b. Câu hỏi lựa chọn
2.3.2.2. Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cầu khiến
Câu cầu khiến của tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, bằng ngữ điệu mệnh lệnh cộng với điều kiện là chỉ chứa những từ liên quan đến nội dung của lệnh.
Các phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ hay gặp là:
- Hãy: có ý nghĩa khẳng định và có sắc thái trung hòa.
- Đừng (có, có mà), chớ (có, có mà): có ý nghĩa phủ định và sắc thái
trung hòa, cũng gặp không được ở đây với sắc thái thân mật, suồng sã.
Các phụ từ mệnh lệnh đứng sau vị từ hay gặp là: đi, thôi, đi thôi, nào,
đi nào: sắc thái thân mật, suồng sã.
VD54: Anh hãy ngồi xuống đây đã ! VD55: Đừng nói nữa !
VD56: Anh nói đi ! VD57: Ta đi thôi !
Ngữ điệu câu cầu khiến có nhiều thang độ và mang những ý nghĩa tinh tế khác nhau. Nét chung của nó là lên giọng ở cuối câu và kéo dài từ mang nội dung chính.
VD58 : Anh kia đứng lại !
VD59: Nín !
Để cho lời ra lệnh có sắc thái dịu dàng, bớt gay gắt, hoặc tăng tính chất quyết liệt, có thể thêm chủ ngữ thích hợp vào trước phần nêu nội dung lệnh, hoặc thêm hô ngữ thích hợp vào trước hay sau phần ấy.
VD60: Chị đừng nói nữa ! VD61: Mày nín đi !
2.4. Tiểu kết
Như vậy, ở chương 2 chúng tôi đã hệ thống hóa về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói trong tiếng Việt. Trong từng kiểu câu
39
chúng tôi đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản sau: khái niệm, đặc điểm cấu tạo, mục đích sử dụng câu theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. Chắc chắn những kiến thức đó sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu, dạy và học về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói cho HS tiểu học.
40
Chương 3
Ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho học sinh lớp 4
Ở chương này, chúng tôi thống kê, khảo sát nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt 4. Từ đó, xác định các ý nghĩa của việc dạy học về những kiểu câu đó cho HS lớp 4 ở tiểu học.