Bài tập luyện viết đoạn mở bài

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 27)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Bài tập luyện viết đoạn mở bài

Trong dạng bài tập này chúng tôi xây dựng thành hai kiểu bài tập nhỏ gồm : - Bài tập luyện viết đoạn mở bài chỉ yêu cầu học sinh mở bài trực tiếp hay gián tiếp theo đề bài cho trước.

- Bài tập luyện viết đoạn mở bài cho đoạn thân bài và kết bài cho trước.

2.2.1.1. Bài tập luyện viết đoạn mở bài theo đề bài cho trước

Bài tập 17

Viết đoạn mở bài cho đề văn sau:

Đề bài: Chiều chiều em thường ra ngõ đón bố hoặc mẹ đi làm về. Em hãy tả lại hình dáng, cử chỉ ngôn ngữ của bố hoặc mẹ lúc ấy.

Bài tập 18

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

1. Giữa sân trường em sừng sững một cây phượng. Cây phượng to, lớn, tán lá toả bóng râm mát cho các em vui chơi trong giờ nghỉ. Em hãy tả cây phượng đó.

2. Trước sân nhà, ba em trồng một cây hoa đào. Mỗi mùa xuân về, Tết đến, cây đào lại đâm bông thắm hồng cả mảnh vườn nhỏ. Em hãy tả lại cây hoa đào đó.

Bài tập 19

Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn có đề tài: Bốn mùa tôi yêu.

2.2.1.2. Bài tập viết đoạn mở bài cho đoạn thân bài và kết bài cho trước. Bài tập 20

Miêu tả cái thước kẻ trong bộ đồ dùng, một bạn đã viết được đoạn thân bài như sau:

Cái thước bằng nhựa cứng thật trong, chỉ nhìn đã thích mắt. Đó là một cái thước kẻ dòng. Bố chỉ cho em thấy trên một cạnh của thước có những vạch ngắn bên những vạch dài. Em nhìn kĩ thì thấy có đến 3 loại vạch ngắn dài khác nhau. Cứ bốn vạch ngắn lại có một vạch dài vừa, rồi sau bốn vạch ngắn nữa là một vạch dài. Vạch ngắn bằng nửa vạch dài. Vạch dài vừa chỉ nhỉnh hơn vạch ngắn một chút nhưng ở đầu có vẽ thêm một hình tròn nhỏ. Bên mỗi vạch dài có ghi chữ số. Đầu thước ghi số 1. Các chữ số to dần cho đến cuối thước là số 30. Bố giải thích cho em là thước của em dài 30 phân. Các vạch ngắn, vạch dài và chữ số được ghi bằng mực đen nên rất dễ nhìn.

Cũng là thước đấy, nhưng có biết bao nhiêu loại thước. Riêng trong nhà em thôi cũng đã thấy có không dưới chục loại. Mẹ em mỗi khi may quần áo lại thấy dùng cái thước mét bằng vải nhựa. Có lần theo mẹ đi mua vải thấy cô bán hàng đo vải cho mẹ bằng cái thước gỗ chỉ dài đúng một mét. Hôm các

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

chú ở bộ phận nhà đất quận đến đo nhà, em thấy các chú dùng thước bằng vải nhựa, dài vài chục mét cuộn tròn trong một hộp có thể dễ dàng bung ra hay cuộn lại nhờ một tay quay. Bố em cũng có một cái thước như vậy, nhưng ngắn hơn chỉ chừng chục mét và bằng sắt nhưng vẫn cuộn tròn trong hộp được. Bố em bảo thước hộp như vậy có nhiều độ dài ngắn khác nhau, và sử dụng rất tiện vì có thể dễ dàng kéo ra dùng ngoài hoặc cuộn vào cho gọn trong hộp.

Bố em là kĩ sư thiết kế công trình xây dựng nên hay sử dụng thước to bản, chỉ dài một mét thôi. Có tay cầm ở ngay chính giữa thước. Chị em dạy toán nên có loại thước mà chị gọi là ê-ke để vẽ góc vuông, lại có loại thước có đường vòng mà chị nói là để đo độ, chị gọi là thước đo độ. Thước đo độ trên trang giấy thì nhỏ, bỏ vừa hộp đựng bút bằng nhựa, hoặc bằng gỗ, bằng kim loại. Nhưng để dạy học sinh, để đo hình vẽ trên bảng lớp thì phải dùng loại to bằng gỗ.

Cái thước kẻ của em đơn giản hơn, ít công dụng hơn. Trong học tập, em dùng thước để gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong bài ghi hay trong sách giáo khoa để dễ nhận ra nội dung quan trọng cần nắm vững. Thước còn giúp em vẽ được những đường thẳng ngắn trong hình. Bố còn hướng dẫn cho em cách dùng thước để kẻ những đường ngang trên tờ giấy không có dòng kẻ. Tưởng đơn giản, chứ khi làm cũng khó ra phết. Lăn thước không khéo sẽ làm lệch hàng hoặc không đều hàng. Nhìn bố em tay trái lăn thước trên trang giấy, tay phải cầm bút chì gạch nhanh thoăn thoắt mà em phục lăn. Bố em cười nói:

- Lớn lên con sẽ kẻ nhanh và đẹp như bố thôi!

Em hãy viết một đoạn mở bài cho đoạn văn trên. Cho biết đoạn mở bài được viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Miêu tả cái bàn em ngồi học ở nhà một bạn đã viết được phần thân bài như sau:

Đó là một chiếc bàn bằng sắt, nghe nói là bàn làm việc sản xuất thời Mĩ còn trú ở miền Nam này. Bàn to và nặng lắm. Có lần, em và Thu Hồng định dịch chuyển cái bàn cho ra cửa sổ tí chút thôi mà cả hai đứa mệt bở hơi tai cũng không sao thực hiện được ý định. Một đầu bàn kê sát tường, ngay duới khung của sổ trông ra phố. Hai đứa chúng em ngồi ngay bên cạnh bàn, thả sức ngắm cảnh phố phường và tận hưởng làn gió trời mát mẻ. Mặt bàn rộng đủ chỗ cho hai đứa chúng em nằm dài thoải mái, thích thú ngắm nhìn đường phố sau khi học xong. Chúng em có thể nằm dài trên mặt bàn, chân đụng mép bàn rồi vươn dài cánh tay cho ngón giữa chạm mép bàn.

Mặt bàn rộng lớn như thế đấy nhưng cũng chỉ có chỗ cho hai người ngồi học. Thật ra thì có lúc, cả tổ em 8 người đã ngồi vây quanh bàn trong ngày mừng sinh nhật của em. Ngồi chơi thì có thể ngồi thêm 4 người nữa, nhưng ngồi làm việc thì chỉ được hai người thôi. Hai hộc tủ to tướng vây kín 4 cạnh bàn, chỉ chừa đúng hai chỗ để chân khi ngồi làm việc. Hộc tủ bên tay phải là một dãy ngăn kéo chồng lên nhau. Hộc tủ bên trái to, chia làm 2 ngăn chồng lên nhau. Còn một ô kéo nữa ở giữa hai hộc tủ.

Thu Hồng là bạn thân, lại học cùng nhóm với em nên em chia đều số ngăn kéo và ngăn tủ cho Thu Hồng. Chúng em quy ước: ngăn kéo trên để sách học (và cả sách truyện nữa!), còn ngăn kéo dưới để vở học, vở làm bài và giấy làm bài. Ngăn tủ ở giữa, chúng em dùng đựng đồ chơi (và cả thức ăn nữa, vì buổi học nào chúng em cũng có ăn xế vào giữa buổi).

Em hãy viết một đoạn mở bài cho đoạn thân bài trên.

Bài tập 25

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Con Mi-mi em nuôi đã được hai năm. Chú to gần bằng cái phích nước. Bộ lông của chú tuyệt đẹp: màu vàng xám pha từng mảnh trắng tinh và lác đác đôi chấm đen sậm. Bà em bảo đó là mèo tam thể. Quý lắm đấy! Chú ta cứ ngồi rảnh lại dùng lưỡi liếm khắp mình. Có lẽ vì vậy mà bộ lông chú mượt mà đến thích. Được cả nhà chăm sóc nên chú ta béo mập. Thế nhưng bước đi của chú vẫn uyển chuyển nhẹ nhàng. Có lẽ là nhờ dưới bàn chân chú có những đệm thịt màu hồng nên không gây tiếng động. Thậm chí có lần em thấy chú ta nhẩy từ trên nóc tủ xuống mà cứ êm như không. Chính cái bước đi êm nhẹ đã có thể giúp chú có thể tiếp cận con chuột một cách thành công. Hai tai chú dựng đứng trên cái đầu tròn giúp chú có thể nghe rõ cả những tiếng động nhỏ, đôi mắt chú long lanh xanh biếc, trong đêm tối sáng quắc lên như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Dù tối như bưng, chú vẫn có thể nhìn rõ từng vật. Một chiếc mũi xinh xinh lúc nào cũng ươn uớt, đo đỏ đẹp như một cặp môi son hồng. Mấy sợi râu trắng lơ phơ, cong cong bên mép hoạt động như những cần ăng-ten bắt sóng giúp chú phát hiện từng tiếng động cho dù nhỏ.

Hãy viết đoạn mở bài cho đoạn văn trên. Nói rõ em viết theo cách nào.

2.2.2. Bài tập viết đoạn thân bài

Ở dạng bài tập này, các bài tập được chúng tôi giới thiệu theo các ba dạng nhỏ đó là:

- Bài tập luyện viết thân bài cho một đề bài cho trước.

- Bài tập luyện viết đoạn thân bài dựa trên những từ ngữ gợi ý.

- Bài tập luyện viết đoạn thân bài dựa trên những câu mở đoạn cho sẵn.

2.2.2.1. Bài tập luyện viết đoạn thân bài cho một đề bài cho trước

Bài tập 26

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Em đã học và biết nhiều loại cây. Hãy viết một đoạn thân bài nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.

Bài tập 27

Viết đoạn thân bài tả một cây hoa mà em biết.

Bài tập 28

Nhà em hoặc nhà hàng xóm có một con chó rất tinh khôn. Em hãy viết đoạn thân bài văn tả con chó đó.

Bài tập 29

Viết một đoạn thân bài cho đề bài sau :

Đề bài: Em hãy tả hình dáng, tính tình một thầy giáo (hoặc cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.

Bài tập 30

Có một đề bài sau: Nhà em hoặc nhà hàng xóm có nuôi một con mèo. Em vẫn thường chơi cùng mèo. Em hãy tả con mèo đó.

Em hãy viết đoạn thân bài tả hình dáng con mèo đó.

2.2.2.2. Bài tập luyện viết đoạn dựa trên những từ ngữ gợi ý

Bài tập 31

Em hãy dùng các từ ngữ đã cho sau, viết thành một đoạn văn có nội

dung là Công việc buổi sáng. Có thể tham khảo các câu hỏi gợi ý ở dưới.

Từ ngữ: buổi sáng - đánh răng rửa mặt - ăn sáng - bạn học - chào cha mẹ.

Câu hỏi gợi ý :

- Buổi sáng em tỉnh dậy lúc mấy giờ? Em tự dậy hay có người đánh thức em dậy ?

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Trước khi đi học em có ăn uống gì không? Em thường ăn gì ? - Em đến lớp học với ai ?

- Em nói gì với cha mẹ trước khi đến trường?

Bài tập 32

Em hãy dùng các từ ngữ dưới đây viết thành một đoạn văn, lấy đề tài

là: Buổi sinh hoạt cuối tuần.

Sinh hoạt lớp cuối tuần - tình hình học bài, làm bài - biểu dương - học hát - kể chuyện.

Bài tập 33

Em hãy viết đoạn văn lấy đề tài là Trong công viên. Bài viết sử dụng được các từ ngữ cho sau :

công viên – ghế đá – trò chuyện – nghỉ ngơi – vui chơi

Bài tập 34

Em hãy viết một đoạn văn lấy đề tài là: Các hoạt động vui chơi trong

trại hè. Đoạn viết có sử dụng các từ ngữ cho sau:

trại hè – nhảy cầu – tắm – tạt nước – chơi bóng – bãi sông – vui thú 2.2.2.3. Bài tập luyện viết đoạn dựa trên những câu mở đoạn cho sẵn

Dạng bài tập này là sự kế tục của dạng bài tập luyện viết hai câu liên kết. Bài tập 35

Bạn Lan Anh viết bài văn tả cảnh đường phố lúc trời mưa. Bài văn có 3 đoạn, nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Bạn mới chỉ viết được câu mở đầu mỗi đoạn. Em hãy giúp bạn viết tiếp để hoàn chỉnh nội dung của bài văn.

Đoạn 1

Trời đang nắng đẹp, bỗng một cơn gió mạnh nổi lên và ngay sau đó những hạt mưa xối xả trút xuống. (...)

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đoạn 2

Mưa càng lúc càng to. Trời đen xám màu chì. (...)

Đoạn 3

Gần một giờ sau, mưa nhẹ hạt rồi dứt hẳn. (...)

Bài tập 36

Bạn Ngọc Lan viết một đoạn văn tả cảnh thanh bình ở một làng quê. Bạn đã viết được hai câu mở đoạn như sau:

- Câu 1: Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng đoạn chảy qua làng quê em mới nhộn nhịp làm sao!

- Câu 2: Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em cùng bạn bè thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ.

Hãy giúp bạn viết tiếp mỗi câu trên đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

Bài tập 37

Tả con thỏ nuôi trong gia đình, bạn đã viết được câu mở của đoạn thân bài như sau:

Vừa được thả vào chuồng, chú thỏ đã xà ngay vào đống lá rau, vừa ăn vừa tròn xoe mắt nhìn em.

Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh đoạn văn của phần thân bài tả con thỏ.

Bài tập 38

Một bạn viết bài văn tả con gà trống gia đình nuôi. Bạn đã viết được câu mở đoạn như sau:

Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.

Hãy viết tiếp cho thành một đoạn thân bài của bài văn tả con gà trống gia đình nuôi.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bài tập 39

Có một đề văn và một dàn ý như sau:

Đề văn: Em mới có cây bút chì mới. Hãy tả cây bút chì đó của em. Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh có cây bút : quà tặng của người chú nhân dịp đầu năm học lớp ba.

2. Thân bài:

a) Hình dáng cây bút:

- Không phải hình trụ tròn, lục giác, bát giác như các cây bút khác. Thân bút hình trụ ba cạnh đều, đặt xuống bàn là đứng yên ngay một chỗ.

- To hơn hẳn các cây bút khác, nhưng cầm lại rất vừa tay. - Gỗ làm thân bút lại là loại gỗ mềm, mịn, rất dễ gọt.

- Mỗi cạnh bút mang một màu: đỏ, xanh, vàng. Thật vui mắt.

- Ở cạnh màu xanh, có dòng chữ ghi tên hãng sản xuất cùng hình vẽ hai mũi tên bắt chéo nhau. Sau đó là kí hiệu 2B cùng tên nước sản xuất. Toàn ghi bằng tiếng nước ngoài. Mẹ đọc và cho biết: tên hãng sản xuất là Hai mũi tên. Tên nước sản xuất là Trung Quốc. Còn kí hiệu 2B thì em biết là loại bút mềm, có thể dùng để vẽ được.

b) Công dụng:

- Ruột bút chì đen bóng, mềm không cần ấn, chỉ khẽ lia đầu bút trên trang giấy đã để lại những nét sắc cạnh rõ ràng.

- Giúp em phác vẽ các hình của bài học. Giờ chính tả, giúp em sửa lỗi viết sai .

- Em viết nháp bằng bút chì, vừa dễ sửa chữa lỗi viết sai.

- Em quen viết nháp bằng bút chì vừa dễ sửa chữa, vừa nhanh gọn.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bút chì cũng như bút mực là những người bạn thân thiết giúp em rất nhiều trong học tập. Mỗi khi dùng xong, em cất cẩn thận vào trong hộp bút.

Bạn Ngọc Lan đã viết được một số câu mở đoạn như sau:

- Cây bút thật ngộ chẳng giống các cây bút vẫn thường dùng. Nó chỉ nhỏ hơn cái chặn giấy bằng thuỷ tinh của bố em một chút, nên thoạt trông cứ ngỡ nó là cái thước. Nhưng không dài như thế, nó chỉ bằng một gang tay của bố mà thôi. Hình dáng nó mới kì chứ !...

- Trong học tập em có thói quen viết nháp bằng bút chì. Cây bút giúp em sửa chữa lỗi trong bài viết chính tả trên lớp...

- Cây bút là người bạn thân thiết của em trong học tập...

Em hãy giúp bạn hoàn thiện bài viết.

Bài tập 40

Có một đề văn và một dàn ý như sau:

Đề văn: Em có nhiều thứ đồ chơi. Hãy tả một thứ đồ chơi mà em thích. Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu thứ đồ chơi em yêu thích: bộ đô-mi-nô tiếng Việt. 2. Thân bài:

a) Giới thiệu thứ đồ chơi em yêu thích: giống như bộ đô-mi-nô thường chơi - Mỗi quân đô-mi-nô là một mẩu gỗ dẹt, hình khối chữ nhật có bề mặt

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)