Nghĩa của việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4 (Trang 47 - 54)

b. Câu hỏi lựa chọn

3.2. nghĩa của việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho

3.2. Ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho HS lớp 4 cho HS lớp 4

3.2.1. Tiếp tục trang bị cho HS lớp 4 những kiến thức giản yếu về câu được phân loại theo mục đích nói

Một trong những mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho HS tiểu học là cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về những đơn vị ngôn ngữ chuẩn mực.

Để thực hiện được mục tiêu trên, việc lựa chọn nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói phải gắn với cách dạy học theo quan điểm giao tiếp. Từ những ngữ liệu đã được cung cấp trong các bài học về câu ở các SGK Tiếng Việt 2, 3, trong SGK Tiếng Việt 4, HS được trang bị những hiểu biết về khái niệm về từng kiểu câu, đặc điểm cấu tạo, chức năng và tình huống cho phép sử dụng chúng.

VD1: SGK Tiếng Việt 4 đã đưa ra khái niệm về câu kể như sau:

“Câu kể là những câu dùng để kể, tả, hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể có dấu chấm.”

48

Từ khái niệm về câu kể, các em nắm được dấu hiệu hình thức và nội dung của câu kể – đó là điều kiện thuận lợi để HS tiếp thu kiến thức về ba mẫu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? trong SGK Tiếng Việt 4.

Không chỉ cung cấp cho HS khái niệm về các kiểu câu, SGK Tiếng Việt 4 còn đưa ra cách đặt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói theo chuẩn ngữ pháp.

VD2: Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau: 1. Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

2. Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

3. Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

4. Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

(SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 93) Ngoài việc cung cấp khái niệm và cách đặt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, SGK Tiếng Việt 4 còn hướng dẫn HS cách sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói phù hợp với mục đích giao tiếp, đảm bảo tính lịch sự khi đặt câu.

VD3: Trong bài: “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi”

Khi hỏi chuyện người khác, cần giữ phép lịch sự. Cụ thể là:

1. Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.

2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.

(SGK Tiếng Việt 4, tập một, trang 152)

Việc trang bị kiến thức về câu phân loại theo mục đích nói cho HS lớp 4 được thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc giáo dục mang tính khoa học. Đó là nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc phát triển. Nhờ vậy HS có thể lĩnh hội được những kiến thức giản yếu về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói phù hợp với trình độ tư duy của HS lớp 4, đồng thời đây cũng là nền

49

tảng để các em có thể tiếp tục tiếp thu những kiến thức về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói ở các bậc học tiếp theo.

3.2.2. Thông qua nội dung dạy học về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, giúp HS rèn kĩ năng lĩnh hội và kĩ năng tạo lập văn bản nhằm phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp cho các em

Các bài về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói chú trọng hành vi sử dụng câu phục vụ mục đích giao tiếp hơn là những kiến thức phân loại hàn lâm. Có thể thấy điều này ngay ở nhan đề bài học: Dùng câu hỏi vào mục đích khác; Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi; Cách đặt câu khiến; Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.

Thông qua các bài học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói, HS được rèn luyện năng lực sử dụng các kiểu câu, tùy theo nhu cầu, lĩnh vực giao tiếp.

Đặc biệt, SGK Tiếng Việt 4 rất chú trọng đến việc dạy HS biết cách giữ phép lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ như các phần Ghi nhớ về câu hỏi, câu khiến.

VD4: Về câu khiến:

1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự.

2.Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ làm ơn, giùm, giúp,…

3.Có thể dùng các câu hỏi, câu kể để nêu yêu cầu, đề nghị.

(SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 111) Các kiến thức và kĩ năng cần đạt được rèn luyện thông qua nhiều bài tập gắn với các tình huống giao tiếp tự nhiên. Các bài luyện tập về câu được chọn lựa gắn với thực tiễn sinh động hàng ngày để HS biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự khi đặt câu.

50

a. Kể các việc em làm hàng ngày sau khi đi học về. b. Tả chiếc bút em đang dùng.

c. Trình bày ý kiến của em về tình bạn.

d. Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.

(SGK Tiếng Việt 4, tập một, trang 161) VD6: Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào?

a. Mấy giờ rồi ?

b. Bác ơi, mấy giờ rồi ạ ?

c. Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ! d. Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ !

(SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 111) Thông qua nội dung dạy học về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, HS không chỉ được bồi dưỡng, phát triển về năng lực giao tiếp mà còn được bồi dưỡng, phát triển về năng lực tư duy. Cụ thể ở các bài về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, trong mục nhận xét SGK Tiếng Việt 4 đều đưa ra các ngữ liệu có chứa hiện tượng ngữ pháp cần dạy và các câu hỏi, yêu cầu HS phân tích các ngữ liệu để trả lời câu hỏi, sau đó tổng hợp lại rút ra được khái niệm, công dụng và dấu hiệu hình thức của các kiểu câu. Qua đó HS được rèn luyện thao tác tư duy phân tích, tư duy tổng hợp và tư duy khái quát.

VD7: Mục nhận xét trong bài Câu cảm: 1. Những câu sau dùng để làm gì ?

- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao ! - A ! Con mèo này khôn thật !

2. Cuối các câu trên có dấu gì ? 3. Rút ra kết luận về câu cảm:

51

a. Câu cảm dùng để làm gì ?

b. Trong câu cảm, thường có những từ nào ?

(SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 120) Trong mục nhận xét ở ví dụ trên, SGK đã đưa ra ngữ liệu có chứa các câu cảm (Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao !, A !, Con mèo này khôn thật!) và các câu hỏi về dấu hiệu hình thức (Cuối các câu trên có dấu gì ?; Trong câu cảm, thường có những từ nào ?), công dụng của câu cảm (Câu cảm dùng để làm gì ?) sau đó HS phân tích ngữ liệu để trả lời câu hỏi, từ đó tổng hợp lại để rút ra kết luận về câu cảm:

1. Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…) của người nói.

2. Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật… Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).

(SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 121)

3.2.3. Thông qua việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói để bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho HS để từ đó giúp các em yêu tiếng Việt, thấy rõ trách nhiệm của mình giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nó là thứ của cải vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, giữ gìn và bảo vệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nước. Vì vậy, nó có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người Việt Nam. Chính vì vậy, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Người giáo viên tiểu học, thông qua việc dạy học về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói ở phân môn Luyện từ và câu phải giúp HS cảm nhận cái hay, cái đẹp của từ và câu tiếng Việt. Từ đó giúp các em yêu quý tiếng nói của dân tộc, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.

52

KẾT LUẬN

Nhận thức được tầm quan trọng của những kiểu câu phân loại theo mục đích nói, chúng tôi đã “Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4”. Tiếp xúc với đề tài này chúng tôi đã được làm quen với nghiên cứu khoa học, được hiểu biết nhiều hơn về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói. Từ đó, chúng tôi có một số kết luận sau:

Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà ngữ pháp, chúng tôi tìm hiểu về những kiểu câu được phân loại theo mục đích nói. Đây là cách tự trang bị để làm sâu sắc hơn những kiến thức ngữ pháp câu mà bản thân đã được lĩnh hội ở học phần Tiếng Việt 2 thuộc quá trình đào tạo ở trường đại học. Những kiến thức về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói được trình bày trong khóa luận chắc chắn không chỉ hữu ích với bản thân tác giả khóa luận, mà còn hữu ích với tất cả những bạn sinh viên có nhu cầu làm giàu kiến thức ngữ pháp tiếng Việt.

Trên cơ sở những hiểu biết về những kiểu câu được phân loại theo mục đích nói, chúng tôi khảo sát, tìm hiểu nội dung dạy học về những kiểu câu này cho HS lớp 4 thông qua SGK Tiếng Việt 4 do NXB Giáo dục xuất bản. Kết quả của việc tìm hiểu đó giúp chúng tôi nhận thức được những nội dung dạy học và thời lượng cho phép thực hiện các nội dung dạy học về bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

Trong SGK Tiếng Việt 4, HS đã được cung cấp những kiến thức giản yếu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, chức năng của câu và tình huống giao tiếp cho phép sử dụng từng kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Những nội dung này được thực hiện trong phân môn Luyện từ và câu. Việc thực hiện những nội dung dạy học về câu được phân loại theo mục đích nói ở SGK

53

Tiếng Việt 4, thực chất để củng cố, nâng cao những kiến thức về câu mà HS đã được tiếp nhận ở lớp 2 và lớp 3. Các nội dung dạy học về câu phân loại theo mục đích nói cho HS lớp 4 đạt tính khoa học bởi vì nó được thực hiện theo nguyên tắc giáo dục (dạy học câu theo quan điểm giao tiếp). Việc dạy học các kiểu câu theo mục đích nói cho HS lớp 4 đạt được nhiều ý nghĩa giáo dục, gắn với những mục tiêu dạy học tiếng Việt.

Tìm hiểu các câu phân loại theo mục đích nói gắn với việc tìm hiểu ý nghĩa của việc dạy về những kiểu câu này cho HS lớp 4, chắc chắn sẽ giúp ích cho chúng tôi khi bản thân trở thành một giáo viên tiểu học. Nhận thức rõ tầm

quan trọng của đề tài “Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục

đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4”, bản

thân đã rất cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra. Tuy vậy do lần đầu được làm quen với công việc nghiên cứu, do thời gian dành cho việc thực hiện khóa luận chưa nhiều, nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, 1992.

2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo

dục, 2000.

3. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt (Theo định hướng ngữ pháp chức

năng), tập 2: phần câu, NXB Giáo dục, 2008.

4. Lê Văn Lí, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu

xuất bản, 1968.

5. Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Giáo trình

ĐHSP tập 2 trường ĐHSPHN I, 1995.

6. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, NXB Đại học và Trung

học chuyên nghiệp, 1980.

7. Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng, tái bản lần 2,

NXB Văn hóa Thông tin, 1992.

8. SGK Tiếng Việt 4 tập 1, 2, NXB Giáo dục, 2005.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)