Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hóa học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khỏe cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trư
Trang 1PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nền nông nghiệp lạc hậu nhưng điều kiện tự nhiên lại hết sức thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, vì vậy quanh năm được cung cấp nguồn năng lượng bức xạ nhiệt mặt trời rất lớn Trung bình trong cả nước lượng bức xạ tổng cộng hàng năm ở nước ta đạt 120 - 130 Kcal/cm3 Chính vì vậy, ở hầu hết các địa phương trong cả nước
có nhiệt độ trung bình cao hơn 210C, thích nghi với điều kiện sống của cây trồng… Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng Do vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh, bảo vệ mùa màng và giữ vững an ninh lương thực vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu Theo TS Marcus Theurig (2002) (Dẫn theo
Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát, 2004) [7], nếu không sử dụng thuốc BVTV thì loài người phải cần đến 3 lần diện tích trồng cấy như hiện nay Vì vậy, thuốc BVTV cùng với phân bón hóa học là những phát minh quan trọng nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho loài người
Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hóa học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khỏe cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách Vì vậy, giải quyết hài hoà giữa việc
sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật
Trang 2Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 21 của tổ chức thương mại thế giới WTO Theo đánh gá của các nhà kinh tế, nông nghiệp là một trong những ngành có sức cạnh tranh kém nhất khi Việt Nam ra nhập WTO Gần đây bài học về mặt hàng tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo có dư lượng thuốc kháng sinh quá cao Nhật Bản đã thông báo trong gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật có ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Acetamipri với mức tồn dư là 0,03 ppm vượt ngưỡng cho phép (0,01ppm) Cũng do phát hiện thấy tôm xuất khẩu có tồn dư chất kháng sinh, Nhật Bản đã quyết định kiểm soát 100% hàng thủy sản nhập từ Việt Nam Tháng 4 năm
2007, Mỹ cũng từ chối một số lô hàng thủy sản của Việt Nam với lý do bao bì kém và nhiễm trùng cũng như chứa nồng độ kháng sinh (Chloramphenicol) cao Còn Nga thì đã quyết định ngừng nhập khẩu gạo của Việt Nam vì các lý
do tương tự (Nguyễn Trọng Bình, Vũ Hương Linh, 2009) [17] Những bài học này buộc những người làm nông nghiệp phải có cái nhìn nghiêm túc hơn về thực trạng sử dụng hóa chất đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật trong phòng chống dịch hại cây trồng
Trong sản xuất cây trồng hiện nay thì trồng rau là ngành mang lại lợi nhuận khá cao, do thời gian sinh trưởng của cây rau ngắn và nhu cầu rau xanh ngày càng tăng của người dân Rau xanh là cây thực phẩm cần thiết và rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới Rau xanh là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như protein, axit hữu cơ, vitamin và các khoáng chất, ngoài ra rau xanh còn là nguồn nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị, bên cạnh đó rau xanh còn là nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. Giá trị sản xuất 1hecta rau gấp 1-3 lần 1hecta lúa (Theo Lê Trường và ctv, 1995) [11] Ngành trồng rau nước ta đang trên đà phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đang từng bước vươn ra thị trường nước
Trang 3ngoài Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005),
năm 2000 kim ngạch xuất khẩu rau, quả cả nước đạt 200 triệu USD và diện
tích trồng rau trong cả nước là 445.000 ha tăng 70% so với năm 1996
(261.000 ha) Năm 2010 mức tiêu thụ bình quân đầu người là 100kg rau/năm
Giá trị xuất khẩu rau đạt 690 triệu đôla
Vì chúng là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày
của mỗi gia đình Việt Nam, chính vì vậy vấn đề rau sạch ngày càng trở nên cấp
thiết Dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm
là mối đe dọa đối với sức khỏe con người, điển hình là các loại rau, củ, quả…
Trang 4Bảng 1: Dư lượng hóa chất BVTV trong một số loại rau
Tỷ lệ mẫu (%)
số mẫu
Không có
dư lượng
Có dư lượng
54,5 41,7 38,2 55,6
4,3 4,2 12,8 8,3
29,4 31,4 37,3 33,3
3,6 6,1 8,5 2,8
51,5 44,1 30,6
18,9 27,5 13,9
35,0 26,7
10,0 4,0
Nguồn: Trung tâm KDTV phía Bắc, 2005
Hàng năm, cục BVTV đã tiến hành thanh tra, kiểm tra khoảng 5000 lượt hộ nông dân trồng rau Kết quả kiểm tra năm 2004 có 32,9% số hộ vi phạm việc sử dụng hóa chất BVTV, năm 2006 tỷ lệ này giảm xuống còn 22,83% Trong tổng số vụ vi phạm thì sử dụng thuốc không đúng quy trình chiếm khoảng 73%, khoảng 20% sử dụng không đảm bảo thời gian cách ly
Trang 5trước thu hoạch sản phẩm Riêng trong tháng 10 đầu năm 2007, thanh tra chuyên ngành Chi cục BVTV các tỉnh thành phố đã tiến hành kiểm tra 5.768
hộ trồng rau Trong đó, hình thức vi phạm thì chủ yếu là sử dụng hóa chất không đúng quy trình, không đúng thời gian cách ly, và có trường hợp sử dụng hóa chất BVTV ngoài danh mục Thực tế đã cho thấy gần đây hiện tượng ngộ độc thuốc BVTV tăng cao do ăn phải rau, quả có phun thuốc trừ sâu Tại hội thảo về hoạt động quản ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
do Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ y tế) tổ chức tại Hà Nội ngày 9/9/2000 đã công bố: Trong năm 1999 có 53/61 tỉnh, thành trong cả nước đã xảy ra 927 vụ gồm 7576 ca ngộ độc trong đó 71 ca tử vong; Trong đó
do hóa chất độc hại là 11% (Báo Sài Gòn giải phóng ngày 11/9/2000)
Theo số liệu từ ngành y tế TPHCM, trong những năm 2003 - 2005 hầu như không có vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng nào liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật thì trong năm 2006 đã có đến 24 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.682 người mắc, trong đó có 163 người bị ngộ độc từ thuốc bảo vệ thực vật
Từ đầu năm 2007 đến nay đã có 11 vụ ngộ độc thực phẩm làm cả ngàn người mắc Nhiều vụ tìm được nguyên nhân liên quan đến rau củ nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu (Long Giang, 2007) [13] Thống kê từ năm 2000-2006 cả nước
đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất BVTV làm 11.653 người bị hại Trong đó có 683 người chết Theo tài liệu của Bộ NN & PTNN
có tới 30% - 60% số mẫu rau được kiểm tra, còn dư lượng hóa chất BVTV quá mức cho phép Loại thuốc Pirethroid được tìm thấy dư lượng trong 70%
số mẫu rau ăn lá được kiểm tra Ngoài ra còn dư lượng Fipronil, Dithiocarbamate, lân hữa cơ, và Carbrendazin Dư lượng 2,4D trong một số mẫu cam ở Hà Giang: 0,01 đến 0,1 mg/kg; có tới 20%số mẫu nho được kiểm tra có dư lương vượt MRL, 45,8% mẫu táo, lê nhập từ Trung Quốc được kiểm
Trang 6tra có dư lượng thuốc bảo quản Carbrendazin (Theo báo Nhân Dân ngày 9/11/2007)
Theo báo cáo từ Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2007, kiểm tra lấy 3.050 mẫu rau củ từ chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng,
cơ sở chế biến trên địa bàn TPHCM, có đến 141 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép gấp nhiều lần (chiếm tỉ lệ 4,62%), tăng cao hơn cùng
kỳ năm ngoái 1,82% Những mẫu rau bị nhiễm có nguồn gốc tập trung nhiều
ở Lâm Đồng (52 mẫu), TPHCM (22 mẫu), Tiền Giang (15 mẫu), Long An (11 mẫu) Riêng 2.069 mẫu lấy từ các chợ đầu mối, có đến 71 mẫu nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép Đặc biệt, tại các khu vực được xem
là an toàn như siêu thị, doanh nghiệp, cửa hàng rau an toàn, cơ sở chế biến thì
tỉ lệ nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu rất cao đến 7,18% (trong 905 mẫu có đến
65 mẫu nhiễm), tăng so với cùng kỳ đến 4,81% Còn 76 mẫu lấy ở các bếp ăn tập thể, trong đó có 5 mẫu nhiễm nặng, chiếm 6,57% Trong tháng 7 và 8-
2007, Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM cũng đã kiểm nghiệm trên 2.000 mẫu rau củ, trong đó có trên 4% số mẫu bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức
cho phép (Long Giang, 2007) [13]
Hà Nội là thành phố lớn, dân cư đông đúc nên nhu cầu tiêu thụ rau rất cao Chỉ tính riêng Thủ đô Hà Nội, đã có rất nhiều khu vực ngoại thành hình thành nên vùng trồng rau chuyên canh để cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận Tuy nhiên quy trình trồng rau ở đa số các vùng này chưa đạt tiêu chuẩn
về rau an toàn Vì vậy nên việc nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc BVTV ở các làng trồng rau và đề ra các biện pháp phòng chống sâu hại theo hướng sinh học, thông qua đó làm giảm dư lượng thuốc BVTV trong rau có ý nghĩa rất lớn
Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của nền sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn, dưới sự hướng dẫn
Trang 7của Thạc sĩ Vũ Thị Thương, giảng viên trường ĐHSP Hà Nội 2, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất rau tại Đông Anh – Hà Nội và đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu hại rau theo hướng sinh học” nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng
thuốc BVTV ở địa phương và từ đó đề ra những biện pháp phòng chống sâu hại rau theo hướng sinh học, vừa làm tăng năng suất, chất lượng rau mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Nắm được tình hình sử dụng thuốc BVTV ở vùng Đông Anh – Hà
Nội (một số loại thuốc thường được sử dụng, chu kì phun thuốc, số lần phun,
liều lượng phun, thời gian cách ly trước khi thu hoạch)
* Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu hại rau theo hướng sinh
học
Trang 8PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến nông nghiệp sạch, đặc biệt
là sản phẩm rau an toàn Tổ chức nông lương thế giới (FAO), và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra quy định (codex) về dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV trong nông sản
Ở Đài Loan từ năm 1997 đã nghiên cứu đưa ra danh mục dư lượng tối
đa cho phép trong nông sản riêng Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Bỉ, Hà Lan… và một số nước trong khu vực như Đài Loan, Singapo, Thái Lan đã tiến hành công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, thực hiện nhiều giải pháp về kỹ thuật, quản lý, kiểm tra chất lượng, thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nước ngoài Có thể kể đến công trình nghiên cứu như phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau quả của Đài Loan, hệ thống giáo dục và thẩm định để tăng cường áp dụng
an toàn thực phẩm tại Đài Loan, hướng dẫn sản xuất rau an toàn của trường Đại học Ohio – Mỹ
Sản xuất nông nghiệp trong đó sản xuất rau đã có những sự phát triển vượt bậc trong nửa sau thế kỷ XX nhằm đáp ứng nhu cầu bùng nổ dân số của loài người Nền nông nghiệp dựa vào hữu cơ đã từng bước và nhanh chóng chuyển sang nền nông nghiệp dựa vào hóa chất với lượng phân bón hóa học
và hóa chất BVTV được sử dụng ngày càng nhiều Đặc biệt, từ sau khi phát hiện và sản xuất ra được DDT năm 1939, các biện pháp BVTV truyền thống như biện pháp thủ công, lợi dụng thiên địch và thuốc thảo mộc ít được chú ý
và nhanh chóng được thay thế bằng biện pháp hóa học Hiệu quả của biện pháp hóa học trong thâm canh và BVTV rất cao trong việc nâng cao và bao vệ sản lượng cây trồng Song, thâm canh cao kéo theo sự phá vỡ đa dạng sinh
Trang 9học cũng như những cân bằng sinh thái vốn có của nền nông nghiệp cổ truyền
mà biểu hiện của nó là các dịch hại xuất hiện ngày càng phức tạp, năng suất cây trồng bấp bênh Theo Oudejeans, 1991(Dẫn theo Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2010) [18] giá trị nông sản bị mất hàng năm do dịch hại được ước lượng gần đây là khoảng 30% sản lượng tiềm năng của cây trồng lương thực, cây lấy sợi, và cây thức ăn gia súc, tương đương 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm
Sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng nói chung và trên các ruộng rau nói riêng là một biện pháp tác động quan trọng của loài người tác động vào hệ sinh thái Thuốc hóa học không chỉ tác động đến dịch hại mà còn tác động rất lớn đến các thành phần sinh học và vô sinh khác trong hệ sinh thái như cây trồng, các sinh vật trung gian, các sinh vật có ích, đất đai và nước… Hàng loạt các hậu quả do việc sử dụng quá mức hóa chất BVTV dẫ xảy do sự phá
vỡ cân bằng cũng như an toàn tự nhiên của hệ sinh thái như dịch hại kháng thuốc, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trừ, nhanh tái phát dịch hại nguy hiểm, và ô nhiễm môi trường (Lê Trường, Ctv, 1995) [11]
Theo tính toán của Pimentel và Greiner ở trường Đại học Comell, ở
Mỹ, nông dân chi 6,5 tỷ đô la đã làm giảm giá trị thiệt hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô la, tức là người dân thu được 4 đô la khi cứ 1 đô la chi cho thuốc BVTV, Tuy nhiên nếu tính 8 tỷ đôla do ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuốc đến sức khỏe môi trường và con người thì thu nhập trên chỉ còn 2
đô la/1 đô la chi cho thuốc BVTV Hơn nữa, hầu hết các thuốc hóa học có độ độc cao với con người, và môi trường cũng như để lại tồn dư trong nông sản (Stephenson, 2003; Wayland, 1991) (Dẫn theo Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2010) [18]
Tuy vậy việc sử dụng thuốc BVTV ngày nay là yêu cầu tất yếu Theo ý kiến của nhiều tác giả, nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồng trung bình bị mất khoảng 60 – 70%, không thể đáp ứng được nhu cầu thực
Trang 10phẩm cho con người như hiện nay (Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2010) [18] Nếu không, để tồn tại con người phải tăng 3 lần diện tích đất canh tác hiện nay, điều này không thể làm được Đánh giá về sản xuất lương thực và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới, Stephenson đã kết luận: Thuốc BVTV đã có vai trò chính trong việc tăng gấp 3 lần sản lượng lương thực trong 50 năm qua; thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng lượng hóa thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấn của nông nghiệp vào đất không phù hợp, kể cả đất hoang hóa mà nó không bền vững cho việc sử dụng mục đích nông nghiệp Các cố gắng để giảm thuốc BVTV ở nơi và vào lúc ít có cơ hội cải thiện sản lượng lương thực vẫn cần được tiếp tục nhằm giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi ích lớn hơn do sử dụng thuốc BVTV Hiện đang có sức ép về việc tăng cường sử dụng thuốc BVTV trong các nước đang phát triển, song cần giáo dục và điều tiết nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khỏe con người và môi trường (Stephenson, 2003) (Dẫn theo Nguyễn Tuấn Nghĩa, 2010) [18] Do vậy, một trong những vấn đề mấu chốt cho nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay mà ta thường gọi là nền nông nghiệp sinh thái là sử dụng thuốc BVTV một cách
“khôn ngoan” nhất, sao cho năng suất và chất lượng của cây trồng được giữ vững Lợi ích của nông dân được nâng cao, đảm bảo an toàn cao nhất cho con người và môi trường Để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm an toàn cho mình, về
cơ bản, người nông dân nói chung và người trồng rau nói riêng không thể quay lại nền nông nghiệp thuần túy càng không nên kéo dài và làm trầm trọng thêm dựa hẳn vào hóa học mà cần phải “đi giữa” hai nền nông nghiệp này một cách khoa học nhất Các kỹ thuật tiên tiến trong đó có thuốc BVTV cần được sử dụng một cách khoa học nhất trong một hệ thống quản lý hài hòa nhất
Trang 11Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu thâm canh và BVTV rất cao, thuốc hóa học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với cây lúa (Theo Viện BVTV, 1998 – 2005) Hiện trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau trong cả nước ta những năm gần đây rất đáng lo ngại Khả năng quản lý việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng, trình
độ sử dụng thuốc BVTV của người sản xuất rau ở nước ta nhìn chung còn hạn chế, có nguyên nhân sâu xa từ hệ thống canh tác nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời
Do vậy, về phương diện nhà nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, việc quản lý thuốc BVTV có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với ngành trồng rau mà đối với cả xã hội và môi trường sống
2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV nước ngoài và trong nước
- Giai đoạn 2 (từ đầu thế kỉ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ đã ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất Nông nghiệp Lúc này người ta cho rằng mọi vấn đề về BVTV đều có thể giải
Trang 12quyết bằng thuốc hoá học Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn hy vọng nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loại dịch hại trong một vùng rộng lớn Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời
- Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV
đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh, môi trường, dẫn đến tình trạng nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ, không sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp
Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với môi sinh, môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên không ngừng
- Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay) Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết Nhiều loại thuốc BVTV mới trong đó có nhiều thuốc trừ sâu sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an toàn với người và môi trường ra đời Vai trò của biện pháp hóa học và thuốc BVTV đã được thừa nhận Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi
* Ưu điểm
- Thứ nhất: Dập tắt, khống chế mật độ quần thể dịch hại trong thời gian ngắn, ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh mà không có biện pháp nào khác có thể thay thế
- Thứ hai: Đơn giản, dễ áp dụng, có tính phổ cập rộng
Trang 13- Thứ ba: Mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt
- Thứ ba:Hình thành nhiều nòi sâu bệnh mới có tính kháng thuốc
Bảo vệ thực vật là một ngành khoa học nghiên cứu các nguyên nhân, quy luật gây hại, phản ứng tự vệ của cây và các biện pháp phòng trừ dịch hại, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường sống
Ở Việt Nam, thiệt hại trung bình hàng năm khoảng 20% tổng sản lượng trồng trọt Ngoài ra, nhiều loài sâu, bệnh hại gây nên những ảnh hưởng xấu đến phẩm chất nông sản (làm giảm giá trị dinh dưỡng, giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt…) và thẩm mĩ nông sản như độ đồng đều của nông sản, màu sắc và hình thái của nông sản…, do đó mà hiệu quả kinh tế không cao BVTV
là biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp thâm canh cây trồng Trong những năn gần đây, nhiều nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến công tác BVTV, thể hiện ở mức độ đầu tư kinh phí, phòng chống dịch hại cây trồng nông, lâm nghiệp không ngừng tăng lên Tính theo đồng đô la Mỹ năm
1970 chi phí 5 tỷ, năm 1980 lên tới 20 tỷ, đến năm 2000 đã lên tới 80 tỷ Những nghiên cứu của ngành BVTV đã thu lại được những hiệu quả khá cao, gấp 5 đến 12 lần so với chi phí bỏ ra (Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát, 2004) [7]
Thuốc BVTV là một trong những nhân tố gây mất ổn định đến hệ sinh thái nông nghiệp Chúng tác động đến cả các loài thực vật và các sinh vật
Trang 14khác sống trong vùng xử lý thuốc Từ đó chúng gây ra hàng loạt hậu quả xấu đến quần thể sinh vật Thuốc BVTV tác động rất khác nhau Tùy bản chất của thuốc tính mẫn cảm của từng loài thực và điều kiện ngoại cảnh cũng như liều lượng sử dụng, mà thực vật chịu những tác động khác nhau
- Thứ nhất: Thuốc BVTV có tác dụng kích thích đối với cây trồng Khi dùng một số thuốc BVTV, phẩm chất và năng suất cây trồng có thể tăng lên không chỉ do thuốc diệt được dịch hại mà chúng còn kích thích cây sinh trưởng và phát triển tốt: tăng tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hat; cải thiện
sự phát triển của bộ rễ; tăng chiều cao, số nhánh, số bông, tăng trọng lượng hạt, củ, quả; tăng hàm lượng chất dinh dưỡng; cải thiện mẫu mã của sản phẩm
- Thứ hai: Thuốc BVTV có thể gây ra những biến đổi về cấu tạo giải phẫu có lợi cho cây như chống lốp đổ, nâng cao khả năng chống rét, chịu hạn cho cây
- Thứ ba: Một số thuốc BVTV có khả năng kích thích sự hút dinh dưỡng cho cây hoặc kích thích hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng nguồn dinh dưỡng, cải tạo tính hóa của đất
Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có những mặt trái của nó nếu không sử dụng một cách hợp lý
- Thuốc BVTV có thể gây hại đến mọi bộ phận của của cây Khi xử lý giống hoặc xử lý đất, thuốc làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt, làm cho rễ xoăn lại, cây sống còi cọc, màu lá biến đổi, thậm chí làm cho cây chết Lá có thể bị cháy khi nhiễm thuốc, gây vết đốm, lá bị héo vàng rồi lụi đi, lá
bị rách bị bạc trắng, màu lá biến đổi, ngọ bị xoăn, lá dị hình, khảm, cong queo Hoa bị cháy, rụng quả nhỏ, biến màu, chin muộn, gây rối loạn sinh trưởng, ngăn cản phân chia tế bào, phá diệp lục, ức chế quang hợp, tăng hô hấp…
Trang 15Một số thuốc BVTV dạng nhũ dầu, sau khi dùng một thời gian dài sẽ tích lũy trong gian bào, làm tắc bó mạch hủy hoại gỗ, làm cho thân, cành bị chết Một số thuốc BVTV tuy không gây biến đổi về hình thái cho cây nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, hương vị sản phẩm
Một số thuốc BVTV khác lại làm giảm khả năng chống chịu của cây đối với điều kiện thời tiết bất thuận (như rét, hạn) hay tăng độ mẫn cảm của cây đối với sâu bệnh
Một số thuốc khi bón vào đất làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, kìm hãm quá trình khoáng hóa trong đất, lượng chất dinh dưỡng bị giảm, đất
bí, cây sinh trưởng kém
Mỗi loại thuốc có thể gây nên những triệu chứng gây hại đặc trưng Chính vì vậy người nông dân phải nắm được những đặc điểm gây hại đặc trưng của mỗi loại sâu, bệnh để từ đó có cơ sở để sử dụng thuốc đúng, hiệu quả Điều kiện ngoại cảnh, giai đoạn phát triển của cây trồng, liều lượng thuốc sử dụng cũng có thể làm tăng hay làm hạn chế bớt tác hại của thuốc
Ngoài ra, sử dụng thuốc BVTV không hợp lý cũng gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật khác (ở trong vùng xử lý thuốc)
Sau mỗi lần dùng thuốc, có một số cá thể dịch hại còn sống sót, do không bị thuốc tác động, hoặc bị tác động ít Những cá thể này sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện khác trước: mật độ quần thể dịch hại giảm, kí sinh thiên địch ít, cây ký chủ sinh trưởng tốt hơn, thức ăn dồ dào, sức cạnh tranh giảm đi… Những tác động này đã làm biến đổi sâu sắc đến dịch hại, làm thay đổi khả năng sinh sản, đặc điểm sinh lý của cá thể cũng như khả năng sống của chúng Những cá thể này sẽ gây cho con người không ít khó khăn trong việc phòng trừ chúng, thậm chí có trường hợp trở thành tai họa đối với sản xuất Những hậu quả của thuốc BVTV biểu hiện ở những mặt sau:
Trang 16- Hình thành tính chống thuốc của dịch hại Do kết quả của việc dùng thuốc thường xuyên trong thời gian dài qua nhiều thế hệ khiến cho các sinh vật ở đó trở nên có khả năng chịu đựng được những lượng thuốc lớn hơn Với lượng thuốc này có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể của một quần thể cùng loài chưa chống thuốc Mỗi loài dịch hại được coi là đã có tính chống thuốc khi mà chúng chịu đựng được lượng thuốc tác động cao gấp hàng chục, hàng nghìn lần lượng thuốc mà các cá thể cùng loài vốn mẫn cảm với thuốc
đó có thể chịu đựng Đồng thời tính chống thuốc đó phải được di truyền lại ổn định qua các đời sâu và dịch hại Điều này phân biệt khác hẳn với hiện tượng quen thuốc của sâu vì tính quen thuốc không di truyền được cho đời sau
Sự hình thành tính chống thuốc ở một loài không tăng đều đặn từ thế hệ này qua thế hệ khác mà lúc đầu tính chống thuốc tăng chậm, sau đó tính chống thuốc của dịch hại tăng nhảy vọt Do đó, khi phát hiện ra một loài dịch hại ở một vùng nào đó chống thuốc thì thường đã quá muộn
- Làm suy giảm tính đa dạng ổn định của quần thể Theo Pemelet (1971) để chống lại 1000 loài sâu hại, thuốc BVTV đã tác động đến khoảng 100.000 loài động thực vật khác nhau không thuộc đối tượng phòng trừ mà lại rất cần cho cuộc sống con người (Dẫn theo Hà Huy Niên, Nguyễn Thị Cát, 2004) [7]
- Làm xuất hiện dịch hại mới Loài dịch hại mới xuất hiện không phải
từ nơi khác đến mà do kết quả dùng thuốc hóa học lâu dài
Ngoài ra, sử dụng nhiều và lâu dài thuốc BVTV hóa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các sinh vật trong đất, nước, không khí và môi trường sống
Trang 172.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau trên thế giới
Trên thế giới, nền công nghiệp thuốc BVTV phát triển rất nhanh để đáp ứng đòi hỏi ngày càng to lớn của nền nông nghiệp thâm canh cao Nếu như cuối những năm 80 của thế kỷ trước, doanh số thuốc BVTV bán ra thị trường thế giới mới vượt 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm thì đến nay, khoảng 15 năm sau, con số này đã vượt 35 tỷ đô la, trong đó khoảng một nửa là ở Châu Âu và Bắc
Mỹ, khoảng 25% ở Viễn Đông và khoảng 25% ở các nước còn lại (Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát, 2004) [7] Yêu cầu mức độ an toàn và sự đánh giá chặt chẽ về ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và người tiêu dùng đã làm cho chi phí cho sự ra đời mới hiện nay là rất cao Theo IUPAC – KSBS, (2003) [7], chi phí này trung bình hiện nay là 184 triệu đô la Mỹ, gấp 8 lần so với 20 lần so với 20 năm trước đây (gồm phát minh, phát triển và đăng ký) Việc lạm dụng thuốc BVTV đã đưa đến sự nguy hại cho sức khỏe con người
Ấn Độ là nhà sản xuất rau lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc với sản lượng hàng năm ước tính khoảng 73 triệu tấn Với diện tích khoảng 4,5 triệu hecta, năng suất bình quân khoảng 11,3 tấn/ha, chiếm 13% sản lượng rau của thế giới với 2% diện tích lãnh thổ.(Nigam và Murthy, 2000) [31] Hiệu quả sử dụng hóa chất thuốc trừ sâu rất cao nhưng lại để lại dư lượng thuốc độc hại trong rau Những vấn đề này có đòi hỏi việc tìm kiếm phương pháp
an toàn hơn và hiệu quả kiểm soát sâu bệnh cao hơn Sử dụng các chất hấp dẫn, ví dụ như bẫy pheromone, và thuốc trừ sâu sinh học đã được sử dụng, tuy nhiên, việc sử dụng của họ còn có những hạn chế về hóa chất
Các loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng bao gồm các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu sinh học cho tất cả các loại cây trồng trong khu vực Các nông dân cũng sử dụng một số thuốc trừ sâu thuộc nhóm Clo hữu cơ, lân hữu cơ và thuốc trừ sâu thuộc nhóm Pyrithroid Hầu hết các thuốc trừ sâu được sử dụng trên các trang trại có độ độc trung bình (loại II),
Trang 18tiếp theo là độ độc cao (nhóm I) và có độ độc thấp (loại III) nhóm như phân loại dựa trên LD da cấp tính [31]
Nông dân quy mô nhỏ ở miền Bắc Tanzania trồng rau bao gồm cà chua, bắp cải và củ hành và sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh tấn công các loại cây trồng Dựa trên việc sử dụng các câu hỏi và các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại huyện Arumeru, Monduli, Karatu, và Moshi, nghiên cứu điều tra thực tiễn của nông dân về thực vật quản lý dịch hại bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu và các chi phí liên quan và ảnh hưởng sức khỏe Các loại thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất rau bao gồm thuốc trừ sâu (59%), thuốc diệt nấm (29%) và thuốc diệt cỏ (10%) với 2% còn lại là diệt chuột Khoảng 1/3 người nông dân áp dụng thuốc trừ sâu hỗn hợp, còn lại sử dụng thuốc trừ sâu hóa học 53% người nông dân có xu hướng sử dụng tăng lượng thuốc trừ sâu, trong khi 33% là không đổi và 14% đã giảm Hơn 50% người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu lên đến 5 lần hoặc hơn mỗi mùa thu hoạch tùy thuộc vào vụ mùa 68% nông dân cảm thấy bị bệnh sau khi phun thuốc trừ sâu Các triệu chứng liên quan đến sức khỏe bao gồm vấn đề
về da và rối loạn hệ thống thần kinh (chóng mặt, đau đầu) (Keith, Andrew et
al, 1985, 1990) [34]
2.2.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam có thể được xem là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất thế giới Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 286 tên thương mại khác nhau, trong đó 27 tên thuốc thương mại được pha chế từ 10 loại hóa chất cực độc và vấn đề đáng quan tâm đối với các loại thuốc này là tính độc của nó bền vững trong môi trường (Tạp chí BVTV
số 2, 2008) [5] Do nhu cầu bảo vệ sản xuất, thuốc BVTV dùng trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay ngày càng tăng về số lượng và chủng loại Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận do thuốc BVTV đem lại, thì việc để lại dư
Trang 19lượng thuốc BVTV trong nông sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng rất dễ xảy ra nếu không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật Theo Cục BVTV trong
10 năm trở lại đây số lượng doanh nghiệp sản xuất cung ứng thuốc BVTV tăng gấp 2 lần, số hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng tăng gấp 3 lần; số tên thương phẩm tăng gấp 5 lần
Trang 20Bảng 2: So sánh mức độ sử dụng thuốc BVTV ở 15 nước trên thế giới
Lượng hoạt chất (a i ) sử dụng năm 1994
Trang 21Bảng 3: Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
lượng (Tấn)
Tỷ lệ (%)
Khối lượng (Tấn)
Tỷ lệ (%)
Khối lượng Tấn
Tỷ lệ (%)
Trang 22Bảng 4: Diễn biến lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt Nam
Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ
Nguồn: Nguyễn Hồng Sơn, Vũ Đình Tuấn – Cục BVTV, 2008
Khối lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng 4,5 lần (Bảng 4).Lượng thuốc trừ sâu có xu thế giảm dần từ 83,3% năm 1991 xuống 37,0% năm 2007, trong khi đó thuốc trừ cỏ lại có xu thế tăng từ 4,1% năm 1991 đến 29,8% năm 2007 Với mức tăng, giảm lượng các nhóm thuốc chủ yếu ở nước ta trong 10 năm
Trang 23trở lại đây so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… thì ở mức tương đương, nhưng so với các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc… thì còn thấp hơn nhiều (Bảng 2) (Nguyễn Hồng Sơn,
Vũ Đình Tuấn, 2008) [15]
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam các loại thuốc BVTV đã được
sử dụng từ nhiều năm trước đây Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTV chưa nhiều Ngày đó do thiếu thông tin và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên Nếu như trước năm 1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy đổi
và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất/ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25 - 38 ngàn tấn Đặc biệt, năm 2007 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 75.805 tấn Cơ cấu thuốc BVTV cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại Do nhu cầu sử dụng thuốc BVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán mặt hàng thuốc BVTV cũng ngày càng gia tăng Mặc dù thuốc BVTV là một mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không phải cơ sở nào cũng có đầy đủ các điều kiện như quy định Kết quả thanh tra 14.570 lượt cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV năm 2006 cho thấy có 14,8% vi phạm các quy định về kinh doanh thuốc BVTV (Nguyễn Hồng Sơn, Vũ Đình Tuấn, 2008) [15]
Trình độ của người kinh doanh thuốc BVTV còn thấp so với yêu cầu Trong khi theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng thuốc
Trang 24BVTV trực tiếp từ người bán thuốc (Nguyễn Đức Khiển, 2006) [14] Thuốc trừ sâu với phân loại cực kỳ độc hại không được phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng họ vẫn thắng thế trên thị trường chiếm 15 - 21% tổng số các loại thuốc trừ sâu được sử dụng Cùng với điều này, thuốc trừ sâu với phân loại cực kỳ độc hại đang được sử dụng trong hầu hết ở các địa phương với đa dạng các loại, chiếm 53 - 65% Đây là những lý do chính cho các trường hợp nhiễm độc các loại thực phẩm không an toàn, các loại rau mà hiện nay đã tăng trên toàn quốc (Theo Viện Bảo vệ thực vật Quốc gia năm 1999)
Hiện tượng nhập lậu các loại thuốc BVTV (bao gồm cả thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng) đang là vấn đề chưa thể kiểm soát nổi Hàng năm vẫn có một khối lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thẩm lậu
và dò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động Cùng với thuốc BVTV tồn đọng, các loại thuốc và bao bì, đồ dựng thuốc BVTV đang là nguy cơ đe dọa sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không áp dụng ngay các biện pháp giải quyết khẩn cấp (Tạp chí BVTV số 2, 2008) [5]
Khi nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau, đã
có không ít tác giả đã kết luận là việc sử dụng thuốc BVTV trên rau là rất tràn lan Nó biểu hiện qua sự khảo sát ở 6.840 hộ nông dân ở khu vực phía Nam thì có 151 hộ sử dụng thuốc BVTV cấm, 126 hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục (Tấn Phát, 2003) [24], nhiều loại thuốc nhóm lân hữu cơ thuộc danh mục những loại thuốc cấm sử dụng trong rau vẫn được sử dụng tràn lan như: Monitor, A.zodrin, Endosulfal, Monocrotophos, Methamidophos,
Trang 25Methylparathion Đây là những loại thuốc có độ độc rất cao, thời gian phân hủy kéo dài
Sử dụng thuốc BVTV không đúng thời gian cách ly: Qua kiểm tra việc
sử dụng thuốc BVTV của 4.600 hộ trồng rau phát hiện có đến 59,8% hộ vi phạm, chủ yếu là không đảm bảo thời gian cách ly chiếm 20,07% (Thanh Hà, 2008) [25] Theo kết quả điều tra thực tế tại xã Kiến An – Chợ Mới – An Giang cho thấy trước lúc thu hoạch 4 – 5 ngày nông dân vẫn sử dụng thuốc để trừ sâu trong khi trên nhãn khuyến cáo là 7 ngày
Theo Bảo Trung, 2008 [3], cho biết ngành BVTV đã kiểm tra 10.028
hộ nông dân trồng rau phát hiện 3.515 hộ vi phạm, trong đó không đảm bảo thời gian cách ly có 844 hộ và sử dụng không đúng nồng độ là 1.276 hộ
Liều lượng vượt quá mức cho phép: Theo Thanh Hà, 2008 [25], có tới
70 – 80 hộ trồng rau phun trung bình 8 – 12 lần thuốc BVTV trong 1 vụ trồng rau Cụ thể là: rau muống: 2 – 5 lần/vụ; đậu, đỗ: 8 – 15 lần/vụ; cải củ: 3 – 4 lần/vụ; cà chua: 3 – 10 lần/vụ; bắp cải: 8 – 10 lần/vụ; mướp đắng: 6 – 7 lần/vụ; dưa chuột: 6 – 10 lần/vụ
Chi Cục BVTV Hà Nội năm 2006 thông báo (Tạp chí BVTV số 2, 2008) [5] 100% nông dân vùng ngoại thành vẫn phun thuốc định kỳ để tránh rủi ro Có tới 50% nông dân tự tiện tăng nồng độ lên gấp đôi Ở Thành phố
Hồ Chí Minh, nông dân ngoại thành phải phun 20 – 30 lần thuốc trên rau cải bắp, còn trên cây nho nông dân ở Ninh Thuận phải phun 80 lần/vụ Hầu hết những người trồng rau dùng thuốc trừ sâu mà không quan tâm đến thời gian cách ly để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm Hiện tượng phun thuốc trừ sâu ngày hôm trước và ngày hôm sau đã cho thu hoạch rau để bán diễn ra phổ biến Bên cạnh việc tăng liều lượng dùng và số lần phun, nông dân còn trộn các loại thuốc khác nhau thành hỗn hợp để phun (Nguyễn Đức Khiển, 2004) [14]
Trang 26Tại các vùng trồng rau ở Hà Nội, 100% nông dân sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật Theo T.S Ngô Kiều Oanh (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) [27] khẳng định, hiện Hà Nội chỉ còn khu vực Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng là chưa bị ô nhiễm, có sản vật phong phú rất thuận lợi để hình thành một vùng sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn mang tính hàng hóa lớn cho thành phố
Sự gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu là cả về số lượng và chủng loại Từ 1991-1998, loại thuốc trừ sâu được sử dụng tăng lên đến 9,5 lần Theo số liệu
từ ngành y tế TPHCM, trong những năm 2003 – 2005 hầu như không có vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng nào liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật thì trong năm 2006 đã có đến 24 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.682 người mắc, trong đó có 163 người bị ngộ độc từ thuốc bảo vệ thực vật Từ đầu năm 2007 đến nay, đã có 11 vụ ngộ độc thực phẩm làm cả ngàn người mắc Nhiều vụ tìm được nguyên nhân liên quan đến rau, củ nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu
Vụ ngộ độc này theo cơ quan chức năng cũng nghi ngờ liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật có trong cải ngọt (Long Giang, 2007) [13]
Trang 27
Bảng 5: Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam năm 2003, 2004 và các
Nguồn: Phan Trần Khánh, Cục ATVSTP, 2005
Theo báo cáo từ Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM, trong 6 tháng đầu năm
2007, kiểm tra lấy 3.050 mẫu rau củ từ chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng, cơ sở chế biến trên địa bàn TPHCM, có đến 141 mẫu có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép gấp nhiều lần (chiếm tỉ lệ 4,62%), tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái 1,82% Những mẫu rau bị nhiễm có nguồn gốc tập trung nhiều ở Lâm Đồng (52 mẫu), TPHCM (22 mẫu), Tiền Giang (15 mẫu), Long An (11 mẫu) Riêng 2.069 mẫu lấy từ các chợ đầu mối, có đến 71 mẫu nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép Đặc biệt, tại các khu vực được xem
là an toàn như siêu thị, doanh nghiệp, cửa hàng rau an toàn, cơ sở chế biến thì
tỉ lệ nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu rất cao đến 7,18% (trong 905 mẫu có đến
65 mẫu nhiễm), tăng so với cùng kỳ đến 4,81% Còn 76 mẫu lấy ở các bếp ăn tập thể, trong đó có 5 mẫu nhiễm nặng, chiếm 6,57% Trong tháng 7 và 8-
2007, Chi cục Bảo vệ Thực vật TPHCM cũng đã kiểm nghiệm trên 2.000 mẫu
Trang 28rau củ, trong đó có trên 4% số mẫu bị nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã kiểm tra hàng loạt các điểm bán rau an toàn trong thành phố thì phát hiện thấy hầu hết các điểm bán rau an toàn, trong đó có cả một số siêu thị, cũng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (Phan Trần Khánh, 2005) [20]
Trang 29PHẦN 3:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2011
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội
- Phòng thí nghiệm bộ môn KTNN – Trường ĐHSP Hà Nội 2
3.1.3 Vật liệu nghiên cứu
- Cây trồng: Cải bắp, cải xanh, cải ngọt…
- Dịch hại: Các loài dịch hại rau: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy…
- Một số loại thuốc BVTV: Serpal super 600 EC, chế phẩm Metavina 10DP
3.1.4 Dụng cụ nghiên cứu
- Sổ ghi chép
- Vợt bắt côn trùng, ống hút, bút lông, cồn 700
- Các dụng cụ có liên quan khác
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Nắm được thành phần sâu hại và mức độ phổ biến các loại sâu hại
trên rau HHTT
- Nắm được thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở vùng trồng rau
Đông Anh – Hà Nội
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Metavina 10 DP đến sự phát
sinh gây hại của sâu tơ hại rau
- Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu hại theo hướng sinh học
Trang 303.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí và chăm sóc ruộng thí nghiệm
- Yếu tố chính: cây trồng: Cải ngọt
- Yếu tố phụ: Theo các công thức Ruộng 1: Đối chứng (Phun thuốc hóa học theo người nông dân)
Ruộng 2: Chỉ sử dụng chế phẩm Metavina 10 DP (1 kg/sào)
Ruộng 3: Sử dụng kết hợp chế phẩm Metavina 10DP với thuốc hóa học Serpal super 600 EC
Ghi chú: Sử dụng chế phẩm Metavina 10 DP với liều lượng 1 kg/sào Bắc bộ (10.000đ/sào), bón vào đất một lần trước khi xuống giống, sau đó tiến hành phun thuốc hóa học vào thời kỳ sâu phát triển thành dịch
Trên ruộng đối chứng 1 (Phun thuốc theo nông dân) sử dụng thuốc Serpal super 600 EC Hoạt chất là Chlopyrifos Ethyl: 500g/l và Cypermethrin: 100g/l, dùng 1 gói 10ml cho 1 sào bắc bộ trong một lần phun (5.000đ/gói, 15.000đ/sào Bắc bộ/1 vụ đối với cải ngọt, có công dụng trừ sâu tơ, bọ nhảy Cách dùng như sau: pha 10ml thuốc với 8 lít nước, phun đều tay Thời gian cách ly của thuốc là 7 ngày
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
3.3.2.1 Phương pháp điều tra thành phần mức độ phổ biến của sâu hại rau HHTT vụ xuân 2011 tại Đông Anh – Hà Nội
- Điều tra thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự vụ xuân 2011 tại
Đông Anh – Hà Nội được thực hiện theo phương pháp tự do Điểm điều tra không cố định, định kỳ mỗi tuần một lần
- Điều tra mức độ phổ biến của sâu hại rau: Điều tra 5 điểm chéo góc, định kỳ mỗi tuần một lần
Phương pháp thu mẫu được tiến hành như sau: Đối với côn trùng sống trên cây: dùng vợt bắt trưởng thành hoặc bắt bằng tay đối với sâu non và
Trang 31trưởng thành của bộ cánh vảy, bộ cánh cứng, bộ cánh màng… Đối với các loài côn trùng nhỏ như bọ trĩ… dùng ống hút, bút lông (nhện) thì dùng bút long để thu bắt
Phương pháp bảo quản mẫu: Những sâu non, trưởng thành thu được bỏ đói, để chúng bài tiết hết, chần qua nước sôi rồi bảo quản trong cồn 700 Riêng trưởng thành bộ cánh vảy thì giữ mẫu khô, tránh làm nát cánh Giữ cho mẫu không bị mất màu hoặc gẫy cánh, gãy chân ảnh hưởng đến phân loại, giám định tên khoa học sau này
Chỉ tiêu theo dõi: Tần suất xuất hiện (%)
3.3.2.2 Điều tra diễn biến mật độ bọ nhảy hại rau HHTT vụ xuân 2011 tại Đông Anh – Hà Nội
- Điều tra diễn biến mật độ bọ nhảy hại rau cải ngọt được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành BVTV (Bộ NN&PTNT, 2003) Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 5 cây sau đó bỏ vào túi nilon đã được đánh dấu ở từng điểm điều tra, đem về phòng cho vào tủ lạnh để 5 phút rồi đếm Đếm toàn bộ số sâu hại có trên cây tại mỗi điểm điều tra Điều tra định kỳ 5 ngày 1 lần
Chỉ tiêu theo dõi: Mật độ con/cây
3.3.3 Phương pháp phỏng vấn
Thu thập số liệu từ các nhà nghiên cứu, các ban ngành của xã Vân Nội,
Sở NN & PTNN Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả và các tài liệu điều tra trực tiếp các hộ sản xuất rau Chọn và phỏng vấn theo bảng câu hỏi 60 hộ sản xuất rau (bao gồm cả hộ chuyên sản xuất rau an toàn và hộ không chuyên sản xuất rau an toàn) Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau về các chỉ tiêu sau:
- Một số loại thuốc hóa học BVTV thường dùng (thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng)
Trang 32- Chu kỳ phun thuốc
- Số lần phun thuốc (Theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của rau)
- Liều lượng phun thuốc
- Thời gian cách ly trước khi thu hoạch
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo chương trình EXCEL
Các chỉ tiêu được tính theo công thức:
Tổng số lần bắt gặp cá thể loài
* Mức độ phổ biến (%) =
Tổng số lần điều tra x 100 Dấu (+) để biểu thị mức độ phổ biến theo quy ước
Trong đó: + + +: Mức độ gây hại nhiều, tần xuất xuất hiện trên 50%
+ +: Mức độ gây hại trung bình, tần xuất xuất hiện từ 25 – 50% +: Mức độ gây hại ít, tần xuất xuất hiện dưới 25%
Tổng số sâu thu được
* Mật độ sâu =
Tổng số cây điều tra = (con/cây)
Trang 33Phương pháp tính liều lượng sử dụng thuốc BVTV: Liều lượng
sử dụng được tính theo đơn vị g hoạt chất thuốc/ha Điều tra các loại thuốc hộ trồng rau sử dụng, xem thông tin ghi trên bao bì các loại thuốc
đó rồi quy đổi như sau:
- Gọi a là liều lượng hoạt chất thuốc sử dụng trong 1 sào Bắc bộ
Trong đó: 1 sào Bắc bộ = 360 m2
1 ha = 10.000m2
10.000Liều lượng
hoạt chất (g/ha) = a x 360
Trang 34PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm sản xuất rau tại địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đông Anh là huyện nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích tự nhiên là 18.279 ha Đông Anh là huyện lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn Về địa giới hành chính của huyện Đông Anh như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
- Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm
- Phía Nam giáp sông Hồng
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1.2 Địa hình
Địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao Còn các xã Đông Nam như Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường bị ngập úng Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4% Địa hình chỗ cao nhất là 14m, chỗ thấp nhất là 3,5m, trung bình là cao 8m so với mực nước biển
Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khi xác định
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất: Vùng đất