Lớp và giáo viên thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 52)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.4.Lớp và giáo viên thực nghiệm

chứng. Lớp thực nghiệm dạy theo hệ thống bài tập rèn kĩ năng viết văn miêu tả mà khóa luận đã xây dựng, lớp đối chứng dạy theo SGK và sách giáo viên. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng xong, chúng tôi tiến hành đo nghiệm bằng phiếu khảo sát cả hai đối tượng học sinh với nội dung kiểm tra như nhau. Kết quả chấm phiếu khảo sát sẽ cho biết mức độ khả thi của phiếu bài tập mà chúng tôi đã xây dựng.

3.4. Lớp và giáo viên thực nghiệm. - Lớp thực nghiệm: - Lớp thực nghiệm:

+ Lớp 4A. Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Minh Thiện + Lớp 5E. Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Bích

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Lớp đối chứng:

+ Lớp 4B. Giáo viên giảng dạy: Lê Thị Tuyết + Lớp 5A. Giáo viên giảng dạy: Bùi Thị Nguyệt 3.5. Giáo án thực nghiệm.

Giáo án bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối. Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Thị Minh Thiện

Lớp dạy: 4A

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

A. Mục tiêu bài học

- Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn hoàn chỉnh.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

B. Đồ dùng dạy học.

- Bút dạ và hai tờ phiếu khổ to. Mỗi tờ đều viết một đoạn chưa hoàn chỉnh của bài văn tả cây chuối tiêu.

- Sáu tờ cho ba đoạn 2, 3, 4.

- Tranh ảnh, cây chuối tiêu cỡ to nếu có.

C. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức lớp.

Nhắc nhở học sinh giữ trật tự và chuẩn bị đồ dùng học tập chuẩn bị vào giờ học.

2. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước (đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối). Sau đó, đọc lại đoạn văn viết về lợi ích của một số loài cây.

- Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Bài mới

TG Hoạt động dạy Hoạt động học

3’ 3.1 Giới thiệu bài:

Tiết học trước, đã giúp các em hiểu về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối – để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra viết. - Ghi bảng tên bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.

- Theo dõi.

- Học sinh ghi tên bài vào vở ở lớp.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

32’

8’

10’ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.2.1.Bài tập 1.

- Yêu cầu học sinh đọc dàn ý bài

văn miêu tả cây chuối tiêu ,

cả lớp

theo dõi trong sách giáo khoa .

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi: Cho biết, từng gợi ý

trong dàn ý trên thu ộc phần nào

trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Giáo viên nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3.2.2. Bài tập 2.

- Giáo viên nêu bài tập: Hãy viết thêm một câu văn để hoàn chỉnh cho đoạn văn mở bài sau.

Đề bài: Tả cây hoa hồng

- Một học sinh đọc bài.

- Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

+ Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối

tiêu; thuộc phần mở bài.

+ Đoạn 2, 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu ;

thuộc phần thân bài.

+ Đoạn 4 : Lợi ích của cây

chuối tiêu ; thuộc phần kết bài.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

14’

+ Đoạn mở bài 1: Sáng nay cây hoa hồng nhà em nở bông. Mùi hương thoang thoảng hòa quyện trong không khí mát lành của buổi sớm mai như chào mời làm em đứng tập thể dục cũng không yên. (...)

+ Đoạn mở bài 2: Mùa xuân đến, các cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp. (...)

- Treo bảng phụ có viết hai đoạn mở bài chưa hoàn chỉnh lên bảng cho học sinh theo dõi.

- Yêu cầu học sinh làm cá nhân vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi ba học sinh đọc đoạn văn mà mình đã hoàn thành trước lớp.

- Giáo viên và học sinh cả lớp nhận xét cho điểm bài làm tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Bài tập 3

- Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Lưu ý học sinh:

+ Bốn đoạn văn của bạn Hồng

- Học sinh làm bài tập cá nhân vào vở bài tập.

- Ba học sinh đọc bài trước lớp.

- Học sinh cả lớp theo dõi.

- Một học sinh đọc.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhung chưa được hoàn chỉnh. Các em hãy giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn văn bằng cách viết thêm vào chỗ có dấu ba chấm (...).

+ Mỗi bạn cố gắng hoàn chỉnh cả bốn đoạn.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 4 học sinh – mỗi em một phiếu, yêu cầu học sinh mỗi em hoàn chỉnh một đoạn trên phiếu. - Mời học sinh làm bài trên phiếu có đoạn 1 dán bài trên bảng lớp đọc kết quả.

+ Cả lớp và giáo viên nhận xét; sửa lỗi ngữ pháp cho học sinh.

- Đoạn 2, 3, 4 thực hiện tương tự. - Giáo viên chọn hai bài viết tốt cả bốn đoạn đọc mẫu trước lớp, chấm điểm.

- Ví dụ:

+ Đoạn 1: Hè nào em cũng được

về quê thăm bà ngoại, vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nhưng nhiều hơn cả là

- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Bốn học sinh mỗi em hoàn chỉnh một đoạn trên phiếu.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

chuối. Em thích nhất một cây

chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

+ Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát dượi. Thân cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con mọc sát lại

thành bụi. Đến gần mới thấy rõ

thân chuối như cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng của cây đã hơi khô.

+ Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu lá đã già, khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới

màu xanh mát, nhạt dần. Đặc biệt

nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.

+ Đoạn 4: Cây chuối dường như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn; lá chuối gói giò, gói bánh; hoa chuối làm nộm.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

5’

Còn quả chuối chín ăn vừa ngọt, vừa bổ. Còn gì thú vị hơn sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng. Chuối có ích như thế nên bà

em thường chăm bón cho cây cối tốt tươi.

3.3.Củng cố dặn dò.

- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành bài tập và làm thêm bài tập sau:

a) Bài tập 1: Một bạn đã viết được một câu mở bài cho đề bài: Tả cây hoa mai như sau: Tết đến ở chợ có rất nhiều loài hoa khác nhau như: hoa cúc, hoa hồng, hoa lan... Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh đoạn mở bài của bạn.

b) Bài tập 2: Một bạn đã viết được một câu cho đoạn mở bài cho đề bài Tả cây ăn quả mà em thích

như sau: “Vườn nhà em trồng

nhiều cây ăn quả như: na, mít, xoài, bưởi...”. Em hãy giúp bạn

hoàn chỉnh đoạn mở bài của bạn. - Nhận xét tiết học, tuyên dương

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

những em làm bài tập tốt. Nhắc nhở những học sinh chưa chú ý. Giáo án bài : Luyện tập tả cảnh

Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Thị Bích Lớp dạy : 5E

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

A. Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài văn cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn.

- Viết được đoạn văn trong bài văn một cách chân thực, tự nhiên.

B.Đồ dùng dạy học

- Các đoạn văn chưa hoàn chỉnh được viết vào giấy khổ to. - Giấy khổ to, bút dạ.

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp.

Nhắc nhở học sinh chuẩn bị sách vở, chuẩn bị tư thế vào học bài mới.

2. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 5 học sinh mang vở lên để giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn tả cơn mưa.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh, khen ngợi những em lập dàn ý tốt.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

TG Hoạt động dạy Hoạt động học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2’

32’ 11’

3.1 Giới thiệu bài:

- GV nêu: Trong các tiết học trước các em đã nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách quan sát, chọn lọc chi tiết, lập dàn ý cho bài văn tả một cơn mưa. Tiết học này, các em sẽ cùng viết tiếp các đoạn văn miêu tả quang cảnh cơn mưa.

3.2. Hướng dẫn làm bài tập 3.2.1.Bài tập 1

- Gọi một học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.

- Giáo viên hỏi đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì ?

- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.

- Lắng nghe

- Một học sinh đọc, năm học sinh tiếp nối đọc đoạn văn chưa hoàn chỉnh.

- Nêu: Quang cảnh sau cơn mưa.

- Hai học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Gọi học sinh phát biểu ý kiến:

- Giáo viên nhận xét kết luận. - Hỏi: Em có thể viết gì vào đoạn văn của bạn không?

- Giáo viên nhận xét, kết luận. - Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài trên

- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

+ Đoạn 1: Giới thiệu mưa rào ào ạt rồi tạnh ngay.

+ Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.

+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.

+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.

- Trả lời:

+ Đoạn 1: Có thể viết thêm câu tả cơn mưa.

+ Đoạn 2: Viết thêm những chi tiết tả các con vật sau cơn mưa. + Đoạn 3: Viết thêm các câu văn tả cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4: Viết thêm câu tả hoạt động của con người sau cơn mưa.

- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

10’

phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. Giáo viên cùng học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm.

3.2.2. Bài tập 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên nêu đề bài:

Bạn Lan Anh viết bài văn tả cảnh đường phố lúc trời mưa. Bạn mới chỉ viết được câu mở đầu mỗi đoạn. Em hãy giúp bạn viết tiếp để hoàn chỉnh nội dung của bài văn.

+ Đoạn 1: Trời đang nắng đẹp,

bỗng một cơn gió mạnh nổi lên và ngay sau đó những hạt mưa xối xả trút xuống. (...)

+ Đoạn 2: Mưa càng lúc càng to.

Trời đen xám màu chì. (...)

+ Đoạn 3: Gần một giờ sau, mưa

nhẹ hạt rồi dứt hẳn (...)

- Treo bảng phụ viết sẵn các đoạn văn chưa hoàn chỉnh lên bảng. - Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.

- Bốn học sinh đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng đoạn

- Học sinh theo dõi .

- Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

11’

6’

- Giáo viên nhận xét, kết luận. - Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở ở nhà.

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc đoạn văn mà mình đã hoàn thành trước lớp.

- Giáo viên nhận xét.

3.2.3. Bài tập 3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gợi ý học sinh đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mà mình đã lập để viết.

- Sau khi học sinh viết xong gọi hai học sinh viết bài lên giấy khổ to dán lên bảng đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét cho điểm những học sinh đạt yêu cầu.

+ Đoạn 1: Tả cảnh vật lúc cơn mưa mới bắt đầu.

+ Đoạn 2: Tả cảnh vật lúc mưa to.

+ Đoạn 3: Tả cảnh vật lúc cơn mưa gần tạnh.

- Học sinh làm bài vào vở ở nhà.

- Ba học sinh đọc bài.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hai học sinh viết bài vào giấy khổ to, học sinh cả lớp viết bài vào vở.

- Hai học sinh lần lượt đọc bài, học sinh cả lớp trình bày ý kiến để sửa chữa cho từng đoạn.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.4 Củng cố dặn dò

- Dặn dò học sinh về nhà viết làm thêm bài tập sau :

Bài tập về nhà :

Bạn Ngọc Lan viết một đoạn văn tả cảnh thanh bình ở một làng quê. Bạn đã viết được hai câu mở đoạn như sau:

- Câu 1: Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng đoạn chảy qua làng em mới nhộn nhịp làm sao!

- Câu 2: Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em cùng bạn bè thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ.

Hãy giúp bạn viết tiếp mỗi câu trên đây thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh hoàn thành bài tập.

- Học sinh chép bài tập.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm. 3.6.1. Kết quả khảo sát

Sau khi chấm bài khảo trên cả hai đối tượng HS: thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thu được kết quả như sau :

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Kết quả của phiếu số 1 :

Điểm Lớp

Điểm dưới 5 Điểm 5 + 6 Điểm 7 + 8 Điểm 9 + 10

Lớp thực nghiệm 2 5 20 13

Lớp đối chứng 5 9 16 10

Kết quả của phiếu số 2:

Điểm Điểm dưới 5 Điểm 5 +6 Điểm 7 + 8 Điểm 9 + 10

Lớp

Lớp thực nghiệm 1 4 15 20

Lớp đối chứng 4 6 18 12

3.6.2. Nhận xét chung.

Từ việc tiến hành thực nghiệm tôi nhận thấy ở các lớp thực nghiệm, tiết học diễn ra sôi nổi hơn các lớp đối chứng, bởi các em được làm quen với một số dạng bài tập mới. Thông qua kết quả khảo sát cho thấy tình hình nắm vững kiến thức bài học của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn các lớp đối chứng. Đặc biệt hạn chế được phần nào tình trạng học sinh chép bài làm văn sẵn các bài tập trong sách giáo khoa.

Qua thực tế quan sát, điều tra, phân tích, thống kê những kết quả điều tra ở trên cho thấy. Đối với các lớp thực nghiệm được làm quen với bài tập mới thì kết quả phiếu đo nghiệm thu được cao hơn, số lượng học sinh được điểm khá, điểm giỏi tương đối cao. Điều đó chứng tỏ, việc áp dụng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả vào các tiết dạy đã bước đầu mang lại hiệu quả.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy số tiết thử nghiệm còn ít, số học sinh làm bài tập kiểm tra còn khiêm tốn, số câu hỏi chưa nhiều xong bước đầu đã kiểm chứng được tính hiệu quả, khả thi của hệ thống bài tập bài tập đã biên soạn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết có liên quan, khảo sát nội dung chương trình và bài học Tập làm văn miêu tả chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập luyện viết theo các cấp độ: luyện viết câu, luyện viết đoạn, viết

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 52)