Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Quận Tân Phú Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp Quận Tân Phú Bảng 3: Sự phân bố ngành sản xuất giấy trên địa bàn Quận Tân Phú Bảng 4
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI QUẬN TÂN PHÚ, TP.HCM
Ngành học : Môi trường Mã ngành : 108
GVHD : GS.TSKH LÊ HUY BÁ
Th.S THÁI VĂN NAM SVTH : NGUYỄN LÂM QUỲNH GIAO LỚP : 02MT01
MSSV : 02DHMT058
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2006
Trang 2Để hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn !
Sự chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, và hết lòng hướng dẫn cho em hoàn thành
tốt đề tài của Thầy giáo PGS.TS LÊ HUY BÁ, Thầy hướng dẫn ThS THÁI VĂN NAM.
Anh VÕ PHI HẢI, cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường quận Tân Phú,
người đã tận tìnhï giúp đỡ, chỉ dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốtquá trình thực hiện
Các thầy cô khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, cùng toàn thể thầy cô trường ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM đã dìu dắt, dạy dỗ
cho em trong suốt quá trình học
Sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian qua
Sinh viên
NGUYỄN LÂM QUỲNH GIAO
Trang 3UNEP :Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
CTTNHH :Công ty trách nhiệm hữu hạn
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Trang 4Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Quận Tân Phú
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp Quận Tân Phú
Bảng 3: Sự phân bố ngành sản xuất giấy trên địa bàn Quận Tân Phú
Bảng 4: Tính chất nước thải sản xuất giấy vệ sinh
Bảng 5: Tính chất nước thải sản xuất giấy bao bì
Bảng 6: Tính chất nước thải sản xuất giấy quyến
Bảng 7: Sự phân bố ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn Quận Tân Phú Bảng 8: Nguồn ô nhiễm chính của ngành chế biến thực phẩm
Bảng 9: Thống kê hàm lượng và tải lượng một số thành phần chính trong nước thải sản xuất
Bảng 10: Sự phân bố ngành sản xuất nhựa trên địa banø Quận Tân Phú
Bảng 11: Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Bảng 12: Tính chất nước thải trước khi xử lý của một số doanh nghiệp sản xuất nhựa với quy trình ép phun, xi mạ
Bảng 13: Sự phân bố ngành tái chế–gia công kim loại trên địa banø Quận Tân Phú
Bảng 14: Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào hàm lượng S
Bảng 15: Đặc trưng kỹ thuật của nguồn dầu FO
Bảng 16: Nồng độ chất ô nhiễm do chạy lò hơi của các doanh nghiệp VVN ngành gia công-tái chế kim loại
Bảng 17: Số lượng doanh nghiệp VVN khảo sát tại một số ngành trên địa bàn Quận Tân Phú
Trang 5Bảng 19: Các tiêu chí xác định cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ nằm xen kẽ các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường
Bảng 20: Các tiêu chí xác định cơ sở sản xuất kinh doanh loại trung bình và các loại khác gây ô nhiễm môi trường
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Những cách tiếp cận về quản lý và bảo vệ môi trường
Hình 2: Sự tương tác giữa ba lợi ích
Hình 3: Cơ cấu lực lượng lao động trên địa bàn Quận Tân Phú
Hình 4: Nồng độ chất ô nhiễm tại một số doanh nghiệp VVN sản xuất giấy Hình 5: Đề xuất quy trình Quản lý môi trường đối với DNVVN Quận Tân Phú
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1:Tổ chức hành chính Quận Tân Phú
Sơ đồ 2:Quy trình thực hiện chương trình Sản Xuất Sạch Hơn
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất giấy bao bì
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất giấy vàng mã
sơ đồ 5: Quy trình sản xuất giấy quyến
Sơ đồ 6: Quy trình chế biến các loại bánh
Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất mì ăn liền
Trang 6Sơ đồ 10: Quy trình chế biến thuỷ – hải sản
Sơ đồ 11: Quy trình sản xuất bia – nước giải khát
Trang 7Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên thành phố nói chung và Quận TânPhú nói riêng đều mang những lợi ích về kinh tế, xã hội, góp phần quan trọngtrong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân thànhphố.Bên cạnh mặt tích cực đó là vấn đề tiêu cực về tình trạng ô nhiễm môitrường ngày càng trầm trọng.
Hiện nay toàn quận Tân Phú đã có khoảng 12.842 đơn vị kinh tế đang sản xuấtxen kẽ trong khu dân cư Các doanh nghiệp này phần lớn có qui mô vừa và nhỏ,bao gồm nhiều ngành nghề Chất thải từ doanh nghiệp hầu hết đều thải trực tiếp
ra bên ngoài không qua hệ thống hoặc khâu xử lý nào, gây ô nhiễm không khí,nước, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực
Nội dung nghiên cứu của luận văn là:
Tìm hiểu trình tự sản xuất và ô nhiễm do hoạt động sản xuất của doanhnghiệp vừa và nhỏ gây ra
Xác định các giải pháp tổng thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao hiệuquả quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các giải pháp đề ra:
Giải pháp quản lý:
o Tăng hiệu quả quản lý môi trường các doanh nghiệp
o Phát triển nhận thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
o Đề xuất , kiến nghị các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước
Giải pháp cưỡng chế: di dời, tạm ngưng sản xuất, chuyển đổi ngành
Giải pháp quản lý tổng hợp cho doanh nghiệp
Giải pháp quản lý nội vi cho từng ngành
Trang 8ô nhiễm do doanh nghiệp gây ra mà vẫn đảm bảo tốt hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp.
Trang 91 Bộ KH, CN&MT (1999), Đề án xây dựng kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở
sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Dự thảo Hà Nội.
2 Sở KH, CN&MT (2002), Nghiên cứu đánh giá về tài chính cho việc di dời Tài
liệu hội thảo
3 Sở KH, CN&MT (2001), Chiến lược bảo vệ môi trường TP.HCM đến năm 2010
Thành phố HCM
4 UBND quận Tân Phú ( 2005), Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế xã hội.
5 Phòng QLMT quận Tân Phú (2005) Báo cáo hoạt động môi trường.
6 Lê Huy Bá (2003), Quản trị môi trường, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
TPHCM
7 Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB
Xây Dựng, Hà Nội
8 Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý môi trường.
Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp quy VVN tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
9 Thái Văn Nam (2004), Giáo trình giảng dạy Hệ thống quản lý môi trường ISO
14001
10 Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB
Xây Dựng, Hà Nội
11 Ruth Hillary (2000), Xí nghiệp vừa và nhỏ và Môi trường, Nhà Xuất Bản
Greenleaf
12 Nguồn Internet: www Google.com
www Vinaseeck com www Nea.gov.vn
www Vpc.org.vn
Trang 10PHỤ LỤC 1:
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Về việc công bố danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung.
PHỤ LỤC 2:
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO VIỆC DI DỜI CÁC CƠ SỞ SX – KINH DOANH GÂY Ô NHIỄM VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG VÀ VÙNG PHỤ CẬN
PHỤ LỤC 3 : Mẫu điều tra
Trang 11ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : 78/2002/QĐ-UB TP Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 8 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Về việc công bố danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh
giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung.
********
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luất tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
- Căn cứ Nghị định số 22/2002/NQ-HĐ ngày 29 tháng 6 năm 2002 của Hộiđồng nhân dân thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời các
cơ sở sx gây ô nhiễm mt và các Khu công nghiệp tập trung và vùng phụcận
- Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-UB ngày 08 tháng 7 năm 2002 của ủyban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình didời các cơ sở sx gây ô nhiễm vào khu công nghiệp và vùng phụ cận
- Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo công tác di dời tại Tờ trình số583/TTr-BCĐ ngày 16 tháng 7 năm 2004 về việc điều chỉnh bổ sung mộtsố điều trong Quyết định 78/2002/QĐ-UB ngày 08 tháng 7 năm 2002 củaủy ban nhân dân thành ph61 vệ việc công bố danh sách các ngành nghề sx,kinh doanh không cấp mới giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh trong khu dân cư tập trung
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Nay công bố danh sách các ngành nghề sx, kinh doanh không cấp
mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnhgiấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung Cụ thể gồm các ngành nghềsau:
Trang 122 ngành tái chế, mua bán chất phế thải: giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớtcặn;
3 ngành tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan;
4 Ngành luyện cán cao su;
5 ngành thuộc da;
6 Ngành xi mạ điện;
7 ngành gia công cơ khí: rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn,sơn;
8 Ngành in, tráng bao bì kim loại;
9 Ngành sx bột giấy;
10.Ngành sx vật liệu xây dựng, sx gốm sứ, thuỷ tinh;
11.Ngành chế biến gỗ (trừ điêu khắc gỗ và mộc gia dụng);
12.Ngành sx chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm các loại, muối, dầuăn;
13.Ngành sx cồn, rượu bia, nước giải khát (trừ nước uống tinh khiết);
14.Ngành sx thuốc lá;
15.Ngành chăn nuôi gia súc; gia cầm theo quy trình công nghiệp;
16.Ngành giết mổ gia súc;
17.Ngành chế biến than;
Điều 2 Các doanh nghiệp thuộc danh mục ngành nghề sx, kinh doanh nêu
trên đang hoạt động trong khu dân cư tập trung phải thực hiện đúng kếhoạch di dời của ủy ban nhân dân thành phố, nếu doanh nghiệp thực hiện
di dời sớm và đúng kế hoạch sẽ được hộ trợ khen thưởng theo quy định củathành phố
Trong thời gian chưa di dời, các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động phảinghiêm chỉnh chấp hành các tiêu chuẩn quy định về boả vệ môi trường.Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm tăngcường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời, lập biên bản và đình chỉ ngayhành vi vi phạm Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩmquyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.Điều 3 Quyết định này thay cho Quyết định số 78/2002/QĐ-UB ngày 08tháng 7 năm 2002 của ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về côngbố danh mục các ngành nghề sx, kinh doanh không cấp mới giấy phép đầu
tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong khu dân cư tập trung vàcó hiệu lực kể từ ngày ký
Điều 4 Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thànhphố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân
Trang 13Nơi nhận: TM ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- Văn phòng Chính phủ PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
- Bộ KHCN, Bộ NN & PTNT
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ TP
Trang 14ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 7 năm 2002
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CHO VIỆC DI DỜI
CÁC CƠ SỞ SX – KINH DOANH GÂY Ô NHIỄM VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG VÀ VÙNG PHỤ CẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2002/QĐ-UBNgày 08 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố)
CHƯƠNG INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1 Đối tượng áp dụng:
Là các cơ sở sx công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, chế biến thủy hảisản, lượng thực phẩm… gây ô nhiễm mt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, baogồm các doanh nghiệp nhà nước trung ương và thành phố, các cơ sở ngoài quốcdoanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, hợptác xã, tổ sx, sx cá thể v.v…) phải di dời theo Quyết định của Ủy ban nhân dânthành phố
Các cơ sở sx kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế trong nước khi thành lập đã có dự án xử lý ô nhiễm vẫn phảitích cực giải quyết ô nhiễm theo dự án được duyệt, không thuộc diện ưu đãi củaquy định nay
Điều 2 Nguyên tắc:
Quan điểm chỉ đạo trong việc đề ra chính sách này là phải phân định rõ tráchnhiệm, mục tiêu và quyền lợi giữa Nhà nước và các cơ sở sx kinh doanh Trongđó nhà nước với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và thoảđáng để các cơ sở sx kinh doah thực hiện được việc di dời Về phía các cơ sỏ sxkinh doanh phải xác định đay là trách nhiệm đồng thời cũng là quyền lợi củamình, do đó phải chủ động, tích cực giải quyết việc di dời vào các khu côngnghiệp tập trung và vùng phụ cận (nếu phải di dời)
Ban chỉ đạo công tác di dời là cơ quan tham nưu cho Ủy ban nhân dân thành phốvề chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các cơ sở sx kinh doanh cần phải di dời đã cóphương án di dời, đã có di dời không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các đốitượng phải di dời, các Tổng công ty, các Bộ, Ngành trung ương; Sở ngành thànhphố và Ủy ban nhân dân các quận huyện trong việc tổ chức và đôn đốc di dời
Trang 15phạt hành chánh hoặc cưỡng chế ngừng sx kinh doanh đối với các trường hợp gây
ô nhiễm mt
CHƯƠNG II CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
Điều 3 Chính sách hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng cơ sở mới:
A Vốn bán mặt bằng nhà xưởng:
1 Thủ tục chuyển nhượng mặt bằng:
a) Đối với Doanh nghiệp nhà nước (Trung ương và địa phương):Sau khi có Quyết định phương án xử lý bán nhà và chuyển nhượngsử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê của cấp cóthẩm quyền DNNN phải tiến hành đo vẽ lại diện tích nhà đất theophương án đã được duyết để chuyển giao hồ sơ quản lý cho Hộiđồng định giá và bán nhà xưởng thuộc sở hữu Nhà nước của Thành
Định giá theo giá chuyển nhượng nhà, đất phổ biến trên thị trường.Bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theohình thức bán đấu giá theo quy chế do thành phố qui định.Trường hợp đặc biết sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xemxét quyết định
b) Đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH và Hợp tác xã có vốn của
Trường hợp phần đất của mặt bằng, nhà xưởng thuộc sở hữu Nhànước thì các sơ sở sx kinh doanh phải thực hiện thủ tực bán nhàxưởng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất như đối với doanhnghiệp Nhà nước (như điểm trên đây)
c) Đối với các đối tượng còn lại (ngoài các đối tượng nêu ở mục a và b
2 Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng mặt bằng:
Giá trị chuyển nhượng được xác định gồm hai phần: giá trị tài sản trên mặt đấtvà giá trị quyền sử dụng đất
Trang 16Phần giá trị quyền sử dụng đất:
Toàn bộ phần giá trị quyền sử dụng đất được nộp vào tài khoản tạm giữ củaSở Tài chánh – Vật giá thành phố mở tải kho bạc nhà nước thành phố và đượctheo dõi chi tiết theo từng đơn vị
Khi cấp có thẩm quyền quyết định cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơsở sx kinh doanh mới tại duyết thì doanh nghiệp hoặc khu qui hoặc tập t rungcủa thành phố theo dự án được duyệt thì doanh nghiệp được sử dụng tiền tạmgiữ này cho việc đầu tư xây dựng cơ sở mới
b) Đối với Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp tácxã có vốn ngân sách nhà nước tham gia:
Phần giá trị tài sản trên đất: được quản lý và sử dụng theo qui định hiện hành.Phần giá trị quyền sử dụng đất:
- Nếu thuộc sở hữu Nhà nước, phải nộp vào tài khoản tạm giữ của sở tàichánh – Vật giá thành phố mở tải Kho bạc Nhà nước thành phố và sẽ đượcthành phố xem xét cho vay lại với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sởmới tại khu công nghiệp tập trung và vùng phụ cận theo dự án được duyệt
- Nếu không thuộc sở hữu nhà nước thì chủ sở hữu tự quyết định việc quảnlý và sử dụng theo qui định hiện hành
c) Đối với các đối tượng còn lại:
Chủ sở hữu tự quýet định việc quản lý và sử dụng số tiền do chuyển nhượngmặt bằng nhà xưởng của mình
B Chính sách hỗ trợ lãi vay trong trường hợp các cơ sở sx kinh doanh có vốnvay để đầu tư xây dựng cơ sở mới:
1 Đối với cc1 cơ sở sx kinh doanh (thuộc các thành phần kinh tế trong nước)phải di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố (có giấy phéphoạt động sx kinh doanh trước khi Luật Bảo Vệ mt được Quốc hội thôngqua) (Gọi tắt là nhóm 1)
Vốn để đầu tư xây dựng cơ sở mới: các cơ sở sx kinh doanh được sử dụng từnguồn bán mặt bằng nhà xưởng cũ (bao gồm cả phần giá trị tài sản trên đấtvà phần giá trị quyền sử dụng đất) và các nguồn vốn tự có của doanh nghiệp,nếu thiếu thì vay các tổ chức tín dụng, Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố,hoặc huy động từ các thành phần kinh tế khác
Trường hợp cơ sở sx kinh doanh đầu tư cơ sở mới khi chưa chuyển nhượngđược cơ sở cũ hoặc đã chuyển nhượng cs cũ rồi nhưng vẫn còn thiếu vốn (hoặckkhông có cơ sở cữ để chuyển nhượng do trước đây thuê mướn mặt bằng nayphải trả lại cho chủ sở hữu): Nếu cơ sở sx kinh doanh có vay thêm một phầnhay toàn bộ vốn để đầu tư xây dựng cơ sở mới, sẽ được ngân sách thành phốhỗ trợ phần lãi vay nay theo cơ chế hỗ trợ từ lãi vay thuộc chương trình kích
Trang 17- Nếu cơ sở sx kinh doanh di dời trong năm 2002 được bù 4% năm.
- Nếu cơ sở sx kinh doanh di dời trong năm 2003 được bù 3,5% năm
- Nếu cơ sở sx kinh doanh di dời trong năm 2004 được bù 3% năm
Thời gian hỗ trợ lãi vay: bắt đầu từ khi cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốnđến khi thu được tiền chuyển nhượng cơ sở cũ, nhưng tối đa không quá 02 năm(trường hợp đặc biệt sẽ do Ban chỉ đạo xem xét và trình Ủy Ban Nhân Dân Thànhphố quyết định nhằm giúp cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện được việc di dời)
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ quy trình xửlý ô nhiễm như quy định của pháp luật (gọi tắt là nhóm 2): Phải tự tính toán vốnđể thực hiện việc xử lý ô nhiễm Nếu thiếu vốn xử lý giảm thiểu ô nhiễm theo dựán được duyệt thì được ưu tiên vay không lãi suất từ Quỹ giảm thiểu ô nhiễm củathành phố để thực hiện
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh tự phát, không có phép (gọi tắt lànhóm 3): Không thuộc đối tượng được ưu tiên của quy định này Các cơ sở sảnxuất kinh doanh phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu theo quy định
Điều 4: Chính sách ưu đãi về thuế khi các cơ sở sản xuất kinh doanh
(thuộc nhóm 1) di dời vào khu công nghiệp và khu qui hoạch tập trung của thànhphố:
Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong nước(đóng trên địa bàn thành phố) khi có quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phốphải di dời vào Khu Công Nghiệp và khu qui hoạch tập trung của thành phố sẽđược Ủy Ban Nhân Dân thành phố cấp Giấy phép ưu đãi đầu tư và hưởng cáckhoản ưu đãi về thuế như sau:
1 Miễn tiền thuê đất (đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuê đấtcủa Nhà nước ) 3 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê Nếu các cơ sở sản xuất kinhdoanh sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là 100 người thì đượcmiễn tiền thuê đất 6 năm
2 Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% và được miễn thuế thunhập bổ sung trong thời gian được hưởng ưu đãi đầu tư
- Được miễn 2 năm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập chịuthuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo Nếu cơ sở sản xuất kinhdoanh sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất là 100 người được miễnthuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 4 năm tiếptheo
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh có thực hiện dự án đầu tư mở rộng, đầu tưsâu được hưởng ưu đãi và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu
Trang 183 Ưu đãi bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở sảnxuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu ngoài các khoản ưuđãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (nêu tại điểm 1 và 2 trên đây) còn được hưởngthêm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được trongcác trường hợp:
Năm đầu tiên xuất khẩu được thực hiện bằng cách xuất khẩutrực tiếp
Năm đầu tiên xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế, kỹthuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây đã xuất khẩu
Năm đầu tiên xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới hoặclãnh thổ mới khác với thị trường trước đây
- Được giảm 50% số thuế phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm doxuất khẩu trong năm tài chính đối với số doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơnnăm trước
- Được giảm 20% số thuế phải nộp cho phần thu nhập có được do xuấtkhẩu trong năm tài chính đối với các trường hợp:
Có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ trọng trên 50% tổng doanh thu
Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trịhàng hóa xuất khẩu trong 3 năm liên tục trước đó
4 Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa (sau đây) do trong nước chưasản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng
a Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tài chuyên dùng (nằm trong dâychuyền công nghệ) nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc mởrộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ
b Phương tiện vận chuyển chuyên dùng đưa, đón công nhân
Lưu ý: Thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trên đây, phải đăng ký
với Hải quan cửa khẩu mới đủ cơ sở pháp ý làm căn cứ thực hiện các ưu đãi nóitrên
5 Được Quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển của Nhà nước xem xét cho vaytín dụng trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi (thấp hơn mức lãi suất cho vay củacác tổ chức tín dụng và Ngân hàng trong nước) đáp ứng 70% vốn đầu tư
Điều 5: Chính sách ưu đãi trong việc bố trí sắp xếp địa điểm di dời:
1 Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở sản xuất thuộccác làng nghề truyền thống cần duy trì và phát triển (theo chủ trương của Nhànước) nhưng do khả năng về vốn đầu tư có hạn, thành phố giao cho Ủy Ban NhânDân các quận huyện chịu trách nhiệm: ưu tiên hỗ trợ sắp xếp (các cơ sở hoạt
Trang 19chuyển đổi ngành nghề sản xuất khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp vớitình hình phát triển của thị trường trong và ngoài nước, hoặc xét thấy không hiệuquả cần đóng cửa giải thể thì cho giải thể (theo qui định của Luật Doanh nghiệphiện hành).
2 Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh được Thành phốcho quy hoạch tại chỗ, thì được ưu đãi cho vay không lãi suất từ Quỹ giảm thiểu ônhiễm môi trường thành phố để thực hiện việc xử lý ô nhiễm môi trường theo dựán được cấp thẩm quyền phê duyệt
Điều 6: Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư (nếu có) đối với một số
công trình hạ tầng trong Khu Công Nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung dànhcho các cơ sở sản xuất kinh doanh di dời thuê
Thành phố cho phép các Công ty đầu tư hạ tầng của thành phố thực hiệnđầu tư xây dựng một số Khu Công Nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung đểtiếp nhận các đối tượng phải di dời theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thànhphố
Trường hợp các cơ sở sản xuất kinh doanh di dời vào các Khu CôngNghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung theo quy hoạch của thành phố: để giảmgiá thành đầu tư khi tính giá cho thêu mặt bằng tại các Khu Công Nghiệp – tiểuthủ công nghiệp tập trung do các Công ty đầu tư hạ tầng thành phố đầu tư, ngânsách thành phố sẽ hỗ trợ 100% lãi vay đầu tư đối với các dự án xây dựng đườnggiao thông, xây dựng nhà máy xử lý nước thải trung tâm và các công trình phúclợi phục vụ cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp (như Nhà trẻ, mẫugiáo, phòng khám bệnh) Thời gian hỗ trợ lãi vay bao gồm thời gian xây dựngcông trình và thời gian sau khi các cơ sở sản xuất kinh doanh (có thuê mặt bằng)
đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, (có khả năng trả tiền thuê mặtbằng) nhưng không quá 5 năm kể từ khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn
Điều 7: Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức của cơ
sở sản xuất kinh doanh (phải di dời theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thànhphố) tại cơ sở mới:
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô sản xuất vừa và lớn, sửdụng nhiều công nhân, nếu có vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê hoặcbán cho công nhân của mình, sẽ được thành phố hỗ trợ phần lãi vay với mức3%/năm Thời gian hỗ trợ lãi vay kể từ khi có cơ sở thực hiện vay vốn, nhưng tối
đa không quá 3 năm
Điều 8: Chính sách hỗ trợ đối với số lao động mới được tuyển dụng tại cơ
Trang 20vào thành phố, thành phố khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâmtuyển dụng nhiều lao động có hộ khẩu thường trú tại địa phương mà các cơ sở sảnxuất kinh doanh di dời đến Mức hỗ trợ là 300.000đ/lao động (đối với số lao độngmới được tuyển dụng trong thời gian từ năm 2002 đến hết năm 2004).
Số tiền hỗ trợ này các cơ sở sản xuất kinh doanh được chi phí cho việc đàotạo, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho số lao động mới được tuyển dụng nóitrên
Điều 9: Chính sách hỗ trợ đối với lao động nghỉ việc khi doanh nghiệp Nhà
nước phải di dời theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố:
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng gây ô nhiễm phải didời vào các Khu Công Nghiệp tập trung và vùng phụ cận khi xây dựng phương án
di dời có kết hợp thực hiện các biện pháp cơ cấu lại bộ máy, nhân sự theo quy mômơi, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sẽ được ngân sách chi hỗtrợ cho số lao động (do doanh nghiệp di dời) phải nghỉ việc hoặc nghỉ hưu sớmnhư sau:
1 Đối với số lao động được nghỉ hưu trước tuổi (đang thực hiện hợpđồng lao động không xác định thời hạn):
a Không trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi
b Khi nghỉ hưu trước tuổi được hưởng thêm hai khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp 3 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấplương đang hưởng cho mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi
- Trợ cấp 5 (năm) tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụcấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội Từ nămthứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm ½tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng
c Đối với lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật laođộng nhưng còn thiếu thời gian đóng báo hiểm xã hội tối đa 1 năm, thì được Ngânsách nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếuvới mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng
2 Đối với số lao động phải nghỉ việc (đang thực hiện hợp đồng laođộng không xác định thời hạn) được hưởng các chế độ sau:
a Được trợ cấp mất việc làm tính theo năm thực tế làm việc trongkhu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 1 (một) tháng tiền lương cấp cấp bậc,chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 02 (hai) thángtiền lương, phụ cấp lương đang hưởng (nếu Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làmcủa doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả)
b Đựơc hỗ trợ thêm hai khoản sau:
Trang 21- Được trợ cấp một lần với mức 5 triệu đồng.
c Đựơc hưởng 06 (sáu) tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấplương đang hưởng để đi tìm việc làm Nếu người lao động có nguyện vọng họcnghề thì ngoài khoản tiền được hưởng đi tìm việc làm nói trên còn được đào tạotối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước qui định, Nhà nước cấp kinhphí cho các cơ sở dạy nghề này để đào tạo lao động dôi dư
3 Đối với số lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thờihạn từ 01 đến 03 năm khi doanh nghiệp nhà nước di dời thì chấm dứt hợp đồnglao động (nghỉ việc) được hưởng các chế độ sau:
a Được trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làmviệc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 (một) tháng tiền lươngcấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng (nếu Quỹ dự phòng trợ cấp mất việclàm của doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả)
b Được hưởng trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấplương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao độngđã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng
5 Ngoài các chính sách quy định trên đây, người lao động khi phảinghỉ việc (do Doanh nghiệp di dời và sắp xếp, cơ cấu lại) còn được tạo điều kiệnvay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giớithiệu việc làm mới theo quy định của pháp luật
Điều 10: Chính sách hỗ trợ di dời khác.
Để khuyến khích, động viên kịp thời đối với các cơ sở sản xuất kinh donahthực hiện di dời, thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi này (nhóm 1) thànhphố sẽ trích từ Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường của thành phố để hỗ trợ chocác cơ sở sản xuất kinh doanh tích cực thực hiện sớm việc di dời như sau:
Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện di dời và thực tế hoạt động ở địa điểmmới trong năm 2002 sẽ được hỗ trợ tối đa là 500.000.000đ (năm trăm triệu đồng),tuỳ theo số lao động bình quân được sử dụng trong năm, cụ thể là:
Trang 22- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng số lao động bình quântrong năm từ 400 đến 500 người sẽ được hỗ trợ số tiến là 400.000.000 (bốn trămtriệu đồng)
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng số lao động bình quântrong năm từ 300 đến dưới 400 người sẽ được hỗ trợ số tiến là 300.000.000 (batrăm triệu đồng)
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng số lao động bình quântrong năm từ 200 đến dưới 300 người sẽ được hỗ trợ số tiến là 200.000.000 (haitrăm triệu đồng)
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng số lao động bình quântrong năm từ 100 đến dưới 200 người sẽ được hỗ trợ số tiến là 100.000.000 (mộttrăm triệu đồng)
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng số lao động bình quântrong năm từ 50 đến dưới 100 người sẽ được hỗ trợ số tiến là 50.000.000 (nămchục triệu đồng)
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng số lao động bình quântrong năm từ 10 đến dưới 50 người sẽ được hỗ trợ số tiến là 30.000.000 (ba chụctriệu đồng)
Riêng các trường hợp chỉ có khoảng dưới 10 công nhân, Ban chỉ đạo sẽxem xét mức hỗ trợ cụ thể cho từng trường hợp)
Trang 23BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN
Kính chào Quí Ông/Bà!
Tôi tên Nguyễn Lâm Quỳnh Giao, là sinh viên khoa Môi trường – trường ĐH Kỹ Thuật
Công nghệ TP.HCM Hiện nay, tôi đang thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài:”Nghiên
cứu các giải pháp cho hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Quận Tân Phú” Xin Ông/Bà dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây.Mọi
thông tin cung cấp đều được bảo mật và không có giá trị pháp lý.Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quí Ông/Bà.
A.THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
1.Lĩnh vực hoạt động: 2.Số lượng nhân viên: 3.Số năm hoạt động: 4.Loại hình doanh nghiệp: 5.Danh sách các sản phẩm chính
6.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
7.Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
Chính phẩm
Thứ phẩm
Tái sử dụng phế liệu sản xuất
8.Hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất
céNG HOµ X· HéI CHđ NGHÜA VIƯT NAM
Trang 24B.THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM (Có thể chọn nhiều lựa
Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Nước thải
Yù kiến khác:
11 Doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn không?
Có Không
Yù kiến khác:
12 Doanh nghiệp có hệ thống phân loại rác thải không?
Có Không
13.Doanh nghiệp xử lý chất thải rắn như thế nào?
Tái chế/tái sử dụng Chôn lấp Thuê dịch vụ Đổ theo rác sinh hoạt
14 Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại như thế nào?
Tái chế/tái sử dụng Chôn lấp Thuê dịch vụ Đổ theo rác sinh hoạt
15 Các nguồn phát sinh chất thải rắn của doanh nghiệp là gì?
Trang 25 Nguyên liệu hết hạn sử dụng
Cặn bã, bavia từ quá trình sản xuất
Bao bì các loại
Bùn thải từ hệ thống xử lý
Trang 26NGHIỆP VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG
16.Những vấn đề gì mà doanh nghiệp
quan tâm nhất?
Phát sinh chất thải
Nước thải
Sử dụng năng lượng
Oâ nhiễm không khíù
Yù kiến khác:
17.Những vấn đề môi trường đó có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp không?
Ý kiến khác
19.Hệ thống quản lý môi trường nào mà doanh nghiệp muốn áp dụng?
ISO 14001 SXSH Xử lýcuối đường ống Biện phápkhác
20 Chương trình quản lý môi trường nào mà doanh nghiệp đang sử dụng?
Quản lý chất thải
Quản lý sử dụng nước
Quản lý năng lượng
Quản lý vận hành
Quản lý nội vi
Yù kiến khác:
21.Loại khó khăn nào mà doanh nghiệp gặp khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường
Chưa nhận thức
Thiếu thông tin
Thiếu nguồn lực, vốn
Thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết
Thiếu Kỹ thuật
Thiếu Thiết bị
Yù kiến khác:
22 Loại hỗ trợ nào mà doanh nghiệp nhận được?
Hướng dẫn thực hiện
Tư vấn kỹ thuật
Đào tạo
Hỗ trợ tài chính
Cung cấp thông tin
Không nhận được hỗ trợ nào
Trang 27 Hướng dẫn thực hiện
Tư vấn kỹ thuật
Đào tạo
Hỗ trợ tài chính
Cung cấp thông tin
Yù kiến khác:
24 Sự hỗ trợ kỹ thuật nào mà doanh nghiệp quan tâm nhất?
Công nghệ sản xuất
Kỹ thuật quản lý môi trường
Thực hành quản lý nôi vi
Yù kiến khác:
25.Loại hỗ trợ tài chính nào mà doanh nghiệp quan tâm nhất?
Thiết bị
Công nghệ
Đào tạo
Cơ sở hạ tầng
Yù kiến khác:
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Ý KIẾN QUÝ BÁU CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 28CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1.4 GIỚI HẠN VÙNG NGHIÊN CỨU 3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2.1 LUẬT, QUY ĐỊNH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN
ĐẾN DOANH NGHIỆP VVN 6
QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 8 2.3 TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP 12 2.3.1 ISO 14001 12 2.3.1.1 Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO
14001 12 2.3.1.2 Quá trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 12 2.3.1.3 Những lợi ích và khó khăn của việc thực hiện hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 13 2.3.2 SẢN XUẤT SẠCH HƠN 14
2.3.2.1 Ýù nghĩa của SXSH 14 2.3.2.2 Khái niệm Sản Xuất Sạch Hơn (SXSH) của UNEP 15
Trang 292.3.3 QUẢN LÝ NỘI VI 18
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG QUẬN TÂN
PHÚ
3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 20 3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ 23 3.3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 25
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ
A - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
4.1 Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp 29 4.2 Tình hình phát triển 31 4.3 Phân bố sản xuất 32 4.4 Nhận xét chung về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn Quận Tân Phú 33
B - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
4.5 Hiện trạng môi trường của doanh nghiệp sản xuất giấy tái
sinh 34
4.6 Hiện trạng môi trường ngành chế biến thực phẩm 46 4.7 Hiện trạng môi trường ngành sản xuất nhựa 60 4.8 Hiện trạng môi trường ngành tái chế kim loại 68
Trang 30ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ
5.1 Đánh giá chung về tình hình khảo sát 74 5.2 Đánh giá chung về tình trạng sản xuất 75 5.3 Vấn đề môi trường của các doanh nghiệp VVN trên địa bàn Quận Tân Phú 77 5.4 Quan diểm của các doanh nghiệp VVN về vấn đề môi trường đối với hoạt động kinh doanh 79 5.5 Xu hướng áp dụng các chương trình Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp VVN 83 5.6 Hiện trạng áp dụng các chương trình Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp 85
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ
6.1 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN TÂN PHÚ 6.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý của ban môi trường Quận 89 6.1.2 Đề xuất các chính sách hỗ trợ từ nhà nước 101 6.1.3 Các biện pháp cưỡng chế 103 6.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VVN
6.2.1 Giải pháp sản xuất sạch hơn 105
Trang 316.2.3 Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho các doanh nghiệp 106 6.2.4 Thuê xử lý nước thải 107 6.2.5 Kết luận 108
6.3 Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN trên địa bàn
Quận Tân Phú
6.3.1 Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN
sản xuất giấy tái sinh 110 6.3.2 Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN
chế biến thực phẩm 112 6.3.3 Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN
sản xuất nhựa 113 6.3.4 Giải pháp Quản lý Nội Vi cho các doanh nghiệp VVN
gia công-tái chế kim loại 115
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN 117 7.2 KIẾN NGHỊ 118
Trang 32CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.8 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn sản xuất công nghiệp chưa phát triển, lượng chất thải sinh ra còn
ít, khả năng đồng hoá ô nhiễm môi trường (tự làm sạch) còn lớn nên vấn đề chấtthải và bảo vệ môi trường chưa được nhận thức đúng đắn Lúc bấy giờ, chất thảiđược thải bỏ trực tiếp vào môi trường không qua xử lý Cách giải quyết chất thảinhư vậy đã dẫn tới ô nhiễm môi trường trầm trọng
Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hoá, công nghiệp hoá đangdiễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trườngbức xúc liên quan đến các hoạt động dân sinh, công nghiệp, dịch vụ… đang cần cósự nghiên cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới phát triển bền vững, trong đóviệc quản lý ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp sản xuất là một trongnhững vấn đề cấp bách, hết sức nan giải và còn nhiều bất cập
Quận Tân Phú là một trong những Quận phát triển mạnh về hoạt động sản xuấtcông nghiệp và dịch vụ Hiện nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, tưnhân và hơn bốn ngàn doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động xenkẽ trong khu dân cư Tuy nhiên, chất thải từ các doanh nghiệp này không xử lýmà cho thải trực tiếp vào môi trường như khí thải được phát tán trực tiếp ra khôngkhí, nước thải cho tự thẩm thấu hoặc đổ vào cống chung của thành phố hay thảivào kênh rạch trên địa bàn của Quận gây ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt,nước ngầm trầm trọng Đặc biệt, chất thải rắn công nghiệp phần lớn được vứt lẫnlộn với rác đô thị và đưa đến các bãi rác thành phố, thậm chí còn đổ bừa bãixuống kênh rạch, ra các khu đất trống gây nên tình trạng mất vệ sinh trầm trọng
Trang 33Các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm trên địa bàn Quận thuộc các ngành chínhsau:
Sản xuất giấy tái sinh
Sản xuất nhựa
Sản xuất, chế biến thực phẩm
Sản xuất tái chế kim loại
Sản xuất cao su
Sản xuất giày da
Doanh nghiệp hầu hết nằm xen kẽ trong khu vực dân cư vốn rất đông đúc củaQuận Tân Phú nên việc nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp từ doanh nghiệpkhông qua xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọngđến môi trường và chất lượng cuộc sống người dân là điều đáng được lưu tâm.Việc điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm do hoạt động sản xuất doanhnghiệp và đề ra các giải pháp giảm thiểu thích hợp với điều kiện của các doanhnghiệp này là điều hết sức thiết thực, đây cũng chính là mục đích thực hiện củanghiên cứu này
Từ nhận định trên, đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nângcao hiệu quả quản lý môi trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bànQuận Tân Phú” mong muốn đóng góp một phần vào việc cải thiện những khókhăn hiện nay trong công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp , Ban MôiTrường tại Quận nói riêng, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững củathành phố nói chung
1.9 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng quản lý Môi Trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiQuận Tân Phú Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất,vốn và mặt bằng của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trên địa bàn Quận
Trang 341.10 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu về tình hình kinh tế, kỹ thuật, xã hội của Quận Tân Phú
Thu thập số liệu về hệ thống sản xuất và ô nhiễm do hoạt động của doanhnghiệp vừa và nhỏ
Xác định nguồn ô nhiễm chính và đánh giá mức ô nhiễm môi trường tạidoanh nghiệp
Xây dựng giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm cho từng ngành
1.4 GIỚI HẠN VÙNG NGHIÊN CỨU
Các ngành sản xuất trên Quận Tân Phú có trên bốn ngàn doanh nghiệp với rấtnhiều ngành nghề khác nhau Việc chọn ra ngành điển hình để đề xuất hướngquản lý là quan trọng Cơ sở để đề tài lựa chọn các ngành sản xuất này là:
Hiện đang gây ô nhiễm môi trường
Các ngành nghề được Quận khuyến khích phát triển, phù hợp quy hoạchsản xuất
Không nằm trong kế hoạch bắt buộc di dời khỏi địa bàn đến KCN hoặcchuyển đổi ngành nghề sản xuất Trong quy hoạch của Quận thì các doanhnghiệp của ngành này vẫn được làm việc trong khu vực dân cư nếu đã đầu
tư các hệ thống xử lý kiểm soát chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắncông nghiệp…)
Đề tài đã xem xét và lựa chọn các ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm lớnđể khảo sát và đề xuất phương hướng giải quyết :
Sản xuất tái chế-gia công kim loại
Sản xuất nhựa
Sản xuất giấy tái sinh
Sản xuất, chế biến thực phẩm
Trang 351.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận Tân Phú
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tài liệu và tham khảo cơ sở dữ liệu tại Phòng Tài nguyên vàMôi trường, Phòng Thống kê, Phòng Quản lý CTR Quận Tân Phú, ViệnTài nguyên và Môi trường
Bản báo cáo “ ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG”của doanh nghiệp
Bản báo cáo của Ban môi trường Quận về tình hình ô nhiễm dohoạt động doanh nghiệp
Bản “ KÊ KHAI MÔI TRƯỜNG” của doanh nghiệp
Phương pháp thống kê: nhằm thu nhập và xử lý số liệu về kinh tế xã hội đãcó của điạ bàn khảo sát
Phương pháp điều tra: Lập phiếu điều tra về hiện trạng sản xuất, nguồnthải chính, quan điểm của doanh nghiệp về vấn đề môi trường Sau đó tiếnhành khảo sát điển hình tại một số ngành sản xuất, tập trung số lượng vềmôi trường của doanh nghiệp, khảo sát nguồn tiếp nhận nước thải chínhcủa doanh nghiệp ô nhiễm điển hình
Phân tích và tổng hợp: dựa vào tài liệu tham khảo và thu thập tài liệu kếthợp khảo sát thực địa từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp cho côngtác quản lý môi trường của doanh nghiệp từng ngành
1.7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung chính gồm 7 chương như sau:
Chương 1: Chương mở đầu đề cập đến tính cấp thiết và các cơ sở cho quá trình
thực hiện đồ án
Trang 36Chương 2: Tổng quan về các giải pháp quản lý môi trường của Nhà nước như
Luật, quy định và các chính sách liên quan đến doanh nghiệp VVN, Thanh tramôi trường, Kiểm soát môi trường; các lệ phí ô nhiễm…; đồng thời tổng quan vềcác hệ thống quản lý môi trường áp dụng trong doanh nghiệp như: ISO14001,SXSH, Quản lý nội vi, Xử lý cuối đường ống
Chương 3: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Quận Tân Phú
Chương 4: Khảo sát thực trạng quản lý và môi trường tại doanh nghiệp VVN như:
hiện trạng sản xuất, quy trình sản xuất, các nguồn thải chính…
Chương 5: Đánh giá chung về tình hình môi trường và quan điểm của các doanh
nghiệp về vấn đề môi trường đối với hoạt động kinh doanh
Chương 6: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho doanh
nghiệp như đề xuất mở rộng thẩm quyền phạt vi phạm hành chánh về môi trường,quy trình quản lý môi trường của Ban Môi trường Quận; các giải pháp Quản lýNội vi cho từng ngành
Chương 7: Kết luận – Kiến nghị
Trang 37CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2.4 LUẬT, QUY ĐỊNH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN
DOANH NGHIỆP VVN
Năm 1986, Đảng đã thực hiện cải tổ, trong đó cải cách kinh tế chiếm vị trí quantrọng Những thay đổi này đã hình thành luật pháp, nền móng kinh tế và chính trịcho sự phát triển của hệ thống kinh tế tại Việt Nam bao gồm quốc doanh, hợp tácxã, các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình
Kèm theo những chính sách cải tổ nền kinh tế đã hình thành một đạo luật quốcgia và nỗ lực to lớn để ban hành luật và qui phạm pháp luật cần thiết để thi hànhnhững thay đổi trong luật kinh tế Quan trọng nhất là Hiến Pháp năm 1992 đượccông nhận hợp pháp và phù hợp cho từng thành phần kinh tế riêng biệt bao gồm:quyền xử lý bình đẳng giữa tất cả các thành phần kinh tế trong đó lĩnh vực nhànước giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế Thêm vào đó có nhiều điều luật quantrọng trong pháp luật được thành lập nhằm nhận thức nguyên tắc cơ bản, baogồm: Luật đất đai (1993), Luật đầu tư nước ngoài (1988), Luật doanh nghiệp(1991), Luật về thuế thu nhập (1993), Luật thuế xuất nhập khẩu (1992), quy địnhvề thuế đất đai và nhà cửa (1992), Luật sửa đi và bổ sung trong thuế xuất nhậpkhẩu (1993), Luật sửa đổi và bổ sung trong trong thuế tiêu dùng (1993), Luật vềthuế sử dụng đất nông nghiệp (1993), Bộ luật lao động (1993), Luật về phá sản(1994), Luật về thuế trong chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (1994), Luật về khuyếnkhích đầu tư trong nước (1994), Luật sửa đổi doanh nghiệp (1994), Luật về doanhnghiệp nhà nước (1995), Luật về ngân sách (1996), Luật thương mại (1997)
Trang 38Sự nỗ lực của chính phủ tạo nên khung pháp lý và thể chế trong các năm trước,đã tạo nhiều môi trường thuận lợi cho phép những doanh nghiệp tư nhân hoạtđộng song song với doanh nghiệp quốc doanh (SOEs) và hợp tác xã, đóng gópvào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Kết quả, doanh nghiệp đã có một luật
cơ bản để hoạt động, không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan của nhà nước Dướikhung pháp lý ban hành, giới hạn của quyền sở hữu, doanh nghiệp tại Việt Namchia ra thành các loại sau: doanh nghiệp quốc doanh (SOEs), hợp tác xã, công tyTNHH của người Việt Nam, công ty cổ phần của người Việt Nam (chung cổphần), doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (quyền sở hữu duy nhất), công ty liêndoanh và công ty 100% vốn nước ngoài Trong mạng lưới, doanh nghiệp VVNhướng tới các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH Thêm vào đó, những loạihình doanh nghiệp khác, chẳng hạn như tư nhân và buôn bán hộ gia đình cũng tồntại, chúng có thể gọi là “doanh nghiệp cực nhỏ”, nó cũng quá nhỏ để trở thànhdoanh nghiệp VVN
Hơn nữa, Đại hội Đảng lần thứ VIII đưa ra những hướng dẫn chi tiết “ để pháttriển doanh nghiệpVVN, cơ bản là phải dựa trên công nghệ thích hợp mà đòi hòivốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian hoàn vốn ngắn“ trong chính sách vềhiện đại hoá, công nghiệp hoá, sự hoà nhập trong vùng và thế giới của Việt Nam.Bên cạnh việc thực thi những chính sách này, Đảøng và Nhà nước Việt Nam đangquan tâm nhiều đến vai trò việc cải cách doanh nghiệp và mở rộng tự do thươngmại, đây là mục tiêu để tăng hiệu quả và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Vào ngày 20/08/1998, Chính phủ ban hành văn bản số 681/CP – KTN định nghĩachính thức doanh nghiệp VVN, kêu gọi sự hợp tác của Bộ Kế hoạch và đầu tư vớicác ban, ngành, để lập ra chiến lược phát triển doanh nghiệp VVN (SMEs) Vào
Trang 39ngày 31/05/1999, chính sách khuyến khích doanh nghiệp VVN của Hội đồngnghiên cứu Chính phủ (PMRC), do Bộ kế hoạch và đầu tư chủ toạ đã thành lập.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (VVN) là những cơ sở sản xuất – kinh doanh có tư cáchpháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao độngthoã mãn các quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từngthời kỳ phát triển của nền kinh tế
Doanh nghiệp VVN gồm các loại hình cơ sở sản xuất – kinh doanh nằm trong cácquy định của chính phủ như:
Các doanh nghiệp nhà nước đăng ký theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước
Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp tưnhân đăng ký hoạt động theo Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân,Luật Doanh nhiệp và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Các hợp tác xã đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã
Các cá nhân và nhóm sản xuất – kinh doanh đăng ký theo Nghị định HĐBT
66-2.5 NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Theo sự phát triển của xã hội, sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng như làmột hành động tất yếu để tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mỗicộng đồng, từ đó lượng chất thải ô nhiễm ngày càng tăng theo, khả năng đồnghoá ô nhiễm của môi trường ngày một yếu dần và trở nên quá tải, ô nhiễm môitrường bắt đầu hiện rõ và lúc này con người mới nhận thức được tầm quan trọngcủa việc quản lý và bảo vệ môi trường Cùng lúc này, các chính sách và các quyđịnh pháp luật về quản lý môi trường được ban hành, đòi hỏi các doanh nghiệp
Trang 40phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để làm giảm bớt các vấn đề chất thải côngnghiệp của họ
Một cách tiếp cận mới về mặt nhận thức được mở ra tập trung vào việc xử lý cácchất thải trước khi thải vào môi trường, thường được gọi là cách tiếp cận “ở cuốiđường ống” Đây là cách tiếp cận mang tính chất đối phó lại với chất thải quaviệc xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải, lắp đặt các thiết bị làm sạchkhí thải, các lò đốt chất thải rắn và các bộ phận chuyên dùng để khử độc tínhkèm theo, các bãi chôn lấp rác an toàn và hợp vệ sinh
Cách tiếp cận “cuối đường ống” tuy có hiệu quả nhưng vẫn bộc lộ nhiều khuyếtđiểm Khuyết điểm lớn nhất về mặt môi trường là chỉ cho phép làm giảm bớt mứcđộ ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, còn về thực chất chỉ là việc biến đổi cácchất ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác Mặt khác, giải pháp này đòi hỏi nhữngchi phí lớn cho đầu tư và vận hành Các chi phí này là bắt buộc và không có cơmay cho việc thu hồi lại vốn đầu tư
Những hạn chế trên đã thôi thúc các giải pháp mới hình thành Tất nhiên các giảipháp này chính là hướng tới việc ngăn chặn hoặc giảm bớt sự phát thải ô nhiễmtại nguồn Những chiến lược môi trường với nhiều tên gọi khác nhau như: Ngănngừa ô nhiễm, Giảm thiểu chất thải, Sản xuất sạch hơn,…dần dần được tiếp cậnnhư là một giải pháp nhằm giảm chi phí cho các hành động làm sạch môi trường.Kết quả là hiện nhiều nước trên thế giới đang thay thế dần từ cách tiếp cận “cuốiđường ống” cũng như “tái sinh” bằng cách tiếp cận bậc cao hơn là “Ngăn ngừa ônhiễm” Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp có thể chiathành ba nhóm chính:
Giảm thiểu tại nguồn
Tái sinh