LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình truyền thụ cho tôi kiến thức, phương pháp giảng dạy ở Tiểu học… giúp cho việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ của tôi đạt kết quả như mong muốn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Tiến sĩ Phạm Thị Hòa, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận của mình Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội, đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo xát thực tế tại trường
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Liên
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng khớp với kết quả của một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Trong tiến hành thực nghiệm khóa luận, chúng tôi có tham khảo những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đi trước với sự trân trọng, biết ơn
Đề tài này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Liên
Trang 3MỤC LỤC
Phần1: Mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
Phần 2: Nội dung 5
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Khát quát chung về bài tập trong dạy học tập làm văn 5
1.1.2 Cơ sở giáo dục 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 11
Chương 2 : Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 17
2.1.Bài tập luyện viết câu 17
2.1.1 Luyện viết câu có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước 17
2.1.2 Luyện viết hai câu liên kết với nhau 19
2.2 Bài tập luyện viết đoạn văn 22
2.2.1 Bài tập luyện viết đoạn mở bài 22
2.2.2 Bài tập luyện viết đoạn thân bài 26
2.2.3 Bài tập luyện viết đoạn kết bài 32
2.3 Bài tập luyện viết bài 34
2.3.1 Bài tập luyện viết bài dựa theo các tư liệu gợi ý 34
2.3.2 Bài tập luyện viết bài văn dựa trên dàn ý và một số đoạn cho sẵn 36
Trang 42.3.3 Bài tập luyện viết bài văn theo đề bài cho sẵn 49
Chương 3 : Thực nghiệm 51
3.1 Mục đích thực nghiệm 51
3.2 Nội dung thực nghiệm 51
3.3 Đối tượng và cách thức thực nghiệm 51
3.4 Lớp và giáo viên thực nghiệm 52
3.5 Giáo án thực nghiệm 52
Phần 3 : Kết luận 66 Phụ lục
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt chữ viết với phương pháp nhà truờng, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt Bởi với người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công
cụ để trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh
Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn (học vần, tập viết, chính tả, tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn) mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để học sinh học tốt tiếng Việt Trong đó phân môn tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học tiếng Việt Nó thể hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của việc dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập Việc dạy học văn miêu tả có tác dụng rất lớn đối với việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư duy và khả năng nhận xét đánh giá của học sinh Hơn nữa, văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thơ, óc quan sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính Văn miêu tả góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với thiên nhiên, khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp, khả năng phát triển ngôn ngữ
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt mới đã dành cho kiểu văn bản này một khối lượng thời gian lớn và nhiều trang sách cho những bài văn miêu
tả tiêu biểu của các nhà văn Những bài văn miêu tả đã có tác dụng to lớn trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Dạy văn miêu tả
là dạy cho học sinh kĩ năng thực hành vận dụng hiểu biết tiếng Việt để viết bài văn miêu tả Mặt khác, văn miêu tả cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, kỹ năng sử dụng các giác quan tinh tế nhạy cảm để tiếp nhận tri thức
Trang 6phong phú từ cuộc sống Bài làm văn được coi là đúng hay không đúng, không phải chỉ có những câu, những từ ngữ, những cách viết đoạn, viết bài đúng mà còn phải có sức gợi lớn Nghĩa là nó còn mang tư cách một tác phẩm văn chương Như vậy để đạt được những mục tiêu của phân môn, người học cần được luyện tập với nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong quá trình cảm thụ cũng như xây dựng bài văn miêu tả
Ở bậc Tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với bài tập văn miêu tả qua các bài tập quan sát và trả lời các câu hỏi Tuy nhiên phải lên lớp 4, 5 học sinh mới chính thức được học văn miêu tả Các bài văn miêu tả chính thức có yêu cầu cao hơn: học sinh quan sát, dựa vào câu hỏi để trả lời rồi phát triển thành đoạn, bài Trong đó, hệ thống bài tập luyện viết có vai trò rất quan trọng đối với dạng bài văn miêu tả Bởi vậy đã có một số tác giả đã
có những công trình nghiên cứu về bài tập luyện viết văn miêu tả Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả trong từng đơn vị ngôn ngữ thì chưa có công trình nào Do đó tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” Tôi mong muốn rằng đề tài sẽ cung cấp những tài liệu phong phú cho các thầy cô giáo để góp phần dạy tốt phân môn tập làm văn trong trường Tiểu học và giúp các em học tốt hơn kiểu bài văn miêu tả
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, nhà xuất
bản trường Đại học sư phạm Hà Nội, các tác giả Lê phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Nguyễn Trí đưa ra những nhận xét về vai trò, sự cần thiết
Trang 7của việc dạy văn miêu tả ở trưòng Tiểu học, từ đó trình bày một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả Sách còn nêu lên một số vấn đề chung của việc dạy học văn miêu tả (trong đó nổi bật là vấn đề “bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thực” trong cách dạy và học văn miêu tả) Các tác giả cũng đã đề cập đến việc phân chia các dạng bài tập làm văn và một số kiến thức khái quát chung về các dạng bài tập
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học,
nhà xuất bản Giáo dục năm 2000, cũng nêu những nhận xét khái quát về văn miêu tả như: thế nào là văn miêu tả?, đặc điểm của văn miêu tả và văn miêu tả trong trường Tiểu học Đồng thời, tác giả cũng đưa ra phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học và một số kinh nghiệm viết bài tập làm văn cho tốt
Cuốn Văn miêu tả và kể chuyện lại đưa ra những suy nghĩ, kinh
nghiệm của các nhà văn Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng khi viết văn miêu tả: “văn miêu tả” của Phạm Hổ, “trò chuyện về cách làm bài văn miêu tả của Bùi Hiển”; “đãi cát tìm vàng” của Nguyễn Quang Sáng Cuốn sách còn đưa ra một số trang văn miêu tả của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu để bạn đọc tham khảo
- Hướng thứ hai tập trung vào nghiên cứu việc luyện viết văn miêu tả cho học sinh Đây là hướng nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Tuân: Trong
cuốn Luyện viết văn miêu tả và cuốn Bài tập luyện viết văn miêu tả ở tiểu
học tập một và tập hai, tác giả đã xây dựng những bài tập luyện viết theo
các dạng văn miêu tả: miêu tả đồ vật, miêu tả cảnh, miêu tả cây cối, miêu
tả con vật, miêu tả người và bài tập luyện quan sát trong miêu tả Như vậy, tác giả tập trung vào xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả theo các dạng cụ thể
Trang 8Đề tài của chúng tôi đi theo hướng luyện viết văn miêu tả theo cấu trúc bài văn Điểm các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi thấy hướng đi của luận văn vẫn là một khoảng trống còn để ngỏ
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả nói riêng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn và dạy học Tiếng Việt nói chung ở trường Tiểu học
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 4, 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận đi sâu nghiên cứu vào việc xây dựng hệ thống bài tập luyện viết trong dạng văn miêu tả trên đối tượng học sinh lớp 4, lớp 5 trường Tiểu học Cổ Loa huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đặt ra, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho khóa luận đồng thời điều tra thực tiễn và thực tiễn luyện viết văn miêu tả trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu học hiện nay
- Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập
- Tiến hành thực nghiệm để thu thập kết quả từ việc áp dụng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả trong phân môn tập làm văn ở Tiểu học
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn
Trang 92/ Phương pháp phân tích
3/ Phương pháp thống kê
4/ Phương pháp thực nghiệm
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái quát chung về bài tập trong dạy học Tập làm văn
1.1.1.1 Khái niệm bài tập
Theo Từ điển tiếng Việt: Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận
dụng những điều đã học
Đây là quan niệm được nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu lí luận giáo dục và lí luận dạy học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu về bài tập Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học lí thuyết là loại bài mà trong nội dung học có sự phân biệt khá rạch ròi giữa lí thuyết và vận dụng, trong đó lí thuyết được dạy trước, phần vận dụng được dạy sau bằng một hệ thống bài tập Nghĩa là các bài tập ở bài học lí thuyết chủ yếu giúp học sinh nắm chắc các khái niệm lí thuyết, củng cố các đơn vị lí thuyết vừa học
Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập được coi là phương tiện cơ bản, chủ yếu để thực hiện mục đích Bài tập là yếu tố không thể thiếu có vai trò hết sức quan trọng Mặt khác theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, hệ thống bài tập hiện nay không chỉ là bài tập thực hành mà còn là cả một con đường mà thông qua đó học sinh sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết cho mình
Trang 10Dạy học sinh luyện viết văn miêu tả chính là luyện kĩ năng Bởi vì mục đích cuối cùng của việc dạy viết văn miêu tả là giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng để cuối cùng tạo lập được các văn bản miêu tả sinh động, có hồn Muốn đạt được mục đích nêu trên, con đường ngắn nhất, có tính chất bắt buộc đó là con đường thực hành Và thực hành thông qua hệ thống bài tập bao giờ cũng đem lại hiệu quả toàn diện, tốt nhất
Như vậy trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng có thể hiểu bài tập là một tập hợp yêu cầu hành động để đạt tới một kết quả nào đó Nếu
là một loạt bài tập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng Nói cụ thể hơn trong các bài học thực hành rèn
kĩ năng sử dụng tiếng Việt thì việc rèn kĩ năng viết cho học sinh thông qua hệ thống bài tập được coi là rất quan trọng
1.1.1.2 Cơ sở xây dựng bài tập
Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, hệ thống bài tập phải được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học
Trước hết các bài tập phải đáp ứng được mục tiêu của môn học Một trong những mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở
HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Các bài tập phải đảm bảo được các nguyên tắc: khoa học, phát triển và vừa sức
1.1.1 3 Các kiểu dạng bài tập làm văn
Tập làm văn là một phân môn thực hành Không có cách xây dựng nội dung dạy học tập làm văn nào khác ngoài việc tạo ra một hệ thống bài tập Vì vậy, việc mô tả nội dung dạy học tập làm văn không thể tách rời việc chỉ ra các kiểu dạng bài tập làm văn Đây là một việc làm không đơn giản
Trang 11Khi phân loại bài tập làm văn, chúng ta quan niệm bài tập Tập làm văn
là tất cả những bài tập có trong sách giáo khoa của phân môn Tập làm văn, nghĩa là bao gồm cả những bài tập tiền tập làm văn và cả những bài tập kiểm tra, sửa chữa ngôn bản Chính vì quan niệm như vậy nên số lượng bài tập Tập làm văn rất nhiều và phong phú, đa dạng, quy mô của một số bài tập Tập làm văn cũng rất khác nhau và quan niệm về một đơn vị bài tập cũng rất tương đối: Từ một mệnh lệnh yêu cầu viết một bài văn đến những mệnh lệnh yêu cầu thực hiện nhữnh hành động khác để viết được một bài văn cũng đều được xem là một bài tập, nghĩa là về tính cấp độ, có những bài tập ôm trong lòng nó những bài tập khác Chính vì vậy nhìn từ góc độ đơn vị ngôn ngữ, có thể gọi những bài tập Tập làm văn là những bài tập dùng từ, nói (viết) câu, đoạn, bài
Dựa vào mục đích, nội dung dạy học, bài tập Tập làm văn được chia thành bài tập luyện nói và bài tập luyện viết
Theo quá trình sản sinh ngôn bản, bài tập Tập làm văn có thể chia ra thành những bài tập tiền sản sinh ngôn bản, bài tập sản sinh ngôn bản và bài tập sửa chữa ngôn bản
Dựa vào đặc điểm hoạt động của học sinh bài tập Tập làm văn lại có thể chia ra thành ba nhóm: bài tập nhận diện, phân tích, bài tập theo mẫu và bài tập sáng tạo (đây chính làn bài tập nói viết thành đoạn, bài)
Dựa vào cách thức tổ chức dạy học thì các bài học tập làm văn có thể chia thành hai loại: bài hình thành kiến thức (bài lý thuyết) và bài luyện tập thực hành (bài thực hành)
1.1.1.4 Hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả
Bài tập luyện viết được chia thành bài tập viết lời hội thoại và viết thành đoạn bài Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời chọn phù hợp vào chỗ trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu) và viết câu trả lời câu hỏi
Trang 12Bài tập viết đoạn bài gồm có bài tập viết văn bản nhật dụng và bài tập viết văn bản nghệ thuật Bài tập luyện văn miêu tả thuộc nhóm bài tập viết văn bản nghệ thuật
Bài tập viết văn bản nghệ thuật cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ như
so sánh, nhân hoá thuận lợi hơn văn bản nói Tuy nhiên, học sinh cũng cần đạt được những yêu cầu rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản ở mức cao hơn: lời văn viết vừa cần rõ ý, vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc, bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lý trong từng đoạn, từng bài để tạo thành một chỉnh thể
Các bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật được xây dựng dựa trên quy trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những
kĩ năng bộ phận (VD: xác định yêu cầu nói, viết, tìm ý, sắp xếp ý thành bài, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài ) Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh Do vậy, trong quá trình thực hiện các bài tập luyện kĩ năng viết, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện tốt các những yêu cầu trong các nhóm bài tập sau :
- Nhóm bài tập tiền sản sinh ngôn bản
Gồm các bài tập phân tích đề bài, xác định nội dung viết, tìm ý, sắp xếp ý để thực hiện yêu cầu bài viết Việc phân tích, tìm hiểu đề giúp học sinh xác định được yêu cầu, nội dung, giới hạn của đề bài Với mỗi đề bài cụ thể, khi phân tích, tìm hiểu đề, các em phải trả lời được các câu hỏi: Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết cho ai? Thái độ cần được bộc lộ trong bài viết là thái
độ như thế nào?
- Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản
Trang 13Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản gồm nhóm bài tập viết đoạn và bài tập viết bài văn
+ Bài tập viết đoạn: Rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được các đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý Các đoạn văn được luyện viết là đoạn
mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng) Các đoạn phải đảm bảo sao cho có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai, kết thúc) Đoạn văn có thể được cấu trúc theo kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, song song
Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ, từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu để cách diễn tả được sinh động gợi tả, gợi cảm hơn
+ Bài tập viết bài văn: Những bài tập viết bài văn thường được thực hiện trong cả một tiết học Chúng luyện cho học sinh triển khai nhiệm vụ giao tiếp thành một bài Bài văn phải có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu, nội dung và thể loại, các đoạn văn trong bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài Có thể liên kết đoạn văn bằng cách dùng
từ ngữ nối (VD: trong khi đó, tuy vậy, chẳng bao lâu ) hoặc bằng cách sắp xếp ý theo một trình tự nhất định Khi viết hết một đoạn văn cần phải chấm xuống dòng Lời văn trong bài văn, đoạn văn cần phù hợp với yêu cầu, nội dung thể loại
Có thể nói nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi hỏi sự sáng tạo nhất, chúng yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ
Trang 14năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được một đoạn, bài Đây là một quá trình chuyển từ ý đến lời, ý và lời có sự thống nhất nhưng không đồng nhất Trước hết giáo viên cần luyện cho học sinh diễn đạt đúng những điều muốn viết Tiếp đó, một ý có thể được diễn tả thành những lời khác nhau Học sinh phải biết chọn lựa cách diễn đạt nào có hiệu quả giao tiếp nhất
- Nhóm bài tập kiểm tra, điều chỉnh
Những bài tập này yêu cầu học sinh đọc lại đoạn, bài đã viết, tự kiểm tra, đối chiếu với mục đích, yêu cầu đặt ra lúc ban đầu để tự đánh giá, sửa chữa bài viết của mình Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét cả nội dung và hình thức diễn đạt Nhiều khi các em phải luyện viết lại một đoạn, hay cả bài cho tốt hơn Nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh thường được thực hiên trong giờ viết bài hoặc giờ trả bài
1.1.2 Cơ sở giáo dục
Khi trẻ cắp sách đến trường cũng là lúc trẻ bắt tay vào việc lĩnh hội khái niệm văn hoá nhân loại Nếu như trước đây, trẻ chỉ cần biết những điều cần cho các trò chơi hay những công việc lao động, phục vụ thì giờ đây các
em phải học tập trực tiếp từ cuộc sống xung quanh Việc học tập như vậy sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng của não và khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy trừu tượng Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ dần lĩnh hội các thông tin khoa học về tự nhiên, xã hội, con người Đồng thời các em cũng lĩnh hội được những cơ sở của phương pháp cũng như thao tác tư duy
Tuy nhiên ở lứa tuổi này, học sinh thường dựa vào kinh nghiệm cảm tính, những biểu tượng và ấn tượng của bản thân các em Do vậy, cần dẫn dắt trẻ suy nghĩ và tìm ra các mối liên hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng Điều này đòi hỏi trẻ phải được rèn luyện thông qua các hoạt động học tập theo chương trình dạy học ở nhà trường Cụ thể ở môn Tiếng Việt thì
Trang 15phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu giúp học sinh có năng lực sản sinh ngôn bản Nhờ đó, học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt để làm công cụ
tư duy, học tập và giao tiếp Riêng phân môn Tập làm văn có thể tổ chức thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo Vì tập làm văn được xây dựng trên thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau trong đó nổi bật là lý thuyết hoạt động lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản lôgíc học, lý luận văn học Vì vậy cần rèn luyện cho học sinh tiểu học năng lực chú ý bền vững, năng lực điều chỉnh hoạt động học tập và có ý thức vươn lên làm chủ hoạt động học tập của mình
a) Thời gian: từ tuần 14 đến tuần 34
b) Nội dung và số tiết học:
- Miêu tả đồ vật từ tuần 14 đến tuần 20 + Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật: 1 tiết + Luyện tập quan sát: 1 tiết
+ Luyện tập xây dựng dàn ý: 1 tiết + Luyện tập xây dựng đoạn: 4 tiết + Bài viết: 1tiết làm bài và 1 tiết trả bài
Lớp 5
a) Thời gian: tuần 24 và tuần 25
b) Nội dung: ôn tập (2 tiết); bài viết (2 tiết: 1 tiết viết bài và một tiết trả bài)
Trang 16* Yêu cầu cần đạt :
- Rèn luyện những kĩ năng cơ bản trong việc quan sát và miêu tả các
đồ vật gần gũi với cuộc sống của các em Từ đó phát triển nhận thức và tình cảm đối với cuộc sống
- Biết quan sát và bước đầu rút ra những nét đặc điểm của các đồ vật quen thuộc; bước đầu biết lựa chọn để tô đậm những đặc điểm tiêu biểu và bộc lộ tình cảm, bước đầu biết bố cục bài văn
1.1.3.1.2 Chương trình văn miêu tả cây cối
* Chương trình
Lớp 4
- Thời gian: tuần 21 đến tuần 27
- Nội dung:
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập quan sát cây cối (1 tiết)
+ Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (2 tiết)
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (4 tiết)
+ Luyện tập miêu tả cây cối (1 tiết)
+ Kiểm tra - Trả bài (2 tiết)
Lớp 5
- Thời gian: tuần 27, tuần 29
- Nội dung:
+ Ôn tập (1 tiết) + Kiểm tra (1 tiết) + Trả bài (1 tiết)
* Yêu cầu cần đạt
- Biết quan sát và phát hiện được những đặc điểm cụ thể, riêng biệt của một số loài cây cối quen thuộc xung quanh mình về hình dáng, hoa, quả,
Trang 17hương thơm của cây ở một thời kì phát triển nào đó, làm cho người đọc tưởng như mình đang ngắm nhìn cây
- Biết thể hiện những điều quan sát được bằng ngôn ngữ xác thực nhưng lại giàu hình ảnh và cảm xúc Bài tả cây cối phải gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp của riêng nó, với những cảm xúc của người viết
1.1.3.1.3 Chương trình văn miêu tả con vật
- Thời gian: tuần 32
- Nội dung: ôn tập
+ Ôn tập (1 tiết) + Bài viết (1 tiết) - Trả bài viết (1 tiết)
* Yêu cầu cần đạt
Các bài văn miêu tả con vật trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học nhằm giúp học sinh tập quan sát con vật gần gũi trong cuộc sống, phát hiện được những đặc điểm của con vật, biết sử dụng ngôn ngữ văn học để ghi lại những điều quan sát được
Trang 18Tả con vật với hai hoàn cảnh: tả cả bầy đàn và tả riêng từng con ; tả con vật với hai nội dung: tả hình dáng và tả hoạt động của con vật; tả con vật với phong cách ngôn ngữ sinh động, có hình ảnh và cảm xúc; sử dụng được các biện pháp nhân hoá, so sánh trong miêu tả
Những bài văn miêu tả con vật giúp các em sống tình cảm gắn bó hơn với những con vật xung quanh, từ đó mà thêm yêu cuộc sống
1.1.3.1.4 Chương trình văn miêu tả cảnh
* Chương trình
Tả cảnh trong Chương trình Tiểu học 2001 được dạy ở lớp 5 với số thời gian không nhiều Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về Cấu tạo của bài văn tả cảnh còn lại là 13 tiết luyện tập tả cảnh với các nội dung sau: quan sát và phương tiện quan sát (tuần 1), quan sát và lựa chọn chi tiết (tuần 3), quan sát và lập dàn ý, tạo văn bản (tuần 4), quan sát và lên tưởng, so sánh (tuần 6), dựng đoạn miêu tả (tuần 7), lập dàn ý miêu tả (tuần 8), dựng đoạn mở bài, kết bài (tuần 8)
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả
+ Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ
1.1.3.1.5 Chương trình văn miêu tả người
* Chương trình
Trang 19Văn miêu tả người trong chương trình Tiểu học được dạy ở lớp 5 với số
thời gian không nhiều Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về Cấu
tạo của bài văn tả người còn lại là 11 tiết luyện tập tả người với các nội dung
sau: quan sát và chon lọc chi tiết (tuần 12), tả ngoại hình (tuần 13), tả hoạt
động (tuần 15), thực hành viết bài (tuần 18, tuần 20), dựng đoạn mở bài, kết bài (tuần 19)
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả
+ Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ
1.1.3.2 Năng lực thực hành làm bài tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5
Để biết được năng lực viết văn của học sinh như thế nào chúng tôi đã khảo sát 450 bài văn miêu tả của học sinh hai khối 4-5 trường tiểu học Cổ Loa Kết quả khảo sát như sau:
Trang 20Chất lượng học tập văn miêu tả còn chưa cao:
- Bố cục bài viết của các em còn chưa cân đối giữa các phần, vẫn còn nhiều trường hợp chưa phân biệt rõ các phần trong một bài văn
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn
Trang 21- Kĩ năng diễn đạt còn yếu và chưa biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc để miêu tả nên bài tập làm văn của học sinh thường sa vào kể
lể khô khan
- Tập làm văn đòi hỏi tính sáng tạo của học sinh Để có một bài văn hoàn thiện về nội dung lẫn hình thức quả là một việc làm không dễ đối với học sinh Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, phải nói những gì, viết như thế nào Chính vì vậy mà trong các tiết học văn miêu tả các em còn viết lúng túng, viết lan man không đúng trọng tâm đề yêu cầu, ý văn nghèo nàn, dùng
từ không chính xác, sử dụng ngôn ngữ địa phương Nhìn chung ở tất cả các phương diện: từ, câu, đoạn các em đều còn mắc lỗi Kết quả khảo sát này cho thấy việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết văn cho HS là việc làm vô cùng cần thiết
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
Để học sinh có năng lực hiện thực hóa chương trình biểu đạt nghĩa là học sinh có năng lực sản sinh văn bản tốt, chúng tôi bắt đầu luyện cho học sinh luyện viết các câu đúng, các câu có hình ảnh tiến tới biết liên kết các câu
đó lại thành đoạn, thành bài… Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả theo các kĩ năng : Bài tập luyện viết câu, bài tập luyện viết hai câu liên kết, bài tập viết đoạn, bài tập viết văn bản
2.1 Bài tập luyện viết câu
2.1.1 Luyện viết câu có hình ảnh dựa trên lõi câu cho trước
Ở dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào bốn dạng nhỏ sau:
- Luyện viết câu theo yêu cầu cho trước
Trang 22- Diễn đạt lại các câu cho trước cho các câu có hình ảnh hơn
- Nhận xét mức độ đúng hay chưa đúng của câu cho trước
- Sửa chữa câu viết sai thành câu đúng
2.1.1.1 Luyện viết câu theo yêu cầu cho trước
Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp Em hãy viết một câu văn nói tả
về bộ lông của con mèo đó
2.1.1.2 Diễn đạt lại các câu cho trước cho các câu có hình ảnh hơn
Bài tập 4
Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi tả
a) Đôi cánh gà mẹ xòe ra rất rộng
b) Cô Hiền Ngọc bước vào lớp nhẹ nhàng
c) Chiếc bảng đen xinh xắn
d) Bông hoa hồng xinh đẹp
e) Tôi yêu những người dân đi biển làng tôi, mặt biển trong xanh dậy sóng và những con thuyền dậy sóng ra khơi
f) Xa xa, nhấp nhô những cánh buồm trên sông, mấy người dân chài thấp thoáng, vài cánh chim chiều tản mạn bay về tổ
2.1.1.3 Nhận xét mức độ đúng hay chưa đúng của câu cho trước
Trang 23Bài tập 5
Nhận xét từng cặp câu sau Cho biết câu nào hay hơn ? Vì sao ?
1a Mặt nó già cấc, đen thủi và răn reo làm cho hai con mắt nó
trắng dã và khoằm khoặm như mắt vọ
1b Mặt nó già, đen và răn làm cho hai con mắt nó trắng và khoằm
như mắt vọ
2a Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn
sát ngọn cây, đi mãi, bây giờ cứ nhạt dần đứt quãng, đã lộ ra đàng xa một
bức vách trắng toát
2b Đám mây trắng như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn
cây, đi mãi, bây giờ cứ nhạt dần, đứt quãng, đã lộ ra đàng xa một bức vách
trắng toát
2.1.1.4 Sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng
Bài tập 6 Những câu văn sau viết chưa chính xác Em hãy chỉ ra những chỗ cần
sửa lại và viết lại cho đúng
Đây là những câu văn được trích từ phiếu khảo sát điều tra thực trạng
viết văn của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh- Hà Nội
a) Trò chơi nhảy dây em chơi rất thích (phiếu số 2)
b) Những cái cuốc cuốc những bụi cỏ xanh bật lên (phiếu số 13)
c) Sau đó các bạn lại quét vôi vào gốc cây và múc nước tưới cho cây
được tươi tốt và mau lớn xanh tốt (phiếu số 7)
d) Buổi lễ khai giảng có rất nhiều người dự ; học sinh và các phụ huynh
học sinh, thầy cô giáo, thầy hiệu trưởng, các vị đại biểu ở xã, và có cán bộ ở
phòng giáo dục huyện (phiếu số 12)
Trang 24e) Năm nay thầy 30 tuổi, có bộ tóc đen nhánh và rất thương yêu học sinh (phiếu số 9)
g) Bố em có hai người em trai : một chú đi bộ đội và một chú năm nay vừa tròn 18 tuổi (phiếu số 5)
2.1.2 Luyện viết hai câu liên kết với nhau
Ở dạng bài tập này, chúng tôi tập trung vào ba dạng bài tập nhỏ sau :
- Dạng 1: Luyện viết hai câu liên kết trong phần mở bài
- Dạng 2: Luyện viết hai câu liên kết trong một đoạn bất kì thuộc
phần thân bài
- Dạng 3: Luyện viết hai câu trong phần kết bài
2.1.2.1 Luyện viết hai câu liên kết trong phần mở bài
Bài tập 7
Hãy viết tiếp một câu văn để hoàn chỉnh cho đoạn văn mở bài sau
Đề bài: Tả cây hoa hồng
Đoạn mở bài 1 :
Sáng nay cây hoa hồng nhà em nở bông Mùi hương thoang thoảng hoà quyện trong không khí mát lành của buổi sớm mai như chào mời làm em đứng tập thể dục cũng không yên.( )
Trang 25Đoạn văn 1: Từ nhà tôi đến trường có thể đi theo nhiều ngả đường ( ) Đoạn văn 2: Tuổi thơ của tôi có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn với những
cảnh vật ở quê hương Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng tôi mỗi chiều hè Kia là triền đê rộn rã tiếng hát của thanh niên nam
nữ những đêm trăng ( )
Bài tập 9
Một bạn đã viết phần mở bài cho đề bài: “Tả một buổi kết nạp đội viên
mà em có dịp tham dự” như sau:
Hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường Lớp 5A có một ngày vui
Đoạn mở bài của bạn chưa hoàn chỉnh, em hãy giúp bạn viết thêm một câu văn nữa để hoàn chỉnh phần mở bài của bạn
Bài tập 10
Có một đề bài như sau: Tả một cây ăn quả mà em thích
Một bạn đã viết được một câu cho đoạn mở bài như sau: “Vườn nhà
em trồng nhiều cây ăn quả như: na, mít, xoài, bưởi…”
Em hãy giúp bạn viết tiếp thêm một câu để hoàn chỉnh đoạn mở bài của bạn
Bài tập 11
Một bạn đã viết được một câu cho đoạn mở bài cho đề bài : Tả cây
hoa mai như sau: “Tết đến ở chợ có rất nhiều loài hoa khác nhau như : hoa cúc, hoa hồng ,hoa lan ”
Em hãy giúp bạn viết thêm một câu văn nữa để hoàn chỉnh đoạn mở bài của bạn
Trang 26Bài tập 12
Một bạn đã viết được một câu cho đoạn mở bài như sau: “Rải rác trong
sân trường tôi có đến năm cây phượng”
Em hãy viết thêm một câu văn nữa để hoàn chỉnh đoạn văn mở bài của bạn
2.1.2.2 Luyện viết hai câu liên kết trong phần thân bài
Bài tập 13
Dựa theo câu chuyện Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống:
a) Người thì nhanh tay giã thóc, dần sàng thành gạo
b) Khi một người trong đội trèo được lên thân cây chuối có bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương mang về cho đội
c) Một tay người nấu cơm giữ cái cần tre được nắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ
2.1.2.3 Luyện viết hai câu liên kết trong phần kết bài
Bài tập 14
Có một đề văn như sau:
“Em mới có một cây bút chì mới Hãy tả cây bút chì đó của em”
Bạn Ngọc Lan đã viết một câu văn cho đoạn kết bài như sau: Cây bút
là người bạn thân thiết giúp em rất nhiều trong học tập
Em hãy giúp bạn hoàn thiện bài viết
Trang 27Em hãy viết thêm một câu văn giúp bạn hoàn thiện đoạn kết bài trên
Bài tập 16
Một bạn đã viết được một câu văn cho đoạn văn kết bài của bài văn: Tả
cây dừa như sau:
“Em rất thích cây dừa này vì cây đã gợi cho em nhiều kỉ niệm thời thơ ấu”
Em hãy viết thêm một câu văn nữa để hoàn chỉnh đoạn kết bài của bạn 2.2 Bài tập viết đoạn văn
Ở dạng bài tập này, chúng tôi tiếp tục xây dựng các bài tập luyện viết đoạn theo tiến trình của bài làm văn miêu tả Cụ thể là ba dạng bài tập như sau :
- Bài tập luyện viết đoạn mở bài
- Bài tập luyện viết đoạn thân bài
- Bài tập luyện viết đoạn kết bài
2.2.1 Bài tập luyện viết đoạn mở bài
Trong dạng bài tập này chúng tôi xây dựng thành hai kiểu bài tập nhỏ gồm :
- Bài tập luyện viết đoạn mở bài chỉ yêu cầu học sinh mở bài trực tiếp hay gián tiếp theo đề bài cho trước
- Bài tập luyện viết đoạn mở bài cho đoạn thân bài và kết bài cho trước
2.2.1.1 Bài tập luyện viết đoạn mở bài theo đề bài cho trước
Bài tập 17
Viết đoạn mở bài cho đề văn sau:
Đề bài: Chiều chiều em thường ra ngõ đón bố hoặc mẹ đi làm về Em hãy tả lại hình dáng, cử chỉ ngôn ngữ của bố hoặc mẹ lúc ấy
Bài tập 18
Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho các đề sau:
Trang 281 Giữa sân trường em sừng sững một cây phượng Cây phượng to, lớn, tán lá toả bóng râm mát cho các em vui chơi trong giờ nghỉ Em hãy tả cây phượng đó
2 Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa đào Mỗi mùa xuân về, Tết đến, cây đào lại đâm bông thắm hồng cả mảnh vườn nhỏ Em hãy tả lại cây hoa đào đó
Cũng là thước đấy, nhưng có biết bao nhiêu loại thước Riêng trong nhà
em thôi cũng đã thấy có không dưới chục loại Mẹ em mỗi khi may quần áo lại thấy dùng cái thước mét bằng vải nhựa Có lần theo mẹ đi mua vải thấy cô bán hàng đo vải cho mẹ bằng cái thước gỗ chỉ dài đúng một mét Hôm các
Trang 29chú ở bộ phận nhà đất quận đến đo nhà, em thấy các chú dùng thước bằng vải nhựa, dài vài chục mét cuộn tròn trong một hộp có thể dễ dàng bung ra hay cuộn lại nhờ một tay quay Bố em cũng có một cái thước như vậy, nhưng ngắn hơn chỉ chừng chục mét và bằng sắt nhưng vẫn cuộn tròn trong hộp được Bố em bảo thước hộp như vậy có nhiều độ dài ngắn khác nhau, và sử dụng rất tiện vì có thể dễ dàng kéo ra dùng ngoài hoặc cuộn vào cho gọn trong hộp
Bố em là kĩ sư thiết kế công trình xây dựng nên hay sử dụng thước to bản, chỉ dài một mét thôi Có tay cầm ở ngay chính giữa thước Chị em dạy toán nên có loại thước mà chị gọi là ê-ke để vẽ góc vuông, lại có loại thước có đường vòng mà chị nói là để đo độ, chị gọi là thước đo độ Thước đo độ trên trang giấy thì nhỏ, bỏ vừa hộp đựng bút bằng nhựa, hoặc bằng gỗ, bằng kim loại Nhưng để dạy học sinh, để đo hình vẽ trên bảng lớp thì phải dùng loại to bằng gỗ
Cái thước kẻ của em đơn giản hơn, ít công dụng hơn Trong học tập,
em dùng thước để gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong bài ghi hay trong sách giáo khoa để dễ nhận ra nội dung quan trọng cần nắm vững Thước còn giúp em vẽ được những đường thẳng ngắn trong hình Bố còn hướng dẫn cho
em cách dùng thước để kẻ những đường ngang trên tờ giấy không có dòng kẻ Tưởng đơn giản, chứ khi làm cũng khó ra phết Lăn thước không khéo sẽ làm lệch hàng hoặc không đều hàng Nhìn bố em tay trái lăn thước trên trang giấy, tay phải cầm bút chì gạch nhanh thoăn thoắt mà em phục lăn Bố em cười nói:
- Lớn lên con sẽ kẻ nhanh và đẹp như bố thôi!
Em hãy viết một đoạn mở bài cho đoạn văn trên Cho biết đoạn mở bài được viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp
Bài tập 21
Trang 30Miêu tả cái bàn em ngồi học ở nhà một bạn đã viết được phần thân bài như sau:
Đó là một chiếc bàn bằng sắt, nghe nói là bàn làm việc sản xuất thời Mĩ còn trú ở miền Nam này Bàn to và nặng lắm Có lần, em và Thu Hồng định dịch chuyển cái bàn cho ra cửa sổ tí chút thôi mà cả hai đứa mệt bở hơi tai cũng không sao thực hiện được ý định Một đầu bàn kê sát tường, ngay duới khung của sổ trông ra phố Hai đứa chúng em ngồi ngay bên cạnh bàn, thả sức ngắm cảnh phố phường và tận hưởng làn gió trời mát mẻ Mặt bàn rộng đủ chỗ cho hai đứa chúng em nằm dài thoải mái, thích thú ngắm nhìn đường phố sau khi học xong Chúng em có thể nằm dài trên mặt bàn, chân đụng mép bàn rồi vươn dài cánh tay cho ngón giữa chạm mép bàn
Mặt bàn rộng lớn như thế đấy nhưng cũng chỉ có chỗ cho hai người ngồi học Thật ra thì có lúc, cả tổ em 8 người đã ngồi vây quanh bàn trong ngày mừng sinh nhật của em Ngồi chơi thì có thể ngồi thêm 4 người nữa, nhưng ngồi làm việc thì chỉ được hai người thôi Hai hộc tủ to tướng vây kín
4 cạnh bàn, chỉ chừa đúng hai chỗ để chân khi ngồi làm việc Hộc tủ bên tay phải là một dãy ngăn kéo chồng lên nhau Hộc tủ bên trái to, chia làm 2 ngăn chồng lên nhau Còn một ô kéo nữa ở giữa hai hộc tủ
Thu Hồng là bạn thân, lại học cùng nhóm với em nên em chia đều số ngăn kéo và ngăn tủ cho Thu Hồng Chúng em quy ước: ngăn kéo trên để sách học (và cả sách truyện nữa!), còn ngăn kéo dưới để vở học, vở làm bài
và giấy làm bài Ngăn tủ ở giữa, chúng em dùng đựng đồ chơi (và cả thức ăn nữa, vì buổi học nào chúng em cũng có ăn xế vào giữa buổi)
Em hãy viết một đoạn mở bài cho đoạn thân bài trên
Bài tập 25
Có đoạn thân bài tả con mèo sau :
Trang 31Con Mi-mi em nuôi đã được hai năm Chú to gần bằng cái phích nước Bộ lông của chú tuyệt đẹp: màu vàng xám pha từng mảnh trắng tinh và lác đác đôi chấm đen sậm Bà em bảo đó là mèo tam thể Quý lắm đấy! Chú ta cứ ngồi rảnh lại dùng lưỡi liếm khắp mình Có lẽ vì vậy mà bộ lông chú mượt mà đến thích Được cả nhà chăm sóc nên chú
ta béo mập Thế nhưng bước đi của chú vẫn uyển chuyển nhẹ nhàng Có
lẽ là nhờ dưới bàn chân chú có những đệm thịt màu hồng nên không gây tiếng động Thậm chí có lần em thấy chú ta nhẩy từ trên nóc tủ xuống mà cứ êm như không Chính cái bước đi êm nhẹ đã có thể giúp chú có thể tiếp cận con chuột một cách thành công Hai tai chú dựng đứng trên cái đầu tròn giúp chú có thể nghe rõ cả những tiếng động nhỏ, đôi mắt chú long lanh xanh biếc, trong đêm tối sáng quắc lên như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời Dù tối như bưng, chú vẫn có thể nhìn rõ từng vật Một chiếc mũi xinh xinh lúc nào cũng ươn uớt, đo đỏ đẹp như một cặp môi son hồng Mấy sợi râu trắng lơ phơ, cong cong bên mép hoạt động như những cần ăng-ten bắt sóng giúp chú phát hiện từng tiếng động cho dù nhỏ
Hãy viết đoạn mở bài cho đoạn văn trên Nói rõ em viết theo cách nào
2.2.2 Bài tập viết đoạn thân bài
Ở dạng bài tập này, các bài tập được chúng tôi giới thiệu theo các ba dạng nhỏ đó là:
- Bài tập luyện viết thân bài cho một đề bài cho trước
- Bài tập luyện viết đoạn thân bài dựa trên những từ ngữ gợi ý
- Bài tập luyện viết đoạn thân bài dựa trên những câu mở đoạn cho sẵn
2.2.2.1 Bài tập luyện viết đoạn thân bài cho một đề bài cho trước
Bài tập 26
Viết đoạn thân bài tả cây bóng mát: Cây xoan đào
Trang 32Em đã học và biết nhiều loại cây Hãy viết một đoạn thân bài nói về lợi ích của một loài cây mà em biết
Viết một đoạn thân bài cho đề bài sau :
Đề bài: Em hãy tả hình dáng, tính tình một thầy giáo (hoặc cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất
Bài tập 30
Có một đề bài sau: Nhà em hoặc nhà hàng xóm có nuôi một con mèo
Em vẫn thường chơi cùng mèo Em hãy tả con mèo đó
Em hãy viết đoạn thân bài tả hình dáng con mèo đó
2.2.2.2 Bài tập luyện viết đoạn dựa trên những từ ngữ gợi ý
Bài tập 31
Em hãy dùng các từ ngữ đã cho sau, viết thành một đoạn văn có nội
dung là Công việc buổi sáng Có thể tham khảo các câu hỏi gợi ý ở dưới
Từ ngữ: buổi sáng - đánh răng rửa mặt - ăn sáng - bạn học - chào cha mẹ
Câu hỏi gợi ý :
- Buổi sáng em tỉnh dậy lúc mấy giờ? Em tự dậy hay có người đánh thức em dậy ?
- Sau khi trở dậy, em làm những công việc gì ?
Trang 33- Trước khi đi học em có ăn uống gì không? Em thường ăn gì ?
- Em đến lớp học với ai ?
- Em nói gì với cha mẹ trước khi đến trường?
Bài tập 32
Em hãy dùng các từ ngữ dưới đây viết thành một đoạn văn, lấy đề tài
là: Buổi sinh hoạt cuối tuần
Sinh hoạt lớp cuối tuần - tình hình học bài, làm bài - biểu dương - học hát - kể chuyện
Em hãy viết một đoạn văn lấy đề tài là: Các hoạt động vui chơi trong
trại hè Đoạn viết có sử dụng các từ ngữ cho sau:
trại hè – nhảy cầu – tắm – tạt nước – chơi bóng – bãi sông – vui thú 2.2.2.3 Bài tập luyện viết đoạn dựa trên những câu mở đoạn cho sẵn
Dạng bài tập này là sự kế tục của dạng bài tập luyện viết hai câu liên kết
Bài tập 35
Bạn Lan Anh viết bài văn tả cảnh đường phố lúc trời mưa Bài văn có 3 đoạn, nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh Bạn mới chỉ viết được câu mở đầu mỗi đoạn Em hãy giúp bạn viết tiếp để hoàn chỉnh nội dung của bài văn
Đoạn 1
Trời đang nắng đẹp, bỗng một cơn gió mạnh nổi lên và ngay sau đó những hạt mưa xối xả trút xuống ( )
Trang 34- Câu 2: Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em cùng bạn
bè thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ
Hãy giúp bạn viết tiếp mỗi câu trên đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh
Trang 35Bài tập 39
Có một đề văn và một dàn ý như sau:
Đề văn: Em mới có cây bút chì mới Hãy tả cây bút chì đó của em
- To hơn hẳn các cây bút khác, nhưng cầm lại rất vừa tay
- Gỗ làm thân bút lại là loại gỗ mềm, mịn, rất dễ gọt
- Mỗi cạnh bút mang một màu: đỏ, xanh, vàng Thật vui mắt
- Ở cạnh màu xanh, có dòng chữ ghi tên hãng sản xuất cùng hình vẽ hai mũi tên bắt chéo nhau Sau đó là kí hiệu 2B cùng tên nước sản xuất Toàn ghi bằng tiếng nước ngoài Mẹ đọc và cho biết: tên hãng sản xuất là Hai mũi tên Tên nước sản xuất là Trung Quốc Còn kí hiệu 2B thì em biết là loại bút mềm,
- Em viết nháp bằng bút chì, vừa dễ sửa chữa lỗi viết sai
- Em quen viết nháp bằng bút chì vừa dễ sửa chữa, vừa nhanh gọn
3 Kết bài:
Trang 36Bút chì cũng như bút mực là những người bạn thân thiết giúp em rất nhiều trong học tập Mỗi khi dùng xong, em cất cẩn thận vào trong hộp bút
Bạn Ngọc Lan đã viết được một số câu mở đoạn như sau:
- Cây bút thật ngộ chẳng giống các cây bút vẫn thường dùng Nó chỉ nhỏ hơn cái chặn giấy bằng thuỷ tinh của bố em một chút, nên thoạt trông cứ ngỡ nó là cái thước Nhưng không dài như thế, nó chỉ bằng một gang tay của
bố mà thôi Hình dáng nó mới kì chứ !
- Trong học tập em có thói quen viết nháp bằng bút chì Cây bút giúp
em sửa chữa lỗi trong bài viết chính tả trên lớp
- Cây bút là người bạn thân thiết của em trong học tập
Em hãy giúp bạn hoàn thiện bài viết
Bài tập 40
Có một đề văn và một dàn ý như sau:
Đề văn: Em có nhiều thứ đồ chơi Hãy tả một thứ đồ chơi mà em thích
Dàn ý:
1 Mở bài: Giới thiệu thứ đồ chơi em yêu thích: bộ đô-mi-nô tiếng Việt
2 Thân bài:
a) Giới thiệu thứ đồ chơi em yêu thích: giống như bộ đô-mi-nô thường chơi
- Mỗi quân đô-mi-nô là một mẩu gỗ dẹt, hình khối chữ nhật có bề mặt
là một hình chữ nhật có kích thước 3×9 cm
- Một vạch sơn chia đôi thật đều quân đô-mi-nô
- Nửa trái ghi một vần, nửa phải ghi một phụ âm đầu của tiếng Việt
- Có 10 âm đầu: l - n - tr - ch -s -x -gi - d-r-v Mỗi âm đầu dược ghi đến 6 lần trên 6 quân đô-mi-nô
- Có 60 vần Mỗi vần được ghi một lần trên một quân đô-mi-nô
Trang 37- Có 60 vần Mỗi vần được ghi mộy lần trên một quân đô-mi-nô
- Như vậy có tất cả 60 quân đô-mi-nô
b) Giới thiêu cách chơi:
- Số lượng người chơi: Có thể là 3 hoặc 4, 5, 6 người cùng chơi
- Chia đều các quân cho từng người chơi Mỗi người chơi sẽ có số quân
là 15, 12 hoặc 10 tuỳ theo số lượng người chơi
- “Oẳn tù tì” để xác định người được quyền đi trước Các người đi sau
sẽ lần lượt theo ngược chiều chuyển động của kim đồng hồ
- Người đi sau phải ghép được với vần (ghép phía trước) hoặc âm đầu (ghép nối tiếp) trên quân bài của người đi trước
- Ai ghép hết số quân trên tay là thắng
3 Kết bài:
Trò chơi giúp nhận biết và phân biệt cách viết đúng một số từ có âm đầu và vần dễ lẫn trong tiếng Việt
Bạn Ngọc Lan đã viết được một số câu mở đoạn như sau:
- Sau một ngày chủ nhật vất vả với bào, cưa, với sơn, bố em đã hoàn thành một bộ đồ chơi mà bố đặt tên là đô-mi-nô tiếng Việt,
- 60 quân trong bộ đô-mi-nô tiếng Việt của bố em sáng tạo,
- Bố em hướng dẫn, bốn chúng em ngồi chơi
Em hãy giúp bạn hoàn thiện bài viết
2.2.3 Bài tập luyện viết đoạn văn kết bài
Tương tự như dạng bài tập luyện viết đoạn mở bài, ở dạng bài tập luyện viết đoạn kết bài, chúng tôi cũng xây dựng các bài tập theo hai dạng nhỏ như sau:
- Dạng bài tập luyện viết đoạn kết bài mở rộng hay không mở rộng theo
đề bài cho trước
- Dạng bài tập luyên viết đoạn kết bài dựa đoạn mở bài và thân bài cho trước
Trang 382.2.3.1 Bài tập luyện viết đoạn kết bài mở rộng hay không mở rộng theo đề bài cho trước
Bài tập 41
Hãy viết hai đoạn kết bài hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn dưới đây:
a) Tả một người thân trong gia đình em
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn
d) Tả một người nghệ sĩ hài mà em yêu thích
Bài tập 42
Em hãy viết một đoạn kết bài mở rộng cho đề bài sau:
Quê em có nhiều mít Hãy quan sát để miêu tả và nói lên suy nghĩ của
Con chó ấy tên là con chó Vện Nó ít thân tôi vì tôi hơi lớn và hay im lặng
Nó thân thằng Tịch em tôi Tịch ta suốt ngày cứ cởi chuồng để đỡ tốn quần Chả còn gì chơi, cậu ta chỉ đùa với chó
Vện đứng hai chân sau thì hai chân trước quàng được cổ Tịch Hai đứa vật nhau thở hồng hộc bất phân thắng bại
Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng được lưng bát Nó chỉ xốc hai miếng là hết, lại ngẩn ngơ liếm
Trang 39mép Bữa bữa, Vện ngồi nhìn mọi người và cơm, cái đầu cử động theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn
Mâm cơm dù là không đậy điệm, chả ai trông nó cũng không bao giờ ăn vụng Nhưng hắn lại lúi húi ăn vụng cám lợn Có lần, nó đang xục vào nồi cám, thấy tôi vào nó giật mình quay ra, giả vờ ngoe nguẩy đuôi ra điều không có chuyện
gì Tôi bèn múc cho nó hai muôi gáo Nó nhìn tôi mãi rồi mới dám ăn Tôi nghĩ:
“ Hôm nào được mùa, ta cho Vện ăn một bữa no xem hết mấy bát cơm”
Phỏng theo Duy Khán
(Dẫn theo Văn miêu tả tuyển chọn, NXB Giáo dục 2003, trang 221)
Hãy viết tiếp một đoạn kết bài cho bài văn trên
Bài tập 44
Miêu tả cái bút mực một bạn đã viết được đoạn mở bài và thân bài như sau:
Em thường ước ao có một cái bút mực nhưng bố em bảo: “ Bao giờ học lên lớp 6, Trung học cơ sở hãy dùng con ạ! ” Rồi một hôm, bố em mua về cho một cây bút nhựa giống như bút máy
Cây bút dài gần một gang tay Thân bút tròn, nhỏ nhắn bằng ngón tay trỏ Chất nhựa mới đúc vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng Phần thân bút màu xanh lá cây, thon thon như búp măng Nắp bút màu hồng có cái cài cũng bằng nhựa Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ không nhìn rõ vì một phần ngòi bút cắm chặt vào quả rỗng có có cái chèn như nụ hoa Chiếc ngòi bút được cắm vào quản như dao cắm vào cán
Mỗi khi em lấy mực, một nữa ngòi bút đẫm màu mực tím Em viết lên trang giấy, nét bút trơn vạch những dòng chữ đều đặn, mềm mại Khi viết xong, em lấy dẻ lau nhẹ ngòi bút cho mực khỏi két vào Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị toè trước khi cất bút vào cặp
Em hãy giúp bạn viết phần kết bài cho bài làm của bạn