1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2

71 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 568,29 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Lê Xuân Tiến,

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng

động cơ học tập của học sinh lớp 2”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình

của thầy giáo - Lê Xuân Tiến, sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, sự giúp đỡ của cô giáo chủ nhiệm lớp 2A1 - Đỗ Thị Kim Dung, cô giáo chủ nhiệm lớp 2A5 - Nguyễn Thị Thùy Hương và các em học sinh lớp 2A1 và 2A5 Trường tiểu học Xuân Hòa

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các cô giáo Đỗ Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thùy Hương ở Trường Tiểu học Xuân Hòa cùng toàn thể các em học sinh lớp 2A1

và lớp 2A5 Và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Lê Xuân Tiến đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Tuyết

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng động cơ

học tập của học sinh lớp 2” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Những kết

quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề án nghiên cứu nào

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Tuyết

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 3

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

9 Cấu trúc khóa luận 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu động cơ học tập của học sinh ở nước ngoài 5

1.1.2 Các công trình nghiên cứu động cơ học tập của học sinh ở trong nước 6

1.2 Một số quan điểm về động cơ trong tâm lí học 7

1.2.1 Quan niệm về động cơ của dòng phái tâm lý học phương Tây 7

1.2.2 Quan niệm về động cơ của dòng phái tâm lý học Mác xít 8

1.3 Hoạt động học tập của học sinh tiểu học 10

1.4 Động cơ học tập của học sinh 11

1.4.1 Khái niệm động cơ học tập 11

1.4.2 Phân loại động cơ học tập 13

1.4.3 Vai trò của động cơ học tập 16

1.4.4 Hình thành động cơ học tập cho học sinh 17

Trang 5

1.5 Học sinh lớp 2 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 2 20

2.1 Các hoạt loại động cơ học tập của học sinh lớp 2 20

2.1.1 Các yếu tố kích thích học sinh học tập 20

2.1.2 Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh qua phiếu bài tập 25

2.1.3 So sánh động cơ học tập của học sinh nam và học sinh nữ 27

2.2 Những biểu hiện về động cơ học tập của học sinh 28

2.2.1 Những biểu hiện về nhận thức 29

2.2.2 Những biểu hiện về hành động 32

2.2.3 Những biểu hiện về thái độ 36

2.3 Nguyên nhân về thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 42

2.4 Một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển động cơ học tập cho học sinh lớp 2 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

1 Kết luận 48

2 Một số kiến nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người Một nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáo dục Tiểu học được xác định: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học

ở bậc học Trung học cơ sở” [5,18]

Học sinh tiểu học có hoạt động học là hoạt động chủ đạo Hoạt động này tạo ra sự phát triển tâm lí học sinh, đó là sự phát triển các quá trình tâm lí, hình thành các thuộc tính tâm lí và nhân cách học sinh

Bất kể hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng Động cơ chính là sức hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng mà cá nhân nhận thấy cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của mình Hoạt động học của học sinh cũng có động cơ tương ứng Động cơ học của học sinh là cái vì nó mà học sinh học, là cái thôi thúc học sinh học Hoạt động học của học sinh có nhiều động cơ khác nhau như: do mong muốn học để cha mẹ vui lòng, mong mình giỏi hơn bạn,

do lòng ham học hỏi, do mong muốn được khen thưởng…Nhưng vấn đề cấp bách là cần giáo giáo dục cho học sinh những động cơ đúng đắn, những động

cơ này phải gắn liền với hoạt động học Đặc biệt là những động cơ gắn liền với nội dung học, làm cho những động cơ này chiếm vị trí chủ đạo trong cấu trúc động cơ học tập của học sinh Vì chỉ có được những động cơ học tập đúng đắn này học sinh học mới có kết quả tốt hơn và dẫn tới các em yêu thích việc học, có hứng thú học tập và học một cách say mê Do đó, việc nghiên cứu để nắm được thực trạng động cơ học tập của học sinh là vô cùng cần thiết

Trang 7

Lớp 2 là lớp nằm trong giai đoạn thứ nhất của tiểu học Ở giai đoạn này

hoạt động học bắt đầu được hình thành Nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực

trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2” để nghiên cứu Qua đó làm góp

phần làm sáng tỏ những đặc điểm, cấu trúc động cơ học tập của học sinh và ảnh hưởng của nội dung và phương pháp dạy học đến quá trình phát triển đó

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm phát hiện động cơ học tập của học sinh lớp 2 Trên cơ

sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hình thành động cơ học tập tích cực cho học sinh

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2

3.2 Khách thể nghiên cứu

Tôi tiến hành nghiên cứu 35 học sinh lớp 2A1 và 35 học sinh lớp 2A5 ở Trường Tiểu học Xuân Hòa tại Phường Xuân Hòa, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động học tập của học sinh lớp 2 được thúc đẩy bởi động cơ nhận thức và động cơ xã hội Hai loại động cơ này tạo thành một hệ thống được sắp xếp theo thứ bậc Trong đó, động cơ xã hội chiếm ưu thế, động cơ nhận thức đang hình thành và phát triển

Học sinh có động cơ học tập ưu thế khác nhau thì biểu hiện về thái độ học tập cũng khác nhau

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

5.2 Phát hiện và phân tích động cơ của học sinh lớp 2

5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển động cơ học tập của học sinh

Trang 8

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp quan sát

Tôi tiến hành quan sát và ghi biên bản tiết học Qua biểu hiện hành vi, hành động, thái độ của học sinh, ta có thể đánh giá phần nào động cơ học tập của học sinh Mặc dù đây là công việc rất khó khăn vì động cơ là cái bên trong của mỗi học sinh Nhưng đối với học sinh tiểu học thì nhu cầu, động cơ học tập thường dễ bộc lộ qua thái độ, qua quan hệ của học sinh đối với việc học Cùng với việc quan sát học sinh trên lớp, tôi gửi phiếu điều tra đến cha

mẹ học sinh và đề nghị cha mẹ học sinh theo dõi hoạt động học tập của các

em khi ở nhà và đánh dấu vào phiếu được in sẵn những biểu hiện cụ thể của học sinh

6.2 Phương pháp trò chuyện

Tôi tiến hành trò chuyện với các em theo nội dung đã chuẩn bị trước

6.3 Phương pháp điều tra

Tôi tiến hành điều tra động cơ học tập của học sinh qua các phiếu điều tra, phiếu bài tập (phần phụ lục)

6.4 Phương pháp thống kê toán học

7 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và điều kiện có hạn chế nên đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 2 trường Tiểu học Xuân Hòa

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Những số liệu thu thập được góp phần làm sáng tỏ những lí luận của Tâm lí học về động cơ học tập của lứa tuổi học sinh tiểu học

- Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng động cơ học tâp của học sinh lớp 2 Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp sư phạm nhằm hình thành động

cơ học cho học sinh một cách nhanh chóng và bền vững

Trang 9

9 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và phần tài liệu tham khảo thì nội dung chính của khóa luận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2 : Thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2

Trang 10

đó, động cơ học tập đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học trong nước và trên thế giới

1.1.1 Các công trình nghiên cứu động cơ học tập của học sinh ở nước ngoài

Vấn đề động cơ đã được nhiều nhà tâm lí học trên thế giới nghiên cứu như: B.G Ananhiep, X.L Rubinstein, A.N Leonchiev, L.I Bozovik,…

X.L Rubinstein đã mô tả các loại động cơ học tập của học sinh biểu hiện ra bên ngoài thông qua hứng thú học tập của học sinh

A.N Leonchiev với công trình: “Sự phát triển động cơ học tập của học sinh”

L.I Bozovik cùng với M.G Mozova và L.S Slavina đã tiến hành nghiên cứu “Sự phát triển động cơ học tập của học sinh Liên Xô” bắt đầu từ trẻ mẫu giáo cho đến học sinh lớp cuối cấp phổ thông trung học

A.K Markova không chỉ phân tích động cơ học tập là gì, phân loại nó

mà còn chỉ ra những biểu hiện của động cơ học tập, những phương pháp nghiên cứu động cơ học tập học sinh giúp giáo viên có thể nhận biết, nghiên cứu và giáo dục động cơ học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 11

1.1.2 Các công trình nghiên cứu động cơ học tập của học sinh ở trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề động cơ học tập cũng được nhiều tác giả nghiên cứu như: Đặng Xuân Hoài, Đỗ Ngọc Lan, Phạm Thị Nguyệt Lãng, Nhâm Văn Chăn Con,… Cụ thể:

Từ năm 1976, tác giả Đặng Xuân Hoài với báo cáo: “Vấn đề động cơ

và nhân cách” và sau này tác giả cùng cộng sự của mình đã nghiên cứu về vấn

đề động cơ xã hội ở lứa tuổi học sinh cấp I và cấp II

Năm 1980, tác giả Lê Đức Phúc đã nghiên cứu về vấn đề động cơ học tập của học sinh lưu ban Năm 1982, tác giả Nguyễn Xuân Bính với báo cáo

“Phân tích động cơ nghề nghiệp của học sinh”, tác giả Bùi Văn Huệ, Lí Minh Tiến với “Tìm hiểu đặc điểm động cơ giải bài tập của học sinh”

Năm 1986 có tác giả Phạm Thị Nguyệt Lãng đã nghiên cứu về vấn đề động cơ vì xã hội ở học sinh cấp III

Trong luận án của mình, tác giả Nhâm Văn Chăn Con cũng đã tìm hiểu động cơ học tập của học sinh cấp II

Ở bậc tiểu học có công trình nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lớp 1 dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường của tác giả Trịnh Quốc Thái Rồi luận án Thạc sĩ “Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 5” của

Lê Xuân Tiến

Vậy vấn đề động cơ học tập là vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm

Và hầu hết các tác giả có công trình nghiên cứu đều cho rằng: Hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bằng một hệ thống các động cơ và các động

cơ đó liên quan đến nhau, kết hợp với nhau để cùng tác động đến hoạt động học tập của học sinh Trong đó có một số động cơ giữ vai trò chủ đạo, còn lại

là những động cơ thứ yếu

Như vậy, động cơ học tập của học sinh đã được nghiên cứu tương đối sâu sắc cả về lý luận lẫn thực tiễn Và qua đó, ta cũng có được nhiều tư liệu

Trang 12

quý Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu động cơ học tập của học sinh tiểu học vẫn chưa nhiều Đề tài nghiên cứu của tôi sẽ góp phần làm rõ thêm động cơ học tập của học sinh lớp 2 là giai đoạn trung gian của lứa tuổi học sinh tiểu học 1.2 Một số quan điểm về động cơ trong tâm lí học

Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động” [7,334]

Trong tâm lý học, động cơ là một vấn đề quan trọng và phức tạp Về mặt lí luận có nhiều quan điểm khác nhau về động cơ tâm lý người Để hiểu

rõ hơn ta điểm qua những quan điểm về động cơ của hai dòng phái tâm lý: dòng phái tâm lý học phương Tây và dòng phái tâm lý học Mác xít

1.2.1 Quan niệm về động cơ của dòng phái tâm lý học phương Tây

Các nhà tâm lý học hành vi (J Watson, B Skinner, E Tolmal…) đưa ra

mô hình “kích thích-phản ứng” coi kích thích là nguồn tạo ra phản ứng - là động cơ Họ giải thích nguồn gốc của động cơ hành vi là những lực trừu tượng khó nhận biết, là bản năng vô thức

Theo thuyết phân tâm học (S Freud, A Atler…) lại cho rằng: động lực thôi thúc hoạt động của con người là vô thức, nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính chất sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục

Các nhà tâm lý học cấu trúc (K Lewin, K Lissner…) xem động cơ chỉ

là sự tác động qua lại giữa những nội lực ở bên trong với trường lực ở bên ngoài Các nhà tâm lý học cấu trúc hiểu tâm lý người như một trường lực nào

đó và tất cả những thay đổi của động cơ được họ giải thích như là sự tương tác giữa các lực nằm bên trong trường lực này, phủ nhận sự tác động của thế giới bên ngoài, coi thường kinh nghiệm của con người, đánh giá thấp những đặc điểm của nhân cách

Trang 13

Nhìn chung, các nhà tâm lý học phương Tây đã đứng trên bình diện của khoa học tự nhiên để nghiên cứu về động cơ hành vi của con người, vẫn coi động cơ tâm lý người chỉ là những kích thích mang tính chất bản năng sinh học và tạo ra một cách bẩm sinh Những hạn chế này của các nhà tâm lý học phương Tây có nguyên nhân cơ bản là sai lầm của phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu Họ nghiên cứu tâm lý con người ở trạng thái siêu hình tách rời khỏi hoạt động, tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội mà nó đang sống

1.2.2 Quan niệm về động cơ của dòng phái tâm lý học Mác xít

Dòng phái tâm lý học Mác xít với những nhà tâm lý học tiêu biểu như: L.X Vưgôxki, X.L Rubinstêin, A.N Leonchiev, A.N Luria… Dòng phái tâm

lý học Mác xít lấy triết học Mác-Lênin là cơ sở lý luận và phương pháp luận, xây dựng nền tâm lý học lịch sử người Tâm lý học Mác xít nghiên cứu từng con người cụ thể đang sống trong một hoàn cảnh xác định nào đó cụ thể Bởi mọi hoạt động của mọi cá nhân đều đặt trong một hệ thống quan hệ xã hội Nên muốn hiểu tâm lý của một người nào đó, trước hết phải đi từ cuộc sống thực của người đó Với sự ra đời của tâm lý học Mác xít thì vấn đề động cơ hoạt động của con người của con người đã có cơ sở lý luận và phương pháp luận để phát triển và ngày càng được các nhà tâm lý học quan tâm Như: Năm 1926, L.X Vưgốtxki đã xác định phải xây dựng một khoa học về hành vi con người xã hội Và ông đã nêu ra một quan điểm: hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài có cùng một cấu trúc duy nhất Tuy L.X Vưgốtxki chưa nêu rõ được vấn đề động cơ hoạt động của con người nhưng ông đã xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để từ đó hàng loạt các công trình nghiên cứu về động cơ hoạt động của con người ra đời

L.X Rubinstêin đã xây dựng những luận điểm chung về động cơ hoạt động thông qua việc phân tích những hoạt động cụ thể Tuy nhiên, vấn đề động cơ chủ yếu vẫn trên bình diện lý luận

Trang 14

A.G Seev không nêu rõ động cơ là gì mà chỉ nêu lên vai trò của động

cơ Ông còn phát hiện ra động cơ quá trình và động cơ kết quả

A.N Leonchiev đã khởi thảo một lý thuyết chung về động cơ Ở đó, tác giả đã xem xét vấn đề động cơ xuất phát từ việc phân tích quá trình tạo thành

ý thức con người trong sự phát sinh cá thể Ông quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu Theo ông, động cơ như là đối tượng của hoạt động trong đó những nhu cầu của con người được cụ thể hóa Hay theo A.N Leonchiev “không phải nhu cầu, không phải sự trải nghiệm về nhu cầu

là động cơ của hoạt động, mà động cơ là “một khách quan mà trong đó nhu cầu tìm thấy bản thân mình trong những điều kiên nhất định cái khách quan

ấy làm cho hoạt động thành hoạt động có đối tượng và là cái hướng hoạt động vào một kết quả nhất định.” [1,305]

Và A.N Leonchiev cho rằng: động cơ hoạt động của con người cực kỳ

đa dạng nảy sinh từ những nhu cầu, hứng thú khác nhau, một hoạt động có thể

có nhiều động cơ thúc đẩy Và trong cấu trúc hoạt động, các động cơ này được sắp xếp theo một hệ thống có thứ bậc

Ông chia hệ động cơ thành: động cơ tạo ý và động cơ kích thích Và theo ông, động cơ có hai chức năng Đó là: thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động tạo

ra cho hoạt động có ý của chủ thể

Những luận điểm trên đây của nhà tâm lý học A.N Leonchiev về vấn

đề động cơ hoạt động chủ yếu vẫn dựa trên bình diện lý luận Tuy nhiên, nó là

cơ sở cho các công trình nghiên cứu thực nghiệm sau này

Qua những quan điểm trên ta thấy:

Hầu hết những nhà tâm lý học Mác xít đều cho rằng: muốn tìm hiểu tâm lý người nói chung và hoạt động học tập nói riêng thì phải đi từ cuộc sống thực, đi từ phân tích các dạng hoạt động và những mối quan hệ của nó đối với xã hội Các tác giả đều đề cập đến mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ

Trang 15

Và trong quá trình nghiên cứu động cơ ở trong cuộc sống thực, các tác giả đều nhận thấy: một hoạt động giao tiếp của con người có một hệ thống động cơ thúc đẩy Hệ thống này được sắp xếp theo thứ bậc, có những động cơ giữ vai trò chủ đạo, có những động cơ lại giữ vai trò thứ yếu trong hình thành định hướng nhân cách con người

Trong các tác giả thì có một số các tác giả đã đi đến phân loại động cơ Nhưng chính sự khác nhau đó giúp ta hiểu đầy đủ hơn, có cái nhìn chính xác hơn về động cơ Tuy nhiên sự phân chia động cơ chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết còn thực tế thì ta khó có thể tách ra để phân loại động cơ một cách rạch ròi Bởi động cơ là một vấn đề phức tạp và động cơ của con người luôn ẩn mình, luôn ở bên trong nên ta rất khó có thể xét đoán về lượng

1.3 Hoạt động học tập của học sinh tiểu học

Hoạt động học tập là một loại hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định [3,20]

Hoạt động học tồn tại trong suốt quãng đời đi học của người học sinh

và là hoạt động chủ yếu của mỗi lứa tuổi học sinh Nhưng ở mỗi cấp học, nó

có những đặc điểm riêng biệt Hoạt động học của học sinh tiểu học có những đặc điểm sau :

+ Hoạt động học tập là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện ở học sinh tiểu học

+ Hoạt động học tập được hình thành nhờ phương pháp nhà trường + Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học Hoạt động này tạo ra cái mới trong tâm lí học sinh, đó là sự phát triển các quá trình tâm

lí, hình thành các thuộc tính tâm lí và nhân cách học sinh, đáng lưu ý ở cấp học này là sự phát triển trí tuệ của các em

Trang 16

Để hình thành hoạt động cho học sinh cần hình thành động cơ học tập, hình thành mục đích học tập và hình thành các hành động học tập

Hoạt động học tập có đối tượng là tri thức khoa học, đối tượng này là nơi hiện thân của động cơ học tập Hay nói cách khác động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở tri thức, kỹ năng…Đối tượng học tập được cụ thể hóa nội dung học tập của học sinh Nội dung đó chính là các khái niệm khoa học Và học sinh lĩnh hội các khái niệm khoa học thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ học tập là hình thức cụ thể hóa nội dung học thành mục đích học tập và phương tiện đạt mục đích đó Việc giải quyết các nhiệm vụ học tập tạo cho mỗi học sinh một năng lực mới thể hiện ở kết quả học tập

Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập bằng các hành động học tập như: hành động phân tích, hành động mô hình hóa, hành động cụ thể hóa và hành động kiểm tra đánh giá Như vậy, muốn tạo ra sự phát triển tâm lý của học sinh nói chung và hình thành động cơ học tập nói riêng trong học tập phải lấy hành động học tập của các em làm cơ sở

1.4 Động cơ học tập của học sinh

1.4.1 Khái niệm động cơ học tập

Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập

Các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng: “động cơ học tập bao gồm không chỉ những yếu tố bên trong mang tính chủ quan mà còn cả những yếu

tố mang tính khách quan Những yếu tố này được tạo ra bởi bản thân con người với tư cách như một chủ thể hoạt động, bởi tính chất của những hoàn cảnh bên ngoài cùng những kích thích bản năng bên trong”

Các nhà tâm lý học Mác xít nghiên cứu hoạt động học tập như một quá trình, có vị trí nhất định trong cuộc sống của con người Theo họ, động cơ học

Trang 17

tập của con người được quan niệm như là những kích thích mà con người ý thức được, có tác dụng thúc đẩy hoạt động học tập

A.N Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc giành được điểm tốt và sự khen ngợi của giáo viên, cha mẹ…

Theo L.I Bozovik và các cộng sự của bà thì “động cơ học tập là cái vì

nó khiến trẻ học tập hay nói cách khác cái kích thích trẻ học tập”[8,30]

Trong tài liệu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các tác giả quan niệm: “Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị, chuẩn mực mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.” [2,92]

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi tán thành quan điểm về động

cơ học tập của L.I Bozovik Tức cho rằng: động cơ học tập là tất cả các biểu hiện: trẻ vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em

Những quan điểm của các nhà tâm lý học về động cơ học tập, chúng tôi

đã trình bày ở trên Từ đó, chúng tôi rút ra một số kết luận cũng chính là công

cụ nghiên cứu đề tài:

Một là, động cơ học tập không phải thuần túy tinh thần Động cơ ấy phải được cụ thể hóa ra bên ngoài, tức là nó phải mang một hình thức tồn tại vật chất bên ngoài Khi ở bên ngoài, nó phải hiện thân vào một thực thể khác,

là đối tượng hoạt động học tập Trên cùng một đối tượng học tập, có thể “bám vào” nhiều động cơ khác nhau

Hai là, động cơ học tập được biểu hiện ở nhận thức, thái độ, hành động

Ba là, hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích,

Trang 18

trong đó có một số động cơ là chủ đạo, là cơ bản, một số động cơ khác là phụ,

là thứ yếu

1.4.2 Phân loại động cơ học tập

Trong các công trình nghiên cứu của mình, nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định rằng: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bằng một hệ thống động cơ Trong đó có những động cơ mạnh giữ vai trò chủ đạo và cũng

có những động cơ khác giữ vai trò thứ yếu Tùy theo tiêu chí phân loại mà các nhà tâm lý học chia động cơ học tập thành các loại khác nhau:

Theo L.I Bozovik, A.K Pusaviski… động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức

Tán thành quan điểm trên, A.K Markova chia động cơ học tập thành hai nhóm, mỗi nhóm lại chia thành những động cơ cụ thể:

Nhóm 1: những động cơ nhận thức gồm:

+ Những động cơ nhận thức rộng

+ Những động cơ học tập- nhận thức

+ Những động cơ tự đào tạo

Những động cơ này kích thích thúc đây học sinh vượt qua mọi khó khăn và tích cực nhận thức, rèn luyện sáng tạo

Nhóm 2: những động cơ xã hội bao gồm:

+ Loại động cơ xã hội rộng rãi

+ Loại động cơ xã hội hẹp

+ Loại động cơ hợp tác xã hội chủ nghĩa

Theo bà để phát triển nhân cách tốt thì phải có sự kết hợp giữa các loại động cơ trên

Nhà tâm lý học M.P Jacopson lại chia động cơ học tập làm ba loại: Loại thứ nhất là những động cơ được hình thành bên ngoài động cơ học tập - ta có thể gọi nó là “động cơ tiêu cực” vì nó mang tính tiêu cực

Trang 19

Loại thứ hai là loại động cơ cũng được hình thành bên ngoài hoạt động học tập nhưng mang tính tích cực

Loại thứ ba: động cơ được nảy sinh trong chính quá trình học tập

Theo ông, ba loại động cơ này luôn kết hợp với nhau cùng tác động đến hoạt động học tập Và chúng lập thành một hệ thống động cơ

Một số nhà tâm lý học như Nguyễn Kế Hào, A.V Petropxki,… chia động cơ học tập làm hai loại là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong Động cơ bên ngoài là những động cơ liên quan đến những yêu cầu của người lớn, nghề nghiệp trong tương lai,…

Động cơ bên trong là những động cơ có liên quan đến nội dung học tập

và phương pháp đạt được tri thức

Theo Lê Văn Hồng thì đều chia động cơ học tập làm hai loại:

Một là, những động cơ hoàn thiện tri thức

Thuộc về loại động cơ hoàn thiện tri thức, chúng ta thấy học sinh có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết say mê với bản thân quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập Tất cả những biểu hiện này đều do sự hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân tri thức cũng như phương pháp giành lấy tri thức đó Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượng học thì các em cảm thấy nguyện vọng hoàn thiên tri thức được thực hiện một phần Trường hợp này nguyện vọng hoàn thiện tri thức được hiện thân ở đối tượng hoạt động Do đó, ta gọi loại động cơ học tập này là “động cơ hoàn thiện tri thức” Hoạt động được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong Nó cũng có thể xuất hiện những sự khắc phục khó khăn trong tiến trình học tập và đòi hỏi phải có sự nỗ lực ý chí Nhưng nó

là những nỗ lực hướng vào khắc phục những trở ngại bên ngoài để đạt được nguyện vọng đã nảy sinh, chứ không phải hướng vào đấu tranh với chính bản thân mình Do đó, chủ thể của hoạt động học tập thường không có những

Trang 20

căng thẳng tâm lý Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối ưu theo quan điểm sư phạm

Hai là,những động cơ quan hệ xã hội

Thuộc về loại động cơ quan hệ xã hội, chúng ta thấy học sinh say sưa học tập nhưng sự say sưa đó lại vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” ở ngoài mục đích trực tiếp của việc học tập, nhưng cái đó lại chỉ đạt được trong điều kiện mà các em chiếm lĩnh được tri thức khoa học Những thí dụ về những “cái khác” đó là: thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, khêu gợi lòng hiếu danh, mong đợi hạnh phúc và mong ước tương lai, cũng như sự hài lòng của bố mẹ, sự khâm phục của bạn bè… Đây là những mối quan hệ khác nhau của các em Ở đây những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi… đối với đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác Trong trường hợp này, những mối quan hệ xã hội của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập Do đó, người ta gọi động cơ này là động cơ quan hệ xã hội

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở một mức độ nào đấy mang tính chất cưỡng bách và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc phục trên con đường đi tới mục đích cơ bản

Nét đặc trưng của loại động cơ này là có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong ước về địa vị của cá nhân trong xã hội sau này), vì thế đôi khi nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý đáng kể, đòi hỏi phải có những nỗ lực bên trong, đôi khi cả sự đấu tranh với chính bản thân mình Khi đó có những xung đột gay gắt, học sinh thường có hiện tượng vi phạm nội quy (quay cóp, phá bĩnh), thờ ơ với việc học tập hay bỏ học

Cả hai loại động cơ này cần được hình thành ở học sinh, chúng lập thành một hệ thống được xắp xếp theo thứ tự bậc Vấn đề là ở chỗ trong những điều kiện và hoàn cảnh xác định nào đó của dạy và học thì loại động cơ

Trang 21

học tập nào được hình thành mạnh mẽ hơn, nổi lên hàng đầu và chiếm địa vị

ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống đông cơ [3]

Như vậy, mỗi tác giả lại có một cách phân loại động cơ học tập theo một cách riêng Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều chia động cơ học tập làm hai loại chính đó là những động cơ xuất phát từ bản thân hoạt động học tập

Đó là động cơ nhận thức, động cơ bên trong… Và nhóm động cơ xuất phát từ mối quan hệ của trẻ với môi trường sống, với những người xung quanh, đối với xã hội Mỗi loại thúc đẩy hoạt động của chủ thể ở các khía cạnh khác nhau Nhưng cả hai loại động cơ đều rất cần thiết cho sự thành công của hoạt động học tập

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành quan điểm của A.K Marcova, Lê Văn Hồng, chia động cơ học tập làm hai nhóm:

- Nhóm những động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ nhận thức)

- Nhóm những động cơ quan hệ xã hội

1.4.3 Vai trò của động cơ học tập

Tâm lý học hoạt động quan niệm rằng: Đã là hoạt động tâm lý thì phải

có động cơ phù hợp “Không thể có một hoạt động nào không có động cơ hoạt động “không có động cơ” không phải hoạt động thiếu động cơ mà là hoạt động với một động cơ ẩn dấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan” [8,41] Theo A.N Leonchiev thì động cơ học tập của trẻ như là một sự định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc giành điểm tốt và sự khen ngợi của cha mẹ, giáo viên…

Động cơ có hai chức năng là thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động, tạo cho hoạt động có ý của chủ thể

Hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bằng một hệ thống động

cơ khác nhau Trong đó có những động cơ kích thích và có những động cơ tạo

ý Vì vậy động cơ học tập có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động học tập

Trang 22

Do đó, nhiêm vụ của người giáo viên là hình thành động cơ học tập cho chính học sinh của mình, đặc biệt là hình thành động cơ tạo ý cho các em Và đây cũng chính là một trong những vấn đề trung tâm trong tâm lý học trẻ em và sư phạm, là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay

1.4.4 Hình thành động cơ học tập cho học sinh

Động cơ học tập có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập của các em nói riêng và hình thành nhân cách con người nói chung Nên hình thành động cơ học tập cho học sinh là một trong những vấn đề trung tâm của quá trình dạy học

Động cơ học tập của các em không phải có sẵn mà cũng không thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần chính trong quá trình học sinh ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của thầy cô Nếu trong quá trình dạy học, thầy cô luôn thành công trong việc tổ chức cho học sinh phát hiện những điều mới lạ (cả bản thân tri thức và cách thức giành lấy tri thức đó), giải quyết thông minh theo những nhiệm vụ học tập, tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần dần nảy sinh nhu cầu của các em đối với tri thức khoa học Học tập dần dần trở thành nhu cầu không thể thiếu với các em

Muốn có được điều này phải làm sao cho những nhu cầu phải được gắn liền với một trong những mặt của hoạt động học tập (mục đích, quá trình hay kết quả) hay với tất cả các mặt đó Khi đó các mặt này của việc học tập sẽ biến thành các động cơ và bắt đầu thúc đẩy hoạt động học tập tương ứng Nó

sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tri thức [4]

Và trong quá trình hình thành động cơ học tập của học sinh thì điều kiện đầu tiên của quá trình hình thành động cơ học tập cho học sinh là xác

Trang 23

định các tình huống xuất phát của dạy học Về phương diện này có hai tình huống đặc biệt:

Tình huống thứ nhất: Trẻ em đã có hành động học tập được hình thành trước đó Trong trường hợp này nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên là chuyển hóa mục đích thành động cơ học tập Từ đó đưa học sinh vào các trường hợp dạy học tương ứng

Tình huống thứ hai: Trẻ chưa có hành động học tập Trường hợp này thường gặp ở các trẻ nhỏ lứa tuổi mẫu giáo bé Ở đây, đầu tiên phải hình thành cho các em hành động học tập với tư cách hành động có mục đích Sau

đó mở rộng phạm vi chức năng của mục đích đó và chuyển hóa nó thành động

cơ tương ứng

Cuối cùng cần nhấn mạnh rằng: Việc xây dựng động cơ hết sức rộng lớn và muôn hình muôn vẻ Muốn hình thành động cơ học tập trước hết hình thành ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập Bởi

vì, khi nhu cầu gặp đối tượng thì nhu cầu trở thành động cơ

1.5 Học sinh lớp 2

Bậc tiểu học là bậc bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong năm năm học, từ lớp 1 đến lớp 5 Trong giai đoạn này hoạt động học là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách của học sinh Hoạt động học tập của học sinh tiểu học được phân chia làm hai giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất (học sinh lớp 1,2,3): hoạt động học tập bắt đầu được hình thành từ lớp 1 và định hình ở lớp 3, hình thành ở học sinh cách học với những thao tác trí óc cơ bản Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn học tập cơ bản Giai đoạn 2 (học sinh lớp 4,5): hoạt động học tập tiếp tục phát triển, học sinh sử dụng các cách học để học các môn học Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn học tập sâu

Trang 24

Lớp 2 là lớp nằm trong giai đoạn thứ nhất trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học Đây là giai đoạn học tập cơ bản nhất Hoạt động của học sinh lớp 2 diễn ra như thế nào và theo đó là sự phát triển tâm lí của các em phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên đứng lớp nói riêng và sự tác động của giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội nói chung

Sự tác động từ giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội là sự tác động của nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động giáo dục Và trong sự tác động đó thì tác động giáo dục từ phía nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất trong quá trình hình thành động cơ học tập của học sinh tiểu học

Trang 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

CỦA HỌC SINH LỚP 2

2.1 Các loại động cơ học tập của học sinh lớp 2

Các loại động cơ học tập của học sinh lớp 2 được hình thành từ rất nhiều các yếu tố Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu hai loại động cơ học tập của học sinh:

- Động cơ nhận thức bao gồm các kích thích: học để biết suy nghĩ, học

để có nhiều hiểu biết, học để có phương pháp học

- Động cơ xã hội bao gồm các kích thích: học để đạt điểm tốt, muốn được khen thưởng, học để được bạn bè yêu mến, học để được lên lớp…

- Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh thông qua lựa chọn và giải bài tập

- So sánh động cơ học tập của học sinh nam và học sinh nữ

2.1.1 Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Các yếu tố kích thích học sinh học tập là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 Để tìm hiểu các yếu tố kích thích học sinh học tập, chúng tôi thiết kế 1 phiếu điều tra trong đó có ghi sẵn 10 yếu tố kích thích học tập

Với phiếu điều tra được thực hiện với 70 học sinh lớp 2 gồm 30 học sinh nam và 40 học sinh nữ ở cả hai lớp 2A1 và 2A5 trường Tiểu học Xuân Hòa Chúng tôi hướng dẫn để các em lựa chọn từng yếu tố cho phù hợp với ý nghĩa của mình, bằng cách trả lời thông qua đánh dấu “x” vào một trong những mức độ với các mức độ khác nhau được tính với số điểm khác nhau

Trang 26

Cụ thể:

- Rất quan trọng: 4 điểm

- Quan trọng : 3 điểm

- Ít quan trọng: 2 điểm

- Không quan trọng: 1 điểm

Kết quả được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1: Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Học sinh(70) Điểm Thứ bậc

2 Để học được nhiều điều hay, mới lạ 286 5

7 Để được cô giáo khen, các bạn ngưỡng mộ 304 3

Từ bảng số liệu thống kê ở bảng 1, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Có nhiều yếu tố kích thích học sinh lớp 2 học tập bao gồm các yếu tố kích thích xuất phát từ chính việc học, nội dung và phương pháp dạy học: để học được nhiều điều hay, mới lạ, để biết suy nghĩ Nhóm các yếu tố kích thích này gọi là động cơ nhận thức Các yếu tố kích thích xuất phát từ các môn quan hệ xã hội của học sinh như để được lên lớp, để được thưởng quà, để học

Trang 27

giỏi hơn bạn, để luôn được điểm giỏi, để cô giáo khen và các bạn ngưỡng mộ,

để cha mẹ vui lòng, để bố mẹ không sai làm việc nhà… Nhóm các yếu tố kích thích này gọi là động cơ xã hội Động cơ xã hội được phân thành hai loại:

+ Động cơ xã hội tích cực bao gồm: học để cha mẹ vui lòng, để được lên lớp, để được điểm giỏi, để sau này làm việc tốt, để được cô giáo khen…

+ Động cơ xã hội tiêu cực (“âm tính”) như: để được thưởng quà, để học giỏi hơn bạn, để bố mẹ không sai làm việc nhà

Qua bảng số liệu, động cơ xã hội vẫn chiếm thứ bậc cao trong cấu trúc động cơ học tập của học sinh Cụ thể:

+ Động cơ xã hội tích cực được thúc đẩy bởi cả một hệ thống các yếu

tố như để được lên lớp (được 308 điểm, xếp bậc 1) là yếu tố nổi trội nhất trong các yếu tố kích thích học sinh học tập Tiếp đến là học để sau này làm việc tốt (được 305, xếp bậc 2), để cô giáo khen, các bạn ngưỡng mộ (được

304, xếp bậc 3) và yếu tố học để cha mẹ vui lòng (được 294, xếp bậc 4)… + Bên cạnh các động cơ xã hội tiêu cực thúc đẩy học sinh học tập thì động cơ xã hội tiêu cực cũng có trong quá trình học tập của học sinh như yếu

tố học để được thưởng quà (được 178 điểm, xếp bậc 8), học để học giỏi hơn bạn và học để bố mẹ không sai làm việc nhà (được 88 điểm, xếp bậc 9)… Ngoài ra, các yếu tố khác như học để được nhiều điều hay, mới lạ (được 286 điểm, xếp bậc 5), học để biết suy nghĩ(được 264 điểm xếp bậc 6), học để luôn được điểm giỏi(được 263, xếp bậc 7) là các yếu tố thuộc nhóm động cơ nhận thức Các yếu tố này đang dần hình thành nhưng không phải là các yếu tố chủ đạo trong quá trình học tập của học sinh

Trong quá trình học tập, do các yếu tố nổi trội là học để lên lớp, học để mai sau làm việc tốt Nên trong quá trình học tập ở lớp 2A1 và 2A5 các em rất chăm chỉ tích cực trong học tập Các em cũng ý thức được học là chủ đạo trong quá trình học tập, một số em cũng bày tỏ ý kiến của mình như em Đại

Trang 28

Dũng lớp 2A1 nói: “Bố mẹ em luôn luôn nhắc nhở em phải chăm chỉ học tập không bị lưu ban thì xấu hổ lắm” Tùng nói: “ Cũng như bạn Đại Dũng bố mẹ

em luôn nhắc nhở em phải thật chăm học để học giỏi mai sau còn bảo vệ đất nước nên em rất chăm chỉ học tập để không phụ lòng bố mẹ.Hay em Mai Anh lớp 2A5: “ Em phải học thật giỏi để sau này làm được nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng”, Đức Thịnh đưa ra ý kiến rằng: “học giỏi để được cô giáo khen, các bạn yêu quý và biết thêm nhiều kiến thức mới, để mai sau em sẽ đi khám phá tất cả các nước trên thế giới” Tuy nhiên, cũng có một số học sinh lại có ý kiến khác các bạn như: Thành Vinh lớp 2A5: “Em phải học thật giỏi, học giỏi hơn các bạn như vậy bố mẹ em cho em những thứ em thích và học để bố mẹ không sai làm việc nhà” Lan Anh thì cho rằng “Em phải học thật giỏi để cạnh tranh với các bạn trong các cuộc thi do nhà trường tổ chức, em không muốn ai học giỏi hơn em”…

Qua đó, ta thấy học sinh hiện nay học tập bao gồm tất cả những động

cơ gần và động cơ xa Và riêng đối với học sinh lớp 2 là lớp nằm trong giai đoạn thứ nhất của chương trình tiểu học, chúng tôi nghiên cứu và thấy được những yếu tố trên thực sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, tích cực và tự giác, sáng tạo trong quá trình học tập của mình

Tuy nhiên, ở cả hai lớp vẫn có những em học rất tốt trong lớp cũng được thúc đẩy bằng những động cơ học tập là động cơ tích cực và động cơ xã hội tiêu cực vẫn tồn tại ở một số học sinh được nghiên cứu Vì vậy, giáo viên

là người cần thiết kết hợp với gia đình cùng định hướng cho các em để các em học tập được thúc đẩy bằng những động cơ tích cực một cách hiệu quả nhất

cả về nhận thức và hạn chế những động cơ tiêu cực hay ta còn gọi là những động cơ “âm tính”

Trang 29

Số em có động cơ học tập như vậy có số lượng không nhỏ Nhưng đối với học sinh lớp 2 thì chúng ta có thể chấp nhận được vì các em đang trong giai đoạn thứ nhất của bậc tiểu học Và nhiệm vụ quan trọng nhất là giáo dục các em để những động cơ tiêu cực không phát triển và chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống động cơ học tập của từng học sinh

Từ những kết quả và phân tích trên, chúng ta nhận thấy có cả một hệ thống thúc đẩy học sinh học tập Trong đó bao gồm cả những yếu tố nằm trong phậm vi động cơ xã hội (yếu tố1,3,4,5,6,7,8,9) và cả những yếu tố nằm trong phậm vi nhận thức (yếu tố 2, 10) nhưng trong đó các yếu tố xã hội chiếm vị trí nhiều hơn Cụ thể, trong các yếu tố nằm trong phạm vi xã hội thì yếu tố học để lên lớp, học để sau này làm việc tốt chiếm vị trí cao Như vậy ta

có thể thấy được học sinh hiện nay có được những động cơ học tập xa từ rất sớm Nhưng vẫn có sự chi phối của các yếu tố tâm lí như tình cảm rất nhiều nên các em muốn học tập tốt để sau này có thể giúp đỡ được mọi người Trong điều kiện xã hội hiện nay, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học của con em mình nên có nhiều em học sinh học tập bởi động cơ xã hội là học để bố mẹ vui lòng Qua phiếu hỏi ý kiến (phụ lục 3), các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con cái Họ nói rằng hầu như con cái của họ đều có lịch học tập rất cụ thể, tự giác ngồi vào bàn học, khi gặp bài khó thường tìm tòi, suy nghĩ hoặc hỏi anh chị lớn hơn “Đôi khi các cháu còn tâm sự với chúng tôi về việc học tập của mình” Đây là một thuận lợi trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục học sinh Tuy nhiên, vẫn có những phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em bằng cách thưởng tiền, thưởng quà, rồi bắt các em làm việc nhà khi các em không học tập Những biện pháp này không những làm cho các em không tự giác, tích cực học tập mà còn làm cho các em mang tính chất đối phó Như phụ huynh của em Đức Giang học sinh lớp 2A1 nói rằng “ Gia đình chũng tôi

Trang 30

buôn bán ít có thời gian, chúng tôi thường thưởng tiền hoặc quà cho cháu mỗi khi cháu được điểm 10”

Bên cạnh đó những yếu tố thuộc phạm vi động cơ nhận thức cũng giữ vị trí nhất định như học để được nhiều điều hay, mới lạ, học tập để biết suy nghĩ Như vậy, ở các em có những động cơ học tập từ rất sớm Điều này rất tốt Nhưng đó chưa phải vị trí chủ đạo Nếu được sự quan tâm hướng dẫn và giáo dục chu đáo thì những động cơ nhận thức sẽ dần dần thay thế những động cơ

xã hội và dành vị trí chủ đạo ở các lớp trên

2.1.2 Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh qua phiếu bài tập

Để tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2, chúng tôi đã thiết kế phiếu bài tập đưa ra 2 bài tập dưới mức độ khác nhau: dễ - khó Các bài tập đều cho điểm như nhau, cho học sinh chọn một trong hai bài và hoàn thành trong 5 phút Sau đó thu phiếu bài tập và căn cứ vào học sinh chọn bài tập nào mà sắp xếp vào các loại động cơ học tập khác nhau

Phiếu bài tập được thực hiện bới 70 học sinh lớp 2 với 30 học sinh nam

và 40 học sinh nữ Thu phiếu, thống kê kết quả, quy ra tỉ lệ phần trăm, ta được bảng sau

Bảng 2: Động cơ học tập của học sinh lớp 2

Loại động cơ học tập Động cơ nhận thức Động cơ xã hội

35,71%

45 học sinh 64,28%

Trang 31

Từ số liệu thống kê ở bảng 2, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Ở học sinh lớp 2, động cơ xã hội chiếm tỉ lệ cao hơn so với động cơ nhận thức Cụ thể: động cơ xã hội chiếm 64,28% (45/70 học sinh) còn động

cơ nhận thức chiếm tỉ lệ 35,71% (25/70 học sinh) Như vậy số học sinh có động cơ xã hội chiếm tỉ lệ gần gấp đôi so với số học sinh có động cơ nhận thức Và trong những động cơ xã hội thì những động cơ xã hội tích cực như học sinh học để cha mẹ vui lòng, để mai sau làm việc tốt thường chiếm ưu thế hơn so với những động cơ tiêu cực hay còn được gọi là động cơ “âm tính” như học để giỏi hơn bạn, học để bố mẹ không sai làm việc nhà Do vậy, trong quá trình các em học tập, chúng tôi để ý và quan sát thấy đa số các em học tập rất chăm chỉ, tích cực giơ tay phát biểu bài, tích cực làm bài tập về nhà, làm thêm các bài tập trong quyển sách nâng cao, sách tham khảo như Điển hình là em Đại Dũng, Quỳnh Anh, Lan Anh, Mai Anh, Đức Thịnh, Tùng, Thanh Loan, Hằng ở lớp 2A1 và các em như Hà Anh, Nam, Thành Vinh, Thanh Mai…ở lớp 2A5.Đây cũng chính là những học sinh chăm ngoan, học giỏi, chăm chỉ làm bài tập ở trên lớp cũng như bài tập cô giáo giao về nhà.Các em còn chăm chỉ làm thêm bài tập trong sách tham khảo, các cuốn sách về thiên nhiên và xã hội, sách khoa học, vật lí, mười vạn câu hỏi vì sao…

Thực tế hiện nay số đông học sinh học tập bởi động cơ xã hội Bởi học sinh lớp 2 thuộc giai đoạn thứ nhất bậc tiểu học và là giai đoạn định hình hoạt động học tập Giai đoạn này học sinh bị chịu sự chi phối rất nhiều về mặt tâm

lí nhất là tình cảm Bên cạnh đó, động cơ nhận thức chiếm tỉ lệ khá cao Nguyên nhân đó là có sự đổi mới trong giáo dục và đào tạo có mục đích, nội dung đến phương pháp dạy học của ngành giáo dục nước nhà Từ đó hoạt động học tập trở lên hấp dẫn, sinh động hơn Xã hội ngày càng phát triển, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm tới việc học tập của con em mình nên học

Trang 32

sinh ngày càng có nhu cầu tiếp thu tri thức mới, phương pháp mới Tuy nhiên vẫn còn nhiều phụ huynh quan tâm đến các em không đúng cách nên những động cơ “âm tính” vẫn tồn tại ở một số em học sinh Do vậy, người giáo viên chủ nhiệm cần có sự đóng góp, trao đổi với phụ huynh của học sinh lớp mình nhiều hơn

2.1.3 So sánh động cơ học tập của học sinh nam và học sinh nữ

Để thấy rõ được sự tác động của các yếu tố thuộc phạm vi động cơ nhận thức và thuộc phạm vi động cơ xã hội, chúng tôi thống kê và xếp thứ bậc các yếu tố kích thích đối với học sinh nam và học sinh nữ Phiếu điều tra được phát đến 70 học sinh gồm: 30 học sinh nam và 40 học sinh nữ

Bảng 3: Các yếu tố kích thích học tập ở học sinh nam và nữ

2 Để học được nhiều điều hay, mới lạ 141 3 124 5

7 Để được cô giáo khen, các bạn ngưỡng mộ 95 8 97 7

Trang 33

tốt, học để biết suy nghĩ đối với cả học sinh nam và học sinh nữ Cụ thể, đối với học sinh nam và học sinh nữ yếu tố học để được lên lớp đứng bậc nhất, tiếp đó là học để sau này làm việc tốt đứng thứ 2, đứng ở bậc thứ 3 là để học được nhiều điều hay và mới lạ Đối với học sinh nữ thì động cơ xã hội đứng đầu cũng là học để lên lớp, sau đó là sau này làm việc tốt Từ số liệu chúng tôi phân tích cho thấy động cơ học tập ở học sinh nam và học sinh nữ cũng không có sự chênh lệch lớn và động cơ xã hội chiếm ưu thế trong các loại động cơ học tập của học sinh Nói cách khác, động cơ học tập của học sinh nam và học sinh nữ có sự tương đồng với nhau về cấu trúc và động cơ

Tóm lại, qua quá trình chúng tôi nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng: hoạt động học tập của học sinh lớp 2 được thúc đẩy không chỉ bởi một động

cơ riêng lẻ mà nó được thúc đẩy bởi cả một hệ thống động cơ có nội dung khác nhau Mỗi một động cơ đều có tác dụng nhất định đối với hoạt động học tập của học sinh Nhưng để việc học tập của các em có kết quả và là một quá trình tự giác, tích cực, nhiệt tình của giáo viên và các bậc phụ huynh cần chú

ý hướng dẫn, uốn nắn sao cho các hoạt động tiêu cực, động cơ vật chất không trở thành những động cơ bền vững mà động cơ nhận thức dần dần tiến tới giữ vai trò chủ đạo trong cấu trúc động cơ học tập của mỗi học sinh lớp 2 và học sinh các lớp tiếp theo

2.2 Những biểu hiện về động cơ học tập của học sinh

Khi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu những biểu hiện của các nhóm động cơ học tập, chúng tôi tiến hành quan sát, điều tra bằng phiếu, thống kê, phân tích ở cả 3 mặt

Trang 34

Những biểu hiện về động cơ học tập của học sinh

Trang 35

Bảng 4: Mục tiêu học tập của học sinh

Động cơ nhận thức (25HS)

Động cơ xã hội (45HS) Động cơ xã

hội tích cực ( 22HS)

Động cơ

“âm tính” ( 23HS)

các môn nhưng tập trung

chủ yếu vào môn Toán và

môn Tiếng Việt

có động cơ “âm tính” (chiếm 39%) Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rằng các học sinh có động cơ nhận thức và động cơ xã hội tích cực có biểu hiện về mặt nhận thức cao hơn, tích cực hơn so với những học sinh có động cơ học tập là động cơ “âm tính” Cụ thể, đối với nhóm động cơ nhận thức tỉ lệ phấn đấu hết khả năng của mình để học tập cho tốt chiếm 72% và đối với nhóm động cơ xã hội tích cực tỉ lệ này là 65% còn đối với động cơ “âm tính” thì tỉ

lệ này chỉ là 39% Hiện nay chúng ta đang hướng đến dạy học đào tạo ra

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w