Bài tập luyện viết bài

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 40)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Bài tập luyện viết bài

Để có thể viết được một bài văn , học sinh phải trải qua các giai đoạn tìm hiểu đề, quan sát lựa chọn hình ảnh, tìm ý, lập dàn ý... Vì thế khi luyện cho học sinh viết văn bản, chúng tôi chú ý luyện cho học sinh theo mức độ từ dễ đến khó. Ban đầu là đề bài cho có kèm theo tư liệu gợi ý để cho học sinh có điểm tựa (Ví dụ: bài tập 45, 46), sau đó là cho sẵn dàn ý hoặc một số đoạn văn trong bài (Ví dụ: bài tập 47 đến 55) và cuối cùng là chỉ nêu yêu cầu (Ví dụ: bài tập 56 đến bài tập 65).

2.3.1. Bài tập luyện viết bài văn dựa theo các tư liệu gợi ý Bài tập 45

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Chơi dạy học Thứ năm nghỉ học Chị, em chơi ở nhà

Chán trồng nụ, trồng hoa Lại chơi qua dạy học Bảng viết là cửa xanh “Cô giáo” còn nói ngọng Những dáng ngồi dáng đứng Thật giống cô ở trường.

“Cô giáo” thích dạy toán “Trò” chỉ thích vẽ chơi - Cô cho trước điểm mười Em... phải mê học toán

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đến lượt em, “thầy giáo” Chị, “học sinh” chép bài Chiếc kẹo để dành mãi Cứ khen thưởng nhau hoài.

Chú mèo xem thích quá Tót lên bàn mệnh râu Ngồi uốn đuôi viết theo Chữ số 2 thật dẻo.

Nguyễn Vũ Tiềm

(Trích Chia tay võ sĩ dế)

a) Bài thơ đã gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em. Hãy tả một người mà em quý mến.

b) Tác giả quan sát trò chơi dạy học bằng những cách nào ? Hãy nêu một hình ảnh mà em thích trong bài thơ trên

Bài tập 46.

Em hãy viết bài văn nói về chú mèo có tên Mướp, dựa theo nội dung bài thơ Chú Mướp của một bạn nhỏ cùng lứa tuổi em viết.

Chú Mướp Rúc rích Nhà vắng ngắt Một thằng nhắt Lấm lép Nhào ra Lũ thóc trong bồ Im thít Thằng Nhắt Rung râu Cười tít

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phốc Nhanh như chớp Chú Mướp Chụp mồi Thằng Nhắt Nhe răng Hết cười Nhà vắng ngắt Trên bồ thóc Chú Mướp Cuộn tròn Đánh giấc Lũ thóc trong bồ Rì rào Hát Nguyễn Hồng Kiên

2.3.2. Bài tập luyện viết bài văn dựa trên dàn ý hoặc một số đoạn văn cho sẵn.

Bài tập 47

Viết một cảnh bình minh ở vùng quê, một bạn đã viết được câu mở mở bài và một số câu thân bài như dưới đây. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh bài văn.

Hè vừa qua, em có dịp về nghỉ cùng ngoại ở Đông Anh. Em biết thêm được nhiều điều thú vị mà khi ở phố, em chỉ biết đến qua lời cô giảng, qua màn ảnh nhỏ trên truyền hình. Ấn tượng nhất đối với em là buổi ngắm cảnh bình minh, khi ông mặt trời thức dậy.

Ò... ó...o... Tiếng gà gáy sớm vang lên. Em thức dậy, hơi ngạc nhiên vì cảnh vật xung quanh. Nhưng rồi em nhớ ra : đây là nhà ngoại, ở Đông Anh. Em nhổm ngay dậy, mở cửa, bước ra sân. Không khí mát mẻ làm em tỉnh ngủ.

“Tách! Tách!” Đàn cá vẫy đuôi dưới ao làm em giật mình. Trên mặt ao, mấy đoá sen nở đưa hương thơm mát toả khắp mặt ao.

Đằng xa tít chân trời, chị Sao Mai như vừa nhớ ra nhiệm vụ của mình, vội choàng tỉnh dậy, nhấp nháy mắt như còn ngái ngủ.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Cảnh sớm mai hồng báo hiệu một ngày đẹp trời, một ngày làm việc yên bình của những người dân cần cù chân chất.

Bài tập 48

Dựa vào dàn ý viết bài văn tả một người hàng xóm với gia đình em.

Mở bài: Giới thiệu ông Hải, người cùng tổ dân phố ở gần nhà. Thân bài:

a) Tả hình dáng: - Người thấp, đậm

- Khuôn mặt xương xương.

- Trán cao, rộng, tóc chỉ còn lơ phơ một ít trên chỏm đầu và hai bên tai. - Quần áo luộm thuộm: ở nhà chỉ quần đùi, may ô. Có việc ra ngoài mới khoác chiếc sơ-mi không ủi, nhăn nhúm, bỏ ngoài quần tây cũng không thấy nếp là.

b) Tả tính tình:

- Răng đã rụng một ít nên nói năng cũng khó nghe, không rõ chữ. Suốt ngày chỉ ở trong nhà, không đi đâu nên gặp được ai hỏi chuyện gì thì nói thật kĩ càng, cứ sợ người ta không hiểu.

- Sáng nào cũng dậy sớm tưới cho mấy chậu kiểng trước nhà, rồi tập thể dục dưỡng sinh, nhưng chỉ tập trong nhà, một mình.

- Ít ngao du, ngay cả với mấy ông già cùng tổ gần nhà.

- Ít nói chuyện với vợ, con. Lúc nào cũng nằm ghế xích đu, nghiền

ngẫm mấy cuốn truyện xưa như Tam quốc chí, Thuỷ hử.

Kết bài: Chẳng ai ghét bỏ ông (vì ông có giao du với ai đâu), nhưng cũng chẳng ai ưa thích ông.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Làm một trong các đề sau, dựa theo dàn ý đã cho dưới đây.

Đề bài

Đề 1: Tả một bác nông dân đang cầy ruộng.

Đề 2: Tả một bác (hoặc chú, cô) công nhân đang xây nhà (hoặc chú, cô) công nhân đang xây nhà (hoặc quét vôi, sơn cửa...)

Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp người lao động: Ở đâu? Vào lúc nào? 2. Thân bài:

- Vài nét về khung cảnh nơi gặp gỡ.

- Vài nét miêu tả hình dáng người lao động em gặp gỡ (Tầm vóc? Tuổi tác? Màu da? Cách ăn mặc... có gì nổi bật?).

- Dáng điệu và những động tác lao động. Cách thức làm công việc lao động? Đã thực hiện những thao tác gì? Thực hiện nhhư thế nào?

3 Kết bài: Cảm nghĩ của em khi nhìn người lao động làm việc?

Bài tập 50

Viết bài văn tả thầy cô giáo em theo đề bài và dàn ý sau:

Đề bài: Hằng ngày đến lớp, em được thầy giáo (hoặc cô giáo) tận tình

dạy dỗ. Hãy tả thầy giáo (hoặc cô giáo) của em lúc đang giảng dạy một môn văn hoá (tập đọc, tập làm văn hoặc toán ...).

Dàn ý:

1.Mở bài: Giới thiệu thầy giáo (hoặc cô giáo) và khung cảnh lớp học. 2.Thân bài:

a) Tả sơ lược vài nét về hình dáng của thầy giáo (hoặc cô giáo).

b) Tả những việc làm, động tác, cử chỉ, thái độ của thầy giáo (hoặc cô giáo) lúc giảng bài. Kết hợp tả nét nổi bật về hình dáng thầy giáo (hoặc cô giáo), thái độ học tập của học sinh.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

3. Kết bài : Cảm nghĩ của em về thầy giáo (hoặc cô giáo).

Bài tâp 51

Viết bài văn theo đề bài và dàn ý cho sau:

Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường em nhìn từ xa khi đang trên đường vào buổi sáng.

2. Thân bài: a) Tả bao quát:

- Quang cảnh chung của ngôi trường khi chưa có học sinh: không khí yên lặng, sân trường như rộng hơn, các dãy nhà, văn phòng và phòng học cửa còn đóng kín như có gì bí ẩn xa lạ.

- Cảm giác khi đứng trước cổng trường: có phần ngỡ ngàng. b) Tả bộ phận:

- Sân trường: Sạch, không một cọng rác; hàng cây đứng im lìm; ghế đá trên sân còn ướt sương đêm; bồn hoa xanh tươi đón những vệt nắng sớm.

- Văn phòng: còn đóng kín cửa, chưa có một ai làm việc.

- Lớp học: cửa đóng im lìm, hành lang vắng vẻ. Một vài chim sẻ nhẩy trên hành lang.

- Em mở cửa lớp vào làm trực nhật. Một lúc sau, đã nghe vang tiếng chân, tiếng nói của một vài bạn vào làm trực nhật như em.

- Chỉ một lúc sau, sân trường đã đông các bạn học sinh ngồi thành từng nhóm theo các khu vực phân công cho từng lớp: các bạn truy bài. Một vài bạn còn vừa truy bài vừa tranh thủ ăn sáng.

- Các thầy cô đã có mặt tại phòng giáo viên. Một vài thầy cô đi rảo quanh sân, theo dõi việc truy bài của các lớp.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Trống vào học: học sinh tập trung trên lớp, trên lớp.

3. Kết bài: Yêu mến ngôi trường. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

Bài tập 52

Viết bài văn theo đề bài và dàn ý cho sau :

Đề văn: Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi. Dàn ý :

1. Mở bài: Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra cảnh nhộn nhịp trong giờ ra chơi.

2. Thân bài:

a) Vài nét bao quát khi thoạt nhìn cảnh ra chơi: - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi.

- Cảnh ồn ào, náo nhiệt của sân trường vào đầu giờ ra chơi. b) Hoạt động của học sinh ở sân trường trong giờ ra chơi.

- Nhìn chung toàn cảnh sân trường: không một chỗ trống; ồn ào; chạy nhẩy; la hét.

- Một vài nhóm tiêu biểu: + Nhóm nam đá cầu chuyền. + Nhóm nữ chơi nhảy dây. c) Cảnh kết thúc giờ ra chơi.

3. Kết bài : Cảm nghĩ về giờ chơi ở sân trường. Bài tập 53

Viết bài văn theo đề bài và dàn bài cho sau:

Đề bài: Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ ở trường em. Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về buổi lễ chào cờ ở trường em. 2. Thân bài:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

a) Tả bao quát:

Quang cảnh chung của trường khi có hiệu lệnh tập trung làm lễ chào cờ. + Các lớp tập hợp theo đội ngũ.

+ Các thầy giáo, cô giáo và Ban Giám hiệu. + Đội trống.

+ Bộ phận kéo cờ... b) Tả chi tiết. - Lúc chào cờ:

+ Lúc chào cờ, hát quốc ca.

+ Quang cảnh trang nghiêm của buổi lễ . + Vài nét tả lá cờ và buổi lễ.

+ Nêu cảm nhận cá nhân. - Lúc nhận xét dưới cờ:

+ Thầy cô hiệu trưởng nhận xét, biểu dương.

+ Nêu chỉ tiêu phấn đấu trong thời gian tới (tuần, tháng, giai đoạn). + Các lớp nhận chỉ tiêu phấn đấu.

+ Cảm nghĩ của em. 3. Kết bài.

Cảm nghĩ về buổi lễ chào cờ, về màu cờ đỏ trên vai và trách nhiệm đội viên.

Bài tập 54

Có một đề bài và một dàn ý như sau. Hãy viết bài văn cho đề bài và dàn ý đó.

Đề bài: Tả chiếc cặp sách của em. Dàn ý:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Bố mua cho em cái cặp mới.

- Bố mua trước khi bước vào năm học mới một tuần.

1. Thân bài:

a) Tả bao quát:

- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.

- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.

- Loại cặp có quai sách.

b) Tả chi tiết :

- Các bộ phận bên ngoài.

+ Mặt cặp đen, nhẵn, mùi dầu thơm bóng...

+ Nắp cặp bằng da, màu đen bóng, hình chữ nhật và lượn hơi cong ở hai bên, mép được may chỉ lớn để trang trí cho đẹp.

+ Có hai khóa cách đều hai bên. Khóa mạ vàng, mở nhẹ nhàng, đóng kêu tanh tách.

- Các bộ phận bên trong:

+ Ngăn thứ nhất được chia đôi, dùng để đựng các đồ dùng học tập. + Ngăn thứ hai và thứ ba rộng rãi để đựng sách vở.

+ Các ngăn cũng bằng da dầy, một mặt bóng, một mặt hơi nhám, thơm mùi da thuộc và mùi dầu bóng.

2. Kết bài

- Em coi chiếc cặp như người bạn thân.

- Em cố gắng giữ gìn để dùng được lâu.

Bài tập 55

Có một đề bài và một dàn ý như sau: Đề bài:

Em đã có dịp nhìn thấy một cây chuối có buồng. Em hãy miêu tả lại cây chuối đó.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu cây chuối xiêm đang có buồng ở vườn nhà ngoại em

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Cây chuối không mọc đơn lẻ mà sinh sôi thành từng nhóm. Cây chuối có buồng được xem là cây chuối mẹ, cao to hơn cả.

b) Tả chi tiết:

- Cây chuối này cao gần bằng mái nhà nhà ngoại em.

- Thân cây nhẵn bóng, tròn, màu xanh nhạt, từ gốc lên ngọn nhỏ dần.

- Trên ngọn có nhiều tàu chuối to và tủa ra xung quanh. Mặt trên lá có

màu xanh, mặt dưới nhạt hơn.

- Buồng chuối trổ ra làm oằn thân chuối một bên. Nó dài hơn nửa mét

và có hơn chục nải chuối. Một nải chuối có hơn chục trái chuối. Hầu hết quả chuối trên có buồng màu xanh, còn sống. Một vài quả chuối ở nải đầu đang chín bói.

- Chuối chín trên cây, chim chóc sẽ mon men đến ngay ...

- Ích lợi của cây chuối.

3. Kết bài: Em rất thích ngắm cây chuối có buồng, đồng thời cũng

thích ăn quả của nó vì rất thơm và ngon.

2.3.3. Bài tập luyện viết bài văn theo đề bài cho sẵn

Các đề văn cho sẵn trong SGK có thể đã cụ thể hoặc có khi còn quá chung chung, vì vậy trong các bài tập luyện viết văn theo đề bài cho sẵn, giáo viên cần xây dựng các bài tập cá thể hóa đề bài TLV để các em viết được những bài văn miêu tả phản ánh được những kết quả quan sát của riêng mình.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Từ bài tập chung trong SGK : Em hãy miêu tả một con vật nuôi trong

nhà, GV có thể cụ thể bằng các bài tập sau:

12a. Gia đình em hoặc gia đình hàng xóm có nuôi gia cầm như gà, vịt, lợn, trâu, bò...

Em đã có không ít lần chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc cho các con vật dễ thương đó. Hãy viết bài văn miêu tả một con vật nuôi đó.

12b. Trong những lần đi chơi, em đã có dịp gặp một con vật nuôi lang thang trên đường, không rõ vì xổng chuồng hay được người nuôi thả rông. Em hãy viết bài văn miêu tả lại con vật gặp trên đường đó.

12c. Nhà em hoặc nhà hàng xóm có nuôi một con mèo. Em vẫn

thường vui chơi cùng con mèo. Hãy quan sát và miêu tả các đặc điểm của con mèo đó.

Các bài tập sau đây cũng được biên soạn theo dạng cá thể hóa đề văn như trên.

Bài tập 57

Một hôm, em được cha mẹ hoặc người thân, bạn bè dẫn vào thăm thảo cầm viên thành phố. Đây là khu vườn rộng có trồng nhiều cây to và nuôi nhiều chim rừng, thú rừng.

Hãy viết bài văn miêu tả một con chim hoặc con thú mà em đã được quan sát trong chuyến đi chơi trên.

Bài tập 58

Mừng ngày sinh nhật thứ chín của em, bố mẹ em đã tặng cho em một món quà - một thứ đồ chơi mà em hằng mong. Em hãy tả thứ tả thứ đồ chơi đó để nói lên sự thích thú của với người bạn thân của mình...

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bài tập 59

Em có một người bạn học rất giỏi và được bạn bè trong lớp yêu mến. Em hãy tả lại người bạn đó.

Bài tập 60

Lần đầu tiên trong đời, em đã được thấy một con vật lạ nuôi ở một trang trại hoặc nhìn thấy trên truyền hình. Em hãy viết bài văn miêu tả lại con vật đó cho người bạn ở cùng lớp biết.

Trên đây là hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả mà tôi đã xây dựng theo từng đơn vị ngôn ngữ. Tuy số lượng bài tập chưa nhiều nhưng từ những dạng bài tập đã xây dựng chúng ta có thể sáng tạo ra rất nhiều bài tập khác để đưa vào quá trình dạy học văn miêu tả.

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Thiết kế thực nghiệm để bước đầu vận dụng các bài tập luyện viết đã xây dựng vào việc dạy học văn miêu tả xem có khả thi hay không. Trên cơ sở đó điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp với đối tượng học sinh.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Bài tập làm văn miêu tả được chọn để thực nghiệm là:

- Bài: Lớp 4: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối - Bài: Lớp 5: Luyện tập tả cảnh

- Đây là hai bài thực nghiệm cho hai dạng bài tập: bài tập luyện viết đoạn và bài tập luyện viết câu trong chương trình lớp 4, lớp 5.

- Thông qua sự thể nghiệm này, chúng ta sẽ thấy được sự linh hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)