Nên khi có cơ hội…nhận được thông tin viết luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, người viết đã quyết định lấy hệ thống Duy Thức làm đối tượng
Trang 1Khóa V (2009 – 2013)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO - SỰ CHUYỂN HÓA
VI DIỆU TRONG LUẬN THÀNH DUY THỨC
Giâo sư hướng dẫn
Thượng tọa Tiến sĩ: THÍCH KIÍN ĐỊNH
Ni sinh thực hiện : THÍCH NỮ LIÍN HÒA
Thế danh : Trần Thị Nghĩa
Huế - 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các tư liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác, và con chưa từng công bố luận văn này trong bất cứ trường hợp nào
Huế, ngày 30 tháng 4 năm 2013
Người thực hiện
Thích Nữ Liên Hòa
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN
Trang 4
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH HỌC VIỆN
Trang 5
Lời Tri Ân
Hoàn thành luận văn này người viết thành kính đảnh lễ niệm ân:
- Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Ngài đã thắp lên ngọn đuốc trí tuệ, soi đường chỉ lối cho chúng con trong cuộc đời tối tăm loạn lạc này
- Tổ sư Thế Thân cùng chư vị Tổ sư đã vì chúng con giải bày Diệu pháp Giác linh cố Hòa thượng Viện trưởng thượng Thiện hạ Siêu, Ngài đã sáng lập Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, đã trợ duyên cho Tăng Ni sinh chúng con tu học
Hòa thượng thượng Chơn hạ Thiện - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế Người đã suốt đời tận tâm tận lực cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tăng tài
- Chư Tôn đức trong Hội đồng điều hành Học viện, Ban giảng huấn, chư vị Giáo thọ sư
- Thượng tọa Tiến sĩ Thích Kiên Định - Vị Thầy đã tận tình hướng dẫn cho con hoàn thành luận văn này
- Ni sư Bổn sư thượng Minh hạ Đài - Trú trì chùa Pháp Hoa - Huế, Người đã tiếp nhận, giáo dưỡng và tác thành giới thân huệ mạng cho con trong suốt quãng đời tu học
- Đại chúng Ni chùa Pháp Hoa và chùa Pháp Bảo - Huế đã trợ duyên giúp đỡ, dành thời giờ cho con tu học
- Quý vị giáo sư và nhân viên văn phòng Học viện - cùng các tác giả, dịch giả đã cung cấp những tài liệu quý giá được sử dụng trong luận văn này
- Ba mẹ và các em trong gia đình
- Quý thiện hữu tri thức, ân nhân Phật tử và bạn bè xa gần đã giúp đỡ
Pháp Hoa, PL.2557
Ni Sinh Thích Nữ Liên Hòa Thành tâm khấu thủ
Trang 6MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu đề tài 1
2 Lý do chọn đề tài 3
3 Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu 4
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC VÀ LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO 10
1 Nguồn gốc Tâm lý học Phật giáo 10
2 Tâm lý học Phật giáo qua các thời kỳ chuyển tiếp ở Ấn Độ 13
2.1 Tâm lý học Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy 14
2.2 Tâm lý học Phật giáo thời kỳ Bộ phái 18
2.3 Tâm lý học Phật giáo thời kỳ phát triển 22
3 Hệ thống Tâm lý học Phật giáo thời kỳ hình thành, phát triển và
truyền thừa 25
3.1 Hình thành và phát triển 25
3.2 Lược sử truyền thừa Tâm lý học Phật giáo ở Ấn Độ 26
3.3 Lược sử truyền thừa Tâm lý học Phật giáo ở Trung Quốc 26
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG THỨC TRONG LUẬN THÀNH
DUY THỨC 29
1 Giới thiệu sơ lược về Luận Thành Duy Thức 29
1.1 Tác giả và dịch giả 29
1.2 Cấu trúc căn bản của bộ Luận (Thành Duy Thức) 30
2 Khái niệm về hệ thống thức 30
3 Hệ thống tâm thức 31
3.1 Tam năng biến thức (三 能 變 識) 31
3.2 Tâm sở hữu pháp (S caitasika-dharma, 心 所 有 法) 41
3.2.1 Biến hành tâm sở (S Sarvatraga-caitasa, 遍 行 心 所) 43
Trang 73.2.2 Biệt cảnh tâm sở (別 境 心 所) 43
3.2.3 Tâm sở thiện (S.kusala-caitasa, 善 心 所) 43
3.2.4 Tâm sở căn bản phiền não (S.akyla-caitasa, 根 本 煩 惱 心 所) 44
3.2.5 Tâm sở tùy phiền não (S.upaklesa-cetasika, 隨 煩 惱 心所) 44
3.2.6 Tâm sở bất định (S.Aniyata-caitasa, 不 定 心 所 ) 45
3.3 Sắc pháp (S.rùpa-dharma, 色 法) 46
3.4 Bất tương ưng hành pháp (S.cittaviprayuktasamskara dharma,
不 相 應 行 法) 47
3.5 Pháp vô-vi (S.Asamskartva dharma, 無 為 法) 47
CHƯƠNG III: QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THỨC 50
1 Nhân duyên theo dòng biến chuyển của tâm thức 50
1.1 Bốn duyên 50
1.2 Mười lăm ý xứ - mười nhân 52
1.3 Năm quả 54
2 Vai trò chủ đạo và sự phối hợp của Tam năng biến 56
2.1 Vai trò chủ đạo của đệ nhất năng biến thức 56
2.1.1 Đệ nhất năng biến phối hợp với tâm sở 59
2.1.2 Các đặc tính của đệ nhất năng biến thức 60
2.2 Vai trò chủ đạo của đệ nhị năng biến 61
2.2.1 Đệ nhị năng biến phối hợp với các tâm sở 63
2.2.2 Các đặc tính khác của đệ nhị năng biến 66
2.3 Vai trò chủ đạo của Đệ tam năng biến 68
2.3.1 Các Tâm sở tương ưng với đệ tam năng biến 74
2.3.2 Các đặc tính khác của đệ tam năng biến 75
3 Qui trình hoạt động của hệ thống thức 80
3.1 Quy trình hiện hành huân chủng tử 81
3.2 Quy trình chủng tử sanh hiện hành 84
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG THỨC CHUYỂN HÓA VI DIỆU CỦA HỆ THỐNGTHỨC 88
1 Tư lương vị (Sambhārāvastha/ Sambhāramārga) 90
1.1 Nội lực thù thắng 92
1.2 Thiện tri thức thù thắng 93
1.3 Tác ý thù thắng 93
Trang 81.4 Tư lương thù thắng 94
2 Gia hạnh vị (S Prayoga) 96
2.1 Noãn vị (Usmā) 97
2.2 Đảnh vị (Mūrdha) 98
2.3 Nhẫn vị (ksānti) 99
2.4 Thế đệ nhất 99
3 Cấp độ thông đạt 100
3.1 Hai tướng Kiến đạo 101
3.2 Sáu hiện quán 101
4 Cấp độ tu tập 103
4.1 Năng chuyển đạo 105
4.2 Sở chuyển y 105
4.3 Sở chuyển xả 105
4.4 Sở chuyển đắc 106
5 Cấp độ cứu cánh 107
5.1 Pháp giới vô lậu 108
5.2 Giải thoát thân 109
5.3 Mâu Ni danh pháp 109
CHƯƠNG V: TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 112
1 Con người xã hội 113
2 Cơ cấu xã hội 119
2.1 Tổ chức kinh tế 119
2.2 Tổ chức chính trị 122
2.3 Tổ chức giáo dục 126
2.4 Tôn giáo – Triết học 129
3 Giải pháp cho các vấn đề khủng hoảng xã hội 135
3.1 Khủng hoảng đạo đức 135
3.2 Khủng hoảng về môi trường 137
PHẦN KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu đề tài
Đứng trước vũ trụ bao la con người cảm thấy mình thật vô cùng nhỏ bé,
và yếu đuối, mất hết khả năng tự chủ Lại càng khó có thể nhận thức được giữa sự bao la hùng vĩ ấy với con người có mối liên hệ như thế nào, và bản chất giữa chúng ra sao Không thể đếm hết bao nhiêu câu trả lời cho vấn đề này, có bao nhiêu câu trả lời thì có bấy nhiêu tư tưởng, học thuyết thi nhau ra đời, gây nhiều mâu thuẫn xung đột trong xã hội, làm cho con người vốn đau khổ càng đau khổ hơn, đã bế tắc lại càng bế tắc hơn
Trong lúc đó, một vĩ nhân xuất hiện, người đương thời thường gọi Ngài
là Luận sư Thế Thân (S Vasbandhu, 世 親) Ngài đã kế thừa bổn ý của Phật
tổ, cùng với sự khai sáng của mình, đã thiết kế một tấm “bản đồ” có năng lực
rất vi diệu Đồng thời cũng là cuộc cách mạng lớn về triết học Phật giáo nói chung, và triết học xã hội nói riêng, nó đáp ứng được nhu cầu so sánh đối chiếu giữa triết học Phật giáo và các ngành triết học hiện thời, để thấy được giá trị cao siêu vi diệu của Phật giáo Vi diệu ở chỗ chỉ điểm cho con người hiểu được nguồn gốc của vạn pháp, bản chất của tâm, đường đi nước bước của nó, phương pháp chuyển hoá và giá trị ứng dụng của nó, giúp cho con
người thoát khỏi mạng lưới nhận thức “nhị thủ” (二 取), quay về chốn bình
an, hạnh phúc thật sự (Duy thức tánh, 唯 識 性)
Nội dung tấm “bản đồ” này được gọi là Duy thức học hay Tâm lý học
Phật giáo phát triển Được gọi là Duy thức học hay Tâm lý học Phật giáo phát
triển; bởi vì “Duy thức là môn học về tâm Dùng thức để tìm hiểu nguồn gốc
học Phật giáo ra đời, phân tích rõ hệ thống “nhất thuyết pháp” (一 切 法) Tất
cả các pháp muôn hình vạn trạng như rừng, núi, sông, hồ cho đến con người đều y cứ trên tâm (Citta, 心) mà phát sanh Một từ, được phát hoạ bởi bốn nét
1
Osho: Love freedom and Aloneness, Thích Nữ Minh Tâm dịch (lời bạt của Trần Kim Đoàn)
Trang 10bút thôi mà độ dung chứa và tầm ảnh hưởng của nó không thể tính đếm được, qua bài kệ miêu tả về chữ tâm như sau:
“Ba điểm như sao sáng Móc ngang tợ trăng tà Đọa sa hay thành Phật Cũng tâm ấy mà ra”
Cũng vậy, tấm bản đồ mà Tổ sư Thế Thân xây dựng nó có ảnh hưởng rất
lớn trong xã hội, nội dung của “bản đồ” là thiết kế toàn bộ hệ thống tâm lý
của con người, nguồn gốc phát sanh ra các pháp, (nhiễm và tịnh) để hỗ trợ
cho hành giả phá sự chấp thủ về ngã và pháp, chỉ điểm về nhân vô ngã và pháp vô ngã Phân tích về tính không thực thể của mọi sự vật hiện tượng (nhân và pháp) được cấu tạo bởi những tổ hợp gọi là duyên (duyên trong Duyên khởi) Cho nên khi sử dụng lăng kính Duyên khởi để rọi vào con người
ta thấy được nhân vô ngã (人 無 我), pháp vô ngã (法 無 我)
Phân tích hệ thống tâm thức, để thấy tâm lý nào là thanh tịnh, tâm lý nào
là chấp trước cái tôi Tâm thức nào hoạt động mang tính trực quan, tâm thức nào hoạt dụng mang tính suy luận, Tâm lý nào tương thích với đạo giải thoát, tâm lý nào chướng ngại đạo giải thoát Nói chung, là nhận thức rõ được các biểu hiện, diễn biến của hệ thống tâm lý như thế nào, và kết quả phân tích cho
thấy cái được gọi là “ngã” (tôi), bản chất cái tôi là vô ngã chỉ là tổ hợp gồm
hai nhóm: Nhóm vật lý (vật chất) gồm đất, nước, gió, lửa Nhóm tâm lý gồm
cảm giác, tri giác, nhận thức khi nhận diện được nhân vô ngã (ngã không) thì ta có cơ hội suy luận đến “pháp không”
Tâm lý học Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh và luận lý rất cao siêu về sự
chuyển hóa “phiền não chướng” và “sở tri chướng” Theo bổn ý của Thành Duy thức luận, nơi nào có sự hiện hữu của “chấp ngã” nơi đó kéo theo “phiền não chướng”, nơi nào có sự hiện hữu của “chấp pháp”, nơi đó có sự hiện hữu của “sở tri chướng” Để đoạn trừ hai chướng này, theo Tâm lý học Phật giáo
phải trải qua năm giai vị tu chứng, chuyển hai chướng này trên nền tảng phá
chấp ngã thành ngã không, phá chấp pháp thành pháp không một cách trọn
Trang 11vẹn, thì kết quả phá chấp ngã trọn vẹn sẽ chuyển hóa được phiền não chướng (煩 惱 障) đạt được đạo quả Niết-bàn (giải thoát); còn kết quả phá chấp pháp
là chuyển hết tất cả những lậu hoặc của sở tri chướng (所 知 障) thì hành giả chứng được đạo quả Bồ-đề (giác ngộ)
Nhận thấy môn học này chuyển tải triết lý vi diệu của chư Phật, lại có giá trị thực tiễn, không thể thiếu trong đời sống tu tập của tự thân, cũng như tha nhân, nhằm tháo gỡ những nỗi khổ niềm đau của kiếp người Nên người viết chọn môn học này làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
tu tập của mình mới có thể thành tựu được” Lời nhắc nhở của Sư gợi lên cho người viết sự tò mò, chú ý hơn muốn khám phá cái “rất khó” của môn học
Từ đó, người viết được sức hấp dẫn của môn học này cuốn hút, trở thành niềm vui thích Vui thích không chỉ học trên sách vở, văn tự mà miền vui ấy được nhân lên nhiều hơn khi đem nó ra so sánh đối chiếu với tự thân trong cuộc sống hằng ngày Khi một tâm lý tham nổi lên thì toàn bộ những biểu hiện của hành động đều hướng về phục vụ cho cái tham; như ý nghĩ muốn tham ăn thì cái tay sẽ gắp nhiều thức ăn hơn một tí, lựa những loại thức ăn ngon hơn, miệng nhai nhanh hơn một tí…Tâm lý giận dữ, ích kỷ, tự ái, nghi ngờ…khởi lên thì mọi hành động biểu hiện của ta đều phụ thuộc theo chúng Hằng ngày, những tâm lý trong ta, trôi chảy liên tục từ trạng thái này sang trạng thái khác không bao giờ dừng nghỉ Càng theo dõi nó ta càng rõ bản thân mình hơn, dễ thông cảm cho người hơn và cuộc sống cảm thấy thú vị hơn Thú vị ở chỗ, khi theo dõi biết nó tham, thì kịp thời ngăn chặn kiềm chế
Trang 12nó được Do đó, muốn tu tập chuyển đổi những tâm lý hẹp hòi ích kỷ…tiêu cực, thì không thể không căn cứ trên dòng tâm thức mà chuyển hóa được Người viết nhận thấy cần phải học hiểu về tâm thức để áp dụng tu tập, nhưng
sức mình có hạn, lại có tham vọng muốn khám phá thêm cái“rất khó” đó Nên
khi có cơ hội…nhận được thông tin viết luận văn tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, người viết đã quyết định lấy hệ
thống Duy Thức làm đối tượng nghiên cứu để thực hiện đề tài “Tâm lý học Phật
giáo - sự chuyển hóa vi diệu trong Luận Thành Duy Thức” Với hy vọng vừa
tìm hiểu, trình bày vừa được học hỏi từ Giáo sư hướng dẫn, nhằm tạo nền tảng vững chắc trên con đường tu tập, cùng với nỗi niềm khát khao thâm nhập giáo
pháp của Phật, ước mong một ngày nào đó sẽ tìm lại được “chính mình”
Trong quá trình học tập, người viết nhận thấy môn Tâm lý học Phật giáo hàm chứa hai chức năng rất rõ rệt; một là chức năng thực tiễn, hai là chức năng triết lý cốt lõi của Phật giáo Để phát huy hai chức năng này, Tăng-Ni sinh trẻ chúng ta không thể không học tập và nguyên cứu sâu vào môn học này Nhất là vào thời đại của chúng ta ngày nay, khi mà các ngành khoa học đang phát triển với tốc độ khá cao, thì Tâm lý học Phật giáo cần phải nhận thức đúng với vai trò, giá trị của nó Nếu phát huy được giá trị của môn học này, ta sẽ thấy nó, luôn luôn là ngọn đuốc soi đường cho các ngành khoa học phát triển Do đó, người viết rất mong Tăng-Ni sinh trẻ chúng ta, cần nỗ lực quan tâm hơn nữa đối với môn học này, lấy đó làm hành trang
trên bước đường tu tập và sự nghiệp “hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” của chúng ta
3 Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu
Theo giáo pháp “Tứ - đế” đức Phật dạy, muốn giải thoát thì trước phải
tìm hiểu xem mình bị trói buộc ở chỗ nào Khi đã tìm được nguyên nhân bị trói, mới có thể tìm phương pháp mở trói và giải thoát được Cũng vậy, Tâm
lý học Phật giáo triển khai “phần siêu triết học của Phật giáo, chẻ tâm ra làm
2
Lâm Như Tạng (2006), Thức Thứ Tám, Nxb Tổng Hợp, tr.18
Trang 13rất căn bản Phiền não chướng và sở tri chướng là khổ đế, chấp ngã và chấp pháp là tập đế, Năm giai vị tu tập là đạo đế, kết quả của năm giai vị tu tập là
diệt đế Nguyên nhân gây ra khổ đế chính là chấp ngã và chấp pháp; mà nguồn gốc dẫn đến sự chấp ngã chấp pháp ấy chính là tâm Nên nói tâm là nguồn gốc của muôn pháp; do đó, muốn tìm hiểu các pháp để tu tập thì trước phải tìm hiểu tâm
Nguồn gốc của muôn pháp đều xuất phát từ tâm, tất cả các pháp chỉ một tâm sanh, không có một pháp nào lìa tâm mà hiện hữu Vì vậy, nếu ta hiểu được tâm, tức muôn pháp sẵn có đủ trong tâm Ví như cây lớn có đầy đủ nhánh, lá, bông, trái nhưng tất cả đều từ một gốc cây mà sanh ra, nếu chặt cây lìa gốc thì cây ấy sẽ chết Cũng vậy, muốn tu đạo trước phải hiểu tâm, hiểu tâm tu đạo chắc chắn sẽ được giải thoát Nếu không hiểu tâm tu đạo ắt
nhọc công vô ích Như trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy: “Nếu không biết tâm và mắt ở đâu, thì chẳng dẹp được trần lao Ví như bậc quốc vương bị giặc xâm lăng, phát binh đánh dẹp, thì binh ấy cần nhất phải biết chỗ ở của
giặc, thì làm sao đánh được giặc Không đánh được giặc thì làm sao thắng được, ngược lại sẽ bị nó đánh bại Cũng vậy, nếu chúng ta không rõ nguồn
gốc các pháp mà vận dụng cách thức, phương pháp “lầm lộn tu tập, cũng như nấu cát mà thành món ngon dù trải qua số kiếp nhiều như bụi rốt cũng chẳng
Thế nên, đối với người học đạo việc nhận ra nguồn gốc của tâm để tu tập là điều quan trọng, cần thiết nhất, không thể thiếu Nếu không hiểu tâm
mà tu hành thì giống như “nấu cát mà mong thành cơm” là điều không thể có
Hơn thế nữa, Tâm lý học Phật giáo đóng vai trò chủ đạo trong Tam tạng Thánh điển của Phật giáo Nếu khảo sát lại toàn bộ hệ thống kinh, luật và luận
thì không có phương pháp nào không căn cứ trên tâm để hàng phục tâm, an trú tâm, chánh niệm tỉnh giác, nhất tâm bất loạn…mà đạt giác ngộ giải thoát
Trang 14được mệnh danh là “môn học Phật pháp có khả năng bao quát mà đạo lý rộng rãi tinh vi, thì không gì bằng Duy thức, nếu thông hiểu được Duy thức
ở chỗ, là huấn luyện cho con người, nghệ thuật làm chủ được tâm, thông qua việc làm chủ được ba nghiệp, cũng như làm chủ sự vận hành suy tư, hành động, nói năng đi đứng nằm ngồi…của chính mình
Với những ý nghĩa sâu sắc đó, người viết chọn đề tài “Tâm lý học Phật
giáo-sự chuyển hóa vi diệu trong Luận Thành Duy thức” để làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình Với mục đích mong muốn tìm hiểu, học hỏi để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời rất mong được giới thiệu môn Tâm lý học này đến với tha nhân cũng như các khoa học xã hội khác, để tự thân và tha nhân cùng được thấm nhuần mưa pháp, rửa sạch trần lao phiền não, cùng đạt đến chỗ vi diệu của Duy thức tánh, theo quy trình tri thức-kinh nghiệm-nghiệm ra được
Đây cũng là lần đầu tập làm nghiên cứu khoa học, thành quả có được đó
là công lao và tâm huyết của chư Tôn Thiền đức giảng dạy, còn người viết nếu có chút công sức gì, kính dâng lên Hội đồng học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cùng chư vị giáo thọ sư, Bổn sư, chư huynh đệ… với lòng biết ân và niệm ân chân thành nhất Hy vọng từ luận văn này, sẽ làm nền tảng vững chắc cho người viết, tiếp tục bước những bước tiếp theo trên con đường học pháp
và hành pháp của mình
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Tính từ khi đức Phật nhập Niết – bàn đến nay, Tâm lý học Phật giáo có
ba hệ thống tiêu biểu Abhidhamma thuộc Thượng Toạ Bộ (Theravada), Câu
Xá Luận thuộc Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) và Duy Thức Luận thuộc Phật giáo Phát triển (Mahayana) Trong giới hạn của luận văn tốt nghiệp cử
nhân Phật học, người viết xin trình bày Tâm lý học Phật giáo thuộc Phật giáo
Phát triển, đồng thời căn cứ vào nội dung, tư tưởng của bộ luận Thành Duy
Thức, để trình bày cho luận văn của mình
6
Thích Phước Sơn, Phương Pháp Khoa Học Của Duy Thức, Giáo tài lưu hành nội bộ, 2000, tr.32
Trang 15Dựa vào căn bản này, tâm thức được xem là đối tượng quan trọng để
nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Để trình bày đề tài “Tâm lý học Phật giáo-sự chuyển hóa vi diệu trong
Luận Thành Duy thức”, người viết sử dụng các phương pháp như: phân
tích-tổng hợp, giải thích-chứng minh, so sánh, ví dụ để trình bày luận văn này
Phương pháp phân tích-tổng hợp: Phương pháp này nhằm phân tích,
những thuật ngữ, nội dung bài kệ, theo từng chi tiết nhỏ của vấn đề cần được phân tích, nhằm làm sáng tỏ nội dung đề tài cần trình bày Sau đó, cần tổng những chi tiết nhỏ của vấn đề hợp lại thành vấn đề lớn, chung để cho đoạn văn không bị tràn lan, lộn xộn không biết đâu là giới hạn
Phương pháp giải thích-chứng minh: Sử dụng phương pháp giải thích
làm cho những vấn đề trong nội dung của đề tài thêm rõ ràng, đồng thời chứng minh làm cho việc giải thích đó càng thêm vững chắc Chứng minh để xác nhận tính đứng đắng của vấn đề
Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở phân tích, so sánh hai vấn đề
nhằm làm nổi bật vấn đề cần phân tích, một cách rõ ràng
Phương pháp ví dụ: Phương pháp này nhằm đem ra để giải thích những
khái niệm trừu tượng hoặc một vấn đề khó hiểu trong khi phân tích, giải thích
6 Cấu trúc luận văn
Thực hiện đề tài “Tâm lý học Phật giáo-sự chuyển hóa vi diệu trong
Luận Thành Duy thức” Trừ phần dẫn nhập và phần kết luận, người viết xin
trình bày phần nội dung gồm có năm chương như sau:
Chương I: Nguồn gốc và lược sử hình thành Tâm lý học Phật giáo
Trình bày về nguồn gốc, xuất xứ của Tâm lý học Phật giáo, lịch sử tư tưởng cho đến khi hình thành học thuyết trường phái riêng Chương này gồm
ba vấn đề chính: Nguồn gốc Tâm lý học Phật giáo, Tâm lý học Phật giáo qua các trời kỳ chuyển tiếp ở Ấn Độ và Tâm lý học Phật giáo, thời kỳ hình thành, phát trển và truyền thừa
Trang 16Chương II: Hệ thống Tâm lý học Phật giáo trong luận Thành Duy Thức
Nội dung chương này trình bày bốn vấn đề chính sau Tính tác giả và dịch giả của Luận Thành Duy Thức, Cấu trúc căn bản của bộ luận, khái niệm về hệ thống tâm lý của con người, hân tích toàn bộ hệ thống tâm lý của con người (Theo Luận Thành Duy Thức
Về tính tác giả và dịch giả của luận này người viết giới thiệu về mười đại luận sư mà trọng tâm nhất là ngài Hộ Pháp và những vấn đề liên quan đến dịch giả của luận này
Cấu trúc căn bản của bộ luận là dựa vào bản dịch tiếng Việt của HT Thích Thiện Siêu để phân chia
Khái niệm về hệ thống tâm lý của con người là giới thiệu chung về 100 pháp chia làm 5 vị theo quan điểm luận chủ
Phân tích từng nhóm (vị trong 5 vị, giải thích tên gọi, đặc tính khác nhau của từng vị, Ba năng biến, tâm sở, sắc pháp, tâm bất tương ưng và
vô vi pháp
Giải quyết các vấn đề chính của chương này để thấy được chức năng đặc trưng khác nhau của từng vị nhưng lại có chiều hướng tương ưng, ứng khớp với nhau, dẫn đến một quy trình hoạt động giữa chúng
Chương III: Qui trình hoạt động của hệ thống tâm lý học Phật giáo
Sau khi giải thích từng trạng thái tâm lý cụ thể ở chương II Tiếp theo chương III tiến hành phân tích qui trình hoạt động của chúng gồm 4 vấn đề cơ bản sau Các mối quan hệ tương thích cho qui trình hoạt động (của hệ thống tâm lý, Ba năng biến phối hợp với các tâm sở và các mối quan hệ tương thích (của chúng
Phạm vi hoạt động của hệ thống tâm lý con người và cuối cùng là qui trình hoạt động của chúng
Các mối quan hệ hay các duyên, điều kiện cần và đủ của chúng trong qui trình hoạt động như Ba cảnh, Ba lượng, Ba tánh, Ba cõi, chín địa, chín duyên, mười nhân
Trang 17Ba năng biến phối hợp với các tâm sở và các mối quan hệ đặc trưng khác nhau Đồng thời phạm vi hoạt động giữa chúng cũng có những giới hạn dị biệt Chính vì sự phối hợp và phạm vi hoạt động giữa chúng dị biệt nên chúng đã kết hợp thành qui trình hoạt động “song phương” tạo ra nhiều
“diện mạo” khác nhau trong tánh cách của mỗi con người
Chương IV: Phương thức chuyển hóa vi diệu của hệ thống Tâm lý học Phật giáo
Ở chương II và chương III cung cấp những tư liệu cần thiết về sự vận hành trong hệ thống tâm lý của con người ở địa vị phàm phu Khi đã hiểu bản chất, chức năng cũng như hoạt động của chúng rồi, mới đi đến tu tập chuyển hóa chúng Vì vậy chương IV là tập trung vào trình bày 5 cấp độ trên lộ trình
chuyển hóa nội tâm theo qui trình “tùng tướng nhập tánh”:
Một là Tư lương vị, phương thức chuyển hóa ở giai đoạn này là chuẩn bị
để tiến hành trên lộ trình tu tập đến Phật quả Ở vị này phải dựa vào bốn năng lực làm tư lương Nội nhân, thiện hữu, tác ý, tư lương
Gia hạnh vị, sau chuẩn bị đầy đủ tư lương rồi hành giả gia công nỗ lực thực hành qua bốn bậc noãn, đãnh, nhẫn, thế đệ nhất để trấn áp đoạn trừ được 2 thủ Thấy rõ và thông suốt lộ trình tu tập, thấy được chân lý gọi là thông đạt
vị (kiến đạo Sau đó phân tích chân kiến đạo và tướng kiến đạo để thấy rõ nội dung của kiến đạo
Ở địa vị tu tập hay còn gọi là chuyển y, chuyển y cần tu tập qua bốn cấp
độ Năng chuyển đạo, sở chuyển y, sở chuyển xả và sở chuyển đắc Kết quả giai đoạn tâm tương ứng với 4 trí là quả vị Phật,
Thể nhập cảnh giới vô lậu, đạt được giải thoát thân và Mâu Ni danh pháp Được gọi là cứu cánh vị
Chương V: Tâm lý học Phật giáo đối với các vấn đề đời sống xã hội
Từ chương II đến chương IV đã trình bày về quá trình nhận thức và chuyển hóa hệ thống tâm lý của con người từ địa vị phàm phu đi đến qủa vị Phật Tiếp theo chương IV người viết chứng minh những lợi ích thiết thực mà khoa học này đã có những ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội; đồng thời gợi
mở những giá trị ứng dụng của tâm lý Phật giáo vào đời sống cá nhân cũng như tổ chức xã hội
Trang 18PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NGUỒN GỐC VÀ LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH
TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
1 Nguồn gốc Tâm lý học Phật giáo
Nguồn gốc Tâm lý học Phật giáo, xuất phát từ những lời dạy của đức Phật, hay nói khác hơn là được xây dựng trên hệ thống kinh tạng Phật giáo Trong lời dạy của đức Phật phương pháp điều phục tâm, huấn luyện tâm là những phương pháp tối thượng, giúp cho con người tu tập từ phàm phu thành Bồ-tát, thành Phật Sau khi tu tập thành tựu được trí tuệ giác ngộ vô thượng, tức là thành tựu quả vị Phật Đức Phật đã vận dụng sự thực nghiệm, chứng ngộ tâm linh của mình để thuyết pháp độ chúng sanh, trải qua gần năm mươi năm
Thời đức Phật còn tại thế, nhưng lời dạy của Ngài chưa được ghi chép lại bằng văn tự, mà chỉ bằng hình thức đọc tụng, các vị Thánh đệ tử nghe lời Phật dạy, ghi nhớ mà thực hành theo Nên giáo pháp của Phật trong thời kỳ này được trình bày dưới hình thức rất đơn giản, và tổng quát qua các bài kệ như:
“Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”
Chư Tăng thường thuộc lòng nhưng bài kệ ấy để thực hành, và truyền đạt kiến thức cho nhau trên tinh thần hòa hợp, thanh tịnh Điều này được chứng minh qua cuộc hội ngộ giữa ngài Mã Thắng (Assaji) và Xá- lợi-phất (Sāripūtta) Lần đầu tiên ngài Sāripūtta gặp Tỳ- kheo Assaji, ngài Sāripūtta đã bị cuốn hút bởi oai nghi cao quý, thanh tịnh của Tỳ- kheo Assaji Qua sự tìm hiểu tận tình, ngài Sāripūtta đã biết được phần triết lý cao siêu của Phật dạy, do Ngài Assaji đọc bài kệ:
“Ye dhammā hetuppahavā Tesam hetum Tathāgato Āha tesān ca yo nirodho
Trang 19
Dịch:
“Chư pháp từ duyên sanh Diệt từ nhân duyên diệt Ngã Phật đại Sa-môn Thường tác như thị thuyết”
Qua đây, cho chúng ta biết được giáo pháp của Phật cũng như Tâm lý học Phật giáo trong thời kỳ đầu chưa được kết tập bằng văn tự, chưa gọi là tạng kinh mà chỉ được biểu hiện qua suy nghĩ và hành động của chư Tăng Chư Tăng mỗi người là một bộ kinh sống, tất cả giáo pháp là giáo pháp sống, người ta muốn hiểu đạo Phật, người ta nhìn vào cách sinh hoạt của chư Tăng
là người ta hiểu về đạo Phật
Nhờ sự chỉ dạy trực tiếp từ kim khẩu của bậc Đạo sư, có lòng từ bi và trí tuệ siêu việt, giáo đoàn Phật giáo phát triển ngày càng đông và mạnh Từ đó, đức Phật đã tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh mà thuyết pháp, nên có lúc Ngài nhấn mạnh về phương pháp này, hoặc có lúc Ngài lại nhấn mạnh về phương pháp kia, nhưng cốt lõi không ngoài tham cứu tâm, hàng phục tâm, nhiếp tâm chánh định để đạt được trí tuệ vô thượng Điều này đã được biết qua sự ghi chép lại trong kinh điển, cụ thể là tạng kinh Nikāya thuộc Thượng tọa bộ, đây là tạng kinh nguyên thủy của Phật giáo, được kết tập (viết bằng ngôn ngữ Pāli) khoảng sau kết tập kinh điển lần thứ ba, sau Phật Niết- bàn khoảng 218 năm8 Sau đó là nhờ công của Tỳ-kheo Ma-hin-đa con trai của vua Asoka, đã mang tạng kinh này sang truyền khẩu ở Srilanka (Tích Lan), cho đến khi một đại hội kết tập kinh điển được tổ chức tại Srilanka ở một ngôi làng nhỏ tại Aluvihara Đây là lần đầu tiên kinh tạng được chép bằng văn tự Pali trên lá buông, vào khoảng năm 83 tr TL Từ đó, kho tàng pháp bảo vô giá này đã được lưu giữ, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Tạng kinh Nikāya này gồm có: Dīgha-Nikāya (Trường bộ); Majhima- Nikāya (Trung bộ); Samyutta-Nikāya (Tương ưng bộ); Anguttara-Nikāya (Tăng chi bộ); Khuddaka- Nikāya (Tiểu bộ); Năm bộ kinh này chứng minh
8
Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa, quyển 1 tr 678b
Trang 20cho chúng ta biết được, Tâm lý học Phật giáo đã được đức Phật dạy ngay từ những ngày đầu thuyết pháp Như giáo lý Mười hai duyên khởi, trong Kinh
Đại Bổn, có nói đến Mười hai nhân duyên (P paticca-samppāda, 十 二 因 緣)
Do danh sắc mà có lục nhập do lục nhập có thức…Quan hệ giữa thức và danh sắc là quan hệ giữa duyên khởi và thức Quan hệ giữa thức và danh sắc thể hiện quan điểm chủ thể nhận thức không thể tồn tại độc lập, nếu không có đối tượng nhận thức Nói đến sắc (căn) là nói đến cơ sở tồn tại của thức, trần là sản phẩm của thức Vì, danh sắc sanh ra thức, và do thức sanh ra danh sắc Cái gì được phân biệt gọi là thức Nên sắc trần chính là sản phẩm của thức Quan điểm căn-trần-thức này chính là quan điểm Tam hòa của Duy thức vậy Đức Phật đã từng dạy về tâm, về thức như trong kinh Bất Động Lợi Ích
:“…Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến
Nói đến “thân hoại mạng chung” là nói đến thân căn diệt, nghiệp thức đi
tái sanh, thức sẽ không hoại, không đoạn diệt Đây là muốn nói đến sự hỗ tương nhân - quả của các hạt giống trong kho tàng A-lại-da, mà Tâm lý học
Phật giáo gọi là Dị thục thức Đức Phật còn giải thích, thức diễn tiến là thức
luôn luôn chuyển biến, sinh diệt, luôn luôn trôi chảy, nối liền không gián
đoạn Đó gọi là “Tương tục thức” vậy
Trong kinh Kinh Phân Biệt Sáu Xứ Đức Phật dạy: “Khi được nói đến
“sáu thức thân cần phải biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức “Khi được nói đến “sáu thức
đến sáu thức tâm vương vậy
Nhìn chung, hầu hết các kinh trong Trung bộ phần lớn là trình bày về các vấn đề tâm-thức, về cấu trúc tâm-vật lý của con người như các kinh:
12
Kinh Sáu Sáu, Trung bộ III, tr 629
Trang 21Qua sự chứng minh và phân tích trên cho thấy Tâm lý học Phật giáo có nguồn gốc từ những lời dạy của đức Phật Vì vậy, hệ thống kinh tạng hình thành,
đã làm tiền đề để hình thành môn Tâm lý học Phật giáo Mặc dù, ở thời kỳ đầu môn học này chưa được hình thành một cách rõ ràng và có hệ thống, nhưng tư tưởng của nó đã được hàm tàng trong các lời dạy của đức Phật Về sau chư Tổ
đã trước tác những bộ luận nhằm xiển dương ý nghĩa trong lời dạy của Phật thành môn học có hình thức, danh xưng khác nhưng nội dung không ngoài bổn ý của Phật Từ đó, Tâm lý học Phật giáo dần dần hình thành và phát triển
2 Tâm lý học Phật giáo qua các thời kỳ chuyển tiếp ở Ấn Độ
Thông thường, để phân kỳ các giai đoạn lịch sử, các sử gia thường lấy các mốc thời gian quan trọng của lịch sử, hay những sự kiện có chuyển biến nhất định đến xã hội, về mặt tư tưởng triết lý, hay sự phát triển của nền văn hóa, kinh tế, văn minh của xã hội đó Cũng vậy, nếu khảo sát lịch sử Phật giáo
Ấn Độ theo cách phân chia này thì có thể chia thành ba thời kỳ: Phật giáo Nguyên thủy; Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Phát triển Đó là, từ khi đạo Phật có mặt cho đến khi hình thành và phát triển, mà bắt đầu là Phật giáo Nguyên thủy làm nền tảng hình thành cho đến khi Phật giáo Phát triển, Phật giáo Phát triển nhấn mạnh, chuyển tải tư tưởng triết lý của Phật giáo Nguyên
thuỷ “Hai khuynh hướng Nguyên thủy và Phát triển tuy có một vài quan điểm
dị biệt về lập luận và biện pháp, nhưng những nguyên lý cốt lõi nhất là đức Phật tuyên thuyết thì vẫn là nền tảng chung của hai hệ phái
Sự phân chia Phật giáo thành hai khuynh hướng hay hai hệ phái không phải
là một khuyết điểm, thực ra đó chính là một ưu điểm của đạo Phật Nhờ có khuynh hướng Nguyên thủy mà lời dạy của đức Phật đã được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay Và nhờ có khuynh hướng Phát triển mà đạo Phật có thể vận dụng để đáp ứng nhiều căn cơ trình độ, nhiều xứ sở và nhiều thời đại khác nhau Bảo tồn và phát huy là hai yếu tố hỗ tương cần thiết, không thể thiếu một, trong quá trình hoằng hóa độ sanh của đạo Phật Chính nhờ sự hỗ tương này
mà chúng ta có thể rộng đường đối chiếu, so sánh để tìm ra cốt lõi chung của
13
Thích Viên Minh (2008), Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy Và Phát Triển, Nxb Tôn giáo, tr.3
Trang 22Cũng chính vì lý do này, cho nên khi nghiên cứu Tâm lý học Phật giáo
hay các tư tưởng tông phái Phật giáo sau này, ta phải tìm hiểu các giai đoạn
lịch sử của Phật giáo qua các thời kỳ: Nguyên thủy, Bộ phái và Phát triển
2.1 Tâm lý học Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy
Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, cũng được xem là thời kỳ khởi nguyên
hay cội nguồn của các tông phái Phật giáo sau này Có thể ước tính từ khi đức
Phật thành lập giáo đoàn, cho đến sau Phật nhập Niết-bàn khoảng 100 năm
Tư tưởng Tâm lý học Phật giáo thời kỳ Nguyên thủy hàm tàng trong
những giáo lý căn bản cốt lõi như Tứ đế (P cattāri-ārya-saccāni, 四 谛),
Mười hai nhân duyên (P paṭicca-samppāda, 十 二 因 緣), Ngũ uẩn (P pañcakhada, 五 蘊)…
Tâm lý học Phật giáo được trình bày qua Tứ đế là một quá trình hoạt
dụng của hệ thống tâm lý hai chiều, khổ đau và hạnh phúc Khổ được đề cập
là một sự thật trong đời sống của con người Nỗi khổ ấy không phải từ đâu
đưa đến cho con người, cũng không phải tự nhiên mà có, hay do thần linh nào
áp đặt để trừng phạt con người, như trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy:
“Việc ác, do mình làm Việc lành, do mình làm
Dơ, sạch mỗi tự mình
Con người khổ đau là do tư duy tà kiến và hành động sai lầm của chính
mình; cho nên dẫn đến tâm lý ô nhiễm, nguyên nhân của khổ đau trong đời
này hoặc đời sau, đó là do quy trình vận hành của dòng tâm thức tương ưng
với các trạng thái tâm lý ô nhiễm như tham lam, sân hận và si mê (Tập đế:
Nguyên nhân của khổ) Nên nói:
“Bao tội khổ trong đường ác trược
Trang 23Khổ hiện hữu là do ba loại tâm lý này hiện hữu, và ngược lại ba loại tâm
lý này không hiện hữu thì khổ cũng chấm dứt Phân tích và vận dụng phương pháp tu tập, để đoạn dứt sự khổ, phát triển hạnh phúc an vui đó gọi là Đạo đế Cuối cùng, đạt đến mục đích giác ngộ tối hậu, đó là Diệt đế; khổ đau hoàn toàn chấm dứt, thể nhập trạng thái Niết-bàn an vui
Phân tích Tâm lý học Phật giáo qua Tứ đế, ta thấy rõ được tính hai mặt của tâm lý khổ đau và hạnh phúc, trong đời sống của con người Từ đó, nhấn mạnh đến việc chuyển hóa những tâm lý; là nguyên nhân dẫn đến khổ đau, phát triển những tâm lý đưa đến hạnh phúc an vui, bằng những phương pháp thực tiễn, mà đức Phật là nhà tâm lý học vĩ đại đã khảo sát chứng nghiệm, và chỉ dạy cho chúng ta
Song song với giáo lý Tứ đế (P cattāri-ārya-saccāni, 四 谛), Tâm lý học Phật giáo cũng được trình bày qua giáo lý Mười hai nhân duyên (P paticca- samppāda, 十 二 因 緣) Mười hai chi phần nhân duyên hiện khởi là nói đến
quá trình hoạt động của những tâm lý nhiễm ô hiện khởi Mười hai chi phần nhân duyên đoạn diệt là nói đến quá trình chuyển hóa tâm lý ô nhiễm thành trạng thái tâm lý thanh tịnh, như đức Thế Tôn đã tóm tắt về sự đoạn diệt và hiện khởi của mười hai chi phần nhân duyên như sau:
“Do cái này có mặt nên cái kia có mặt Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt Do cái này sinh nên cái kia sinh Do cái này diệt nên
thủy được đức Phật nhấn mạnh đến chi phần ái (P tanha) Tuy mỗi chi
phần duyên khởi đều nói rõ nguyên nhân và kết quả của khổ, mà con người đang gánh chịu, nhưng nếu phân chia duyên khởi theo nhân quả ba thời: Qúa khứ, hiện tại, vị lai thì ái, thủ, hữu thuộc nhân hiện tại Nhân quả ở hiện tại thì có thể tu tập chuyển hóa được, nhân quả quá khứ không thể sửa đổi, còn nhân quả tương lai thì chưa đến Cho nên, giảng dạy phương pháp
tu tập giáo lý duyên khởi đức Phật đã đặc biệt nhấn mạnh đến chi phần ái
(P taṇhā), nhân ở hiện tại
Trang 24
“Khi thấy sắc bằng mắt, người đó tham ái đối với sắc đẹp, người đó ghét
bỏ đối với sắc xấu, người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ mọn Người đó không như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của người đó được trừ diệt, không có dư tàn Như vậy đối diện với thân, sơ, (thuận, nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước thọ ấy Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên dục sanh
hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, nên dục hỷ sanh, có tham dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,
Ngược lại, “Khi vị ấy thấy sắc bằng mắt… dục hỷ ấy được trừ diệt Do dục hỷ của vị ấy diệt nên thủ diệt Do thủ diệt nên hữu diệt Do hữu diệt nên sanh diệt Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt Như vậy là sự
Vô minh là nhân quả trong quá khứ đã dẫn đến nhận thức sai lầm trong đời sống hiện tại Nó khiến cho tâm thức sanh khởi lòng tham ái, chấp thủ là động cơ cho các hành động của thân, khẩu, ý theo chiều hướng tiêu cực Mỗi
ý niệm về một tự ngã sanh khởi, thì thức có mặt (thức) Khi thức hiện hữu, đòi hỏi sự có mặt của chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức (danh sắc) Khi căn trần tiếp xúc với nhau (lục nhập) thì xúc sanh khởi (xúc) và lúc đó sẽ phát sanh cảm thọ (thọ) Thọ gồm những cảm thọ vui, buồn, trung tính Cảm thọ vui dễ chịu, sẽ làm phát sinh ái (ái) Khi ái thì muốn giữ lấy (chấp thủ) Hay nói cách khác trong ái đã bao hàm chấp thủ và nó được biểu hiện với nhiều hình thức tương ứng với các cảnh giới của tâm thức (hữu) Hữu tạo ra sinh mà mỗi khi đã có sinh thì phải có lão, tử, sầu bi, khổ ưu não Đây là sự vận hành của mười hai nhân duyên theo chiều sinh khởi Cũng là quy trình vận hành của hệ thống tâm lý theo chiều hướng ô nhiễm
18
Sđd, tr 590
Trang 25Trong mười hai chi phần nhân duyên, mỗi nhân duyên luôn tương tác chặt chẽ với nhau, mỗi chi phần vừa làm nhân cho quả kế tiếp, vừa làm quả của nhân trước nó Vì vậy, nên bất cứ một chi phần nào trong mười hai chi phần sanh khởi, thì mười một chi phần kia cũng hiện hữu và ngược lại Vô minh tham ái không có mặt thì thủ không có mặt, thủ diệt thời hữu diệt, hữu diệt thì lão tử, sầu bi, khổ ưu não diệt Chúng là vòng tròn gồm nhiều mắc xích nối liền nhau, cho nên một mắc xích hay một chi phần bị chặt đứt thì mười một mắc xích kia cũng đều tan rã Đây là quy trình vận hành của hệ thống tâm lý theo chiều hướng thanh tịnh
Trong các giáo lý căn bản như Tứ đế, Duyên khởi, Ngũ uẩn, Tam pháp
ấn, Nhân quả…Duyên khởi là giáo lý cốt lõi thâm sâu nhất, là hạt nhân của hệ thống giáo lý Phật giáo, là nền tảng căn bản để dựa vào đó mà trình bày các giáo lý khác, như Nhân-Duyên-Quả, Nghiệp cảm duyên khởi, Chân như
duyên khởi…Trong kinh Thánh Cầu đức Phật dạy: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận,
vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái
ái dục, ham thích ái dục…thật khó mà thấy được định lý Idapaccayatā
Đoạn Kinh này cho ta thấy pháp duyên khởi thật thậm thâm vi diệu, chúng sanh phàm phu không thể hiểu một cách thấu đáo được Vì vậy, nên đức Phật đã phương tiện sử dụng các giáo lý như Nhân quả, Ngũ uẩn, Tam pháp ấn, Giới-Định-Tuệ, Luân hồi-Nghiệp báo…để trình bày Duyên khởi
“Thật là khó thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ
bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt Niết–bàn, nên Phật phải dùng phương tiện, tuỳ căn cơ trình độ chúng sanh để nói Nghĩa là khi nói pháp không phải Ngài luôn luôn đem giáo lý Nhất thừa (Duyên khởi) ra dạy Chẳng hạn đối với phàm phu, ngoại đạo căn cơ thấp thì Ngài chỉ dạy bố thí, trì giới Với
Trang 26Vì vậy, khi trình bày Tâm lý học Phật giáo qua Duyên khởi ta có thể hiểu được các pháp khác Do đó, Duyên khởi có ảnh hưởng rất lớn đối với các
tư tưởng của Phật giáo Phát triển sau này như “Tánh không”, “chơn không diệu hữu”, “Duy thức trung đạo”, “A-lại-da duyên khởi” cũng đều bắt nguồn
từ giáo lý Duyên khởi này
2.2 Tâm lý học Phật giáo thời kỳ Bộ phái
Nói Phật giáo Nguyên thủy tức là nói thời kỳ giáo đoàn Phật giáo thống nhất Còn nói đến Phật giáo Bộ phái tức là đã có sự phân chia các tông phái từ Phật giáo Nguyên thủy ra các mạt phái
Thời kỳ Phật giáo Bộ phái được tính vào “khoảng một thế kỷ (từ 100 đến
137 năm) sau ngày đức Phật nhập Niết-bàn)” Sự ra đời của Phật giáo Bộ
phái đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử kết tập kinh điển lần hai tại Vesali Kết quả của kỳ kết tập này, giáo đoàn Phật giáo đã phân hóa thành hai
Bộ phái Thượng Tọa bộ và Đại Chúng bộ Trong hai Bộ phái chính này Đại Chúng bộ có sự phân chia mạt phái trước, qua bốn lần phân phái gồm có tám mạt phái và một bộ phái gốc là Đại Chúng bộ (9 bộ) Thượng Tọa bộ ban đầu chủ trương duy trì thuyền thống Phật giáo Nguyên thủy lấy kinh làm gốc, nhưng trải qua khoảng 100 năm, Đại Chúng bộ có sự phân chia mạt phái như vậy, nên cũng có ảnh hưởng và dẫn đến sự phân phái Thượng Tọa bộ qua 7
lần phân liệt mạt phái gồm có 11 bộ (theo Dị Bộ Tôn Luân Luận)
Từ hai bộ phái chính, phân liệt ra rất nhiều mạt phái như vậy, nên đã làm cho Phật giáo mang nhiều màu sắc và diện mạo khác nhau Tuy nhiên, dù có phân chia nhiều bộ phái bao nhiêu đi nữa, nhưng đã là bộ phái Phật giáo thì tư tưởng giáo nghĩa của bộ phái đó đều xuất phát từ kim khẩu của đức Phật Mặc
dù, về mặt hình thức tu tập của mỗi bộ phái khác nhau, nhưng tư tưởng chính
và mục đích của các tông phái Phật giáo chỉ là một
Ta thử đặt vấn đề, tại vì sao cũng xuất phát từ lời dạy của đức Phật mà mỗi tông phái lại có những tư tưởng, chủ trương khác nhau như vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, qua khảo sát các vấn đề về lịch sử ta thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các bộ phái Phật giáo Trong đó, nguyên nhân
Trang 27chính yếu nhất là tùy theo căn cơ trình độ (khế cơ) của con người tiếp nhận giáo lý Phật có sai khác, nên tư tưởng mỗi tông phái có sai khác Như trong thời thuyết pháp, đức Phật giảng một bài Pháp, cả hội chúng cùng lắng nghe, nhưng tùy theo trình độ của mỗi người trong hội chúng, lĩnh hội lời Phật dạy có sai khác Như trong kinh Pháp Hoa Phật dạy:
“Thí như trong cõi Tam thiên đại thiên nơi núi, sông, khe, hang, ruộng, đất sanh ra cây cối, lùm rừng và các cỏ thuốc, bao nhiêu giống loại tên gọi màu sắc đều khác Mây dày bủa giăng trùm khắp cõi Tam thiên đại thiên đồng thời mưa xối xuống, khắp nơi nhuần thấm, cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc: hoặc thứ gốc nhỏ, thân nhỏ,…Các giống cây lớn nhỏ, tùy hạng thượng trung hạ mà hấp thụ khác nhau Một cụm mây tuôn mưa xuống xứng theo mỗi
Giáo pháp Phật dạy ví như trận mưa lớn, khả năng lĩnh hội kinh điển Phật
dạy của mỗi người ví như từng loại “cây cối cỏ thuốc” Từ khả năng lãnh hội
khác nhau, dẫn đến mỗi tông phái chỉ nhấn mạnh một trong những giáo nghĩa Phật dạy, để lập luận, làm tư tưởng riêng cho mục đích tu tập của tông phái mình Vì thế giai đoạn này có rất nhiều trào lưu tư tưởng Phật giáo xuất hiện Trong đó Tâm lý học Phật giáo được xem là phát triển rõ nét nhất và nổi bật nhất Nội dung Tâm lý học Phật giáo trong thời kỳ này là tư tưởng của hai bộ
luận: Thắng Pháp Tập Yếu luận (P Abhidhammatthasangaha), và A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (S Abhidharma-kośaśāstra, 阿 毘 達 摩 俱 舍 論)
Vị trí của Thắng Pháp Tập Yếu luận (P Abhidhammatthasangaha) là
nằm trong tạng luận của Phật giáo Nguyên thuỷ, thuộc Thượng Toạ Bộ Tác giả của bộ luận này là Ngài Anuruddha, người Tích Lan, Ngài cũng là một luận sư nổi danh thời đó, cũng là nhà ngôn ngữ học Pāli nổi tiếng, nên Ngài
đã sử dụng rất thông thạo ngôn ngữ Pāli, và dùng Pāli để viết bộ luận này
Luận này được viết vào khoảng “thế kỷ thứ VIII TL”22 Tư tưởng của bộ luận này là công trình nghiên cứu, hệ thống hóa tư tưởng của bảy bộ luận thuộc
Trang 28Tân Thượng Toạ Bộ “Thượng Tọa Bộ khi truyền qua Tích Lan nó đã biến đổi
Bộ Thắng Pháp Tập Yếu Luận chia thế giới vạn hữu ra thành 196 pháp
(hoặc 201) Trong đó tâm vương có 89 pháp (hoặc 121), tâm sở 52 pháp, sắc
pháp 28
Nội dung cơ bản của luận này xoay quanh bốn vấn đề căn bản: Tâm vương (Citta), Tâm sở (Cetasika), Sắc pháp (Rūpa), Niết-bàn (Nibhana)
Khái quát chung về Thắng Pháp Tập Yếu Luận TT.Thích Trí Thiện viết:
“Văn học A tỳ- đàm (Abhidhamma) có thể xem là môn tâm lý và siêu tâm lý học Phật giáo Thắng Pháp Tập Yếu Luận là bộ phận thuộc Thượng Tọa bộ, ở đây bốn thắng pháp được đem ra giải thích cặn kẽ hoàn toàn thuộc về con người và đặc biệt là phần tâm thức
Một sự cống hiến đặc biệt của Thắng Pháp Tập Yếu Luận là sự giải thích về lộ trình của tâm Không những giải thích sự diễn tiến của tâm thức khi bị kích thích bởi ngoại cảnh hay nội tâm, ngang qua năm giác quan hay ngang qua ý căn, mà còn miêu tả kiết sanh thức (patisandhi) liên hệ từ đời này sang đời khác
A-tỳ-đàm cũng là môn luân lý học của đạo Phật, vì tất cả các lời dạy trực tiếp hay gián tiếp của đức Phật đều hướng con người đến giải thoát và giác ngộ Trong Thắng Pháp Tập Yếu Luận, các Bất thiện tâm được định nghĩa là những trạng thái tâm lý khiến con người khổ đau và đi xa mục đích giải thoát; Vô nhân tâm là những trạng thái tâm lưng chừng, không tới cũng không lui; không thiện cũng không ác; và Tịnh Quang tâm là những trạng thái tâm lý khiến con người tiến dần đến mục tiêu giải thoát và giác ngộ A-tỳ-đàm nói chung và Thắng Pháp Tập Yếu Luận nói riêng là một sự
cố gắng hệ thống hóa những lý thuyết và phương pháp tiềm tàng và rải rác trong kinh tạng, giúp chúng ta có một khái niệm tổng quát và quán xuyến
Trang 29Mục đích của tác giả cũng không ngoài mục đích mà chư Phật đã dạy,
trong kinh Pháp Hoa “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” Cũng
vậy, bản luận này nhằm làm phương tiện đưa con người vào cảnh giới an vui
đích thực (Niết-bàn) Sự đoạn diệt của của 14 tâm bất thiện làm phát khởi
trạng thái tâm lý thiện Đây chính là lộ trình chuyển hoá những trạng thái tâm
lý khổ đau sang trạng thái an vui thanh tịnh Đó là, nội dung Tâm lý học Phật giáo qua Thắng Pháp Tập Yếu Luận
Hệ thống Tâm lý học Phật giáo qua bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (S
Abhidharma-kośaśāstra, 阿 毘 達 摩 俱 舍 論)
Nội dung thứ hai là Câu Xá Luận thuộc luận tạng của Thượng Tọa Bộ (Hữu Bộ) Sarvāstivācta Tác phẩm được viết khoảng 900 năm sau đức Phật nhập Niết bàn Bộ luận này đã xiễn dương giáo lý Hữu bộ đạt đến đỉnh cao của nó, được người đương thời tôn xưng là Thông Minh Luận Tác giả của bộ luận này là ngài Vasdubandhu Nội dung của luận gồm có 30 quyển chia làm
9 phẩm25
Phẩm 1: Phẩm phân biệt giới (Dhātunirkeśa)
Phẩm 2: Phẩm phân biệt căn (Indriyanirkeśa)
Phẩm 3: Phân biệt thế gian (Lokanirdeśa) là quả của thế giới mê
Phẩm 4: Nghiệp (Karmanirdeśa) là nguyên nhân gần của thế giới mê Phẩm 5: Tùy miên (Ansayanirdeśa) là nguyên nhân xa của thế giới mê
Phẩm 6: Phân biệt hiền Thánh (Mārganirdeśa) là kết quả của sự giác ngộ
Phẩm 7: Phân biệt trí (Jnānanirdeśa) là nguyên nhân gần của giác ngộ Phẩm 8: Phân biệt định (Samaputtinirdkeśa) là nguyên nhân xa của giác ngộ Phẩm 9: Phá ngã là bàn về lý vô ngã (tuệ kiến)
Qua nội dung của Câu Xá luận, luận chủ đã phân tích các hiện tượng tâm
lý theo hệ thống 75 pháp chia làm 5 vị Trong đó, có 72 pháp hữu vi và 3
pháp vô vi, cho chúng ta thấy rõ sự vận hành của những tâm lý nhiễm và tịnh Đồng thời triển khai phương pháp để chuyển hóa những tâm lý nhiễm dựa trên giáo lý nhân quả Nguyên nhân nào dẫn đến sự tương tác với các tâm lý ô
25
Xem Thích Thanh Kiểm (2001), Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ, tr 165
Trang 30nhiễm thì kết quả sẽ ở thế giới mê, nguyên nhân nào dẫn đến sự tương tác với các tâm lý thanh tịnh thì kết quả là sự giác ngộ vậy
2.3 Tâm lý học Phật giáo thời kỳ phát triển
Căn cứ theo lịch sử Phật giáo Ấn Độ, thì tư tưởng Phật giáo Đại thừa
(S.Mahayana), đã manh nha từ thời Phật giáo Bộ phái Phật giáo Đại thừa ra đời
trong bối cảnh xã hội xảy ra sự tranh chấp giữa các tư tưởng tông phái Phật giáo
và các học thuyết của xã hội đương thời Trào lưu tư tưởng Phật giáo Bộ phái phát triển đến mức cực độ, cùng với sự phát triển của phong trào tư tưởng xã hội, các triết thuyết xã hội cũng phát triển rất thịnh như Số luận, Thắng Luận Phái và các học thuyết khác cũng thi nhau ra đời
Trong bối cảnh xã hội như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho những người con Phật hết sức lớn lao, về việc hoằng dương và truyền bá chánh pháp Vì vậy, đòi hỏi phải có những nhà cách mạng Phật giáo xuất hiện để vận động cho sự
ra đời của tư tưởng Phật giáo cách tân, từ tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy Về phía cư sĩ thì có Duy Ma Cật, Thắng Man phu nhân, Hiền Hộ26
Về phía tu sĩ
thì có ngài Long Thọ (Nāgārjuna), Di Lặc (Maitreya), Vô Trước (Asaṅga) và Thế Thân (Vasubandhu)
Nói đến sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Đại thừa ta không thể không
nhắc đến khoảng thời gian giao thoa giữa Phật giáo Bộ phái (Nguyên thủy) và
Phật giáo phát triển Vì đó là thời đại của các ngài như ngài Mã Minh
(Asvaghosa), ngài Thế Hữu (Vasumitra), ngài Na-Tiên Tỳ-kheo (Nāgasena)
là những người đã tạo tiền đề cho Phật giáo Phát triển ra đời
Về sự ra đời của tư tưởng Phật giáo Phát triển ta thử đặt vấn đề, từ hai
Bộ phái gốc là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ thì tư tưởng Phật giáo Phát
triển xuất phái từ bộ phái nào? Vấn đề được giải quyết như sau: “Yếu nghĩa của Đại Chúng Bộ Đặc biệt về thuyết “Ngã pháp câu không” rất gần với không quán của Đại thừa Bá-nhã; thuyết “Vô-vi pháp” có thể là tiền khu cho thuyết “Chân như duyên khởi” của Đại thừa; thuyết “Tâm tính bản tịnh, khách trần ô nhiễm”, về điểm phiền não thì vô thủy hữu chung rất giống với
26
Xem Kimura Taiken (Thích Quảng Độ dịch), Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, tr 57
Trang 31thuyết “Chân như duyên khởi luận”, cho vô minh là vô thủy hữu chung; thuyết “Tâm tính bản tịnh” cũng còn là nguyên nhân để dụ dẫn đến tư tưởng
“Nhất thiết chúng sinh, tất hữu Phật tính” của giáo lý Đại thừa Vì vậy, giáo nghĩa của Đại Chúng Bộ, tuy cũng là Tiểu thừa Vậy có thể nói, giáo nghĩa
Khảo sát về bối cảnh lịch sử và sự ra đời của Phật giáo Phát triển ta mới
có thể thấy được tư tưởng Tâm lý học Phật giáo ảnh hưởng từ tông phái nào
“Phật giáo Đại thừa (Phát triển) được chia ra thành hai hệ tư tưởng:
Để giải quyết vấn đề Tìm hiểu về tâm lý học Phật giáo thời kỳ Phát triển
nên ta chỉ chú trọng tìm hiểu tư tưởng Duy thức Du-già Vì Duy thức Du già
là tư tưởng nền tảng của Tâm lý học Phật giáo “Trường phái Duy thức Du già là một nhánh quan trọng khác của phái Đại thừa và được sáng lập bởi Maitreya hay Maitryanatha (thế kỷ thứ 3) Các luận sư nổi tiếng của trường phái này là Asanga (Vô Trước, thế kỷ thứ 4), Vasubandhu (Thế Thân, thế kỷ thứ 4),…Trường phái này đạt đến tột đỉnh quyền uy và ảnh hưởng trong thời
kỳ của Asanga và người anh em của ông là Vasubandhu Tên gọi Hogacara (Du gia Hành tông) là do Asanga đặt, còn tên Vijnanavada (Duy Thức) thì
Khi kế thừa tư tưởng của Bộ Du-già-sư-địa
luận của ngài Di Lặc thuyết Từ tư tưởng bộ luận này nảy sinh hai lĩnh vực tư tưởng Du già, Duy thức
Trong đó ngài Vô Trước nghiêng về tư tưởng Du già, Ngài Thế Thân nghiêng về tư tưởng Duy thức Như vậy ta có thể khẳng định sơ tổ của Duy thức tông là ngài Thế Thân Ngài Thế Thân là gạch nối giữa tư tưởng Bộ phái
(Nguyên Thủy) và Phát triển (Đại thừa) Ngài sống vào khoảng năm (320 - 400AD) “tại xứ Purusapura thuộc tiểu quốc Gāndkāra Ấn Độ”, Ngài là anh em
cùng mẹ khác cha với Ngài Vô Trước Ngài Thế Thân là một luận sư rất thông minh Lúc đầu, Ngài là một triết gia uyên bác của Ấn Độ, Ngài học nhiều kinh
29
Sđd, tr 117
Trang 32điển như Rg-veda, Brāhamana, Upanisad và Phật giáo Sau đó Ngài xuất gia theo Phật học đạo với Ngài Buddhamitra (Phật Đà Ma-đa) Ngài rất chuyên sâu giáo lý Phật đà Đặc biệt là các học thuyết Abhidharama thuộc nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt là Hữu bộ Và Ngài cũng từng là học trò nối tiếng ở Tu viện Nalanda Ở đây Ngài chạm nhiều tư tưởng Phật giáo khác nhau Sau đó Ngài đã
tạo ra bộ luận Câu xá nhằm dung hòa các tư tưởng Phật giáo, như “Tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu” của Sarvastivada và “Quá vị vô thể, hiện tại thật thể”
của Sautràntikà cũng như tôn chỉ của các bộ phái; Mahasanghika, Vaibhāsika30 Sau đó, Ngài rời khỏi Tu viện Nalanda, Ngài trở về Purusapura gặp lại người anh của mình là Ngài Vô Trước Tại đây Ngài nghe theo lời khuyên của anh cùng nghiên cứu Du-già-sư-địa luận và viết ra rất nhiều tác phẩm có giá trị để xiển dương giáo lý Đại thừa như cuốn Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận, Nhị Thập Tụng và nhiều tác phẩm có giá trị khác Đặc biệt là bộ luận Tam Thập Tụng được hoàn thành vào lúc cuối đời của Ngài Luận này được xem là trái tim, là hạt nhân của Tâm lý học Phật giáo Sau này các bộ luận về Duy thức đều dựa vào Tam Thập Tụng để chú thích, giảng giải Tâm lý học Phật giáo thời kỳ này vừa có tính kế thừa, vừa có tính sáng tạo Kế thừa để phù hợp tinh thần của Phật giáo, sáng tạo để phù hợp với trào lưu tư tưởng của xã hội, đưa tâm lý học đến trình độ hoàn chỉnh hơn
Tư tưởng Tâm lý học Phật giáo dựa vào sáu bộ kinh và mười một bộ luận31 để lập tông Ngoài 11 bộ luận này, chúng ta còn biết thêm bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận của ngài Mã Minh, và Thành Duy Thức Luận của ngài Huyền Trang ở Trung Hoa
31
Sáu bộ kinh:1 Hoa Nghiêm, Giải Thâm Mật, 3 Như Lai Xuất Hiện Công Đức, 4 Đại Thừa
A-tỳ-đạt-ma.5 Lăng già, 6 Hậu Nghiêm (chưa dịch ra Hoa văn) Mười một bộ luận:Bộ luận gốc: Du-già Sư-địa Luận, 100 cuốn, Di-lặc thuyết, Vô Trước thuật, Huyền Trang dịch Mười Chi luận:1.Đại Thừa Bách Pháp
Môn Luận, cũng gọi là Lược Trần Danh Số Luận, 1 cuốn; Thế Thân tạo, Huyền Trang dịch,2 Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, cũng gọi Thô Thích Thể Nghĩa, 1 cuốn; Thế Thân tạo, Huyền Trang dịch,3 Hiển Dương Thánh Giáo Luận, cũng gọi Tổng Bao Chúng Nghĩa Luận, 20 cuốn; Vô Trước tạo, Huyền Trang dịch, 4 Nhiếp Luận, cũng gọi Quảng Bao Đại Nghĩa, có ba bản dịch ra Hán văn, 5 Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tạp Tập Luận, cũng gọi Quảng Trần Thể Nghĩa Phân Biệt Danh Số, 16 cuốn; Vô Trước tạo, Sư Tử Giác Thích, An Tuệ tập, Huyền Trang dịch, 6 Biện Trung Biên Luận, cũng gọi Ly Tịch Chương Trung, 3 cuốn; Thế Thân tạo, Huyền Trang dịch, 7 Nhị Thập Duy Thức Tụng, cũng gọi Tồi Phá Tà Sơn Luận, 1 cuốn; Thế Thân tạo, 8 Duy Thức Tam Thập Tung, cũng gọi Cao Kiến Pháp Tràng, 1 cuốn; Thế Thân tạo, Huyền Trang dịch, 9 Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, cũng gọi Trang Nghiêm Thể Nghĩa, 13 cuốn, Vô Trước tạo, Ba-la-phả-mật-đa-la dịch, 10 Phân Biệt Du-già Luận, cũng gọi Nhiếp Tán Quy Quán Luận; Di Lặc thuyết, chưa dịch ra Hán văn
Trang 33Tâm lý học Phật giáo ở thời kỳ này được trình bày cụ thể nổi bật qua hai bộ luận của ngài Thế Thân Một là Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận, hai là
Duy Thức Tam Thập Tụng (trimśikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā) Trong đó
Duy Thức Tam Thập Tụng là bộ luận cốt lõi của Duy thức Duy Thức Tam Thập Tụng ra đời là một cuộc cách mạng lớn về triết học Phật giáo nói chung, nó đáp ứng được nhu cầu so sánh giữa triết học Phật giáo và các triết học hiện thời, đồng thời còn tạo tiền đề cho sự đam mê nghiên cứu của các triết gia, ở chỗ không trình bày bằng văn xuôi mà bằng thi kệ Bài thi kệ bằng triết lý Tâm thức
Vì thế, ngoài văn phạm ngôn ngữ thi ca nó còn là triết lý-sự chuyển hóa của chiều sâu tâm thức Cho nên, sự thành công của Duy Thức Tam Thập Tụng là sự chuyển thể một hệ thống triết lý quá sâu sắc thành 30 bài kệ ngắn gọn
Hệ thống tâm lý học trong thời kỳ này phân tích các pháp làm hai loại hữu vi và vô vi Hữu vi có 94 pháp, vô vi có 6 pháp bao gồm trong 100 pháp Đây cũng chính là hệ thống Tâm lý học Phật giáo Đại thừa, mà người viết chọn làm phạm vi nghiên cứu cho đề tài của mình, nên nội dung sẽ trình bày
và thời kỳ phát triển ở Ấn Độ thì đã hình thành có hệ thống, phát triển mạnh
mẽ và có sự truyền thừa sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam
3.1 Hình thành và phát triển
Tâm lý học Phật giáo được hình thành và phát triển ở Ấn Độ khoảng thế
kỷ IV AD Sau khi nghiên cứu tác phẩm Du-già-sư-địa luận của Bồ tát Di Lặc
và một số tác phẩm khác của Bồ tát Di Lặc và Ngài Vô Trước Ngài Vasubandhu đã trước tác rất nhiều bộ luận như Đại thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Để xiển dương giáo lý Đại thừa Cơ bản nhất là Duy Thức Tam
Thập Tụng (trimśikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā) nhấn mạnh triết lý “Tam
Trang 34giới duy tâm vạn pháp duy thức” (không có gì ngoài thức) Như vậy ta thấy ngài Vasubandhu đã lấy tư tưởng chủ đạo là “Duy Thức” để đặt tên cho
trường phái của mình, và trường phái này đã phát triển rất mạnh ở Ấn Độ
3.2 Lược sử truyền thừa Tâm lý học Phật giáo ở Ấn Độ
Sơ tổ của tông Duy thức là Ngài Thế Thân (Vasubandhu, 世 親) Sau khi Ngài thị tịch, ở Ấn Độ có ba dòng truyền thừa Duy thức
Dòng thứ nhất là Ngài Trần Na (Dīgnāga) thế kỷ thứ V đến Ngài Vô Tánh (Agotra) và Ngài Hộ Pháp (Dharmapāla) 439-507, Ngài Giới Hiền (Sīlabhadra) đã từng là thủ tòa Đại học Nàlanda
Dòng thứ hai là truyền chi Đức Huệ (Gunamati) và An Huệ (Sthiramati)
nơi truyền thừa là ở Đại học Valabhi
Dòng thứ ba là truyền chi của Nan-đà (Nanda) và Thắng Quân (Jayasena)
Dòng thứ ba này không được phát triển lắm so với hai dòng trước32
3.3 Lược sử truyền thừa Tâm lý học Phật giáo ở Trung Quốc
Sơ tổ của Duy thức tông ở Trung Hoa là ngài Huyền Trang Ngài là người Trung Quốc, trong quá trình nghiên cứu tu tập Ngài đã tham dự các buổi giảng
về luận Phật giáo Đặc biệt là các buổi giảng về Đại Thừa Nhiếp Luận, với sự tham gia của hơn bảy luận sư, Ngài thấy ý kiến giữa các luận sư bất đồng quá nhiều Hơn nữa, Ngài không thấy vị nào tài giỏi nhất để theo, nên Ngài quyết định đến Tây Trúc để học đạo mong tìm được vị thầy tài giỏi Khởi hành từ Trường An năm 629 mãi đến năm 632 mới đến Nalanda gần thành Vương Xá, nơi ngài Giới Hiền đang ở (lúc đó Ngài Giới Hiền đã 106 tuổi)
Ngài Huyền Trang (玄奘, Hsuan Tsang) thọ pháp với ngài Giới Hiền và học hầu hết các bộ luận về Duy thức, đặc biệt các bộ luận của Ngài Thế Thân Sau 17 năm du học tại Ấn Độ Ngài về nước năm 645, mang về kinh, luận hơn
650 bộ trong đó có bộ Thành Duy Thức Luận (Vijñaptimātratāsiddhi Sastra) là
tôn chỉ của Duy thức Sau đó Ngài bắt đầu khởi dịch 75 bộ hơn 1350 quyển Vậy truyền thừa theo Duy thức ở Trung Quốc bắt đầu từ ngài Huyền Trang đến ngài Khuy Cơ Ngài đã chú sớ và sáng tác rất nhiều bộ luận về Duy thức Ngài
32
Xem Junjiro Takakusu (Tuệ Sỹ dịch, 2004), Tinh Hoa Phật Giáo-Các Tông Phái Đạo Phật, tr 110-112
Trang 35Khuy Cơ có công rất lớn về việc kế thừa và hệ thống hóa lại tông Duy thức ở
Trung Quốc Sau đó đến ngài Đạo Chiêu (Dôshô) 628-700 một tăng sĩ người
Nhật sang Trung Hoa năm 653 Ngài sống chung với ngài Khuy Cơ và thọ pháp với ngài Huyền Trang hơn 10 năm Nghe theo lời thầy Ngài phải về Nhật để truyền bá chánh pháp, trước khi khởi hành Ngài được thầy tặng rất nhiều bộ kinh, luận và luận sớ về duy thức Về Nhật, Ngài truyền bá Duy thức tông tại
chùa Nguyên Hưng (Gwangôji) đệ tử Ngài là Hành Cơ (Gyôgi) 667-748 Dòng
thiền thứ nhất tại Trung Hoa được gọi là Nam Tự Dòng thứ hai là từ ngài Trí
Thông (Chitsù) và Trí Đạt (Chitatsu) người Nhật Bản sang Trung Hoa năm
654 Họ đã được học pháp từ Ngài Huyền Trang và Ngài Khuy Cơ
Dòng thứ ba từ Ngài Trí Phụng (Chihô) là tăng sĩ Triều Tiên gốc người Tân La cùng với Trí Loan (Chiran) và Trí Hùng (Chio) sang Trung Hoa học
Pháp với ngài Huyền Trang Một thời gian sau khoảng năm 703, cả ba sang
Nhật truyền học thuyết Duy thức cho Nghĩa Uyên (Giyen)
Dòng thứ tư do học giả Huyền Phương (Genbô) đến Trung Hoa năm
616 và học pháp với Ngài Trí Châu (688-723) Ông ở đây gần 20 năm đến
năm 735 về quê thuyết giảng học thuyết Duy thức tại chùa Hưng Phúc
(Kôbukuji) Ông lại truyền pháp cho Huyền Tông (Genjù) 723-797 người
đã tận tụy phổ bá học thuyết Duy thức Dòng thứ tư được gọi là Bắc tự, đây cũng là dòng truyền thừa chính thống của Trung Hoa33
Qua lịch sử hình thành và phát triển, truyền thừa ta thấy Duy thức học (Tâm lý học Phật giáo) hình thành và phát triển ở Ấn Độ rồi truyền sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản
Trở về cội nguồn của Tâm lý học Phật giáo, mục đích ta tìm ra xuất thân của học thuyết này bắt nguồn từ đâu, nó nằm ở vị trí nào trong giáo pháp của Phật giáo Khởi nguồn từ lời dạy của Phật, Tâm lý học Phật giáo
đã kế thừa tư tưởng của Phật Tổ, các bậc Tổ sư dần dần hệ thống hoá hình thành một học thuyết có trường phái lớn và phát triển cho đến ngày nay Tâm thức học Phật giáo ra đời đã làm tròn trách nhiệm, vai trò và giá trị
33
Xem Junjiro Takakusu (Tuệ Sỹ dịch, 2004), Tinh Hoa Phật Giáo-Các Tông Phái Đạo Phật, tr 110-112
Trang 36của nó đối với lịch sử nhân loại qua mọi thời đại Trải qua suốt chiều dài,
bề dày lịch sử, Duy thức học hay Tâm lý học đã có những bước chuyển mình khá độc đáo, mỗi bước chuyển mình là mỗi bước thích ứng với mọi thời đại của xã hội, thời đại nào Duy thức cũng được xương minh là cuộc cách mạng lớn về triết học Phật giáo nói riêng và triết học xã hội nói chung Nó luôn luôn đáp ứng được yêu cầu đối chiếu so sánh giữa triết học Phật giáo và các ngành triết học hiện thời
Trang 37CHƯƠNG II
HỆ THỐNG THỨC TRONG LUẬN THÀNH DUY THỨC
1 Giới thiệu sơ lược về Luận Thành Duy Thức
1.1 Tác giả và dịch giả
Tác giả: Thành Duy Thức Luận (vijñaptimātratāsiddhi Sastra) là một tác
phẩm hàng đầu của Tâm lý học Phật giáo Đại thừa, do mười Đại Luận sư về Duy thức học phân tích chú giải khác nhau về Duy Thức Tam Thập Tụng, mà trọng tâm nhất và có hệ thống nhất đó là ngài Hộ Pháp Cho nên bản dịch của ngài Huyền Trang có ghi tác giả là Hộ Pháp đẳng Đó chính là ngài Hộ Pháp
và chín vị còn lại (十大論師)
Trong phần nội dung của Thành Duy Thức Luận, ta thấy phần chú giải của ngài Hộ Pháp (Dharmpāla, 護法) được nêu làm tiêu điểm, sau đó liệt kê, so sánh, đối chiếu hệ thống 30 bài tụng Duy thức của ngài Thế Thân với chín vị luận sư còn lại là ngài Đức Huệ (gunamati, 420 – 500), ngài An Huệ (Sthiramati,
470 – 550), Thân Thắng (Bandhuśrī 德慧), Nan Đà (Nanda, 難 陀, 450 – 530), Tịnh Nguyệt (śuddhacandra, 淨月), Hỏa Biện (Citrabhāna, ), Thắng Hữu (Viśenamatra, 勝友), Tối Thắng Tử (Jinaputra, 最勝子), Trí Nguyệt (Jñānacandra, 智月)
Dịch giả chữ Hán: Khoảng năm 659 bản dịch của ngài Huyền Trang ra
đời34 Sau khi “nhập trúc cầu pháp” Ngài đặc biệt quan tâm đến triết lý Duy thức
Nên khi về nước, Ngài đã mang về rất nhiều kinh luận có liên quan đến yếu nghĩa của Duy thức Từ đây, Ngài đã mở đầu cho công trình dịch thuật của mình Bộ Thành Duy Thức Luận được Ngài dịch vào khoảng năm 659 AD
Dịch giả tiếng Việt: Hiện nay có hai bản dịch tiếng Việt, một là bản dịch
của HT Thích Thiện Siêu, hai là bản dịch của thầy Lê Mạnh Thát
34
Xem Thích Nhuận Châu (biên dịch, 2008), Du Gìa Hành Tông, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, tr 294
Trang 381.2 Cấu trúc căn bản của bộ Luận (Thành Duy Thức)
Cấu trúc cơ bản của Luận Thành Duy Thức, nguyên bản Sanskrit có 10 quyển (đồng nghĩa với chương), bản dịch của ngài Huyền Trang cũng dịch theo với bản Sanskrit chia làm 10 quyển
Chương I đến nửa đầu chương II: Là nghệ thuật phá chấp ngã và chấp
pháp Giải thích sự chấp ngã và chấp pháp từ nhiều phương diện, để hướng hành giả vượt qua sự chấp thủ đó
Từ nửa cuối chương II đến đầu chương IV: Phân tích về đặc tính, bản
chất, vai trò của thức A-lại-da và các loại chủng tử, hoạt dụng từ kho tàng tâm thức này, theo hai chiều hướng thiện-ác, từ đó hành giả có thể nắm bắt được
và vượt lên trên các giới hạn thông thường của phàm tính con người
Giữa chương IV đến đầu chương V: Phân tích về Thức Mạt-na và các
duyên, điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp, dẫn đến sự chấp trước cái tôi, với hai chiều hướng chống cự và bảo vệ Dù chống cự hay bảo vệ thì khi
hoạt dụng Mạt-na cũng kéo theo bốn tâm lý phiền não, “ngã si”, “ngã kiến”,
“ngã mạn”, “ngã ái” đồng hành
Giữa chương V đến đầu chương VII: Nói về sáu thức giác quan và các
hoạt động của tâm sở
Giữa cuối chương VII đến đầu chương VIII: Phân tích về sự tương
tác giữa các thức Sự vận dụng các giác quan tiếp xúc với các đối tượng hoàn cảnh
Cuối chương VIII: Đề cập tới ba đặc tính của thức là Tam tự tính Tam
tự tính cũng chính là ba đặc tính của mọi sự vật hiện tượng nói chung
Đầu chương IX: Phân tích về ba vô tánh nhằm phá tất cả mọi chấp trước
về các đặc tính, trên cơ sở của ba tự tính giúp hành giả rũ bỏ mọi giả tưởng để thăng tiến nhận thức ở mức độ cao hơn
Giữa chương IX đến hết chương X: Là việc tu chứng năm giai vị của
hành giả Duy Thức học
2 Khái niệm về hệ thống thức
Các học thuyết của ngoại đạo như Số luận, Thắng luận, Đại tự tại thiên giáo, Bảy luận sư ngoại đạo, Thanh luận sư, Thuận thế ngoại đạo tuy có
Trang 39nhiều phẩm loại học thuyết khác nhau, nhưng đối tượng nghiên cứu, nhận
thức không ngoài ngã và pháp (nhân sinh quan và vũ trụ quan) Mặc dù, mỗi tông phái đều có đối tượng nghiên cứu chung, (hoặc ngã, hoặc pháp), nhưng
mỗi một tông phái đều có nhận thức khác nhau Do đó, có những chủ trương, khuynh hướng riêng, và lập nên rất nhiều trường phái Căn cứ theo giáo lý của
Phật giáo thì các học thuyết vừa nêu trên, đều vướng kẹt vào (chấp) ngã, (chấp) pháp Tâm lý học Phật giáo ra đời, làm kim chỉ nam hướng dẫn
phương pháp nhận thức toàn triệt về Ngã (我) và pháp (法) Có hệ thống cụ thể, trình bày thế giới hiện tượng này bao gồm 100 pháp, nó vận hành dựa
trên cơ sở nền tảng của “Duyên sinh” để tư duy nhận thức đúng về vạn pháp
Hệ thống 100 pháp này được xem như một tổng thể của mọi sự vật hiện tượng, nó được phân chia thành năm nhóm Nhóm một là Tam năng biến, Tâm sở là nhóm hai, nhóm ba là Sắc pháp, Bất tương ưng hành là nhóm bốn
và nhóm năm là Vô-vi pháp (無 爲 法)
Tuy chia làm năm nhóm (vị) như vậy nhưng không có nghĩa là có sự tách biệt riêng lẻ đối với 5 nhóm này, mà mỗi một nhóm có mặt là nó kéo theo toàn bộ hệ thống tâm thức có mặt Hệ thống thức được phân chia theo trình tự ở mục 3 như sau
3 Hệ thống tâm thức
3.1 Tam năng biến thức (三 能 變 識)
Tam năng biến thức hay thường gọi là tám thức tâm vương, gọi tâm
vương là muốn nói đến tính năng chủ đạo của loại năng biến này
Sơ năng biến thức (初 能 變 識)
“Thức năng biến thứ nhất là A-lại-da,
Nó còn có rất nhiều tên gọi khác Mỗi tên gọi khác nhau là nói lên từng ý nghĩa tính năng của nó, nhưng vấn đề quan trọng nhất là cần phải xác định được đặc tính biểu hiện của thức này thông qua các danh xưng và những từ đồng nghĩa của nó Theo Nghĩa Đăng 4 (tr.729b25) A-lại-da còn có 18 tên gọi
35
Thích Thiện Siêu (2006), Luận Thành Duy Thức, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, tr 80
Trang 40khác36 Ở đây ta chỉ tập trung khảo sát ba tên gọi của nó, theo Luận Thành Duy Thức là A-lại-da, Dị thục, Nhất thiết chủng
A-lại-da (àlaya, 阿 賴 耶): Được định nghĩa như một kho chứa, mà trong
kho là nơi chứa đựng tất cả những sự vật hiện tượng và những dữ liệu liên quan đến hoạt động của nó Từ ý nghĩa này A-lại-da được xem là nơi trú ẩn của tất cả vật dụng (hạt giống) Kho chứa này không có giới hạn là lớn hay nhỏ, nhưng dù
là lớn hay nhỏ, thì sự trú ẩn của những hạt giống đều có thể tạo ra cảm giác an toàn ở mức độ tương đối, có sự duy trì và phòng hộ của Mạt-na
Khi mô tả về A-lại-da như một kho chứa, ta liên tưởng có một không gian, không gian này nối kết bởi chiều dài, chiều rộng là vô hạn, có trục hoành là vô cực, trục tung vô cực và không gian bên trong cũng vô cực A-lại-
da (kho chứa) có khả năng giãn nở, tùy theo vật dụng, dữ liệu, những hạt
giống nhiều hay ít mà sự co giãn, trở nên linh hoạt và thích ứng với nhau Làm cho mỗi khi các hạt giống được đưa vào không bị mất đi, hay bị hạn hẹp bởi số lượng hạt giống quá tải Ý niệm này gợi lên cho chúng ta hình dung về tính không giới hạn của A-lại-da
Thành Duy Thức Luận trình bày ba tính năng chính của A-lại-da là năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng
Năng tàng (能 藏) được hiểu là công năng chứa nhóm, là chỗ chứa, kho
chứa theo chiều hướng giãn nở của các hạt giống, từ các hành động của con người dẫn đến tình trạng duy trì được yếu tính của mọi sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với tâm thức
Sở tàng (所 藏) được hiểu như tất cả các vật dụng, hạt giống, được cất
giấu, chứa đựng, được bảo hộ trong kho chứa Ta có thể ví dụ, những vật
dụng (hạt giống) này như những dữ liệu, tập tin của máy vi tính Số lượng dữ
liệu này gồm có các loại văn bản, hình ảnh, âm thanh, và tất cả những gì chúng ta có thể nạp, lưu giữ vào đây
Ta thử đặt ra vấn đề, cái gì tạo ra được việc nối kết và giữ lại những hạt giống, hay những dữ liệu đó làm cho nó không bị mất đi Thành Duy Thức Luận
36
Trích dẫn từ, Tài liệu tham khảo, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP HCM