1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức trò chơi trong phân môn tập đọc và kể chuyện ở lớp 3

64 2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 554 KB

Nội dung

4 Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu cách thức tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3 tại

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinh SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên HSTH : Học sinh tiểu học HTL : Học thuộc lòng

MỤC LỤC

Trang 2

1.3 Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học

6 1.4 Tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt

Trang 3

2.1.2 Mục tiêu nội dung phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở lớp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa

Giáo dục Tiểu học, các thầy cô giáo trong khoa Văn trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Đỗ Huy Quang – người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình để tôi từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Vấn đề “Tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3” là một đề tài hay và hấp dẫn Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được

sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Lý Thị Mậu

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của khóa luận là của riêng cá

nhân tôi Đề tài của tôi không sao chép bất cứ đề tài nào có sẵn, kết quả thu được không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào khác

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2010

Tác giả

Lý Thị Mậu

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đây là giai đoạn HS có nhiều biến đổi trong nhận thức, trí tuệ và trong tâm sinh lý của trẻ Hơn nữa, trong giai đoạn này, nhận thức của trẻ chủ yếu là nhận thức cảm tính, là nhận thức lý tính chưa phát triển, tư duy trực quan còn chiếm ưu thế, tư duy tưởng tượng còn hạn chế Ở trẻ chưa có khả năng tập trung chú ý lâu dài vào đối tượng do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về các chức năng sinh lý Vì vậy, các em

dễ mệt mỏi, chán nản, dễ hưng phấn, say mê nhưng cũng dễ bị kích động, bi quan Trẻ ở độ tuổi này là những con người ham học nhưng vẫn còn ham chơi, rất hiếu động, tò mò, thích khám phá nhưng lại thiếu khả năng tự kiềm chế bản thân mình Nhà tâm lý học người Pháp J.Rut xô (1712- 1778) đã nhận xét: trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể biểu hiện được trí tuệ, nguyện vọng và tính chất độc đáo của trẻ, vì “trẻ em có những cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”

Chúng ta biết rằng nội dung phân môn Tập đọc và Kể chuyện trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng chiếm một khối lượng kiến thức khá lớn, trừu tượng Nó đòi hỏi người HS phải có sự tư duy, tưởng tượng và vốn hiểu biết khá cao Những bài tập đọc, kể chuyện thường diễn ra một cách khô khan Vậy làm thế nào để các em có được những giờ học sôi nổi mà vẫn lĩnh hội được tri thức ? Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà giáo dục đã tìm ra một phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh

lý của trẻ mà vẫn đảm bảo cho trẻ đáp ứng được mục tiêu môn học Đó chính

là phương pháp trò chơi trong học tập Thông qua trò chơi để giúp HS lĩnh hội, khám phá tri thức, từ đó hình thành nên những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết Trò chơi là một hình thức học tập tích cực và sáng tạo Qua trò chơi, các em

Trang 7

vừa có thể được vui chơi, giải trí nhưng lại lĩnh hội được kiến thức trong giờ học Sự đan xen giữa “chơi mà học, học mà chơi” nó giúp cho HS giảm tải đi những giờ học tẻ nhạt, căng thẳng, mệt mỏi và từ đó hình thành nên ở HS lòng say mê, tinh thần tự khám phá tri thức Đây là điều cần thiết phải hình thành ở HS trong quá trình dạy học Đúng như nhà tâm lý học người Nga

B.C.Grê - nhi - xkai đã cho rằng: “chúng ta không những phải tạo cho trẻ thì

giờ để chơi mà phải làm cho cuộc sống của trẻ được nuôi dưỡng bằng trò chơi”

Chính vì những vấn đề đã nêu trên, tôi đã chọn cho mình đề tài “Tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3” để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn trong khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Từ việc làm rõ cơ sở lý luận của trò chơi, tôi tiến hành tìm hiểu cách

sử dụng trò chơi trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở Tiểu học để đạt

hiệu quả cao

3 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Tập đọc, Kể chuyện

ở lớp 3

4 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu cách thức tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3 tại trường tiểu học Ngô Quyền (thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh

Phúc) thời gian từ tháng 11 - 2009 đến tháng 4 – 2010

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về trò chơi trong dạy học nói chung và trong phân

môn Tập đọc, Kê chuyện nói riêng

- Tìm hiểu định hướng của Bộ giáo dục về trò chơi, thực tiễn vận dụng trò

Trang 8

chơi và chọn một số trò chơi có thể tổ chức trong phân môn Tập đọc,

Kể chuyện

- Đưa ra một số giáo án áp dụng trò chơi

6 Giả thuyết khoa học

Nếu hiểu biết đầy đủ về trò chơi trong tư cách một phương pháp dạy học và thể nghiệm có hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3

7 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận

Phương pháp trò chuyện

Phương pháp quan sát

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Vấn đề tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện

ở lớp 3

Chương 3 Giáo án thực nghiệm

Trang 9

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

Qúa trình nhận thức của HSTH phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu ứng với lớp 1, 2, 3 (từ 6 – 9 tuổi), ở giai đoạn này nhận thức cảm tính là chủ yếu, tư duy hết sức cụ thể; giai đoạn sau ứng với lớp 4, 5( từ 9 – 11 tuổi)

ở giai đoạn này hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển nhưng còn ở mức độ thấp Khả năng phân tích của HS còn kém các em thường tri giác trên tổng thể, tri giác không gian chịu nhiều tác động của trường tri giác gây ra các biến dạng,

ảo giác So với HS đầu bậc Tiểu học, các em HS cuối bậc Tiểu học đã có các hoạt động tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động khác nên chính xác dần

Sự chú ý không chủ định của HSTH còn chiếm ưu thế Sự chú ý này không bền vững, nhất là với các đối tượng ít thay đổi Do thiếu khả năng tổng hợp nên sự chú ý của HS còn bị phân tán, dễ bị lôi cuốn ra bên ngoài vào hoạt động chứ chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy Trí nhớ trực quan, hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lôgic; hình tượng, hình ảnh cụ thể dễ ghi nhớ hơn các câu chữ khô khan Ở giai đoạn cuối bậc Tiểu học trí nhớ tưởng tượng có phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức

và chịu nhiều hứng thú của kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết

Với các đặc điểm nhận thức của HSTH đã nêu ta phải lựa chọn để sử

Trang 10

dụng phương pháp dạy học vào trong quá trình dạy các bài tập đọc, kể chuyện

để đạt được hiệu quả cao

1 2 Đặc điểm môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Nội dung chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học được xây dựng theo quan điểm tích hợp gồm tích hợp dọc (đồng tâm) và tích hợp ngang (đồng quy) Theo yêu cầu tích hợp dọc, chương trình toàn cấp học được bố trí thành hai vòng: vòng một (gồm các lớp 1, 2, 3) tập trung hình thành ở HS các

kỹ năng đọc, viết và phát triển các kỹ năng nghe, nói với những yêu cầu cơ bản: đọc thông và hiểu đúng nội dung một văn bản ngắn, viết rõ ràng và đúng chính tả; thông qua các bài tập thực hành bước đầu có một số kiến thức sơ giản về từ, câu, đoạn văn và văn bản Vòng hai (gồm các lớp 4, 5) cung cấp cho HS một số kiến thức sơ giản về Tiếng Việt để phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói ở mức cao hơn với những yêu cầu cơ bản như hiểu đúng nội dung và bước đầu biết đọc diển cảm bài văn, bài thơ ngắn; biết cách viết một

số kiểu văn bản, biết nghe – nói một số đề tài quen thuộc Theo yêu cầu tích hợp ngang, chương trình mỗi lớp đều thể hiện sự phối hợp giữa các mảng kiến thức Tiếng Việt, văn học, văn hóa và đời sống; giữa kiến thức với kỹ năng, giữa các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết Kiến thức, kỹ năng và thái độ được hình thành và phát triển thông qua các bài học và liên kết với nhau theo hướng chủ điểm học tập

Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho HS với trọng tâm là các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói, trong đó tập trung nhiều hơn vào kỹ năng đọc, viết Bên cạnh đó, các kiến thức về ngữ âm, chữ viết, chính

tả, từ vựng, ngữ pháp, văn bản của tiếng Việt được đưa vào chương trình một cách tinh giản nhằm tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các kỹ năng

Các bài học trong SGK của môn Tiếng Việt được sắp xếp theo chủ điểm Thông qua các chủ điểm học tập, SGK có điều kiện giúp HS mở rộng,

Trang 11

hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ một cách tự nhiên và có hiệu quả Qua mỗi chủ điểm, đặc biệt là qua các bài đọc, sách đem đến cho HS những kiến thức

bổ ích và lý thú về một lĩnh vực của đời sống Các em được giao tiếp với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp bốn mùa, làm quen với rừng núi, đất đai, những con vật có đời sống riêng cũng rất đáng được quan tâm

1.3 Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học Trung học cơ sở

Mỗi môn học ở Tiểu học đều nhằm thực hiện mục tiêu chung trên Tuy nhiên, mỗi môn học lại có những mục tiêu riêng trong cái chung ấy Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có những mục tiêu cụ thể sau:

a Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi Thông qua việc rèn luyện tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

b Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và của nước ngoài

c Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và góp phần hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.4 Tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt

Trang 12

nguyện của mọi người tạo ra sự sảng khoái, thư giãn về thần kinh, tâm lý thì trò chơi là sự vui chơi có nội dung, có tổ chức của nhiều người, có quy định luật lệ mà người tham gia phải tuân theo

Nếu vui chơi của cá nhân được tổ chức dưới dạng trò chơi thì nó sẽ mang lại ý nghĩa giáo dục, rèn luyện đối với người chơi, đặc biệt, đối với thiếu niên, nhi đồng và sẽ có tác dụng góp phần hình thành nên những phẩm chất, nhân cách cho trẻ

Tóm lại, trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng Qua trò chơi người chơi còn có thể được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, với tổ…

Trò chơi có những đặc trưng cơ bản sau:

- Trò chơi là một loại hình sống của con người cũng như hoạt động học tập, lao động

- Trò chơi có chủ đề và nội dung nhất định, có những nguyên tắc nhất định mà người tham gia phải tuân thủ

- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí vừa có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn đối với con người

1.4.2 Phân loại trò chơi

Các trò chơi của trẻ em rất đa dạng do chúng gắn với các hình thức hoạt động khác nhau Hiện nay có nhiều cách phân loại trò chơi song nhìn chung

Trang 13

các em đi từ chỗ biết làm theo mẫu đến chỗ biết chơi một cách sáng tạo

1.4.2.2 Trò chơi học tập (trò chơi giáo dục)

Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em Nó giúp cho trẻ:

Phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác

Chính xác hóa những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh…

Phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, khả năng về ngôn ngữ…

Như vậy, trò chơi học tập ngoài mục đích giải trí còn nhằm mục đích góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập cho HS

1.4.2.3 Trò chơi theo chủ đề

Trò chơi theo chủ đề bao gồm trò chơi sắm vai, đóng kịch…

1.4.2.4 Trò chơi vận động (trò chơi linh hoạt)

Đây là loại trò chơi trong đó luôn có sự vận động cơ bắp Do gắn với nhiều thao tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên Trò chơi vận động có ảnh hưởng tốt với sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ

1.4.2.5 Trò chơi trí tuệ

Nội dung của trò chơi trí tuệ là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó: chú ý, sự nhanh trí nhớ, sức tưởng tượng sáng tạo, các hoạt động phát minh

Trên đây là 5 loại trò chơi cơ bản Tuy nhiên sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối Trên thực tế có các loại trò chơi hỗn hợp, tổng hợp cả hai hoặc nhiều loại trò chơi nói trên…

1.4.3 Vai trò của trò chơi trong dạy học Tập đọc, Kể chuyện

+ Trò chơi giúp cho trẻ thu lượm được những hiểu biết về thế giới xung quanh nói chung, về các hoạt động của người lớn nói riêng Dần dần ở các em hình thành nên nhu cầu muốn tác động đến thế giới đó như người lớn

Trang 14

+ Trò chơi giúp trẻ em hình thành ý chí và tính cách; bồi dưỡng cho trẻ năng lực hoạt động tập thể tạo điều kiện cho chúng thống nhất những nỗ lực chung để giải quyết một nhiệm vụ nào đó

+ Trò chơi giúp cho trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, ghi nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng và sáng tạo

+ Trò chơi còn kích thích các em biểu hiện tính sáng tạo, tính độc lập Ngoài ra, trò chơi còn giúp trẻ em hình thành và phát triển nhiều phẩm chất như lòng dũng cảm, tính kiên trì, ý thức tập thể, tình bạn, tình đồng đội

Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những chuẩn mực hành vi Chính nhờ sự thể nghiệm này các em sẽ dần được hình thành những hành vi ứng xử trong cuộc sống Đồng thời, qua trò chơi HS cũng hình thành được năng lực quan sát và kỹ năng phê phán, đánh giá hành vi của người khác Bằng trò chơi, việc rèn luyện các kỹ năng được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động không khô khan, nhàm chán HS bị lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm Vì vậy, hiệu quả học tập của HS cũng tăng lên

Như vậy, có thể nói rằng: qua trò chơi, trẻ em dần dần phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, đúng như A.XMarakenkô nói: “trẻ em trong trò chơi như thế nào thì phần lớn nó sẽ như thế trong công việc khi nó lớn lên Trò chơi trở thành một hoạt động sống không thể thiếu đối với trẻ”

Trong trò chơi phải nói đến một hình thức tổ chức đó là dùng trắc nghiệm khách quan Hình thức này được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan là:

- Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá, kiểm tra

- Kiểm tra được nhiều nội dung của môn học, bài học

- Là một hình thức gây hứng thú và tính tích cực của HS

Tuy nhiên, trắc nghiệm khách quan cũng còn một số hạn chế như: không

Trang 15

nắm bắt được suy nghĩ của HS, hạn chế năng lực diễn đạt bằng lời, viết bằng lập luận, tư duy sáng tạo của HS… Do đó, ít góp phần phát triển ngôn ngữ nói

và viết Có 4 loại trắc nghiệm khách quan là: trắc nghiệm đúng - sai; trắc nghiệm điền khuyết; trắc nghiệm ghép đôi; trắc nghiệm nhiều lựa chọn

1.4.4 Yêu cầu chung khi tổ chức trò chơi

1.4.4.1 Đối với giáo viên

- GV là người chỉ đạo, tổ chức trò chơi, người GV phải tìm hiểu và chắt lọc trò chơi nào cho phù hợp với môn học, tiết học

- Về thời gian: đây không phải là phương pháp chủ đạo của tiết học nên trò chơi chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhỏ (từ 5 đến 10 phút) Nhưng nếu là tiết ôn tập thì thời gian có thể dài hơn nhưng không nên quá lạm dụng trò chơi

- Về nội dung: Trò chơi phải cô đọng để đi đến kiến thức trọng tâm, tránh những thao tác thừa, nội dung luộm thuộm để làm phân tán yêu cầu, mục đích của trò chơi

- Về hình thức tổ chức: Nếu là trò chơi mang tính tập thể thì cần tổ chức cụ thể (nhóm trưởng- chỉ đạo viên) Trò chơi phải có luật chơi, trật tự

và có tổ chức Khi kết thúc phải có nhận xét, đánh giá và thưởng phạt người chơi Nếu cần chuẩn bị GV phải nhắc nhở HS trong tiết học trước để tránh bị động khi chơi

1.4.4.1 Đối với học sinh

- Chính bản thân các em là người tham gia trực tiếp vào cuộc chơi, do đó bản thân các em phải là người tích cực nhất, đồng thời là những cổ động viên cho bạn mình chơi

- HS nghe rõ mục đích, yêu cầu của trò chơi để không phạm luật chơi và chuẩn bị những gì cần thiết đã được phổ biến để trò chơi được tiến hành một cách hiệu quả

Trang 16

- HS sẽ cảm thấy hứng thú khi được áp dụng những kiến thức mình vừa học hoặc tự mình tìm tòi để phát hiện điều cần học Tinh thần tập thể sẽ được

nâng cao và phát huy một cách tích cực vì trò chơi đòi hỏi tính đồng đội

1.4.5 Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học

Trò chơi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập Song, muốn phát huy được vai trò đó việc lựa chọn và tổ chức trò chơi cho trẻ

em cần tuân theo những nguyên tắc nhất định

1.4.5.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi

Khi lựa chọn trò chơi cần:

- Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo

của HS trong quá trình tổ chức trò chơi

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi diễn ra một cách tự nhiên, không gò ép

- Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lý

- Nguyên tắc 5: Đảm bảo trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng đội

1.4.6 Những tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động trò chơi ở tiểu học nói riêng

1.4.6.1 Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học nói riêng

Mục tiêu giáo dục Tiểu học được đề ra trong luật giáo dục (1998) có

Trang 17

nhiệm vụ: “giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học Trung học cơ sở”

Trên cơ sở nắm vững mục tiêu giáo dục Tiểu học người GV sẽ lựa chọn, sử dụng những trò chơi thích hợp trong từng hoạt động để thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục đề ra nhằm phát triển được toàn diện nhân cách, đạo đức, trí tuệ cho HS

Ngoài ra, trò chơi còn có ý nghĩa phát triển kỹ năng ban đầu Đó là những kỹ năng như:

- Những kỹ năng thuộc hành vi giao tiếp đối với mọi người xung quanh, trong gia đình, ở nhà trường và nơi cộng đồng

- Những kỹ năng học tập đơn giản

- Một số kỹ năng hoạt động hợp tác nhóm

1.4.6.2 Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Muốn sử dụng phương pháp trò chơi có hiệu quả, đạt được mục đích đề

ra ngoài việc nắm vững mục tiêu giáo dục cần hiểu một số đặc điểm tâm sinh

lý của HSTH Vì đây chính là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, đồng thời là điều kiện để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức trò chơi cho HS

- Trẻ em ở Tiểu học có trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ và tư duy phát triển chưa cao nhưng các em đã có vốn sống và những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh

- Trẻ hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng tượng, có ước mơ hoài bão lớn Vì vậy cần khai thác mặt tích cực để phát triển hoài bão, ước mơ của trẻ

- Tính thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ: do cơ thể các em chưa hoàn thiện về các chức năng sinh lý (hệ thần kinh, hệ cơ xương…) Vì vậy, các em dễ mệt mỏi

- Tính hưng phấn nhưng cũng dể chán nản Khi được khích lệ các em dễ bị

Trang 18

kích động, dễ hưng phấn; xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, dễ cười, dễ khóc Khi gặp rủi ro, thất bại các em cũng dễ chán nản, bi quan, mất lòng tin, dễ có hành động xốc nổi: buồn, dỗi, khóc Đây là một trong những đặc điểm cần lưu ý khi tiến hành các hoạt động vui chơi cho trẻ

- Trẻ giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu Vì

dễ có cảm xúc lại thiếu kinh nghiệm sống nên các em hay tin người, tin vào những điều tốt đẹp và luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ người khác và cũng mong muốn an ủi, động viên từ người khác

- Đặc điểm về năng lực hoạt động trí tuệ: trẻ em thường hiếu động, thích các loại hình hoạt động mang tính chất vui chơi, giải trí Tuy nhiên, khả năng kiềm chế và thao tác chân tay của các em còn vụng về, chưa linh hoạt

- Đặc điểm nhận thức, tư duy của trẻ em: ở trẻ em, nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lý tính chưa phát triển Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng còn hạn chế Trẻ chưa có khả năng chú ý lâu dài, có trí nhớ tốt nhưng gắn với ghi nhớ máy móc, ghi nhớ cụ thể

1.4.7 Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học

Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học” tác giả Hà Nhật Thăng đã đưa ra quy trình tổ chức trò chơi gồm bốn giai đoạn và được chia làm nhiều bước, cụ thể:

* Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi

- bước 1: Đưa ra mục tiêu của bài học, phần học, phân tích xem cần

phải rèn luyện kỹ năng nào

- Bước 2: Lựa chọn trò chơi, phân tích xem trò chơi đó sẽ rèn luyện

được những kỹ năng gì

- Bước 3: Đối chiếu trò chơi lựa chọn với mục tiêu cần đạt tới xem có

phù hợp không, có đem lại hiệu quả cao không

Nếu không phù hợp thì quay lại bước 2, chọn thử trò chơi khác và tiến

Trang 19

hành công việc theo các bước đã định Nếu thấy phù hợp thì quyết định chọn trò chơi đã phân tích

* Giai đoạn thứ hai: Chuẩn bị tổ chức trò chơi

- Bước 4: Thiết kế “giáo án” trò chơi

+ Tên trò chơi…

+ Mục đích đặt ra khi cho HS chơi

+ Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi

+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể, cách tiến hành

+ Dự kiến thưởng, phạt

+ Đưa ra chuẩn và thang đánh giá

- Bước 5: Chuẩn bị thực hiện “giáo án” trò chơi

Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện (một phần do GV, một phần do HS chuẩn bị)

* Giai đoạn thứ ba: Tổ chức trò chơi

- Bước 8: Cho HS thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu, theo

dõi, uốn nắn kịp thời hành động chưa chuẩn xác, đánh giá những kết quả bộ phận

* Giai đoạn kết thúc trò chơi

- Bước 9: Tập hợp HS làm một số động tác thư giãn, đánh giá chung

(có thể cho HS tham gia đánh giá)

- Bước 10: Phần thưởng (nếu có) và kết thúc

Trên đây là quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho HSTH gồm bốn

Trang 20

giai đoạn và 10 bước cụ thể.Tuy nhiên, đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt, sự phân chia các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối Trong thưc tế, các giai đoạn này có thể đan xen, hoà nhập với nhau trong một số trường hợp, tùy theo mục đích, nội dung bài học có thể tiến hành bỏ qua một hoặc một vài bước cụ thể

Đây là qui trình dạy học một tiết trò chơi (có thể nội khoá, ngoại khoá) Trong thực tế dạy học, ngoài tiết trò chơi tổ chức cả tiết học, ta còn sử dụng trò chơi trong từng phần của tiến trình dạy học Ta có thể tổ chức xen kẽ trò chơi với các hình thức tổ chức dạy học khác trong quá trình dạy học một tiết học trên lớp Dạy học phải phối hợp nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học

Trang 21

Chương 2

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG PHÂN MÔN

TẬP ĐỌC, KỂ CHUYỆN Ở LỚP 3

2.1 Phân môn Tập đọc, Kể chuyện theo định hướng của Bộ giáo dục

2.1.1 Nội dung phân môn Tập đọc, Kể chuyện lớp 3

2.1.1.1 Nội dung phân môn Tập đọc

Sách gồm 93 bài tập đọc, trong đó có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường),

18 bài là tác phẩm văn học nước ngoài hoặc có nội dung về nước ngoài và người nước ngoài

Bám sát các chủ điểm, nội dung Tập đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh

em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hoá, khoa học, thể thao và các vấn

đề lớn của xã hội như bảo vệ hoà bình, phát triển hữư nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường sống, chinh phục vũ trụ…

2.1.1.2 Nội dung phân môn Kể chuyện

- Khác với chương trình cải cách giáo dục, 1981, chương trình Tiểu học mới không có SGK riêng cho phân môn Kể chuyện Ở lớp 2 và lớp 3, nội dung kể chuyện chính là những câu chuyện các em vừa học trong bài tập đọc

- Khác với lớp 2, chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 không có tiết Kể chuyện riêng mà bố trí ở trong bài tập đọc hai tiết ở đầu mỗi tuần và tìm hiểu bài đọc trong khoảng 1,5 tiết rồi chuyển sang làm bài tập kể chuyện 0,5 tiết Nội dung củng cố dặn dò là ở cuối phần kể chuyện là chung cho cả Tập đọc - Kể chuyện

Trang 22

2.1.2 Mục tiêu nội dung phân môn Tập đọc, Kể chuyện lớp 3

2.1.2.1 Mục tiêu nội dung phân môn Tập đọc

a Phát triển các kỹ năng đọc và nghe cho HS:

+ Đọc thành tiếng:

- Phát âm đúng, nghỉ ngơi hợp lý

- Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay lí nhí)

- Tốc độ đọc vừa phải ( không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu tối thiểu 70 tiếng/ phút

+ Đọc thầm và hiểu nội dung:

- Biết đọc thầm, không mấp máy môi

- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung các câu, đoạn và ý nghĩa của bài

- Có khả năng trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài đọc, biết phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc

+ Nghe:

- Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài

- Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô

- Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn

b Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống, cụ thể là:

- Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt

- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu văn bản để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân (như điền vào các tờ khai, làm đơn, viết thư )

- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, phán đoán )

c Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình

Trang 23

yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và tình yêu tiếng Việt, cụ thể:

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; vị tha, nhân hậu

- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu

- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành ý thức ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ

vẻ đẹp của tiếng Việt, bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng tiếng Việt

2.1.2.2 Mục tiêu nội dung phân môn Kể chuyện

a Phát triển các kỹ năng nói và nghe cho HS, cụ thể là:

+ Rèn kỹ năng đối thoại

Kỹ năng đối thoại được rèn thông qua hình thức hợp tác dựng lại câu chuyện đã học theo cách phân vai Tuy nhiên, số lượng bài tập này ở lớp 3 giảm nhiều so với lớp 2 vì chúng đã được chuyển thành một kỉểu bài tập có yêu cầu cao hơn là kể lại chuyện theo lời nhân vật

b Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lôgic cho HS, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống

c Tiếp tục bồi dưỡng cho HS những tình cảm tốt đẹp, trau dồi cho các

em hứng thú đọc và kể chuyện

Trang 24

2.1.3 Vấn đề tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện

ở lớp 3

SGK Tiếng Việt 3 được biên soạn theo 3 quan điểm: quan điểm giao

tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK

lần này là đổi mới phương pháp dạy và học SGK có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện để thầy, cô và HS thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó, thầy cô đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của HS;

mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình, được phát triển

Trong SGK Tiếng Việt 3 và Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 3 của Nhà xuất bản Giáo dục có cụ thể hoá hoạt động của GV và hoạt động của HS

để giúp GV dễ dàng hơn khi áp dụng phương pháp dạy học mới Một trong những nhiệm vụ của GV là tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc Trong

đó có đề cập đến việc thi đua giữa các nhóm cho HS báo cáo

Trong cuốn Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 3 cũng đề cập đến việc tổ chức trò chơi học tập cho HS để kích thích hứng thú học tập của HS Trong

đó có nói: trò chơi học tập là một trong những hình thức tổ chức dạy học có tác dụng kích thích hứng thú học tập của HS, làm cho giờ dạy trở nên nhẹ nhàng mà vẫn đạt được mục đích, yêu cầu của bài học đề ra Sách còn đề cập đến những điều mà GV cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập cho HS

Qua những điều nói trên ta thấy, ngay từ khi biên soạn SGK Bộ Giáo dục đã chú ý đến việc tổ chức các trò chơi cho HS nhằm giúp GV có những định hướng giảng dạy để giờ học đạt hiệu quả

2.2 Thực tiễn việc tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc, Kể chuyện ở lớp 3 tại các trường phổ thông

Qua thực tiễn thực tập và kiến tập tại các trường Tiểu học tôi thấy:

- GV tổ chức trò chơi để luyện tập, củng cố kiến thức mới hình thành

Trang 25

- Khi tổ chức trò chơi cho HS, GV đều phổ biến bằng cách dùng lời + làm mẫu để khi chơi trẻ khỏi bỡ ngỡ, kết hợp với lời nói rõ ràng để trẻ hiểu kĩ thuật chơi hơn, thông qua đó vốn ngôn ngữ của trẻ cũng mở rộng thêm

- Khi tiến hành tổ chức trò chơi, GV có nhiều cách khác nhau như: chọn đại diện cá nhân, nhóm, tổ chơi; chia lớp thành nhiều nhóm chơi ; cho cả lớp cùng chơi… GV vận dụng tất cả các cách trên để tổ chức cho HS chơi vì việc chọn cách tiến hành phụ thuộc vào từng bài học, từng loại trò chơi

- Kết thúc mỗi trò chơi, GV cho trẻ cùng nhận xét, đánh giá, công bố kết quả cùng với cô

Bên cạnh những ưu điểm ấy vẫn còn một số hạn chế trong khâu tổ chức trò chơi

- Ngôn ngữ GV sử dụng khi phổ biến luật chơi còn chưa khoa học, chưa ngắn gọn, rõ ràng và chưa nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, then chốt của trò chơi

- Hơn nữa, nhiều GV chủ quan khi cho rằng trẻ đã nắm được luật chơi mà không tiến hành cho trẻ chơi thử trước khi chơi thật

- Một số GV không sử dụng hoặc ngại sử dụng trò chơi ở một số tiết học là

do họ ngại tốn thời gian, ảnh hưởng đến tiến trình dạy Mặt khác,tổ chức trò chơi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học

2.3 Đề xuất

Từ định hướng của Bộ và thực tiễn nói trên, chúng tôi xin chọn ra một số trò chơi góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung

và phân môn Tập đọc, Kể chuyện nói riêng

2.3.1 Tổ chức trò chơi trong giờ lên lớp

2.3.1.1 Tổ chức trò chơi trong phân môn Tập đọc

 Thi đọc theo nhóm

* Mục đích

Trang 26

- Luyện đọc đúng và nhanh từng đoạn văn (khổ thơ) trong bài tập đọc ở

SGK Tiếng Việt 3 - tập một, tập hai

- Rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng đoạn trong bài

* Chuẩn bị

- Bài tập đọc truyện kể đầu tuần (có chia đoạn) hoặc bài thơ có từ 2 khổ

thơ trở lên trong SGK Tiếng Việt 3

- Lập nhóm chơi: Căn cứ vào số đoạn văn (hoặc số khổ thơ) trong bài tập đọc để qui định số người trong mỗi nhóm tham gia chơi (bằng số đoặn văn hoặc số khổ thơ trong bài)

- GV (hoặc cử 1 HS khá, giỏi) làm người điều khiển cuộc chơi; chọn một nhóm giám khảo (HS đại diện các tổ) nhận xét, đánh giá kết quả thi đọc của từng nhóm

- Mỗi giám khảo có một bộ bìa gồm 4 tấm (kích thước mỗi tấm bìa khoảng 20cm x 10cm), mỗi tấm bìa ghi một loại điểm (20, 15, 10, 5) dùng để đánh giá kết quả đọc của từng nhóm

* Cách tiến hành

+ Lần lượt từng nhóm đăng kí dự thi lên đứng trước lớp, cầm SGK để thi đọc Mỗi người trong nhóm chỉ đọc 1 đoạn văn (1 khổ thơ) trong bài tập đọc,

theo đúng thứ tự từ đoạn (khổ thơ) thứ nhất đến đoạn (khổ thơ) cuối cùng

+ Nhóm giám khảo (ngồi ở bàn trên, gần nhóm thi đọc) nhận xét và đánh giá theo các yêu cầu sau:

Trang 27

. 20 điểm: Từng bạn trong nhóm đều đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nhịp thơ đúng hoặc phân biệt được lời nhân vật và lời dẫn truyện (nếu có)

. 15 điểm: Về cơ bản, từng bạn trong nhóm đã đọc được khá rõ ràng, rành mạch, ngắt nhịp thơ đúng hoặc phân biệt được lời nhân vật và lời dẫn truyện (nếu có) nhưng còn mắc một trong 2 lỗi sau: trong nhóm có bạn đọc còn chưa chính xác (ví dụ: đọc thừa hay thiếu tiếng, phát âm còn đôi chỗ lẫn lộn ), hoặc trong nhóm có bạn còn lúng túng khi đọc nối tiếp bạn khác

10 điểm: Từng bạn trong nhóm đọc chưa thật rõ ràng, rành mạch; còn mắc cả 2 lỗi trên (có bạn đọc còn chưa chính xác, có bạn còn lúng túng khi đọc nối tiếp bạn khác) hoặc có đến 2 bạn đọc sai lẫn hoặc thừa, thiếu từ

5 điểm: Nói chung, các bạn trong nhóm đọc còn yếu (tốc độ đọc

chậm, phát âm chưa rõ ràng); còn mắc cả 2 lỗi: đọc chưa chính xác, còn lúng túng khi đọc nối tiếp

Chú ý: Mỗi nhóm đọc xong, từng giám khảo đánh giá kết quả bằng cách giơ bìa xếp loại (20 hoặc 15, 10, 5); trọng tài ghi kết quả lên bảng để sau

đó tính điểm trung bình cộng làm điểm chung cho cả nhóm, ví dụ:

Trang 28

- Trọng tài điều khiển từng nhúm lờn thi đọc, ghi kết quả đỏnh giỏ của từng giỏm khảo Khi cỏc nhúm thi đọc xong, trọng tài tớnh kết quả chung và dựa vào điểm số để xếp loại kết quả cuộc thi: Nhất, Nhỡ, Ba…

Tổ chức cho HS thi đọc theo nhúm cú thể thực hiện riờng ở phần luyện đọc đoạn trong nhúm hoặc ở phần luyện đọc lại (đõy phải là những bài tập đọc truyện kể đầu tuần, cú chia đoạn, hoặc bài thơ cú từ 2 khổ thơ trở lờn trong SGK Tiếng Việt 3)

 Đọc “xỡ điện”

* Mục đớch

- Rèn kĩ năng đọc (đọc thầm, đọc thành tiếng) ngày càng thành thạo các

bài tập đọc (TĐ) trong SGK Tiếng Việt 3

- Luyện thói quen tập trung chú ý cao (kết hợp vừa đọc thầm vừa nghe bạn đọc thành tiếng); phản xạ nhanh nhạy, kịp thời (có khả năng đọc tiếp nối thật nhanh khi đ-ợc chỉ định – “xì điện”)

* Chuẩn bị

- Bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3

- GV (hoặc lớp cử 1 HS đọc tốt) làm trọng tài; có thể kết hợp ghi tên những HS được “xì điện” và kết quả đọc của HS đó

* Cách tiến hành

- Trọng tài nêu cách chơi:

+ Cả lớp cử 1 ng-ời đọc đầu tiên (theo cách bình chọn hoặc “bắt thăm” Người đọc đầu tiên (HS1) đứng lên đọc thành tiếng thật rõ ràng, rành mạch từ

1 đến 4 câu văn (hoặc dòng thơ) thì dừng lại và chỉ định nhanh (“xì điện”) một

bạn bất kì trong lớp (HS2) đọc tiếp theo (có thể nói: Bạn … đọc tiếp)

+ Nếu HS 2 đ-ợc chỉ định nh-ng không đọc đ-ợc câu tiếp theo (sau khi

cả lớp đếm một, hai, ba) hoặc đọc không đúng câu tiếp theo (cả lớp hô sai),

thì phải đứng tại chỗ; HS1 có quyền “xì điện” lần 2 (mời bạn khác đọc tiếp)

Trang 29

thơ) rồi dừng lại “xì điện” một bạn khác (HS3) đọc tiếp… Cứ nh- vậy cho đến hết bài

+ Tr-ờng hợp HS đọc hết bài, nếu ch-a có lệnh của trọng tài thì vẫn

được “xì điện” bạn khác đọc tiếp lại từ đầu bài văn (bài thơ); cho đến khi

trọng tài yêu cầu dừng lại là kết thúc cuộc chơi

Chú ý:

+ HS phải đọc hết câu mới đ-ợc dừng lại chỉ định ng-ời đọc tiếp (nếu

đọc dở dang, ch-a hết câu thì ch-a đ-ợc chỉ định bạn đọc tiếp); cần dừng lại sau các câu thơ diễn đạt gọn và rõ ý để ng-ời nghe dễ theo dõi

Vớ dụ: đọc khổ thơ 4 của bài Mẹ vắng nhà ngày bão (Tiếng Việt 3, tập

một, trang 32), nên dừng lại sau dòng Sáng lại chiều no bữa (không nên dừng

sau dòng Em thì chăm đàn ngan hoặc Bố đội nón đi chợ…)

. Có thể chỉ định lại HS đang bị đứng tại chỗ (vì lần tr-ớc không đọc

đúng câu tiếp theo) nh-ng không nên chỉ định lại HS đã thực hiện đúng yêu cầu

. Trong khi 1 HS đọc thành tiếng, những HS khác phải tập trung theo dõi SGK, vừa nghe bạn đọc vừa đọc thầm bài văn (bài thơ) để sẵn sàng đọc tiếp ngay theo bạn nếu đ-ợc chỉ định

+ Kết thúc cuộc chơi, trọng tài cùng cả lớp bình chọn những HS đọc tốt

để biểu d-ơng (có thể nhắc nhở những HS bị đứng cần tập trung theo dõi bạn

đọc và rèn kĩ năng đọc cho tốt hơn)

Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc Chiếc áo len (Tập đọc tuần 3, Tiếng việt, tập

một, trang 20), GV có thể tổ chức cho HS nh- sau:

(HS1 đọc): Năm nay, mùa đông đến sớm Gió thổi từng cơn lạnh buốt (HS1 chỉ định HS 2 đọc tiếp): Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hoà có chiếc áo

len màu vàng thật đẹp áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc m-a lất phất (HS 2 chỉ định HS 3 đọc tiếp): Lan đã mặc thử, ấm ơi

Trang 30

là ấm Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len nh- của bạn Hoà…

(Nếu HS 3 đọc xong, chỉ định HS 4 đọc tiếp nh-ng HS 4 không đọc đúng

và phải đứng tại chỗ thì HS 3 đ-ợc chỉ định bạn khác – HS 5, cứ nh- vậy cho

đến hết bài.)

Khi dạy một tiết tập đọc, ta cú thể tổ chức cho HS chơi trũ chơi này ở khõu luyện đọc từng cõu, từng đoạn trước lớp Khi cho HS đọc nối tiếp cõu hoặc nối tiếp đoạn trước lớp, GV cú thể tổ chức cho HS chơi đọc “xỡ điện”

GV cú thể tổ chức cho HS chơi xen kẽ với cỏc khõu khỏc của quỏ trỡnh dạy học và tổ chức cho HS chơi theo hỡnh thức cỏ nhõn

 Thi tỡm nhanh - đọc đỳng

* Mục đớch

- Rèn kĩ năng đọc thầm nhanh, đọc thành tiếng rõ ràng, rành mạch từng

đoạn trong bài tập đọc đã học theo SGK Tiếng Việt 3; kết hợp nhận biết các

hình ảnh, chi tiết trong bài đọc

- Luyện phối hợp nhiều giác quan phục vụ cho hoạt động đọc: tai nghe, mắt nhìn, miệng đọc

* Chuẩn bị

- Bài tập đọc (văn xuôi, thơ) trong SGK Tiếng Việt 3

- 4 hoặc 5 HS xung phong lên đứng tr-ớc lớp để thi tìm nhanh - đọc

đúng theo yêu cầu của các bạn trong lớp

- GV (hoặc lớp bầu chọn 1 nhóm giám khảo gồm 2 đến 3 HS) làm nhiệm vụ đánh giá kết quả của từng HS thi đọc

- 20 ngôi sao (hoặc bông hoa) bằng giấy dùng để đánh giá kết quả thi

đọc (mỗi lần HS đọc đúng và nhanh sẽ đ-ợc th-ởng 1 ngôi sao hoặc 1 bông hoa giấy, sau đó tính kết quả chung)

* Cách tiến hành

Trang 31

- HS (4 đến 5 em) xung phong thi đọc lên đứng thành hàng tr-ớc lớp,

cầm SGK đã mở sẵn bài tập đọc sẽ thi đọc, lắng nghe các bạn nêu yêu cầu để tìm đúng đoạn cần đọc Ai đã tìm đ-ợc đoạn đọc thì b-ớc lên 1 b-ớc để giành quyền đọc tr-ớc

- GV h-ớng dẫn HS thực hiện 1 trong 2 cách chơi d-ới đây :

Cách 1 (chủ yếu đối với các bài tập đọc truyện kể đầu tuần): Nếu chi

tiết – tìm đoạn đọc

+ HS trong lớp lần l-ợt xung phong nêu một chi tiết bất kì trong đoạn

truyện cần đọc để “đố” các bạn dự thi tìm và đọc đúng toàn bộ đoạn truyện

đó Ai đọc đúng tr-ớc sẽ đ-ợc tính điểm (đ-ợc giám khảo gắn 1 ngôi sao hoặc

1 bông hoa giấy cạnh dòng tên bạn đó trên bảng)

Ví dụ: Có 5 HS (A, B, C, D, E) tham gia thi đọc các đoạn trong truyện Ông

tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai, trang 22, 23)

HS1 nêu yêu cầu: mời bạn đọc đoạn văn có chi tiết Vua Trung Quốc

dựng một cái lầu cao để thử tài sứ thần

(HS thi đọc phải tìm ngay đ-ợc đoạn 2 trong bài để đọc lên thành tiếng: Một

(HS thi đọc phải tìm ngay đ-ợc đoạn 1 trong bài để đọc lên thành tiếng: Hồi

còn nhỏ… làm quan to trong triều đình nhà Lê.)

Trang 32

. HS4 nêu yêu cầu: Đọc đoạn văn có chi tiết ông Trần Quốc Khái ôm

lọng nhảy từ trên tháp cao xuống đất bình an vô sự

(HS thi đọc phải tìm ngay đ-ợc đoạn 4 trong bài để đọc lên thành tiếng: Học

được cách thêu và làm lọng rồi … đặt tiệc to tiễn về n-ớc.)

. HS5 nêu yêu cầu: Đọc đoạn văn có chi tiết nhân dân lập đền thờ ông

Trần Quốc Khái và tôn ông làm ông tổ nghề thêu

(HS thi đọc phải tìm ngay đ-ợc 5 trong bài để đọc lên thành tiếng : Về đến

nước nhà … tôn ông là ông tổ nghề thêu.)

Chú ý: HS trong lớp có thể yêu cầu đọc lại đoạn văn đã đọc tr-ớc đó

nhưng phảo “đố” bằng chi tiết khác trong đoạn đọc (không được lặp lại chi tiết của bạn đã nêu tr-ớc đó)

+ Sau 5 hoặc 7 lần “đố” (tuỳ GV hoặc giám khảo quy định), GV (hoặc

nhóm giảm khảo) xếp loại Nhất, Nhỡ, Ba… dựa vào số ngôi sao (bông hoa)

đạt đ-ợc của các bạn dự thi

Cách 2 (chủ yếu đối với các bài tập đọc thơ): Nêu từ ngữ (hình ảnh) bất

kì trong khổ thơ cần đọc để “đố” các bạn dự thi tìm và đọc đúng toàn bộ khổ thơ đó Ai đọc đúng tr-ớc sẽ đ-ợc tính điểm (đ-ợc giám khảo gắn 1 ngôi sao hoặc 1 bông hoa giấy cạnh dòng tên bẹn đó trên bảng

Ví dụ: Có 5 HS (A, B, C, D, E) tham gia thi đọc các khổ thơ trong bài thơ

Cái cầu (Tiếng Việt 3, tập hai, trang 34, 35)

. HS 1 nêu yêu cầu: Mời bạn đọc khổ thơ có hình ảnh lá tre (hoặc:

chum n-ớc/ hoặc: con sáo / hoặc: con kiến…)

(HS thi đọc phải tìm ngay đ-ợc khổ thơ 2 trong bài để đọc lên thành tiếng:

Những cái cầu ơi … bắc cầu lá tre.)

HS 2 nêu yêu cầu: Mời bạn đọc khổ thơ có hình ảnh cầu Hàm Rồng

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê A, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản giáo dục Khác
[2]. Chương trình Tiểu học (2002), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
[3]. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) (2006), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
[4]. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội Khác
[5]. Hà Nhật Thăng (2001), Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
[6]. Nguyễn Minh Thuyết (2004), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
[7]. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 (2007), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác
[8]. SGV Tiếng Việt 3, tập một, tập hai (2004), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w