Những biểu hiện về thái độ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 41 - 47)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.Những biểu hiện về thái độ

Động cơ học tập và thái độ của học sinh luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vậy để thấy rõ được mối quan hệ giữa động cơ học tập và thái độ của học sinh, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu kết hợp với quan sát trong những tiết dự giờ, tiết dạy và trong suốt quá trình học.

Phiếu điều tra (phụ lục 2, phiếu số 2) được phát đến 70 học sinh gồm: 25 học sinh có động cơ nhận thức, 22 học sinh có động cơ xã hội tích cực và 23 học sinh có động cơ “âm tính”. Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu, tính ra tỉ lệ phần trăm ta có bảng sau:

Bảng 7: Biểu hiện về thái độ học tập ở trên lớp.

STT Các biểu hiện về thái độ

Động cơ nhận thức. (25HS) Động cơ xã hội(45HS) Động cơ xã hội tích cực (22HS) Động cơ “ âm tính” (23HS) Số HS % Số HS % Số HS %

1. Luôn đi học đều và đúng giờ. 24 96% 21 95,5% 20 86,9% 2. Tập trung nghe giảng, ghi

chép bài.

22 88% 20 90,9% 18 78,3%

3. Ham học hỏi, gặp bài khó em hỏi bạn hoặc cô giáo.

20 80% 15 68,1% 16 69,6%

4. Chỉ chú ý nghe giảng khi cô giáo nhắc nhở hoặc bài học hấp dẫn.

10 40% 5 22,7% 13 56,5%

5. Chăm chỉ làm bài tập trên lớp.

24 96% 20 90,9% 20 86,9%

6. Khi bị điểm kém em rất buồn và xấu hổ.

23 92% 19 86,4% 19 82,6%

Từ bảng 7 và kết hợp với việc quan sát thái độ của học sinh trong học tập, ta thấy rằng học sinh ở cả các nhóm có động cơ học tập khác nhau đều có thái độ học tập tích cực trong quá trình học tập. Số học sinh luôn đi học đều và đúng giờ ở nhóm học sinh có động cơ nhận thức là 24/25 học sinh chiếm 96% và ở nhóm học sinh có động cơ xã hội tích cực là 21/22 chiếm 95,5%, 20/23 là số học sinh trong nhóm động cơ “âm tính” chiếm 86,9%. Từ đó cho thấy các em rất chú trọng việc học. Và các em rất chăm chỉ làm bài tập trong

những giờ luyện tập, tập trung nghe giảng, ghi chép bài như nhóm có động cơ nhận thức cho thấy 22/25 em chiếm 88% và nhóm động cơ xã hội tích cực là 20/22 học sinh chiếm 90,9%, còn nhóm học sinh có động cơ “âm tính” là 18/23 chiếm 78,3%. Và điều đặc biệt ở cả hai nhóm là các em đều thấy rất buồn và xấu hổ khi bị điểm kém. Cụ thể, tỉ lệ đó ở nhóm học sinh có động cơ nhận thức là 23/25 chiếm 92%, nhóm có động cơ xã hội tích cực là 19/22 học sinh chiếm 84,6% và ở nhóm học sinh có động cơ “âm tính” là 82,6%...

Chúng tôi đã đi so sánh thái độ giữa các nhóm học sinh có động cơ học tập khác nhau, ta thấy những em học sinh có động cơ nhận thức và những em ở nhóm các em có động cơ xã hội tích cực có thái độ tự giác, tích cực hơn so với những học sinh có động cơ “âm tính”. Cụ thể ở những biểu hiện tích cực, tỉ lệ học sinh thuộc nhóm các em có động cơ nhận thức và những em học sinh ở nhóm các em có động cơ xã hội tích cực đều cao hơn so với tỉ lệ những học sinh thuộc nhóm động cơ “âm tính”. Như thái độ tập trung nghe giảng, ghi chép bài, ham học hỏi, gặp bài khó có thể hỏi bạn hoặc cô giáo... Ở những biểu hiện chưa tích cực thì tỉ lệ học sinh ở nhóm học sinh có động cơ “âm tính” lại cao hơn so với tỉ lệ thuộc nhóm các em có động cơ nhận thức hoặc nhóm động cơ xã hội tích cực như: thái độ chỉ chú ý nghe giảng khi cô giáo nhắc nhở hoặc bài học hấp dẫn ở nhóm động cơ “âm tính” chiếm 56,5%, còn ở các nhóm các em có động cơ nhận thức chiếm 40% và nhóm các em có động cơ xã hội tích cực thì chỉ chiếm 22,7%.

Hiện nay, học sinh lớp 2 được đánh giá bằng điểm số ở 2 môn bắt buộc đó là Toán và Tiếng Việt. Mà theo quan niệm của nhiều học sinh đây là hai môn quan trọng và chủ yếu nên biểu hiện về thái độ “khi bị điểm kém em rất buồn và xấu hổ” chiếm tỉ lệ tương đối cao ở cả hai nhóm. Cụ thể ở nhóm động cơ âm tính chiếm 82,6% thì nhóm động cơ nhận thức chiếm 92% và nhóm động cơ xã hội tích cực chiếm 86,4%. Nguyên nhân chủ yếu là ở mức

tuổi này các em rất giàu cảm xúc, tình cảm. Do đó, các em vui khi được điểm tốt, buồn khi bị điểm kém. Tuy nhiên, giáo viên phải cho điểm số thế nào để điểm số không trở thành công cụ để phạt các em học sinh không thuộc bài và để học sinh hiểu điểm không phải đối tượng cần chiếm lĩnh mà tri thức mới là cái học sinh cần có, học vì điểm số không trở thành động cơ chủ đạo trong cấu trúc động cơ học tập. Như vậy, việc giáo viên chuẩn bị chu đáo để có một tiết học lôi cuốn, hấp dẫn, thành công là vô cùng quan trọng.

Để thấy được những biểu hiện về thái độ học tập của học sinh khi ở nhà chúng tôi đã phát phiếu điều tra (phụ lục 2, phiếu số 2) đến học sinh gồm: 25 học sinh có động cơ nhận thức, 22 học sinh có động cơ xã hội tích cực và 23 học sinh có động cơ “âm tính”. Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu, tính ra tỉ lệ phần trăm ta có bảng sau:

Bảng 8: Biểu hiện về thái độ học tập ở nhà.

STT Các biểu hiện về thái độ

Động cơ nhận thức. (25HS) Động cơ xã hội( 45HS) Động cơ xã hội tích cực (22HS) Động cơ “ âm tính” (23HS) Số hs % Số hs % Số hs % 1. Học đúng giờ theo thời gian biểu. 24 96% 20 90,9% 19 82,6% 2. Chỉ học tập khi bố mẹ nhắc nhở. 2 8% 2 9,09% 5 21,7% 3. Luôn cố gắng học hết bài rồi mới

nghỉ.

25 100% 18 81,8% 19 82,6%

4. Tự giác ngồi vào bàn học không cần bố mẹ nhắc nhở.

23 92% 19 86,4% 18 78,3%

5. Chăm chỉ làm thêm bài tập trong sách nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20 80% 17 77,3% 15 65,2%

Qua bảng số liệu chúng tôi tổng hợp được kết hợp với kết quả phiếu hỏi ý kiến phụ huynh học sinh, chúng tôi thấy rằng tất cả các nhóm học sinh trên đều rất cố gắng trong học tập. Các em đều “luôn thực hiện đúng giờ học theo thời gian biểu”. Cụ thể, nhóm động cơ nhận thức: 96%, nhóm động cơ xã hội tích cực: 90,9% và nhóm động cơ âm tính là 82,6%. Bên cạnh đó cũng cho thấy số học sinh chỉ học tập khi bố mẹ nhắc nhở là rất ít như nhóm động cơ nhận thức chiếm 8%, nhóm động cơ xã hội tích cực là 9,09% và nhóm động cơ âm tính là 21,7%. Một trong những biểu hiện tốt đó là các em “luôn cố gắng học hết bài rồi mới nghỉ” chiếm tỉ lệ cao như nhóm có động cơ nhận thức tỉ lệ đó là 100%, nhóm động cơ xã hội tích cực là 81,8% và nhóm động cơ “âm tính” là 82,6%...

Điều tra chúng tôi cũng thấy rằng những học sinh có động cơ “âm tính” có thái độ ít tự giác, tích cực khi học tập ở nhà so với các học sinh trong nhóm còn lại. Ví dụ như ở nhóm học sinh có động cơ nhận thức tự giác ngồi vào bàn học không cần bố mẹ nhắc nhở là 92%, nhóm học sinh có động cơ xã hội tích cực là 86,4% và nhóm học sinh có động cơ “âm tính” tỉ lệ này là 78,3%. Đối với thái độ làm thêm bài tập trong sách nâng cao cũng khác nhau, nhóm học sinh có động cơ nhận thức là 80%, nhóm động cơ xã hội tích cực là 77,3% thì bên cạnh đó tỉ lệ này bên nhóm động cơ âm tính chỉ chiếm 65,2%... Như vậy, chúng ta có thể thấy còn khá nhiều em khả năng điều khiển sự chú ý của các em còn yếu. Do vậy việc tạo cho các em thói quen ngồi học ở nhà theo thời gian biểu thích hợp là điều rất cần thiết.

Qua kết quả điều tra về nhận thức, hành động và thái độ, chúng tôi rút ra rằng các học sinh có thái độ học tập khác nhau thì có thái độ tích cực trong học tập cũng khác nhau. Những học sinh có động cơ học tập “âm tính” thì có những biểu hiện ít tích cực hơn cả về nhận thức, thái độ, hành động. Do đó, nhà trường và gia đình phải có sự kết hợp để các động cơ tích cực ngày càng chiếm ưu thế và hạn chế các động cơ “âm tính”.

Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu, quan sát các tiết học, chúng tôi còn tiến hành theo dõi, thống kê kết quả thi các tháng đầu học kì 2 và kết quả thi giữa học kì 2 rồi đối chiếu với động cơ học tập của học sinh. Từ đó chúng tôi thấy rằng những học sinh được thức đẩy bởi động cơ nhận thức thì có kết quả học tập cao, bền vững, ổn định hơn so với những học sinh được thúc đẩy bằng động cơ xã hội. Tất cả những em có động cơ nhận thức đều đạt điểm khá giỏi điểm 9, điểm 10. Bởi vì, những học sinh này được thúc đẩy bởi chính nội dung tri thức và phương pháp giành lấy tri thức. Khi đó, các em luôn khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với việc học tập nên các em luôn tự giác, tích cực trong các giờ học như hăng hái tham gia phát biểu, nhận xét câu trả lời của bạn, chăm chỉ làm bài tập trong các tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập và trong các sách nâng cao, sách tham khảo...Đây là loại động cơ ổn định, bền vững nên hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối ưu theo quan điểm sư phạm.

Trong khi đó những em có động cơ học tập là những động cơ xã hội được chia làm hai loại chính. Đó là những học sinh được thúc đẩy bởi những động cơ xã hội tích cực như: học để được lên lớp, học để sau này làm việc tốt... thì điểm chủ yếu của các em cũng là điểm khá, giỏi. Còn những học sinh được thúc đẩy bởi động cơ xã hội tiêu cực hay còn được gọi là động cơ “âm tính” thì do không chú ý trong những giờ học, không chăm chỉ làm bài tập... nên các em đa số đạt điểm trung bình và khá và có kết quả không ổn định. Như vậy điểm số trên cũng phản ánh kết quả của sự tác động của các yếu tố thuộc phạm vi động cơ khác nhau. Nhiệm vụ của người giáo viên là hướng những động cơ tích cực ngày càng phát triển, đặc biệt là tổ chức hoạt động học tập sao cho mỗi học sinh những động cơ nhận thức trở thành những động cơ giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời hạn chế sự tác động của những động cơ “âm tính” đến quá trình học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 41 - 47)