1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4

54 2,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 420,09 KB

Nội dung

Tìm hiểu những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói gắn với ý nghĩa dạy học những kiểu câu này cho học sinh HS tiểu học trong các sách giáo khoa SGK Tiếng Việt hiện nay vừa đáp ứng

Trang 1

Vũ Thị Phương Thảo

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa GDTH đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường

và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.s Phan Thị Thạch, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Vũ Thị Phương Thảo

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình Những

số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Vũ Thị Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề 8

3 Đối tượng nghiên cứu 12

4 Mục đích nghiên cứu 12

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 12

6 Phạm vi nghiên cứu 13

7 Phương pháp nghiên cứu 13

NỘI DUNG 15

Chương 1 15

1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 15

1.1.1 Câu trong Tiếng Việt 15

1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của câu 15

1.1.1.2 Các bình diện nghiên cứu câu 16

1.1.1.2.1 Nghiên cứu câu theo bình diện kết học 16

1.1.1.2.2 Nghiên cứu câu theo bình diện nghĩa học 17

1.1.1.2.3 Nghiên cứu câu theo bình diện dụng học 18

1.1.1.3 Vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt 18

1.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 20

1.2.1 Khái niệm 20

1.2.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp 20

1.2.2.1 Nhân vật giao tiếp 21

1.2.2.2 Nội dung giao tiếp 21

1.2.2.3 Hoàn cảnh giao tiếp 21

Trang 5

1.2.2.4 Mục đích giao tiếp 21

1.2.2.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp 21

1.2.3 Mối quan hệ và chức năng của các loại nhân tố giao tiếp 21

1.3 Cơ sở tâm lí học 22

1.3.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 22

1.3.1.1 Năng lực tư duy của học sinh tiểu học 22

a Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học 22

b Khả năng tri giác của học sinh tiểu học 22

1.3.1.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học 23

1.4 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 23

1.4.1 Mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 23

1.4.2 Những nguyên tắc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 24

1.5 Tiểu kết 25

Chương 2 26

2.1 Câu kể 26

2.1.1 Khái niệm 26

2.1.1.1 Về việc sử dụng thuật ngữ 26

2.1.1.2 Khái niệm 26

2.1.2 Đặc điểm cấu tạo 27

2.1.2.1 Về kiểu cấu trúc cú pháp 27

2.1.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ dùng để tạo câu 27

2.1.3 Sự phân loại câu kể theo mục đích sử dụng 28

2.1.3.1 Câu kể dùng theo lối trực tiếp (câu kể đích thực) 28

2.1.3.2 Câu kể dùng theo lối gián tiếp (câu kể không đích thực) 29

2.2 Câu hỏi (câu nghi vấn) 30

2.2.1 Khái niệm 30

Trang 6

2.2.2 Đặc điểm cấu tạo 30

2.2.2.1 Về kiểu cấu trúc cú pháp của câu hỏi 30

a Câu hỏi đơn giản (còn gọi là câu hỏi trống) 31

b Câu hỏi lựa chọn 31

2.2.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ dùng để tạo câu 32

2.2.3 Sự phân loại câu hỏi theo chức năng gắn với mục đích sử dụng 33 2.2.3.1 Câu hỏi đích thực 33

2.2.3.2 Câu hỏi không đích thực (câu hỏi tu từ) 34

2.3 Câu cảm thán 36

2.3.1 Khái niệm 36

2.3.2 Đặc điểm cấu tạo 36

2.3.3.1 Về kiểu cấu trúc cú pháp của câu cảm thán 36

2.3.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cảm thán 36

2.4 Câu cầu khiến 37

2.3.1 Khái niệm 37

2.3.2 Đặc điểm cấu tạo 37

2.3.3.1 Về kiểu cấu trúc cú pháp của câu cầu khiến 37

2.3.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cầu khiến 38 2.4 Tiểu kết 38

Chương 3 39

3.1 Nhận xét nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4 40

3.2 Ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho HS lớp 4 47

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong chương trình dạy học tiếng Việt từ bậc Tiểu học đến Đại học nội dung dạy về câu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Những hiểu biết của người học về âm thanh, chữ viết, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách được thể hiện rất rõ trong cách lựa chọn và sử dụng câu Vì vậy, việc nghiên cứu câu nói chung và các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn nói riêng là rất cần thiết Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa khoa học vừa có

ý nghĩa thực tiễn

Tìm hiểu những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói gắn với ý nghĩa dạy học những kiểu câu này cho học sinh (HS) tiểu học trong các sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt hiện nay vừa đáp ứng yêu cầu của ngành Việt ngữ học vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học câu theo quan điểm giao tiếp – một quan điểm dạy học tiến bộ rất được chú trọng trong những năm gần đây Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và các nhà Việt ngữ học đều nhận thức sâu sắc rằng việc nghiên cứu câu cũng như việc dạy học về câu phải xuất phát từ hai chức năng cơ bản sau của ngôn ngữ: đó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đồng thời đó cũng là công cụ tư duy của con người

Nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói gắn với tìm hiểu ý nghĩa dạy học những kiểu câu này cho học sinh tiểu học còn giúp tác giả khóa luận củng cố kiến thức, để làm sâu sắc hơn vốn hiểu biết về ngữ pháp học Nhờ vậy, bản thân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập môn Tiếng Việt của người sinh viên trong hiện tại Mặt khác, việc làm này còn giúp tác giả khóa luận làm giàu vốn hành trang kiến thức về câu, bồi dưỡng

Trang 8

cách thức những phương pháp dạy học câu thích hợp để có thể dạy tốt hơn nội dung Luyện từ và câu cho học sinh tiểu học trong tương lai

Những ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên đã mách bảo

chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo

mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4”

2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu về các kiểu câu phân chia theo mục đích nói đã có được những thành tựu đáng kể ở nửa sau thế kỉ X và những năm đầu thế kỉ XI Những kết quả nghiên cứu đó được thể hiện trong các nguồn tài liệu cơ bản sau:

2.1 Một số Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt

- Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Lê Văn Lí, Bộ Giáo dục, Trung tâm học

liệu xuất bản, 1968

- Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng, Bùi Đức Tịnh, tái bản lần 2,

NXB Văn hóa Thông tin, 1992

- Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Hoàng Trọng Phiến, NXB Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, 1980

- Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục, 1992

- Ngữ pháp tiếng Việt, Hoàng Văn Thung – Lê A, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội I, 1994

- Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân, NXB

Giáo dục, 2000

- Ngữ pháp tiếng Việt (Theo định hướng ngữ pháp chức năng), Diệp

Quang Ban, tập 2: phần câu, NXB Giáo dục, 2008

Những tài liệu kể trên cho thấy vấn đề nghiên cứu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói càng ngày càng được nhiều người quan tâm tìm hiểu Việc nghiên cứu vấn đề này ngày càng đạt tính khoa học, hiện đại

Trang 9

Nội dung nghiên cứu ngày càng phong phú, sâu sắc Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Nếu như trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả: Lê Văn Lí, Bùi Đức Tịnh chưa tách bạch những kiểu câu phân chia theo mục đích nói với những kiểu câu phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, thì vấn đề này đã được các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban (1992, 2000), Hoàng Văn Thung – Lê A (1994) thực hiện trong các giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của họ

- Việc sử dụng thuật ngữ để gọi tên các kiểu câu đã dần dần được điều chỉnh theo hướng chuẩn hóa

VD: Thuật ngữ “câu khuyến lệnh” trong cách gọi của Lê Văn Lí, Bùi

Đức Tịnh sau này đã được thống nhất gọi là câu cầu khiến

Thuật ngữ “câu than gọi” trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt tập 2

của Nguyễn Kim Thản (1964) sau này đã được các nhà ngữ pháp học thống nhất gọi là câu cảm thán,…

- Nội dung nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói cũng ngày càng phong phú và sâu sắc hơn Ngoài việc nêu: khái niệm về từng kiểu câu, mục đích dùng câu, dấu hiệu nhận diện chúng – những nội dung đã được các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban (1992), Hoàng Văn Thung – Lê A (1994) trình bày trong các giáo trình của họ, sau này Diệp Quang Ban (2000) đã làm sâu sắc hơn khi ông đưa ra hai tiêu chuẩn phân loại câu theo mục đích nói, đó là:

Trang 10

chia theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp và những câu theo mục đích nói dùng theo lối gián tiếp

Kết quả nghiên cứu về câu được phân chia theo mục đích nói trong các giáo trình ngữ pháp tiêu biểu nêu trên đã cung cấp cho những người học tập, tìm hiểu câu trong tiếng Việt một cái nhìn khách quan, hệ thống về vấn đề này

ở cả hai phương diện ưu điểm và hạn chế Một mặt, những thành tựu đạt được trong việc nghiên cứu câu theo mục đích nói giúp người học có những tri thức quý báu về câu và cách sử dụng câu trong tiếng Việt, để từ đó nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy Mặt khác, do những cách dùng thuật ngữ để gọi tên các kiểu câu chưa đảm bảo tính nhất quán cao đã gây những trở ngại nhất định cho người học, đặc biệt cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở khi tiếp cận với những kiểu câu này

2.2 SGK Tiếng Việt tiểu học và SGK Ngữ Văn trung học cơ sở

2.2.1 SGK Tiếng Việt tiểu học

Những SGK Tiếng Việt trong chương trình dạy học ở tiểu học hiện nay

đã bước đầu cung cấp những kiến thức giản yếu cho học sinh tiểu học về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói

Nội dung dạy học về những kiểu câu này trong các SGK đã gắn với quan điểm giao tiếp - một quan điểm dạy học rất tiến bộ Hướng dạy học chủ yếu là cung cấp các ngữ liệu, hướng dẫn học sinh nhận ra từng kiểu câu trong ngữ liệu ấy Ở những bài hình thành khái niệm, SGK đều trình bày theo hướng quy nạp có phối hợp với hướng diễn dịch ở mục Luyện tập Đó là đưa ngữ liệu có chứa hiện tượng ngữ pháp cần dạy yêu cầu học sinh tìm hiện tượng ngữ pháp cần cung cấp của bài học (mục Nhận xét) nêu định nghĩa khái niệm (mục Ghi nhớ) đưa các bài tập có chứa khái niệm ngữ pháp vừa được trình bày để học sinh luyện tập (mục Luyện tập)

Trang 11

Tuy vậy, qua SGK Tiếng Việt tiểu học và SGK Ngữ Văn THCS, ta thấy ở một số kiểu câu cách sử dụng thuật ngữ chưa nhất quán Ví dụ: ở Tiểu học câu tường thuật gọi là câu kể còn ở THCS câu tường thuật lại được gọi là câu trần thuật

2.3 Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ Văn, khoa Giáo dục Tiểu học, ĐHSP Hà Nội 2

Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học

đã thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận có liên quan đến những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói, tiêu biểu là:

- Nguyễn Thị Thu Hiền (2003), khoa Ngữ Văn, Câu trong hoạt động giao tiếp

- Trịnh Phương Mai (2004), khoa Ngữ Văn, Sử dụng câu phân theo mục đích nói trong hoạt động giao tiếp

- Nguyễn Thị Hương Giang (2005), khoa Ngữ Văn, Lẽ thường đối với việc tìm hiểu và tạo câu trong hoạt động giao tiếp

- Đào Thị Hưởng (2007), khoa Ngữ Văn, Câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng

Trang 12

- Nguyễn Thị Phương (2008), khoa Giáo dục Tiểu học, Các hình thức thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong SGK Tiếng Việt Tiểu học

Ở những khóa luận nêu trên, các tác giả chủ yếu hoặc cụ thể hóa lí thuyết về những kiểu câu theo mục đích nói thông qua các ví dụ cụ thể; hoặc

mô tả các hình thức biểu hiện của một kiểu câu theo mục đích nói trong SGK

Điểm lại tình hình nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói từ ba nguồn tài liệu nêu trên, có thể thấy: nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói là vấn đề không mới vì đã có rất nhiều nhà Ngữ pháp học, nhiều tác giả SGK và sinh viên quan tâm xem xét Tuy vậy, tìm hiểu những kiểu câu theo mục đích nói gắn với ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu đó cho HS tiểu học chắc chắn là vấn đề không trùng lặp với bất kì một tác giả nào

3 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là: Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu

đó cho học sinh lớp 4

4 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm củng cố vững chắc những kiến thức về câu, để bản thân có thể hoàn thành những nhiệm vụ học tập Tiếng Việt ở trường Đại học trong hiện tại, đồng thời làm giàu cho mình hành trang kiến thức và phương pháp dạy học về câu, để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ của một giáo viên tiểu học trong tương lai

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu các giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, các sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học, sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở, các khóa luận của sinh viên đi trước để viết lịch sử vấn đề, lựa chọn cơ sở lí luận cho khóa luận và củng cố, nâng cao hiểu biết cho bản thân về câu trong tiếng Việt

Trang 13

5.2 Khảo sát nội dung chương trình dạy học về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt ở tiểu học, tìm hiểu ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu này cho HS lớp 4 để bản thân có thể định hướng lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp trong tương lai

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Bước đầu tập trung tìm hiểu những kiểu câu phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho HS lớp 4

6.2 Giới hạn phạm vi khảo sát

Do thời gian có hạn, nên khóa luận chúng tôi chỉ tập trung khảo sát trên

cứ liệu là mục “Luyện từ và câu” có liên quan đến nội dung dạy về những kiểu câu theo mục đích nói trong các SGK Tiếng Việt 4 do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản, năm 2005

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp tổng hợp

Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để tổng hợp những vấn

đề lí luận về câu nói chung, những kiểu câu phân chia theo mục đích nói nói riêng

Phương pháp này còn được vận dụng khi rút ra những nhận xét và kết luận cần thiết

7.2 Phương pháp thống kê, khảo sát

Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để thống kê những bài dạy về câu phân chia theo mục đích nói và để khảo sát đánh giá những nội dung được trình bày trong bài học đó

7.3 Phương pháp phân tích

Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích tình hình nghiên cứu những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói của các nhà

Trang 14

ngữ pháp học đồng thời phân tích các cứ liệu thống kê khảo sát để làm rõ ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho HS lớp 4

7.4 Ngoài những phương pháp trên tôi còn sử dụng các phương pháp miêu tả, so sánh trong quá trình xử lí đề tài

Trang 15

NỘI DUNG

Chương 1

Cơ sở lí luận chung

1.1 Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.1 Câu trong Tiếng Việt

1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của câu

Có nhiều cách định nghĩa về câu Ở đây chúng tôi chọn một định nghĩa được cho là có sức thuyết phục hơn cả Đó là định nghĩa của Diệp Quang Ban

trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, 1992: “Câu là đơn vị của nghiên cứu

ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời cũng là đơn

vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”

Để giúp người học có cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về câu trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2000), Diệp Quang Ban cho rằng: hiểu một cách chặt chẽ thì câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ Theo cách hiểu đó, việc nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trưng cấu trúc của nó Nhưng, do câu được dùng trong thực tiễn giao tiếp cho nên đối tượng xem xét ngữ pháp phải là câu – phát ngôn, để giản tiện chúng ta vẫn gọi ngắn gọn là câu Tác giả nhấn mạnh quá trình tìm hiểu câu phải chú ý đến những đặc trưng cơ bản sau của nó:

- Về phương diện hình thức, câu có cấu tạo ngữ pháp và có một ngữ điệu kết thúc (khi nói) hoặc sử dụng một trong những dấu cuối câu để kết thúc (khi viết)

Trang 16

- Về phương diện nghĩa, câu biểu thị một nội dung sự việc và phản ánh thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật được trình bày trong đó hoặc đối với người nghe

- Về phương diện sử dụng (chức năng giao tiếp), câu được dùng để thể hiện hành động nói nhằm hình thành, biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm

Nó là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất trong giao tiếp

1.1.1.2 Các bình diện nghiên cứu câu

Ngày nay các nhà Ngữ pháp học đều thống nhất cho rằng câu cần được nghiên cứu ở cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học

1.1.1.2.1 Nghiên cứu câu theo bình diện kết học

Kết học là ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa các phương tiện ngôn ngữ trong chuỗi lời nói theo quan hệ tuyến tính (mối quan hệ của các phương tiện ngôn ngữ được trình bày theo quan hệ trước – sau theo trình tự thời gian)

Trong phạm vi nghiên cứu câu, kết học tập trung tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp để xác định các thành phần chủ ngữ (viết tắt là CN hoặc C), vị ngữ (VN hoặc V), trạng ngữ (TRN), khởi ngữ (KN), bổ ngữ (BN), định ngữ (ĐN), hô ngữ (HN),v.v… và mối quan hệ ngữ pháp của các thành phần đó

Dựa vào những hiểu biết về kết học, chúng ta dễ dàng xác định đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của câu, thông qua các thành phần ngữ pháp tham gia tạo ra nó

VD1: Ngày mai, chúng tôi bắt đầu thi học kì

Trang 17

VD4: Nóng quá!

Những tri thức về kết học còn là những căn cứ giúp chúng ta phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp

Bốn ví dụ nêu trên đều thuộc kiểu câu đơn Trong đó, VD1, VD2, VD3

là những câu đơn mở rộng, còn VD4 là câu đơn đặc biệt

Những câu trên có kiểu cấu tạo ngữ pháp khác hẳn với các câu nêu ở 2

C1 V1 BN

(Hồ Chí Minh)

Ví dụ 5 là một câu ghép đẳng lập có ba vế, mỗi vế có một kết cấu C –

V nòng cốt Còn ví dụ 6 lại là một câu ghép chính phụ có vế chính được đảo lên trước vế phụ, vế chính lại có cấu tạo của một câu ghép tăng tiến

1.1.1.2.2 Nghiên cứu câu theo bình diện nghĩa học

Nghĩa học là ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ với hiện thực (hiện tượng, sự vật được biểu thị trong câu)

Theo Diệp Quang Ban (2000), ngày nay nghĩa học không chỉ bó hẹp nghiên cứu ý nghĩa của từ, mà nó mở rộng tìm hiểu ý nghĩa của câu và văn bản Khi xem xét ý nghĩa của câu, tác giả đã đưa ra sự phân biệt về nghĩa miêu tả với nghĩa tình thái Theo tác giả, nghĩa miêu tả là loại nghĩa nêu đối tượng và nội dung thông báo về đặc trưng của đối tượng trong câu Nghĩa tình

Trang 18

thái là loại ý nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm của người nói với đối tượng được nói đến trong câu hoặc với người nghe

VD7: Trời nắng rồi!

Trong ví dụ trên, nghĩa miêu tả có tác dụng biểu thị nội dung thông báo

về hiện tượng “nắng” của trời Còn nghĩa tình thái cho ta biết niềm vui (sự hân hoan) của người nói khi thấy trời nắng

1.1.1.2.3 Nghiên cứu câu theo bình diện dụng học

Dụng học là ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với người sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp

Theo tác giả Diệp Quang Ban (2000), đối tượng nghiên cứu của dụng học rất rộng và rất phức tạp Đó là những gì còn lại sau khi nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ và một phần nghĩa từ vựng của từ, nghĩa miêu tả của câu,…

Trong phạm vi nghiên cứu câu, dụng học thường chú ý đến việc thực hiện hành động nói gắn với mục đích của người sử dụng nhằm thực hiện chức năng giao tiếp trong một hoàn cảnh nói năng cụ thể

VD8: Con chưa ngủ à?

Ở ví dụ trên, người mẹ đã dùng câu hỏi nhằm hoặc biểu thị sự quan tâm của mẹ với con, hoặc để tế nhị nhắc nhở (đi ngủ đi, muộn rồi …)

1.1.1.3 Vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt

Các nhà Ngữ pháp học thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản để phân loại câu trong tiếng Việt, đó là đặc điểm cấu tạo ngữ pháp câu và mục đích phát ngôn (mục đích nói)

Theo nhận xét của Diệp Quang Ban (2000), sự khác biệt giữa các nhà Ngữ pháp học truyền thống và nhà Ngữ pháp học hiện đại là ở cách nhìn nhận

về vấn đề câu nói chung và những căn cứ để phân loại câu nói riêng Mặc dù

Trang 19

cùng dựa vào hai tiêu chí phân loại câu nói trên nhưng các nhà Ngữ pháp học truyền thống chủ yếu xem xét mỗi kiểu câu đã được phân loại trong thế cô lập Khác với họ, những nhà Ngữ pháp học hiện đại nhìn nhận về câu trong mối quan hệ gắn bó giữa kết học, nghĩa học và dụng học Họ rất chú ý đến mối quan hệ giữa mục đích sử dụng câu với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả của câu trong việc thực hiện các chức năng giao tiếp Từ cách nhìn câu như vậy, một số tác giả đã bổ sung những tiêu chí phân loại câu theo mục đích nói

Tiêu biểu cho cách nhìn mới mẻ về việc phân loại câu theo tinh thần của Ngữ pháp học hiện đại là Diệp Quang Ban Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2000), ông đã đưa ra hai tiêu chuẩn sau để xem xét những câu được phân chia theo mục đích nói:

- Dựa vào mục đích sử dụng câu (nghĩa là dùng câu để thực hiện hành động nói nào, nhằm đảm nhiệm chức năng nào…?)

- Dựa vào tiêu chuẩn hình thức (nghĩa là dựa vào các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng để nhận diện câu)

Theo tác giả, hai tiêu chuẩn trên sẽ là căn cứ để chúng ta phân loại câu theo mục đích nói thành hai loại lớn: câu đích thực và câu không đích thực

- Câu đích thực là những câu mà hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đó phù hợp với mục đích nói vốn có của nó

Câu đích thực còn được gọi là những câu phân loại theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp

- Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của một kiểu câu này nhưng lại được dùng với một mục đích nói khác với mục đích nói vốn có của nó Câu không đích thực còn được gọi là những câu phân loại theo mục đích nói được dùng theo lối gián tiếp

VD9: A – Ai ở nhà với bà cậu hôm nay?

B – Mẹ mình!

Trang 20

Ở ví dụ 9, câu của A là câu hỏi đích thực, vì A dùng câu hỏi để bộc lộ điều mình chưa rõ với mong muốn được B nhanh chóng giải đáp

VD10: Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Hai câu hỏi trong ví dụ 10 thuộc loại câu hỏi không đích thực, bởi vì ở đây nhà thơ Chế Lan Viên chỉ mượn hình thức câu hỏi nhằm biểu thị hành động thúc giục bản thân nhanh chóng rũ bỏ cái tôi cá nhân, bé nhỏ, để hòa nhập với cuộc sống lao động của nhân dân, đất nước

1.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

1.2.1 Khái niệm

Trong cuốn SGK Tiếng Việt 11 do Diệp Quang Ban (chủ biên), NXB Giáo dục, 1999, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được định nghĩa như sau:

Đó là hoạt động trong đó con người sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

để trao đổi với người khác một nội dung tư tưởng, tình cảm trong một hoàn cảnh nhất định, để đạt mục đích nhất định

1.2.2 Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

Tác giả SGK Ngữ Văn 10, tập một, NXB Giáo dục, 2006 cho rằng,một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chi phối của năm nhân tố sau:

- Nhân vật giao tiếp

- Nội dung giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Mục đích giao tiếp

- Phương tiện và cách thức giao tiếp

Trang 21

1.2.2.1 Nhân vật giao tiếp

Đó là những người tham dự trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với đồng loại Tùy vào tính chất của giao tiếp (trực tiếp hay gián tiếp bằng văn bản) người ta chia nhân vật giao tiếp thành người nói (người nghe) và người viết (người đọc) Căn cứ vào nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp, người ta gọi người nói, người viết là người phát tin; người nghe, người đọc là người nhận tin

1.2.2.2 Nội dung giao tiếp

Đó là vấn đề mà các nhân vật trao đổi với nhau Nội dung giao tiếp có thể là người, việc, vật, cảnh vật hoặc hiện tượng tự nhiên,…

1.2.2.3 Hoàn cảnh giao tiếp

Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian, là những điều kiện về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và điều kiện vật chất để cho một cuộc giao tiếp được thực hiện suôn sẻ

1.2.2.4 Mục đích giao tiếp

Đó là cái mà nhân vật giao tiếp (đặc biệt là người phát tin) mong muốn đạt được trong giao tiếp

1.2.2.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp

Trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phương tiện giao tiếp là các đơn vị ngôn ngữ (chữ viết, từ, cụm từ, câu,…) Đó là những đơn vị ngôn ngữ được người phát tin sử dụng để tạo ra sản phẩm lời nói ở dạng nói hoặc dạng viết

1.2.3 Mối quan hệ và chức năng của các loại nhân tố giao tiếp

Trong năm nhân tố trên, bốn nhân tố đầu được gọi là các nhân tố ngoài ngôn ngữ Các nhân tố này có vai trò làm tiền đề chi phối việc lựa chọn phương tiện và cách thức sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp

Trang 22

Nhân tố thứ năm, nhân tố ngôn ngữ có chức năng hiện thực hóa nội dung giao tiếp cho phù hợp với một hoàn cảnh giao tiếp theo một mục đích giao tiếp của người nói (người viết)

1.3 Cơ sở tâm lí học

1.3.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

Nhận xét về đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, N.X.Leytex đã viết:

“Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có

uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt

là thái độ vui chơi và ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc” (Dẫn theo Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, NXB Giáo dục, tr 102)

1.3.1.1 Năng lực tư duy của học sinh tiểu học

a Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học

Tư duy được hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về hiện thực khách quan

Quá trình tư duy của con người trải qua hai giai đoạn: tư duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động) và tư duy trừu tượng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…)

Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm lứa tuổi, các em chủ yếu tư duy cảm tính bằng tri giác ở những lớp đầu cấp, rồi dần dần tư duy trừu tượng (bằng khái niệm và bằng phán đoán) ở những lớp cuối cấp

b Khả năng tri giác của học sinh tiểu học

Theo tác giả Bùi Văn Huệ, phần lớn tri giác của HS tiểu học còn mang tính chất chung, ít đi vào chi tiết Khi tri giác, HS thường “thâu tóm” đối

Trang 23

tượng về cái toàn thể Quá trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của nó

Ở các lớp cuối tiểu học (lớp 4, lớp 5), học sinh đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tượng, khái niệm …

1.3.1.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học

Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người Với HS tiểu học, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình

tư duy của các em Nhờ tư duy phát triển, HS tiểu học nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên Các em dễ xúc động và yêu thích những cái đẹp, cái ngộ nghĩnh

1.4 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

1.4.1 Mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, tác giả Lê Phương Nga đã nêu mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho HS tiểu học như sau:

- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt

- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy

- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Trang 24

1.4.2 Những nguyên tắc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

1.4.2.1 Nguyên tắc phát triển lời nói

a Theo nguyên tắc này, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh

b Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn Ví dụ, khi dạy về câu, chúng ta cần giúp HS xác định chức năng của nó trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể

c Việc thực hiện nguyên tắc phát triển lời nói cho HS phải gắn với phương pháp dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

1.4.2.2 Nguyên tắc phát triển tư duy

Nguyên tắc này yêu cầu người dạy:

a Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy cho HS trong giờ dạy tiếng

b Phải làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ

c Phải tạo điều kiện cho HS nắm được nội dung vấn đề cần nói, viết và giúp các em biết thể hiện nội dung này một cách mạch lạc bằng các phương tiện ngôn ngữ

1.4.2.3 Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm lí và trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ của học sinh

Nguyên tắc này yêu cầu:

a Việc dạy tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS

b Việc dạy tiếng phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng

mẹ đẻ vốn có của HS Trên cơ sở đó giúp HS phát huy tính tích cực trong việc làm giàu vốn tiếng Việt và khắc phục những lỗi khi vận dụng tiếng Việt vào giao tiếp

Trang 25

Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ

đẻ và tư cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau

1.5 Tiểu kết

Ở chương 1, chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết thuộc Đại cương ngôn ngữ, Ngữ pháp tiếng Việt và Tâm lí học làm cơ sở lí luận cho khóa luận Những lí luận có tính chất liên ngành đó chắc chắn sẽ là những cơ sở tin cậy giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình

Trang 26

Chương 2 Những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói trong tiếng Việt

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà Ngữ pháp tiếng Việt,

ở chương này chúng tôi trình bày kết quả tìm hiểu về kiểu câu phân chia theo mục đích nói Trong từng kiểu câu chúng tôi sẽ trình bày các nội dung cơ bản sau: khái niệm, đặc điểm cấu tạo, mục đích sử dụng câu theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp

2.1 Câu kể

2.1.1 Khái niệm

2.1.1.1 Về việc sử dụng thuật ngữ

Đây là kiểu câu được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau

Các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980), Hoàng Văn Thung – Lê A

(1994) và tác giả SGK Tiếng Việt 4 dùng thuật ngữ câu kể

Diệp Quang Ban sử dụng thuật ngữ câu tường thuật (1992) và câu trình

bày (2000)

Tác giả SGK Ngữ Văn 8 lại sử dụng thuật ngữ câu trần thuật

Để thống nhất với nội dung dạy học về câu cho HS tiểu học chúng tôi

sử dụng thuật ngữ câu kể

2.1.1.2 Khái niệm

Theo Hoàng Văn Thung – Lê A: “Câu tường thuật (hay câu kể) dùng

để tả hay kể lại một sự việc, hoặc nêu một nhận định về sự vật, hiện tượng” (Ngữ pháp tiếng Việt, 1984, tr 90)

Diệp Quang Ban (2000) cho rằng: “Câu trình bày là câu có chức năng trình bày, tức là được dùng để kể, xác nhận, mô tả một vật, hiện tượng, sự việc với các đặc trưng và quan hệ của chúng” (Ngữ pháp tiếng Việt, tr 212)

Trang 27

Hai định nghĩa trên có sự khác nhau về việc dùng thuật ngữ, nhưng cơ bản các tác giả đều quan tâm đến chức năng gắn với mục đích dùng câu trong giao tiếp

Dựa vào các định nghĩa trên, chúng tôi đưa ra cách hiểu về kiểu câu này như sau:

“Câu kể còn được gọi là câu tường thuật, câu trần thuật, câu trình bày

Đó là câu có chức năng dùng để kể, để tả, để nêu nhận xét về người, sự vật, sự việc hoặc hiện tượng với các đặc trưng và quan hệ của chúng.”

2.1.2 Đặc điểm cấu tạo

2.1.2.1 Về kiểu cấu trúc cú pháp

Theo Hoàng Trọng Phiến (1980), câu kể có thể được cấu tạo bằng một trong những kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp

VD1: Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch

(Nguyễn Công Hoan )

VD2: Nắng đã chiếu sáng lóa cửa biển

(Anh Đức)

VD3: Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về

(Nguyễn Khải) Trong các ví dụ trên, sáu câu văn ở VD1 đều là câu đơn đặc biệt VD2 là một câu đơn bình thường Và VD3 là một câu ghép

2.1.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ dùng để tạo câu

Theo Diệp Quang Ban (2000) kiểu câu kể có hình thức biểu hiện thường gặp của một phán đoán lô gíc

Về mặt sử dụng từ, trong những câu kể, ngoài các thực từ và hư từ, người nói có thể sử dụng các tình thái từ để một mặt xác lập tư cách của câu,

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w