Những biểu hiện về hành động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 37 - 41)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Những biểu hiện về hành động

Động cơ học tập của học sinh, chúng tôi đi tìm hiểu cả những biểu hiện về hành động của chính các em trong quá trình học tập. Động cơ học tập được thể hiện rõ nhất trong từng hành động cụ thể của từng học sinh. Để thấy được những biểu hiện về hành động của khách thể để nghiên cứu, chúng tôi kết hợp giữa phiếu điều tra, phiếu hỏi ý kiến học sinh với việc quan sát các hành động của học sinh trong các quá trình học tập của học sinh trên lớp.

Phiếu điều tra (phụ lục 2, phiếu số 3) được phát tới 70 học sinh gồm: 25 học sinh có động cơ nhận thức, 22 học sinh có động cơ xã hội tích cực và 23 học sinh có động cơ “âm tính”. Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu, tính ra tỉ lệ phần trăm ta có bảng sau:

Bảng 5: Biểu hiện về hành động học tập ở trên lớp. STT Hành động Động cơ nhận thức. (25HS) Động cơ xã hội (45HS) Động cơ xã hội tích cực (22HS) Động cơ “ âm tính” (23HS) Số HS % Số HS % Số HS %

1. Luôn đi học đều và đúng giờ.

24 96% 20 90,9% 22 95,6%

2. Tích cực phát biểu xây dựng bài.

20 80% 18 81,8% 12 52,2%

3. Ghi chép bài đầy đủ 22 88% 19 86,4% 17 73,9% 4. Hỏi bạn, hỏi giáo viên khi

gặp bài khó.

15 60% 17 72,3% 20 86,7%

5. Chữa bài kiểm tra, bài tập nào sai, về nhà làm lại.

18 72% 15 68,2% 14 60,9%

Từ bảng 5, ta thấy rằng đa số học sinh rất chú ý, tích cực học tập. Đa số các em ở các nhóm đều đi học đều và đúng giờ chiếm trên 90%. Cụ thể có 20/25 em có động cơ nhận thức (chiếm 80%), 18/22 em có động cơ xã hội tích cực (chiếm 81,8%) và 12/23 em có động cơ “âm tính” (chiếm52,2%) tích cực nghe giảng, xây dựng bài. Ghi chép bài đầy đủ bên nhóm động cơ nhận thức có 22/25 em (chiếm 88%), động cơ xã hội tích cực có 19/22 em (chiếm 86,4%), nhóm động cơ “âm tính” có 17/23 với 73,9%. Chữa bài kiểm tra, bài tập nào sai về nhà làm lại chúng tôi nhận thấy nhóm động cơ nhận thức chiếm ưu thế cụ thể có 18/25 em (chiếm 72%), 15/22 em (chiếm 68,2%) đối với động cơ xã hội tích cực. Còn với nhóm động cơ “âm tính” có 14/23 em

(chiếm 60,9%)… Và kết quả điều tra này cũng rất đúng với thực tế khi tôi tiến hành quan sát học sinh trong các tiết dự giờ và trong giờ truy bài đầu giờ (phụ lục 4, phụ lục 5). Trong quá trình quan sát tôi cũng thấy đa số các em chú ý tới bài học, rất nhiều em hăng hái tham gia xây dựng bài, nhận xét câu trả lời của bạn. Số lượng giơ tay phát biểu trong các tiết học là tương đối cao như ở lớp 2A1 thường là 25 học sinh và ở lớp 2A5 là 24 học sinh (phụ lục 4). Đa số các em giơ tay đều phát biểu đúng hoặc còn thiếu thì được các em khác nhận xét, bổ sung... Hay trong giờ truy bài đầu giờ các em tự giác đối với các môn học như lớp 2A1 có 10/35 học sinh học môn Toán, 10/35 học sinh học Tiếng Việt, 5/35 học sinh làm bài về nhà, 6/44 học sinh đọc sách tham khảo. Và ở lớp 2A5 có 13/35 học sinh học môn Toán, 10/35 em học Tiếng Việt, 2/35 em học Mĩ thuật và 8/35 em đọc sách tham khảo, sách khoa học. Từ đó, ta cũng thấy rằng các em được thúc đẩy nhiều bằng các động cơ tích cực trong quá trình học tập nên hầu hết các em rất coi trọng việc học tập trên lớp.

So sánh biểu hiện về hành động học tập của học sinh hai nhóm ta nhận thấy, những học sinh thuộc nhóm động cơ nhận thức và nhóm động cơ xã hội tích cực có hành động học tập trên lớp trên lớp tích cực hơn so với những học sinh thuộc nhóm động cơ “âm tính”. Như vậy, những em có động cơ học tập “âm tính” thường có hành động ít tự giác, ít tích cực hơn so với những học sinh được thúc đẩy bởi động cơ nhận thức hoặc động cơ xã hội tích cực.

Phiếu điều tra (phụ lục 2, phiếu số 3) điều tra tìm hiểu các hành động của các em về học tập khi ở nhà. Phiếu được phát tới 70 học sinh gồm: 25 học sinh có động cơ nhận thức, 22 học sinh có động cơ xã hội tích cực và 23 học sinh có động cơ “âm tính”. Thu phiếu điều tra, thống kê số liệu, tính ra tỉ lệ phần trăm ta có bảng sau:

Bảng 6: Biểu hiện về hành động học tập ở nhà. STT Hành động Động cơ nhận thức. ( 25HS) Động cơ xã hội( 45HS) Động cơ xã hội tích cực ( 22HS) Động cơ “âm tính” ( 23HS) Số HS % Số HS % Số HS %

1. Học bài ngay sau khi về nhà.

25 100% 21 95,5% 20 86,9%

2. Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cô giáo giao về nhà.

24 96% 20 90,9% 18 78,3%

3. Làm thêm các bài tập nâng cao.

22 88% 18 91,8% 12 52,2%

4. Khi gặp bài khó, tìm tòi cách giải cho kì được.

21 84% 19 86,4% 10 43,5%

5. Về nhà em không học nữa vì trên lớp đã học nhiều rồi.

0 0% 1 4,5% 9 39,1%

Qua bảng 6, chúng tôi nhận thấy các em rất tích cực khi học tập ở nhà. Cụ thể: số các em học bài ngay sau khi về nhà của nhóm động cơ nhận thức là 25/25 (chiếm 100%), 21/22 em có động cơ xã hội tích cực chiếm (95,5%) và 20/23 em có động cơ âm tính (chiếm 86,3%). Một trong những biểu hiện rõ nhất là hoàn thành tất cả các nhiệm vụ cô giáo giao về nhà có 24/25 em thuộc nhóm học sinh có động cơ nhận thức (chiếm 96%) và 20/22 em có động cơ xã hội tích cực (chiếm 90,9%), 18/23 em có động cơ “âm tính” (chiếm 78,3%). Điều này cũng được chứng minh khi tiến hành quan sát các em trong giờ truy bài. Số các em chưa làm bài tập là rất ít. Cụ thể ở lớp 2A1 có 2/35 em chưa làm bài tập và lớp 2A5 có 1/35 em quên vở. Bên cạnh đó các em không những hoàn thành các bài tập cô giáo giao mà còn làm thêm các bài tập trong

sách nâng cao, các bộ đề thi. Tỉ số này đối với nhóm động cơ nhận thức là 88%, đối với học sinh có động cơ học tập là động cơ xã hội tích cực là 81,8% và 52,2% là học sinh có động cơ học tập là động cơ “âm tính”.

Chúng tôi tiến hành so sánh hành động học tập của học sinh ở cả hai nhóm: nhóm những học sinh thuộc nhóm động cơ nhận thức và nhóm động cơ xã hội tích cực có hành động học tập ở nhà tích cực hơn so với những học sinh thuộc nhóm động cơ “âm tính”. Như việc hoàn tất các nhiệm vụ cô giáo giao về nhà, làm bài tập nâng cao. Khi gặp bài khó tìm cách tìm tòi thì nhóm học sinh có động cơ nhận thức chiếm 84% cao hơn so với nhóm động cơ xã hội tích cực là 86,4% và nhóm động cơ “âm tính” là 43,5%. Và trong khi nhóm học sinh thuộc động cơ học tập nhận thức đối với việc về nhà em không học bài nữa vì trên lớp đã học nhiều rồi là 0% thì bên cạnh đó động cơ xã hội tích cực là 4,5% và động cơ “âm tính” là 39,1%.

Như vậy, học sinh có động cơ “âm tính” có những hành động ở lớp cũng như ở nhà ít tự giác, ít tích cực hơn hẳn so với những học sinh được thúc đẩy bằng những động cơ nhận thức hoặc những động cơ xã hội tích cực.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 2 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)