b. Câu hỏi lựa chọn
3.1. Nhận xét nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích
đích nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4
Kết quả khảo sát thống kê việc dạy học các kiểu câu phân loại theo mục đích nói được chúng tôi phản ánh trong bảng sau.
3.1.1. Bảng miêu tả kết quả khảo sát, thống kê nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt 4
Tuần thứ
Tên bài học Số tiết
thực hiện trên tuần
Nội dung dạy học cần đạt
13 Câu hỏi và dấu chấm
hỏi
1 tiết - HS hiểu được tác dụng của dấu chấm hỏi.
- HS biết nhận diện được câu hỏi trong một văn bản, biết đặt được câu hỏi thông thường.
14 Luyện tập về câu hỏi 2 tiết - HS luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
- HS có kĩ năng nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
41
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
(VD: Câu : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để nêu yêu cầu.)
- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.
15 Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
1 tiết - HS biết giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác).
- Giúp HS phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp; biết cách hỏi trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự tế nhị hoặc khi cần bày tỏ sự thông cảm với nhân vật giao tiếp.
16 Câu kể 1 tiết - HS hiểu thế nào là câu kể.
- Giúp các em biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
17 Câu kể Ai làm gì? 2 tiết - HS nắm được cấu tạo cơ bản của
42 Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? - HS thực hành để nhận ra hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì?.
- Giúp HS hiểu rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ trong câu
kể Ai làm gì?
+Trong câu kể Ai làm gì?, vị ngữ
nêu lên hoạt động của người hay vật. + Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm. 19 Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
1 tiết - HS phải nhận thức rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của chủ ngữ
trong câu kể Ai làm gì?
+ Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ
nêu tên người hoặc con vật (hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
20 Luyện tập về câu kể
Ai làm gì?
1 tiết - Hướng dẫn HS luyện tập về câu
kể Ai làm gì?; nhận diện câu kể Ai
làm gì? trong đoạn văn; nắm được
tác dụng của mỗi câu; xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
43
- HS có thể viết được đoạn văn có
dùng câu kể Ai làm gì?.
21 Câu kể Ai thế nào?
Vị ngữ trong câu kể
Ai thế nào?
2 tiết - HS nắm vững được cấu tạo cơ
bản của câu kể Ai thế nào?
- Nhận ra hai bộ phận chủ ngữ, vị
ngữ của câu kể Ai thế nào?.
- HS hiểu rõ chức năng và đặc điểm
cấu tạo của vị ngữ câu kể Ai thế
nào?
+ Trong câu kể Ai thế nào?, vị ngữ
chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, vật, con vật) được nói đến ở chủ ngữ.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
22 Chủ ngữ trong câu kể
Ai thế nào?
1 tiết - Giúp HS hiểu được chức năng và đặc điểm cấu tạo của chủ ngữ câu
kể Ai thế nào?
+ Chủ ngữ chỉ những sự vật
(người, vật, con vật) có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
thường do danh từ, đại từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
44
Vị ngữ trong câu kể
Ai là gì?
câu kể Ai là gì?
- Nhận diện được hai thành phần
chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai là
gì?.
- HS nhận thức được phương tiện nối giữa hai thành phần chính của câu và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ
câu kể Ai là gì?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
được nối với chủ ngữ bằng từ là. + Vị ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
25 Chủ ngữ trong câu kể
Ai là gì?
1 tiết - Giúp HS hiểu chức năng của chủ ngữ, cách nhận diện chủ ngữ và đặc
điểm cấu tạo chủ ngữ của câu kể Ai
là gì?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
chỉ người hay vật được giới thiệu, nhận định.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? hoặc Con gì?, Cái gì?.
+ Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
26 Luyện tập về câu kể
Ai là gì?
1 tiết - HS rèn kĩ năng nhận diện câu kể
Ai là gì? trong đoạn văn, xác định
được tác dụng của câu, xác định được thành phần chính trong câu. - HS vận dụng kiến thức ngữ pháp
45
để viết được đoạn văn có dùng câu
kể Ai là gì?.
27 Câu khiến
Cách đặt câu khiến
2 tiết - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích, bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.
- Giúp HS nắm vững đặc điểm cấu tạo của câu khiến, hướng dẫn HS biết cách đặt câu khiến trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
29 Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
1 tiết - HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Giúp các em biết dùng các từ ngữ tạo câu phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau để diễn đạt lịch sự một lời yêu cầu, đề nghị.
30 Câu cảm 1 tiết Giúp các em nắm được đặc điểm
cấu tạo của câu cảm. Từ đó hướng dẫn HS rèn kĩ năng nhận diện và tạo lập câu cảm trong giao tiếp.
46
3.1.2. Nhận xét nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4
- Từ bảng miêu tả kết quả khảo sát thống kê trên đây, có thể thấy, trong SGK Tiếng Việt 4 những kiểu câu phân loại theo mục đích nói được đưa vào chương trình dạy học là: câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm.
- Nội dung dạy học về những kiểu câu này được các tác giả SGK trình bày trong phân môn Luyện từ và câu. Việc dạy học về những kiểu câu đó được thực hiện từ tuần thứ 13 trong số 35 tuần của năm học.
- Thời lượng phân bố cho việc thực hiện nội dung dạy học về các kiểu câu không đồng đều. Cụ thể là:
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu kể là 12 tiết được thực hiện trong 9 tuần. Nội dung dạy học về câu kể tập trung vào những kiểu câu:
Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. Các bài dạy học về câu kể có thể phân chia
thành ba loại sau: khái niệm về những kiểu câu kể; chủ ngữ, vị ngữ trong những kiểu câu kể và luyện tập về những kiểu câu kể.
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu hỏi là 4 tiết được thực hiện trong 3 tuần. Nội dung dạy học về câu hỏi tập trung vào: khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tình huống cho phép sử dụng câu hỏi.
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu khiến là 3 tiết được thực hiện trong 2 tuần. Nội dung dạy học về câu khiến tập trung vào: khái niệm, đặc điểm cấu tạo và tình huống cho phép sử dụng câu khiến.
+ Thời lượng phân bố cho việc dạy học về câu cảm là 1 tiết được thực hiện trong 1 tuần. Nội dung dạy học về câu cảm tập trung vào: khái niệm, đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng câu cảm.
- Nội dung dạy học về những câu phân loại theo mục đích nói không phải lần đầu tiên thực hiện ở SGK Tiếng Việt 4, mà đã được dạy ở SGK Tiếng Việt 2 và SGK Tiếng Việt 3. Ở lớp 2 HS được làm quen với ba kiểu
47
câu kể (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?). Ở lớp 3 HS được củng cố các kiến
thức và kĩ năng đã hình thành ở lớp 2 thông qua các yêu cầu:
+ Đặt câu kể theo các mẫu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?.
+ Mở rộng câu kể bằng cách trả lời các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?.
Đặt nội dung dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong hệ thống SGK Tiếng Việt ở tiểu học, chúng ta thấy rõ việc thực hiện các nội