1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu sự mở rộng và hiểu biết vốn từ ngữ miêu tả cho HSTS thông qua các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5

84 882 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 553,14 KB

Nội dung

Khi miêu tả hình ảnh của một đối tượng viết phải huy động và lựa chọn vốn kiến thức của mình về ngôn ngữ sao cho cảnh vật, con người hiện lên nổi bật cụ thể, sinh động để giúp người đọc

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và qua đó các em nắm bắt được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Tiếng Việt Điều HSTH thấy khó nhất là làm thế nào cảm nhận được một đoạn văn, đoạn thơ; nhận ra cái hay, cái đẹp trong đoạn văn,đoạn thơ và làm thế nào để có thể viết được một bài văn hay Thực tế cho thấy, cảm thụ được đoạn văn, đoạn thơ; viết được bài văn hay không phải là việc mà học sinh không thể làm được Điều quan trọng là các em phải chuẩn bị những gì

Môn Tiếng Việt được chia làm nhiều phân môn: tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn, luyện tử và câu Mỗi môn có những đặc trưng riêng, nhưng có cùng một mục đích là dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt Muốn nắm vững Tiếng Việt thì trước hết phải quan tâm đến việc dạy từ Bởi ngôn ngữ là công cụ nhận thức, công cụ tư duy và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Ta có thể nói nếu không có ngôn ngữ thì con người không có xã hội Trong ngôn ngữ, từ là cái quan trọng nhất Đó là vật liệu trực tiếp để tạo ý, tạo lời và tạo câu.Con người nếu không có một vốn từ đầy

đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp.Vì thế,việc phát triển vốn từ cho HSTH là một việc đặc biệt được coi trọng trong nội dung giáo dục

Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ lại không phải là bẩm sinh, di truyền Việc phát triển vốn từ cho học sinh cần phải được triển khai ở tất cả các phân môn của Tiếng Việt Vì vậy, chúng tôi khẳng định

Trang 2

đề tài: “ TÌM HIỂU SỰ MỞ RỘNG VÀ HIỂU BIẾT VỐN TỪ NGỮ MIÊU TẢ CHO HSTH THÔNG QUA CÁC DẠNG BÀI VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, LỚP 5” là một đề tài mang tính cấp thiết

2 Lịch sử vấn đề

Nhìn chung, tình hình nghiên nghiên cứu về việc dạy từ ngữ ở Tiểu học trong những năm 50, 60 của thế kỷ trước còn rất ít vì cả dân tộc đang tập trung vào cuộc kháng chiến chống Pháp Tuy ít, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về dạy từ ngữ ở Tiểu học Tiêu biểu

có tác giả Trịnh Mạnh với cuốn: “ Nghiên cứu vấn đề dạy từ ngữ ở cấp I ( Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội 1967) Đây là một công trình nghiên cứu với thành công lớn và đã trở thành tài liệu đã giúp ích không nhỏ cho việc dạy học về từ ngữ trong suốt những quãng thời gian sau này

Hiện nay, việc mở rộng vốn từ cho HSTH là một việc làm quan trọng, cần thiết, vì thế đã có nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên, việc mở rộng vốn từ cho HSTH hầu hết được mọi người tập trung chú ý đến ở phân môn luyện từ và câu Có nhiều đề tài tập trung vào việc mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ đề, có những đề tài lại đi sâu vào các dạng bài tập luyện từ và câu theo từng chủ đề đó Hay một số tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu các phương pháp phù hợp với việc dạy học phân môn luyện từ và câu… Nhưng đa số các đề tài này đều được xếp ở mức chưa thành công, còn nhiều hạn chế Vấn đề về vốn từ ngữ cũng được nhiều người nghiên cứu với phân môn tập đọc hay kể chuyện và đã thu được những thành công đáng kể Những công trình nghiên cứu này đã đem lại lợi ích không nhỏ cho vệc dạy và học nhưng phân môn còn lại của bộ môn Tiếng Việt Bên cạnh đó ở phân môn tập làm văn có dạng văn miêu tả chứa một số lượng lớn vốn từ miêu tả lại không thấy mấy ai chú ý đến Thông qua các dạng bài văn miêu tả, chúng ta có thể tìm hiểu vốn từ ngữ miêu tả của học sinh và tìm hiểu

Trang 3

về sự mở rộng vốn từ này cho các em Đây là một vấn đề chưa được ai đi sâu vào tìm hiểu

3.Mục đích yêu cầu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở tìm hiểu phương pháp dạy học Tiếng Việt hiện hành ( đặc biệt là phương pháp dạy học phân môn luyện từ và câu và phân môn tập làm văn ở Tiểu học) , tìm hiểu về đặc trưng của hai phân môn này.Đề tài đi sâu vào việc khảo sát sự hiểu biết về vốn từ ngữ miêu tả của HSTH và tìm hiểu sự

mở rộng vốn từ này thông qua các dạng bài văn miêu tả ở phân môn tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt Tiểu học hiện hành

3.2 Yêu cầu

- Đọc các lý thuyết có liên quan tới tên đề tài

- Thu thập tư liệu từ thực tế của học sinh

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

Quá trình được tiến hành như sau:

Đầu tiên, tôi đọc lý luận về vấn đề này, nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dạy học luyện từ và câu và dạy học tập làm văn ở Tiểu học Sau đó tôi vận dụng phương pháp điều tra để khảo sát thực tế, thu thập tư liệu, lên mẫu thống kê để phân tích và xử lý tư liệu và tiến hành viết khóa luận

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Các đơn vị từ được dùng miêu tả trong các kiểu bài văn miêu tả

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Việc dạy từ ngữ và mở rộng vốn từ ngữ đều được tiến hành ở tất cả các phân môn Tiếng Việt.Vì vậy, đề tài lẽ ra cần được triển khai ở tất cả các phân môn tiếng Việt và ở tất cả các lớp trong bậc tiểu học Nhưng do thời gian và năng lực còn hạn hẹp nên đề tài chỉ được tiến hành nghiên cứu với các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5

6 Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

A Phần mở đầu

B Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Phân tích và miêu tả kết quả tìm hiểu sự mở rộng vốn từ ngữ miêu tả cho HSTH thông qua các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5

C Phần kết luận

Trang 5

1.1.1.2 Khái niệm trường từ vựng

Trường từ vựng là một tập hợp từ vựng dựa vào sự đồng nhất ở một nét nghĩa nào đó Các từ trong một trường nghĩa luôn luôn có quan hệ ý nghĩa với nhau Mỗi trường là một tiểu hệ thống ngữ nghĩa nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của ngôn ngữ

1.1.1.3 Khái niệm từ miêu tả

Từ miêu tả là từ được dùng để tả sự vật hiện tượng một cách sinh động,

cụ thể Nó là công cụ giúp con người tái hiện, sao chép lại hình ảnh, chân dung của đối tượng miêu tả và những đặc điểm nổi bật cả về hình dáng bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong của một sự vật hay hiện tượng nào đó

1.1.1.4 Khái niệm văn miêu tả

Miêu tả là một loại văn dùng để tả sự vật,hiện tượng một cách sinh động,cụ thể Trong từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh khẳng định: “Miêu tả là

Trang 6

lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra” Văn miêu

tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, cuả người, giúp người đọc, người nghe có thể hình dung ra một cách cụ thể các đối tượng ấy

Nói tóm lại, văn miêu tả là một thể loại văn mà trong đó người viết dùng ngôn ngữ và cách diễn đạt có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chép lại hình ảnh, chân dung của đối tượng miêu tả và những đặc điểm nổi bật cả về hình dáng bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong giúp người đọc cảm nhận về đối tượng như tiếp cận đối tượng bằng chính các giác quan cụ thể của mình

1.1.2 Những vấn đề chung

1.1.2.1 Đặc điểm của văn miêu tả

Văn miêu tả là một loại sáng tác nghệ thuật:

Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở của việc tái hiện lại hiện thực khách quan thông qua sự cảm nhận trực tiếp của các giác quan từ người viết Việc tái hiện dựa vào những hình ảnh, những ấn tượng về đối tượng miêu tả thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động, sáng tạo của người miêu tả

Văn miêu tả nhằm hướng học sinh biết cách nhận thức cuộc sống và thể hiện cuộc sống bằng ngôn từ:

Làm văn miêu tả là nhận thức thế giới, khám phá, phát hiện từ đối tượng miêu tả những nét đẹp, nét đáng yêu, những cái mới lạ, độc đáo Vì vậy, dạy văn miêu tả là bồi dưỡng cho các em tâm hồn, cảm xúc và dạy các

em tích lũy vốn sống, vốn hiểu biết về cuộc sống; biết cảm thụ và rung động trước cái đẹp, cái đáng yêu của đối tượng miêu tả Đó chính là dạy các em nhận thức thế giới

Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết:

Trang 7

Có thể nói, hầu như bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong đời sống cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả Ví dụ: một cái đồng hồ,một con gà, một cái cặp… Tất cả đều có thể trở thành đề tài đầy thú vị với cây bút miêu tả

Trong khoa học cũng có miêu tả nhưng đó là sự miêu tả một cách lạ kỳ, khách quan nhằm mục đích nhận thức trí tuệ Loại văn này gạt bỏ những cảm xúc cá nhân, riêng tư của cá nhân người viết Trong khi đó, những đặc điểm riêng của đối tượng, những cảm xúc cá nhân chứa đựng những tâm trạng của người viết là nội dung chính của bài văn miêu tả Đối tượng của bài văn miêu

tả luôn được người viết nhìn cặn kẽ, chi tiết trong quá trình vận động Nó có thể là những đối tượng vô hình như âm thanh, tiếng động, hương vị… hay tư tưởng, tình cảm riêng tư, thầm kín của con người Bài văn miêu tả bao giờ cũng chứa đựng những tâm tư, tình cảm, thái độ yêu ghét hay những ý kiến đóng góp, bình luận của người viết

Một bài văn miêu tả bao giờ cùng là sự gắn bó hòa quyện giữa cảm xúc chủ quan của người viết với thiên nhiên, với hiện thực khách quan

Khi miêu tả hình ảnh của một đối tượng viết phải huy động và lựa chọn vốn kiến thức của mình về ngôn ngữ sao cho cảnh vật, con người hiện lên nổi bật cụ thể, sinh động để giúp người đọc có cảm giác mình đang ngắm nhìn, sờ

mó, chứng kiến các sự vật hiện tượng bằng chính những giác quan cụ thể của mình.Bởi vậy, yêu cầu đặt ra với người viết là phải biết gạt bỏ những chi tiết thực sự không cần thiết, không có sức gợi tả gợi cản Từ đó chọn lọc những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng mạnh mẽ, không dập khuân,máy móc, bắt chước

để đưa vào bài văn những chi tiết dườm dà,theo kiểu liệt kê đơn điệu

Ngôn ngữ trong văn miêu tả luôn mang tính nghệ thuật, bao giờ cũng là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh, có khả năng gợi lên sự liên tưởng, tưởng

Trang 8

tượng Chính vì kiểu ngôn ngữ này đã làm cho văn miêu tả khác với các loại văn vản khác Đặc biệt là văn bản khoa học

1.1.2.2 Các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học

Căn cứ vào đối tượng miêu tả, người ta chia văn miêu tả thành nhiều kiểu bài Ở Tiểu học hiện nay, học sinh được học 5 kiểu bài:

Về đối tượng miêu tả: Xuất phát từ vốn hiểu biết của HSTH mà đối tượng miêu tả đưa ra cho các em đều đơn giản, gần gũi,thân thuộc với các em

Về ngôn ngữ miêu tả: Văn miêu tả thường sử dụng số lượng lớn các tính từ, động từ,các từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ Tùy vào từng kiểu bài mà người viết lựa chọn, sử dụng từ ngữ cho phù hợp

1.1.2.3 Những yêu cầu cơ bản của bài văn miêu tả và việc dạy học văn miêu tả

Bài văn miêu tả phải đảm bảo được tính chính xác, chân thực trong việc tái hiện hình ảnh của các sự vật hiện tượng Việc tái hiện ấy đòi hỏi phải sinh động, cụ thể và có sáng tạo Bài văn miêu tả bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả kết hợ với kinh nghiệm sống và trí tưởng tượng, liên tưởng của người miêu tả phải thể hiện được hình ảnh, cảm xúc thực của người viết với đối tượng miêu tả

Chủ thể miêu tả phải chọn lọc được từ ngữ có sức biểu cảm cao độ Bài văn miêu tả muốn thành công, người viết phải huy động vốn kiến thức của mình về ngôn ngữ để “tô điểm” cho đối tượng Tuy vậy, việc “tô điểm” phải đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng, con người hiện lên sinh động, cụ thể như

Trang 9

đời sống thực qua từng trang miêu tả là điều không đơn giản Để người đọc có cảm giác như đang được trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy, sờ nắm được các sự vật hiện tượng thì khi làm văn miêu tả, yêu cầu đặt ra với chủ thể miêu tả là phải tạo ra được tính chính xác, sinh động, tạo hình cho bài văn

Từ những yêu cầu này, muốn miêu tả được đối tượng, người làm văn phải có một quá trình lao động công phu từ quan sát đối tượng, chọn lọc ý và diễn đạt ngôn ngữ giàu hình ảnh, sinh động Từ đó giúp người đọc có thể hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của đối tượng miêu tả như đang được “nhìn tận mắt, bắt tận tay”

Để giúp các em học sinh đáp ứng được những yêu cầu trên, trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ rèn cho học sinh kỹ năng làm bài mà còn phải cung cấp cho học sinh tri thức về cuộc sống, bồi dưỡng về tâm hồn

và cảm xúc cho các em Đặc biệt cần tạo điều kiện cho học sinh có được vốn ngôn ngữ phong phú, khả năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo cao Thiếu một trong các yếu tố trên, học sinh không thể viết được một bài văn miêu tả hay, sinh động, cuốn hút người đọc

1.1.3 Chủ đề ngữ nghĩa hay các trường từ vựng

“Cấu tạo từ trước hết là cấu tạo hàng loạt các từ giống nhau về ngữ nghĩa (và khác với hàng loạt các từ khác nhau về ngữ nghĩa) cho nên phải lấy chữ nghĩa làm tiêu chí hàng đầu để tiến hành phân loại ”

F.D.Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai dạng quan hệ chung nhất của ngôn ngữ là quan hệ ngang và quan hệ dọc Theo hai dạng quan hệ đó có hai loại trường nghĩa Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến)

Trường nghĩa dọc lại lại gồm có: Trường nghũa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm

Trang 10

1.1.3.1 Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là sự tập hợp các từ biểu thị một ý nghĩa chung

về một sự vật hiện tượng Các từ trong trường biểu vật đồng nhất với nhau về mặt ý nghĩa

Muốn xác lập một trường biểu vật người ta dựa vào ý nghĩa biểu vật của từ Trước hết, chọn một danh từ có ý nghĩa biểu vật khái quát (tên gọi của danh từ chính là ý nghĩa biểu vật) làm tiêu chí để tập hợp (từ trung tâm) Sau

đó tìm những từ ngữ có cùng ý nghĩa biểu vật với danh từ đã chọn làm tiêu chí, cuối cùng sắp xếp các từ đó vào trong trường

Đối với HSTH có thể gợi cho các em lập một số trường biểu vật gần gũi với lứa tuổi các em

1.1.3.2 Trường nghĩa biểu niệm

Trường nghĩa biểu niệm là sự tập hợp các từ dựa trên ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu niệm là hệ thống các nét nghĩa

Tiêu chí để xác lập trường nghĩa biểu nhiệm là ý nghĩa biểu niệm của

từ (tức là các nét nghĩa) Do đó,cách thức để lập trường nghĩa biểu niệm là phải lựa chọn ra các nét nghĩa nào đó, nét nghĩa này vẫn phải dựa trên sự rút

ra của một từ có ý nghĩa khái quát nào đó Các nét nghĩa này càng nhiều thì lập được trường nghĩa càng ít từ và nét nghĩa càng ít thì lập được trường nghĩa càng nhiều từ

Trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt” :

“Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường nghĩa” Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị được dùng từ một trong trường thích hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ Như vậy, hai

Trang 11

trường biểu vật và biểu niệm không những có quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn không tách rời nhau

Điều này thể hiện rõ ở chỗ: Khi lập các trường biểu vật thì dựa vào ý nghĩa biểu vật, còn khi chia nhỏ trường biểu vật thì dựa vào ý nghĩa biểu niệm

Ngược lại, khi phân lập trường biểu niệm thì dựa trên cấu trúc biểu niệm Nhưng khi chia nhỏ trường biểu niệm thì dựa trên nét nghĩa của từ biểu vật 1.1.3.4 Tác dụng của trường nghĩa

Trường nghĩa giúp chúng ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành các quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi người

Việc dạy học từ ngữ trong trường nghĩa cho HSTH nhằm cung cấp cho HSTH tri thức cơ bản về hệ thống từ vựng Tiếng Việt Trên cơ sở đó nhằm nâng cao vốn từ ngữ cho học sinh hay còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ ngữ để xây dựng một kho tàng từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ của học sinh tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết được thuận lợi

Tính hệ thống của từ ngữ trong từ vựng giúp các em trau dồi vốn từ một cách khoa học Bởi vì ở lứa tuổi Tiểu học, nhận thức chưa cao,mặt bằng nhận thức chưa đều; cần phải lập theo trường nghĩa để giúp học sinh nhận rõ tính hệ thống logic của từ vựng Qua đó, học sinh xây dựng được vốn từ ngữ thực của mình

Tóm lại, để tích lũy và mở rộng vốn từ, người ta có thể dựa trên ý nghĩa của từ Về nguyên tắc, các từ ngữ có ý nghĩa giống nhau thì người ta có thể đưa nó vào một trường nghĩa và ghi nhớ theo trường nghĩa Vì thế, việc lập trường nghĩa sẽ là cách tốt nhất để học sinh tích lũy và mở rộng vốn từ

Trang 12

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cuối cấp tiểu học

Ở giai đoạn cuối tiểu học, tư duy cụ thể của học sinh vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trìu tượng đang dần hình thành và chiếm ưu thế

Học sinh có khả năng thực hiện các thao tác trí tuệ với ngôn ngữ và các loại ký hiệu của các môn học để tiếp thu tri thức Các em đã biết quan sát tìm

ra các dấu hiệu đặc trưng bản chất của sự vật, hiện tượng, có khả năng tri giác các sự vật như một chỉnh thể thống nhất, có mục đích và phương hướng rõ ràng Khi khái quát hóa các em đã biết dựa vào bản chất bên trong để tìm ra khái niệm, quy luật Các em đã biết quan sát các sự vật hiện tượng theo diễn biến, vận động; nắm bắt được phép duy luận ngược lại nên hiểu được một sự vật có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau Bước đầu có khả năng lập luận trong phán đoán của mình, không chỉ xác lập mối quan hệ nguyên nhân - kết quả mà còn xác lập mối quan hệ từ kết quả đến nguyên nhân

Tâm lý học đã chỉ ra rằng: HSTH thuộc lứa tuổi từ 10 đến 11 tuổi (lớp

4, lớp 5) có đặc diểm nhận thức là khi quan sát đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng riêng cho sự vật, biết phân biệt các sắc thái của chi tiết để đi đến so sánh tổng hợp, có khả năng tri giác sự vật như một tổng thể, có tính mục đích và phương hướng rõ ràng Khi khái quát hóa các em bắt đầu biết dựa vào các dấu hiệu bản chất bên trong, những dấu hiệu chung để tìm ra khái niệm, quy luật Các em đã có khả năng lập luận cho phán đoán của mình

Cũng theo tâm lý học,ngôn ngữ của HSTH phát triển mạnh cả về ngữ

âm, ngữ pháp và từ vựng Vốn từ, vốn ngữ pháp được tăng lên nhanh nhờ các

em học nhiều môn học, diện tiếp xúc ngày càng rộng Cách diễn đạt cũng ngày càng thêm phong phú

Như vậy tư duy của HSTH giai đoạn này đã phát triển, đủ điều kiện để

tổ chức cho các em tự phát hiện, khám phá ra tri thưc ở một mức độ phù hợp

Trang 13

1.2.2 Nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 4 hiện nay

Nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 4 có sự phân hóa rõ rệt Các bài tập luyện tập về mở rộng vốn từ theo chủ đề và các bài tập luyện tập về những nội dung cấu tạo từ, giải nghĩa từ, câu

Các bài tập luyện tập về Mở rộng vốn từ theo chủ đề:

Nội dung “mở rộng vốn từ được sách giáo khoa trình bày xoay quanh

10 chủ điểm trong đó có 5 chủ điểm học kỳ I và có 5 chủ điểm học kỳ II Mỗi chủ điểm được học trong 3 tuần, riêng chủ điểm ‘khám phá thế giới” học trong 4 tuần mỗi chủ điểm trong sách giáo khoa thường có 2 bài (thường được bố trí vào các tuần 2, tuần 3 của chủ điểm ấy) Các chủ điểm được dạy

cụ thể từng tuần như sau:

- Chủ điểm 1: “Thương người như thể thương thân” (dạy từ tuần 1 đến tuần 3)

Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết (2 tiết)

- Chủ điểm 2: “Măng mọc thẳng” (dạy từ tuần 4 đến tuần 6)

Mở rộng vốn từ: Trung thực,tự trọng (2 tiết)

- Chủ điểm 3: “Trên đôi cánh ước mơ” (dạy từ tuần 7 đến tuần 9)

Mở rộng vốn từ: Ước mơ (1 tiết): dạy ở tiết 9

- Chủ điểm 4: “Có chí thì nên” (dạy từ tuần 11 đến tuần 13)

Mở rộng vốn từ: Ý chí nghị lực (2 tiết)

- Chủ điểm 5: “Tiếng sáo diều” (dạy từ tuần 14 đến tuần 16)

Mở rộng vốn từ: Trò chơi – đồ chơi (2 tiết)

- Chủ điểm 6: “Người ta – hoa đất” (dạy từ tuần 18 đến tuần 20)

Mở rộng vốn từ: Tài năng (1 tiết): dạy ở tuần 19;sức khỏe (1 tiết): dạy ở tuần 20

- Chủ điểm 7: “Vẻ đẹp muôn màu” (dạy từ tuần 21 đến tuần 23)

Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (2 tiết)

Trang 14

- Chủ điểm 8: “Những người quả cảm” (dạy từ tuần 24 đến tuần 27)

Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (2 tiết)

- Chủ điểm 9: “Khám phá thế giới” (dạy từ tuần 28 đến tuần 31)

Mở rộng vốn từ: Khám phá,phát minh (1 tiết): dạy ở tuần 29;du lịch, thám hiểm (1 tiết): được dạy từ tuần 30

- Chủ điểm 10: “Tình yêu cuộc sống” (dạy từ tuần 32 đến tuần 34)

Mở rộng vốn từ: lạc quan (1 tiết): dạy ở tuần 33;vui vẻ (1 tiết): dạy ở tuần 3

Như vậy, trong 10 chủ điểm được học ở lớp 4 có tổng số tiết là 19 tiết

mở rộng và hệ thống hóa vốn từ Mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tiết Riêng chủ điểm 3: “Trên đôi cánh ước” chỉ có một tiết mở rộng vốn từ về “Ước mơ” Nội dung các bài đều liên quan đến chủ điểm được học

1.2.3 Nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 5 hiện nay

Phân môn luyện từ và câu lớp 5 gồm những nội dung chính sau:

1.2.3.1 Mở rộng hệ thống hóa vốn từ (18 tiết)

Từ ngữ mở rộng và hệ thống hóa trong phân môn luyện từ và câu lớp 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học Cụ thể:

- Học kỳ I: (9 tiết), gồm các bài: Tổ Quốc, Nhân Dân (Chủ điểm con người với Thiên Nhiên – tuần 8 và 9) Bảo vệ môi trường (Chủ điểm giữ lấy màu xanh – tuần 12 và tuần 13); hạnh phúc (Chủ điểm vì hạnh phúc con người – tuần 11)

- Học kỳ II: (9 tiết), gồm các bài: Công dân (Chủ điểm người công dân tuần 20), trật từ an ninh (Chủ điểm vì cuộc sống thanh bình – tuần 23 và tuần 24); truyền thống (Chủ điểm nhớ nguồn – tuần 26 và tuần 27), nam và nữ (Chủ điểm nam và nữ tuần 30 và tuần 31), trẻ em và bổn phận (Chủ điểm những chủ nhân tương lai – tuần 33 và tuần 34)

Trang 15

1.2.3.2 Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu liên kết và sử dụng dấu câu

- Nghĩa của từ (11 tiết):

Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này Cụ thể là: từ đồng nghĩa, luyện tập về từ đồng nghĩa; (tuần 1: 2 tiết, tuần 2: 1 tiết); từ đồng âm, dùng từ đồng âm để chơi chữ (tuần 5: 1 tiết, tuần 6: 1 tiết); từ nhiều nghĩa, luyện tập

về từ nhiều nghĩa (tuần 7;2 tiết, tuần 8: 1 tiết)

- Từ loại (5 tiết):

Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về 2 loại có tính chất là từ công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng 2 loại

từ này Cụ thể là đại từ và Đại từ xưng hô (tuần 9: 1 tiết,tuần 11: 1 tiết); quan

hệ từ, luyện tập về quan hệ từ (tuần 11: 1 tiết, tuần 12: 1 tiết, tuần 13: 1 tiết)

- Câu: Câu ghép (8 tiết):

Phần này cung cấp kiến thức sơ giản về câu ghép:khái niệm câu ghép (tuần 19: 1 tiết); cách nối các vế câu ghép (tuần 19: 1 tiết); nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20: 1 tiết, tuần 21: 1 tiết, tuần 22: 2 tiết, tuần 23: 1 tiết);nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 24; 1 tiết)

- Ngữ pháp văn bản (4 tiết):

Phần này cung cấp các kiến thức sơ giản về 3 phương tiện liên kết câu

cơ bản: liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25: 1 tiết), luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26: 2 tiết); liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối (tuần 27: 1 tiết)

- Ôn tập (14 tiết):

Là lớp cuối cấp tiểu học, phân môn luyện từ và câu lớp 5 có phần ôn tập hệ thống hóa tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh đã được học ở cấp tiểu học Cụ thể là:

Trang 16

Ôn tập về từ loại: 1 tiết (tuần 14)

Ôn tập về đại từ: 2 tiết (tuần 16)

Tổng kết vốn từ: 2 tiết (tuần 15: 1 tiết, tuần 16: 1 tiết)

Ôn tập về câu: 1 tiết (tuần 17)

Ôn tập về dấu câu: 8 tiết (tuần 29: 2 tiết, tuần 30; 1 tiết, tuần 31:1 tiết)

1.2.3.3 Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hóa trong gia đình

Thông qua nội dung dạy học và cách tổ chức hoạt động trên lớp,phân môn luyện từ và câu góp phần bồi dưỡng cho học sinh tiểu học dùng từ đúng, nói, viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa

1.2.4 Thực tiễn việc học phân môn luyện từ và câu của học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học Liên Minh

Trong quá trình học tập, học sinh luôn được giáo viên cung cấp vốn từ theo từng chủ điểm ở phân môn luyện từ và câu Các em học sinh trường Tiểu học Liên Minh luôn tích cực tham gia xây dựng bài và hứng thú với các dạng bài mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa nên việc lĩnh hội kiến thức trong phân môn luyện từ và câu có nhiều thuận lợi Các tiết học luyện từ và câu vốn được coi là những tiết học khô khan hơn cả so với các tiết học ở những phân môn còn lại của chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện hành Bởi nội dung bài học đa số là bài tập, thực hành nhiều hơn lý thuyết Nhưng với thầy và trò trường Tiểu học Liên Minh, tiết học Luyện từ và câu lại thực sự trở nên thú

vị Các tiết học luyện từ và câu cũng phong phú như các tiết chính tả, kể chuyện hay tập đọc Có được điều này là nhờ sự sáng tạo của giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Liên Minh đã biết lồng ghép trò chơi vào trong các tiết học luyện từ và câu giúp cho những tết này trở nên hấp dẫn và phong phú với các em học sinh

Trang 17

Tuy nhiên các bài tập luyện từ và câu chưa sâu, chỉ dừng lại ở những từ thường dùng dẫn đến khi gặp một số từ học sinh gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của những từ đó Chính điều này cũng khiến cho kết quả của học sinh trong những phân môn khác khi liên quan đến nghĩa của từ chưa cao

Trang 18

Chương 2 Phân tích và miêu tả kết quả tìm hiểu sự mở rộng và hiểu biết vốn từ ngữ miêu tả cho HSTH thông qua các dạng bài văn

miêu tả lớp 4, lớp 5

Để khảo sát sự hiểu biết của HSTH về vốn từ miêu tả, chúng tôi tiến hành khảo sát ở lớp 4D – Trường Tiểu học Liên Minh – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc với 3 dạng bài văn miêu tả: miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả đồ vật; tiến hành khảo sát ở lớp 5C – Trường Tiểu học Liên Minh – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc với 2 dạng bài văn miêu tả: tả người và tả cảnh Mỗi một dạng văn miêu tả chúng tôi đưa ra một bài văn miêu tả mẫu, điển hình và yêu cầu các

em học sinh xác định những từ được dùng để miêu tả có trong bài văn đã cho trước đó

2.1 Sự mở rộng và hiểu biết vốn từ miêu tả trong dạng bài miêu tả cây cối

Ở dạng bài này, chúng tôi tiến hành khảo sát với 41 em học sinh của lớp 4D – Trường tiểu học Liên Minh Việc khảo sát của chúng tôi tiến hành với mục đích đánh giá khả năng nhận biết từ miêu tả của học sinh trong một bài văn miêu tả cụ thể của dạng bài văn miêu tả cây cối

Chúng tôi đưa sẵn ra một bài văn miêu tả điển hình ở dạng bài văn miêu tả cây cối là bài văn tả cây chuối và yêu cầu yêu cầu đưa ra như sau:

Em hãy tìm các từ dùng để miêu tả ở bài văn sau đây:

CÂY CHUỐI Cuối vườn nhà em có một bụi chuối sứ Từ một cây chuối nhỏ xíu ba

em xin ở quê nội, về trồng cách đây hơn một năm, giờ nó đã sinh sôi nảy nở thành năm bảy cây lớn nhỏ khác nhau

Trang 19

Cây chuối cao đến hơn hai mét Thân tròn và to như cột nhà, gồm nhiều lớp bẹ ốp sát vào nhau Mấy chiếc bẹ ngoài màu nâu, lấm chấm những vết đen Xung quanh ngọn là những tàu lá to dài màu xanh thẫm, mặt dưới phủ một lớp phấn trắng mỏng Mấy chiếc lá già màu vàng bị gió xé rách đang héo dần

Buồng chuối gần chục nải đã trổ được hơn hai tháng Mỗi nải có hai tầng quả xếp trồng lên nhau Trái chuối hơi cong màu xanh nhạt, to gần bằng chuôi dao, đầu trái vẫn còn dính mẩu núm đen

Do sức nặng của buồng chuối, cây chuối mẹ nghiêng hẳn về một bên

Ba em phải lấy hai khúc tràm cột chéo đầu lại, tạo thành một giá đỡ cho cây khỏi đổ Ba còn xúc đất đắp thêm vào gốc Từ các kẽ nứt mấy cây chuối con đang nhô lên, mập mạp trông chẳn khác gì bầy con thơ xúm xít bên chân mẹ Nhìn buồng chuối to, dài sắp chín, em vui nghĩ đến một ngày không xa, sau bữa cơm cả nhà em sẽ được thưởng thức vị ngọt thơm của những trái chuối chín vàng do chính tay ba em trồng

(Những bài làm văn mẫu lớp 4)

Kết quả thu được sau quá trình khảo sát

Có tất cả 34 từ được dùng để miêu tả trong bài văn tả cây chuối mà chúng tôi đã đưa ra Học sinh tìm được số lượng từ đúng nhiều nhất là 27 từ (đạt 79,4 % so với tổng số từ miêu tả có trong bài) Học sinh tìm được ít nhất

là 16 từ (đạt 47,1 % so với tổng tổng số từ miêu tả có trong bài) Tuy nhiên trong những từ mà học sinh đã tìm được thì chủ yếu là các từ tìm nhầm, từ sai nghĩa; số lượng từ tìm đúng lại ít hơn nhiều so với 34 từ được dùng để miêu

tả có trong bài Trung bình, mỗi học sinh tìm được 21 từ đúng

Chúng tôi nhận thấy rất nhiều học sinh đều tìm được đầy đủ các từ được dùng để miêu tả là từ láy có trong bài Trong bài văn miêu tả cây chuối

mà chúng tôi đã đưa ra có 3 từ được dùng để miêu tả là từ láy và có 29 học

Trang 20

sinh tìm được hết 3 từ này trong tổng số 41 học sinh tham gia khảo sát (đạt 70,7 %) Từ được dùng để miêu tả là những từ đơn cũng được học sinh tìm ra đáng kể.Bài văn miêu tả cây chuối có tất cả 14 từ được dùng để miêu tả là từ đơn và có 11 % số học sinh tham gia khảo sát tìm được đủ cả 14 từ này Ngược lại, trong số 20 từ được dùng để miêu tả là từ ghép có trong bài thì chỉ

có một học sinh tìm được nhiều nhất là 13 từ, không có học sinh nào tìm được

đủ cả 20 từ ghép được dùng để miêu tả (đạt 0 % số học sinh tìm đủ số từ miêu

tả là từ ghép có trong bài)

Như vậy kết quả học sinh tìm được là tương đối thấp Có học sinh tìm nhầm tới 20 từ (cũng là từ dùng để miêu tả nhưng những từ mà học sinh tìm nhầm lại không có trong bài văn mà chúng tôi đưa ra) Bên cạnh đó học sinh còn tìm được một số từ sai nghĩa Học sinh thường bỏ sót các từ: nhỏ xíu, cao đến hơn hai mét, như cột nhà, xé rách, héo dần, sắp chín Các từ mà học sinh

đã tìm ra phần lớn là những từ tìm nhầm và từ sai nghĩa Những từ mà học sinh tìm nhầm tuy có nghĩa nhưng đa số là các danh từ, trạng từ, một số động

từ không phải dùng để miêu tả và các từ đồng nghĩa hay gần nghĩa với những

từ được dùng để miêu tả có trong bài Chẳng hạn học sinh đã tìm được các từ như: “một bên, súc đất, sức nặng, xếp ” đều không phải là những từ dùng để miêu tả hay các cụm từ “chéo hẳn về một bên,ôm sát vào nhau, đặt trồng vào nhau…” tuy đều là những cụm từ miêu tả nhưng lại không có trong bài văn tả cây chuối đã cho mà nó gần nghĩa với các cụm từ miêu tả: “nghiêng hẳn về một bên, ốp sát vào nhau, xếp trồng lên nhau” Ngoài việc tìm nhầm, học sinh còn tìm cả những từ không có nghĩa như: “sinh soi,chô, nghiêm một bên…” Nguyên nhân

Cả bài văn chỉ có 35 từ là từ dùng để miêu tả nhưng có nhiều học sinh tìm được tới 40 từ (hầu hết đều tìm được trên 35 từ) và trong các từ học sinh

đã tìm đa số là từ sai Sở dĩ như vậy là do học sinh chưa định hình được

Trang 21

những từ được dùng để miêu tả thường là danh từ, động từ hay tính từ…, chúng có đặc điểm chung như thế nào và phát hiện chúng ra sao Học sinh chỉ biết cố gắng kể ra thật nhiều từ và đúng được càng nhiều thì càng tốt Thậm chí học sinh kể ra cả những từ không có trong bài

Học sinh kể ra rất nhiều từ đồng nghĩa, gần nghĩa với các từ được dùng

để miêu tả trong bài là do học sinh đã không chú ý, không có sự tập trung cao nên tuy nhận ra các từ miêu tả đó nhưng khi liệt kê lại kể nhầm sang các từ cùng nghĩa hay gần nghĩa

Việc học sinh kể ra cả những từ không có nghĩa có hai nguyên nhân: hoặc là học sinh sai về lỗi chính tả dẫn đến sự sắp xếp sai giữa các con chữ, hoặc là học sinh còn yếu về vốn từ trong các chủ điểm khi học phân môn luyện từ và câu

Biện pháp

Trước hết,văn miêu tả cây cối là một dạng văn miêu tả có lượng từ miêu tả rất phong phú Mỗi một sự vật đều có nhiều cách để miêu tả khác nhau, và thông qua việc miêu tả nhiều sự vật ta lại có được một vốn từ lớn hơn Vì vậy, mở rộng vốn từ miêu tả cây cối cho học sinh là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giàu vốn từ cho các em Để bản thân học sinh có được vốn từ lớn này giáo viên cần mở rộng, bồi dưỡng cho học sinh vốn từ miêu tả cây cối thông qua việc hướng cho học sinh quan sát sự vật từ những góc nhìn khác nhau từ đó có những nhận định, đánh giá khác nhau về một sự vật Bên cạnh những từ được đưa ra để miêu tả giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tìm ra các từ đồng nghĩa hay gần nghĩa với các từ đó để vốn từ miêu

tả cây cối của học sinh được trở nên phong phú hơn

Cần củng cố kỹ hơn vốn từ của học sinh trong những tiết luyện từ và câu để không còn tình trạng học sinh đưa ra những từ không có nghĩa và việc củng cố về chính tả cũng cần được chú trọng hơn

Trang 22

2.2 Sự mở rộng và hiểu biết vốn từ miêu tả trong dạng bài miêu tả con vật

Để khảo sát sự hiểu biết của HSTH về vốn từ miêu tả con vật, chúng tôi tiến hành khảo sát ở lớp 4D – trường tiểu học Liên Minh – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc với bài văn miêu tả chú cún Chúng tôi yêu cầu HS xác định từ dùng để miêu tả trong bài văn cho trước Chúng tôi tiến hành việc khảo sát với mục đích đánh giá khả năng nhận biết từ miêu tả của học sinh trong một bài văn miêu tả con vật cụ thể

Câu hỏi đưa ra như sau:

Em hãy tìm các từ dùng để miêu tả ở bài văn sau đây:

Chú cún

Năm ngoái, bác Đông mang từ quê lên cho em một chú cún mới được hai tháng tuổi Thoáng nhìn nó em đã thích ngay Ôi chú chó mới xinh làm sao! Em đặt tên nó là Tô-ny

Tô-ny lớn nhanh như thổi Giờ đây nó đã là một chú chó trưởng thành với hình dáng cân đối Toàn thân nó phủ một lớp lông dày màu vàng nâu Hai cái tai nhọn luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh Đôi mắt to, sáng Lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính Cái lưỡi màu hồng thè dài và hàm răng trắng bóng với bốn răng nanh cong, nhọn

Tô- ny có dáng như chó săn Cái ức nở đầy đặn, bụng thon, bốn chân cao, gân guốc và vững trãi Cái đuôi xù cuốn tròn thành chữ O trên lưng

Nó đi dứng nhẹ nhàng và chạy rất nhanh Sáng sáng Tô-ny giỡn với chú mèo tam thể trên sân Chúng đuổi nhau, vờn nhau không biết chán Thấm mệt, Tô-ny trèo lên thềm, nằm sấp gác mõm lên hai chân trước, lim dim ngủ Xin chớ lầm tưởng nó ngủ say Tuy lơ mơ thế nhưng hai cái tai úp xuống không bỏ sót một tiếng động nào Chỉ cần có tiếng bước chân nhè nhẹ ngoài rào là nó đứng phắt dậy, linh hoạt hẳn lên Nếu là người lạ, lập tức nó

Trang 23

cất tiếng sủa vang Còn người quen đi đâu về là nó chạy ra, vẫy đuôi mừng tíu tít

Ngày nào em đi học về, Tô-ny cũng ra tận cổng đón Nó chồm hai chân trước ôm chầm lấy em và quấn quýt không rời Đến đêm, khi cả nhà đi ngủ, một mình Tô-ny thức trông nhà Có nó, mọi người yên tâm ngủ ngon sau một ngày làm việc mệt nhọc

Tô-ny được mọi người yêu mến Đi xa về, ai cũng có phần quà riêng cho nó Lúc thì cái bánh, lúc thì cái kẹo Nó đón nhận với vẻ mừng rỡ và biết

ơn Tô-ny khôn ngoan và trung thành Nó được coi là thành viên không thể thiếu trong gia đình em

(Những bài làm văn mẫu lớp 4)

Kết quả thu được như sau

Ở bài văn miêu tả chú cún này có 49 từ được dùng để miêu tả Các từ miêu tả trong bài văn là những từ miêu tả ngoại hình, tính cách, hoạt động của chú cún Học sinh tìm ra số từ nhầm, từ sai chiếm gần 50 % so với tổng số từ học sinh đã tìm Học sinh tìm được số lượng từ đúng nhiều nhất là 31 từ đạt

63, 3 % (chỉ có 1 bài tìm được 31 từ trong tổng số 41 bài) Học sinh tìm được

số lượng từ đúng ít nhất là 16 từ (đạt 47,1 %) Trung bình, mỗi học sinh tìm được 23 từ trong tổng số 49 từ miêu tả có trong bài

Trong bài văn miêu tả chú cún có 18 từ miêu tả là từ đơn Chỉ có 2 học sinh là tìm được nhiều nhất là 13 từ đơn (4,8 % tìm được 72,2 % số từ miêu tả

là từ đơn có trong bài) Đa số đều tìm được 11 từ (đạt 61,1 %) Như vậy, tỉ lệ học sinh tìm đúng các từ đơn cũng tương đối cao.Từ được dùng để miêu tả là những từ láy cũng được học sinh tìm ra đáng kể Bài văn miêu tả chú cún có tất cả 4 từ được dùng để miêu tả là từ láy Có 18 học sinh trong tổng số 41 học sinh tìm được đủ cả 4 từ láy này (đạt 43.9 % học sinh tìm được 100 % từ miêu tả là từ láy có trong bài) Bên cạnh đó, trong số 27 từ được dùng để miêu

Trang 24

tả là từ ghép có trong bài thì chỉ có 3 học sinh tìm được nhiều nhất là 15 từ, không có học sinh nào tìm được đủ cả 27 từ ghép được dùng để miêu tả (đạt 0

% số học sinh tìm đủ 100 % số từ miêu tả là từ ghép có trong bài)

Như vậy kết quả học sinh tìm được thấp Trong khi đó có học sinh tìm nhầm tới 29 từ, nhiều hơn cả số từ mà học sinh đó tìm đúng Trung bình mỗi học sinh tìm nhầm tới 14 từ Học sinh thường bỏ sót các từ: sáng,đen ướt, rất thính hay các từ được dùng để miêu tả là động từ như: trèo, nằm sấp, gác mõm, chạy rất nhanh, sủa vang, trông nhà,úp xuống Các từ mà học sinh đã tìm ra chiếm nhiều từ là từ tìm nhầm,có một số từ còn sai nghĩa Có tới 2 em học sinh đưa ra 3 từ sai nghĩa Những từ mà học sinh tìm nhầm tuy có nghĩa nhưng đa số là các danh từ, trạng từ,tính từ một số động từ không phải dùng

để miêu tả Chẳng hạn học sinh đã tìm được các từ như: “quà, cất tiếng, lập tức, mệt nhọc, đón nhận, vẻ, yên tâm, yêu mến, tam thể ” đều không phải là những từ dùng để miêu tả Đặc biệt từ vững trãi thường bị học sinh tìm nhầm thành vững trắc Ngoài ra, học sinh còn tìm cả một số từ không có nghĩa như:

“không bỏ sát, quốn, gân gước, …” Tuy nhiên,ở bài văn tả chú cún này, số lượng từ sai nghĩa xuất hiện ít hơn ở bài văn tả cây chuối Mặc dù có học sinh tìm tới 3 từ sai nghĩa nhưng đa số học sinh không tìm phải từ sai nghĩa

Trang 25

Biện pháp

Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc lý thuyết về dạng văn miêu tả con vật để không bị mất đi một vốn từ miêu tả lớn là các động từ Trong quá trình dạy học phân môn tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh thấy rõ được

sự khác biệt giữa từ được dùng để miêu tả với từ để chỉ đối tượng được đem

ra miêu tả

2.3 Sự mở rộng và hiểu biết vốn từ miêu tả ở dạng bài miêu tả đồ vật Với dạng bài miêu tả đồ vật,chúng tôi đi tiến hành khảo sát với 41 em học sinh của lớp 4D – Trường tiểu học Liên Minh.Việc khảo sát được chúng tôi tiến hành với mục đích đánh giá khả năng nhận biết từ miêu tả của học sinh trong một bài văn miêu tả cụ thể của dạng bài văn miêu tả đồ vật

Chúng tôi đưa sẵn ra bài văn miêu tả cái trống trong dạng bài văn miêu

tả đồ vật với yêu cầu như sau:

Em hãy tìm các từ dùng để miêu tả ở bài văn sau đây:

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM Trước ngày khai giảng năm nay, chiếc trống cũ kỹ của trường em đã được thay thế bằng chiếc trống mới thật đẹp Cô Lan chủ nhiệm nói rằng chiếc trống này do hội phụ huynh quyên góp mua tặng nhà trường Trống dược đặt trên cái giá gỗ vững trắc ngay trước cửa văn phòng

Dáng vẻ chiếc trống mới oai vệ làm sao! Nó to gần bằng chiếc chum đựng nước, sơn màu đỏ thẫm Hai đầu trống viền đen đóng chi chít những chiếc đinh tre để ghim chặt mặt trống vào thân trống Thân trống là những thanh gỗ hơi khum lại Chính giữa thân trống là một vòng dây mây bện xoắn

ôm tròn hai mặt trống làm bằng da trâu, dầy và nhẵn bóng Mỗi khi chú bảo

vệ vung cao chiếc dùi gỗ nện vào mặt trống là trống lại phát ra những âm thanh vang động cả sân trường: tùng…tùng…tùng

Trang 26

Ngày ngày tiếng trống nhắc nhở chúng em đi học đúng giờ Sáng thứ hai sau một hồi trống dài, học sinh lớp nào tập trung lớp đó, trang nghiêm chào lá cờ Tổ Quốc đang phần phật tung bay trên đỉnh cột Chúng em đã thuộc lòng hiệu trống Một tiếng vang lên đang gọn, giờ học bắt đầu Ba tiếng tùng tùng…tùng…thong thả, chậm rãi báo giờ ra chơi Một hồi trống dồn dập, thôi thúc, giục chúng em nhanh chân ra sân tập thể dục giữa giờ Theo tiếng trống, cả rừng cánh tay giơ lên hạ xuống, quay phải quay trái đều tăm tắp Cuối buổi học, tiếng trống lại vang lên giòn giã Từ các lớp, chúng

em ùa ra như những bầy chi nhỏ, ríu rít nói cười trên khắp các ngả đường Mấy năm qua cắp sách tới trường,mỗi lần nghe tiếng trống, lòng em lại náo nức niềm vui Tiếng trống như giục bước chân em nhanh hơn Hãy đến với thầy cô bạn bè thân yêu

(Những bài làm văn mẫu lớp 4)

Với 41 phiếu đưa ra, chúng tôi thu được kết quả như sau

Bài văn miêu tả cái trống có 30 từ là từ được dùng để miêu tả Học sinh tìm được nhiều nhất là 19 từ (đạt 63.3 % so với tổng từ được dùng để miêu tả

có trong bài) Học sinh tìm được ít nhất là 13 từ (đạt 43.3 % so với tổng từ được dùng để miêu tả có trong bài ) Trung bình, mỗi học sinh tìm được 17 từ đúng trong tổng số 30 từ miêu tả có trong bài

Qua bảng thống kê,chúng tôi thấy rằng trong bài văn miêu tả cái trống

đã đưa ra có 10 từ được dùng để miêu tả là từ đơn thì có 92,7 % học sinh tìm được 50 % so với tổng số từ đơn là từ miêu tả Như vậy khả năng tìm ra từ đơn là từ miêu tả của học sinh là trung bình Trong khi đó tỉ lệ tìm ra các từ miêu tả là từ láy lại khá cao Bài văn tả cái trống được đưa ra ở trên có tất cả

9 từ được dùng để miêu tả là từ láy Có 31,7 % số học sinh tham gia khảo sát tìm được 88,9 % số từ đó Trung bình mỗi học sinh cũng tìm được 7 từ trong

số 9 từ cho sẵn Như vậy, tỉ lệ tìm ra các từ miêu tả là từ láy khá cao Ngược

Trang 27

lại, trong số 16 từ được dùng để miêu tả là từ ghép có trong bài thì chỉ có 10 học sinh tìm được nhiều nhất là 6 từ (đạt 45,5 % số từ miêu tả là từ ghép), không có học sinh nào tìm đủ cả 11 từ ghép được dùng để miêu tả (đạt 0 % ) Như vậy kết quả học sinh tìm được nhìn chung là thấp Học sinh thường bỏ sót các từ: nhỏ, oai vệ, bện xoắn, ôm tròn, nhẵn bóng, gần bằng, nhanh hơn, viền đen, trang nghiêm Tuy số lượng từ đúng mà học sinh tìm được vẫn chưa cao nhưng số lượng từ tìm nhầm cũng giảm đáng kể so với hai dạng bài văn miêu tả ở trên Đa số học sinh chỉ tìm nhầm khoảng 4 từ, 5 từ Chỉ có 1 học sinh tìm nhầm nhiều nhất là 7 từ Chẳng hạn học sinh thường tìm nhầm các từ như: “nện, xoắn ” Ngoài việc tìm nhầm, hầu hết học sinh còn tìm cả những từ không có nghĩa như: “hum lại,bầy chi nhỏ, oa vệ, him chặt…” Và những từ này lại lặp đi lặp lại trong các phiếu khảo sát của học sinh

Nguyên nhân

Học sinh tìm ra một vài từ nhầm là do chưa có sự tập trung chú ý vào nội dung của bài văn tả cái trống chúng tôi đưa ra Số lượng từ sai nghĩa rất nhiều do vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp, nhất là đối với vốn từ miêu tả Việc hiểu nghĩa của từ cũng là việc làm khó khăn đối với học sinh Nguyên nhân là học sinh ít có cơ hội được va chạm với các từ miêu tả này nên lúng túng trước việc xác định và hiểu nghĩa của chúng

Biện pháp

Cần nhắc nhở học sinh phải có sự tập trung, chú ý đến nội dung của bài văn khi tìm hiểu về các bài văn từ đó nhận biêt từ thông qua nghĩa của từ, gắn với nội dung câu văn chứ không phải nhận biết qua từ loại của từ Thường xuyên hệ thống, giới thiệu và tích lũy cho học sinh vốn từ miêu tả đồ vật trong các chủ điểm ở phân môn luyện từ và câu và trong khi dạy dạng bài miêu tả đồ vật ở các tiết tập làm văn Giới thiệu vốn từ miêu tả với từng đối

Trang 28

tượng đồ vật sau đó mỗi từ tìm được lại dẫn dắt học sinh đi tìm các từ cùng trường nghĩa với từ đo Việc làm này sẽ giúp vốn từ của học sinh được mở rộng một cách nhanh chóng

2.4 Sự mở rộng và hiểu biết vốn từ miêu tả ở dạng bài tả người

Để khảo sát sự hiểu biết của HSTH về vốn từ tả người, chúng tôi tiến hành khảo sát ở lớp 5C – trường tiểu học Liên Minh – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc với bài văn tả bác Tư Chúng tôi yêu cầu HS xác định từ dùng để miêu tả trong bài văn cho trước Chúng tôi tiến hành việc khảo sát với mục đích đánh giá khả năng nhận biết từ miêu tả của học sinh trong một bài văn miêu tả người cụ thể

Câu hỏi đưa ra như sau:

Em hãy tìm các từ dùng để miêu tả trong bài văn sau đây:

Bác Tư

Gia đình em huộc khu phố 4 phường 3 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh

Tổ trưởng tổ dân phố là bác Tư, khoảng hơn sáu mươi tuổi

Bác Tư là đại tá, công tác ở quân khu 7, về hưu đã vài năm nay Vóc dáng bác cao to, vạm vỡ, đi đứng nhanh nhẹn Nước da nâu rám khỏe mạnh Mái tóc bạc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt Đôi lông mày rậm rạp và đôi mắt toát lên vẻ vừa nghiêm nghị vừa hóm hỉnh

Tính nết bác Tư giản dị, thân mật, dễ hòa đồng với mọi người Từ ngày bác làm tổ trưởng, tình hình mọi mặt ở đây thay đổi hẳn Bác đã vận động bà con trong tổ giữ vệ sinh môi trường và bảo vệ an ninh trật tự Các tệ nạn như nghiện ngập, trộm cắp giảm hẳn Một số thanh niên hư hỏng, hút chích được đưa đi cai nghiện ở các trung tâm Bác đến từng gia đình quyên góp tiền, lập quỹ tình thương để giúp đỡ các đối tượng xóa đói giảm nghèo trong tổ Căn nhà của bác tuy không rộng rãi nhưng bác đã giành một phòng để mở lớp học

Trang 29

tình thương cho các em nhỏ không có điều kiện đến trường và bác cùng chú Lâm công an khu vực trực tiếp giảng dạy

Những đóng góp của bác Tư đối với phong trào của tổ dân phố là rất lớn Bác quan tâm từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn của bà con Gia đình hàng xóm có chuyện xích mích, bác đứng ra hòa giải, khuyên ngăn Bác thuyết phục bà con đóng tiền, mỗi nhà một trăm nghìn đồng để tráng xi măng và mở rộng hẻm, đặt lại đường nước… Nhờ vậy mà không gian thông thoáng, sạch

sẽ, việc đi lại dễ dàng, thuận tiện

Bà con trong tổ, trong khu phố rất quý mến và kính trọng bác Tư, một người hết lòng vì việc chung Em rất thích tác phong dứt khoát, nghiêm chỉnh của người cựu sĩ quan quân đội đã từng tham gia đấu trang chống giặc ngoại xâm, nay tuổi đã cao vẫn nhiệt tình góp phần xây dựng và bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân

(Những bài làm văn mẫu lớp 5)

Sau quá trình khảo sát, kết quả thu được như sau

Bài văn miêu tả bác Tư khác với các dạng bài văn miêu tả ở trên là cả bài chỉ chứa 21 từ miêu tả Và số lượng từ tìm được của các học sinh cũng không đồng đều như học sinh khối lớp 4 Có 12,8 % học sinh tìm được nhiều

từ đúng nhất là 18 từ (chiếm 87,5 % tổng số từ được dùng để miêu tả có trong bài) Có học sinh chỉ tìm được 1 từ trong tổng số 21 từ (đạt 4.3 %) Trung bình mỗi học sinh tìm được 12 từ là từ được dùng để miêu tả có trong bài văn miêu tả mẫu ở trên

Trong bài văn mẫu miêu tả bác Tư chỉ có 2 từ được dùng để miêu tả là

từ đơn nhưng cũng chỉ có 18 học sinh trong tổng số 39 học sinh tìm được từ đơn này (đạt 46,2 %) Như vậy khả năng tìm ra từ đơn là từ miêu tả của học sinh ở dạng văn này kém hơn so với 3 dạng văn miêu tả ở trên Trong bài có 7

từ được dùng để miêu tả là từ láy thì số lượng học sinh tìm được ở từ này

Trang 30

cũng chỉ đạt ở mức trung bình Có 15 học sinh tìm được 100 % số từ láy này (đạt 17,9 % tổng số 39 học sinh) Cũng giống như từ đơn và từ láy, tỉ lệ tìm ra

từ ghép không cao Bài văn miêu tả bác tư chúng tôi đã đưa ra có 12 từ được dùng để miêu tả là từ ghép Dựa vào bảng thống kê chúng tôi nhận thấy không

có học sinh nào tìm đủ cả 12 từ ghép được dùng để miêu tả (đạt 0 % )

Như vậy kết quả học sinh tìm được còn quá thấp Số lượng từ tìm nhầm cũng không đồng đều giữa các đối tượng học sinh Trung bình mỗi học sinh tìm nhầm 10 từ Học sinh tìm nhầm sang cả các danh từ,trạng từ hay động từ không phải là từ miêu tả chẳng hạn như mồ hôi,cảnh vật, đĩa bạc, nghe câu chuyện, đặt giữa sân Học sinh thường bỏ sót các từ: thông thoáng, sạch sẽ, khoảng hơn sáu mươi tuổi, dứt khoát, nghiêm chỉnh, cắt ngắn, hết lòng vì việc chung, tuổi đã cao Tuy số lượng từ đúng mà học sinh tìm được vẫn chưa cao nhưng tồn tại rất ít từ sai nghĩa Những từ sai nghĩa điển hình như như ên ái, chêng chêng, vành vạch, nhênh chếch Trong 39 bài tham gia khảo sát chỉ có

3 từ sai nghĩa Điều này thể hiện đối với học sinh lớp 5 – ở độ tuổi lớn hơn việc hiểu nghĩa của từ đã được các em dần hoàn thiện Các em đã nắm khá chắc về nghĩa của đa số các từ miêu tả

Nguyên nhân

Học sinh tìm được rất ít từ đúng là do vốn từ tả người của các em còn hạn hẹp Mặc dù mức độ hiểu biết về nghĩa của từ của các em đã khá lên nhiều so với các em học sinh lớp 4

Biện pháp

Giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc nhiều, tìm hiểu về các bài văn mẫu chứ nhiều từ miêu tả để hình thành ở các em ý thức làm giàu vốn từ cho bản thân, hình thành nhu cầu, thói quen, kỹ năng mở rộng, phát triển vốn từ cho bản thân

Trang 31

2.5 Sự mở rộng và hiểu biết vốn từ miêu tả ở dạng bài văn tả cảnh

Với dạng bài văn tả cảnh, chúng tôi đi tiến hành khảo sát với 39 em học sinh của lớp 5C – Trường tiểu học Liên Minh.Việc khảo sát được chúng tôi tiến hành với mục địhs đánh giá khả năng nhận biết từ miêu tả của học sinh trong một bài văn miêu tả cụ thể của dạng bài văn tả cảnh

Chúng tôi đưa sẵn ra bài văn tả một đêm trăng đẹp ở dạng bài văn tả cảnh với yêu cầu như sau:

Em hãy tìm các từ dùng để miêu tả trong bài văn sau đây:

Tả một đêm trăng đẹp

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Mỗi người đều có một quê hương Quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của đồng ruộng, lũy tre, giếng nước, gốc đa, mái đình… Em yêu tất cả những gì đơn sơ mà tươi đẹp của làng quê Trong những đêm trăng sáng, khung cảnh quê hương em càng trở nên thơ mộng Đêm rằm, trăng lên sớm lắm Gió mát lồng lộng thổi, đùa giỡn trong những lũy tre xanh thẫm bọc quanh làng Ánh trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà, hàng cây trên mặt đất ẩm sương Trăng soi sáng từng ngõ xóm Càng lên cao, trăng càng sáng Vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao Trên sân phơi rộng rãi đầu làng, chúng em nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn Góc sân đằng kia, một tốp bạn gái chơi trò ú tim tìm bắt Tiếng nói tiếng cười vang lên rộn rã Mùi lúa chín thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng Thảm rơm vàng êm ái như nâng đỡ bước chân tung tăng chạy nhảy của chúng

em

Trang 32

Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi Ánh trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng Trăng sáng trong đôi thùng tên vai chị gánh nước đêm Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con người Trên chiếc chõng tre đặt giữa sân, cả gia đình vui vẻ trao đổi chuyện nhà, chuyện xóm Chén nước chè xanh càng đậm đà hương vị quê hương Cùng làn gió nồm mát rượi, ánh trăng làm dịu đi cái nóng đêm hè, làm khô những giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt mẹ cha

Trăng đên nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê thật huyền

ảo, nên thơ trong lòng em, tình yêu que hương càng thêm tha thiết

(Những bài làm văn mẫu lớp 5)

Kết quả thu được như sau

Bài văn tả một đêm trăng đẹp đưa ra ở trên gồm 29 từ được dùng để miêu tả Giống với bài văn tả bác Tư đã đưa ra ở trên số lượng từ tìm được của các học sinh cũng không đồng đều Có 1 học sinh tìm được nhiều từ đúng nhất là 24 từ (chiếm 82.8 % tổng số từ được dùng để miêu tả có trong bài) Có

7 học sinh không tìm được từ nào (chiếm 17,9 % trong tổng số 39 học sinh) Trung bình mỗi học sinh tìm được 9 từ là từ được dùng để miêu tả có trong bài văn tả một đêm trăng đẹp ở trên

Ở bài văn này có 4 từ đơn được dùng để miêu tả, không có học sinh nào tìm được đầy đủ cả ba từ đơn này Chỉ có 3 học sinh tìm được nhiều nhất là 2

từ đơn (chiếm 50 % trong tổng số từ đơn được dùng để miêu tả) Thậm trí có tới 30,8 % học sinh không tìm được từ đơn nào Như vậy kết quả tìm ra từ đơn là từ miêu tả của học sinh là thấp Trong bài có 11 từ được dùng để miêu

tả là từ láy, số lượng học sinh tìm được những từ này đạt ở mức trung bình

Có 15,4 % học sinh tìm được 100 % số từ láy này Mặt khác cũng có 15,4 %

số học sinh không tìm được một từ láy nào Cũng giống như từ đơn, tỉ lệ tìm

ra từ ghép rất thấp Bài văn miêu tả bác Tư chúng tôi đã đưa ra có 14 từ được

Trang 33

dùng để miêu tả là từ ghép Dựa vào bảng thống kê chúng tôi nhận thấy không

có học sinh nào tìm đủ cả 15 từ ghép được dùng để miêu tả (đạt 0 % ).có tới 30,8 % học sinh không tìm được một từ ghép nào

Như vậy kết quả học sinh tìm đúng còn quá thấp Số từ mà học sinh đã tìm chủ yếu là từ tìm nhầm Giống với kết quả khảo sát với bài văn tả bác Tư,

số lượng từ tìm nhầm cũng không đồng đều giữa các đối tượng học sinh Học sinh tìm nhầm nhiều nhất là 28 từ, bên cạnh đó cũng có học sinh không tìm nhầm từ nào Trung bình mỗi học sinh tìm nhầm 11 từ Đây là một số lượng lớn so với lượng từ mà học sinh tìm đúng Các từ mà học sinh tìm nhầm đa số rơi vào các từ có dạng là từ ghép Trong quá trình tìm từ được dùng để miêu tả,học sinh thường bỏ sót các từ: rợp, tha thiết, tươi đẹp, càng sáng, tròn vành vạnh, uốn khúc, mát rượi, sáng quá, nên thơ Tuy số lượng từ tìm nhầm cao nhưng số từ sai nghĩa lại rất ít Trong 39 bài tham gia khảo sát chỉ có 9 từ sai nghĩa Học sinh tìm nhiều từ sai nghĩa nhất là 2 từ và đa số cac học sinh đều không tìm phải từ sai nghĩa

Nguyên nhân

Do học sinh chưa chú ý nhiều đến nội dung của bài văn tả cảnh dẫn tới những từ mà học sinh tìm được đa số là các từ tìm nhầm Rất nhiều học sinh không tìm được từ nào là do học sinh lúng túng trước việc lựa chọn từ và không biết khi tả cảnh người ta thường dùng những từ nào để tả

Biện pháp

Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các bài văn mẫu về tả cảnh Từ những bài văn mẫu này dẫn dắt học sinh chỉ ra các từ được dùng để miêu tả Trên cơ sở các từ tìm được đó đưa ra các từ cùng trường nghĩa với những từ này Từ đó vốn từ tả cảnh của học sinh sẽ được mở rộng hơn

Trang 34

KẾT LUẬN

Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ Năng lực ngôn ngữ lại không phải là bẩm sinh, di truyền Bởi vậy, việc đào tạo ngôn ngữ luôn đặc biệt được coi trọng trong nội dung giáo dục của nhà trường

Đối với HSTH việc hiểu biết và mở rộng vốn từ miêu tả là một trong những nội dung nhằm trau dồi năng lực ngôn ngữ cho HS Để biết được sự hiểu biết về vốn từ miêu tả của HS như thế nào chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát trên cơ sở là các bài văn miêu tả mẫu trong các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5 với 5 dạng bài Qua đây chúng tôi thấy như sau:

Các em vẫn chưa nắm chắc các kiến thức của các dạng văn miêu tả dẫn đến học sinh không biết rằng trong văn tả người và tả con vật ngoài việc miêu

tả hình dáng, tính cách… người ta còn miêu tả cả hoạt động của con người, con vật Mà công cụ để miêu tả hoạt động chính là các động từ Và học sinh không nhận ra động từ cũng có thể là các từ được dùng làm từ miêu tả Việc nắm kiến thức của phân môn luyện từ và câu cũng chưa chắc dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ còn chưa linh hoạt và học sinh đưa ra cả những từ không có nghĩa.Trước khi tìm ra cách khắc phục những hạn chế này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về sự mở rộng và sự hiểu biết vốn từ ngữ miêu tả của HSTH

Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài và năng lực của bản thân, chúng tôi tiến hành điều tra trên diện hẹp (lớp 4D, lớp 5C ở trường Tiểu học Liên Minh) Bởi vậy, chúng tôi khó có thể có được cái nhìn khái quát Vì vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài và để đề tài này có giá trị ứng dụng nhất định, em mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô, các bạn trong khoa, trong trường

Trang 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê A - Đỗ Xuân Thảo, Giáo trình Tiếng Việt 1, NXB Giáo dục, 1977

2 Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 1999

3 Dương Kỳ Đức (chủ biên), Vũ Quang Hào Từ điển trái nghĩa – đồng nghĩa Tiếng Việt NXB Hải Phòng, 2002

4 Hoàng Phê (chủ biên) ,Từ điển Tiếng Việt , Trung tâm từ điển học NXB Giáo dục ,1994

5 Phan Thiều, Nguyễn Quốc Túy, Nguyễn Thanh Tùng, Giảng dạy từ ngữ ở trường phổ thông NXB Giáo dục, 1993

6 Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Dạy học từ ngữ ở Tiểu học, NXB Giáo dục,

2001

7 Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, 5, NXB Giáo dục, 2006

8 Sách giáo viên Tiếng Việt 4, 5, NXB Giáo dục ,2007

Trang 36

đã tìm

tìm nhầm

Từ sai nghĩa

Số lượng

Tỉ

lệ

Số lượng

Trang 37

11 Đại Minh Hiếu 44 27 79.4% 14 100 % 13 65 % 17 0

Trang 38

28 Đỗ Tuấn Phương 36 21 61.8% 8 57.1 % 13 65 % 15 0

Trang 39

Bảng 2

STT Họ và tên

Số từ phức

HS tìm đúng

Từ phức

Từ láy Từ ghép

Số lượng

Tỉ

lệ

Số lượng

12 Nguyễn Danh Hoàn 14 2 66.7 % 12 70.6 %

13 Nguyễn Đăng Hoàng 11 2 66.7 % 9 52.9 %

Trang 40

33 Hoàng Đình Thái Sơn 14 3 100 % 11 64.7 %

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w