻ vũ phu tàn bạo Những trận đánh thường xuyên vào mỗi thứ bảy hàng tuần như là một phương thức để Grigôri Orlôp giải toả tâm trạng bế tắc khốn khổ của mình Hậu quả sau những trận đánh ấy là Matrienna “nằm sõng sượt trên bàn”, “mũi đầy máu, chảy tong tỏng”, đau đớn hơn là sự khước từ vĩnh viễn thiên chức làm mẹ của chị
Bị đánh đập là tình trạng chung của những người phụ nữ: “Mình cũng bị
đánh chán ra rồi… Mình đã chịu bao trận nhừ tử rồi” (Một người đàn bà) “Ba
Trang 28vết bầm to tướng… sắp xếp hết sức cân đối” trên khuôn mặt Natasa là kết quả của trận đòn mà Paska, người tình của cô dành cho cô (Một ngày thu năm ấy) Manva đã từng cay đắng kết luận rằng: “Bản thân người đàn bà thì được cái gì? Chỉ được những trận đòn và những lời chửi mắng sỉ nhục của chồng” (Manva)
Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh đơn thuần cuộc sống, vật chất quẩn quanh bế tắc của những người chân đất, ngòi bút M.Gorki còn hướng tới sự thể hiện những bi kịch trong đời sống tinh thần của con người - đó là sự tha hoá về nhân cách trước sự tác động dữ dội của môi trường, điều kiện sống Cái khổ sở của thể xác, bế tắc trong cuộc sống vật chất đã làm mất đi phần nào nhân tính trong những con người lao động nghèo khổ ấy Emiliên Pilai từng là một người thợ làm công lương thiện chỉ vì nướng mất sáu mươi rúp của chủ mà anh bị đẩy vào tù, mở đầu một quãng đời lưu manh Trong Làm muối Gorki đã không né tránh một sự thạt đáng buồn rằng con người trong đau khổ đã trở lên vô cảm, thờ
ơ trước nỗi đau của đồng loại; khó có thể đứng cao hơn nỗi bất hạnh của mình để sống nhân hậu hơn, bao dung hơn, thậm chí nhẫn tâm tàn ác Họ lấy nỗi đau của người bạn cùng cảnh ngộ - Mắc xim để làm trò giải trí mua vui cho mình Hai sáu con người trong nhà hầm làm bánh mì cũng thay đổi thái độ, từ yêu mến đến mức tôn sùng sang chửi rủa một cách thậm tệ chỉ vì Tanhia yêu anh lính trẻ, nghĩa là cô đi ngược lại niềm mong mỏi của họ về một nữ thánh mà họ tự tạo dựng nên (Hai mươi sáu và một) Sự ích kỷ đến độc ác đã nảy sinh ở những con người bị cầm tù trong công việc Tấm lòng nhân ái bao dung lẽ ra phải có trong những người đồng cảnh đã biến mất trong điều kiện sống khắc nghiệt Đó cũng là
điều mà sau này M.Gorki trực tiếp phát biểu trong Thời thơ ấu: “Những người
dân Nga do cuộc đời nghèo khổ và buồn tẻ, nói chung họ và giải trí bằng nỗi đau khổ, họ đùa với nó như con nít và ít cảm thấy xấu hổ vì sự bất hạnh”
Trang 29Là người con của nhân dân lao động, đã trải qua những trường học khắc nghiệt của cuộc sóng, hiểu biết về nó một cách cặn kẽ, kế tục một cách xuất sắc những truyền thống ưu tú của nền văn học tiến tiến quá khứ, M.Gorki đã đi sâu vào việc thể hiện, phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống của nhân dân Nga đặc biệt là những con người bé nhỏ Tuy nhiên không chỉ là một học trò của các nhà văn: Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, A.Sêkhôp… M.Gorki còn là người mở đường cho một trào lưu văn học mới - Văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa Vì vậy trong các tác phẩm của mình, dưới sự soi sáng của lý tưởng Mác Lênin trong cuộc vận
động của thời kỳ lịch sử mới, ngòi bút của ông không chỉ tái hiện thực trạng cuộc sống bế tắc, cùng cực cả về thể xác và tinh thần của lớp người dưới đáy mà điều quan trọng hơn là việc đi sâu khám phá những nét tính cách, phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng trong con người họ
Tác giả S.O.Mêlich Nubarôp trong Lịch sử Văn học Xô Viết cho rằng:
“Sự vĩ đại của Gorki là ở chỗ khi tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn
học cổ điển quá khứ, nhà văn đã lý giải chúng theo quan điểm của thời đại lịch
sử mới, của thế giới quan mới, chân chính cách mạng, đó là quan điểm của Chủ nghĩa Mác” [11,5] Chính ở đây cũng thể hiện thực chất của sự cách tân ở Gorki,
trong việc xây dựng một phương pháp nghệ thuật mới - phương pháp hiện thực Xã hội chủ nghĩa
Trong cuộc sống khốn cùng, những nhân vật “bé nhỏ” của Gorki vẫn luôn gìn giữ được những phẩm chất đáng quý của người lao động Nga Emiliên Pilai - một gã du thủ du thực, một tên vô sản lưu manh đã từng có ý đồ phục sẵn, đón
đường lão lái buôn Ôbaimôp để trả thù và kiếm lời, lại không thể cầm lòng trước những giọt nước mắt của cô gái Liza bị người yêu phụ bạc “Nghe tiếng khóc tim
tớ như có ai vò nát ra” (Êmiliên Pilai) Trái tim của chàng trai “chân đất” “cứ tan
ra như nước” trước nụ cười và tình cảm chân thành của cô gái dành cho một
Trang 30người bạn cùng khổ Lão hành khất Akhíp (Lão Akhip và bé Liônka) lại có một tình yêu thương cháu vô bờ bến Lão đã hy sinh cả cuộc đời mình, chắt chiu dành dụm cho cháu, và vì muốn lo cho tương lai của đứa cháu nhỏ lão đã tự biến mình thành một kẻ ăn cắp xấu xa Tình yêu thương trong hoàn cảnh sống bế tắc
đã dẫn lão đến một hành động mù quáng để rồi lão phải nhận một kết cục bi thảm: Bi kịch bị chính đứa cháu tình yêu thương duy nhất của lão ruồng rẫy, coi thường Senkas (Stenkas) dẫu bị cuộc sống làm tha hoá biến thành một kẻ lưu manh nơi bến tàu vẫn giữ hình ảnh về một làng quê với những người thân yêu trong gia đình với tình cảm nồng nàn Những kỷ niệm ấy được đánh thức khi gặp gã trai nông dân khoẻ mạnh với ước mơ tự do, một cuộc sống sung túc - Gavrila Như một lẽ tự nhiên, cái bản tính hào hiệp lương thiện bấy lâu bị cuộc sống hằng ngày che lấp nay trỗi dậy mãnh liệt Cái cảm giác cô độc “bị rứt ra vĩnh viễn, bị gạt ra khỏi cái cuộc sống đã sản sinh ra dòng máu hiện đang chảy trong mạch y
“khiến Tsenkas muốn được cứu giúp che chở cho Gavrila “Y ghen tỵ và thương tiếc cuộc đời trẻ ấy, chế nhạo nó và thậm chí còn buồn phiền về nó khi tưởng tượng rằng một lần nữa nó có thể rơi vào bàn tay những kẻ như y… và mọi tình cảm của Tsenkas cuối cùng hoà tan, biến thành một cái gì đó như tình bố con và chủ tớ” Chính những tình cảm tốt đẹp, vị tha, cao thượng đó đã giúp Tsenkas chiến thắng lòng tự ái bị tổn thương, bị xúc phạm của bản thân để tha thứ cho những hành động vị kỷ, tham lam, đê hèn của Gavrila
Nhân tính, lòng bao dung hiền hậu đã đưa nhân vật của M.Gorki vượt lên hoàn cảnh, không bị trượt dài trên con đường băng hoại về nhân phẩm, giữ cho nhân vật đứng trên ranh giới mong manh của cuộc sống con người Natasa - cô gái điếm bất hạnh, bị đánh đập, xua đuổi không có chỗ đứng trong xã hội, trong cái đêm mưa gió đói khát đã vượt lên những đắng cay tủi nhục của mình, vượt lên cái ý nghĩ “chết quách cho rảnh thân”, vượt lên nỗi hằn học về những gã đàn ông
Trang 31đểu cáng, đã mở rộng lòng mình tìm cách sưởi ấm che chở, an ủi người bạn
đường cùng khổ Maska - người mẹ khốn khổ phải bán thân để kiếm tiền nuôi con lại có một tình yêu thương con sâu sắc “Ngữ ấy không có cháu thì chả sống
được đâu” (Lenka) Dường như chở che, hy sinh vì người khác là bản năng thường trực của những người phụ nữ
Trong kiếp sống đầy tủi cực, cay đắng, những con người nhỏ bé trong các truyện ngắn của M.Gorki luôn tự ý thức được về mình, về ý nghĩa của cuộc sống
Dù ở dưới đáy cùng xã hội, những nhân vật “chân đất” của nhà văn vẫn luôn hướng tới một tương lai tươi sáng, vẫn mang trong mình khát vọng vươn tới cái thiện cái mỹ đầy cao quý Cả Tatyana (Một người đàn bà) và Kapitolina (Kônôvalôp) đều muốn thoát khỏi cảnh sống tăm tối hiện tại, mơ ước xây dựng một hạnh phúc gia đình vững chắc Tình yêu thương đồng cảm trước nỗi đau của người khác khiến Êmiliên trở nên cao thượng, hào hiệp Cái cảm giác như “thấy một cái gì mới” và từ bỏ con đường trở thành một kẻ lưu manh thể hiện mong muốn sống một cuộc sống lương thiện, ý thức vươn lên để giữ gìn nhân cách của con người Chú bé Lenka thông minh, bị bại liệt tưởng như bị vùi sâu tận “hố rác” ẩm thấp, tối tăm vẫn tìm cách “vượt” ra bên ngoài bằng cách tạo ra một “xã hội” nhỏ bên mình, vẫn khao khát khôn nguôi “không khí thật ngoài trời”, cánh
đồng thoáng rộng, ánh dương ấm áp… (Lenka) Cậu bé Liônka dù rất thương
ông vẫn không chấp nhận và kết tội hành động ăn cắp của lão Akhíp, mong muốn
được hoà nhập với những con người trong làng Hình tượng những nhân vật đó là lời khẳng định con người dù sống dưới đáy cùng tối tăm của xã hội vẫn không ngừng vươn tới tự do và ánh sáng của Gorki
Có thể nói viết về những con người nhỏ bé trong xã hội, Gorki đã thể hiện
được sự thu nhận những truyền thống ưu tú của nền văn học quá khứ, đồng thời với khả năng phát hiện, xét đoán thế giới, con người theo quan điểm mới, dưới
Trang 32thế giới quan Macxít của nhà văn Ông không những phản ánh được hiện thực cuộc sống tù túng, ngột ngạt, cơ cực của người lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội như các nhà văn hiện thực phê phán đã từng làm mà còn tiến xa hơn nữa trong việc khám phá chiều sâu tâm lý, tính cách nhân vật, thể hiện những chuyển biến mới trong con người của thời đại mới Họ không chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh bị tha hoá bởi hoàn cảnh mà quan trọng hơn là họ nhận thức được về hoàn cảnh, về mình và có ý thức vươn lên chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt đó, cho
dù trong thực tế sự chiến thắng không phải lúc nào cũng hoàn toàn thuộc về họ Nhân vật “những kẻ chân đất” đặc biệt là lớp người du thủ du thực, những kẻ lưu manh là những hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn của Gorki Với
quan niệm “bọn lưu manh là những người khác thường… khác thường vì họ là
những kẻ lạc loài - những người đã tách khỏi giai cấp mình, bị giai cấp mình ruồng bỏ” [4,57], M.Gorki đã tạo dựng nên một kiểu nhân vật mới trong văn học,
thể hiện dấu hiệu của sự biến động trong lịch sử - sự xuất hiện của một lớp người mới với ý thức phản kháng báo hiệu sự tan rã của chế độ xã hội cũ và ra đời một chế độ xã hội mới
1.2.2 Nhân vật “con người thừa”
Đứng trên nền hiện thực chung của nước Nga cuối thế kỷ XIX “vẫn là một
nước nông nghiệp lạc hậu ở Châu Âu, lâm vào tình trạng bế tắc, đứng ở ngã ba
đường về xu hướng chính trị, xã hội cuộc sống tràn ngập vô vàn những mâu thuẫn giằng xé nhau đến mức khủng hoảng trầm trọng”, người dân Nga đặc biệt
là tầng lớp trí thức hoang mang bế tắc, không thể tìm cho mình một lối sống phù hợp, không thể cải tạo hoàn cảnh, các nhà văn hiện thực đã xây dựng thành công nhân vật những con người thừa trong các tác phẩm của mình Họ trở thành một loại hình tượng điển hình trong văn học hiện thực cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX Có thể nói ngay từ những năm đầu thế kỷ XIX với tiểu thuyết thơ
Trang 33“Epghênhi Ônhêghin” của Puskin hình tượng “con người thừa” đã lần đầu tiên xuất hiện kiểu nhân vật này trong các giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những
điểm mới mẻ, tương thích với sự vận động, biến đổi của đời sống chính trị xã hội với những con người mới Trong xã hội nông nô chuyên chế thế kỷ XIX,
Ônhêghin, chàng trai quý tộc “không tìm thấy hứng thú sinh động nào trong cái
thế giới của thói nô lệ khúm núm và tính hám danh ti tiện Tuy vậy lại buộc lòng phải sống trong cái xã hội ấy vì nhân dân hãy còn xa cách chàng, giữa chàng và nhân dân không có điểm gì chung cả” (Ghecxen) Epnhêghin sống buồn chán,
hoài nghi, lạnh lùng trong thế giới của giai cấp mình nhưng lại lúng túng trên con
đường đến với nhân dân Cuộc sống vô dụng, vô nghĩa, ích kỷ đã biến chàng thành một con người thừa trong xã hội
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu văn học hiện thực phê phán thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình tượng nhân vật con người thừa tiếp tục được các nhà văn hiện thực khai thác: Có thể nói đến Sêkhôp - văn học hiện thực phê phán
đã đạt đến đỉnh cao của sự khám phá và thể hiện kiểu nhân vật này Trong bối cảnh tù túng ngột ngạt của nước Nga đêm trước cách mạng, đối tượng mà Sêkhôp
hướng đến là để nhằm “chế giễu sự hủ lậu, sự ngưng trệ, sự ngu dốt dưới những
dạng khác nhau tồn tại trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ” (Khrapchenkô.M.B -
Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới,
Hà Nội, 1978) Những nhân vật “con người thừa” mà Sêkhôp chú ý đến là tầng
lớp trí thức, viên chức nhỏ cố gắng duy trì cuộc sống, tồn tại lắt lay với những suy nghĩ hạn hẹp, quẩn quanh, thấm thía sâu sắc tình trạng thừa thãi vô nghĩa của
đời sống và của bản thân nhưng không đủ nội lực để nổi dậy Giáo sư Bêlicôp (Người trong bao), Iônưs (Iônưs), Anna Xerghêepna (Người đàn bà có con chó nhỏ), Anhixim (Trong khe núi) và người hoạ sĩ trong Ngôi nhà có căn gác
Trang 34nhỏ… là những đại diện tiêu biểu cho kiểu nhân vật này trong sáng tác của Sêkhôp
Kế thừa một cách xuất sắc thành tựu của văn học hiện thực quá khứ, trên nền chung của hiện thực xã hội Nga đương thời, những sáng tác thời kỳ đầu của
M.Gorki tiếp tục khám phá kiểu hình tượng con người thừa Tuy nhiên trong thời
kỳ lịch sử có những biến động mới, khi chế độ nông nô chuyên chế khủng hoảng trầm trọng, chủ nghĩa tư bản phát triển thể hiện tất cả những mặt trái của nó và những mầm mống của cuộc cách mạng mới đang manh nha, thì những con người thừa được M.Gorki tiếp cận và phản ánh ở một góc độ mới Họ không chỉ là những con người sống an phận, thu mình chấp nhận thực tại buồn tẻ mà là những con người có ý thức vượt thoát khỏi hoàn cảnh Họ nhận thức được sự thối nát của giai cấp, xã hội và có những hành động bứt phá nhưng đấu tranh nửa vời, dễ thoả hiệp, cuối cùng lâm vào những bi kịch hoặc trở thành kẻ du đãng Orlôp (Vợ chồng Orlôp) và Kônôvalôp (Kônôvalôp) là hai nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật này trong truyện ngắn của M.Gorki
Sống trong căn phòng tầng hầm “ẩm ướt, âm u, không sinh khí” với
“những ngày tẻ nhạt nối theo nhau như những mắt xích của sợi dây xích vô hình,
đeo nặng lên cuộc sống”, của hai vợ chồng, Orlôp cảm nhận một cách sâu sắc sự
tù túng ngột ngạt của cuộc sống mà anh đang phải trải qua: “Cuộc sống thật là tai quái” “cuộc đời là một cái hố” và con người như bị chôn sống trong ấy Nếu như giáo sư Bêlicôp trong Người trong bao của Sêkhôp cố thu mình, sống một cách lập dị tách rời hoàn cảnh thì Orlôp có những mong muốn được thoát khỏi cuộc sống tù đọng, quẩn quanh ấy: “Bỏ đi lang thang còn hơn… Đói đấy nhưng được
tự do, muốn đi đâu tuỳ ý Tha hồ đi khắp thế gian” Để thoát khỏi cuộc sống vô mục đích Orlôp đã nhiệt tình tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại dịch tả và
“Đôi lúc cảm giác về sự tồn tại của bản thân đã hoàn toàn biến mất dưới sức nặng
Trang 35của những ấn tượng mà anh đang trải qua” (Vợ chồng Orlôp) Dường như Orlôp đã có lúc quên mình vì sự nghiệp chung đầy cao cả Nhưng khao khát muốn lập nên một công trạng, muốn mình trở thành một người hùng một cách ích kỷ, sự hiếu danh mù quáng đã khiến anh rơi vào bi kịch Cuộc sống tầm thường hằng ngày mở mắt cho anh thấy anh không thể một mình thay đổi được hiện thực Những hành động liều lĩnh tự phát của anh không giúp anh thực hiện
được khát vọng lập chiến công Anh trở về với thói quen đánh vợ và rượu chè trước kia, sự phản kháng của anh xẹp đi nhanh chóng bởi anh chỉ là loại “hiệp sĩ trong một giờ” Nỗi đau khổ không biết vì đâu, hành động phản kháng tự phát thất bại vì không gắn với sự nghiệp của tập thể rồi cuối cùng trở thành một kẻ du
đãng - một người thừa trong xã hội của Orlôp cũng là của cả lớp người tiểu tư sản
đương thời Họ nhận thức được về hoàn cảnh tù túng, mong muốn thoát khỏi nó nhưng cách thức hành động chỉ dẫn họ đến những bi kịch
Kônôvalôp - một kẻ chân đất, có những nhiệt tình cao thượng, những tình cảm dịu dàng, yêu tự do sau một hồi băn khoăn “đi tìm điểm tựa”, đi tìm ánh sáng của cuộc đời, thể nghiệm lý tưởng tình thương nhưng cuối cùng bế tắc Anh
đã tự sát trong tuyệt vọng, trong nỗi mâu thuẫn không giải quyết được giữa khát vọng và hiện thực Mong muốn cứu vớt cuộc đời cô gái Kapitôlina ra khỏi nhà chứa của Kônôvalôp thất bại bởi anh không muốn gắn bó cuộc đời tự do vô vọng của mình với cô gái Xung đột ấy đẩy anh vào bế tắc, triết lý tình thương trong anh cũng đổ vỡ Kônôvalôp không chấp nhận con người là nạn nhân của môi trường, hoàn cảnh mà “mỗi người làm chủ bản thân mình” Cái mong muốn tốt
đẹp cứu vớt Kapitôlina ra khỏi cuộc sống nhơ nhớp cho kết quả ngược lại, đẩy cô lún sâu hơn nữa vào cuộc sống ấy khiến anh hoang mang, hoài nghi tất cả Anh tin rằng mình “sinh ra đã là con người không bình thường”, là một “kẻ ngoại lệ” Anh “gạt mình ra khỏi cuộc sống, liệt mình vào loại những kẻ sống thừa đáng
Trang 36diệt trừ”, là “con người bỏ đi” Kônôvalôp băn khoăn trước cuộc đời, mong muốn có một trật tự của cuộc sống, một đạo luật khiến mọi người đều hành động như một và có thể hiểu nhau, mong muốn “tìm ra con đường mòn” của cuộc đời mình Anh hoang mang đi tìm điểm tựa trong chính bản thân mình nhưng vô
vọng :“Tớ không tìm được điểm tựa của tớ Tớ tìm kiếm, buồn phiền và vẫn không tìm thấy”, “tớ không tìm được chỗ cho mình” Thái độ tự do, hoang mang,
hoài nghi trước cuộc sống đã đẩy Kônôvalôp từ địa vị của tầng lớp tiểu tư sản thành một kẻ du đãng và cuối cùng tự sát vì bế tắc trước cuộc đời
Có thể thấy với kiểu nhân vật này, M.Gorki đã thể hiện một cách sâu sắc thực trạng u ám của tầng lớp trí thức, tiểu tư sản đương thời trong hoàn cảnh lịch
sử mới Những biến động về chính trị xã hội đã kéo con người ra khỏi cái “vỏ ốc” thụ động, cầu an để mong muốn và vươn tới một sự đổi thay hoàn cảnh thực tại u
ám Nhưng thái độ hoang mang, tự ti, hoài nghi và đấu tranh tự phát nửa vời - bản tính cố hữu của họ đã không đem lại một kết quả khả quan Họ tiếp tục lâm vào tình trạng bế tắc, trở thành những kẻ bất mãn với thời cuộc như Kônôvalôp và Orlôp Điều đáng ghi nhận ở đây là trong thời điểm mới, M.Gorki đã thể hiện
được nét tích cực trong nhận thức của những nhân vật này: Đó là khát vọng thay
đổi, sự quẫy đạp khá mạnh mẽ trước hoàn cảnh dù không thành công M.Gorki
đã khám phá và thể hiện về kiểu nhân vật này trong tất cả tính phức tạp, sự mâu thuẫn giữa nhận thức, khả năng và thực tế khách quan của nó
1.2.3 Nhân vật “người công nhân vô sản”
Bước sang thế kỷ XX, cuộc vận động của lịch sử sang một giai đoạn mới - giai đoạn cách mạng vô sản đã được biểu hiện một cách rõ rệt hơn ở những phong trào đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động
Hiện thực lịch sử này cũng đã truyền một nội dung mới vào nền văn học Nga: Đó là tính chất gay gắt của những mâu thuẫn xã hội, sự sụp đổ của văn hoá
Trang 37tư sản, đó là những nét của con người mới được tôi luyện trong cách mạng Là một người con tiên tiến của nhân dân lao động Nga, viết về nhân dân lao động cũng chính là sự tự biểu hiện mình, M.Gorki đã phát hiện ra những phẩm chất mới của con người trong giai đoạn biến thiên dữ dội của lịch sử Với quan niệm
“con người được tạo nên bởi sự đối kháng với hoàn cảnh xung quanh”, trong thời
điểm của bão táp cách mạng đang hình thành mạnh mẽ, ông trở thành “người
biểu hiện có tài của quần chúng chống đối” (Báo Tia lửa - 1902) Chủ đề về
cuộc sống, về vai trò và sức mạnh của nhân dân lao động Nga trong những năm
đầu thế kỷ được nhà văn giải quyết theo cách mới Chống lại lối miêu tả đời sống nghèo nàn và lạc hậu của nhân dân một cách tự nhiên chủ nghĩa trong văn học tư sản, trên cương vị là nhà văn khai sinh ra văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa, Gorki đã khám phá ra sức mạnh to lớn và sự thông minh tuyệt vời của nhân dân Nga Hình tượng người công nhân vô sản lần đầu tiên đã xuất hiện trong văn học
và được ông coi là “nhân loại mới vừa ra đời”
Trong các sáng tác hiện thực thời kỳ đầu, nhân vật người công nhân vô sản mới chỉ được xây dựng như là những bức phác hoạ, là mô hình chứ chưa phải là một hình tượng nhân vật hoàn thiện Tuy nhiên nó đã đánh dấu bước chuyển lớn trong nhận thức của M.Gorki về con người - không chỉ là những con người bế tắc trước hoàn cảnh mà họ đã vùng lên đấu tranh một cách có ý thức chống lại cái bất công, vô lý của trật tự xã hội hiện thời Với hình tượng nhân vật này, M.Gorki
đã thực sự trở thành nhà văn vô sản, góp phần tích cực vào việc đưa văn học nghệ thuật bước sang một khuynh hướng sáng tác mới: khuynh hướng văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa Đồng thời thể hiện dự báo của M.Gorki về một giai cấp tiên tiến mới xuất hiện trong lịch sử - giai cấp công nhân vô sản Họ sẽ trở thành lực lượng làm đổi thay chế độ chính trị xã hội bằng những cuộc cách mạng vô
Trang 38sản, là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản với tất cả những hạn chế đang được bộc lộ thành những mâu thuẫn giai cấp và xã hội gay gắt
Trong số các truyện ngắn hiện thực thuộc phạm vi khảo sát của đề tài, nhân vật Gvôzđiep trong Kẻ phá bĩnh có thể coi là đại diện tiêu biểu nhất cho kiểu nhân vật này Anh là người đi xa nhất trên con đường nhận thức về mâu thuẫn giai cấp và có những hành động quyết liệt để chống lại trật tự bất công
đang đè nặng lên cuộc đời Là một người thợ sắp chữ trong toà báo - người đại diện cho giai cấp công nhân - anh hiểu rõ được sự giả dối, thói đạo đức giả của tầng lớp trên - những kẻ mà giữa lời nói và việc làm là một khối mâu thuẫn lớn, những kẻ có trí tuệ, có tiền nhưng không có trái tim Trước mặt những kẻ đại diện cho giai cấp tư sản, Gvôzđiep đã lên tiếng tố cáo bản chất giả dối của chúng bằng những lời lẽ đầy sức thuyết phục và vững vàng: “Ông viết bài này bài nọ, khuyên răn mọi người hãy có lòng nhân ái… Ông bàn bạc về lũ công nhân chúng tôi… Tôi đọc mà phát tởm ra bởi vì bài của ông toàn nói chuyện vớ vẩn Toàn những câu nói bậy không biết xấu hổ là gì Bởi vì ông viết báo răn người ta đừng bóc lột thế mà ở xưởng in của ông thì sao? Thế không phải là bóc lột, là ăn cướp à? Sao ông không viết về những chế độ ấy? Ông không viết được là bởi vì chính ông cũng theo cái chính sách ấy…” Rõ ràng trong con người Gvôzđiep, anh nhận thức một cách hết sức sâu sắc những mâu thuẫn đang tồn tại không trong chỉ lời nói, việc làm của giai cấp tư sản mà giữa cả hai giai cấp - giai cấp công nhân và những người chủ tư sản Thái độ ngang tàng đầy khiêu khích, việc nhận lỗi một cách “nhanh chóng và điềm tĩnh”, việc sửa chữa bài báo một cách “có dụng tâm”
và sẵn sàng đón nhận hậu quả của việc làm đó đã thể hiện bản lĩnh cũng như sự ý thức trong hành động của người công nhân Gvôzđiep Cho dù đó chỉ là hành
động mang tính cá nhân, tự phát, nửa vời nhưng nó cũng là những biểu hiện đầu tiên của sự xung đột giai cấp đang nảy sinh trong lòng xã hội tư bản Hình ảnh
Trang 39người công nhân Gvôzđiep tuy chưa hoàn thiện như trong các sáng tác sau này nhưng đó chính là một hình tượng mới thể hiện sự ra đời của giai cấp vô sản mới tiên tiến trong cuộc đấu tranh chống lại trật tự bất công của chủ nghĩa tư bản
Với hình tượng này M.Gorki đã chính thức trở thành người đặt nền móng
cho nền văn học mới - văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa, “Cánh chim báo gió”
trong thời đại bão táp cách mạng vô sản, con người luôn cống hiến hết mình cho
lý tưởng thời đại, cho cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân lao động
M.Gorki quan niệm “Nhà văn phải biết tất cả dòng thác của cuộc sống và
tất cả những luồng nước nhỏ của dòng thác đó, tất cả những mâu thuẫn của thực tại, những tấm bi kịch và hài kịch của nó, tính chất anh hùng và tính chất hèn kém của nó Nhà văn phải biết rằng một hiện tượng nào đó có vẻ nhỏ nhặt mà vô nghĩa đến đâu chăng nữa nó cũng là một mảnh vỡ của thế giới cũ đã sụp đổ hoặc
là mầm mống của thế giới mới” [4,13] Hiện thực hoá quan niệm đó bằng chính
những trải nghiệm thực tế, bằng dự cảm và tiên liệu sự vận động tất yếu của lịch
sử, trong các sáng tác hiện thực của mình, nhà văn đã dựng nên bức tranh toàn cảnh về cuộc sống, con người Nga trong giai đoạn chuyển dịch lịch sử giữa thế
kỷ XIX và thế kỷ XX Ông đã xây dựng nên trong tác phẩm của mình một thế giới nhân vật khá phong phú đại diện cho những giai cấp tầng lớp khác nhau Trong đó những “nhân vật bé nhỏ” - những con người thuộc lớp người “dưới đáy” xã hội, “bọn người chân đất”, “những người du thủ du thực” là đối tượng được nhà văn đặc biệt quan tâm Nó không chỉ thể hiện sự am hiểu sâu sắc hiện thực cuộc sống của lớp người này, của con người đã từng phải lăn lộn giữa trường đời
từ khi còn nhỏ, mà còn phản ánh thực trạng xã hội Nga đầy ảm đạm đương thời
Họ là số đông trong đời sống và thân phận nhỏ bé của họ là mối quan tâm hàng
đầu của nhà nhân đạo chủ nghĩa - M.Gorki Viết về cuộc sống cùng cực cả về thể xác lẫn tinh thần của những con người ấy cũng là một cách để M.Gorki lên tiếng
Trang 40phê phán, tố cáo bản chất áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và chế độ tư bản bản chủ nghĩa Những mâu thuẫn gay gắt trong đời sống xã hội làm nảy sinh những tư tưởng mới, tầng lớp mới như một cách phản ứng trước những mâu thuẫn đó
Một điều đáng ghi nhận nữa là không chỉ dừng lại ở việc phản ánh mà qua việc xây dựng hình tượng người công nhân Gvôzđiep, M.Gorki còn tiên liệu về sự hình thành một giai cấp tiên tiến trong xã hội - giai cấp công nhân vô sản - người lao động các cuộc cách mạng vô sản lật đổ chủ nghĩa tư bản sau này
Có thể nói, trên cơ sở kế thừa những truyền thống ưu tú của nền văn học quá khứ, trong giai đoạn chuyển mình dữ dội của lịch sử, ngòi bút của Gorki đã
có những thay đổi kịp thời theo sát với hiện thực và thể hiện tinh thần thời đại Những sáng tác của ông đã khẳng định một cách vững chắc vị trí tiên phong và vai trò “người anh cả” của trào lưu văn học mới xuất hiện từ cuối XIX, đầu thế kỷ
XX - trào lưu văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa
1.3 Nhân vật trong các truyện ngắn lãng mạn
Từ mong muốn đánh thức nhân dân ý chí đấu tranh, dũng cảm hành động
để thay đổi cuộc sống, bên cạnh những truyện ngắn hiện thực M.Gorki đã viết những truyện ngắn đậm màu sắc lãng mạn Theo ông “Hư cấu và tưởng tượng sẽ giúp con người bay bổng trong chốc lát, lên khỏi mặt đất và tìm lại chỗ đứng đã mất… Vì con người bây giờ không phải là chúa tể của trái đất, là nô lệ của cuộc sống Nó đánh mất lòng tự hào về địa vị ưu tiên của nó, nó quay sang sùng bái sự kiện… Nó không nhận thấy mình đang tự đặt một chướng ngại vật bên con
đường đi tới tự do sáng tạo cuộc sống, giành quyền đạp đổ dể mà xây dựng… Vì thế người ta mới sống nghèo nàn vô vị như vậy, tinh thần sáng tạo mất hết sức mạnh” (Người độc giả) Những truyện ngắn lãng mạn của M.Gorki không bao giờ làm cho con người quên hiện tại, không dựng lên những ảo ảnh không thể có,