1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn tập đọc ở một số trường tiểu học khu vực huyện đông anh hà nội

63 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 461,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Lan, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài:

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Lan, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài: "Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn Tập Đọc ở một số trường Tiểu học khu vực huyện Đông Anh - Hà Nội"

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Xuân Lan, các giáo viên của trường Tiểu học Cổ Loa, trường Tiểu học Uy Nỗ, trường Tiểu học Tiên Dương, cùng các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả có trong khoá luận là trung thực Đề tài của tôi chưa được công

bố trong bất kì công trình khoa học nào khác

Hà Nội ngày 05 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Cấu trúc khoá luận 4

PHẦN 2: NỘI DUNG 6

Chương 1: Cơ sở lí luận 6

1.1 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức 6

1.2 Một số vấn để về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 6

1.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 7

1.2.1.1 Giáo dục ý thức đạo đức 7

1.2.1.2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức 8

1.2.1.3.Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức 9

1.2.3 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 9

1.2.3.1 Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân 10

1.2.3.2 Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm hành vi ứng xử 11

1.2.3.3 Nhóm phương pháp kích thích các hoạt động và điều chỉnh hành vi 13 1.2.3.4 Nhóm phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục 14

1.3 Khái niệm quá trình dạy học phân môn Tập đọc 15

Trang 4

Chương 2: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua phân môn

Tập đọc lớp 3 16

2.1 Những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 16

2.2 Môn Tập đọc đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 17

2.2.1 Đặc trưng của phân môn Tập đọc lớp 3 17

2.2.2 Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 3 18

2.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc lớp 3 19

2.3 Các phương pháp dạy học được sử dụng trong tiết tập đọc ở tiểu học để giáo dục đạo đức cho học sinh 30

2.3.1 Phương pháp đọc, kể diễn cảm 30

2.3.2 Phương pháp đàm thoại 31

2.3.3 Phương pháp trực quan 32

Chương 3: Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua giảng dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực huyện Đông Anh- Hà Nội 33

3.1 Khảo sát thực trạng việc giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực huyện Đông Anh – Hà Nội 33

3.1.1 Mục tiêu khảo sát 33

3.1.2 Nội dung khảo sát 33

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu 33

3.1.4 Thời gian nghiên cứu 34

3.1.5 Cách thức tiến hành 34

3.2 Kết quả khảo sát 34

3.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc 34

3.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về các dạng bài Tập đọc cung cấp kiến thức về đạo đức cho học sinh 35

Trang 5

3.2.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục đạo đức thông

qua phân môn Tập đọc 37

3.2.4 Thực trạng việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học trong giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc 38

3.2.5 Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các bước dạy học trong tiết Tập đọc 40

3.2.6 Thực trạng sử dụng lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh ở sau giờ dạy Tập đọc để giúp trẻ củng cố tri thức, niềm tin, tình cảm đạo đức? 41

3.3 Một số khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc lớp 3 47

3.4 Nguyên nhân 47

3.5 Đề xuất một số giải pháp 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ xưa, ông cha ta đã có câu: "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" hay "cái nết đánh chết cái đẹp" nhằm nói nên cái quan trọng, quý giá của phẩm chất và nhân cách tốt đẹp của con người Hay sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Người có tài mà không có đức là người vô dụng Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó " Vì thế, dù ở xã hội nào đi nữa thì cái đức cũng luôn luôn được coi trọng Cái đức là cái gốc, cái tài là sự biểu hiện của cái đức Việc giáo dục đạo đức luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền giáo dục của mọi thời đại

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã giao nhiệm vụ:

"trong thời gian tới phải tăng cường giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh thành một bộ môn trong nhà trường và giảng dạy tốt bộ môn triết học Mac-Lênin" [8 -tr9 ] Hội nghị này cũng nhấn mạnh ở tất cả các cấp học phải dạy tốt và học tốt quốc ngữ, quốc văn, quốc sử và địa lí Việt Nam

Mục tiêu của giáo dục là góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người toàn diện: phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh những cơ

sở ban đầu cho sự đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và

kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở Phải chú trọng giáo dục đạo đức cho các em ngay ở bậc Tiểu học vì ở độ tuổi này các em còn

Trang 8

rất nhỏ, các em dễ dàng học được nhiều điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm các thói hư tật xấu

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được thực hiện bằng nhiều con đường nhưng con đường dạy học là cơ bản nhất Ở trường, học sinh được giáo dục đạo đức thông qua các môn học, trong đó môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng Nhiệm vụ của môn học này: bồi dưỡng kiến thức văn cho học sinh, cung cấp vốn hiểu biết về cuộc sống, con người của nhiều xứ sở, nhiều thời đại Hơn nữa, môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hình thành những phẩm chất đạo đức, tình cảm tốt đẹp, hướng tới cái thiện, có phẩm chất đạo đức của một con người lao động mới Từ đó giúp các em có nhu cầu thể hiện cái đẹp trong ứng xử, giao tiếp và hành động

Là một giáo viên tiểu học trong tương lai, tôi luôn ý thức về vai trò tổng thể của mình Người thầy tiểu học không những phải tổ chức, điều khiển

để giúp học sinh nhận thức được hệ thống tri thức toàn diện của các môn học

mà còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh Đồng thời để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển của các em, để nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao kiến thức của bản thân, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn Tập Đọc ở một số trường Tiểu học khu vực huyện Đông Anh - Hà Nội”

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Giáo dục đạo đức luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm Chính vì vậy đã có không ít những công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này

- Có thể kể đến Francois Junllien với ''Xác lập cơ sở đạo đức" đã tìm ra nguyên vật liệu để tạo nền tảng cơ sở cho sự phát triển đạo đức của con người

Trang 9

- Trong cuốn ''Đạo đức học'', G.Ban-đê-lat-de đã chỉ ra những quan điểm luận điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ của đạo đức với các ngành khoa học khác Sự hình thành, phát triển và vị trí của nó đối với giáo dục nói chung

- A.N.Lêonchiep lại nói về tác động của giá trị đạo đức vào hoạt động của ý thức, sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong cuốn ''Hoạt động của ý thức, nhân cách"

- Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức Có thể kể đến như:

* Phạm Minh Hạc: "Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới'', bàn

về tầm quan trọng các phẩm chất đạo đức của con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Các vấn đề giáo dục có liên quan nhằm bồi dưỡng con người trong thời kì mới

* Ngô Công Hoan với "Giá trị đạo đức và giáo dục những giá trị đạo đức cho trẻ em, thực trạng của nó tại một số trường mần non khu vực phía Bắc"

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào viết về: "Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn Tập đọc ở một số trường Tiểu học khu vực huyện Đông Anh – Hà Nội" Vì thế đây là vấn đề còn mới mẻ

3 Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3, tìm ra những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả khi học phân môn Tập đọc

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

- Đối tượng nghiên cứu: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc lớp 3

Trang 10

5 Phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian có hạn và điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số các bài văn, bài thơ trong phân môn Tập đọc lớp 3

6 Giả thuyết khoa học

- Nếu tìm hiểu đúng thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp

3 thông qua phân môn Tập đọc và đề xuất những biện pháp hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học phân môn Tập đọc nói riêng

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài

- Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức thông qua phân môn Tập đọc lớp 3

- Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn Tập đọc lớp 3

- Nguyên nhân thực trạng và một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc lớp 3

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp quan sát

8.2 Phương pháp điều tra

8.3 Phương pháp đàm thoại

8.4 Phương pháp thống kê toán học

8.5 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm giáo dục

8.6 Phương pháp thống kê toán học

9 Cấu trúc khoá luận

1.2 Một số vấn để về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.4 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Chương 2: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua phân

Trang 11

môn Tập đọc lớp 3

2.1 Những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

2.2 Môn Tập đọc đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 2.3 Các phương pháp dạy học được sử dụng trong tiết tập đọc ở tiểu học để giáo dục đạo đức cho học sinh

Chương 3: Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn Tập đọc ở một số trường tiểu học khu vực huyện Đông Anh- Hà Nội

3.1 Khảo sát thực trạng việc giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực huyện Đông Anh – Hà Nội

Trang 12

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Một số vấn đề về đạo đức

Đạo đức là những sinh hoạt xã hội, là những tiêu chuẩn và quy tắc hành

vi của con người Những tiêu chuẩn và quy tắc có ý nghĩa quyết định nghĩa vụ

và thái độ của con người đối với nhau và đối với xã hội

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, mang tính lịch sử và tính giai cấp Các quan niệm và tiêu chuẩn đạo đức thay đổi qua các thời kì lịch sử Cùng một hành vi, cử chỉ trong một hình thái xã hội - lịch sử này, dưới chế độ khác lại được đánh giá hoàn toàn khác Đạo đức mang tính giai cấp, đạo đức bao giờ cũng là đạo đức của một giai cấp Đạo đức gắn liền với những quan hệ xã hội đang tồn tại và được mỗi giai cấp giải thích theo một cách riêng tuỳ theo vị trí của mỗi giai cấp trong hệ thống các quan hệ sản xuất

đã hình thành trong xã hội đó

1.2 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình tác động từ nhiều hướng khác nhau làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để các em có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác và xã hội Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có hiểu biết để ứng xử trong các mối quan hệ xã hội cụ thể

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là một vấn đề rất cần thiết Nó

là khâu đầu tiên của việc đào tạo nhân cách con người mới, có nhiệm vụ hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, tạo tiền đề cho sự phát triển về mặt đạo đức của các em

Những ấn tượng đầu tiên của tuổi thơ để lại dấu vết trong suốt cả cuộc

Trang 13

đời sau này Do vậy, nếu giáo dục đúng đắn cho trẻ sẽ hạn chế được sự tích luỹ kinh nghiệm tiêu cực, ngăn cản sự phát triển các kỹ xảo và thói quen hành vi xấu có ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ

1.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Ở tiểu học, quá trình giáo dục đạo đức nhằm vào việc hình thành các chuẩn mực hành vi, các nét phẩm chất đạo đức vững chắc, cần giúp cho học sinh có ý thức về chuẩn mực hành vi, thói quen đạo đức tương ứng.Tức là,việc giáo dục đạo đức đòi hỏi các em không những biết thừa nhận sự cần thiết, tính tất yếu của chuẩn mực mà còn thực hiện hành vi làm công việc theo

sự hiểu biết của mình cùng với động cơ tình cảm tích cực

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học bao gồm:

1.2.1.1 Giáo dục ý thức đạo đức

Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho chúng

Các chuẩn mực hành vi được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức - lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ mới đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỉ luật Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em Đó là:

- Quan hệ cá nhân đối với xã hội: Tôn kính quốc kỳ, kính yêu Bác Hồ, biết ơn những người thương binh liệt sĩ, yêu quê hương, làng xóm của mình, giữ gìn môi trường xung quanh

- Quan hệ cá nhân đối với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo, tôn trọng giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè theo khả năng của mình

- Quan hệ cá nhân đối với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường, tự nhiên

Trang 14

xung quanh ở nơi học, nơi chơi, nơi qua lại - bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi

- Quan hệ cá nhân đối với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn Đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu được: yêu cầu các chuẩn mực; ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành

vi đạo đức; cách thực hiện các chuẩn mực đó

Những tri thức đạo đức này giúp các em phân biệt được cái đúng- cái sai, cái tốt-cái xấu, cái thiện – cái ác Từ đó, các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, đấu tranh phê phán cái xấu, cái ác Ý thức đạo đức đúng đắn

có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức

1.2.1.2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức

Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những xúc cảm đối với hiện thực xung quanh (những người xung quanh, công việc, tập thể ), làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng; có thái

độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể Thái độ thờ ơ, lãnh đạm là "sản phẩm" xấu không mong muốn của giáo dục tình cảm

Ở tiểu học, cần giáo dục cho học sinh những thái độ, tình cảm như:

- Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, biết ơn thầy,

cô giáo, tôn trọng và yêu mến bạn bè

- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu trường, yêu quê hương làng xóm

- Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh

- Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực

Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, ngược lại, nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động

cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức

Trang 15

1.2.1.3 Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức

Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững

Ở tiểu học, cần hình thành cho học sinh các hành vi thói quen đạo đức như:

- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm vừa sức

- Hành vi lễ phép với người lớn, đặc biệt với ông bà, cha mẹ, anh, chị, thầy cô

- Có những việc làm vừa sức, để giúp đỡ thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm

- Có những hành động,việc làm bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, đồ đạc người khác

Cần giáo dục hành vi văn hoá cho học sinh ngay từ nhỏ, tức là hành vi không những đúng về mặt đạo đức mà còn ''đẹp'' về mặt thẩm mỹ

1.2.2 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa nhà giáo dục - giáo viên tiểu học và người được giáo dục - học sinh tiểu học nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức theo mục đích giáo dục

Trong lí luận và thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay, người ta phân loại các phương pháp giáo dục đạo đức thành bốn nhóm chủ yếu: Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân; nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm hành vi ứng xử; nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi; nhóm các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục

Trang 16

1.2.2.1 Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân

a) Phương pháp đàm thoại

- Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu giữa giáo viên

và học sinh, về các chủ đề đạo đức - thẩm mỹ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định

- Khi sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên đưa ra các hành vi, sự kiện cụ thể để học sinh vận dụng kinh nghiệm bản thân, phân tích, đối chiếu, đánh giá và từ đó các em đi đến kết luận khái quát về chuẩn mực cần thực hiện Khi phân tích hành vi, việc làm cụ thể nào đó, các em thấy được ích lợi, những điều tốt đẹp hay tác hại xảy ra từ các hành vi, việc làm đó

- Trong đàm thoại, vai trò của giáo viên là định hướng, giúp các em phân tích, đánh giá hành vi, sự kiện, qua trả lời hệ thống câu hỏi Vì vậy giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn cho các em tự giải quyết vấn đề, tự đi đến kết luận

- Học sinh tiểu học rất ham thích nghe kể chuyện Các em thường nghe

kể chuyện với hứng thú rất cao Những câu chuyện hấp dẫn có thể gây ra ở học sinh những ấn tượng mạnh, những cảm xúc sâu sắc, tác động mạnh đến hành vi các em

- Khi kể chuyện cho trẻ em nghe, giáo viên cần thể hiện nội dung câu

Trang 17

chuyện qua giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ thật hấp dẫn và mang tính nghệ thuật cao Đồng thời câu chuyện phải có cấu trúc rành mạch và chứa đựng nội dung bài học đạo đức

c) Phương pháp giảng giải

- Giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời của mình để trình bày, giải thích, chứng minh cho chuẩn mực đạo đức hay thẩm mĩ nào đó

- Giảng giải góp phần giúp các em hiểu được chuẩn mực một cách đầy

đủ hơn, sâu sắc hơn, tạo cơ sở để các em hình thành niềm tin đúng đắn, tránh được những niềm tin "máy móc'',"mù quáng"

- Giáo viên cần lựa chọn nội dung giảng giải cho phù hợp Đối với từng chuẩn mực, thông thường giảng giải hai vấn đề: ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực; cách thực hiện các chuẩn mực đó

d) Phương pháp nêu gương

- Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể sống động để kích thích học sinh bắt chước

- Trong giáo dục, tấm gương được sử dụng như phương tiện giáo dục

Nó làm cho chuẩn mực đạo đức trở nên trực quan hơn, cụ thể hơn, có sức thuyết phục hơn Lời nói sẽ giảm giá trị, giảm ảnh hưởng nếu nó không có các tấm gương thực tế sinh động để kích thích học sinh bắt chước

- Phương pháp nêu gương dựa vào tính bắt chước, tính ưu thế của tư duy trực quan – cụ thể ở học sinh tiểu học Nêu một tấm gương tốt để học sinh soi mình vào bắt chước, cố gắng thực hiện được những hành động, hành

vi, việc làm cụ thể như tấm gương đó

1.2.2.2 Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm hành vi ứng xử

a)Phương pháp nêu yêu cầu sư phạm

- Phương pháp nêu yêu cầu sư phạm là phương pháp giáo viên nêu ra

Trang 18

trước học sinh những đòi hỏi sư phạm mà học sinh buộc phải thực hiện Nhờ việc học sinh phải thường xuyên thực hiện đòi hỏi sản phẩm mà thói quen hành vi được hình thành Để học sinh thực hiện thì giáo viên phải ra mệnh lệnh kèm theo điều kiện

- Giáo viên phải hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện yêu cầu sư phạm Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện những đòi hỏi sản phẩm Kịp thời động viên, điều chỉnh phù hợp với mục đích và nội dung vừa sức với các em

b)Phương pháp giao công việc

- Phương pháp giao công việc là phương pháp giáo dục mà giáo viên giao cho học sinh những công việc cụ thể Nhờ thực hiện phương pháp này

mà thói quen hành vi được hình thành

- Công việc được giao vừa sức được đối tượng chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện, vượt qua mọi khó khăn được giao

- Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ cho học sinh hoàn thành công việc được giao Giáo viên kiểm tra, kiểm soát công việc hoàn thành được giao, kịp thời kịp thời động viên khích lệ, điều chỉnh

c) Phương pháp luyện tập và rèn luyện

- Phương pháp tổ chức cho học sinh luyện tập và rèn luyện trong cuộc sống là giúp các em giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống theo một chuẩn mực đạo đức nhất định

- Luyện tập là đặt trẻ vào tình huống do giáo viên tạo ra hoặc những tình huống nảy sinh trong quá trình trẻ hoạt động để trẻ phải hành động phù hợp với các tiêu chuẩn và quy tắc hành vi

- Rèn luyện là giúp trẻ thực hành trong cuộc sống về những khái niệm, tiêu chuẩn, quy tắc hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức

- Chỉ trong hoạt động thực tiễn, trẻ mới tích luỹ được những kinh nghiệm đạo đức trong mối quan hệ với bạn bè và người lớn Đồng thời, trẻ tập

Trang 19

hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức: tôn trọng người lớn và bạn bè; giúp

đỡ bạn, kiên trì, yêu lao động, giữ gìn bảo vệ các đồ vật Vì thế, cần phải cho trẻ hoạt động để nắm được các khái niệm đạo đức và quy tắc hành vi

- Giáo viên cần tạo mọi điều kiện để thường xuyên rèn luyện các hành

vi đạo dức cho trẻ như: biết xin lỗi khi có lỗi, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết lễ phép chào hỏi với người lớn tuổi

d) Phương pháp tạo tình huống giáo dục

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục là phương pháp mà giáo viên phát hiện ra hoặc tạo ra tình huống giáo dục hoặc đưa học sinh vào tình huống giáo dục đó Nhờ việc học sinh thường xuyên sử dụng tình huống giáo dục mà hành vi, thói quen hành vi được hình thành

- Giáo viên hướng dẫn học sinh, giúp đỡ học sinh xử lí tình huống giáo dục

- Giáo viên kiểm tra, kiểm soát tình huống giáo dục; động viên, khích

lệ, điểu chỉnh

e) Phương pháp tạo dư luận xã hội lành mạnh

- Là phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh đưa ra những quyết định đúng đắn, đặt ra yêu cầu mới đối với cá nhân Nhờ việc mỗi cá nhân phải thực hiện yêu cầu tập thể một cách thường xuyên mà hành vi, thói quen hành vi được hình thành

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu Sau đó giáo viên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện Động viên, khích lệ kịp thời

1.2.2.3 Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi

a) Phương pháp thi đua

- Thi đua là phương pháp mà giáo viên dùng kích thích điều chỉnh hành

vi bằng cách phát động phong trào thi đua, khích lệ đối tượng tham gia vào

Trang 20

phong trào thi đua

- Đây là phương pháp tác động mạnh vào tâm lí của học sinh tạo ra tâm thế hồ hởi, ý chí, nghị lực để đạt được những thành tích cao nhất trong thi đua

- Vấn đề quan trọng là thi đua phải có mục đích, có phong trào cụ thể b) Phương pháp khen thưởng

- Khen thưởng là phương pháp dùng kích thích hành vi bằng cách khen

và thưởng khi học sinh được nhiều thành tích Đây là phương pháp tác động đến tâm lí học sinh

- Khen thưởng là tạo ra tâm trạng hồ hởi, vui sướng Hệ quả tất yếu của khen thưởng là hình thành cho học sinh nhu cầu phù hợp với những chuẩn mực xã hội

- Khen thưởng là sự thừa nhận của xã hội, của tập thể trước những thành tích mà cá nhân cũng như tập thể đạt được

c) Phương pháp trách phạt

- Trách phạt là phương pháp giáo dục mà giáo viên dùng để điều chỉnh hành vi bằng phương pháp trách và phạt hành vi khi học sinh vi phạm lỗi lầm Đây là phương pháp tác động đến tâm lí đối tượng tạo ra cho đối tượng với tâm trạng hổ thẹn Hệ quả tất yếu của trách phạt là hình thành cho đối tượng sửa sai, từ bỏ hành vi trái với chuẩn mực

- Trách phạt thực chất là sự lên án, sự không thừa nhận của tập thể, của

cá nhân khi cá nhân mắc lỗi

1.2.2.4 Nhóm phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục Ở đây, đòi hỏi việc đánh giá phải toàn diện (cả ý thức, thái độ, động cơ, hành vi ), đánh giá mọi lúc, mọi nơi (ở trường, ở nhà, ngoài xã hội), qua các hoạt động khác nhau

Trang 21

- Thước đo cơ bản của đánh giá là việc làm, hành vi của các em, sự tham gia của chúng vào các hoạt động xã hội chứ không phải lời nói, lời hứa

- Khi đánh giá, cần dựa vào nội quy dành cho học sinh, điều lệ Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, yêu cầu của tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội 1.3 Khái niệm quá trình dạy học phân môn Tập đọc

Quá trình dạy học phân môn Tập đọc là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó, dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của giáo viên, học sinh có ý thức, chủ động và sáng tạo để tiếp nhận những phương pháp học tập, tìm tòi và tiếp thu những kiến thức trong môn Tập đọc

Trang 22

CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

2.1 Những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

- Học sinh tiểu học là học sinh ở lứa tuổi từ 6 -11 tuổi Ở lứa tuổi này các em có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do

đó những đặc điểm tâm lí thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc có những thay đổi cơ bản

- So với lứa tuổi mẫu giáo, mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của học sinh tiểu học có những thay đổi và biểu hiện rõ trên các nội dung và hình thức giáo dục khác nhau

- Đối với học sinh tiểu học, học tập trở thành một hoạt động chủ đạo

Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xã hội,

mà chủ yếu là từ động cơ mang ý nghĩa tình cảm: Được thầy cô, ông, bà, cha,

mẹ khen ngợi động viên Do đó các em cố gắng học tập vì tình yêu thương, chăm lo của ông, bà, cha, mẹ học tốt để được khen ngợi và trở thành: "cháu ngoan Bác Hồ"

- Học sinh tiểu học ở các lớp đầu cấp khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác

- Ở các lớp cuối cấp, việc ghi nhớ có ý nghĩa được hình thành và phát triển Do đó, khi lên lớp giảng dạy lí thuyết hay thực hành, giáo viên cần chú

ý sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm kích sự suy nghĩ sáng tạo, ý thức tự giác – tích cực tập luyện của học sinh

- Trong khi giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, do tư duy của các em còn mang tính chất cụ thể nên các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh hoạ Do vậy khi giảng dạy, giáo viên

Trang 23

cần sử dụng các đồ dùng trực quan, hướng dẫn học sinh cách quan sát để đi đến nội dung của bài học, giúp các em nắm được nội dung của bài

- Về mặt tình cảm, thái độ cư xử trong sinh hoạt, học tập của học sinh tiểu học chưa ổn định Các em thường hay xúc động, thay đổi tâm trạng vui – buồn trong cùng một hoạt động, một thời điểm

- Các phẩm chất tâm lí như: tính độc lập, sự kiềm chế, tự chủ còn thấp

- Do trí tuệ còn ở mức độ sơ đẳng, vốn sống còn nghèo nàn mọi sinh hoạt còn chịu sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ, thầy cô nên các

em thường trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn Vì vậy, trong các hoạt động giáo dục nói chung (trong đó có giáo dục đạo đức)

và trong sinh hoạt, cần có các yêu cầu mới phù hợp với khả năng của trẻ để gây dựng cho các em lòng say mê và sáng tạo

2.2 Môn Tập đọc đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3

2.2.1 Đặc trưng của môn Tập đọc lớp 3

Với tư cách là một phân môn chính trong chương trình dạy học Tiếng Việt lớp 3, môn Tập đọc có những đặc trưng riêng

Với phân môn tập đọc, đối tượng tác động chính là hệ thống các văn bản Trong hệ thống phân môn tập đọc lớp 3 bao gồm 93 văn bản Có 30 bài thơ trong đó có một bài ca dao và có 63 bài văn xuôi

Các văn bản trong môn Tập đọc mang tính chỉnh thể nhằm giúp cho học sinh tiếp thu chọn vẹn kiển thức và ý nghĩa giáo dục của các tác phẩm Các bài tập đọc chia thành nhiều chủ điểm Có 14 chủ điểm trong phân môn tập đọc lớp 3, đó là :

Trang 24

ta cũng có thể cảm nhận được nội dung của bài học đạo đức ở trong đó như chủ điểm: "mái ấm'' với ý nghĩa là tình cảm gắn bó, thân thiết của mọi người trong gia đình Hay chủ điểm: "anh em một nhà'' với ý nghĩa tình đoàn kết của mọi người như là một gia đình Các bài tập đọc có trong cùng một chủ điểm thì đều có nội dung hướng vào chủ điểm đó

Cho nên học phân môn Tập đọc lớp 3 vừa là học cách đọc và hiểu văn bản bằng Tiếng Việt, vừa là tiếp cận với một hệ thống các bài học đạo đức thiết thực và giàu tính nhân văn

2.2.2 Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc lớp 3

Phân môn Tập đọc lớp 3 tiếp nối những nhiệm vụ đã đặt ra từ lớp 2, song mức độ yêu cầu có cao hơn do việc dạy đọc gắn với hệ thống văn bản đề cập đến những vấn đề rộng rãi và sâu sắc hơn, độ dài văn bản cũng lớn hơn

Trang 25

Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập đọc ở lớp 3 là:

a Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh

b Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, cụ thể:

- Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt

- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu văn bản để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân

- Phát triển một số các thao tác tư cơ bản: phân tích, phán đoán, tổng hợp

c Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện,và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống ; hứng thú đọc sách và tình yêu tiếng Việt mà cụ thể là:

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha, mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; lòng

vị tha, nhân hậu

- Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu

- Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt, bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng tiếng Việt

2.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc lớp 3

2.2.3.1 Giáo dục lòng nhân ái ( tình thương yêu) và những nhân tố

sơ đẳng của lòng yêu nước

Trẻ em được sinh ra và lớn lên trong tình thương yêu của những người thân Sống trong tình thương yêu (được mọi người yêu mến và yêu mến mọi người là hạnh phúc của trẻ) Tình thương suy cho cùng là cái gốc của đạo đức

Trang 26

con người.Vì vậy, giáo dục tình thương yêu (lòng nhân ái) được coi là nhiệm

vụ trọng tâm trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ

Giáo dục lòng nhân ái bao gồm những nội dung sau :

- Giáo dục tình yêu gia đình:

Trẻ em cần hiểu được mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần thường xuyên sống hoà thuận, quan tâm, chăm sóc và tôn trọng nhau Thông qua những bài tập đọc, ngoài việc được tìm hiểu nội dung bài học, các em còn được giáo dục tình cảm đối với những người thân trong gia đình

Trong bài thơ:" Quạt cho bà ngủ'' của tác giả Thạch Quỳ có đoạn viết:

Ơi chích choè ơi!

Chim đừng hót nữa,

Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ

Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng

Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé

Đoạn thơ trên gồm những hình ảnh cụ thể hoá tình yêu thương gia đình,

ở đây chính là tình cảm của cháu đối với bà Cháu bé trong bài thơ rất yêu quý

bà Khi bà bị ốm, bé đã rất lo lắng và quan tâm đến từng giấc ngủ của bà Bé

Trang 27

nhắc nhở chích choè đừng hót nữa, lặng yên cho bà ngủ Bằng đôi bàn tay nhỏ xíu, bé đã quạt cho bà với mong muốn bà ngủ ngon giấc Chúng ta có thể thấy, mọi sự vật được nói đến trong đoạn thơ dường như lặng yên, mơ màng, đang chìm vào giấc ngủ

Hành động của bạn nhỏ trong bài thơ rất gần gũi, thân thuộc, vừa sức với trẻ Chính vì vậy sự tác động của bài thơ này tới tình cảm đối với người thân yêu trong gia đình ở trẻ là rất lớn

Trong bài thơ " Khi mẹ vắng nhà'' của Trần Đăng Khoa :

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng

Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu nặng của bạn nhỏ đối với mẹ.Vì thương mẹ, bạn nhỏ ở nhà đã giúp mẹ làm rất nhiều việc: luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng Để mỗi khi mẹ đi làm về thì thấy mọi việc ở nhà đã xong tinh tươm: khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ đã quang vườn, cổng nhà sạch sẽ Nhưng với bạn nhỏ những

gì mình làm được còn quá nhỏ so với bao nỗi vất vả, khó nhọc ngày đêm của

mẹ nên bạn nhỏ nghĩ rằng mình chưa ngoan Qua bài thơ, giáo dục cho các

em phải biết thương yêu và giúp đỡ người thân trong gia đình của mình

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tác phẩm chứa đựng nội dung giáo dục trẻ về tình yêu gia đình như: Mẹ vắng nhà ngày bão(Đặng Hiển), Về quê ngoại (Hà Sơn), Mưa (Trần Tâm), Chú ở bên Bác Hồ (Dương Huy)

- Giáo dục tình cảm đối với bạn bè, trường lớp:

Ngoài việc được dạy dỗ từ ông, bà, cha, mẹ, và những người thân trong gia đình, trẻ còn được tới trường học tập Trường học là nơi các em vui chơi,

Trang 28

học tập, nên bạn nhỏ nào cũng rất yêu mến ngôi trường, thầy cô, bạn bè của mình Có rất nhiều các bài thơ trong chương trình SGK lớp 3 viết về chủ đề trường học

Bài thơ: "Bàn tay cô giáo" có viết:

Một tờ giấy trắng

Cô gấp cong cong Thoắt cái đã xong Chiếc thuyền xinh quá

Một tờ giấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô Nhiều tia nắng toả

Thêm tờ xanh nữa

Cô cắt rất nhanh Mặt nước dập dềnh Quanh thuyền sóng lượn

Như phép màu nhiệm Hiện trước mắt em Biển biếc bình minh

Trang 29

rất giỏi và khéo léo Trong giờ thủ công, chỉ bằng những tờ giấy màu cô đã tạo ra bức tranh biển thật đẹp Không chỉ có vậy cô còn làm nên biết bao điều

lạ mà em bé chưa kể nữa Qua đó, em bé bộc lộ tình cảm của mình đối với cô giáo Em rất yêu quý cô và ngưỡng mộ tài năng của cô

Còn trong bài thơ: "Ngày khai trường" lại nói về bức tranh ngày khai trường tưng bừng, nhộn nhịp Các em nhỏ được gặp lại thầy cô, bạn bè, không

có gì vui hơn ai cũng cười hớn hở:

Gặp bạn cười hớn hở Đứa tay bắt mặt mừng Đứa ôm vai bá cổ Cặp sách đùa trên lưng

Từng nhóm đứng đo nhau Thấy bạn nào cũng lớn Năm xưa bé tí teo Giờ lớp ba, lớp bốn

Đặc biệt các em nhỏ khi gặp lại bạn trong ngày khai trường rất vui, xúm xít lại nói chuyện, ôm vai bá cổ, đo xem ai cao hơn, ai thấp hơn nữa.Qua

đó chúng ta thấy được các em rất em rất yêu quý những người bạn của mình

Tóm lại: Nói về trường lớp, bạn bè, thầy cô là một nội dung lớn viết cho thiếu nhi Đó cũng là tâm lý của các em đang ở tuổi cắp sách đến trường học tập, vui chơi nên tình cảm đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè rất gần gũi, thân thiết

- Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đối với mọi người: kính trọng đối với người già yếu, nhường nhịn chăm sóc các em nhỏ, niểm nở với mọi người

Các bài Tập đọc thể hiện nội dung này như: Tiếng ru (Tố Hữu), Bận

Trang 30

(Trinh Đường), Các em nhỏ và cụ già (XU-KHÔM-LIN-XKI), Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (Phạm Hổ)

Trong bài thơ: "Tiếng ru'' của Tố Hữu có đoạn viết như sau:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa vàng mà thôi!

Với cách diễn đạt giàu hình ảnh: Một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu

ớt, không thể làm sáng được màn đêm; Một bông lúa chín thì thật bé nhỏ không thể làm nên được mùa vàng bội thu; Một người thì không thể hiểu đó

là nhân gian được (vì nhân gian có nghĩa là cõi đời, nơi cả loài người sinh sống), một người dù có sống thì cũng chỉ giống như một đốm lửa tàn (ánh sáng rất nhỏ của ngọn lửa sắp tắt), chẳng có ý nghĩa gì !

Qua đoạn thơ trên, nhà thơ muốn nói với học sinh những lời khuyên có

ý nghĩa sâu sắc: Con người chỉ sống hữu ích trong mối quan hệ đoàn kết với tập thể, không nên tách rời khỏi tập thể chỉ nghĩ đến riêng mình và sống cho mình mà thôi!

Hay ở bài Tập đọc: "chú sẻ và bông hoa bằng lăng"

Nội dung bài tập đọc kể về tình bạn thân thiết giữa bé Thơ và sẻ non với bông hoa bằng lăng Bằng lăng đang mùa nở hoa nhưng lại không vui ví

bé Thơ phải nằm viện Bằng lăng quyết định sẽ giữ lại một bông hoa làm món quà tặng cho bé Thơ, khi bé trở về Sáng hôm ấy, bé Thơ về cứ ngỡ là mùa bằng lăng đã qua vì bông bằng lăng cuối cùng nở cao hơn cửa sổ nên em không nhìn thấy Sẻ non rất thông minh đã đáp xuống cành hoa chao qua, chao lại và bé Thơ đã nhìn thấy bông bằng lăng Bé liền reo lên: "Ôi ! Đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? "tình bạn mà bông bằng lăng

và sẻ non dành cho bé Thơ thật đẹp đẽ và cảm động Bài tập đọc đã giáo dục

Trang 31

cho học sinh biết được: bạn bè phải biết quan tâm, giúp đở chia sẻ với nhau trong những lúc khó khăn

Trong bài tập đọc: "Các em nhỏ và cụ già" với hành động hỏi han ân cần và giúp cụ già lên xe bus của các em nhỏ đã để lại bài học đạo đức sâu sắc đối với các em học sinh: trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những nỗi buồn, niềm vui, sự vất vả, khó khăn Vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn cuộc sống cũng

Trong bài thơ "Bận"của tác giả Trinh Đường, mỗi con người, mỗi sự vật được nói tới đều bận những công việc riêng của mình: Trời thu bận xanh; Sông Hồng bận chảy; Lịch bận tính ngày; Con chim bận bay; Cái hoa bận đỏ;

Cờ bận vẫy gió nhưng tất cả đều thích thú với công việc của mình và thấy rất vui khi được tham gia vào mỗi công việc đó Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bận rộn để làm những công việc có ích cho đời, đem lại niềm vui nhỏ góp vào niềm vui chung của cuộc sống

Thông qua bài thơ, giáo dục cho các em biết yêu cuộc sống, tham gia vào những công việc có ích, vừa sức để làm đẹp thêm cho cuộc sống chung của tất cả chúng ta

Còn ở bài thơ: "Cảnh đẹp non sông" đó là những câu ca dao viết về một

số cảnh đẹp nổi tiếng ở khắp ba miền Bắc – Trung - Nam Qua đó giáo dục cho các em biết yêu thích cảnh vật trong thiên nhiên và biết cảm nhận về cái đẹp của từng phong cảnh đó

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w