LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
rất nhiều thầy cô giáo và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thực sĩ Phan Thị Thạch — GVC khoa Ngữ Văn
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy
cô phản biện khóa luận, đặc biệt tôi xin trân trọng gửi tới cô giáo - Thạc sĩ
Phan Thị Thạch lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012 Tác giả
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả và số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố đưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm vệ sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012 Tác giả
Trang 3DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT CN (C) : Chủ ngữ DT : Danh tir DT : Động từ HN : Hô ngữ KN : Khởi ngữ LN : Liên ngữ Nxb : Nhà xuất bản
SGK : Sach giáo khoa
THCS : Trung hoc cơ sở
TRN : Trạng ngữ
VD : Vi du
Trang 4MỤC LỤC
1 Lí do chọn để tài -sc-cc2vvrrttrrrtrrrrrerrrrree 7
II Lịch sử vấn đề -c- k1 S1 E111 1111111111111 11 111111 te 8 II Đối tượng nghiên cứu 2-22 2+5<+ESE 23221221 EE223221 2212 11 TV Muc dich nghién Ctu cceceeceeceesessceeseeseceeeeeeesecaeeeeceaeeeeeeeeeeaees 11
V Nhiệm vụ nghiên CỨU .- - 5 5< +11 91 E151 9E sec 12
MINdi 0261200 017 12 VII Phương pháp nghiên CỨU - 2 6 S6 S241 E ve sieesee 12 NỘI DUNG, 5 55-5 5< 4 ch hư ghe reeiree 14
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG -5° 25c cc<ccsccsscse 14
1.1 Co s6 ngOn ngtt HOC 14 1.1.1 Câu trong tiếng Việt .2©5- S222 SE22122121111221211 21126 14 1.1.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ -2 -¿©csccs+cse2 24 In na 25 Ieu dì an 26 In oan 26 1.2.2 CỐt truyỆn + 22s E12E215211211222215212211121111111 2116 27 1.2.3 Grong 27 oi o 27 Ineu vn 27
CHUONG 2 KET QUA THONG KE PHAN LOAI NHUNG CÁCH
DUNG CAU TRONG VAN BAN VAN XUOI NGHE THUAT THUOC
Trang 52.2 Miêu tả kết quả thống kê phân loại những cách dùng câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học 29 2.2.1 T¡ lệ sử đụng những kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ 00 — 29
P0h ch on 29
PA Ni oe eee 31
2.2.2 Ti lệ sử dụng những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói trong văn bản văn xuôi nghệ thuật - 5 + +22 *++E S2 + +sxeexeeeezrrsee 33
2.2.2.1 Câu kỂ - 2L H 2 2 kêu 33
"5t on hố 33
P0 an ố 34
2.2.2.4 Câu cầu khiến ccccc tri 34
2.2.3 Tỉ lệ sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản văn xuôi 0305001001010 35 P0) nh 35 2.2.3.2 Đảo cú pháp - - ch TH HT ng Hàng cưy 35 2.2.3.3 Tim Lang nh 36 2.2.3.4 Chêm xen . Ác LH TH HH HH HH HH HH HH He 36 2.2.3.5 LIỆI kê c SH TH HH HH nh nh nh nh nh nh 36
2.3 Nhận xét khái quát về kết quả thống kê 2 se 55+: 37 CHUONG 3 HIEU QUA CUA NHUNG CACH DUNG CAU TRONG CAC VAN BAN VAN XUOI NGHE THUAT THUOC SGK TIENG
Mix — 39
3.1 Những cách dùng câu góp phần làm nên giá trị nhận thức trong văn
b0 8.41108015500011 10 39
3.2 Những cách dùng câu trong văn bán văn xuôi nghệ thuật đối với
Trang 63.3 Những cách dùng câu đối với việc làm nên giá trị thâm mĩ trong
Trang 7MO DAU I Li do chon dé tai
Tiéu hoc 1a bac hoc nén tang trong hé théng giao duc quéc dân Ở bậc học này, các em học sinh được tiếp cận với nhiều môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội Trong các môn học đó, môn Tiếng Việt có một vai trò
đặc biệt quan trọng Thông qua các bài học Tiếng Việt, đặc biệt thông qua các
văn bản nghệ thuật, trong đó có các văn bản văn xuôi nghệ thuật, chúng ta
cung cấp cho học sinh những tri thức về tiếng, từ, câu Từ đó giúp các em có thể phát triển vốn ngôn ngữ, nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy Nhận thức được sự cần thiết của việc nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong văn
bản văn xuôi nghệ thuật đối với việc bồi dưỡng nhận thức, bồi đưỡng tâm hồn và giáo dục thâm mỹ cho học sinh tiểu học, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “ Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình Tiếng Việt ở tiểu học”
Đây là một đề tài không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà nó còn có ý
nghĩa thực tiễn cao Bởi lẽ, thực hiện đề tài này, chúng tôi có điều kiện hệ
thống hoá những kiến thức cơ bản về câu trong Tiếng Việt Nhờ vậy, những
kiến thức ngữ pháp về câu của bản thân được củng cố vững chắc hơn Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi phải tiến hành khảo sát
chương trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học, thâm nhập sâu sát hơn với những tác phẩm văn xuôi Điều đó không chỉ giúp chúng tôi nắm chắc chương trình SGK, làm giàu nguồn ngữ liệu về câu mà còn giúp chúng tôi có năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương và trang bị cho chúng tôi phương pháp thích hợp để
bồi dưỡng cho học sinh tiểu học có được những năng lực đó Những việc làm
Trang 8Như vậy, nhận thức về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài là những lí do khiến chúng tôi quyết định “ Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình
Tiếng Việt ở tiểu học” II Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về câu trong tiếng Việt là đề tài lớn, được nhiều người quan tâm, tìm hiểu Chúng ta có thể hệ thống hoá kết quá nghiên cứu về câu tiếng Việt trong các tài liệu sau:
1 Các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt
Trong khuôn khổ khố luận, chúng tơi xin kể ra một số tài liệu của
những tác giả có tên tuôi sau:
- Sơ thảo Ngữ pháp Việt Nam, Lê Văn Lý, Bộ giáo dục, Trung tâm học
liệu (Sài Gòn) xuất bản, 1968
- Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng, Bùi Đức Tịnh, tái bản lần 1, Nxb Văn hố Thơng tin, 1992
- Ngữ pháp tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1980
- Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Diệp Quang Ban, Nxb Giáo dục, 1992 - Ngữ pháp tiếng Việt, Hoàng Thung - Lê A, Trường Đại học sư phạm Ha Noi 1, 1994
- Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân, Nxb
Giáo dục, 2000
- Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban, Nxb Giáo dục, 2008
Trang 9Chẳng hạn, Lê Văn Lý và Bùi Đức Tịnh, trong các giáo trình ngữ pháp xuất bản ở Sài Gòn trước giải phóng đã sử dụng các thuật ngữ như: Câu tự
luận, câu phức tạp, câu khuyến lệnh, câu một mệnh đề, câu nhiều mệnh
đề Sau này, trong các tài liệu hoặc giáo trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, các nhà khoa học đã thống nhất gọi câu tự luận là câu kể (hoặc câu
tường thuật, câu trình bày), câu khuyến lệnh được gọi là câu cầu khiến
Tương tự, thuật ngữ câu một mệnh đề được thống nhất thay là câu đơn và câu nhiều mệnh đề được thay bằng thuật ngữ câu ghép
Nội dung nghiên cứu về câu trong các giáo trình ngữ pháp ngày càng phong phú hơn Chẳng hạn, các tác giả Lê Văn Lý, Bùi Đức Tịnh chỉ nêu lên cách hiểu sơ lược về từng kiểu câu Và những cách hiểu đó ít nhiều chịu ảnh
hưởng cách nhìn nhận về câu của phương Tây Hạn chế này đã đựợc các nhà ngữ pháp như Diệp Quang Ban, Hoàng Thung - Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Minh Thuyết khắc phục trong những công trình nghiên cứu của mình Ngay giữa những công trình nghiên cứu của một nhà ngữ pháp ở những thời điểm khác nhau, vấn đề nghiên cứu câu cũng ngày được mở rộng hơn Ví dụ: trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (1992), Diệp Quang Ban đã trình bày:
khái niệm về câu, các tiêu chí phân loại câu, khái niệm từng kiểu câu được
phân chia dựa vào đặc điểm cấu tạo ngữ pháp hay mục đích nói Ở giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2000), tác giả đã đề xuất việc xem xét câu theo mục đích nói phải căn cứ vào hai tiêu chuẩn:
- Mục đích sử dụng câu
- Đặc điểm hình thức (các phương tiện từ ngữ và ngữ pháp được đùng để cấu tạo câu)
Trang 10đưa ra sự phân biệt những kiểu câu theo mục đích nói được sử dụng theo lối trực tiếp với những kiểu câu được sử dụng theo lối gián tiếp
Các giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt nêu trên, đặc biệt các công trình nghiên cứu về câu của Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban đã cung cấp cho những người học tập, nghiên cứu về câu một số hiểu biết quý báu như:
khái niệm về câu, những tiêu chí phân loại câu, đặc điểm của từng kiểu câu theo các tiêu chí phân loại và các bình diện nghiên cứu câu
2 Các SGK Tiếng Việt ở tiểu học, SGK Ngữ Văn THCS
Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học từ năm 2000 đến nay, kiến thức về câu được đưa vào từ lớp 2 đến lớp 5 qua phân môn Luyện từ và câu Để thực hiện mục tiêu là chú trọng rèn kĩ năng thực hành sử dụng tiếng Việt, nên ngay từ lớp 2, học sinh không học lý thuyết về câu mà thông qua các bài
tập thực hành đề nhận ra đặc điểm cấu trúc và cách thức đặt câu Đến lớp 4, 5 học sinh mới học những bài lý thuyết về câu, trong đó có khái niệm về các
thành phần của câu, các kiểu câu xét theo cấu tạo, các kiểu câu xét theo mục
đích nói
Có thể thấy trong SGK Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5, nội dung dạy học về câu chủ yêu theo hướng thực hành từ dễ đến khó; từ bài tập nhận diện theo
mẫu đến vận dụng sáng tạo đề tạo lập câu vận dụng hiểu biết giản yếu về câu,
hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản, đoạn văn bản
Đối với bậc THCS, nội dung dạy câu đã được đề cập đến trong SGK
Ngữ Văn Kiến thức về câu được đưa vào dạy ở bậc học này có sự mở rộng
trên cơ sở kế thừa kiến thức học sinh đã biết ở tiểu học Các bài học ly thuyét và thực hành có sự gắn bó chặt chẽ Học sinh đựơc tìm hiểu sâu hơn về khái niệm câu, các loại câu, các thành phần câu Các bài tập thực hành giúp các em
Trang 11lập đoạn văn bản có sử dụng các kiểu câu theo chủ đề sát hơn với hoàn cảnh
giao tiếp
3 Các khoá luận của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Ngữ Văn
Khảo sát những khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học và khoa Ngữ Văn, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu câu cũng đã được một số sinh viên quan tâm tìm hiểu, chang han:
- Chức năng của câu hỏi trong một số văn bản văn xuôi nghệ thuật, Phạm Thị Thu Vân, K27B Ngữ Văn
- Câu phân theo mục đích nói và cách sử dụng, Đào Thị Hưởng, K29 Ngữ Văn
- Các hình thức thể hiện ý nghĩa cầu khiến trong sách giáo Tiếng Việt tiểu học, Nguyễn Thị Phương, K30 Giáo dục Tiểu học
Điểm lại tình hình nghiên cứu về câu trong ba nguồn tài liệu kể trên, có thể thấy rõ: việc nghiên cứu vấn đề này không mới vì đã có rất nhiều người khai thác Tuy vậy, đề tài “ Từm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bán văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình Tiếng Việt ở tiểu hoc” cia ching toi khong han là cũ vì nó chưa trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nảo
II Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
IV Mục đích nghiên cứu
Khoá luận của chúng tôi nhằm các mục đích sau:
- Củng cố kiến thức những hiểu biết về câu cho bản thân, đồng thời trang bị cho mình cách cảm thụ hiệu quả nghệ thuật dùng câu trong văn bản
Trang 12- Tìm ra cách thức phù hợp để bồi dưỡng năng lực nhận thức về hiệu
quả dùng câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật cho học sinh tiểu học khi tác
giả khoá luận trở thành một giáo viên tiểu học
V Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Hệ thống nhứng lý thuyết về câu trong các giáo trình Ngữ pháp tiếng
Việt của những nhà Việt ngữ học có tên tuổi để tìm hiểu lịch sử vấn để và để
xác định cơ sở lí luận cho đề tài
2 Thống kê khảo sát các kiểu câu trong các văn bản văn xuôi nghệ
thuật thuộc phạm vi nghiên cứu
3 Sử dụng phương pháp nghiên cứu để xác định hiệu quá của các kiểu
câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình Tiếng Việt ở tiểu
học
VI Phạm vi nghiên cứu
1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Do thời hạn và khuôn khổ khoá luận, nên chúng tôi tập trung tìm hiểu: hiệu quả của các kiểu câu, các biện pháp tu từ cú pháp đối với việc thực hiện
chức năng thông báo thẩm mỹ, chức năng biểu cảm, chức năng giáo
dục trong văn bản văn xuôi nghệ thuật 2 Giới hạn đối tượng khảo sát
- Khảo sát 58 văn bản (đoạn văn bản) thuộc kiểu bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4 ở tiểu học
VII Phương pháp nghiên cứu
1 Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được dùng để thống kê, phân loại các kiểu câu đã
được các nhà văn sử dụng trong văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc phạm vi
Trang 13Chúng tôi sử dụng phương pháp này đề phân tích ngữ liệu nhằm chỉ ra hiệu quả của các câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật
3 Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng đề tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về câu nhằm thu nhận những lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận
cho dé tai
Phương pháp này còn được chúng tôi vận dụng đề tổng hợp hoá kết qua nghiên cứu trong những nhận xét hoặc kết luận
4 Ngoài những phương pháp đã kế trên, chúng tôi còn sử dụng các
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Câu trong tiếng Việt
1.1.1.1 Khái niêm về câu
Trong các đơn vị ngôn ngữ, câu là đơn vị được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau Chúng tôi xin chọn định nghĩa của Diệp Quang Ban:
Diệp Quang Ban định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thê kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp
hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn
vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” (Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng
Việt, tập 2, Nxb Giáo dục)
Chúng tôi cho rằng định nghĩa trên của Diệp Quang Ban hội tụ những
đặc điểm cơ bản sau về câu:
Về hình thức: Câu cô câu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài có tinh
chất tự lập và có một ngữ điệu kết thúc
Về nội dung: Câu có nội dung là một tư tưởng tương đối trọn vẹn và có kèm theo thái độ của người nói hay nội dung là thái độ, tình cảm của người noi
Về chức năng: Câu có chức năng truyền đạt tư tưởng, tỉnh cảm Nó là đơn vị thông báo nhỏ nhất
Trang 151.1.1.2 Sự phân loại câu trong tiếng Việt
Có rất nhiều cách phân loại câu Hiện nay, người ta thường chọn hai tiêu chí phân loại câu Đó là: đặc điểm cấu tạo câu và mục đích nói (còn gọi là
mục đích phát ngôn) Dựa vào từng tiêu chí đã xác định, có thể phân loại
thành những kiểu câu cụ thê
a Các kiểu câu được phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp
Dựa vào tiêu chí này, các nhà Việt ngữ học đã phân chia câu tiếng Việt
thành câu đơn và câu ghép Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, người ta lại phân chia từng kiểu câu thành những tiểu loại nhất định
> Câu đơn trong tiếng Việt
Dựa vào đặc điểm cấu tạo câu, các nhà khoa học phân chia câu đơn thành câu đơn bình thường, câu đơn mở rộng, câu đơn rút gọn và câu đơn đặc biệt
s* Câu đơn bình thường (còn được gọi là câu đơn hai thành phần) Đó là kiểu câu được cấu tạo bằng hai thành phần chính: Chủ ngữ (viết tắt là CN hoặc C) và vị ngữ (viết tắt là VN hoặc V) Hai thành phần này làm thành một kết cầu C - V nòng cốt duy nhất trong câu
Câu đơn bình thường có hai kiểu cấu trúc:
C-V hoặc ClàV
Câu đơn bình thường có cấu trúc C — V khi CN do danh từ, đại từ đảm
nhiệm, còn VN do động từ, tính từ đảm nhiệm
Kiểu câu đơn bình thường có cấu trúc C là V khi CN đo động từ, tinh
từ đảm nhiệm, còn VN do danh từ đảm nhiệm Trong tiếng Việt cũng có
trường hợp câu đơn hai thành phần có cấu trúc C là V khi CN và VN đều do
danh từ hoặc động từ đảm nhiệm
VDI : Đền Thượng nằm chót vớt trên đỉnh núi Nghĩa Linh (Doan Minh Tuan)
C Vv
Trang 16VD2: Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi chúng ta (Hồ Chí Minh) C@T) là Vv VD3 : Mùa xuân của Hạ Long là mùa suong va ca muc (Thi Sanh) C (DT) la V (DT) s* Câu đơn mở rộng
Theo các nhà ngữ pháp học, thuật ngữ này sử dụng để chỉ các câu đơn hai thành phan có bé sung thành phần phụ Trong tiếng Việt khi nói đến thành phần phụ, người ta thường nghĩ đến trạng ngữ (viết tắt là TRN) và khởi ngữ (viết tắt là KN)
TRN là một trong các thành phần phụ của câu, nó có chức năng bổ sung ý nghĩa về: thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích hoặc ý nghĩa về phương tiện, cách thức cho nòng cốt câu Về mặt lí thuyết, TRN là thành phần có thê đặt linh hoạt trong câu (ở đầu câu, giữa hai thành phần chính hoặc
ở cuối câu) Trong thực tế, việc lựa chọn vị trí của TRN hoàn toàn tùy thuộc
vào chủ ý của người nói trong những hoàn cảnh giao tiếp cu thé
VD4: Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh TRN thời gian C Vv cây dừa, tranh tô nữ của làng Hồ (Nguyễn Tuân) VDS: Vì đường xa, chung tôi chỉ ở nhà được có ba ngày TRN nguyên nhân C Vv
(Nguyén Quang Sang)
VD6 : Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yêu lòng biết ơn Bác Hồ
TRN không gian C
Trang 17VD7: Dé lam ra buồng, ra nai, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuống một phía
TRN mục đích Cc Vv
(Pham Dinh An)
Cũng là thành phần phụ của câu, nhưng KN lại có chức năng nêu chủ đề cho câu KN thường đứng ở đầu câu Trong văn viết, thành phần này được ngăn cách với thành phần nòng cốt bằng dấu phảy
VD8: Nhà, bà ấy có dãy ở khắp các phố (Nguyễn Công Hoan) VD9: Cứ dạy; một thằng cũng dạy (Nam Cao)
s* Cau đơn rút gọn
Trong giao tiếp, người Việt có thé rút gọn CN hoặc VN, hoặc cả hai
thành phần chính của câu, nhưng người nghe vẫn tiếp nhận được một nội dung thông báo trọn vẹn và có thể khôi phục được những thành phần đó Những câu đơn như thế gọi là câu đơn rút gọn
VD10: - Ở nhà trông em nhá! (Kim Lân)
Câu nói trên là của nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân Ở đây, ông Hai đã rút gọn CN “con” Trong hoàn cảnh giao tiếp với ông, con
gái ông hiểu đầy đủ lời đặn của cha
VDII: - Mai anh có di Hà Nội không? - Không
Ở ví dụ I1, lời đáp là một câu rút gọn cả hai thành phần chính Tuy vậy, trong giao tiếp người nghe vẫn thỏa mãn vì nội dung hỏi đã được giải đáp cụ thé
% Câu đơn đặc biệt
Đây là kiểu câu đơn chỉ được cấu tạo bằng một từ, hoặc cụm từ, không phân định được đâu là CN, VN; nhưng nó vẫn thông báo một nội dung trọn vẹn trong một tình huống cụ thể
Trang 18'VDI13: Gió! Mưa! Nao nung! > Câu ghép trong tiếng Việt
Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai kết cấu C — V nòng cốt trở
lên, mỗi kết cấu C — V nòng cốt làm thành một về câu, các về có quan hệ
đăng lập hoặc chính phụ
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các về trong câu, người ta chia câu ghép thành câu ghép đắng lập và câu ghép chính phụ
% Câu ghép đẳng lập
Đây là kiểu câu được cấu tạo từ hai kết cầu C - V nòng cốt trở lên Mỗi kết cầu C — V nòng cốt làm thành một về câu Các về có quan hệ bình đẳng với nhau Giữa các về có thê được nối với nhau bằng các quan hệ từ đẳng lập (và„,mà còn, hay, hoặc ) hoặc bằng đấu phảy, dấu chấm phảy trong câu văn viết)
VD14: Bố em là bác sĩ, còn mẹ em là giáo viên
s* Cau ghép chính phụ
- Là kiểu câu được cấu tạo từ hai kết cấu C — V nòng cốt trở lên, mỗi
kết cấu C — V nòng cốt làm thành một về câu Các về có quan hệ chính — phụ Các về của câu ghép chính phụ có thể được nối với nhau bằng các cặp quan
hệ từ (các kết từ)
VDI5: Nếu cụ chỉ cho một đồng thì chúng con biết chạy vào đâu
b Các kiểu câu được phân chia theo mục đích nói
Dựa vào chức năng của câu gắn với mục đích nói (mục đích phát
ngôn), các nhà ngữ pháp đã phân chia câu tiếng Việt thành: câu kế, câu hỏi,
câu cầu khiến, câu cảm thán Ở từng kiểu câu trên, đựa vào mục đích dùng
Trang 19> Câu kế (còn được gọi là câu tường thuật, câu trần thuật, câu trình bày)
“+ Định nghĩa
Diệp Quang Ban (2000) cho rằng: đây là kiểu câu “có chức năng trình
bày, tức là xác nhận, mô tả một vật, hiện tượng, sự việc với các đặc trưng và
quan hệ của chúng” (Ngữ pháp tiếng Việt, trang 212)
s* Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng để tạo câu
Các nhà ngữ pháp đều cho rằng câu kể là câu không có các từ ngữ chuyên dụng thực hiện hành động nói như ở câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến Theo Nguyễn Văn Tu (1968), khi nói, câu kể có ngữ điệu kể (thường hạ giọng ở cuối câu), khi viết được kết thúc bằng dấu chấm
Diệp Quang Ban (2000) thì cho rằng: ngoài các thực từ và hư từ, trong câu trình bày, người ta có thể dùng các trợ từ tình thái để làm rõ quan hệ nào đó giữa người nói với người nghe, hoặc với nội dung được nói tới
VDI6: Con di a
Từ ạ trong ví dụ trên được người nói sử dụng để làm rõ quan hệ tôn
trọng, nhằm biểu thị sự lễ phép của con với cha mẹ
s%% Sự phân loại câu kế
Từ quan niệm của Diệp Quang Ban (2000), có thé phan chia cau ké thành câu kế đích thực và câu kế không dich thực
Dựa vào định nghĩa của Diệp Quang Ban (2000) về câu đích thực, chúng ta có thể hiểu câu kế đích thực như sau: Đó là những câu kể mang hình thức kế phù hợp với chức năng nguyên cấp của nó, tức là nó được dùng để kể,
dé ta, dé trình bay vé mot su vat, su viéc, hién tượng với những đặc trưng và quan hệ của nó trong hiện thực
VDI7: Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa)
Câu kế không đích thực là những câu có hình thức của câu kế nhưng
Trang 20VDI8: Hôm nay, trời nắng cháy rát cả mặt
Câu trên sẽ là một câu kế không đích thực khi người nói muốn mượn
hình thức câu kể để ngầm sai khiến người nghe: “/##ấy cho tôi uống bia” hoặc “Hãy dành chiếc quạt máy duy nhất của nhà cho tôi ”
> Câu hỏi (còn được gọi là câu nghỉ vấn) “+ = Dinh nghia
Câu hỏi là câu trong đó người nói có sử dụng hành động hỏi để thê hiện một mục đích giao tiếp nào đó (để bày tỏ điều mình chưa biết, chưa rõ, hoặc nhằm một mục đích tu từ)
s* Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu
Khác với câu kể, trong câu hỏi, người nói thường sử dụng các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng như: từ nghỉ vấn, ngữ điệu nghi vấn (khi nói) và
dấu chấm hỏi đề kết thúc câu (khi viết)
Các từ nghi vấn trong câu hỏi rất đa dạng Có thê là các đại từ nghỉ vấn
như: ai, gì, nào, sao, thế nào, đâu, bao giờ, bao lâu, bao nhiêu
Trong câu hỏi, có khi người nói sử dụng các phụ từ ở cuối câu như: chưa, không, chăng Cũng có khi người ta dùng các khuôn hình cú pháp kết
hợp động từ với phụ từ, chang han:
Có không? Có phải không?
Đã chưa?
Để làm rõ sắc thái biểu cảm trong câu hỏi, ở một số trường hợp, người Việt có thể sử dụng trợ từ tỉnh thái ở cuối câu Đó là các trợ từ: ø, à, hd, hiv
` Phân loại câu hỏi
Trang 21Câu hỏi đích thực là những câu có hình thức câu hỏi phù hợp với chức năng nguyên cấp của câu, tức là người nói đùng để biểu thị điều chưa biết, chưa rõ với mong muốn được người nghe trả lời trực tiếp
VDI19: - Cậu nói chuyện với ai trong đó thế? - Cái Lan
Khác với câu hỏi đích thực, câu hỏi tu từ là những câu, ở đó người nói chỉ mượn hình thức câu hỏi để nhằm mục đích khẳng định, phủ định, ngợi ca,
than thở, sai khiến
VD20: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuôi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay lửa chớp đêm đông?
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Trong ví dụ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng một loạt các câu hỏi tu từ
để ngợi ca chị Trần Thị Lý - một người con gái bình thường nhưng lại có những phẩm chất phi thường Những câu hỏi tu từ đó được nhà thơ sử dụng
để bộc lộ sự ngưỡng mộ và thán phục của mình đối với người con gái miền
Nam anh hùng
> Cau cam than “+ Định nghĩa
Câu cảm thán được hiểu là loại câu dùng để bày tỏ thái độ, cảm xúc,
tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tính thần khác thường
của người nói đối với người nghe, đối với sự vật mà câu nói đó đề cập hoặc
ám chỉ
Trang 22Trong câu cảm thán, người nói thường sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ chuyên dụng như: ngữ điệu (khi nói), trợ từ tình thái và dấu chấm than dé kết thúc câu (khi viết)
Các trợ từ tình thái trong câu cảm thán cũng rất đa dạng Có thể là các
thán từ như: Ôi, chao 6i, 6 hay, eo Gi ;cac tiểu từ thay, nhỉ, nhé, phô từ nhu: that, lắm, quá, xiết bao, biết mấy,
Trong câu cảm thán có khi người ta sử dụng lối kết hợp thán từ và thực từ làm thành khuôn hình “X ơi là X†” hoặc sử dụng khuôn hình không chưa
thán từ: sao mà, thế
VD2I: Vui ơi là vui!
VD22: Sao ma cai đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế Khi đọc, ngữ điệu câu cảm thán thường nhấn mạnh, kéo dài cuối câu ˆ Phân loại câu cảm thán
Cũng giống như câu kể và câu hỏi, câu cảm thán cũng được chia làm
hai loại là câu cảm thán đích thực và câu cảm thán không đích thực
Câu cảm thán đích thực là những câu cảm thán mang hình thức cảm thán phù hợp với chức năng nguyên cấp của nó là dùng dé thể hiện cảm xúc,
thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với người nghe, đối với sự vật, SỰ VIỆC
VD23: Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
Câu cảm thán không đích thực là những câu có hình thức của câu cảm thán nhưng mục đích lại nhằm để cầu khiến (yêu cầu, đề nghị )
VD24: Lớp ồn quá!
Câu trên sẽ là một câu cảm thán không đích thực khi người nói muốn
Trang 23Từ định nghĩa của các nhà ngữ pháp học, chúng ta có thể hiểu câu cầu
khiến là loại câu được dùng đề nêu ý muốn mệnh lệnh của người truyền đạt,
mục đích của câu cầu khiến là hướng tới người nghe để người nghe phải thực
hiện điều được nêu ra trong câu
s* Các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong câu
Câu cầu khiến được biểu thị bằng ngữ điệu, phụ từ tạo ý mệnh lệnh
Khi viết, cuối câu câu khiến thường đặt dấu chấm than
Các phụ từ tạo ý mệnh lệnh như: hấy, đừng, chớ; hoặc các trợ từ tình
thái mang ý nghĩa sai khiến như: đi, ngay, đi ngay
Ngữ điệu câu cầu khiến có nhiều thang độ và mang những ý nghĩa tỉnh
tế khác nhau Khi nói lên giọng ở cuối câu và kéo đài từ mang nội dung chính Có khi câu cầu khiến còn được cấu tạo bằng gắn một ngữ điệu bằng một thực từ
VD24: Im!
Ngoài ra để cho lời ra lệnh có sắc thái địu dàng, bớt gay gắt hoặc tăng tính chất quyết liệt, có thê thêm chủ ngữ thích hợp vào trước phần nội dung lệnh, hoặc thêm hô ngữ thích hợp vào trước hay sau phần ấy
VD25: Bác đừng nói thế !
CN
ˆ Phân loại câu cầu khiến
Từ quan niệm của Diệp Quang Ban, có thể phân chia câu cầu khiến ra thành hai loại: câu cầu khiến đích thực và câu cầu khiến không đích thực
Câu cầu khiến đích thực là những câu có hình thức phù hợp với mục đích sử dụng của nó, tức là dùng để nêu mệnh lệnh và yêu cầu người nghe
thực hiện
Trang 24Câu cầu khiến không đích thực là kiểu câu có hình thức của câu cầu
khiến nhưng lại được dùng với mục đích dé bộc lộ tình cảm, sự giận dỗi, sự thách thức, phản đối
VD27: Anh thử động vào những đồ vật của tôi xem !
Câu trên sẽ là câu cầu khiến không đích thực khi người nói nhằm khẳng định thực hiện một hành động trừng trị sau lời thách thức
1.1.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.1.2.1 Khái niệm
Các tác giá SGK Ngữ Văn 10 trong bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” đã giúp chúng ta nhận ra rằng: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện mục đích giao tiếp trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa các nhân tô trong hoạt động giao tiến
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tổng hòa giữa các nhân tố ngồi ngơn ngữ (nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp) và các nhân tố ngôn ngữ (các phương tiện âm thanh, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, câu và cách thức sử dụng các phương tiện đó) Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân tố ngoài ngôn ngữ đóng vai trò làm tiền dé chi phối việc lựa chọn ngôn ngữ Ngược lại, các nhân tố ngôn ngữ và cách thức sử dụng chúng có tác đụng hiện thực hóa các nhân tố ngôn ngữ
Những hiểu biết về lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta có những căn cứ khoa học để lý giải vì sao các tác giả văn xuôi nghệ
Trang 251.1.3 Văn bản
1.1.3.1 Khải niêm
Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói
hoặc lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài có loại như một
truyện kể, một bài thơ, một biển chỉ đường (Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, R.E.Asher (chủ biên), Dẫn theo Diệp Quang Ban - Giao
tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn, 2003 tr 30)
1.1.3.2 Đặc điểm cơ bản của văn bản a Về nội dung
Mỗi văn bản thường thể hiện một chủ đề, chủ đề đó được khai triển
theo dụng ý của người tạo lập văn bản Nội dung của văn bản phải có tính mạch lạc, tính liên kết và tính hoàn chỉnh
- Tính hoàn chỉnh: Văn bản phải trình bày trọn vẹn vấn đề nào đó cần thông báo
- Tính mạch lạc và liên kết
+ Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2001, Diệp Quang Ban chỉ rõ “Mạch lạc là cái tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát
ngôn không có liên quan với nhau” Theo cách hiểu này, nói đến mạch lạc trước hết là nói đến tính hệ thống nhất trong việc biểu hiện nội dung giữa các
cau, biéu hiện đề tài (chủ đề) của toàn văn bản
+ Liên kết là đặc trưng cơ bán của văn bản Diệp Quang Ban quan niệm
liên kết là một bộ phận biểu hiện của mạch lạc “ Liên kết là thứ quan hệ
Trang 26b Về hình thức
- Mỗi văn bản bao giờ cũng phải gắn với một thê loại nhất định
- Mỗi văn bản bao giờ cũng có một hình thức kết cấu nhất định Hình
thức đó được thế hiện trong bố cục toàn văn bản và cách tổ chức từng bộ phận
của văn bản
- Ngôn ngữ trong mỗi văn bản bao giờ cũng phải mang màu sắc của một phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định
1.2 Cơ sở lý luận văn học
Các nhà lý luận văn học cho rằng: Các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật có
đặc trưng đặc thù so với tác phẩm thơ hoặc kịch Những đặc trưng đặc thù đó được thé hién 6 cac yếu tố như: Nhân vật, cốt truyện, giọng điệu, ngôn từ
1.2.1 Nhân vật
Trong cuốn “Lý luận văn học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, các tác giả định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nhân vật văn học là khái niệm
ding dé chi hình tượng các cá thể con người trong tác phâm văn học — cái đã
được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ
thuật ngôn từ” (Sđd, tr 73)
Nhân vật trong văn học rất đa dạng Đó có thể là những nhân vật hữu danh như Chí Phèo, Bá Kiến, Thúy Kiều, Từ Hải Đó có thể là các nhân vật không có tên riêng Nhà văn có thể dựa vào nghề nghiệp hoặc đặc điểm số phận mà gọi tên nhân vật như: thằng bán tơ (trong 7ruyện Kiểu của Nguyễn
Du), người vợ nhặt (trong ƒợ nhặt của Kim Lân)
Nhân vật trong văn bản văn xuôi nghệ thuật có thể là một ông Bụt, bà Tiên, một vị thần, một con quỷ, con ma, một hiện tượng thiên nhiên, một con
Trang 27Các nhà lí luận văn học căn cứ vào những tiêu chí phân loại phân chia nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật
phản diện Thông qua việc miêu tả hình tượng nhân vật, nhà văn thể hiện một chủ đề hoặc một tư tưởng chủ đề nào đó
1.2.2 Cốt truyện
Các nhà lí luận văn học cho rằng: “Cốt truyện là chuỗi các sự kiện hữu hạn có tính liên tục trước sau, có quan hệ nhân quả hoặc có liên hệ về ý nghĩa,
vừa có tác dụng biểu thị tính cách, số phận nhân vật, vừa là yếu tố gây hấp dẫn cho người đọc”
1.2.3 Giọng điệu
Theo Trần Đình Sử “Giọng điệu trong văn bản thể hiện giọng điệu
riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả”
Trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật, giọng điệu thể hiện qua giọng kể,
mà người kế có thể là nhà văn, có thể là một nhân vật Giọng điệu bao giờ
cũng được biểu đạt bằng những cách xưng hô, cách gọi tên sự vật gắn liền với cảm hứng chủ đạo của tác giả qua các từ ngữ và câu văn
1.2.4 Ngôn ngữ
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Trong văn bản văn xuôi nghệ thuật, tất cả cốt truyện, nhân vật, giọng điệu được hiện thực hóa thông qua các phương tiện ngôn ngữ giàu sức gợi hình, biểu cảm mang đậm dấu ấn của nhà văn
1.3.Cơ sở tâm lý
Bùi Văn Huệ trong Giáo trình tâm lý học tiểu học, Nxb Giáo dục, 1997,
đã trình bày những đặc điểm về tâm lý của lứa tuổi học sinh tiểu học Những đặc điểm này có vai trò rất quan trọng đối với quá trình đạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng
oe
Trang 28Ở lứa tuôi học sinh tiểu học, hai quá trình thần kinh 1a hung phan va te chế của bộ não đều phát triển và có sự phân hóa rõ rệt Quá trình hoạt động của các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên bộ não dễ dàng nhưng không bền vững nên học sinh dễ nhớ nhưng chóng quên Ở các em, tri giác còn gắn liền với sự quan sát tổng thể đối tượng, trí nhớ trực quan hình ảnh phát triển
tốt hơn trí nhớ khái niệm trừu tượng, trí nhớ ngắn hạn phát triển tốt hơn trí
nhớ đài hạn Học sinh ghi nhớ máy móc là chủ yếu do ngôn ngữ còn hạn chế nên việc nhớ chính xác từng câu từng chữ trong bài học dễ đàng hơn khi diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình
Về đặc điểm tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức, nhờ đó giúp học sinh tiếp thu được,
phản ánh được bản chất của các đối tượng trong quá trình học tập Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy bằng trực quan sinh động chiếm ưu thế Tư duy trừu tượng, tư duy khoa học bắt đầu phát triển nhưng chưa mạnh và vẫn phải dựa trên tư duy cụ thể
+ Về mặt cảm xúc, tinh cam
Học sinh tiểu học đã hình thành, phát triển những tình cảm mới: yêu, ghét, hứng thú Tình cảm của học sinh tiểu học chưa ổn định, trẻ dễ xúc động và xúc cảm, khó làm chủ được cảm xúc của mình và tình cảm của các
em còn gắn liền với tính trực quan thông qua hình ảnh cụ thẻ
Những cơ sở tâm lý học nêu trên, giúp chúng ta có căn ctr dé ly giải vì
sao các tác giả lại lựa chọn các văn bản văn xuôi ngắn gọn, dễ hiểu, đáng yêu Đa số các văn bản đều có tranh minh họa để nhằm cụ thể hóa nội dung được
phản ánh
Như vậy, ở chương này, chúng tôi đã chọn một số lý thuyết tiêu biểu của ngôn ngữ học, lí luận văn học và tâm lý học làm cơ sở lí luận cho đề tài Những lí luận liên ngành đã được trình bày ở trên sẽ là những căn cứ khoa
Trang 29CHƯƠNG 2
KET QUA THONG KE PHAN LOAI NHUNG CACH DUNG CAU TRONG VAN BAN VAN XUOI NGHE THUAT THUOC
SGK TIENG VIET Ở TIỂU HỌC
2.1 Đối tượng khảo sát, thống kê của khóa luận
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà Ngữ pháp tiếng Việt, chúng tôi khảo sát các kiểu câu được dùng trong 58 văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4 (những kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp và những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói)
Ngoài ra, các biện pháp tu từ cú pháp cũng thuộc đối tượng khảo sát, thống kê của chúng tôi trong khóa luận này
2.2 Miêu tả kết quả thống kê phân loại những cách dùng câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học
2.2.1 Tỉ lệ sử dụng những kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ
pháp
Trong tổng số 150 văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc kiểu bài tập đọc
trong chương trình Tiếng Việt 2, 3, 4, chúng tôi đã thống kê các cách dùng câu trong 58 văn bản (đoạn văn bản) với tổng số 819 câu
2.2.1.1 Tỉ lê câu đơn được dùng trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật Trong tổng số 819 câu, số lượng câu đơn là 722 chiếm 88,1% Trong đó:
a Tỉ lệ câu đơn hai thành phân là 228/722 > 31,6%
VDI: Mến bơi rất nhanh
(Đôi bạn, Tiếng Việt 3, tập một) VD2: Công chúa rất đỗi bàng hoàng
Trang 30VD3: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng
(Con chuồn chuồn nước, Tiếng Việt 4, tập hai) b Tỉ lệ câu đơn mở rộng thành phân phụ là 436/722 > 60,3% Trong đó:
b.1 Câu đơn mở rộng bằng TRN chiếm tỉ lệ 315/436 ~ 72,2%
VD4: Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng 6 cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông
(Cửa Tùng, Tiếng Việt 3, tập một)
VD5: Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc
(Người trí thức yêu nước, Tiếng Việt 3, tập hai) VD6: Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng
(Trung thu độc lập, Tiếng Việt 4, tập một) b.2 Câu đơn mở rộng bằng KN chiếm tỉ lệ 19/436 = 4,35%
VD7: Còn hạt thì cháu vứt đi rồi
(Những quả đào, Tiếng Việt 2, tập hai) VD8: Cứu người, họ không hề ngần ngại
(Đôi bạn, Tiếng Việt 3, tập một) VD9: Người ta ai cũng phải có một cái nghề
(Thưa chuyện với mẹ, Tiếng Việt 4, tập một)
b.3 Tỉ lệ câu đơn mở rộng bằng các thành phần phụ khác (Hô ngữ (HN), Liên ngữ (LN), thành phần phụ chú .) là 102/436 ~ 23,4%
VDI0: Rồi vườn cây ra hoa
LN (Mùa xuân đến, Tiếng Việt 2, tập hai)
VDII: Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?
Trang 31VD12: Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại ~ thầy giáo đầu tiên của tôi TP phụ chú (Ông ngoại, Tiếng Việt 3, tập một) c Tỉ lệ câu đơn rút gọn là 27/722 * 3,7% - Câu rút gọn chủ ngữ VD13: Đau thế nào? (Bác si Soi, Tiếng Việt 2, tập hai) - Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ VD14: - "Mầm đá" đã chín chưa ? - Dạ, chưa ạ
(An "mam da" , Tiếng Việt 4, tập hai) d Tỉ lệ câu đơn đặc biệt là 31/722 = 4,3%
VDI5: Chà! Chà!
(Bác sĩ Sói, Tiếng Việt 2, tập hai)
VD16: Co!
(Lá cờ, Tiếng Việt 2, tập hai)
2.2.1.2 Tỉ lệ câu ghép? được sử dụng trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật Trong tổng số câu là 819 đã thống kê, câu ghép có số lượng là 97 11,84% Trong đó: a Tỉ lệ câu ghép đẳng lập là 74/97 ~ 76,29 a.1 Câu ghép sử dụng quan hệ từ đề liên kết các về câu có tỉ lệ là 22/74 > 29,7%
VDI7: Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phắn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn
Trang 32VDI8: Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khô chôn cha, còn mình
đành ở không
(Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Tiếng Việt 3, tập hai) VDI19: Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em
(Trung thu độc lập, Tiếng Việt 4, tập một) a.2 T¡ lệ câu ghép sử dụng dấu câu để liên kết các về câu là 52/74 =
70,3%
VD20: Cha đưa con lên gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này
(Cậu bé thông minh, Tiếng Việt 3, tập một)
VD2I: Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc
(Rước đèn trung thu, Tiếng Việt 3, tập hai) VD22: Phượng không phải là một đố, khơng phải vài cành ; phượng đây là
cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực
(Hoa học trò, Tiếng Việt 4, tập hai) b Tỉ lệ câu ghép chính phụ là 23/97 = 23,7%
VD23: Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích
(Voi nhà, Tiếng Việt 2, tập hai) VD24: Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày
tận số
(Người đi săn và con vượn, Tiếng Việt 3, tập hai) VD25: Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại
Trang 332.2.2 Ti lệ sứ dụng những kiểu câu được phân chia theo mục đích nói trong văn bản văn xuôi nghệ thuật
2.2.2.1 Câu kê
Câu kế được sử dụng trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật với tỉ lệ là
745/819 x91 % Trong đó:
a Ti lệ câu kề đích thực là 732/745 ~ 98,2%
VD26: Cò đang lội ruộng bắt tép
(Cò và Cuốc, Tiếng Việt 2, tập hai)
VD27: Di tôi cắp một chiếc rô lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc
(Chõ bánh khúc của dì tôi, Tiếng Việt 3, tập một)
VD28: Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh (Đường đi Sapa, Tiếng Việt 4, tập hai)
b Tỉ lệ câu kể không đích thực là 13/745 * 1,8% VD29: Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được
(Lừa và Ngựa, Tiếng Việt 3, tập một)
VD30: Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt
(Người mẹ, Tiếng Việt 3, tập một)
2.2.2.2 Câu hỏi
Tỉ lệ câu hỏi được sử dụng là 29/819 câu => 3,54%
Trong số 22 trường hợp sử dụng câu hỏi, tỉ lệ dùng câu hỏi đích thực là
18/29 = 62,1%
VD31: Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không?
(Những quá đào, Tiếng Việt 2, tập hai) VD32: Nè, sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ?
(Nắng Phương Nam, Tiếng Việt 3, tập một) VD33: Ai xui con thé?
Trang 34Tỉ lệ dùng câu hỏi không đích thực là 11/29 ~ 37,9%
VD34: Khi làm việc, ngại gì ban ho chi?
(Cò và Cuốc, Tiếng Việt 2, tập hai) VD35: Chỗ này là chỗ chơi bóng à?
(Trận bóng dưới lòng đường, Tiếng Việt 3, tập một) 2.2.2.3 Câu cảm thán
Ti lé dung cau cam than 1a 28/819 cau = 3,41%
Trong đó, cả 28 câu cảm thán đều được đùng theo li trực tiếp
VD36: - Ơi, tơi mới dại đột làm sao!
(Lừa và Ngựa, Tiếng Việt 3, tập một)
VD37: Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia txấu xí biết nhường nao !
(Người ăn xin, Tiếng Việt 4, tập một) VD38: Oi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !
(Con chuỗồn chuỗồn nước, Tiếng Việt 4, tap hai)
2.2.2.4 Câu cau khiến
Trong tổng số 819 câu đã thống kê, tỉ lệ sử dụng câu cầu khiến là
17/819 ~ 2,1% Tất cả các câu cầu khiến được nhà văn sử dụng theo lối trực
tiếp
VD39: Chạy đi!
(Voi nhà, Tiếng Việt 2, tập hai) VD40: Ra coi, mau lên!
(Lá cờ, Tiếng Việt 2, tập hai) VD4I: Cứu với!
Trang 352.2.3 Tïỉ lệ sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản văn xuôi nghệ thuật Có 5 biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật với 67 lần sử dụng 2.2.3.1 Lắp củ pháp T¡ lệ lặp cú pháp được sử dụng trong các văn bản thuộc đối tượng thống kê là 22/67 ~ 32,8%
VD42: Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá
Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đồ về chợ
(Lá cờ, Tiếng Việt 2, tập hai) VD43: Hoa bưởi nồng nàn
Hoa nhãn ngọt Hoa cau thoảng qua
(Mùa xuân đến, Tiếng Việt 2, tập hai)
2.2.3.2 Đảo cú pháp
Biện pháp tu từ này được các nhà văn sử dụng với tỉ lệ là 12/67 =
17,9%
Trong đó:
a) Có 3/12 trường hợp đảo về chính lên trước về phụ chiếm 25%
VD44: Chú mời khắp hàng xóm sang xem, vì tối nay ti vi sé dua tin về xã nhà
(Xem truyền hình, Tiếng Việt 2, tập hai) VD4ã5: Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu bà ủ ấm tôi
(Người mẹ, Tiếng Việt 3, tập một) b) Có 9/12 trường hợp đảo thành phần phụ của một cụm từ lên trước
Trang 36VD46: May đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười
chào cô
(Cô giáo tí hon, Tiếng Việt 3, tập một)
VD47: Bat giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên
tiếng bễ thôi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông
(Thưa chuyện với mẹ, Tiếng Việt 4, tập một)
2.2.3.3 Im lang
Biện pháp im lặng được sử dụng với tỉ lệ 4/67 ~ 5,97% VD48: Ong oi Cu oi !
(Trận bóng dưới lòng đường, Tiếng Việt 3, tập một) VD49: Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai
(Trung thu độc lập, Tiếng Việt 4, tập một) 2.2.3.4 Chêm xen
Biện pháp chêm xen được sử dụng với tỉ lệ 11/67 > 16,41%
VD50: Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột
mảu
(Người làm đồ chơi, Tiếng Việt 2, tập hai)
VD5I: Tôi rất thích ra lò gạch chơi trò ú tim với thằng cu và cái cún, con
bác
(Những chiếc chuông reo, Tiếng Việt 3, tập một)
2.2.3.5 Liệt kê
Biện pháp này được sử dụng với tỉ lệ 18/67 = 26,9%
VD52: Các bạn ngắm đồ chơi, tò mò xem bác nặn những ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, những con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ
Trang 37VD54: Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuỗồn cuộn tràn theo bóng voi ấn hiện của Hai Bà
(Hai Bà Trưng, Tiếng Việt 3, tập hai) 2.3 Nhận xét khái quát về kết quả thống kê những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật
Từ kết quả thống kê, phân loại những cách sử dụng câu trong các văn
bản văn xuôi nghệ thuật thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt 2, 3, 4 ở tiểu học,
chúng tôi bước đầu rút ra một số nhận xét sau:
% Dung lượng câu và đặc điểm tính chất văn bản văn xuôi nghệ thuật trong SGK Tiếng Việt ở tiểu học
Thống kê 58 văn bản (đoạn trích văn bản văn xuôi nghệ thuật) trong 6 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3, 4 ở tiểu học, chúng tôi thu được 819 câu Số lượng câu được nhà văn dùng để tạo lập văn bản cho ta thấy rõ các
văn bản văn xuôi nghệ thuật được lựa chọn trong chương trình dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học đều rất ngắn gọn Tính chất đó của văn bản vừa đảm bảo quy
định chung về dung lượng bài dạy học Tiếng Việt trong SGK thuộc bậc tiểu học, vừa phù hợp với năng lực tư duy và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh
lớp 2, 3, 4
ˆ Về việc sử dụng các kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp
Trong hai kiểu câu được phân chia theo cấu tạo ngữ pháp, câu đơn được sử dụng với tỉ lệ 88,1%, trong khi ấy câu ghép chỉ chiếm 11,84% Tỉ lệ đó đã đó cho thấy các nhà văn, đồng thời cũng là các nhà tâm lí học, giáo dục
học Họ hiểu rất rõ để giao tiếp với bạn đọc nhó tuổi, phương tiện hữu hiệu
Trang 38s* VỀ việc sử dụng những kiểu câu được phân chỉa theo mục đích nói
Trang 39CHƯƠNG 3
HIỆU QUÁ CUA NHUNG CÁCH DÙNG CÂU TRONG CÁC
VĂN BẢN VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT THUỘC
SGK TIẾNG VIỆT 2, 3, 4
"Văn học là nhân học" Định nghĩa ngắn gọn đó đã cho thấy đặc thù
của văn học — ngành nghệ thuật lấy con người, cuộc sống con người làm đối tượng khám phá và phục vụ
Văn học có ba giá trị cơ bản : giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá
trị thâm mĩ Các giá trị đó được khẳng định khi văn học thực hiện các chức
năng cơ bản của nó
Trong các tác phâm văn học, câu là phương tiện giao tiếp nhỏ nhất Nó là một trong những loại phương tiện cơ bản góp phần làm nên các giá trị cho
văn học
3.1 Những cách dùng câu góp phần làm nên giá trị nhận thức trong văn bản văn xuôi nghệ thuật ớ tiểu học
Các tác giả SGK Ngữ Văn 12, tập hai đã đưa ra định nghĩa giá trị nhận thức như sau : "Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hon." (Sdd,tr 184)
Trang 40hiện ở phương diện thứ hai — Van học có khả năng giúp bạn đọc nhận thức về
những đối tượng được nhà văn phản ánh trong tác phẩm
Đề thấy rõ hiệu quá của câu - đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất
của tác phẩm văn xuôi nghệ thuật trong việc giúp học sinh tiểu học nhận thức hiện thực cuộc sống, chúng tôi phân tích một số ví dụ sau :
VDI: "Vườn cây lại đâm chỗi, náy lộc Rồi vườn cây ra hoa Hoa bưởi nông nàn Hoa nhăn ngọt Hoa cau thoáng qua Vườn cây lại đây tiếng chim và bóng chim bay nhảy Những thím chích choè nhanh nhảu Những chủ khướu lắm điều Những anh chào mào đỏm dáng Những bác cụ gáy tram ngâm Chú chim sâu vui cùng vườn cây va cac loai chim ban"
(Mùa xuân đến, Tiếng Việt 2, tập hai) Đây là những câu văn trích trong tác phầm Ä⁄ùa xuân đến của nhà văn Nguyễn Kiên Để tái hiện cảnh "mùa xuân đến", tác giả đã sử dụng 100% câu kế nhằm miêu tả vườn cây, hoa và tiếng chim trong vườn
Vườn cây đầu xuân hiện lên thật chân thực, sinh động qua các câu văn :
"Vườn cây lại đâm chỗi, náy lộc Rồi vườn cây ra hoa"
Hai câu đơn ngắn gọn được tác giả đặt trong quan hệ nối tiếp đã thâu tóm hoạt động có tính qui luật của vườn cây Hoạt động "đâm chôi, náy lộc”,
“ra hoa” của vườn cây là dấu hiệu đầu tiên cho ta biết- mùa xuân đã đến
Với ba câu văn tiếp, nhà văn miêu tả hoa trong vườn của mùa xuân :
" Hoa bưởi nỗng nàn Hoa nhãn ngọt Hoa cau thoảng qua "
Đó là ba câu đơn được Nguyễn Kiên tô chức theo phép lặp cú pháp Chúng có tác dụng liệt kê ba loài hoa rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam Đó
là hoa bưởi, hoa nhãn, hoa cau Mỗi một loài hoa có một hương vị riêng