Những biểu hiện về nhận thức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 34 - 37)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Những biểu hiện về nhận thức

Trong quá trình tìm hiểu những biểu hiện về nhận thức của học sinh trong quá trình học tập về mục tiêu học tập, chúng tôi đưa ra một mẫu phiếu điều tra (phụ lục 2, phiếu số 4) và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Em học các môn học như thế nào?” bằng cách đánh dấu “x” trước câu trả lời phù hợp với em ở cột bên trái. Sau đó thu phiếu, thống kê số liệu, tính ra tỉ lệ phần trăm, chúng tôi được bảng thống kê sau:

Những biểu hiện về động cơ học tập của học sinh.

Bảng 4: Mục tiêu học tập của học sinh STT Mục tiêu học tập Động cơ nhận thức (25HS) Động cơ xã hội (45HS) Động cơ xã hội tích cực ( 22HS) Động cơ “âm tính” ( 23HS) Số HS % Số HS % Số HS % 1. Em học các môn chỉ cần đạt yêu cầu. 3 12% 3 15% 6 26% 2. Em học đạt yêu cầu tất cả các môn nhưng tập trung chủ yếu vào môn Toán và môn Tiếng Việt.

4 16% 4 20% 8 35%

3. Em cố gắng học tập để

học tốt tất cả các môn. 18 72% 13 65% 9 39% Từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng đa số các em đều có nhận thức đúng đắn về mục tiêu học tập với các môn học. Đó là cố gắng học tập để học tốt tất cả các môn. Số học sinh có mục tiêu học tập này cụ thể là: 18/25 em thuộc nhóm học sinh có động cơ nhận thức (chiếm 72%), 13/22 em thuộc nhóm học sinh có động cơ xã hội tích cực (chiếm 65%), 9/23 em thuộc nhóm có động cơ “âm tính” (chiếm 39%). Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rằng các học sinh có động cơ nhận thức và động cơ xã hội tích cực có biểu hiện về mặt nhận thức cao hơn, tích cực hơn so với những học sinh có động cơ học tập là động cơ “âm tính”. Cụ thể, đối với nhóm động cơ nhận thức tỉ lệ phấn đấu hết khả năng của mình để học tập cho tốt chiếm 72% và đối với nhóm động cơ xã hội tích cực tỉ lệ này là 65% còn đối với động cơ “âm tính” thì tỉ lệ này chỉ là 39%. Hiện nay chúng ta đang hướng đến dạy học đào tạo ra

những con người toàn diện. Đối với học sinh tiểu học khối 1,2,3 hiện nay các em phải học 6 môn bắt buộc và một số môn không bắt buộc. Mà theo số liệu thống kê thì đa số các em đều có gắng để học tốt tất cả các môn. Từ đó có thể thấy rằng: đối với các em mỗi môn học đều rất quan trọng, đều rất cần thiết. Điều này thuận lợi cho việc giáo dục để hướng tới đào tạo ra những con người toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học cũng như các lớp trên.

Tuy nhiên, số học sinh có nhận thức chưa đúng đắn về mục tiêu học tập chiếm tỉ lệ không nhỏ.

Như học sinh có mục đích học tập là học tập để đạt được yêu cầu các môn nhưng tập trung chủ yếu vào hai môn đó là môn Toán và Tiếng Việt chiếm 20% ở nhóm học sinh học tập vì động cơ xã hội tích cực còn đối với nhóm học sinh có động cơ “âm tính” tỉ lệ đó là 35% - cao nhất trong cả ba nhóm. Điều này ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam sau này. Và qua đây cũng lí giải việc nhiều em học tập để được điểm giỏi. Bởi hiện nay, học sinh lớp 2 được đánh giá kết quả học tập bằng điểm ở hai môn Toán và Tiếng Việt (đối với các môn bắt buộc), những môn còn lại được đánh giá bằng nhận xét. Do đó, nhà trường cùng gia đình cần hướng dẫn, uốn nắn các em nhận thức cho đúng và học đều các môn.

Hay đối với mục tiêu học các môn chỉ cần đạt yêu cầu tất cả các môn cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Và đối với mục tiêu này thì học sinh có động cơ “âm tính” là 26% chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với học sinh học tập vì động cơ nhận thức 12% và cả nhóm học sinh học tập vì động cơ xã hội tích cực 15%. Điều này có thể giải thích được rằng có khá nhiều học sinh có động cơ “âm tính”, như động cơ “để học giỏi hơn bạn”, “học để được thưởng...” Những động cơ này là những động cơ mang tính chất đối phó, tính chất tình huống nên nhiệm vụ của giáo viên là phải kết hợp với phụ huynh để có những định

hướng kịp thời để các động cơ “âm tính” này không trở thành động cơ chủ đạo trong quá trình học tập của từng học sinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)