Phương pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn tập đọc ở một số trường tiểu học khu vực huyện đông anh hà nội (Trang 37)

9. Cấu trúc khoá luận

2.3.2.Phương pháp đàm thoại

a. Khái niệm

Đàm thoại là phương pháp được hiểu dưới dạng câu hỏi, trả lời về một nội dung, một chủ đề được chuẩn bị kể từ trước.

b. Phân loại đàm thoại b.1. Đàm thoại mở đầu

- Là loại đàm thoại giới thiệu một cách ngắn gọn hướng học sinh vào nội dung tác phẩm.

- Nếu là tác phẩm mới thì giáo viên đàm thoại hướng sự chú ý của các em vào nội dung, tình tiết, tính cách của nhân vật trong tác phẩm.

- Nếu tác phẩm mà trẻ em đã được nghe, kể thì giáo viên nên chú ý vào việc gợi nhớ cho học sinh.

b.2. Đàm thoại hiểu tác phẩm

- Là loại đàm thoại kết hợp với giảng giải làm cho các em nhớ về nội dung tác phẩm, phân biệt được tính cách của nhân vật.

b.3. Đàm thoại để tái hiện tác phẩm

Là loại đàm thoại nhằm giúp trẻ nhớ lại được trình tự câu chuyện, đồng thời củng cố những hiểu biết của trẻ về tác phẩm.

32

c. Yêu cầu sử dụng phương pháp đàm thoại

- Trước khi đàm thoại phải dựa vào đặc điểm lứa tuổi để xác định mục đích, yêu cầu và nội dung câu hỏi đàm thoại.

- Câu hỏi đàm thoại phải cụ thể, gắn với đề tài đàm thoại.

- Câu hỏi đàm thoại phải để cho học sinh độc lập suy nghĩ và phát triển tư duy cho học sinh.

- Dành thời gian cho các em suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Phải yêu cầu học sinh trả lời có ngữ điệu.

- Cần hướng các câu hỏi đàm thoại vào mực đích giáo dục cho học sinh. 2.3.3. Phương pháp trực quan

a. Khái niệm

Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng những sự vật và hình tượng có thực trong thế giới khách quan như: mô hình, tranh vẽ, mẫu vật... để tác động một cách có chủ định vào các giác quan của trẻ để hiểu tác phẩm đầy đủ và sâu sắc hơn.

b. Vai trò của phương pháp trực quan

- Phù hợp với trình độ tư duy của trẻ nên dễ gây hứng thú cho trẻ khi nghe tác phẩm.

- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển kĩ năng tư duy trực quan hình tượng và phát triển trí tưởng tượng.

- Dùng để trẻ kể lại, đọc lại tác phẩm.

c. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp trực quan - Phải sử dụng đúng tình tiết, sử dụng xong phải cất đi.

- Sắp xếp đồ dùng một cách khoa học để khi sử dụng không lúng túng. - Bố trí chỗ ngồi cho học sinh để các em dễ quan sát đồ dùng trực quan. - Phải có câu hỏi gợi ý để khi xem tranh, các em thấy được sự liên hệ giữa bức tranh và nội dung tác phẩm.

33

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 Ở MỘT SỐ

TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC HUYỆN ĐÔNG ANH – HÀ NỘI

3.1 Khảo sát thực trạng về việc giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy phân môn tập đọc lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực Đông Anh – Hà Nội

3.1.1 Mục tiêu khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành khảo sát để nắm được thực trạng việc giáo dục đạp đức cho học sinh thông qua các tiết học của phân môn tập đọc.

3.1.2 Nội dung khảo sát

Tôi tiến hành khảo sát thực trạng về các vấn đề.

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn tập đọc.

- Thực trạng nhận thức về các dạng bài tập đọc có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Thực trạng nhận thức về nội dung giáo dục đạo đức thông qua phân môn tập đọc.

- Thực trạng của việc kết hợp các phương pháp dạy học vào giáo dục đạo đức thông qua phân môn tập đọc lớp 3.

- Thực trạng về giáo dục đạo đức cho học sinh ở các bước dạy học trong tiết tập đọc.

- Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở sau giờ tập đọc. 3.1.3 Phương pháp nghiên cứu.

Tôi đã sử dụng các phương pháp phối hợp sau để nghiên cứu. - Phương pháp điều tra qua phiếu hỏi.

34

- Phương pháp quan sát: dự giờ,quan sát tiết học tập đọc. - Phương pháp trò chuyện với giáo viên và học sinh. 3.1.4 Thời gian nghiên cứu

Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.

3.1.5 Cách thức tiến hành

Tôi đã tiến hành phát – thu 25 phiếu điều tra cho các giáo viên của 3 tường tiểu học trong khu vực, cụ thể là:

+ Trường Tiểu học Cổ Loa: 9 phiếu + Trường Tiểu học Uy Nỗ: 8 phiếu +Trường Tiêu học Tiên Dương: 8 phiếu

- Yêu cầu giáo viên trả lời hai nội dung chính + Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục đạo đức + Khả năng thực hiện của giáo viên ở các trường đó.

- Dự giờ một số tiết tập đọc của các giáo viên trường Tiểu học Cổ Loa (trường thực tập sư phạm). Đồng thời trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm lớp, trò truyện với học sinh và quan sát hành vi của trẻ trên lớp.

3.2. Kết quả khảo sát

3.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc

Câu hỏi 1. Theo thầy (cô) việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc là:

a. Cần thiết

b. Không cần thiết

35

KẾT QUẢ:

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc.

Trường Mức độ Trường tiểu học Cổ Loa Trường tiểu học Uy Nỗ Trường tiểu học Tiên Dương Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm Cần thiết 9 100% 8 100% 8 100% Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 Không thật sự cần thiết 0 0 0 0 0 0

- Kết quả trên cho thấy, tất cả các giáo viên đều nhận thức được việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc là rất cần thiết. Do vậy 100% giáo viên của ba trường tiểu học đều chọn phương án a: cần thiết.

3.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về các dạng bài Tập đọc cung cấp kiến thức về đạo đức cho học sinh cung cấp kiến thức về đạo đức cho học sinh

Câu hỏi 2. Theo thầy (cô) trong những bài tập đọc trong chương trình SGK Tiếng Việt 3, học sinh được giáo dục đạo đức chủ yếu qua dạng bài nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐÁP ÁN

a. Các bài văn xuôi b. Các bài thơ c. Ca dao, tục ngữ

36

KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:

Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về các dạng bài tập đọc trong chương trình có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh

Trường Dạng bài Trường Tiểu học Cổ Loa Trường Tiểu học Uy Nỗ Trường Tiểu học Tiên Dương Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm a 6 66,67 % 5 62,5 % 6 75,0 % b 2 22,22 % 2 25,0 % 1 12,5 % c 1 11,11 % 1 12,5 % 1 12,5 %

Từ kết quả trên cho ta thấy các bài văn xuôi chiếm số lượng lớn nhất trong việc giáo dục đạo đức. Hầu hết các giáo viên của ba trường đều lựa chọn phương án a với tỉ lệ rất cao, đó là: Trường Tiểu học Cổ Loa (66,67%), trường Tiểu học Uy Nỗ (62,5%), trường Tiểu học Tiên Dương (75,0%). Sau đó là phương án b: các bài thơ, chiếm tỉ lệ lần lượt ở ba trường là: 22,22%, 25,0%,12,5%. Và cuối cùng là phương án c: ca dao, tục ngữ chiếm tỉ lệ lần lượt là: 11,11%, 12,5%, 12,5%. Việc lựa chọn các phương án trên của giáo viên rất phù hợp với nội dung chương trình dạy học phân môn Tập đọc lớp 3 (có 63 bài văn xuôi ; 30 bài thơ trong đó có 1 bài ca dao). Điều này cho thấy, các giáo viên đều nhận thức được mức độ của việc giáo dục đạo đức thông qua các dạng bài trong phân môn Tập đọc lớp 3.

37

3.2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục đạo đức thông qua phân môn Tập đọc

Câu hỏi 3: Theo thầy ( cô) việc giảng dạy môn Tập đọc đã giáo dục cho học sinh những nội dung nào của giáo dục đạo đức?

ĐÁP ÁN:

a. Giáo dục ý thức đạo đức

b. Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức

c. Giáo dục hành vi đúng chuẩn mực đạo đức. d. Tất cả những nội dung trên.

KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:

Bảng 3: Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục đạo đức thông qua phân môn Tập đọc:

Trường Nội dung Trường Tiểu học Cổ Loa Trường Tiểu học Uy Nỗ Trường Tiểu học Tiên Dương Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm a 1 11,11% 2 25,0% 1 12,5% b 2 22,22% 1 12,5% 1 12,5% c 5 55,56% 4 50,0% 5 62,5% d 1 11,11% 1 12,5% 1 12,5%

Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy đa phần các giáo viên được hỏi đều chọn nội dung môn Tập đọc góp phần giáo dục hành vi đúng chuẩn mực đạo đức với các tỉ lệ lần lượt là: trường Tiêu học Cổ Loa (55,56%), trường

38

Tiểu học Tiên Dương (62,5%), trường Tiểu học Uy Nỗ (50,0%). Đứng thứ 2 là nội dung giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức vơi các tỉ lệ lần lượt là: 22,22%, 12,5%, 12,5%. Sau đó là nội dung giáo dục ý thức đạo đức (11,11%, 25,0%, 12,5%), và cuối cùng là lựa chọn phương án d: tất cả nội dung trên với tỉ lệ lần lượt: 11,11%, 12,5%, 12,5%. Nhìn chung, tỉ lệ lựa chọn các nội dung ở cả ba trường là tương đối gần nhau, tỉ lệ lựa chọn các phương án a, b,d tương đối thấp, chỉ có phương án c được các giáo viên lựa chọn với tỉ lệ trên 50%. Điều này cho thấy việc lựa chọn nội dung đạo đức của các giáo viên xuất phát từ mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 3: chủ yếu rèn cho học sinh kĩ năng hiểu được từ ngữ trong văn bản và biết sử dụng vào trong giao tiếp; giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học có chứa đựng bài học đạo đức,từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống.

3.2.4. Thực trạng việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học trong giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc trong giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc

Câu hỏi 4: Trong giờ Tập đọc, thầy (cô) đã sử dụng những phương pháp dạy học nào dưới đây nhằm giáo giục đạo đức cho học sinh?

ĐÁP ÁN:

a. Phương pháp thực hành - luyện tập b. Phương pháp diễn giải

c. Phương pháp đàm thoại

d. Phương pháp đánh giá nhận xét e. Phương pháp trò chơi

g. Phương pháp kể chuyện h. Phương pháp trực quan

39 Trường Kết quả Trường Tiểu học Cổ Loa Trường Tiểu học Uy Nỗ Trường Tiểu học Tiên Dương Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm a 7 77,78% 6 75% 6 75% b 9 100% 8 100% 8 100% c 9 100% 8 100% 8 100% d 9 100% 7 87,5% 7 87,5% e 7 77,78% 6 75% 6 75% g 8 88,89% 7 87,5% 6 75% h 9 100% 6 75% 6 75% i 7 77,78% 6 75% 6 75%

- Từ kết quả ở bảng điều tra trên cho ta thấy: Hầu hết các giáo viên ở trường Tiểu học Cổ Loa đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình dạy phân môn Tâp. Đọc (77,78%). Trong đó, những phương pháp mà giáo viên trong trường sử dụng nhiều đó là: phương pháp đàm thoại, phương pháp giảng giải, phương pháp đánh giá nhận xét, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan đều được sử dụng triệt để với tỉ lệ 100%, còn cấc phương pháp khác được sử dụng cũng khá nhiều: Phương pháp thực hành luyện tập (77,78%), phương pháp trò chơi (77,78%), phương pháp kể chuyện (88,89%).

- Không giống như trường Tiểu học Cổ Loa, hai trường Tiểu học Uy Nỗ và trường Tiểu học Tiên Dương thì phương pháp được sử dụng nhiều lại chỉ là phương pháp đàm thoại và phương pháp giảng giải. Một phương pháp làm tăng hứng thú học tập, rất phù hợp với tâm lí của trẻ, tạo hiệu quả cao cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

tiết học là phương pháp trực quan thì lại chỉ sử dụng với tỉ lệ 75%. Đây là một điểm chú ý cần quan tâm.

3.2.5. Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các bước dạy học trong tiết Tập đọc dạy học trong tiết Tập đọc

Câu hỏi 5: Theo thầy (cô) trong tiết tập đọc, bước dạy nào sử dụng lồng ghép các phương pháp dạy học vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ?

ĐÁP ÁN:

a. Kiểm tra bài cũ b. Luyện đọc

c. Tìm hiểu nội dung bài học d. Luyện đọc lại bài tập đọc e. Củng cố, dặn dò.

KẾT QUẢ THU ĐƯỢC :

Bảng 5: Thực trạng sử dụng lồng ghép các phương pháp dạy học vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các bước dạy học trong tiết tập đọc

Trường Nội dung Trường Tiểu học Cổ Loa Trường Tiểu học Uy Nỗ Trường Tiểu học Tiên Dương Lựa chọn Phần trăm Lựa chọn Phần trăm Lựa chọn Phần trăm a 1 11,11% 2 25% 2 25% b 3 33,33% 3 37,5% 3 37,5% c 9 100% 8 100% 8 100% d 2 22,22% 3 37,5% 2 25% e 6 66,67% 5 62,5% 7 87,5%

41

Như vậy, theo bảng điều trên ta thấy 100% giáo viên đã chọn bước dạy tìm hiểu bài trong việc lồng ghép các phương pháp dạy học để giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều này chứng tỏ giáo viên cho rằng đây là bước dạy chiếm ưu thế nhất trong việc lồng ghép các phương pháp dạy học để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bước dạy củng cố kiến thức sau bài học là bước thứ hai được giáo viên lựa chọn trong việc lồng ghép các phương pháp dạy học ở phân môn Tập đọc. Nhưng ở bước dạy này, tỉ lệ lựa chọn ở các trường cũng khá chênh lệch. Trường Tiểu học Tiên Dương được giáo viên lựa chọn nhiều nhất (87,5%). Hai trường còn lại tỉ lệ thấp hơn đôi chút nhưng so với bước dạy khác vẫn chiếm tỉ lệ khá cao: trường Tiểu học Uy Nỗ (62,5%),trường Tiểu học Cổ Loa (66,67%). Ba phương án a,b và d có tỉ lệ lựa chọn thấp ở cả ba trường.Việc lựa chọn này cho thấy giáo viên ở ba trường tiểu học mới chỉ sử dụng lồng ghép các phương pháp dạy học vào bước dạy tìm hiểu bài và bước củng cố, dặn dò. Còn các bước dạy: kiểm tra bài cũ, luyện đọc và luyện đọc lại bài thì giáo viên ít sử dụng được phối hợp các phương pháp trong khi dạy. Đây là điểm hạn chế mà giáo viên cần phải khắc phục.

3.2.6. Thực trạng sử dụng lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh ở sau giờ dạy Tập đọc để giúp trẻ củng cố tri thức, niềm tin, tình cảm đạo ở sau giờ dạy Tập đọc để giúp trẻ củng cố tri thức, niềm tin, tình cảm đạo đức?

ĐÁP ÁN:

a. Cho các em ôn bài thường xuyên bằng lí thuyết b. Tạo tình huống thực tế để các em được trải nghiệm c. Cả hai phương án trên.

42

Bảng 6: Thực trạng việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh ở sau giờ tập đọc: Trường Phương án Trường Tiểu học Cổ Loa Trường Tiểu học Uy Nỗ Trường Tiểu học Tiên Dương Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm Số phiếu Phần trăm a 6 66,67% 6 75,0% 5 62,5% b 1 11,11% 1 12,5% 2 25,0% c 2 22,22% 1 12,5% 1 12,5%

Cứ sau mỗi giờ tập đọc, để giúp trẻ củng cố tri thức, niềm tin, tình cảm đạo đức thì hầu hết các giáo viên đã cho các em ôn bài thường xuyên bằng lí thuyết mà cụ thể là: trường Tiểu học Cổ Loa (chiếm 66,67%), trường Tiểu học Uy Nỗ (75,0%), trường Tiểu học Tiên Dương (62,5%). Bằng cách tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm chiếm tỉ lệ lần lượt là: (11,11%, 12,5%, 25,0% ) và việc sử dụng kết hợp hai phương án trên chiếm tỉ lệ lần lượt (22,22%, 12,5%,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua giảng dạy phân môn tập đọc ở một số trường tiểu học khu vực huyện đông anh hà nội (Trang 37)