Tìm hiểu những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói gắn với ý nghĩa dạy học những kiểu câu này cho học sinh HS tiêu học trong các sách giáo khoa SGK Tiếng Việt hiện nay vừa đáp ứng
Trang 1Vũ Thị Phương Thảo
LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa GDTH đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường
và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.s Phan Thị Thạch, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Phương Thảo
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình Những
số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được
công bồ trong bắt cứ một công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Vũ Thị Phương Thảo
Trang 3KÍ HIỆU VIET TAT
Trang 4MỤC LỤC
60010000158 7
1 Lí do chọn để tài - -á- - Ss tt 191 5813118 5113158 58 113158 1E cu nu ren 7 2 Lịch sử vấn đỀ - - ác t1 S113 11 110 11 113111 115 T1 1110111 11111 re 8 3 Đối tượng nghiên cứu ¿ ¿+ + 5+ +2+32E2E2x23 2x 3211111111111 12 L1 090i 0 0n a7 12
5 Nhiệm vụ nghiên CỨU - t1 vn HH nh ni ngờ 12 38/1005 09 0107787 13
7 Phương pháp nghiên cứu - s5 5223233 £++EE£+*eEESeeeeeseeeeessse 13 )/98096006 127 11ÓỐA 15
0n 8 15
1.1 Co on on 15 1.1.1 Câu trong Tiếng ViỆt 2-22 5s S22 E22 2122122121211 erxe 15 1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của câu 15
1.1.1.2 Các bình diện nghiÊH CỨU CÂ «<< seeeseesee 16 1.1.1.2.1 Nghiên cứu câu theo bình diện kết học .- 16
1.1.1.2.2 Nghiên cứu câu theo bình diện nghĩa học 17
1.1.1.2.3 Nghiên cứu câu theo bình diện dụng học 18
1.1.1.3 Vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt - 18
1.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - +5 ccecesecececesecerecee 20 In sa 20 1.2.2 Các nhân tô trong hoạt động giao tiếp -cccccscccccez 20
1.2.2.1 Nhân vật giao tiẾp -. ¿ 2s 2+2 21 22121112110211211 11 211cc 21
1.2.2.2 Nội dung giao tiẾp - 2 5s 2222212212112 erxe 21 1.2.2.3 Hoàn cảnh giao tiẾp 22 5222221221 2111221212211 211221 xe 21
Trang 51.2.2.4 Mục đích giao tiẾp -¿- 22 ©2s2t2EE2EE21121211 112211 ce 21
1.2.2.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp
1.2.3 Mối quan hệ và chức năng của các loại nhân tô giao tiếp
1.3 Cơ sở tâm lÍ hỌC 5 S3 3 3005516116 E9 E11 E95 9355555511 khe 22 1.3.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học . - se cssrecs2 22 1.3.1.1 Năng lực tư duy của học sinh tiểu HỌC .cccccccccececrersrs 22 a Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học - 22
b Kha năng tri giác của học sinh tiểu học . 2- 22 + =x+zs+=see 22 1.3.1.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học e-cccccccccec 23 1.4 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt cho hoc sinh tiểu học 23
1.4.1 Mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 23
1.4.2 Những nguyên tắc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 24
6 0 25
00221777 26
an» 26
QA Kad iG eee 26
2.1.1.1 Về vide ste dung thuGt NGib o.cecceccescccesescessessesseeseeesseeseeseeseeees 26 PIN cổ nn 26
2.1.2 Đặc điểm cấu tạo ccse Hee 27 2.1.2.1 Về kiểu cầu trúc cú pháp, -©cc©cssckc+kccterkrrkerrereeves 27 2.1.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ dùng đỀ tạo câu 27
2.1.3 Sự phân loại câu kế theo mục đích sử dụng 28
2.1.3.1 Câu kế dùng theo lối trực tiếp (câu kể đích thực) 28
2.1.3.2 Câu kề dùng theo lỗi gián tiếp (câu kể không đích thực) 29
2.2 Câu hỏi (câu nghi vấn) - ¿+ 62s 2 123 515111 5151111115111 11 5311 2 22 30 b8 ‹ nh a 30
Trang 62.2.2 Đặc điểm cấu tạO 5c SH 11 1211111121111 21111 1 1 xe 30
2.2.2.1 Về kiểu cầu trúc cú pháp của câu hỏi . cc©csc5ceS5+ 30
a Câu hỏi đơn giản (còn gọi là câu hỏi trống)
b Câu hỏi lựa chọn
2.2.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ dùng để tạo câu - 32 2.2.3 Sự phân loại câu hỏi theo chức năng gắn với mục đích sử dụng 33
2.2.3.1 Câu hỏi đích ANUC .c c5 13323111138 1951 115511155112 33 2.2.3.2 Câu hỏi không đích thực (câu hỏi fM từ) «-<«<<<<<<<+ 34
2.3.2 Đặc điểm cấu tạo 2c 36 2.3.3.1 Về kiểu cầu trúc cú pháp của câu cảm thắn . - 36 2.3.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cảm than 36
2.4 Câu cầu khiến - ¿c1 123 211115 1511125151 1115 5111111111111 01 011110 xay 37
2.3.1 Khái niệm - eEkEE EkE111E71111111111111111111111 11111110 37
2.3.2 Đặc điểm cấu tạo 52 Sen S2 1112211111211 112111 37
2.3.3.1 Về kiểu cấu trúc cú pháp của câu cầu khiến sessed 2.3.2.2 Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu cầu khiến 38
00 c1 ^5Ễ ồ5'T 39
3.1 Nhận xét nội dung dạy học về những kiểu câu phân loại theo mục đích
nói trong SGK Tiếng Việt lớp 4 - ¿+ 2 + S+ 2 E+E+E+E£E2E£E2EExxrrvsrrrsee 40
3.2.Ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho
Hồ lỚP 4 - HH 47
L4e2009,5 0001877 52
IV 100I298)2/)84 0n 54
Trang 7MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Trong chương trình dạy học tiếng Việt từ bậc Tiểu học đến Đại học nội
dung đạy về câu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Những hiểu biết của người học về âm thanh, chữ viết, từ vựng — ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong
cách được thể hiện rất rõ trong cách lựa chọn và sử dụng câu Vì vậy, việc
nghiên cứu câu nói chung và các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn nói riêng là rất cần thiết Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa khoa học vừa có
ý nghĩa thực tiễn
Tìm hiểu những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói gắn với ý
nghĩa dạy học những kiểu câu này cho học sinh (HS) tiêu học trong các sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt hiện nay vừa đáp ứng yêu cầu của ngành Việt ngữ học vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học câu theo quan điểm giao tiếp — một quan điểm dạy học tiến bộ rất được chú trọng trong những năm gần đây Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và các nhà Việt ngữ học đều nhận thức sâu sắc rằng việc nghiên cứu câu cũng như việc dạy học về câu phải xuất phát từ hai chức năng cơ bản sau của ngôn ngữ: đó là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đồng thời đó cũng là công cụ tư đuy của con người Nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói gắn với tìm
hiểu ý nghĩa dạy học những kiểu câu này cho học sinh tiểu học còn giúp tác
giả khóa luận củng cố kiến thức, để làm sâu sắc hơn vốn hiểu biết về ngữ
pháp học Nhờ vậy, bản thân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập môn
Tiếng Việt của người sinh viên trong hiện tại Mặt khác, việc làm này còn
giúp tác giả khóa luận làm giàu vốn hành trang kiến thức về câu, bồi dưỡng
Trang 8cách thức những phương pháp dạy học câu thích hợp để có thể dạy tốt hơn
nội dung Luyện từ và câu cho học sinh tiêu học trong tương lai
Những ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nêu trên đã mách bảo
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo
mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho học sinh lớp 4”
2 Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu về các kiểu câu phân chia theo mục đích nói đã có được những thành tựu đáng kế ở nửa sau thế kỉ X và những năm đầu thế ki XI Những kết quả nghiên cứu đó được thê hiện trong các nguồn tài liệu cơ bản sau:
2.1 Một số Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt
- Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Lê Văn Lí, Bộ Giáo dục, Trung tâm học
liệu xuất bản, 1968
- Ngữ pháp Việt Nam giản đị và thực dụng, Bùi Đức Tình, tái bản lần 2,
NXB Văn hóa Thông tin, 1992
- Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Hoàng Trọng Phiến, NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1980
- Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Diệp Quang Ban, NXB Giáo dục, 1992
- Ngữ pháp tiếng Việt, Hoàng Văn Thung — Lê A, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội I, 1994
- Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân, NXB
Giáo dục, 2000
- Ngữ pháp tiếng Việt (Theo định hướng ngữ pháp chức năng), Diệp
Quang Ban, tập 2: phần câu, NXB Giáo dục, 2008
Những tài liệu kế trên cho thấy vấn đề nghiên cứu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói càng ngày càng được nhiều người quan tâm tìm hiểu Việc nghiên cứu vấn đề này ngày càng đạt tính khoa học, hiện đại
Trang 9Nội dung nghiên cứu ngày càng phong phú, sâu sắc Điều đó được thể hiện ở
những điểm cơ bản sau:
- Nếu như trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả: Lê
Văn Lí, Bùi Đức Tịnh chưa tách bạch những kiểu câu phân chia theo mục
đích nói với những kiểu câu phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, thì vấn đề này đã được các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban (1992, 2000), Hoàng Văn Thung —- Lê A (1994) thực hiện trong các giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của họ
- Việc sử dụng thuật ngữ để gọi tên các kiểu câu đã dần dần được điều
chỉnh theo hướng chuẩn hóa
VD: Thuật ngữ “câu khuyến lệnh” trong cách gọi của Lê Văn Lí, Bùi Duc Tinh sau này đã được thống nhất gọi là câu cầu khiến
Thuật ngữ “câu than gọi” trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt tập 2 của Nguyễn Kim Thản (1964) sau này đã được các nhà ngữ pháp học thống
nhất goi la cau cam than,
- Nội dung nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói
cũng ngày càng phong phú và sâu sắc hơn Ngoài việc nêu: khái niệm về từng
kiểu câu, mục đích dùng câu, dấu hiệu nhận diện chúng — những nội dung đã được các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban (1992), Hoàng Văn Thung — Lê A (1994) trình bày trong các giáo trình của họ, sau này Diệp Quang Ban (2000) đã làm sâu sắc hơn khi ông đưa ra hai tiêu chuẩn phân loại
câu theo mục đích nói, đó là:
Trang 10chia theo mục đích nói dung theo lối trực tiếp và những câu theo mục đích nói
dùng theo lối gián tiếp
Kết quả nghiên cứu về câu được phân chia theo mục đích nói trong các
giáo trình ngữ pháp tiêu biểu nêu trên đã cung cấp cho những người học tập, tìm hiểu câu trong tiếng Việt một cái nhìn khách quan, hệ thống về vấn đề này
ở cả hai phương diện ưu điểm và hạn chế Một mặt, những thành tựu đạt được
trong việc nghiên cứu câu theo mục đích nói giúp người học có những tri thức quý báu về câu và cách sử dụng câu trong tiếng Việt, để từ đó nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy Mặt khác, do những cách dùng thuật ngữ để gọi tên các kiểu câu chưa đảm bảo tính nhất quán cao đã gây những trở ngại nhất
định cho người học, đặc biệt cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở khi tiếp
cận với những kiểu câu này
2.2 SGK Tiếng Việt tiểu học và SGK Ngữ Văn trung học cơ sở
2.2.1 SGK Tiếng Việt tiểu học
Những SGK Tiếng Việt trong chương trình dạy học ở tiêu học hiện nay
đã bước đầu cung cấp những kiến thức giản yếu cho học sinh tiểu học về
những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói
Nội dung dạy học về những kiểu câu này trong các SGK đã gắn với quan điểm giao tiếp - một quan điểm dạy học rất tiến bộ Hướng dạy học chủ yếu là cung cấp các ngữ liệu, hướng dẫn học sinh nhận ra từng kiểu câu trong
ngữ liệu ấy Ở những bài hình thành khái niệm, SGK đều trình bày theo hướng quy nạp có phối hợp với hướng diễn dịch ở mục Luyện tập Đó là đưa
ngữ liệu có chứa hiện tượng ngữ pháp cần dạy yêu cầu học sinh tìm hiện tượng ngữ pháp cần cung cấp của bài học (mục Nhận xét) nêu định nghĩa khái niệm (mục Ghi nhớ) đưa các bài tập có chứa khái niệm ngữ pháp vừa được
trình bảy để học sinh luyện tập (mục Luyện tập)
Trang 112.2.2 SỚK Ngữ Văn THCS
SGK Ngữ Văn 6 và Ngữ văn 8 đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho
học sinh THCS về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói
Nội dung dạy học về những kiểu câu này trong hai cuốn SGK Ngữ Văn nói trên cũng được gắn với quan điểm giao tiếp Cụ thể ở lớp 6 học sinh được
học về câu trần thuật, ở lớp 8 học sinh được học về câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến Trong mỗi bài học, SGK đều đưa ngữ liệu có chứa kiểu câu cần dạy, yêu cầu học sinh nhận diện, nhận xét về đặc điểm câu, nêu định nghĩa khái niệm, sau đó đưa ra các bài tập để học sinh luyện tập củng cố kiến thức vừa học, đồng thời phân biệt kiểu câu đó với các kiểu câu còn lại
Tuy vậy, qua SGK Tiếng Việt tiểu học và SGK Ngữ Văn THCS, ta
thấy ở một số kiểu câu cách sử dụng thuật ngữ chưa nhất quán Ví dụ: ở Tiểu
học câu tường thuật gọi là câu kế còn ở THCS câu tường thuật lại được gọi là câu trần thuật
2.3 Các khóa luận tốt nghiệp cúa sinh viên khoa Ngữ Văn, khoa Giáo dục
Tiểu học, ĐHSP Hà Nội 2
Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học
đã thực hiện nghiên cứu để tài khóa luận có liên quan đến những kiểu câu
được phân chia theo mục đích nói, tiêu biểu là:
- Nguyễn Thị Thu Hiền (2003), khoa Ngữ Văn, Câu trong hoạt động giao tiếp
- Trịnh Phương Mai (2004), khoa Ngữ Văn, Sử dụng câu phân theo mục đích nói trong hoạt động giao tiếp
- Nguyễn Thị Hương Giang (2005), khoa Ngữ Văn, Lẽ thường đối với việc tìm hiểu và tạo câu trong hoạt động giao tiếp
- Đào Thị Hưởng (2007), khoa Ngữ Văn, Câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng
Trang 12- Nguyễn Thị Phương (2008), khoa Giáo dục Tiểu học, Các hình thức
thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong SGK Tiếng Việt Tiểu học
Ở những khóa luận nêu trên, các tác giả chủ yếu hoặc cụ thể hóa lí
thuyết về những kiểu câu theo mục đích nói thông qua các ví dụ cụ thể; hoặc
mô tả các hình thức biểu hiện của một kiểu câu theo mục đích nói trong SGK Điểm lại tình hình nghiên cứu về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói từ ba nguồn tài liệu nêu trên, có thể thấy: nghiên cứu về những kiểu
câu phân chia theo mục đích nói là vấn đề không mới vì đã có rất nhiều nhà Ngữ pháp học, nhiều tác giá SGK và sinh viên quan tâm xem xét Tuy vậy,
tìm hiểu những kiểu câu theo mục đích nói gắn với ý nghĩa của việc dạy học những kiểu câu đó cho HS tiểu học chắc chắn là vấn để không trùng lặp với
bat kì một tác giả nào
3 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của khóa luận là: Tìm hiểu về những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu
đó cho học sinh lớp 4
4 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm củng cố vững chắc những kiến
thức về câu, để bản thân có thể hoàn thành những nhiệm vụ học tập Tiếng Việt ở trường Đại học trong hiện tại, đồng thời làm giàu cho mình hành trang kiến thức và phương pháp dạy học về câu, dé có thể làm tốt hơn nhiệm vụ của
một giáo viên tiêu học trong tương lai
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu các giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt, các sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học, sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở, các khóa luận
của sinh viên đi trước để viết lịch sử vấn đề, lựa chọn cơ sở lí luận cho khóa
luận và củng cố, nâng cao hiểu biết cho bản thân về câu trong tiếng Việt
Trang 135.2 Khảo sát nội dung chương trình dạy học về những kiểu câu phân chia theo mục đích nói trong SGK Tiếng Việt ở tiểu học, tìm hiểu ý nghĩa của
việc dạy học những kiểu câu này cho HS lớp 4 để bản thân có thể định hướng
lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp trong tương lai
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Bước đầu tập trung tìm hiểu những kiểu câu phân chia theo mục đích nói và ý nghĩa của việc dạy những kiêu câu đó cho HS lớp 4
6.2 Giới hạn phạm vì khảo sát
Do thời gian có hạn, nên khóa luận chúng tôi chỉ tập trung khảo sát trên
cứ liệu là mục “Luyện từ và câu” có liên quan đến nội dung dạy về những
kiểu câu theo mục đích nói trong các SGK Tiếng Việt 4 do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản, năm 2005
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp tong hop
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng đề tổng hợp những vấn
dé lí luận về câu nói chung, những kiểu câu phân chia theo mục đích nói nói riêng
Phương pháp này còn được vận dụng khi rút ra những nhận xét và kết
luận cần thiết
7.2 Phương pháp thống kê, khảo sát
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng đề thống kê những bài
dạy về câu phân chia theo mục đích nói và để khảo sát đánh giá những nội dung được trình bày trong bài học đó
7.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích tình hình nghiên cứu những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói của các nhà
Trang 14ngữ pháp học đồng thời phân tích các cứ liệu thống kê khảo sát để làm rõ ý nghĩa của việc dạy những kiểu câu đó cho HS lớp 4
7.4 Ngoài những phương pháp trên tôi còn sử dụng các phương pháp miêu tá, so sánh trong quá trình xử lí đề tài
Trang 15NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lí luận chung
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Câu trong Tiếng Việt
1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của câu
Có nhiều cách định nghĩa về câu Ở đây chúng tôi chọn một định nghĩa
được cho là có sức thuyết phục hơn cả Đó là định nghĩa của Diệp Quang Ban
trong Ngữ pháp tiếng Viét, tap hai, 1992: “Cau la don vị của nghiên cứu
ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đổi trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tướng, tình cảm Câu đông thời cũng là đơn
vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”
Để giúp người học có cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về câu trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2000), Diệp Quang Ban cho rằng: hiểu một cách chặt chẽ thì câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ Theo cách hiểu đó, việc nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trưng cấu trúc của nó Nhưng, do câu được dùng trong thực tiễn giao tiếp cho nên đối tượng xem xét ngữ pháp phải là câu — phát ngôn, để giản tiện chúng ta vẫn gọi ngắn gọn là câu Tác giả nhắn mạnh quá trình tìm hiểu câu phải chú ý đến những đặc trưng cơ bản sau của nó:
- Về phương diện hình thức, câu có cấu tạo ngữ pháp và có một ngữ
điệu kết thúc (khi nói) hoặc sử dụng một trong những dấu cuối câu đề kết thúc
(khi viết)
Trang 16- Về phương diện nghĩa, câu biểu thị một nội dung sự việc và phản ánh
thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật được trình bày trong đó hoặc đối với người nghe
- Về phương diện sử dụng (chức năng giao tiếp), câu được dùng đề thé
hiện hành động nói nhằm hình thành, biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm
Nó là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất trong giao tiếp
1.1.1.2 Các bình diện nghiên cứu câu
Ngày nay các nhà Ngữ pháp học đều thống nhất cho rằng câu cần được
nghiên cứu ở cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học
1.1.1.2.1 Nghiên cứu câu theo bình điện kết học
Kết học là ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa các phương tiện ngôn ngữ trong chuỗi lời nói theo
quan hệ tuyến tính (mối quan hệ của các phương tiện ngôn ngữ được trình bày
theo quan hệ trước — sau theo trình tự thời gian)
Trong phạm vi nghiên cứu câu, kết học tập trung tìm hiểu cấu trúc ngữ
pháp để xác định các thành phần chủ ngữ (viết tắt là CN hoặc C), vị ngữ (VN
hoặc V), trạng ngữ (TRN), khởi ngữ (KN), bổ ngữ (BN), định ngữ (ĐÐN), hô ngữ (HN),v.v và mối quan hệ ngữ pháp của các thành phần đó
Dựa vào những hiểu biết về kết học, chúng ta dễ dàng xác định đặc
điểm cấu tạo ngữ pháp của câu, thông qua các thành phần ngữ pháp tham gia
Trang 17'VD¿: Nóng quá!
Những tri thức về kết học còn là những căn cứ giúp chúng ta phân loại
câu theo cấu tạo ngữ pháp
Bốn ví dụ nêu trên đều thuộc kiểu câu đơn Trong đó, VD¡, VD; VD;
là những câu đơn mở rộng, còn VD¿ là câu đơn đặc biệt
Những câu trên có kiểu cấu tạo ngữ pháp khác hắn với các câu nêu ở 2
Ví dụ 5 là một câu ghép đẳng lập có ba về, mỗi về có một kết cấu C —
V nòng cốt Còn ví dụ 6 lại là một câu ghép chính phụ có về chính được đảo lên trước về phụ, về chính lại có cấu tạo của một câu ghép tăng tiến
1.1.1.2.2 Nghiên cứu câu theo bình diện nghĩa học
Nghĩa học là ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ với hiện thực (hiện tượng, sự
vật được biểu thị trong câu)
Theo Diệp Quang Ban (2000), ngày nay nghĩa học không chỉ bó hẹp nghiên cứu ý nghĩa của từ, mà nó mở rộng tìm hiểu ý nghĩa của câu và văn bản Khi xem xét ý nghĩa của câu, tác giả đã đưa ra sự phân biệt về nghĩa miêu tả với nghĩa tình thái Theo tác giả, nghĩa miêu tá là loại nghĩa nêu đối tượng và nội dung thông báo về đặc trưng của đối tượng trong câu Nghĩa tình
Trang 18thái là loại ý nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm của người nói với đối tượng
được nói đến trong câu hoặc với người nghe
VD;: Trời nắng rồi
Trong ví dụ trên, nghĩa miêu tả có tác dụng biểu thị nội dung thông báo
về hiện tượng “nắng” của trời Còn nghĩa tình thái cho ta biết niềm vui (sự hân hoan) của người nói khi thấy trời nắng
1.1.1.2.3 Nghiên cứu câu theo bình diện dụng học
Dụng học là ngành khoa học bộ phận của ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với người sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động
giao tiếp
Theo tác giả Diệp Quang Ban (2000), đối tượng nghiên cứu của dụng
học rất rộng và rất phức tạp Đó là những gì còn lại sau khi nghiên cứu cấu
trúc của ngôn ngữ và một phần nghĩa từ vựng của từ, nghĩa miêu tả của
câu,
Trong phạm vi nghiên cứu câu, dụng học thường chú ý đến việc thực hiện hành động nói gắn với mục đích của người sử dụng nhằm thực hiện chức năng giao tiếp trong một hoàn cảnh nói năng cụ thé
VDs: Con chua ngủ a?
Ở ví dụ trên, người mẹ đã dùng câu hỏi nhằm hoặc biểu thị sự quan tam
của mẹ với con, hoặc đề tế nhị nhắc nhở (đi ngủ đi, muộn rồi "
1.1.L3 Vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt
Các nhà Ngữ pháp học thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ ban dé phan loại câu trong tiếng Việt, đó là đặc điểm cấu tạo ngữ pháp câu và mục đích phát ngôn (mục đích nói)
Theo nhận xét của Diệp Quang Ban (2000), sự khác biệt giữa các nhà
Ngữ pháp học truyền thống và nhà Ngữ pháp học hiện đại là ở cách nhìn nhận
vệ vân đê câu nói chung và những căn cứ đê phân loại câu nói riêng Mặc dù
Trang 19cùng dựa vào hai tiêu chí phân loại câu nói trên nhưng các nhà Ngữ pháp học truyền thống chủ yếu xem xét mỗi kiểu câu đã được phân loại trong thế cô lập Khác với họ, những nhà Ngữ pháp học hiện đại nhìn nhận về câu trong
mối quan hệ gắn bó giữa kết học, nghĩa học và dụng học Họ rất chú ý đến mối quan hệ giữa mục đích sử dụng câu với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả của
câu trong việc thực hiện các chức năng giao tiếp Từ cách nhìn câu như vậy, một số tác giả đã bỗ sung những tiêu chí phân loại câu theo mục đích nói Tiêu biểu cho cách nhìn mới mẻ về việc phân loại câu theo tinh thần của Ngữ pháp học hiện đại là Diệp Quang Ban Trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2000), ông đã đưa ra hai tiêu chuẩn sau để xem xét những câu
được phân chia theo mục đích nói:
- Dựa vào mục đích sử dụng câu (nghĩa là dùng câu đề thực hiện hành động nói nào, nhằm đảm nhiệm chức năng nào 2)
- Dựa vào tiêu chuẩn hình thức (nghĩa là dựa vào các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng đề nhận diện câu)
Theo tác giả, hai tiêu chuan trên sẽ là căn cứ để chúng ta phân loại câu theo mục đích nói thành hai loại lớn: câu đích thực và câu không đích thực
- Câu đích thực là những câu mà hình thức cấu tạo của một kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đó phù hợp với mục đích nói vốn có của nó
Câu đích thực còn được gọi là những câu phân loại theo mục đích nói
dùng theo lối trực tiếp
- Câu không đích thực là trường hợp câu có hình thức của một kiểu câu này nhưng lại được dùng với một mục đích nói khác với mục đích nói vốn có
của nó Câu không đích thực còn được gọi là những câu phân loại theo mục đích nói được dùng theo lối gián tiếp
VD¿ạ: A — AI ở nhà với bà cậu hôm nay?
B—Me mình!
Trang 20Ở ví dụ 9, câu của A là câu hỏi đích thực, vì A dùng câu hỏi đề bộc lộ
điều mình chưa rõ với mong muốn được B nhanh chóng giải đáp
VDj¡¿: Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
(Tiếng hat con tau — Chế Lan Viên) Hai câu hỏi trong ví dụ 10 thuộc loại câu hỏi không đích thực, bởi vì ở
đây nhà thơ Chế Lan Viên chỉ mượn hình thức câu hỏi nhằm biểu thị hành động thúc giục bản thân nhanh chóng rũ bỏ cái tôi cá nhân, bé nhỏ, để hòa
nhập với cuộc sống lao động của nhân dân, đất nước
1.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.2.1 Khái niệm
Trong cuốn SGK Tiếng Việt I1 do Diệp Quang Ban (chủ biên), NXB
Giáo dục, 1999, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được định nghĩa như sau:
Đó là hoạt động trong đó con người sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
để trao đối với người khác một nội dung tư tưởng, tình cảm trong một hoàn cảnh nhất định, đê đạt mục đích nhất định
1.2.2 Các nhân tô trong hoạt động giao tiếp
Tác giả SGK Ngữ Văn 10, tập một, NXB Giáo dục, 2006 cho rằng, một
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự chỉ phối của năm nhân tố sau:
- Nhân vật giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp
Trang 211.2.2.1 Nhân vật giao tiếp
Đó là những người tham dự trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc với đồng
loại Tùy vào tính chất của giao tiếp (trực tiếp hay gián tiếp bằng văn bản) người ta chia nhân vật giao tiếp thành người nói (người nghe) và người viết (người đọc) Căn cứ vào nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp, người ta gọi người nói, người viết là người phát tin; người nghe, người đọc là người nhận tin
1.2.2.2 Nội dung giao tiếp
Đó là vấn đề mà các nhân vật trao đổi với nhau Nội dung giao tiếp có
thể là người, việc, vật, cảnh vật hoặc hiện tượng tự nhiên
1.2.2.3 Hoàn cảnh giao tiếp
Đó là hoàn cảnh về thời gian, không gian, là những điều kiện về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và điều kiện vật chất để cho một cuộc giao tiếp được thực hiện suôn sẻ
1.2.2.4 Mục đích giao tiếp
Đó là cái mà nhân vật giao tiếp (đặc biệt là người phát tin) mong muốn đạt được trong giao tiếp
1.2.2.5 Phương tiện và cách thức giao tiếp
Trong một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phương tiện giao tiếp là
các đơn vị ngôn ngữ (chữ viết, từ, cụm từ, câu, ) Đó là những đơn vị ngôn
ngữ được người phát tin sử dụng để tạo ra sản phẩm lời nói ở đạng nói hoặc dạng viết
1.2.3 Mối quan hệ và chức năng của các loại nhân tố giao tiếp
Trong năm nhân tố trên, bốn nhân tố đầu được gọi là các nhân tố ngoài ngôn ngữ Các nhân tố này có vai trò làm tiền đề chỉ phối việc lựa chọn phương tiện và cách thức sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Trang 22Nhân tố thứ năm, nhân tố ngôn ngữ có chức năng hiện thực hóa nội dung giao tiếp cho phù hợp với một hoàn cảnh giao tiếp theo một mục đích
giao tiếp của người nói (người viết)
1.3 Cơ sở tâm lí học
1.3.1 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
Nhận xét về đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, N.X.Leytex đã viết:
“Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc
điểm đặc trưng của lứa tuổi này — sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có
uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt
là thái độ vui chơi và ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp
xúc” (Dẫn theo Bùi Văn Huệ, Tâm lí học tiểu học, NXB Giáo dục, tr 102)
1.3.1.1 Năng lực tư duy của học sinh tiểu học
a Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học
Tư duy được hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về hiện thực khách quan
Quá trình tư duy của con người trải qua hai giai đoạn: tư duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động) và tư duy trừu tượng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp
Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm lứa tuổi, các em chủ yếu tư duy
cảm tính bằng tri giác ở những lớp đầu cấp, rồi dần dần tư duy trừu tượng
(bằng khái niệm và bằng phán đoán) ở những lớp cuối cấp
b Kha năng tri giác của học sinh tiểu hoc
Theo tác giá Bùi Văn Huệ, phần lớn tri giác của HS tiểu học còn mang
tính chất chung, ít đi vào chỉ tiết Khi tri giác, HS thường “thâu tóm” đối
Trang 23tượng về cái toàn thể Quá trình tri giác như vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết
chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của nó
Ở các lớp cuối tiểu học (lớp 4, lớp 5), học sinh đã biết tìm ra những đặc
điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng
biểu tượng, khái niệm
1.3.1.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học
Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con người
Với HS tiểu học, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình
tư đuy của các em Nhờ tư duy phát triển, HS tiểu học nâng cao hiểu biết của
mình về các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm
yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên Các em dễ xúc động và yêu
thích những cái đẹp, cái ngộ nghĩnh
1.4 Cơ sở của phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 1.4.1 Mục tiêu của việc dạy học Ti iéng Viét cho hoc sinh tiéu hoc
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, tác giả Lê Phương
Nga đã nêu mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt cho HS tiểu học như sau:
- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt
- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Trang 241.4.2 Những nguyên tắc dạy học Ti iéng Viét cho hoc sinh tiéu hoc
1.4.2.1 Nguyên tắc phát triển lời nói
a Theo nguyên tắc này, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải
lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
b Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa
chúng vào các đơn vị lớn hơn Ví dụ, khi dạy về câu, chúng ta cần giúp HS
xác định chức năng của nó trong hoàn cảnh sử dụng cụ thé
c Việc thực hiện nguyên tắc phát triển lời nói cho HS phải gắn với phương pháp dạy Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
1.4.2.2 Nguyên tắc phát triển tư duy
Nguyên tắc này yêu cầu người dạy:
a Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy cho HS trong giờ dạy tiếng
b Phải làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ
c Phải tạo điều kiện cho HS nắm được nội dung vấn đề cần nói, viết va giúp các em biết thể hiện nội dung này một cách mạch lạc bằng các phương
tiện ngôn ngữ
1.4.2.3 Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm lí và trình độ phát triển
tiếng mẹ đẻ của học sinh
Nguyên tắc này yêu cầu:
a Việc dạy tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS
b Việc dạy tiếng phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng
mẹ đẻ vốn có của HS Trên cơ sở đó giúp HS phát huy tính tích cực trong việc
làm giàu vốn tiếng Việt và khắc phục những lỗi khi vận dụng tiếng Việt vào
giao tiếp
Trang 25Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ
đẻ và tư cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau
1.5 Tiểu kết
Ở chương I, chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết thuộc Đại cương
ngôn ngữ, Ngữ pháp tiếng Việt và Tâm lí học làm cơ sở lí luận cho khóa luận Những lí luận có tính chất liên ngành đó chắc chắn sẽ là những cơ sở tin cậy
giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình
Trang 26Chương 2 Những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói trong tiếng Việt
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà Ngữ pháp tiếng Việt,
ở chương này chúng tôi trình bày kết qua tim hiểu về kiểu câu phân chia theo mục đích nói Trong từng kiểu câu chúng tôi sẽ trình bày các nội dung co ban
sau: khái niệm, đặc điểm cấu tạo, mục đích sử dụng câu theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp
2.1 Câu kế
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Về việc sử dụng thuật ngữ
Đây là kiểu câu được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau
Các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980), Hoàng Văn Thung - Lê A
(1994) và tác giả SGK Tiếng Việt 4 đùng thuật ngữ câu kể
Diệp Quang Ban sử dụng thuật ngữ câu tường thuật (1992) và câu trình
bay (2000)
Tác giả SGK Ngữ Văn 8 lại sử dụng thuật ngữ câu tran thuật
Đề thống nhất với nội dung dạy học về câu cho HS tiểu học chúng tôi
sử dụng thuật ngữ câu kê
2.1.1.2 Khái niệm
Theo Hoàng Văn Thung - Lê A: “Câu tường thuật (hay câu kế) dùng
để tả hay kể lại một sự việc, hoặc nêu một nhận định về sự vật, hiện tượng” (Ngữ pháp tiếng Việt, 1984, tr 90)
Diệp Quang Ban (2000) cho rằng: “Câu trình bày là câu có chức năng
trình bày, tức là được dùng đề kể, xác nhận, mô tả một vật, hiện tượng, sự
việc với các đặc trưng và quan hệ của chúng” (Ngữ pháp tiếng Việt, tr 212)