0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tả một đêm trăng đẹp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ MỞ RỘNG VÀ HIỂU BIẾT VỐN TỪ NGỮ MIÊU TẢ CHO HSTS THÔNG QUA CÁC DẠNG BÀI VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, LỚP 5 (Trang 31 -31 )

cảnh với yêu cầu như sau:

Em hãy tìm các từ dùng để miêu tả trong bài văn sau đây:

Tả một đêm trăng đẹp

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của đồng ruộng, lũy tre, giếng nước, gốc đa, mái đình… Em yêu tất cả những gì đơn sơ mà tươi đẹp của làng quê. Trong những đêm trăng sáng, khung cảnh quê hương em càng trở nên thơ mộng.

Đêm rằm, trăng lên sớm lắm. Gió mát lồng lộng thổi, đùa giỡn trong những lũy tre xanh thẫm bọc quanh làng. Ánh trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà, hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng từng ngõ xóm. Càng lên cao, trăng càng sáng. Vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao.

Trên sân phơi rộng rãi đầu làng, chúng em nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn. Góc sân đằng kia, một tốp bạn gái chơi trò ú tim tìm bắt. Tiếng nói tiếng cười vang lên rộn rã. Mùi lúa chín thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Thảm rơm vàng êm ái như nâng đỡ bước chân tung tăng chạy nhảy của chúng em.

Vầng trăng chiếu sáng khắp nơi. Ánh trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sáng trong đôi thùng tên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con người. Trên chiếc chõng tre đặt giữa sân, cả gia đình vui vẻ trao đổi chuyện nhà, chuyện xóm. Chén nước chè xanh càng đậm đà hương vị quê hương. Cùng làn gió nồm mát rượi, ánh trăng làm dịu đi cái nóng đêm hè, làm khô những giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt mẹ cha.

Trăng đên nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê thật huyền ảo, nên thơ trong lòng em, tình yêu que hương càng thêm tha thiết.

(Những bài làm văn mẫu lớp 5)

Kết quả thu được như sau

Bài văn tả một đêm trăng đẹp đưa ra ở trên gồm 29 từ được dùng để miêu tả. Giống với bài văn tả bác Tư đã đưa ra ở trên số lượng từ tìm được của các học sinh cũng không đồng đều . Có 1 học sinh tìm được nhiều từ đúng nhất là 24 từ (chiếm 82.8 % tổng số từ được dùng để miêu tả có trong bài). Có 7 học sinh không tìm được từ nào (chiếm 17,9 % trong tổng số 39 học sinh). Trung bình mỗi học sinh tìm được 9 từ là từ được dùng để miêu tả có trong bài văn tả một đêm trăng đẹp ở trên.

Ở bài văn này có 4 từ đơn được dùng để miêu tả, không có học sinh nào tìm được đầy đủ cả ba từ đơn này. Chỉ có 3 học sinh tìm được nhiều nhất là 2 từ đơn (chiếm 50 % trong tổng số từ đơn được dùng để miêu tả). Thậm trí có tới 30,8 % học sinh không tìm được từ đơn nào. Như vậy kết quả tìm ra từ đơn là từ miêu tả của học sinh là thấp. Trong bài có 11 từ được dùng để miêu tả là từ láy, số lượng học sinh tìm được những từ này đạt ở mức trung bình. Có 15,4 % học sinh tìm được 100 % số từ láy này. Mặt khác cũng có 15,4 % số học sinh không tìm được một từ láy nào. Cũng giống như từ đơn, tỉ lệ tìm ra từ ghép rất thấp. Bài văn miêu tả bác Tư chúng tôi đã đưa ra có 14 từ được

dùng để miêu tả là từ ghép. Dựa vào bảng thống kê chúng tôi nhận thấy không có học sinh nào tìm đủ cả 15 từ ghép được dùng để miêu tả (đạt 0 % ).có tới 30,8 % học sinh không tìm được một từ ghép nào.

Như vậy kết quả học sinh tìm đúng còn quá thấp. Số từ mà học sinh đã tìm chủ yếu là từ tìm nhầm. Giống với kết quả khảo sát với bài văn tả bác Tư, số lượng từ tìm nhầm cũng không đồng đều giữa các đối tượng học sinh. Học sinh tìm nhầm nhiều nhất là 28 từ, bên cạnh đó cũng có học sinh không tìm nhầm từ nào. Trung bình mỗi học sinh tìm nhầm 11 từ. Đây là một số lượng lớn so với lượng từ mà học sinh tìm đúng. Các từ mà học sinh tìm nhầm đa số rơi vào các từ có dạng là từ ghép. Trong quá trình tìm từ được dùng để miêu tả,học sinh thường bỏ sót các từ: rợp, tha thiết, tươi đẹp, càng sáng, tròn vành vạnh, uốn khúc, mát rượi, sáng quá, nên thơ. Tuy số lượng từ tìm nhầm cao nhưng số từ sai nghĩa lại rất ít. Trong 39 bài tham gia khảo sát chỉ có 9 từ sai nghĩa. Học sinh tìm nhiều từ sai nghĩa nhất là 2 từ và đa số cac học sinh đều không tìm phải từ sai nghĩa.

Nguyên nhân

Do học sinh chưa chú ý nhiều đến nội dung của bài văn tả cảnh dẫn tới những từ mà học sinh tìm được đa số là các từ tìm nhầm. Rất nhiều học sinh không tìm được từ nào là do học sinh lúng túng trước việc lựa chọn từ và không biết khi tả cảnh người ta thường dùng những từ nào để tả.

Biện pháp

Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các bài văn mẫu về tả cảnh. Từ những bài văn mẫu này dẫn dắt học sinh chỉ ra các từ được dùng để miêu tả. Trên cơ sở các từ tìm được đó đưa ra các từ cùng trường nghĩa với những từ này. Từ đó vốn từ tả cảnh của học sinh sẽ được mở rộng hơn.

KẾT LUẬN

Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Năng lực ngôn ngữ lại không phải là bẩm sinh, di truyền. Bởi vậy, việc đào tạo ngôn ngữ luôn đặc biệt được coi trọng trong nội dung giáo dục của nhà trường.

Đối với HSTH việc hiểu biết và mở rộng vốn từ miêu tả là một trong những nội dung nhằm trau dồi năng lực ngôn ngữ cho HS. Để biết được sự hiểu biết về vốn từ miêu tả của HS như thế nào chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát trên cơ sở là các bài văn miêu tả mẫu trong các dạng bài văn miêu tả lớp 4, lớp 5 với 5 dạng bài. Qua đây chúng tôi thấy như sau:

Các em vẫn chưa nắm chắc các kiến thức của các dạng văn miêu tả dẫn đến học sinh không biết rằng trong văn tả người và tả con vật ngoài việc miêu tả hình dáng, tính cách… người ta còn miêu tả cả hoạt động của con người, con vật. Mà công cụ để miêu tả hoạt động chính là các động từ. Và học sinh không nhận ra động từ cũng có thể là các từ được dùng làm từ miêu tả. Việc nắm kiến thức của phân môn luyện từ và câu cũng chưa chắc dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ còn chưa linh hoạt và học sinh đưa ra cả những từ không có nghĩa.Trước khi tìm ra cách khắc phục những hạn chế này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về sự mở rộng và sự hiểu biết vốn từ ngữ miêu tả của HSTH.

Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài và năng lực của bản thân, chúng tôi tiến hành điều tra trên diện hẹp (lớp 4D, lớp 5C ở trường Tiểu học Liên Minh). Bởi vậy, chúng tôi khó có thể có được cái nhìn khái quát. Vì vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài và để đề tài này có giá trị ứng dụng nhất định, em mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô, các bạn trong khoa, trong trường.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU SỰ MỞ RỘNG VÀ HIỂU BIẾT VỐN TỪ NGỮ MIÊU TẢ CHO HSTS THÔNG QUA CÁC DẠNG BÀI VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, LỚP 5 (Trang 31 -31 )

×