Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 25 - 30)

9. Cấu trúc khóa luận

2.1.1. Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Các yếu tố kích thích học sinh học tập là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2. Để tìm hiểu các yếu tố kích thích học sinh học tập, chúng tôi thiết kế 1 phiếu điều tra trong đó có ghi sẵn 10 yếu tố kích thích học tập.

Với phiếu điều tra được thực hiện với 70 học sinh lớp 2 gồm 30 học sinh nam và 40 học sinh nữ ở cả hai lớp 2A1 và 2A5 trường Tiểu học Xuân Hòa. Chúng tôi hướng dẫn để các em lựa chọn từng yếu tố cho phù hợp với ý nghĩa của mình, bằng cách trả lời thông qua đánh dấu “x” vào một trong những mức độ với các mức độ khác nhau được tính với số điểm khác nhau.

Cụ thể:

- Rất quan trọng: 4 điểm - Quan trọng : 3 điểm - Ít quan trọng: 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm. Kết quả được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1: Các yếu tố kích thích học sinh học tập.

STT Các yếu tố

Học sinh(70) Điểm Thứ bậc

1. Để được lên lớp. 308 1

2. Để học được nhiều điều hay, mới lạ. 286 5

3. Để được thưởng quà. 178 8

4. Để học giỏi bạn. 88 9

5. Để luôn được điểm giỏi. 263 7

6. Để sau này làm việc tốt. 305 2

7. Để được cô giáo khen, các bạn ngưỡng mộ. 304 3

8. Để cha mẹ vui lòng. 294 4

9. Để bố mẹ không sai việc nhà. 88 9

10. Để biết suy nghĩ. 264 6

Từ bảng số liệu thống kê ở bảng 1, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Có nhiều yếu tố kích thích học sinh lớp 2 học tập bao gồm các yếu tố kích thích xuất phát từ chính việc học, nội dung và phương pháp dạy học: để học được nhiều điều hay, mới lạ, để biết suy nghĩ. Nhóm các yếu tố kích thích này gọi là động cơ nhận thức. Các yếu tố kích thích xuất phát từ các môn quan hệ xã hội của học sinh như để được lên lớp, để được thưởng quà, để học

giỏi hơn bạn, để luôn được điểm giỏi, để cô giáo khen và các bạn ngưỡng mộ, để cha mẹ vui lòng, để bố mẹ không sai làm việc nhà… Nhóm các yếu tố kích thích này gọi là động cơ xã hội. Động cơ xã hội được phân thành hai loại:

+ Động cơ xã hội tích cực bao gồm: học để cha mẹ vui lòng, để được lên lớp, để được điểm giỏi, để sau này làm việc tốt, để được cô giáo khen…

+ Động cơ xã hội tiêu cực (“âm tính”) như: để được thưởng quà, để học giỏi hơn bạn, để bố mẹ không sai làm việc nhà..

Qua bảng số liệu, động cơ xã hội vẫn chiếm thứ bậc cao trong cấu trúc động cơ học tập của học sinh. Cụ thể:

+ Động cơ xã hội tích cực được thúc đẩy bởi cả một hệ thống các yếu tố như để được lên lớp (được 308 điểm, xếp bậc 1) là yếu tố nổi trội nhất trong các yếu tố kích thích học sinh học tập. Tiếp đến là học để sau này làm việc tốt (được 305, xếp bậc 2), để cô giáo khen, các bạn ngưỡng mộ (được 304, xếp bậc 3) và yếu tố học để cha mẹ vui lòng (được 294, xếp bậc 4)…

+ Bên cạnh các động cơ xã hội tiêu cực thúc đẩy học sinh học tập thì động cơ xã hội tiêu cực cũng có trong quá trình học tập của học sinh như yếu tố học để được thưởng quà (được 178 điểm, xếp bậc 8), học để học giỏi hơn bạn và học để bố mẹ không sai làm việc nhà (được 88 điểm, xếp bậc 9)…

Ngoài ra, các yếu tố khác như học để được nhiều điều hay, mới lạ (được 286 điểm, xếp bậc 5), học để biết suy nghĩ(được 264 điểm xếp bậc 6), học để luôn được điểm giỏi(được 263, xếp bậc 7) là các yếu tố thuộc nhóm động cơ nhận thức. Các yếu tố này đang dần hình thành nhưng không phải là các yếu tố chủ đạo trong quá trình học tập của học sinh.

Trong quá trình học tập, do các yếu tố nổi trội là học để lên lớp, học để mai sau làm việc tốt... Nên trong quá trình học tập ở lớp 2A1 và 2A5 các em rất chăm chỉ tích cực trong học tập. Các em cũng ý thức được học là chủ đạo trong quá trình học tập, một số em cũng bày tỏ ý kiến của mình như em Đại

Dũng lớp 2A1 nói: “Bố mẹ em luôn luôn nhắc nhở em phải chăm chỉ học tập không bị lưu ban thì xấu hổ lắm”. Tùng nói: “ Cũng như bạn Đại Dũng bố mẹ em luôn nhắc nhở em phải thật chăm học để học giỏi mai sau còn bảo vệ đất nước nên em rất chăm chỉ học tập để không phụ lòng bố mẹ.Hay em Mai Anh lớp 2A5: “ Em phải học thật giỏi để sau này làm được nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng”, Đức Thịnh đưa ra ý kiến rằng: “học giỏi để được cô giáo khen, các bạn yêu quý và biết thêm nhiều kiến thức mới, để mai sau em sẽ đi khám phá tất cả các nước trên thế giới”. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh lại có ý kiến khác các bạn như: Thành Vinh lớp 2A5: “Em phải học thật giỏi, học giỏi hơn các bạn như vậy bố mẹ em cho em những thứ em thích và học để bố mẹ không sai làm việc nhà”. Lan Anh thì cho rằng “Em phải học thật giỏi để cạnh tranh với các bạn trong các cuộc thi do nhà trường tổ chức, em không muốn ai học giỏi hơn em”…

Qua đó, ta thấy học sinh hiện nay học tập bao gồm tất cả những động cơ gần và động cơ xa. Và riêng đối với học sinh lớp 2 là lớp nằm trong giai đoạn thứ nhất của chương trình tiểu học, chúng tôi nghiên cứu và thấy được những yếu tố trên thực sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, tích cực và tự giác, sáng tạo trong quá trình học tập của mình.

Tuy nhiên, ở cả hai lớp vẫn có những em học rất tốt trong lớp cũng được thúc đẩy bằng những động cơ học tập là động cơ tích cực và động cơ xã hội tiêu cực vẫn tồn tại ở một số học sinh được nghiên cứu. Vì vậy, giáo viên là người cần thiết kết hợp với gia đình cùng định hướng cho các em để các em học tập được thúc đẩy bằng những động cơ tích cực một cách hiệu quả nhất cả về nhận thức và hạn chế những động cơ tiêu cực hay ta còn gọi là những động cơ “âm tính”.

Số em có động cơ học tập như vậy có số lượng không nhỏ. Nhưng đối với học sinh lớp 2 thì chúng ta có thể chấp nhận được vì các em đang trong giai đoạn thứ nhất của bậc tiểu học. Và nhiệm vụ quan trọng nhất là giáo dục các em để những động cơ tiêu cực không phát triển và chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống động cơ học tập của từng học sinh.

Từ những kết quả và phân tích trên, chúng ta nhận thấy có cả một hệ thống thúc đẩy học sinh học tập. Trong đó bao gồm cả những yếu tố nằm trong phậm vi động cơ xã hội (yếu tố1,3,4,5,6,7,8,9) và cả những yếu tố nằm trong phậm vi nhận thức (yếu tố 2, 10) nhưng trong đó các yếu tố xã hội chiếm vị trí nhiều hơn. Cụ thể, trong các yếu tố nằm trong phạm vi xã hội thì yếu tố học để lên lớp, học để sau này làm việc tốt chiếm vị trí cao. Như vậy ta có thể thấy được học sinh hiện nay có được những động cơ học tập xa từ rất sớm. Nhưng vẫn có sự chi phối của các yếu tố tâm lí như tình cảm rất nhiều nên các em muốn học tập tốt để sau này có thể giúp đỡ được mọi người. Trong điều kiện xã hội hiện nay, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học của con em mình nên có nhiều em học sinh học tập bởi động cơ xã hội là học để bố mẹ vui lòng. Qua phiếu hỏi ý kiến (phụ lục 3), các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con cái. Họ nói rằng hầu như con cái của họ đều có lịch học tập rất cụ thể, tự giác ngồi vào bàn học, khi gặp bài khó thường tìm tòi, suy nghĩ hoặc hỏi anh chị lớn hơn. “Đôi khi các cháu còn tâm sự với chúng tôi về việc học tập của mình”. Đây là một thuận lợi trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục học sinh. Tuy nhiên, vẫn có những phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em bằng cách thưởng tiền, thưởng quà, rồi bắt các em làm việc nhà khi các em không học tập. Những biện pháp này không những làm cho các em không tự giác, tích cực học tập mà còn làm cho các em mang tính chất đối phó. Như phụ huynh của em Đức Giang học sinh lớp 2A1 nói rằng “ Gia đình chũng tôi

buôn bán ít có thời gian, chúng tôi thường thưởng tiền hoặc quà cho cháu mỗi khi cháu được điểm 10”...

Bên cạnh đó những yếu tố thuộc phạm vi động cơ nhận thức cũng giữ vị trí nhất định như học để được nhiều điều hay, mới lạ, học tập để biết suy nghĩ. Như vậy, ở các em có những động cơ học tập từ rất sớm. Điều này rất tốt. Nhưng đó chưa phải vị trí chủ đạo. Nếu được sự quan tâm hướng dẫn và giáo dục chu đáo thì những động cơ nhận thức sẽ dần dần thay thế những động cơ xã hội và dành vị trí chủ đạo ở các lớp trên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)