b. Câu hỏi lựa chọn
2.3.2.2. Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cảm thán
Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than
ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào,…Khi viết câu cảm thán thường
kết thúc bằng dấu chấm than (!).
- Câu cảm thán được cấu tạo bằng thán từ: ôi, ơi, eo ơi,… VD46: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp!
37
+ Thán từ tách riêng:
VD47: Ôi ! Hôm nay trời đẹp quá ! + Thán từ kết hợp với thực từ: VD48: Buồn ơi là buồn!
- Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc nhỉ VD49: Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi !
(Nguyễn Du) VD50: Anh này khôn nhỉ !
- Các từ: lạ, thật, ghê, quá, dường nào, biết mấy, biết bao,…thường đứng sau vị từ và xiết, bao, xiết bao,…có thể đứng sau hay trước vị từ tùy từng trường hợp.
VD51: Thế thì tốt quá ! (Nam Cao)
Con này gớm thật ! (Nguyên Hồng) 2.4. Câu cầu khiến
2.3.1. Khái niệm
Diệp Quang Ban (2000) cho rằng: câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu trong câu. (Ngữ pháp tiếng Việt)
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo
2.3.3.1. Về kiểu cấu trúc cú pháp của câu cầu khiến
Theo Diệp Quang Ban (2000), câu cầu khiến có thể được cấu tạo bằng một trong những kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp.
VD52: Anh đừng đi vội ! VD53: Xung phong !
Trong các ví dụ trên, câu văn ở VD52 là câu đơn bình thường. VD53 là một câu đơn đặc biệt.
38
2.3.2.2. Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cầu khiến
Câu cầu khiến của tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung của lệnh.
Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ hay gặp là:
- Hãy: có ý nghĩa khẳng định và có sắc thái trung hòa.
- Đừng (có, có mà), chớ (có, có mà): có ý nghĩa phủ định và sắc thái
trung hòa, cũng gặp không được ở đây với sắc thái thân mật, suồng sã.
Các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, thôi, đi thôi, nào,
đi nào: sắc thái thân mật, suồng sã.
VD54: Anh hãy ngồi xuống đây đã ! VD55: Đừng nói nữa !
VD56: Anh nói đi ! VD57: Ta đi thôi !
Ngữ điệu câu cầu khiến có nhiều thang độ và mang những ý nghĩa tinh tế khác nhau. Nét chung của nó là lên giọng ở cuối câu và kéo dài từ mang nội dung chính.
VD58 : Anh kia đứng lại !
VD59: Nín !
Để cho lời ra lệnh có sắc thái dịu dàng, bớt gay gắt, hoặc tăng tính chất quyết liệt, có thể thêm chủ ngữ thích hợp vào trước phần nêu nội dung lệnh, hoặc thêm hô ngữ thích hợp vào trước hay sau phần ấy.
VD60: Chị đừng nói nữa ! VD61: Mày nín đi !
2.4. Tiểu kết
Như vậy, ở chương 2 chúng tôi đã hệ thống hóa về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói trong tiếng Việt. Trong từng kiểu câu
39
chúng tôi đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản sau: khái niệm, đặc điểm cấu tạo, mục đích sử dụng câu theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. Chắc chắn những kiến thức đó sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu, dạy và học về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói cho HS tiểu học.
40
Chương 3
Ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho học sinh lớp 4
Ở chương này, chúng tôi thống kê, khảo sát nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt 4. Từ đó, xác định các ý nghĩa của việc dạy học về những kiểu câu đó cho HS lớp 4 ở tiểu học.
3.1. Nhận xét nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4 đích nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4
Kết quả khảo sát thống kê việc dạy học các kiểu câu phân loại theo mục đích nói được chúng tôi phản ánh trong bảng sau.
3.1.1. Bảng miêu tả kết quả khảo sát, thống kê nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt 4
Tuần thứ
Tên bài học Số tiết
thực hiện trên tuần
Nội dung dạy học cần đạt
13 Câu hỏi và dấu chấm
hỏi
1 tiết - HS hiểu được tác dụng của dấu chấm hỏi.
- HS biết nhận diện được câu hỏi trong một văn bản, biết đặt được câu hỏi thông thường.
14 Luyện tập về câu hỏi 2 tiết - HS luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
- HS có kĩ năng nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
41
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
(VD: Câu : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để nêu yêu cầu.)
- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.
15 Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
1 tiết - HS biết giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác).
- Giúp HS phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp; biết cách hỏi trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự tế nhị hoặc khi cần bày tỏ sự thông cảm với nhân vật giao tiếp.
16 Câu kể 1 tiết - HS hiểu thế nào là câu kể.
- Giúp các em biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
17 Câu kể Ai làm gì? 2 tiết - HS nắm được cấu tạo cơ bản của
42 Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - HS thực hành để nhận ra hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?.
- Giúp HS hiểu rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ trong câu
kể Ai làm gì?
+Trong câu kể Ai làm gì?, vị ngữ
nêu lên hoạt động của người hay vật. + Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm. 19 Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
1 tiết - HS phải nhận thức rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của chủ ngữ
trong câu kể Ai làm gì?
+ Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ
nêu tên người hoặc con vật (hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
20 Luyện tập về câu kể
Ai làm gì?
1 tiết - Hướng dẫn HS luyện tập về câu
kể Ai làm gì?; nhận diện câu kể Ai
làm gì? trong đoạn văn; nắm được
tác dụng của mỗi câu; xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
43
- HS có thể viết được đoạn văn có
dùng câu kể Ai làm gì?.
21 Câu kể Ai thế nào?
Vị ngữ trong câu kể
Ai thế nào?
2 tiết - HS nắm vững được cấu tạo cơ
bản của câu kể Ai thế nào?
- Nhận ra hai bộ phận chủ ngữ, vị
ngữ của câu kể Ai thế nào?.
- HS hiểu rõ chức năng và đặc điểm
cấu tạo của vị ngữ câu kể Ai thế
nào?
+ Trong câu kể Ai thế nào?, vị ngữ
chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, vật, con vật) được nói đến ở chủ ngữ.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
22 Chủ ngữ trong câu kể
Ai thế nào?
1 tiết - Giúp HS hiểu được chức năng và đặc điểm cấu tạo của chủ ngữ câu
kể Ai thế nào?
+ Chủ ngữ chỉ những sự vật
(người, vật, con vật) có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
thường do danh từ, đại từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
44
Vị ngữ trong câu kể
Ai là gì?
câu kể Ai là gì?
- Nhận diện được hai thành phần
chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai là
gì?.
- HS nhận thức được phương tiện nối giữa hai thành phần chính của câu và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ
câu kể Ai là gì?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
được nối với chủ ngữ bằng từ là. + Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
25 Chủ ngữ trong câu kể
Ai là gì?
1 tiết - Giúp HS hiểu chức năng của chủ ngữ, cách nhận diện chủ ngữ và đặc
điểm cấu tạo chủ ngữ của câu kể Ai
là gì?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
chỉ người hay vật được giới thiệu, nhận định.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? hoặc Con gì?, Cái gì?.
+ Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
26 Luyện tập về câu kể
Ai là gì?
1 tiết - HS rèn kĩ năng nhận diện câu kể
Ai là gì? trong đoạn văn, xác định
được tác dụng của câu, xác định được thành phần chính trong câu. - HS vận dụng kiến thức ngữ pháp
45
để viết được đoạn văn có dùng câu
kể Ai là gì?.
27 Câu khiến
Cách đặt câu khiến
2 tiết - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích, bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.
- Giúp HS nắm vững đặc điểm cấu tạo của câu khiến, hướng dẫn HS biết cách đặt câu khiến trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
29 Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
1 tiết - HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Giúp các em biết dùng các từ ngữ tạo câu phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau để diễn đạt lịch sự một lời yêu cầu, đề nghị.
30 Câu cảm 1 tiết Giúp các em nắm được đặc điểm
cấu tạo của câu cảm. Từ đó hướng dẫn HS rèn kĩ năng nhận diện và tạo lập câu cảm trong giao tiếp.
46
3.1.2. Nhận xét nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4
- Từ bảng miêu tả kết quả khảo sát thống kê trên đây, có thể thấy, trong SGK Tiếng Việt 4 những kiểu câu phân loại theo mục đích nói được đưa vào chương trình dạy học là: câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm.
- Nội dung dạy học về những kiểu câu này được các tác giả SGK trình bày trong phân môn Luyện từ và câu. Việc dạy học về những kiểu câu đó được thực hiện từ tuần thứ 13 trong số 35 tuần của năm học.
- Thời lượng phân bố cho việc thực hiện nội dung dạy học về các kiểu câu không đồng đều. Cụ thể là:
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu kể là 12 tiết được thực hiện trong 9 tuần. Nội dung dạy học về câu kể tập trung vào những kiểu câu:
Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. Các bài dạy học về câu kể có thể phân chia
thành ba loại sau: khái niệm về những kiểu câu kể; chủ ngữ, vị ngữ trong những kiểu câu kể và luyện tập về những kiểu câu kể.
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu hỏi là 4 tiết được thực hiện trong 3 tuần. Nội dung dạy học về câu hỏi tập trung vào: khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tình huống cho phép sử dụng câu hỏi.
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu khiến là 3 tiết được thực hiện trong 2 tuần. Nội dung dạy học về câu khiến tập trung vào: khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tình huống cho phép sử dụng câu khiến.
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu cảm là 1 tiết được thực hiện trong 1 tuần. Nội dung dạy học về câu cảm tập trung vào: khái niệm, đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng câu cảm.
- Nội dung dạy học về những câu phân loại theo mục đích nói không phải lần đầu tiên thực hiện ở SGK Tiếng Việt 4, mà đã được dạy ở SGK Tiếng Việt 2 và SGK Tiếng Việt 3. Ở lớp 2 HS được làm quen với ba kiểu
47
câu kể (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?). Ở lớp 3 HS được củng cố các kiến
thức và kĩ năng đã hình thành ở lớp 2 thông qua các yêu cầu:
+ Đặt câu kể theo các mẫu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?.
+ Mở rộng câu kể bằng cách trả lời các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?.
Đặt nội dung dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong hệ thống SGK Tiếng Việt ở tiểu học, chúng ta thấy rõ việc thực hiện các nội dung dạy học về những kiểu câu này cho HS lớp 4 có rất nhiều ý nghĩa.
3.2. Ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho HS lớp 4 cho HS lớp 4
3.2.1. Tiếp tục trang bị cho HS lớp 4 những kiến thức giản yếu về câu được phân loại theo mục đích nói
Một trong những mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho HS tiểu học là cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về những đơn vị ngôn ngữ chuẩn mực.
Để thực hiện được mục tiêu trên, việc lựa chọn nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói phải gắn với cách dạy học theo quan điểm giao tiếp. Từ những ngữ liệu đã được cung cấp trong các bài học về câu ở các SGK Tiếng Việt 2, 3, trong SGK Tiếng Việt 4, HS được trang bị những hiểu biết về khái niệm về từng kiểu câu, đặc điểm cấu tạo, chức năng và tình huống cho phép sử dụng chúng.
VD1: SGK Tiếng Việt 4 đã đưa ra khái niệm về câu kể như sau:
“Câu kể là những câu dùng để kể, tả, hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể có dấu chấm.”
48
Từ khái niệm về câu kể, các em nắm được dấu hiệu hình thức và nội dung của câu kể – đó là điều kiện thuận lợi để HS tiếp thu kiến thức về ba mẫu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? trong SGK Tiếng Việt 4.
Không chỉ cung cấp cho HS khái niệm về các kiểu câu, SGK Tiếng Việt 4 còn đưa ra cách đặt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói theo chuẩn ngữ pháp.
VD2: Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau: 1. Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.
2. Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.
3. Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.
4. Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
(SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 93) Ngoài việc cung cấp khái niệm và cách đặt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, SGK Tiếng Việt 4 còn hướng dẫn HS cách sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói phù hợp với mục đích giao tiếp, đảm bảo tính lịch sự khi đặt câu.
VD3: Trong bài: “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi”
Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:
1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
(SGK Tiếng Việt 4, tập một, trang 152)
Việc trang bị kiến thức về câu phân loại theo mục đích nói cho HS lớp