Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn tập đọc ở một số trường tiểu học khu vực huyện đông anh hà nội (Trang 25)

9. Cấu trúc khoá luận

2.2.3.Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc

Tập đọc lớp 3

2.2.3.1. Giáo dục lòng nhân ái ( tình thương yêu) và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu nước

Trẻ em được sinh ra và lớn lên trong tình thương yêu của những người thân. Sống trong tình thương yêu (được mọi người yêu mến và yêu mến mọi người là hạnh phúc của trẻ). Tình thương suy cho cùng là cái gốc của đạo đức

20

con người.Vì vậy, giáo dục tình thương yêu (lòng nhân ái) được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ.

Giáo dục lòng nhân ái bao gồm những nội dung sau : - Giáo dục tình yêu gia đình:

Trẻ em cần hiểu được mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần thường xuyên sống hoà thuận, quan tâm, chăm sóc và tôn trọng nhau. Thông qua những bài tập đọc, ngoài việc được tìm hiểu nội dung bài học, các em còn được giáo dục tình cảm đối với những người thân trong gia đình.

Trong bài thơ:" Quạt cho bà ngủ'' của tác giả Thạch Quỳ có đoạn viết: Ơi chích choè ơi!

Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ.

Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng

Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé.

Đoạn thơ trên gồm những hình ảnh cụ thể hoá tình yêu thương gia đình, ở đây chính là tình cảm của cháu đối với bà. Cháu bé trong bài thơ rất yêu quý bà. Khi bà bị ốm, bé đã rất lo lắng và quan tâm đến từng giấc ngủ của bà. Bé

21

nhắc nhở chích choè đừng hót nữa, lặng yên cho bà ngủ. Bằng đôi bàn tay nhỏ xíu, bé đã quạt cho bà với mong muốn bà ngủ ngon giấc. Chúng ta có thể thấy, mọi sự vật được nói đến trong đoạn thơ dường như lặng yên, mơ màng, đang chìm vào giấc ngủ.

Hành động của bạn nhỏ trong bài thơ rất gần gũi, thân thuộc, vừa sức với trẻ. Chính vì vậy sự tác động của bài thơ này tới tình cảm đối với người thân yêu trong gia đình ở trẻ là rất lớn.

Trong bài thơ " Khi mẹ vắng nhà'' của Trần Đăng Khoa : Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng. ...

Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu nặng của bạn nhỏ đối với mẹ.Vì thương mẹ, bạn nhỏ ở nhà đã giúp mẹ làm rất nhiều việc: luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng. Để mỗi khi mẹ đi làm về thì thấy mọi việc ở nhà đã xong tinh tươm: khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ đã quang vườn, cổng nhà sạch sẽ. Nhưng với bạn nhỏ những gì mình làm được còn quá nhỏ so với bao nỗi vất vả, khó nhọc ngày đêm của mẹ nên bạn nhỏ nghĩ rằng mình chưa ngoan. Qua bài thơ, giáo dục cho các em phải biết thương yêu và giúp đỡ người thân trong gia đình của mình.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tác phẩm chứa đựng nội dung giáo dục trẻ về tình yêu gia đình như: Mẹ vắng nhà ngày bão(Đặng Hiển), Về quê ngoại (Hà Sơn), Mưa (Trần Tâm), Chú ở bên Bác Hồ (Dương Huy)....

- Giáo dục tình cảm đối với bạn bè, trường lớp:

Ngoài việc được dạy dỗ từ ông, bà, cha, mẹ, và những người thân trong gia đình, trẻ còn được tới trường học tập. Trường học là nơi các em vui chơi,

22

học tập, nên bạn nhỏ nào cũng rất yêu mến ngôi trường, thầy cô, bạn bè của mình. Có rất nhiều các bài thơ trong chương trình SGK lớp 3 viết về chủ đề trường học.

Bài thơ: "Bàn tay cô giáo" có viết: Một tờ giấy trắng Cô gấp cong cong Thoắt cái đã xong Chiếc thuyền xinh quá

Một tờ giấy đỏ Mềm mại tay cô Mặt trời đã phô Nhiều tia nắng toả

Thêm tờ xanh nữa Cô cắt rất nhanh Mặt nước dập dềnh Quanh thuyền sóng lượn

Như phép màu nhiệm Hiện trước mắt em Biển biếc bình minh Rì rào sóng vỗ...

Biết bao điều lạ Từ bàn tay cô.

23

rất giỏi và khéo léo. Trong giờ thủ công, chỉ bằng những tờ giấy màu cô đã tạo ra bức tranh biển thật đẹp. Không chỉ có vậy cô còn làm nên biết bao điều lạ mà em bé chưa kể nữa. Qua đó, em bé bộc lộ tình cảm của mình đối với cô giáo. Em rất yêu quý cô và ngưỡng mộ tài năng của cô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn trong bài thơ: "Ngày khai trường" lại nói về bức tranh ngày khai trường tưng bừng, nhộn nhịp. Các em nhỏ được gặp lại thầy cô, bạn bè, không có gì vui hơn ai cũng cười hớn hở:

Gặp bạn cười hớn hở Đứa tay bắt mặt mừng Đứa ôm vai bá cổ Cặp sách đùa trên lưng ... Từng nhóm đứng đo nhau Thấy bạn nào cũng lớn Năm xưa bé tí teo Giờ lớp ba, lớp bốn.

Đặc biệt các em nhỏ khi gặp lại bạn trong ngày khai trường rất vui, xúm xít lại nói chuyện, ôm vai bá cổ, đo xem ai cao hơn, ai thấp hơn nữa.Qua đó chúng ta thấy được các em rất em rất yêu quý những người bạn của mình.

Tóm lại: Nói về trường lớp, bạn bè, thầy cô là một nội dung lớn viết cho thiếu nhi. Đó cũng là tâm lý của các em đang ở tuổi cắp sách đến trường học tập, vui chơi nên tình cảm đối với trường lớp, thầy cô và bạn bè rất gần gũi, thân thiết.

- Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đối với mọi người: kính trọng đối với người già yếu, nhường nhịn chăm sóc các em nhỏ, niểm nở với mọi người...

24

(Trinh Đường), Các em nhỏ và cụ già (XU-KHÔM-LIN-XKI), Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (Phạm Hổ)...

Trong bài thơ: "Tiếng ru'' của Tố Hữu có đoạn viết như sau: Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa vàng mà thôi!

Với cách diễn đạt giàu hình ảnh: Một ngôi sao thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không thể làm sáng được màn đêm; Một bông lúa chín thì thật bé nhỏ không thể làm nên được mùa vàng bội thu; Một người thì không thể hiểu đó là nhân gian được (vì nhân gian có nghĩa là cõi đời, nơi cả loài người sinh sống), một người dù có sống thì cũng chỉ giống như một đốm lửa tàn (ánh sáng rất nhỏ của ngọn lửa sắp tắt), chẳng có ý nghĩa gì !

Qua đoạn thơ trên, nhà thơ muốn nói với học sinh những lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc: Con người chỉ sống hữu ích trong mối quan hệ đoàn kết với tập thể, không nên tách rời khỏi tập thể chỉ nghĩ đến riêng mình và sống cho mình mà thôi!

Hay ở bài Tập đọc: "chú sẻ và bông hoa bằng lăng"

Nội dung bài tập đọc kể về tình bạn thân thiết giữa bé Thơ và sẻ non với bông hoa bằng lăng. Bằng lăng đang mùa nở hoa nhưng lại không vui ví bé Thơ phải nằm viện. Bằng lăng quyết định sẽ giữ lại một bông hoa làm món quà tặng cho bé Thơ, khi bé trở về. Sáng hôm ấy, bé Thơ về cứ ngỡ là mùa bằng lăng đã qua vì bông bằng lăng cuối cùng nở cao hơn cửa sổ nên em không nhìn thấy. Sẻ non rất thông minh đã đáp xuống cành hoa chao qua, chao lại và bé Thơ đã nhìn thấy bông bằng lăng. Bé liền reo lên: "Ôi ! Đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? "tình bạn mà bông bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ thật đẹp đẽ và cảm động. Bài tập đọc đã giáo dục

25

cho học sinh biết được: bạn bè phải biết quan tâm, giúp đở chia sẻ với nhau trong những lúc khó khăn.

Trong bài tập đọc: "Các em nhỏ và cụ già" với hành động hỏi han ân cần và giúp cụ già lên xe bus của các em nhỏ đã để lại bài học đạo đức sâu sắc đối với các em học sinh: trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những nỗi buồn, niềm vui, sự vất vả, khó khăn. Vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn cuộc sống cũng từ đó mà tươi đẹp hơn.

- Giáo dục tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây, chim muông, các con vật... có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Các tác phẩm có nội dung thể hiện điều này: Bài hát trồng cây (Bế Kiến Quốc), Cảnh đẹp non sông, Bận (Trinh Đường), Mặt trời xanh của tôi (Nguyễn Viết Bình)...

Trong bài thơ "Bận"của tác giả Trinh Đường, mỗi con người, mỗi sự vật được nói tới đều bận những công việc riêng của mình: Trời thu bận xanh; Sông Hồng bận chảy; Lịch bận tính ngày; Con chim bận bay; Cái hoa bận đỏ; Cờ bận vẫy gió... nhưng tất cả đều thích thú với công việc của mình và thấy rất vui khi được tham gia vào mỗi công việc đó. Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bận rộn để làm những công việc có ích cho đời, đem lại niềm vui nhỏ góp vào niềm vui chung của cuộc sống.

Thông qua bài thơ, giáo dục cho các em biết yêu cuộc sống, tham gia vào những công việc có ích, vừa sức để làm đẹp thêm cho cuộc sống chung của tất cả chúng ta.

Còn ở bài thơ: "Cảnh đẹp non sông" đó là những câu ca dao viết về một số cảnh đẹp nổi tiếng ở khắp ba miền Bắc – Trung - Nam. Qua đó giáo dục cho các em biết yêu thích cảnh vật trong thiên nhiên và biết cảm nhận về cái đẹp của từng phong cảnh đó.

26

- Cùng với việc giáo dục lòng nhân ái,cần từng bước giáo dục lòng yêu nước cho trẻ,bắt đầu từ nhân tố sơ đẳng như; tình yêu quê hương, biết ơn quê hương, biết lá cờ Tổ Quốc, biết ơn những người có công với đất nước...

Thông qua các bài thơ, bài văn mang tính chọn lọc, các em được hoà mình vào thế giới văn học miêu tả về cảnh đẹp của non sông đất nước, những tấm gương anh hùng, những nét truyền thống văn hoá tốt đẹp. Từ đó khơi dậy cho các em niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm với quê hương mình và lớn hơn nữa là với tổ quốc.

Yêu quê hương là biểu hiện của tình yêu đất nước. Bất kì ai cũng có một miền quê mà đi đâu người ta cũng nhớ về. Vì vậy mà quê hương luôn sống trong tiềm thức của mỗi người. Trong SGK Tiếng Việt 3 có rất nhiều các tác phẩm viết về quê hương, mỗi tác phẩm một vẻ đẹp khác nhau của miền quê được nhắc tới nhưng chung nhau, giống nhau ở cảm xúc, ở tấm lòng yêu quê hương tha thiết của những con người.

Em bé trong bài thơ: "Vẽ quê hương" đã dùng những bút chì xanh, đỏ để vẽ một bức tranh quê hương:

Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát. Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu Xanh màu ước mơ...

Em quay đầu đỏ Vẽ nhà em ở

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngói mới đỏ tươi Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm Cây gạo đầu xóm Hoa nở trới ngời A, nắng lên rồi...

Bức tranh quê hương mà em bé vẽ ra không có gì khác lạ. Đó là bức tranh khác thường được thấy ở nông thôn, có nhà mài ngói đỏ tươi, có những luỹ tre xanh rờn, có những dòng sông, có đồng lúa chín... bức tranh rất đẹp nhưng đẹp không phải vì mới mẻ mà đẹp vì bức tranh đó vẽ quê hương của các em, rất gần gũi với các em, hơn nữa đó là bức tranh được vẽ từ đôi tay của hoạ sĩ tí hon yêu quê hương tha thiết.

Hay bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân cho ta thấy một bức tranh quê hương hiện ra rất mộc mạc, yên bình, ngọt ngào và sâu lắng. Tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể: đó là "chùm khế ngọt" để ta được trèo hái mỗi ngày; là con đường đi học đã gắn liền với tuổi học trò của mỗi người; là "cánh diều biếc" thả trên cánh đồng đã từng in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp đẽ thú vị trên quê hương; là "con đò nhỏ" khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng lắng đọng... Có thể nói, những sự vật đơn sơ giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm con người và trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy, ta cảm thấy tình cảm của nhà thơ thật đẹp và sâu sắc. Bài thơ giúp các em hiểu được về quê hương rất quan trọng đối với mỗi người – nó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, làm cho con người lớn hơn,đẹp hơn. Chính vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và giữ gìn bảo vệ quê hương.

Đến với bài thơ: "Bộ đội về làng" của tác giả Hoàng Trung Thông lại ca ngợi tình cảm gắn bó khăng khít, thắm thiết giữa nhân dân và bộ đội: Các anh

28

về mái ấm nhà vui, tiếng cười rộn ràng, các em nhỏ hớn hở theo sau, mẹ già bịn rịn áo nâu... các anh bộ đội về làng đẫ được dân làng quý mến, yêu thương. Bài thơ cũng là lời nhắn gửi của tác giả tới các em học sinh: phải biết yêu quý những người có công với đất nước (các anh bộ đội) - Những người không ngại khó khăn gian khổ chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ Quốc.

2.2.3.2 Giáo dục những quy tắc, lễ phép, hành vi có văn hoá

Những quy tắc, lễ phép và những hành vi ứng xử văn minh là yếu tố cần thiết cho những biểu hiện đạo đức của một con người trong cuộc sống hiện đại. Những quy tắc này cần giáo dục cho các em ở mọi nơi, mọi lúc với những bài học cụ thể. Âu yếm hỏi thăm một em nhỏ chẳng may bị vấp ngã. Nhiệt tình dắt một cụ già sang đường. Lễ phép trong thưa gửi... Đó chính là những hành động của người có văn hoá. Để nhận thức đúng,hình thành niềm tin đạo đức trở thành hành động đúng đắn và thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày là cả quá trình lâu dài và cần có nhiều tác động giáo dục một cách tích cực.

Những tác phẩm đề cập có tác dụng giáo dục cho các em về vấn đề này là: Các em nhỏ và cụ già (XU-KHÔM LIN – XKI), Chú sẻ và bông hoa bằng lăng của Phạm Hổ, Ai có lỗi (A-MI – SI )...

Trong câu chuyện "các em nhỏ và cụ già" việc các em nhỏ đã đến hỏi han, ân cần khi thấy cụ già mệt mỏi và lo âu là cách cư xử trong giao tiếp. Và các em rất lễ phép khi nói chuyện với cụ được thể hiện qua câu nói – thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì không ạ? Điều này cho thấy các em là những đứa trẻ rất ngoan, biết lễ phép, biết quan tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Hay trong câu chuyện ''Ai có lỗi''

Nội dung câu chuyện kể về hai người bạn ngồi học cạnh nhau. Có một lần, Ê-ri-cô hiểu lầm Cô-ret-ti vì cậu ta nghĩ là Cô-ret-ti cố tình chạm khuỷu

29

tay làm cho cây bút nguệch ra một đường xấu. Để trả thù, Ê-ri-cô đã đẩy tay Cô-ret-ti làm hỏng cả một trang giấy và Ê-ri cô nghĩ rằng Cô-tet-ti tức giận, hẹn lúc về ở cổng trường đánh nhau. Nhưng Cô -ret- ti đã không làm như vậy và nói với Ê -ri cô là: “chúng ta lại thân như trước đi!” chính cách cư xử khéo léo đó đã làm cho Ê-ri -cô hiểu bạn hơn và tình bạn mỗi ngày một thân thiết hơn. Qua hành động suy nghĩ của Cô -ret ti giáo dục cho học sinh những cách cư xử tốt đẹp đối với mọi người: Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn, không nên nghĩ xấu về bạn …

2.2.2.3 Giáo dục những đức tính tốt cho học sinh

- Giáo dục tính tự lập: tự bảo vệ, chăm sóc bản thân, tự làm lấy những

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn tập đọc ở một số trường tiểu học khu vực huyện đông anh hà nội (Trang 25)