1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRONG dạy HỌC môn GIÁO DỤC CÔNG dân lớp 10 PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT TRẦN NGỌC HOẰNG, THÀNH PHỐ cần THƠ

59 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 66,73 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học phần Công dân với đạo đức ở trường THPTQuan niệm về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống Quan niệm về kỹ nă

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT TRẦN NGỌC HOẰNG, THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

Trang 2

Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học phần Công dân với đạo đức ở trường THPT

Quan niệm về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

Quan niệm về kỹ năng sống

Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, kỹ năng là năng lực củacon người biết vận hành các thao tác của một hành động theođúng quy trình

Tóm lại kỹ năng là năng lực được hình thành theo nhữngquy luật nhất định nên việc hình thành kỹ năng nào cũng bắtđầu từ sự nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụthể

Trang 3

Kỹ năng sống

Việc hiểu rõ, hiểu đúng khái niệm về kỹ năng sống làvấn đề quan trọng giúp chúng ta biết được chúng ta cần dạycái gì và vì sao phải dạy Từ thực thế cho thấy việc giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh đã được chúng ta quan tâm từtrước đây Thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã bắt xuất hiện ở nước

ta vào những năm 1996 trong chương trình can thiệp sức khỏecho thanh thiếu niên Từ đó đến nay, đã có rất nhiều chươngtrình kỹ năng sống ra đời Các chương trình này đều được mọingười quan tâm từ đó phát triển mạnh mẽ trong trường họcnhưng chủ yếu là về số lượng nó gần như mang tính tự phát

và thiếu định hướng một cách cụ thể và rõ ràng Vì vậy năm

2012 các Sở Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở các trường trongviệc thực hiện vấn đề giáo dục kỹ năng sống để đạt hiệu quả

Vì vậy để đảm bảo việc giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quảcao vừa qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã gửi công văn4026/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 01 tháng 09 năm 2017 vềviệc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năngsống (KNS) Tùy theo mỗi quan niệm lại có cách phân loại kỹnăng sống không giống nhau

Trang 4

+ Các quan niệm về kỹ năng sống của thế giới:

Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liênhiệp quốc (UNESCO) dựa trên cơ sở là bốn mục tiêu cơ bảncủa việc học: Học để biết- Học để làm- Học để khẳng địnhmình – Học để cùng chung sống Dựa vào đó, UNESCO địnhnghĩa “Kỹ năng sống là những khả năng thực hiện các hành vi

có tính thích nghi và tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó mộtcách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sốnghằng ngày” Ở đây ta thấy một điều quan trọng là kỹ năngsống không phải hành vi, hoặc khả năng thực hiện nhữnghành vi bất kỳ mà những hành vi đó phải là những hành vi cótính tích cực hoặc có tính thích nghi

Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thếgiới (WHO) nhấn mạnh sự học tập qua quá trình trải nghiệmcủa con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu trúckinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm Theo đó,WHO định nghĩa “Kỹ năng sống là năng lực giao tiếp đápứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết

có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằngngày”

Trang 5

Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)định nghĩa “Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội cóliên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thểhiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thíchnghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức củacuộc sống”

Như vậy “kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thâncủa mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với

xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống củacuộc sống Hay nói cách khác kỹ năng sống chính là nhịp cầugiúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thóiquen tích cực, lành mạnh”

+ Kỹ năng sống theo một số tác giả Việt Nam

Theo Nguyễn Quang Uẩn, một trong những tác giả đầutiên, đưa ra khái niệm kỹ năng sống sau khi UNICEF triểnkhai các chương trình kỹ năng sống gần 10 năm Tổng hợpquan điểm của UNESCO và WHO,năm 2008 Nguyễn QuangUẩn cho rằng “Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một

hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người,giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc

Trang 6

sống hằng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác địnhcủa cuộc sống” Cũng theo quan điểm này của ông kỹ năngsống được phân thành ba loại: kỹ năng cá nhân, kỹ năng quan

hệ với người khác và kỹ năng công việc Điểm mấu chốt ởđây là kỹ năng sống phản ánh năng lực sống và đặc biệt quantrọng là những kỹ năng này giúp con người thực hiện côngviệc có kết quả Như vậy không phải mọi hành động đều đượccoi là kỹ năng mà phải là những hành động giúp ta đạt kếtquả

Tác giả Trần Thị Lệ Xuân xem xét kỹ năng sống trongmối quan hệ với giá trị sống Tác giả coi kỹ năng sống lànhững năng lực( góc độ kỹ thuật của hành động) mà nó phảnánh những giá trị sống trong những hoạt động và giao tiếphằng ngày Quan niệm này của tác giả tập trung vào khía cạnh

kỹ thuật, làm thế nào để thực hiện, của hành động Đồng thờiquan điểm này nhấn mạnh vào giá trị, kỹ năng sống phản ánhgiá trị sống của con người Đây là một cách tiếp cận khá phổbiến ở Việt Nam hiện nay, chịu ảnh hưởng của chương trìnhgiáo dục giá trị sống

Qua một số quan điểm của các tác giả Việt Nam về kỹnăng sống chúng ta thấy rằng các tác giả chịu ảnh hưởng rất

Trang 7

nhiều quan điểm của WHO và có điểm chung là các quanđiểm này cho rằng kỹ năng sống có liên hệ với các khái niệmnăng lực hay khả năng.

+ Kỹ năng sống theo ngôn ngữ đời thường

Trong đời sống hằng ngày các khái niệm như kỹ năngnấu ăn, kỹ năng đọc, kỹ năng đá bóng thường xuyên được sửdụng Những thuật ngữ này là danh từ ghép chỉ kỹ năng trongmột lĩnh vực nhất định Kỹ năng ở đây được hiểu là khả năngứng dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế Hiểumột cách đơn giản kỹ năng nấu ăn là khả năng nấu ăn của mộtngười, và thông thường là khi nói đến kỹ năng là chúng ta đềcập đến một khả năng thực hiện nhiệm vụ tương đối thànhthạo Một người có kỹ năng nấu ăn là một người biết nấu ăntương đối thành thạo

Tương tự như vậy, theo cách hiểu thông thường kỹ năngsống là khả năng giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong cuộcsống, từ việc ăn uống, vệ sinh, cho đến giao tiếp, làm việc,nói, đọc, viết, giao tiếp xã hội và đây là cách hiểu khá phổbiến ở nước ta hiện nay

Trang 8

Như vậy, kỹ năng sống theo cách nghĩ thông thường lànhững kỹ năng cần thiết cho cuộc sống Cách hiểu này rấtrộng giúp tạo ra nhiều chương trình đa dạng phong phú vềđào tạo trẻ em, có lợi cho sự phát triển của trẻ Tuy nhiên vớicách hiểu này sẽ không phù hợp khi không ứng dụng vàotrong trường học Vì chương trình trong giáo dục trường họcđòi hỏi có trọng tâm, đảm bảo được tính hiệu quả và phù hợpvới môi trường trường học.

Tóm lại Kỹ năng sống là tập hợp các khả năng và hành

vi tích cực giúp mỗi cá nhân thích nghi và đáp ứng được những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống

“Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản

là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vinhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi Ngắngọn nhất là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì” vàthái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởngvào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thếnào)”{16,5}

Trang 9

Giáo dục kỹ năng sống hiện nay đóng vai trò rất quantrọng thể hiện qua các vấn đề sau:

Kỹ năng sống góp phần xây dựng cuộc sống văn minhcho từng cá nhân và cả cộng đồng

Cuộc sống của con người muốn tốt đẹp thì phải bắtnguồn từ những hành vi tốt đẹp Thực tế cho chúng ta thấyrằng xã hội đang đối mặt với những vấn đề vô cùng phức tạpnhư: ý thức chấp hành luật giao thông đang rất hạn chế, khi đitrên đường bạn không ít lần bắt gặp những tình huống viphạm như chạy sai làn đường, lạng lách, chạy quá tốc độ,vượt đèn đỏ, hay trong văn hóa ứng xử: mọi người to tiếngnhau, khi trò chuyện không biết lắng nghe, hút thuốc nơi côngcộng, vức rác bừa bài Tất cả những điều này chứng tỏ hành

vi thiếu kỹ năng

Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động sư phạm cómục đích, kế hoạch, phương pháp nhằm hình thành và pháttriển các khả năng và hành vi tích cực giúp mỗi cá nhân thíchnghi và đáp ứng được những yêu cầu và thách thức của cuộcsống Đó là quá trình mà thông qua các tác động sư phạm đểchuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì,

Trang 10

cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hànhđộng (làm gì và làm như thế nào)

Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được hiểu là

giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằmgiúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức),những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm(giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biếtphải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tìnhhuống khác nhau của cuộc sống

Sau một thập kỷ áp dụng giáo dục kỹ năng sống trên thếgiới, các cuộc nghiên cứu đánh giá kết quả và cho thấy nhữngthanh thiếu niên được giáo dục kỹ năng sống đã có nhữnghành vi đổi mới, những hành vi đó được quan sát thấy nhưsau:

Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm

Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sứckhỏe của mình

Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình

Biết phân tích có phán đoán các giá trị, quy chuẩn trong

Trang 11

truyền thông và ngoài xã hội.

Thành công hơn trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm.Biết tự khẳng định và xử sự bình đẳng

Biết biểu lộ sự bao dung, sự tôn trọng người khác

Trong xã hội hiện đại, học sinh phải đối mặt với muônvàng thách thức và khó khăn Chính vì vậy sẽ có nhiều kỹnăng sống học sinh cần phải học Tuy nhiên với gánh nặng vềviệc học tập chính quy vốn đã bị coi là quá tải, nhà trườngkhông đủ thời gian và nguồn lực để dạy học sinh tất cả nhữngđiều các em cần Chính vì vậy, chúng ta cần phải lựa chọn

Trang 12

một số nội dung quan trọng nhất trong kỹ năng sống cho họcsinh Việc lựa chọn các kỹ năng sống nhằm đối phó trực tiếpvới những thách thức và nguy cơ từ xã hội và môi trường hiệnnay Ở nước ta hiện nay những thách thức và nguy cơ lànhững vấn đề như: bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản, cácnguy cơ đối mặt với sức khỏe tâm thần, sức ép học tập, vấn đềnghiện và sử dụng chất kích thích, ô nhiễm môi trường Việclựa chọn những kỹ năng đưa vào chương trình phải ưu tiêngiải quyết các vấn đề trên Trong đó chú trọng các kỹ năngsau:

- Những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

- Người học

Người học là người tự giác, tích cực, chủ động, độc lập,chiếm lĩnh tri thức trong học tập, khám phá tri thức trên cơ sởkinh nghiệm sống của bản thân, cùng hợp tác với người họckhác trong một lớp học Người học là người thực hiện chính

và đóng vai trò quyết định trong quá trình dạy học đặc biệt làquá trình tiếp thu các kỹ năng sống

- Người dạy

Trang 13

Người dạy là người đào tạo, được tập huấn chuyên mônnhất định để hướng dẫn người học tiếp nhận kiến thức mới, làngười bạn đồng hành với người học, phối hợp với người họctrong việc thực hiện các phương pháp học Hoạt động dạy khôngphải là đọc tấu một vỡ kịch của riêng người dạy mà nó là hoạtđộng phối hợp giữa người dạy và người học trên con đường lĩnhhội kiến thức mới.

Người dạy là nhà giáo dục, người thầy, người tổ chức,người định hướng và giúp đỡ người học Kinh nghiệm, kiếnthức đã tích lũy được của người dạy sẽ tạo cho người học sựhứng thú, kích thích, tích cực trong các hoạt động học tập

Trong giảng dạy, người dạy là người lập kế hoạch nộidung, phương pháp, định hướng mục tiêu dạy học, từ đó đềxuất phương pháp và nội dung sư phạm cho phù hợp

Người dạy là người hỗ trợ, giúp đỡ khi người học gặpkhó khăn trong quá trình dạy học Khi lập kế hoạch dạy học

và tổ chức dạy học, người dạy luôn đặt vị trí của mình vàongười học để thấu hiểu những khiếm khuyết của người học, từ

đó trợ giúp người học vượt qua trở ngại trong việc học, và xâydựng chiến lược hỗ trợ cho người học mọi lúc, mọi nơi

Trang 14

Người dạy đóng vai trò chủ đạo của quá trình dạy học,điều phối các hoạt động dạy học, điều hòa mối quan hệ, tạonên sự tương tác cho người học với nhau một cách hiệu quả.Hoạt động giao tiếp của người dạy với người học diễn ra khi

có sự trao đổi thông tin, câu hỏi, hoặc câu trả lời tác động đếnngười học Sự giao tiếp giữa người học và người dạy giúp họxích lại gần nhau hơn, vai trò người dạy càng được tôn trọng

và giữa gìn Như vậy, theo quan điểm sư phạm tương tácngười dạy tạo cho người học sự hứng thú, tích cực trong họctập của mình

- Môi trường

Môi trường là toàn bộ sự vật, hiện tượng diễn ra xungquanh người học, tác động đến người học được khái niệm làmôi trường bên ngoài

Trong giáo dục, khi nói đến ảnh hưởng của môi trườngđối với sự hình thành nhân cách của người học, trước hết phải

đề cập đến môi trường xã hội, bao gồm môi trường lớn chính

là môi trường chính trị và môi trường nhỏ được hiểu là môitrường kinh tế sản xuất và môi trường hoạt gia đinh

Trang 15

Tuy nhiên, môi trường luôn đóng vai trò quan trọng vàgây ảnh hưởng dến sự hình thành và phát triển nhân cách conngười xét ở nhiều góc độ khác nhau như sau:

Môi trường đưa những yếu tố khách quan đối với nhâncách con người trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định

Môi trường tạo ra và cung ứng các phương tiện, điềukiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầukhách quan đã xác định được

Môi trường chú trọng đến sự khai thác và sử dụng hợp lí,

có tác động hiệu quả đến khả năng hiện có của con người đốivới nhân cách đang phát triển, nhằm thúc đẩy bản thân nóphát triển theo định hướng xác định

Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triểnnhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đadạng đã được đề cập ở trên

Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhâncách sống ảnh hưởng đó không giống nhau về tính chất, mức độcác loại thành phần xã hội…

Trang 16

Môi trường không những đem lại ảnh hưởng tích cực màcòn cả tiêu cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

Và đặc biệt môi trường ở đây chú trọng ở ba yếu tố cơbản: Gia đình – Nhà trường – Xã hội

+ Gia đình: “ Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với

quá trình hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, lốisống, kỹ năng sống của mỗi người Gia đình là trường họcđầu tiên của mỗi cá nhân”{16,20} Từ khi chào đời em bé đãđược gia đình chào đón trong sự vui mừng khôn xiết Cũng từđình mỗi con người trưởng thành hình thành các năng lực cơbản của con người như nghe, nói, đọc, viết, biết nhận thứcnhững điều cơ bản nhất như tập nói, tập đi, tập chào hỏi, cũng

từ gia đình những giá trị văn hóa được hình thành và lưu giữqua nhiều thế hệ Tuy nhiên ngày nay do nhiều nguyên nhânkhác nhau như điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, nơi ở, nhậnthức của các bậc phụ huynh từ đó ảnh hưởng tích cực hoặctiêu cực đến con của mình Gia đình là cái nôi góp phần to lớnvào việc giáo dục và phát triển các kỹ năng, nhân cách tốt đẹpcủa con người Một gia đình hạnh phúc là điều kiện thuận lợi

để con cái được ươm mầm giáo dục và ngược lại gia đìnhkhông hạnh phúc, thường xuyên cãi nhau, bạo lực, nghiện

Trang 17

ngập sẽ khiến tâm lý của những người sống trong gia đìnhchán nản, tự ti sống khép kín từ đó dễ sa vào các tệ nạn xãhội.

+ Nhà trường: Bên cạnh việc tiếp nhận giáo dục từ gia

đình, nhà trường là cơ sở giáo dục có hệ thống là nơi tổ chứccác hoạt động giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện vềtrí lực, thể lực và các kỹ năng cần thiết để các em phát triểntoàn diện Nhà trường luôn lên kế hoạch, tổ chức hướng dẫn,triển khai những nội dung phù hợp với đặc điểm của từng đốitượng học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có để pháttriển nhân cách toàn diện, phát triển kỹ năng sống cho họcsinh, phối hợp chặt chẽ với gia đình để có thể phát huy nhữngtác động tích cực và kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những tácđộng tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của các em

+ Xã hội: Ngoài việc tiếp cận giáo dục từ gia đình, nhà

trường học sinh còn chịu sự tác động từ xã hội như bạn bè,sách báo, hàng xóm,phong tục tập quán địa phương, mạng xãhội, phim ảnh Điều đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên các emchịu ảnh hưởng chi phối từ bạn bè là rất lớn nếu như các emkhông kiên định, không có kỹ năng ứng xử trước những hành

vi xấu thì các em rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, các

Trang 18

hành vi xấu như bạo lực học đường, uống rượu, nghiệngame Bên cạnh đó văn hóa nơi cộng đồng dân cư cũng ảnhhưởng rất lớn đến việc giáo dục phát triển kỹ năng sống củahọc sinh Môi trường văn hóa cộng đồng thân thiện giúp hìnhthành nhân cách một cách trọn vẹn và dễ dàng hơn.

Do đó chúng ta thấy rằng để nâng cao hiệu quả của việcgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì các yếu tố ảnh hưởng

từ người dạy, người học và môi trường phải có mối liên hệchặt chẽ và mật thiết để bổ sung cho nhau bởi “ Bản chất conngười là tổng hòa những quan hệ xã hội”

Vai trò của môn Giáo dục công dân với việc giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh THPT

Môn GDCD trường THPT là môn học có vai trò rất quantrọng có nhiều khả năng giáo dục KNS, thể hiện :

- Vai trò của môn Giáo dục công dân

“Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng nhữngyếu tố của giáo dục kĩ năng sống, phù hợp với trọng tâm củagiáo dục kĩ năng sống là quá trình đối thoại, tương tác lẫnnhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ

Trang 19

năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi củangười học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.

Một trong những đặc điểm của môn GDCD trườngTHPT là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có cácnội dung giáo dục về các vấn đề xã hội Vì vậy việc tích hợpnội dung giáo dục KNS vào môn GDCD là điều có thể thựchiện và phù hợp với xu thế hiện nay

Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuấtphát từ yêu cầu của nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyềnlợi và nhu cầu phát triển của trẻ Giáo dục KNS giúp HS cónhững kĩ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệuquả, do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mựcmột cách chủ động, tự giác”{7,30}

- Đặc điểm kiến thức của phần “Công dân với đạo đức”

Mục tiêu:

Học xong phần này HS cần đạt được các yêu cầu sauđây:

“- Về kiến thức:

Trang 20

Nắm vững một số phạm trù cơ bản của đạo đức học cóquan hệ trực tiếp đến mục tiêu đào tạo THPT

Nắm được các yêu cầu cơ bản về đạo đức của ngườicông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Về kỹ năng:

Có kỹ năng phân tích, đánh giá các quan điểm, các hành

vi, hiện tượng đạo đức trong đời sống hằng ngày ở gia đình,nhà trường và ngoài xã hội

Biết tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân theo các yêu cầuđạo đức xã hội và tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội

Về thái độ:

Có tình cảm và niềm tin đối với các quan điểm đạo đứcđúng đắn, dám phê phán các thái độ và hành vi đạo đức lệchlạc

Có quyết tâm học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thântheo các yêu cầu đạo đức xã hội.”{ 3,29}

Nội dung chương trình:“Phần công dân với đạo đức

gồm có 07 bài, cụ thể như sau:

Trang 21

Bài 10 Quan niệm về đạo đức (1 tiết)

Nêu được thế nào là đạo đức

Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đứcvới pháp luật và phong tục, tập quán trong việc điều chỉnhhành vi của con người

Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân,gia đình và xã hội

Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi viphạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tậpquán

Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Bài 11 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (2 tiết)

Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm,danh dự và hạnh phúc

Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hộiđặt ra cho con nguời Từ đó có nhận thức đúng đắn về đạođức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới

Trang 22

Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bảnthân.

Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình,biết phấn đấu cho bản thân và cho xã hội

Đánh giá một cách khoa học về các hiện tượng đạo đứctrong xã hội và hành vi đạo đức diễn ra trong đời sống hàngngày

Coi trọng việc giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đứcmới,tiến bộ

Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác, tựgiác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị, chuảnmực của xã hội

Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theocác giá trị chuẩn mực mới trong cuộc sống

Bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (2 tiết)

Hiểu được thế nào là tình yêu? Thế nào là tình yêu chânchính, hôn nhân và gia đình?

Trang 23

Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hônnhân ở nước ta hiện nay.

Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình

Hiểu được các mối quan hệ trong gia đình và trách niệmcủa mỗi thành viên

Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm trongtình yêu, hôn nhân và gia đình

Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong gia đìnhYêu quý gia đình

Đồng tình ủng hộ các quan niệm đúng đắn trong tình yêuhôn nhân và gia đình

Bài 13 Công dân với công cộng (2 tiết)

Học sinh hiểu được trách nhiệm đạo đức của người côngdân trong mối quan hệ với cộng đồng

Biết cư xử đúng đắn và xây dựng đợc mối quan hệ vớimọi người xung quanh

Trang 24

Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựngcộng đồng.

Học sinh trên cơ sở hiểu rõ: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợptác là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay,

từ đó có thái độ yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thểlớp, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở

Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (2 tiết)

Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụthể của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam

Hiểu và biết được lòng yêu nước nồng nàn của chủ tịch

Hồ Chí Minh và con đường cứu nước đầy gian khổ củaNgười

Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt làcông dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam

Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quêhương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân

Trang 25

Học tập để xây dựng đất nước mình giàu đẹp xứng đángvới những gì cha ông đã ngã xuống cho chúng ta có ngày hômnay.

Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc

Biết hành động thể hiện tình yêu quê hương, đất nướcqua các việc làm cụ thể

Có ý thức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo

vệ quê hương, đất nước

Tích cực trong các hoạt động của lớp trường

Bài 15 Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại (1 tiết)

Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện naynhư: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, những dịch bệnhhiểm nghèo

Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và củahọc sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn

đề cấp thiết của nhân loại hiện nay

Trang 26

Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bảnthân để góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhânloại hiện nay.

Tích cực ủng hộ các hoạt động phù hợp với những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ những hoạtđộng góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhânloại do nhà trường, địa phương tổ chức

Bài 16 Tự hoàn thiện bản thân (1 tiết)

Hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân;

Hiểu sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo cácgiá trị đạo đức xã hội

Biết tự nhận thức bản thân trên cơ sở đối chiếu với cácyêu cầu đạo đức xẫ hội;

Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bảnthân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khókhăn để thực hiện mục tiêu đã đề ra

Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân

Trang 27

Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân;đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi những điểm tốtcủa người khác.”

Ngoài những bài học chính trong Sách giáo khoa,chương trình còn có một số chủ đề tự chọn Những chủ đềgiúp củng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng lý luận vào thựctiễn cuộc sống” {3, 27}

- Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức ở trường THCS và THPT Trần Ngọc Hoằng

Môn Giáo dục công dân phần “Công dân với đạo đức”

có khả năng giáo dục cho học sinh những kỹ năng cần thiếtnhư: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiên định,kỹ năng từ chối,

kỹ năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng đồng cảm chia sẻ, kỹ năng

tư duy sáng tạo, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tư duy phêphán

Kỹ năng tự nhận thức.

“Kỹ năng nhận thức bản thân là gì?

Kỹ năng tự nhận thức bản thân (hiểu đơn giản chính là

Trang 28

kỹ năng “Biết mình là ai”) là khả năng một người nhận biếtđúng đắn rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêuthích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh và điểm yếu của mình

ra sao

Tại sao chúng ta cần có kỹ năng nhận thức bản thân?

Kỹ năng nhận thức bản thân cần thiết vì:

Nó giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh của mình

Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy

Nhận ra điểm yếu để khắc phục

Nội dung của kỹ năng nhận thức bản thân

Nội dung hạt cốt lỗi của kỹ năng này là bạn phải trả lờiđược câu hỏi “Bạn thực sự là ai?”

Bạn cũng cần biết:

Người khác đánh giá về bạn ra sao?

Sự đánh giá của bạn về bản thân mình và sự đánh giácủa người khác về bạn có trùng hợp nhau không? Có điểm gì

Trang 29

và trong cả tương lai?

Cách làm thế nào để bạn biết mình là ai?

Suy tưởng

Viết về điểm mạnh và điểm yếu

Suy tưởng tiếp

Tóm lại năng lực của bạn, trí tuệ của bạn, điều bạn trântrọng và những điều mọi người trân trọng ở bạn, những mốiquan hệ thân thiết của bạn tạo nên giá trị đích thực của bạn.Những thứ khác là giá trị vay mượn mà thôi.”{5,20}

Ngày đăng: 24/04/2019, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w