Quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở đây rất nhanh, kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu d
Trang 1Trước hết em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô hiện đang công tác vàgiảng dạy tại khoa Môi Trường – Công nghệ Sinh Học trường Đại Học KỹThuật Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy bảo và truyền đạtnhững kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, em xin chân thànhbày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Trương Thanh Cảnh, người đã hướng dẫn tận tình, tạođiều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em chân thành càm ơn Tổ dịch vụ công ích – BQL dự án Quân Tân Phú đãtạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những tài liệu, số liệu xác thực để em hoàn thành đuợc đồán tốt nghiệp
Bên cạnh đó, em muốn chuyển lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đãluôn động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện : Trần Hữu Thức
Trang 2
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tân Phú là một quận nội thành của Thành phố Hồ chí Minh Quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở đây rất nhanh, kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải chất thải rắn sinh hoạt tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Quá trình hình thành các khu đô thị, khu dân cư ở Quận Tân Phú sẽ tạo ra một lượng đáng kể chất thải rắn sinh hoạt, bên cạnh đó việc thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở các khu đô thị, khu dân cư là nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt tác động trực tiếp lên môi trường đất, nước, không khí làm cho chất lượng môi trường
ở đây giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân sống trong khu vực
Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng nếu không có biện pháp quản lý hay xử lý thích hợp thì sẽ là môi trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân trong khu vực
Quận Tân Phú cũng đã và đang đối mặt với những thách thức trên Mặc dù đã được tăng cường về cở sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế Điều này nó thể hiện cái được và cái chưa được trong công tác quản lý chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của Quận Tân Phú
Trang 3Chính vì thế, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Quận Tân Phú là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa thực
tế Từ đó, đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp kiểm
soát ô nhiễm do rác thải sinh hoạt ở Quận Tân Phú - Thành phố Hồ chí Minh” được thực hiện sẽ đóng góp cho công tác quản lý CTR đô thị TP.HCM
được tốt hơn
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trước sức ép ngày càng gia tăng về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, hệ thống quản lý đã có nhiều khuyết điểm trong các khâu thu gom, vận chuyển cũng như trong cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Vì vậy, đề tài này được thực hiện với mục tiêu :
− Nghiên cứu hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại quận Tân Phú
− Đánh giá tác động môi trường do rác thải sinh hoạt tại quận Tân Phú
− Xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và tái chế
Trang 4CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
2.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
2.1.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
Chất thải rắn (Soild Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏtrong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất,các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…) Trong đó quan trọngnhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống
(Trần Hiếu Nhuệ,2001)
Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là : Vật chấtmà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồithường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thịnếu chúng được xã hội nhìn nhận một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu
gom và tiêu huỷ (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bịvứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt làmột bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạtđộng sinh hoạt thường ngày của con người
2.1.2 Nguồn gốc chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là các
cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chươngtrình quản lý chất thải rắn
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm :
− Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
− Từ các trung tâm thương mại
− Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
Trang 5− Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
− Từ các hoạt động công nghiệp
− Từ các hoạt động xây dựng đô thị
− Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.Chất thải đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thảitrong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp Cácloại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở Bảng 2.1
Chất thải rắn đô thị phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Căn cứ vào đặc điểmcủa chất thải rắn có thể phân chia thành 3 nhóm lớn nhất là : chất thải sinh hoạt,công nghiệp và nguy hại Nguồn thải của rác đô thị rất khó quản lý tại các nơi đấttrống bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trìnhphát tán
Bảng 2.1 : Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Trang 6Nguồn Các hoạt động và vị trí phát sinh
chất thải
Loại chất thải rắn
Nhà ở Những nơi ở riêng của một hay
nhiều gia đình Những căn hộ thấp, vừa và cao tầng …
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, hàng dệt, đồ
da, chất thải vườn, đồ gỗ, thuỷ tinh, hộp thiếc, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện …), chất sinh hoạt nguy hại
Thương
mại
Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu in …
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại …
Cơ quan Trường học, bệnh viện, nhà tù,
trung tâm chính phủ …
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại …
Xây dựng
và phá dỡ
Nơi xây dựng mới, sửa đường, san bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại
Gỗ, thép, bêtông, đất …
Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố, vật xén ra từ cây, chất thải từ các công viên, bãi tắm và các khu vực tiêu khiển Trạm xử
lý; lò thiêu
đốt
Quá trình xử lý nước, nươc thải và chất thải công nghiệp Các chất thải được xử lý
Khối lượng lớn bùn dư
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc,1993)
2.1.3 Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của chất thảirắn được sinh ra Khi thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp chúng ta gia tăng
Trang 7khả năng tái chế và tái sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinhtế và bảo vệ môi trường
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phânloại theo nhiều cách khác nhau như :
a Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải rắn được phân thành các loại :
Chất thải nguy hại : bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chấtthải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chấtthải nhiễm khuẩn, lây lan … có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người, động vật vàcây cỏ Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, côngnghiệp và nông nghiệp
Chất thải y tế nguy hại : là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có mộttrong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gâynguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng Các nguồn phát sinh chất thảibệnh viện bao gồm :
− Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
− Các loại kim tiêm, ống tiêm;
− Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
− Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
− Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây : chì, thuỷ ngân,Cadmi, Arsen, Xianua
− Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc hạicao, tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có những giải phápkỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó
Các chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân hoáhọc, các loại thuốc bảo vệ thực vật
Trang 8Chất thải không nguy hại : là những loại chất thải không chứa các chất và cáchợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
b Phân loại theo vị trí hình thành : Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn
trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ …
c Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Chất thải rắn được phân thành các loại sau :
c.1 Chất thải sinh hoạt : là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồmkim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dưthừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy,rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phânbiệt các loại chất thải rắn sau :
− Rác thực phẩm : bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả … loại chất thải nàymang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khóchịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm Ngoài các loại thức ăn dư thừatừ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn,ký túc xá, chợ …
− Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người vàphân động vật khác
− Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khuvực sinh hoạt dân cư
− Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm : các loại vật liệu sau đốtcháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy kháctrong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than
c.2 Chất thải rắn công nghiệp : là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công
Trang 9nghiệp gồm :
− Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ, trongcác nhà máy nhiệt điện;
− Các phế thải từ nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
− Các phế thải trong quá trình công nghệ;
− Bao bì đóng gói sản phẩm
c.3 Chất thải xây dựng : là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bêtông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v… chất thải xây dựng gồm :
− Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
− Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;
− Các vật liệu như kim loại, chất dẻo …
− Chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiênnhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố
c.4 Chất thải nông nghiệp : là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các
hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, cácsản phẩm thải ra từ các chế biến sữa, của các lò giết mổ …
d Phân loại theo công nghệ xử lý – quản lý
Phân loại chất thải rắn theo dạng này người ta chia ra các thành phần nhưsau : các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp ( Bảng2.2)
Bảng 2.2 : Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành phần Định nghĩa Thí dụ
1 Các chất cháy được :
− Giấy − Các vật liệu làm từ giấy − Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh
Trang 10− Giầy, băng cao su …
2 Các chất không cháy
được :
− Kim loại sắt
− Kim loại không phải
sắt
− Thuỷ tinh
− Đá và sành sứ
− Các loại vật liệu và sảnphẩm được chế tạo từ sắt màdễ bị nam châm hút
− Các vật liệu không bị namchâm hút
− Các vật liệu và sản phẩmchế tạo từ thuỷ tinh
− Các vật liệu khôngcháy khác ngoài kim loại vàthuỷ tinh
−Hàng rào, dao, nắp lọ …
−Vỏ hộp nhôm, đồ đựngbằng kim loại
−Chai lọ, đồ dùng bằngthuỷ tinh, bóng đèn …
− Đá cuội, cát, đất …
3 Các chất hỗn hợp : − Tất cả các loại vật liệu khác
không phân loại ở phần 1 và 2đều thuộc loại này Loại nàycó thể chia làm hai phần vớikích thước > 5mm và < 5 mm
(Nguồn : Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, 1999)
2.1.4 Thành phần chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn đô thị được xác định ở Bảng 2.3 và Bảng 2.4.Giá trị của các thành phần trong chất thải rắn đô thị thay đổi theo vị trí, theo mùa,theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Sự thay đổi khối lượng chất thải rắntheo mùa đặc trưng ở Bắc Mỹ được trình bày ở Bảng 2.5 Thành phần rác thảiđóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý rác thải
Bảng 2.3 : Thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát thải % Trọng lượng
Dao động Trung bình
Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc biệt và
nguy hiểm
Trang 11Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình
Các dịch vụ đô thị
Công viên và các khu vực tiêu khiển 1,5 – 3 2,0
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993)
Bảng 2.4 : Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý
Thành Phần % Trọng lượng
Khoảng giá trị Trung bình
(Nguồn : Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
Bảng 2.5 : Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải % khối lượng % thay đổi
Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng
Trang 12Nhựa dẻo 9,1 8,2 9,9
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993)
2.1.5 Tính chất của chất thải rắn
2.1.5.1 Tính chất lý học của chất thải rắn
Việc lựa chọn và vận hành thiết bị, phân tích và thiết kế hệ thống xử lý, đánhgiá khả năng thu hồi năng lượng … phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý củachất thải rắn
Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị bao gồm : khốilượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp Trong đó, khối lượng riêngvà độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắnđô thị ở Việt Nam
a Khối lượng riêng
Khối lượng riêng (hay mật độ) của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm,độ nén của chất thải Trong công tác quản lý chất thải rắn, khối lượng riêng làthông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thugom vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chấtthải
Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vịthể tích (kg/m3) Dữ liệu về khối lượng riêng cần thiết để định mức tổng khốilượng và thể tích chất thải cần phải quản lý Khối lượng riêng của các hợp phầntrong chất thải rắn đô thị được trình bày ở Bảng 2.6
Trang 13Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa lý,mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử dụng các giá trịtrung bình đã được lựa chọn Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ
120 đến 590 kg/m3 Đối với xe vận chuyển, rác có thể bị ép lên đến 830 kg/m3.Khối lượng riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng đểxác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị làkg/m3(hoặc lb/yd3)
Bảng 2.6 : Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị
Loại chất thải Khối lượng riêng lb/yd 3
Dao động Trung bình
Trang 14đốt Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm Rác thải thựcphẩm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thuỷ tinh, kim loại có độ ẩm thấp nhất.Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kị khí phân huỷgây thối rữa.
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng hai cách :
− Phương pháp trọng lượng ướt : độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % củatrọng lượng ướt vật liệu;
− Phương pháp trọng lượng khô : độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % củatrọng lượng khô vật liệu;
Phương pháp trọng lượng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý chấtthải rắn Độ ẩm theo phương pháp trọng lượng ướt được biểu diễn dưới dạng toánhọc như sau :
M = [(w – d)/w]x100
Trong đó : M : độ ẩm %
w : trọng lượng ban đầu của mẫu, kg(g)
d : trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở 105oC, kg(g)
Bảng 2.7 : Độ ẩm của rác sinh hoạt Thành phần Độ ẩm (%)
Khoảng dao động Giá trị trung bình
Trang 15Rác làm vườn 30 – 80 60
(Nguồn : George Tchobanogous, 1977)
2.1.5.2 Tính chất hoá học của chất thải rắn
Các chỉ tiêu hoá học quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị gồm chất hữu cơ,chất tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị
a Chất hữu cơ
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu đã làm phân tích xác định độẩm đem đốt ở 950oC trong 1 giờ, để nguội trong bình hút ẩm 1 giờ rồi đem cân đểxác định lượng tro còn lại sau khi đốt Thông thường chất hữu cơ dao động trongkhoảng 40 – 60%, giá trị trung bình là 35% Chất hữu cơ được tính theo công thứcsau :
Chất hữu cơ (%) = [(c – d)/c]x100
Trong đó : c : Trọng lượng mẫu ban đầu
d : Trọng lượng mẫu chất rắn sau khi đốt ở 950oC
b Chất tro (chất vô cơ)
Chất tro là phần còn lại sau khi nung ở 950oC, tức là các chất trơ dư hay chấtvô cơ
Chất vô cơ(%) = 100 – chất hữu cơ(%)
Trang 16Hàm lượng cacbon cố định là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô
cơ khác không phải là cacbon không tro khi nung ở 950oC, hàm lượng này thườngchiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7% Các chất vô cơ khác trong trogồm thuỷ tinh, kim loại, …Đối với chất thải rắn đô thị, các chất vô cơ này chiếmkhoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%
Thành phần Chất dư trơ + , % Hàm lượng năng lượng, Btu/lb
Dao động Trung bình Dao động Trung bình
Trang 17Can thiếc(đồ hộp) 96 – 99+ 98,0 100 – 500 300
Bảng 2.8 : Số liệu trung bình về chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp phần
trong chất thải rắn đô thị
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al, 1993)
2.1.5.3 Thành phần sinh học của chất thải rắn
Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, cao su, da) củahầu hết chất thải rắn có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau :
− Các phần tử có thể hoà tan trong nước như : đường, tinh bột, amino acidvà nhiều hữu cơ
− Bán cellulose : các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon
− Cellolose : sản phẩm ngưng tụ của đường glulose 6 cacbon
− Dầu, mỡ và sáp : là những esters của alcohols và acid béo mạch dài
− Lignin : một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl
− Lignocelluloza : hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau
− Protein : chất tạo thành các amino acid mạch thẳng
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị làhầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hoá sinh học thành khí, cácchất rắn vô cơ và hữu cơ khác Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quanđến tính dễ phân huỷ của các vật liệu hữu cơ trong chất thải rắn đô thị như rácthực phẩm
a Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS : Volatile Substances) , xác định bằng cáchđốt cháy chất ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phânhuỷ sinh học của hữu cơ trong chất thải rắn Tuy nhiên sử dụng VS để mô tả khả
Trang 18một vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất dễ bay hơi nhưng lại kém khảnăng phân huỷ sinh học là giấy in và cành cây Thay vào đó, hàm lượng lignincủa chất thải rắn có thể áp dụng tỉ lệ phần dễ phân huỷ sinh học của chất thảirắn, và được tính toán bằng công thức :
BF = 0.83 – 0.028LC
Trong đó : BF : tỷ lệ phần phân huỷ sinh học biểu diễn trên cơ sở hàm lượngchất rắn bay hơi
0.83 và 0.028 : hằng số thực nghiệm
LC : hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % trọng lượng khôKhả năng phân huỷ sinh học của một vài hợp chất hữu cơ tìm thấy trong chấtthải rắn đô thị, dựa trên cơ sở hàm lượng lignin Chất thải với hàm lượng lignincao như : giấy in có khả năng phân huỷ sinh học kém hơn đáng kể so với các chấtthải hữu cơ khác trong chất thải rắn đô thị Trong thực tế các thành phần hữu cơtrong chất thải rắn thường được phân loại thành phần phân huỷ chậm và phầnphân huỷ nhanh
b Sự phát sinh mùi hôi
Mùi hôi có thể sinh ra khi chất thải được chứa trong khoảng thời gian dài ởtrong nhà, trạm trung chuyển và ở bãi đổ Mùi hôi phát sinh đáng kể ở các thùngchứa bên trong nhà vào mùa khô có khí hậu nóng ẩm Mùi hôi là do sự phát sinhcủa các khí sau : CH4, NH3, H2S, …
c Sự sinh sản của ruồi
Vào thời gian hè ở những vùng khí hậu nóng ẩm Sự sinh sản của ruồi trongchất thải rắn là vấn đề đáng quan tâm Ruồi có thể phát triển nhanh trong khoảngthời gian không đến sau khi trứng ruồi được kí vào Chu kỳ phát triển của ruồi từkhi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được mô tả như sau :
Trang 19Trứng phát triển : 8 ÷ 12 giờ
Giai đoạn 1 của ấu trùng : 20 giờ
Giai đoạn 2 của ấu trùng : 24 giờ
Giai đoạn 3 của ấu trùng : 3 ngày
Giai đoạn nhộng : 4 ÷ 5 ngày
d Sự chuyển đổi lý – hoá sinh của CTR
Những biến đổi lý học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành quản lýCTR gồm :
Phân loại
Giảm thể tích cơ học
Giảm kích thước cơ học
Phân loại : Quá trình này có thể tách riêng các thành phần CTR nhằm tách
riêng từ hỗn hợp sang dạng tương đối đồng nhất để thu hồi các thành phần có thểtái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị Ngoài ra có thể tách riêng những thành phầncó khả năng thu hồi năng lượng
Giảm thể thể tích cơ học : Phương pháp nén thường được áp dụng để giảm thể
tích chất thải, thông thường sử dụng những xe thu gom có lắp bộ phận ép nhằmtăng khối lượng rác thu gom trong một chuyến thu gom từ CTR thông thường,đóng kiện để giảm chi phí xử lý và vận chuyển Đồng thời áp dụng phương phápnày tăng thời gian sử dụng BCL
Giảm kích thước cơ học : Việc giảm kích thước cơ học nhằm thu CTR có kích
thước đồng nhất và nhỏ so với kích thước ban đầu của chúng Trong một số trườnghợp thể tích của số chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu
e Sự chuyển đổi hoá học
Quá trình chuyển hoá của CTR bao gồm quá trình chuyển pha : từ rắn sanglỏng, lỏng sang khí …
Trang 20Để làm giảm thể tích và thu hồi sản phẩm của quá trình chuyển hoá hoá họcthường sử dụng các phương pháp sau :
Đốt (hay sự oxy hoá hoá học) : là phản ứng hỗn hợp có sự tham gia của oxy
với các thành phần hữu cơ trong chất thải sinh ra các hợp chất bị oxy hoá cùngvới sự phát sáng và toả nhiệt
CHC + O2 → CO2 + H2O + NO2 + O2 dư + NH3 + SOXCác thông số cần lưu ý với lò đốt rác :
− Lượng oxy cung cấp
− Nhiệt độ duy trì trong lò đốt
− Thời gian đốt
− Mật độ xáo trộn bên trong lò
− Vật liệu xây dựng lò đốt để đảm bảo tính cách nhiệt
Quá trình nhiệt phân : hầu hết các chất hữu cơ có thể phân huỷ qua các phản
ứng bởi nhiệt và ngưng tụ trong các điều kiện không có oxy tạo thành nhữngthành phần lỏng và khí
Một số đặc tính cơ bản của quá tình nhiệt phân :
− Dòng khí sinh ra có chứa Hidro, CH4, Cacbon monoxit, Cacbon dioxit vànhiều loại khí khác tuỳ thuộc vào bản chất, thành phần, tính chất của CTR đem điđiện phân
− Lượng than dầu dạng lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng chứa các hoáchất như : axit axetic, axeton, metanol
− Thành phần cacbon nguyên chất và một số loại chất trơ khác
Quá trình hoá khí : là quá trình đốt cháy một phần nguyên liệu cacbon để thu
nguyên liệu và khí CO, H2, và một số hidro cacbon, trong đó có metan
f Sự chuyển đổi sinh học
Dựa trên đặc điểm của CTR đô thị có các thành phần rác hữu cơ, có thể bịphân huỷ bởi vi sinh vật như : vi khuẩn, nấm men Người ta sản xuất phân
Trang 21compost để bổ sung thêm dung dịch cần thiết trong quá trình ủ phân, xảy ra trongquá trình hiếu khí hay kỵ khí.
Quá trình phân hủy kỵ khí : quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ trong CTR
đô thị trong điều kiện kỵ khí xảy ra theo các bước sau đây :
Quá trình thuỷ phân các hợp chất có phân tử lượng thành những hợp chất thíchhợp là nguồn năng lượng Chuyển hoá các hợp chất ở giai đoạn trước thành nhữnghợp chất có phân tử lượng thấp hơn Chuyển đổi các hợp chất trung gian thànhnhững sản phẩm chủ yếu là CH4 và CO2 Trong quá trình phân huỷ kỵ khí cónhiều loại vi sinh vật tham gia vào quá trình chuyển hoá chất hữu cơ của chất thảitạo thành những sản phẩm bền vững Ngoài ra, còn một số nhóm vi sinh vật kỵkhí lên men của các sản phẩm đã cắt mạch thành những hợp chất có thành phầnđơn giản hơn, chủ yếu là axit axetic Sau đó H2 và CH3COOH sẽ được tiếp tụcchuyển hoá thành CH4 và CO2
Quá trình phân hủy hiếu khí : dựa trên hoạt động các vi khuẩn hiếu khí với sự
có mặt của oxy, thông thường sau 2 ngày, nhiệt độ phát triển và đạt khoảng 45o.Sau 6 – 7 ngày nhiệt độ 70 – 75oC Với điều kiện nhiệt độ này thì đảm bảo điềukiện tối ưu cho vi sinh vật hoạt động
2.1.6 Tốc độ phát sinh chất thải rắn
Việc tính toán tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng trongviệc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phátsinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom,vận chuyển tới quản lý
Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống phương pháp xácđịnh tổng lượng rác Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để định lượngrác thải ở một khu vực
Đo khối lượng
Phân tích thống kê
Trang 22 Dựa trên các đơn vị thu gom rác(thí dụ thùng chứa)
Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải
Tính cân bằng vật chất
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn
Sự phát triển kinh tế và nếp sống :
Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát triểnkinh tế của một cộng đồng Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là cógiảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túinylon) đã tăng lên trong ba thập kỷ và tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thugom) của chất thải cũng giảm đi
Mật độ dân số :
Các nghiên cứu xác minh rằng khi mật độ dân số tăng lên, nhà chức trách sẽphải thải bỏ nhiều rác thải hơn Nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng cómật độ cao hơn sẽ sản sinh ra nhiều rác thải hơn mà dân số cộng đồng có mật độthấp có các phương pháp xử lý rác khác chẳng hạn như làm phân compost trongvườn hay đốt rác sau vườn
Sự thay đổi theo mùa :
Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuốinăm tài chính (tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận
Hình 2.1 : Sơ đồ tính cân bằng vật chất
Trang 23mật độ dân số Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát thải trong nhữngngôi nhà mật độ cao như rác thải vườn Cũng không khó để giải thích vì sao cáchộ gia đình ở nông thôn sản sinh ít chất thải hơn các hộ gia đình ở thành phố.
Tần số và phương thức thu gom :
Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các gia đìnhsẽ tìm cách khác để thải rác Người ta phát hiện ra rằng nếu tần số thu gom rácthải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang các thùng di động 240 lít,lượng rác thải đã tăng lên, đặc biệt là rác thải vườn Do đó vấn đề quan trọngtrong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu gom, màcòn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra bãi chôn lấp, vì rác thải vườnđã từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như : dư luận, ý thức cộng đồng … theo dự ánmôi trường Việt Nam Canada (Vietnam Canada Environment Project) thì tốc độphát sinh rác thải đô thị ở Việt Nam như sau :
Rác thải khu dân cư (Residential wastes) : 0,3 – 0,6 kg/người/ngày
Rác thải thương mại (Commercial wastes) : 0,1 – 0,2 kg/người/ngày
Rác thải quét đường (Street sweeping wastes) : 0,05 – 0,2 kg/người/ngày
Rác thải công sở (Institution wastes) : 0,05 – 0,2 kg/người/ngày.Tính trung bình ở : Việt Nam : 0,5 – 0,6 kg/người/ngày
Singapore : 0,87 kg/người/ngàyHongkong : 0,85 kg/người/ngàyKarachi, Pakistan : 0,50 kg/người/ngày
2.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
2.2.1 Môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân huỷnhanh chóng Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồnnước khác như : nước mưa, nước ngầm, nước mặn, hình thành nước rò rỉ Nước rò
Trang 24rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân huỷ sinh học trong rác cũngnhư trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quátrình phân huỷ sinh học, hoá học … Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉrất cao (COD : từ 3.000 – 60.000 mg/l; N-NH3 : từ 10 – 800 mg/l; BOD5 : từ 2.000– 20.000 mg/l; TOC (Cacbon hữu cơ tổng cộng) : 1.500 – 20.000 mg/l; Phosphorus
tổng cộng : 5 – 100 mg/l; … và lượng lớn các vi sinh vật) (Trần Hiếu Nhuệ,2001).
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi rác không có đáy chống thấm, sụtlún hoặc lớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nướcngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm khi con người sửdụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt Ngoài ra, chúng có khả năng
di chuyển theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nướcmặt
Nếu nước thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạnlên men axit sẽ cao hơn so với giai đoạn lên men mêtan Đó là các axit béo mớihình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại Các hợp chất hydroxytvòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn, …Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hoá trị 3 thành sắt có hoá trị 2 sẽkéo theo sự hoà tan của các kim loại như : Ni, Pd, Cd, Zn Vì vậy, khi kiểm soátchất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kimloại nặng trong thành phần nước ngầm
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như : chất hữu cơ
bị halogen hoá, các hydrocacbon đa vòng thơm, … chúng có thể gây đột biến gen,gây ung thư Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâmnhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ của conngười hiện tại và cả thế hệ mai sau
2.2.2 Môi trường không khí
Trang 25Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ônhiễm không khí Rác thải có thể bị vi sinh vật phân hủy, tạo nên các khí độc gâymùi Cũng như chất thải khác có khả năng thăng hoa phân tán vào không khí gây
ô nhiễm trực tiếp, cũng có các loại rác thải dễ phân huỷ (như thực phẩm, trái câyhỏng …), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35oC vàđộ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo mùi hôi và nhiều loại khí ônhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khoẻ và khả năng hoạt độngcủa con người Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thểhiện qua Bảng 2.9
Bảng 2.9 : Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải ở bãi rác
45 – 60
40 – 60
2 – 5 0,1 – 1,0 0,1 – 1,0
0 – 1,0
0 – 0,2
0 – 0,2 0,01 – 0,6
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993)
2.2.3 Môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đất trong 2điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo thành hàng loạt cácsản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2,
CH4
Với một lượng nước thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch củamôi trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít gây ô nhiễm hoặckhông ô nhiễm
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môitrường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng với kim
Trang 26loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồnnước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
Đối với rác không phân huỷ (nhựa, cao su, …) nếu không có giải pháp xử lýthích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất
2.2.4 Sức khoẻ con người
Chất thải rắn phát sinh từ đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cáchsẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và làm mấtmỹ quan đô thị
Thành phần CTR rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặcgia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết, … tạo điều kiện tốt cho muỗi,chuột, ruồi, … sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịchnếu không có biện pháp kiểm soát
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng … tồn tại trong rác có thể gâybệnh cho con người như : bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phóthương hàn, tiêu chảy, giun sán, …
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnhnguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chấtthải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như : kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, …Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đềnghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực gây ô nhiễmkhông khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trunggian truyền bệnh cho con người
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cảntrở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các con sông rạch và hệ thốngthoát nước đô thị
2.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam và trên thế giới
2.3.1 Quản lý rác ở Nuremberg – Đức
Trang 27a Việc giảm thiểu rác
Việc giảm thiểu rác tại Đức thể hiện rỏ nét với việc cấm sử dụng các loạichén đĩa bằng giấy Tuy nhiên, điều luật này gặp sự chống đối mạnh của các nhàsản xuất Ngoài ra, người ta gặp phải tình huống, do đóng tiền ký quỹ thấp đã lấyluôn chén đĩa bằng sứ về làm vật lưu niệm Để đánh giá hiệu quả của việc cấmsử dụng dụng cụ bàn ăn bằng giấy, người ta đang nghiên cứu so sánh phí xử lýchúng với phí dùng rửa dụng cụ bàn ăn bằng sứ cộng với phí xử lý nước rửachúng
b Chính sách mua bán
Một khía cạnh khác của chiến lược giảm thiểu rác của Nuremberg là chínhsách mua bán của thành phố này Chính quyền địa phương khuyến khích ngườitiêu dùng mua những sản phẩm sản sinh ra ít rác, những đồ vật có thể tái chếđược hoặc làm bằng chất liệu có thể tái chế được Giấy được tái chế từ giấy rácthải của bưu điện được dùng trong tất cả các văn phòng Các sản phẩm sạch đượcbày bán và hưởng các ưu đãi về thuế
c Dịch vụ tư vấn
Chính quyền địa phương đã thành lập một đội cố vấn trung ương gồm 12 nhàcố vấn về rác, trong đó có 4 chuyên gia về rác gia đình và 8 chuyên gia về rácthương mại Các nhà cố vấn này gúp cho việc giảm lượng rác bằng cách hướngdẫn mua hàng ít rác, ủ phân rác gia đình, và dùng các sản phẩm tái sử dụng được
Ý thức được rằng các biện pháp ngăn chặn rác thay đổi theo từng khu vựckhác nhau, chính quyền địa phương Nuremberg đã triển khai chiến lược ngănchặn rác cho các ngành thương mại đặc biệt, như ngành mua bán xe môtô, ngànhxây dựng và các siêu thị Kết hợp chặt chẽ với các nhà thương nghiệp thành phố,chính quyền địa phương có thể giúp đỡ họ học tập bài học kinh nghiệm lẫn nhaugiữa ngành này và ngành khác
d Các chính sách hỗ trợ
Tiếp theo những sáng kiến hợp lý này, một khía cạnh cuối cùng của luật lệ địa
Trang 28phương là chính quyền địa phương có quyền từ chối cho phép đổ những loại ráccần phải ngăn chặn, hoặc cần phải tái chế.
Phí đổ rác được xem như là một sự khích lệ khác cho việc giảm thiểu hoặc táichế rác Đối với các hộ gia đình, phí đổ rác là 6 pfennings cho mỗi lít rác thugom, có nghĩa là để được lấy rác mỗi tuần một lần, mỗi hộ gia đình trung bìnhphải trả khoảng 300DM một năm Các hộ gia đình nhỏ có thể dùng chung mộtcontainer, và mỗi gia đình trả một phần, những hộ thải lượng rác gấp đôi phải trảgấp đôi Chính quyền địa phương đưa ra một sự khích lệ khác nhằm giảm thiểuchi phí thu gom rác bằng cách trợ giá cho việc ủ phân rác gia đình Nếu chủ hộcũng là chủ vườn, ủ phân tất cả rác gia đình và rác vườn của anh ta thay vì thảichúng ra để thành phố thu gom, thành phố sẽ trả trợ cấp một lần là 100DM choviệc ủ phân và 40DM cho dụng cụ
e Kết luận
Thành phố của Nuremberg đã giảm thiểu khối lượng rác phải quản lý hàngnăm từ 149.000 tấn vào năm 1989 còn 127.000 tấn vào năm 1994 Do việc thảirác gia tăng một cách đặc thù mỗi năm, nếu không có những biện pháp đáp ứngphù hợp và sự truyền bá rộng rãi, tổng số rác vào năm 1994 có thể đã là 200.000tấn Đáng ghi nhớ hơn, khối lượng rác độc hại đã giảm từ 65.126 tấn vào năm
1989 chỉ còn 15.498 tấn vào năm 1993
2.3.2 Quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
a Thực trạng phát thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật và dịch vụ lớn của cả nước, cùng với tốc độ phát triển của thành phố thì tốc độ rác thải cũng tăng theo Mỗi ngày thành phố đổ ra khoảng 5.000 – 5.200 tấn CTR, nhưng thu gom được khoảng 4.500 – 4.800 tấn/ngày Đến năm 2010, khối lượng CTR đô thị có thể đến 6.500-7.000 tấn/ngày (tỷ lệ tăng 10%/năm)
Để giải quyết khối lượng CTR trên,UBND Tp.HCM đã có ý kiến chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan,tập trung
Trang 29triển khai dự án xử lý rác của Công ty Vietstar và Sài Gòn Earthare (công suất 2.000-2.200 tấn/ ngày ), dự án VWS (công suất 3.000 tấn/ ngày ) và dự án Bãi chôn lấp số 2 ( công suất 1.500 tấn /ngày ) Đồng thời, Sở phải hoàn thiện qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTR đô thị choThành phố, giai đoạn 2007-2020, trong đó, đề xuất phương án kỹ thuật, tồn trữ rác tại nguồn, thu gom từ các nguồn phát sinh, thu gom trên đường phố, tái sinh, tái chế, xử lý và chôn lấp an toàn… trình UBND TP phê duyệt
b Các nguồn phát thải và thành phần rác chủ yếu ở Tp Hồ Chí Minh
Tình hình thải rác tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây cónhiều chuyển biến phức tạp, thành phần rác thải cũng đa dạng và ngày càng giatăng về mặt khối lượng Một số loại rác thải đô thị như : rác khu thương mại, rácxà bần, rác công nghiệp, … trước đây ít thì những năm gần đây mức độ tăng (khốilượng và thành phần chất thải) ngày càng cao Cũng như nhiều đô thị khác ở ViệtNam và trên thế giới, CTR sinh hoạt của thành phố Hồ Chí Minh cũng bao gồmkhoảng 14 – 21 thành phần khác nhau được trình bày trong Bảng 2.12
Bảng 2.10 : Thành phần CTR sinh hoạt của Tp Hồ Chí Minh
1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100,0 20 – 100,0
Trang 30c Hiện trạng tổ chức quản lý
Hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh được trìnhbày theo sơ đồ sau :
Trang 31Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức quản lý rác ở Tp HCM
c Thu gom và vận chuyển
Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình được chứa trong những thùng rác do ngườidân tự mua Rác ở hộ dân được thu gom bằng thủ công đổ vào các xe đẩy taycùng với rác đường phố Trên các đường phố, rác được chứa trong các thùng chứa
200 – 600 lit và thu gom vào các xe ép rác Rác được tập trung tại các điểm hẹn.Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt, được hoạt động liên tục 1 lần/ngàycác xe thu gom sẽ đến các hộ dân để thực hiện công đoạn thu gom, với quy trìnhđược thực hiện theo từng tuyến thu gom, trên các tuyến thu gom được phân thànhcác dây thu gom chính Người đi thu gom có trách nhiệm thu gom trong các dâythu gom của họ (được phân công, hợp đồng thu gom, …) Sau đó, chuyển rác đếncác điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển Từ đó, giao rác cho các xe vận chuyểnchuyên dụng Các xe này có nhiệm vụ chở rác đến các bãi xử lý chất thải, hoặcđến trạm phân loại tập trung
UBND TP
UBND Phường
Lực lượng thu gom dân lập
UBND Quận Sở TN – MT
Cty CTDT Quận Cty MTĐT
Trang 32Quy trình chuẩn trong thu gom và vận chuyển rác của Tp Hồ Chí Minh đượctrình bày theo sơ đồ sau :
(Nguồn : Hội thảo quản lý CTRSH TP.HCM)
Hình 2.3 : Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom, vận chuyển chuẩn CTRSH
Thành phố Hồ Chí Minh
d Hiện trạng phân loại tại nguồn và tái chế
Phân loại tại nguồn
Hiện tại việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện trên địa bàn thành
Container ép lớn
Xe ép lớn (7 – 12 tấn)
Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn)
Xe ép lớn (7 – 12 tấn)
Đẩy tay (sọt tre), ba gác,
xe lam
Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn)
Điểm tập kết
Trạm trung chuyển
Bãi chôn lấp
Nguồn rác thải
Điểm tập trung rác dọc lề đường và các nguồn phát sinh rác lớn
Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn)
Xe ép lớn (7 – 12 tấn)
Thu gom CTSH tại hộ dân, …
Thu gom lần 2 và vận chuyển tới trạm trung chuyển
Vận chuyển đến BCL
Trang 33phố Hồ Chí Minh, cũng như chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy địnhngười dân phải thực hiện phân loại rác tại nguồn ở nhà mình Điều này làm chocông tác quản lý rác thải ở thành phố gặp nhiều khó khăn.
Cho đến nay việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố chỉ thực hiện thí điểmmột vài dự án nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tếcho nhiều nơi và trong các chương trình, phương án quản lý và xử lý rác củathành phố
“Dự án thử nghiệm phân loại rác tại nguồn” do Sở KH CN – MT nay là Sở
TN – MT thành phố chủ trì thực hiện trong hai năm từ tháng 6/1997 đến tháng6/1999 tại khu phố 4, phường 12, quận 5 Tp Hồ Chí Minh dưới sự tài trợ của tổchức ENDA Việt Nam (Tổ chức chuyên trách các vấn đề môi sinh và phát triểncủa Thế giới thứ ba) và ECAP/Australia
Hiện nay, Công ty Môi trường đô thị thành phố đang xây dựng một trạm phân loại thứ cấp tại công trường xử lý Gò Cát với công suất 200 tấn/ngày đang thực hiện phân loại thứ cấp cho rác phân loại tại nguồn của quận 6
Thu hồi – tái chế
Các hoạt động thu hồi – tái chế các vật liệu có thể sử dụng được ở thành phốđược thực hiện một cách bị động Hoạt động này chí được thực hiện bởi nhữngngười nhặt rác Họ nhặt những gì còn có thể bán được cho các cơ sở thu mua phếliệu hoặc những đồ còn có thể sử dụng được Những vật liệu này bao gồm : nhựamềm, nhựa cứng, bao nylon, giấy cac loại, kim loại (nhôm, sắt)
Hoạt động của những người này diễn ra trong hầu hết các khâu thu gom vậnchuyển Các hoạt động này một mặt góp phần làm giảm khối lượng rác đi vàoBCL mang lại lại ích kinh tế từ việc tái chế, tái sử dụng các vật liệu; mặt kháchoạt động này diễn ra một cách tự phát không được tổ chức nên gây cản trở chohoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý Làm mất mỹ quan đô thị do làm pháttán rác đã được thu gom trên đường phố do hoạt động bươi nhặt rác ở nhữngthùng rác, các điểm hẹn
Trang 34Ngày 30/11/2006, UBND TP.HCM đã quyết định thành lập quỹ tái chế, với mức vốn ban đầu là 12 triệu USD Quỹ tái chế có chức năng hỗ trợ, cho vay vốn thực hiện các đề án, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực tái chế, quản lý chất thải… Như vậy, với lộ trình mà Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đặt ra, đếnnăm 2008, khoảng 50% rác thải của TP.HCM được tái chế và 100% rác thải được xử lý, đang có những tín hiệu lạc quan.
f Hiện trạng về công nghệ xử lý
Toàn bộ quy trình công nghệ của ngành vệ sinh đô thị hiện nay vẫn chưa đápứng được yêu cầu thực tế giải quyết hợp lý hiệu quả khối lượng rác thải sinh hoạttrên Thành phố
Công nghệ hệ thống công trình thu gom, lưu chứa, trung chuyển rác của ngànhcòn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu về vệ sinh đô thị của Thành phố
Các phương tiện thu gom, lưu chứa và vận chuyển rác sinh hoạt mặc dù đãđược đầu tư khá nhiều nhưng vẫn còn thiếu, thường xuyên chứa rác vượt côngsuất cho phép, một số phương tiện đã quá hạn sử dụng nên trong quá trình lưuchứa, vận chuyển không đạt tiêu chuẩn
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có các công trình xử lý rác sau :
+ Công trường xử lý rác Gò Cát – huyện Bình Chánh, với diện tích là 25ha,tỷ trọng rác sau khi nén là 0,5 tấn/m3 Tổng công suất xử lý của công trường là3.750.000 tấn và công suất tiếp nhận rác là 2.000 tấn/ngày
+ Công trường xử lý rác Đông Thạnh thuộc huyện Bình Chánh, là côngtrường có lịch sử hình thành khá lâu từ trước 1990 Công trường hiện tại có diệntích 43,5ha, có tường rào cao bao quanh và một phần chu vi có vành đai xanh.Hiện tại, công trường xử lý rác Đông Thạnh đã đóng cửa vào cuối năm 2002, vàthay thế công trường này là BCL Phước Hiệp
+ Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc xã Phước Hiệp – huyện Củ Chi, tiếp giáp với tỉnh Long An qua kênh Thầy Cai Bãi có diện tích được Chính phủ duyệt là 109 ha, với công suất thiết kế là 3.000 tấn/ngày Đây là bãi chôn lấp hợp
Trang 35vệ sinh, bắt đầu hoạt động từ năm 2002 nhằm thay thế công trường xử lý rác
Đông Thạnh Nước thải rỉ rác sau khi xử lý được đổ ra kênh Thầy Cai
2 3.3 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn
a Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn
Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn bao gồm các hoạt độngnhặt, tập trung và phân loại CTR để lưu trữ, chế biến chất thải rắn trước khi đượcthu gom Trong quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn các loại nhà ở vàcông trình được phân loại dựa vào số tầng Ba loại thường được sử dụng nhất là :
Nhà thấp tầng : dưới 4 tầng
Nhà trung tầng : từ 4 – 7 tầng
Nhà cao tầng : trên 7 tầng
Những người chịu trách nhiệm và các thiết bị hỗ trợ được sử dụng cho việcquản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn được trình bày ở Bảng 2.10
Bảng 2.11 : Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại
chất thải rắn tại nguồn
Nguồn Người chịu trách nhiệm Thiết bị hỗ trợ
Khu dân cư
Thấp tầng Dân thường trú, người thuê
nhà Các vật chứa gia đình, thùngchứa lớn, xe đẩy rác nhỏ Trung tầng Người thuê nhà, nhân viên
phục vụ, người coi nhà,những người thu gom theohợp đồng
Các máng đổ trọng lực, cácbăng chuyền chạy bằng khí nén,máy nâng, xe thu gom
Cao tầng Người thuê nhà, nhân viên
phục vụ, người coi nhà
Các máng đổ trọng lực, cácbăng chuyền chạy bằng khí nén,máy nâng, xe thu gom
Thương mại Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các
thùng chứa, máy nâng, băngchuyền chạy bằng khí nén
Công nghiệp Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các
thùng chứa, máy nâng, băng tải
Khu vực ngoài trời Người chủ khu vực, các
nhân viên đô thị
Các thùng chứa có mái che haynắp đậy
Trang 36trạm thiết bị vận hành thủ công
Nông nghiệp Người chủ vườn, công nhân Thay đổi khác nhau tuỳ theo sản
phẩm
(Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993)
b Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn
Thuật ngữ “thu gom” bao gồm không phải việc dồn lại hay nhặt chất thải từcác nguồn phát sinh khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địađiểm chế biến hay tiêu huỷ Việc tháo dỡ các xe thu gom cũng được xem là mộtphần của hoạt động thu gom Trong khi các hoạt động chuyên chở và tháo dỡ thìtương tự đối với hầu hết các hệ thống thu gom, việc dồn lại hay nhặt chất thải rắnsẽ thay đổi đổi với các hoạt động, các khâu hay vị trí mà chất thải sinh ra và cácphương pháp được sử dụng để lưu trữ các khối chất thải giữa các lần thu gom
b.1 Quy hoạch thu gom chất thải rắn
Quy hoạch thu gom chất thải rắn là việc đánh giá các cách thức sử dụngnguồn nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp xếp hiệu quả nhất Các yếu tốcần xem xét khi tiến hành quy hoạch thu gom chất thải rắn bao gồm :
+ Chất thải rắn được tạo ra : số lượng, tỷ trọng, nguồn tạo thành
+ Phương thức thu gom : thu gom riêng biệt hay kết hợp
+ Mức độ dịch vụ cần cung cấp : lề đường, lối đi, …
+ Tần suất thu gom và năng suất thu gom : số công nhân và tổ chức củamột kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo
+ Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân
+ Thiết bị thu gom : kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với cáccông việc khác
+ Khôi phục nguồn lực : giá thành, thị trường, thu gom, phân loại, …
+ Tiêu huỷ : phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý
+ Mật độ dân số : kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng chấtthải rắn tại mỗi điểm, những điểm dừng công cộng, …
Trang 37+ Các đặc tính vật lý của khu vực : hình dạng và chiều rộng đường phố,địa hình, mô hình giao thông (giờ cao điểm, đường một chiều, …).
+ Khí hậu : mưa, gió, nhiệt độ, …
+ Đối tượng và khu vực phục vụ : dân cư (các hộ cá thể và những điểmdừng công cộng), doanh nghiệp, nhà máy
+ Các nguồn tài chính và nhân lực
Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom :
Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ
Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp
Chi phí của một ngày thu gom
Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom
Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần
b.2 Các phương thức thu gom
Thu gom định kỳ tại các gia đình : trong hệ thống này các xe thu gom chạytheo một quy trình đều đặn, theo tuần suất đã được thoả thuận trước (2-3lần/tuầnhay ngày) Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đìnhđược yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gomrác vào những thời điểm và địa điểm đã được qui định trước
Thu gom ven đường : trong một số trường hợp, chính quyền thành phố cungcấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hoá cho từng hộ gia đình Thùng rác nàyđược đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác Hệ thống thugom này đòi hỏi phải thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chínhxác Lưu ý rằng, nếu những thùng rác chưa có dạng chuẩn thì có thể hiện tượngrác không được đổ hết khỏi thùng (thí dụ như các loại giỏ, hộp carton, …) Trongnhững điều kiện này, rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi ra, do vậylàm cho quá trình thu gom trở thành kém hiệu quả Ở những nước có thu nhậpthấp, hình thức thu gom bên lề đường không hoàn toàn phù hợp Một số vấn đề
Trang 38thường nảy sinh trong cách thu gom này, ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổnhững thùng rác này ra để nhặt trước, thùng rác có thể bị mất cắp, súc vật lật đổhay bị vứt lại ở trên đường phố trong một thời gian dài
b.3 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn
Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm (1) hệthống thùng xe di động; (2) hệ thống thùng xe cố định
Hệ thống xe thùng di động là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầyrác được chuyên chở đến bãi chôn lấp rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rácban đầu Hệ thống này phù hợp để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ranhiều chất thải rắn, cũng có thể đưa thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùngrỗng tại điểm tập kết
Hệ thống thùng xe cố định là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầyrác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, từ một khoảng thời gian rất ngắn nhất lên đổrác vào thùng xe thu gom
Những loại thùng chứa sử dụng cho các hệ thống thu gom khác nhau đượctrình bày ở Bảng 2.12
Trang 39Bảng 2.12 : Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau
Xe Kiểu thùng chứa Dung tích (yd 3 ) Hệ thống thùng chứa di động :
Xe nâng
Xe sàng nghiêng
Xe có tời kéo
Sử dụng với bộ phận ép cố định Hở phía trên
Sử dụng bộ phận ép cố định
Thùng chứa được trang bị máy ép
Hở phía trên có moóc kéo
Thùng kín có moóc kéo phía trênđược trang bị máy ép
Hệ thống thùng chứa cố định :
Xe ép, bốc dỡ bằng máy
Xe ép, bốc dỡ bằng máy
Xe ép, bốc dỡ bằng máy
Phía trên kín và bốc dỡ bên cạnhThùng chứa đặc biệt để thu gom rácsinh hoạt từ các nhà riêng lẻ
Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻohay kim loại mạ điện, các túi nhựahay giấy có sẵn
1 – 80,23 – 0,45(60 – 120 gal)0,08 – 0,21(22 – 55 gal)
(Nguồn : : George Tchobanoglous, et al, 1993)
Chú thích : yd3 x 0,7646 = m3
gal x 0,003785 = m3
b.4 Sơ đồ hoá hệ thống thu gom
Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động
b.4.1 Kiểu thông thường
Trang 40Hình 2.4 : Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thông
thường
Chú thích : 1, 2, 3, … : Các vị trí đặt thùng
-: Chở thùng không _: Chở thùng đầy
b.4.2 Kiểu thay thùng (thay đổi vị trí thùng)
Hình 2.5 : Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thay