Xa hơn, ngang qua bản kinhchúng ta cũng được học hỏi rất nhiều về những sự kiện lịch sử - xã hội chung quanh sự diệt độ của đức Phật Thích Ca lịch sử, về những lời dạy cuối cùng của ngài
Trang 1DẪN NHẬP
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, tín đồ theo Phật giáo tại các nước ÂuTây có nền khoa học tiên tiến đang ngày càng gia tăng Bởi từlâu, các nước phương Tây chỉ chú trọng về vấn đề đời sốngvăn minh khoa học Giờ đây họ đã nhận ra rằng, khoa họckhông thể đáp ứng được đời sống tinh thần, càng không thểgiải quyết những tổn thương để làm dịu đi những vết thươnglòng Đã là con người thì bất cứ ai cũng khát khao tìm cầu sự
an bình hạnh phúc, những giá trị sống chơn thật này chỉ cóthể tìm thấy trong tự mỗi người, thông qua sự hành trì chuyểnhóa nội tâm Vẫn còn đó những nổi khổ đau do thiên nhiên vàcon người tạo ra; nào là thiên tai động đất, bão lụt; nào chiếntranh, trộm cắp…Đây là kết quả của một đời sống thiếu đạođức Đã đến lúc con người cần đặt vấn đề để tìm ra sự lý giải
và phương thức giải quyết Chính điều này đã làm cho giáo lýPhật giáo càng khẳng định vị thế quan trọng của mình đối vớinhân loại Bất cứ ở đâu, có con người thì ở đó cần đến Phậtgiáo Phật giáo đến đâu thì hoa hạnh phúc được nãy mầm,quả an lạc được kết trái Đây là những nhân tố khiến Phậtgiáo đã, đang và sẽ mãi là tôn giáo hòa bình, làm nơi quyngưỡng nhân cho nhân loại
Qua bao thăng trầm của cuộc đời, lịch sử nhân loại ghidấu về con người và thế sự với biết bao sự đổi thay! Phật giáomãi hòa mình vào lòng người như dòng sông mềm mại, uốnquanh tưới mát cho bao cánh đồng cằn khô, đã luôn đồng
Trang 2văn minh của loài người qua từng thời kỳ dù thịnh hay suy.Đối với mỗi người Phật tử, đức Phật là bậc vĩ nhân, bậcsiêu nhiên, đấng Từ phụ… sinh ra trong thế giới loài người,thấu hiểu mọi nỗi lo toan, băn khoăn, và đớn đau của kiếpngười Do đó, với họ, giáo pháp mà đức Phật thuyết giảngluôn phù hợp mọi căn cơ nên rất thân thiết, gần gũi với nếp
sống của con người: “Này các người, trong suốt quảng đời thuyết giáo của Ta, như Lai chỉ nói hai điều là khổ và con đường chấm dứt khổ mà thôi” Giáo pháp ấy của Ngài được
thâu tóm và kết thành tam tạng Thánh điển, gồm Kinh tạng,Luật tạng và Luận tạng
Trong tam tạng này, Kinh Di Giáo như là bản Di chúc được
đức Phật để lại cho chúng đệ tử làm kim chỉ nam trên lộ trình
tu tập hướng tới giải thoát, là một tổng hợp mọi khuôn phép,quán thâu hết những gì là tinh hoa cao đẹp nhất của một nếpsống theo Phật Chính vì lý do này, HT Thích Trí Quang, dịch
giả bản Việt ngữ Kinh Di Giáo, trong lời tựa của mình đã cảm
thán rằng:
“Đức Phật đã nhập Niết bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực trước mắt chúng ta Suốt một đời, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời, thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong đạo, Ngài
là người ở trong địa vị cao ngất của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vã rong ruỗi trên
Trang 3mọi nẻo đường bụi bặm, gai góc để đưa dắt chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn Lòng thương của Phật thật là vô lượng, ân đức của Phật thật vô biên Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tử, mà còn cho tất
cả mọi người.”
Giáo pháp Phật giúp con người xây dựng một xã hội loàingười thực sự văn minh, nhân bản và hạnh phúc, một lối sốngcao đẹp của Ðạo làm Người Và, muốn được như vậy, đức Phậtkhuyên con người hãy sống thương yêu, hỹ xả và đừng bao
giờ tạo "nghiệp" gây khổ não cho nhau, vì mọi con người đều
đáng thương, đều cần phải được sống xứng đáng cho trọnkiếp người Mọi con người đều đáng tôn trọng và cần đượcphụng sự tương tác lẫn nhau
Đọc tụng Kinh Di Giáo, mỗi người con Phật đều cảm nhận
rằng, hình ảnh của đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni như hiện vềtrong tâm trí của chúng ta, một vị thầy khả kính của mình giànua, bệnh tật, chịu đựng cơn đau mà vẫn đi khắp các nẽođường để trao truyền chân lý giải thoát khổ đau cuối cùng,không hề trách cứ hay phân biệt Xúc động biết bao! đó là sự
ân cần dạy dỗ, sự tận tình chu đáo của Ngài vì lòng từ bi vôhạn thương yêu chúng sanh mà quên đi bản thân mình
Trong suốt 45 năm thuyết giáo, đức Phật đã tùy theo trình
độ, căn cơ, thời điểm khác nhau mà giảng bày ra nhiềuphương tiện, đôi khi Ngài phải dạy một cách giản lược để dẫndắt con người đi vào đạo giải thoát Giáo lý mà ngài đã thuyết
Trang 4sâu, vi diệu Đó chính là Giới (sila), Định (samadhi), Huệ (pañña), ba học đưa tới vô lậu Khi hành giả tu tập và
thành tựu được Định sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực, đó làphát triển được Huệ Tâm phát triển với Huệ sẽ giải thoát khỏi
các lậu hoặc (asava), tức là dục lậu (kamasava), hữu lậu (bhavasava), tri kiến lậu (ditthasava) và vô minh lậu (avijjasava).
Những lời dạy giản dị mộc mạc, nhưng lại chuyển tải thâm
ý thâm thật sâu xa, khiến cho những người con Phật mỗi khiđọc đến đều thấy một niềm siêu thoát lâng lâng tràn ngậptâm hồn, với những đức tính từ bi, hỷ xả, bình tĩnh lạc quanvươn lên toả rộng giữa những ngang trái, hẹp hòi, khổ đau,điên đảo của cuộc thế vô thường Xa hơn, ngang qua bản kinhchúng ta cũng được học hỏi rất nhiều về những sự kiện lịch sử
- xã hội chung quanh sự diệt độ của đức Phật Thích Ca lịch sử,
về những lời dạy cuối cùng của ngài, cũng như về sự chuyểnbiến nhanh chóng của đạo Phật, từ một con đường tu học tớimột tín ngưỡng dân gian, điều mà đã được hình thành rất sớmngay sau khi đức Phật nhập Niết bàn Bản Kinh mang đậmchất người, giàu tình cảm giúp chúng sanh khơi dậy niềm tinvào chánh pháp và tạo cho người đọc một sự tiếc nuối khônnguôi
Với tâm tình hứng khởi khi mỗi lần đọc bản kinh, ngườiviết, tuy rất tự ý thức rằng đang chập chững bước đi trên lộtrình tu tập theo Phật, với sở học non kém, nhưng vẫn quyết
định chọn Kinh Di Giáo làm đề tài cho khoá luận Tốt nghiệp
Cử nhân Phật học của mình, vì:
-Trước hết, người viết muốn góp một phần nhỏ trong
Trang 5nghiên cứu hệ thống hóa những giáo lý được hàm chứa trongbản kinh.
-Sau nữa, người viết cũng mong mỏi ngang qua đây để tựsách tấn mình không thể làm phai mờ những giáo lý căn bảncủa Đức Từ phụ
Đề tài luận văn nghiên cứu này có tựa đề: “Kinh Di Giáo – Bản cương yếu giáo pháp của Đức Phật” Tuy đề tài
không có gì mới lạ, nhưng người viết muốn khẳng định lại mộtlần nữa tầm quan trọng của giáo lý Phật giáo và nổi niềm thaothức của đức Phật qua bản Kinh Di giáo
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Kinh Di Giáo.
Văn bản chính mà người viết sử dụng để nghiên cứu là bảndịch của Hoà thượng Thích Trí Quang, do nhà xuất bản Tôngiáo ấn hành năm 2006 Ngoài ra, những tác phẩm có liênquan đến đề tài cũng được người viết tham khảo để nội dungtập luận văn thêm phần phong phú
Trên phương diện nội dung, phạm vi nghiên cứu của luậnvăn này giới hạn trong những lời dạy cuối cùng của đức Phật
được đề cập trong Kinh Di Giáo và mối liên hệ giữa bản kinh
với một số kinh điển khác qua các giáo lý căn bản của ĐứcPhật đã thực tu thực chứng Trong đó, nội dung kinh tiêu biểunhất là Giới- Định- Tuệ và một số giáo lý liên quan đến sự tutập của mỗi hành giả
3 Phương pháp luận
Để thực hiện đề tài này, cùng với việc tham khảo một sốtài liệu, giáo trình, bản dịch về Kinh Di Giáo, người viết đã sử
Trang 6các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu:
-Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng
để phân tích, diển tả nội dung chi tiết các đoạn kinh, các từngữ, hình ảnh liên quan đến quá trình tu tập cũng như các ví
dụ, ẩn dụ mà lời dạy của đức Phật được chuyển tải
-Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng
nhằm so sánh nội dung, ý nghĩa của Kinh Di Giáo dưới các
kinh điển khác mà Đức Phật đã thực tu thực chứng So sánhtâm và hành- xưa và nay, tìm ra những điểm tương đồng nhấtquán và các điểm khác của các kinh và thực trạng tu tập
-Phương pháp phân loại, thống kê: Xử lý tư liệu, phân loạithống kê các phạm trù Giới-Định-Tuệ theo những tiêu chí phùhợp với hướng nghiên cứu Trên cơ sở đó, người viết xây dựngcác luận điểm đồng thời rút ra nhận xét, cũng như xem xétcác yếu tố ngôn ngữ trong bản kinh trong mối quan hệ gắn bóchặc chẽ
-Phương pháp giải thích: Phương pháp này được sử dụng
để đưa vào những dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đã đưa ra,nhằm đem lại sức thuyết phục cho đề tài
Trong quá trình nghiên cứu khảo sát, áp dụng các phươngpháp nghiên cứu, người viết không chỉ dừng lại ở nhữngphương pháp tiếp cận đơn thuần mà mạnh dạn áp dụng cácphương pháp khác như miêu tả, phương pháp điều tra tưliệu… Với những phương pháp trên, người viết hy vọng cóđược một hướng đi hợp lý nhằm khảo sát có hiệu quả đối với
đề tài nghiên cứu của mình
4 Cấu trúc luận văn
Trang 7Qua việc phân tích chọn đề tài, mục đích, đối tượng vàphạm vi nghiên cứu như trên, luận văn xác định có ba nộidung chính cần được giải quyết Ngoài phần mở đầu và kếtluận, ba nội dung này dựng thành cấu trúc của luận văn nhưsau:
Chương I: Khái quát về quá trình thuyết pháp của đứcPhật và nguồn gốc kinh Di Giáo
Chương II: Kinh Di Giáo trong mối liên hệ với tư tưởng kinhđiển Nguyên thuỷ
Chương III: Kinh Di Giáo- bản đúc kết những giáo lý củaĐức Phật
Cấu trúc luận văn được thể hiện theo tinh thần giáo dụctheo quá trình Văn-Tư-Tu của Học viện Phật giáo Việt Nam tạiHuế Chương 1,là hệ thống lại quá trình 45 năm đức Phật
hoằng pháp độ sanh, và giới thiệu sơ lược nguồn gốc Kinh Di Giáo đã được Đức Phật để lại như là bản di chúc tối thắng.
Chương 2 nói về Tư; nghĩa là người viết muốn nói lên suy nghĩcủa mình về mặt tư tưởng của kinh Chương 3, nói đến conđường chơn chánh của đạo Phật giúp hành giả sớm đạt đếnquả vị giải thoát
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn mong muốn phác họa được phần nào giáo lýcủa đức Phật và nếp sống thiền môn mà các hành giả cần duytrì để thực hiện đúng lời đức Phật dạy; mong muốn tìm đượcmột số tính chất cơ bản chung về con đường tu tập đượcchuyển tải qua di huấn của đức Từ phụ Điều này góp phầnlàm rõ hơn về sự thống nhất trong các pháp môn tu và các
Trang 8chuyển biến tâm lý của mỗi hành giả trên con đường giảithoát Cho dù tu tập dưới bất kỳ hình thức nào thì vấn đề thiếtyếu là giữ Giới điều này sẽ đưa đến sự thăng hoa cho Định vàTuệ.
Luận văn cũng hy vọng trình bày rõ ràng và mạch lạc nội
dung cơ bản của Kinh Di Giáo, đồng thời gợi lên những đường
hướng tư duy sâu sắc và đúng đắn có thể phù hợp với nhiềuđối tượng Một điểm khác nữa của luận văn là mong muốnnêu được tính thực tiển của giáo pháp, áp dụng vào các ngõngách của cuộc sống hành giả Với sở học non kém, ngangqua đây người viết cũng chính thật sự mong muốn tự sách tấnmình tinh tấn hơn để sớm nhận ra chân lý với mục đích
“Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”
Trang 9CHƯƠNG I KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC
PHẬT
VÀ NGUỒN GỐC KINH DI GIÁO
1 Khái quát quá trình thuyết pháp của Đức Phật 1.1 Sơ lược tình hình xã hội Ấn Độ thời Đức Phật tại thế
Lịch sử ghi nhận, đức Phật ra đời vào khoảng thế kỷ VI đến
V trước Tây lịch Thời kỳ này lịch sử Ấn Độ có sự chuyển biến rấtlớn về mọi mặt: chính trị, văn hóa, học thuật…, tất cả dườngnhư đang nằm trong một cuộc vận động mạnh mẽ Các thủ phủnhư Savathi (Xá-vệ) thuộc Câu-tát-la, Rajagaha (Vương-xá) thuộc Ma-ha-đà, Kosambi (Kiều-thưởng-di) thuộc Vamsa hayVasali (Phệ-xá-ly) thuộc Bạt-kỳ … đều trở thành những đô thịlớn nổi tiếng Các quốc gia này tuy ảnh hưởng văn hóa Bà-la-môn, tuy có giống người Aryan nhưng huyết thống của họ đã cópha trộn nhiều chứ không thuần chủng, nên việc hình thànhmột nền văn minh mới là điều hiển nhiên Đặc biệt là ở Ma-ha-
đà vào thời đức Phật, ngoài Câu-tát-la ra thì không có mộtvương quốc nào cường thịnh bằng Tương truyền thời vua Tần-bà-sa-la, ở Ma-ha-đà đã đặt ra niên lịch riêng (cứ 5 năm lại có 1năm nhuận) và tất cả ngoại đạo Bà-la-môn đều áp dụng theo.Nền văn minh này dần dần chiếm ảnh hưởng lớn, chỉ còn lại sựtranh hùng giữa Câu-tát-la và Ma-ha-đà, đến cuối thời đại đứcPhật, Ma-ha-đà đã chiếm ưu thế rõ rệt Vì vậy nếu căn cứ theoquan điểm lịch sử thì ta có thể xem Phật giáo là sản phẩm của
Trang 10Về thứ tự giai cấp, từ xưa Ấn Độ vẫn xem Bà-la-môn làtrên hết, kế đến là Sát-đế-lợi, Phệ-xá rồi Thủ-đà-la Đến thời
kỳ này thì do đức Phật xuất hiện từ dòng Sát-đế-lợi, thứ tự giaicấp này cũng có phần thay đổi Bằng chứng là trong tư tưởngthời kỳ trước nặng về hình thức, tĩnh tại và nhuốm nặng chấtthi ca, hình nhi thượng; đến thời kỳ đức Phật thì tư tưởng thực
tế, năng động và thiên về hình nhi hạ, gần gũi với con ngườihơn Nói như một học giả người Nhật - Kimura Taiken, nếu chovăn minh thời trước là văn minh Bà-la-môn thì có thể nói vănminh thời đức Phật là văn minh Sát-đế-lợi Tóm lại, khi đứcThích Tôn dựng ngọn cờ hoằng dương Phật giáo thì được sựthúc đẩy quan trọng và có sự liên hệ vô cùng mật thiết vớitình hình xã hội
1.2 Quá trình thành đạo của Đức Phật
Như chúng ta đã biết, đức Phật Thích Ca là một con ngườilịch sử, một con người thật như bao con người khác Khi đứcPhật còn là một vị Thái tử, Ngài đã từng sống trong cảnh xahoa lộng lẫy, được nuông chiều chăm sóc và nuôi dưỡng cẩnthận của một hoàng nam, sống trong một cung điện nguy ngatráng lệ sang trọng hợp theo thời tiết mùa Đông, mùa Hạ, vàmùa Mưa; lại ăn mặc quần áo bằng các loại vải Kàsi thượnghạng được mang về từ thành Ba-la-nại, Cho đến lúc trởthành vị Sa-môn, Ngài thực hiện đời sống tu hành ép xác khổhạnh hơn ai hết, thực tập thiền nín thở, nghiến răng, chậnlưỡi, mặc y phấn tảo, nhịn ăn đến độ chỉ còn dùng một nắmgạo hay một hạt mè mỗi ngày Nhưng tất cả mọi thứ ấy đềukhông đưa Ngài đến sự an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-
Trang 11bàn Như trong kinh Trung Bộ từng dạy rằng:
"…Dầu ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, ta cũng không chứng được các pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp Thượng nhơn với Thánh trí tuệ Chính thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau."[31, tr.187-188]
Sau 6 năm tu hành khổ hạnh, đức Phật chịu đựng đóikhát, lạnh lẽo , thân thể gầy mòn chỉ còn da bọc xương Ngài
nỗ lực tu tập thiền định, tìm cách điều ngự thâm tâm, quyếttâm hành xác, điều động hơi thở, thậm chí còn cố gắng ngưngthở để mong giải thoát tâm linh Mệt mỏi, đau đớn, cảm giácbất an vẫn không ngừng hiển hiện Rồi Ngài nhớ lại nhữngkinh nghiệm trước kia, dù đang lúc trú sơ Thiền, Ngài đã rấtthoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng (cảm nhận lúc Ngài lên bảy,khi vua cha làm lễ hạ điền) Bấy giờ một mình nơi rừng vắng,
cô đơn nhưng thanh thản, và quyết chắc mình sẽ thành đạo,Ngài xuống tắm ở sông Niranjaga rồi đi ngược lên phía Bắc đểtrở lại Gaya, Uruvelà nơi không xa đường cái, làng mạc, nhưnglại là một khu rừng xanh mát, yên tĩnh Ngài đã dùng cháosữa của thôn nữ Sujàta (Tu Xà Đề) dâng cúng, nhận tám bó cỏmịn của người cắt cỏ tên Svastika (Kiết Tường) để trải làm chỗngồi, trên một phiến đá phẳng, dưới một cội cây già (sau nàyđược gọi là cây Bodhi Bồ đề) Ngài thề sẽ không rời khỏi nơiđây khi chưa thành đạo Trừ những lúc xuất thiền tản bộquanh quất nơi đây, trong suốt bảy tuần lễ Ngài nhập đại định
Trang 12và cuối cùng chứng đắc đạo quả tối thượng.
Đức Thích Ca đã trở thành bậc Giác ngộ vĩ đại nhất, xứngđáng với mười danh hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri,Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, ÐiềuNgự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn Ngài có thểhóa hiện vô số thân hình như thế tùy theo trình độ căn cơ mỗichúng sanh mà ứng hiện, đem sự giác ngộ của mình cứu vớtchúng sanh ra khỏi biển sanh tử luân hồi
Ðức Thế Tôn đã dành những tuần lễ đầu tiên để chiêmnghiệm đến giáo pháp thậm thâm vi diệu mà Ngài đã chứngđắc, và thọ hưởng pháp lạc mà quả phúc giải thoát mangđến.Trong Pháp Cú kinh số 153, 154 đã ghi lại một trongnhững Phật ngôn đầu tiên mà Ngài đã thốt lên trong thời giannày:
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng không gặp Người xây dựng nhà này Khổ thay, phải tái sanh.”
“Ôi! Người làm nhà kia Nay ta đã thấy ngươi Ngươi không làm nhà nữa, Ðòn tay ngươi bị gãy
Kèo cột ngươi bị tan, Tâm ta được tịch diệt Tham ái thảy tiêu vong”.
[30, tr.45]
Câu kinh như một lời ca khải hoàn, mô tả sự chiến thắng
vẻ vang rực rỡ sau cuộc chiến đấu nội tâm thầm lặng gian
Trang 13nan Thế là, đức Phật đã chứng đạt chân lý tối thượng Chân lý
ấy được thực hiện trong thực tại trần gian, nhưng vì bị vôminh che lấp con người không vào được chân lý, kiếp kiếpphải lang thang, quằn quại đau thương trong sinh tử luân hồi.đức Phật đã từ bỏ tất cả để tìm chân lý, chẳng phải để phá vôminh, vượt sanh tử, diệt khổ đau đang hiện diện trong cuộcđời Sau 7 ngày, đức Phật ngồi tỉnh lặng dưới cội Bồ đề tậnhưởng hạnh phúc an lạc của sự giác ngộ
Và đức Thế Tôn phân vân trước con đường giáo hóa củamình Giáo lý mà Ngài chứng đắc thì cao siêu, mà căn cơchúng sanh thì cao thấp không đồng nhau Giáo lý giải thoátthì tế nhị, thâm sâu, ly dục, vô ngã, đi ngược với tập quánham muốn và sự chấp ngã của con người, làm sao để conngười chấp nhận giáo lý ấy Cho nên, với tấm lòng từ bi rộng
mở Ngài luôn trăn trở tìm phương pháp để truyền trao sựchứng ngộ mà mình có được đến với mỗi chúng sanh vậy Quảthật:
“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.”
Giữa hoàn cảnh ấy, Phạm thiên Sahampati xuất hiện thỉnhcầu Thế Tôn cứu thế, chuyển bánh xe Pháp vì hạnh phúc chochư Thiên và loài Người Rồi hình ảnh hồ sen trước mặt, cónhững cọng sen vươn ra khỏi mặt nước, có những cọng lưngchừng, có những cọng ở sâu trong lòng nước v.v gợi lêntrong Thế Tôn hình ảnh căn cơ bất đồng của con người đượcnhắc lại:
“Có những căn cơ thấp như những cánh sen ở đáy hồ,
Trang 14những căn cơ trung bình như những cánh sen ở lưng chừng nước, cũng có những căn cơ cao có thể tiếp nhận giáo lý giải thoát của Ngài, như những cánh sen đã nhô ra khỏi mặt nước có thể tiếp thu ánh sáng mặt trời Thế Tôn liền quyết định lên đường chuyển vận bánh xe Pháp” [31,
tr.378]
Chiêm nghiệm bản thân, không có ai truyền dạy cho Ngài,không có ai ban phép cho Ngài, không phải do thần khởi,cũng không phải là hiện thân hay hóa thân của một đấng thầnlinh nào Ngài cũng là một con người bằng xương bằng thịtnhư chúng ta, nhưng chính nhờ tự lực cá nhân, tìm ra đượccon đường giải thoát Như thế Ngài mới được mọi người tônxưng là bậc Thiên Nhơn sư
1.3 Vận chuyển bánh xe Pháp
Xét về phương diện thuyết giáo của Phật, đức Phật luônlấy con người làm đối tượng quan sát Ngài luôn có thái độ imlặng đối với những câu hỏi siêu hình Hoài bão ra đời của Phật
là nhằm khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, tất cả cácpháp đều nói cho con người, bởi con người và vì con người.Đạo Phật ra đời nhằm xóa tan sự phân biệt, kì thị tôn giáo,đem lại sự bình đẳng, tự do cho nhân loại Đức Phật luôn dạyrằng: “chúng sanh đa bệnh thì pháp Phật có nhiềuphương”.Với tinh thần khế cơ, khế lý của đạo Phật, đức Phậtluôn tùy theo bệnh của chúng sanh mà cho thuốc Bởi vìchúng sanh có đến tám vạn trần lao phiền não, nên giáo phápcủa Ngài có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn, để giúp chúngsanh tìm cho mình một pháp môn thích hợp, sớm chặt dứt
Trang 15mọi trần lao phiền não và tìm về nẽo giác vậy.
Trong cuộc đời hoằng pháp độ sanh của đức Phật, đốitượng mà Ngài muốn truyền dạy chánh pháp đủ mọi tầng lớpcao thấp không đồng nhau.Tất cả họ đều trở thành người Phật
tử chân chánh, những ai có cơ duyên gặp được Ngài, đều đượcNgài chuyển hóa từ một con người bất thiện trở thành ngườithiện Từ đó Ngài thành lập Tăng đoàn đã đánh dấu một mốcson quan trọng trên công cuộc hoằng pháp lợi sanh Chính vì
sự hình thành Tăng đoàn đã xuất hiện các bậc A-la-hán tuyệtvời Các Ngài vừa là tấm gương mô tả về sự hành trì giới hạnh
và đức độ mà còn là phước điền cho chúng sanh gieo trồngcội phúc Nhờ có Tăng đoàn mà chánh pháp lan truyền rộngkhắp và cũng chính từ đó mà giáo pháp của đạo Phật lan rộngkhắp nơi cho đến bây giờ.và không thể quên được sự ngoại hộcủa các vị như A Dục vương, vua Ca-nị-sắc-ca, thái tửMahuynda… Nếu không có Tăng đoàn và sự bảo hộ ấy thì giáo
lý của Phật không thể đến được với nhân loại một cách thuậntiện Có thể nói rằng, Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn chohạnh nguyện độ sanh của đức Phật và Tăng đoàn đã thayPhật để truyền bá đạo mầu làm cho chân lý của Ngài mãitrường tồn cho đến hôm nay Ngày nay Tăng đoàn đã pháttriển mạnh mẽ không những chỉ hạn hẹp trong một quốc gia
mà đã có mặt trên toàn thế giới.Đức Phật từng dạy rằng: ‘Tỳ
ni tạng trụ Phật pháp trụ, Tỳ ni tạng diệt thì Phật pháp diệt”.Cho nên Tăng đoàn là người kế thừa và phát huy tính truyềnthống đạo Phật sáng mãi trong lòng dân tộc
Ngài dùng tuệ nhãn quán sát ai sẽ là người có cơ duyên
Trang 16được độ trước Ngài nghĩ đến hai vị thầy cũ của mình đó làAlàra và Uddaka Hai người đã thác sanh Tiếp đến Ngài nghĩđến năm người bạn cùng tu khổ hạnh, thấy họ đang trú ởvườn Nai (Lộc Uyển), ở Banares (Bàranàsi) Ngài liền đi bộ đếnđấy Tại đây, bài pháp đầu tiên về Tứ đế được giảng gọi là "SơChuyển Pháp Luân" Nghe xong Tôn giả Kiều Trần Như(Kodanna) chứng đắc Tu-đà-hoàn Thế Tôn thu nhận năm Tôngiả làm các đệ tử đầu tiên.
Năm tám mươi tuổi, trở nên già yếu, Thế Tôn quyết địnhnhập Niết bàn Vô dư y, sau ba lần Ma vương (Màra) thỉnh cầu,
và sau ba lần Thế Tôn gợi ý cho Tôn giả A-nan thỉnh cầu ThếTôn trụ thế mà Tôn giả không nhận ra ý của Ngài
Ba tháng cuối cùng, Thế Tôn cùng Tôn giả A-nan đi bộ từthành Vương Xá đến Beluva Trên đường đi, trong thời giannày, Thế Tôn đã ngăn được một cuộc chiến sắp xảy ra giữa xứMa-kiệt-đà của vua A-xà-thế (Ajatasattu) và xứ Bạt-kỳ (Vajji).Thế Tôn tiếp tục độ những ai đáng được độ Du sĩ ngoạiđạo Subbaddha là người sau cùng được Thế Tôn cho xuất gia,thọ đại giới Không bao lâu sau đó, Subbaddha đắc A-la-hán.Ðây là vị A-la-hán sau cùng trước khi Thế Tôn nhập diệt
Vì thấy được cuộc đời là như vậy, con người là vậy, chonên đức Phật trở về với trần gian để khai mở chân lý nhằmgiúp con người nhận ra sự thật cuộc đời và giúp cho chúng
sanh “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”.
1.4 Giáo lý Đức Phật thuyết trong 45 năm
Sau khi giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề, bài pháp đầu tiên mà
Trang 17đức Phật đề cập không gì hơn ngoài sự khổ của cuộc đời vàcon đường đi đến diệt khổ “Giáo lý Khổ Thánh đế” mà Ngài đãdạy là một chân lý bất di bất dịch của sự thật cuộc đời, làmhiển lộ chân tướng của vạn hữu Qua lăng kính “Khổ Thánhđế”, đau khổ thật sự lộ ra bản chất chân thật của nó ĐứcPhật đã gióng lên tiếng trống chánh pháp làm thức tĩnh tất cảchúng sanh đang mê ngủ giữa biển đời ô trược và đầy cạmbẫy Chân lý được hiển bày rất rõ ràng và vi diệu dưới chângiáo nghĩa “Khổ Thánh Đế” Đức Phật là nhà cách mạng vĩ đại
đã làm xóa tan những màn đêm tăm tối, si mê, xóa bỏ mọigiai cấp vì Ngài đã thấy được tất cả chúng sanh đều bìnhđẳng như nhau “trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùngmặn” và đều có khả năng tự hoàn thiện chính bản thân mìnhlàm thăng hoa cuộc sống thế nhân Giáo lý của Ngài mở rabầu trời hạnh phúc trong xanh, trăm hoa đua nở dâng tỏa sắchương thơm ngát của Từ bi và Trí tuệ Tinh thần tự chủ, tự tri,
tự trách nhiệm, tự phát triển bản thân, tự mình làm hòn đảo,làm nơi nương tựa cho chính mình Điều đó sẽ là nhân tố quantrọng để người học Phật tự hoàn thiện mình, kiện toàn đạođức, nhân sinh phát triển tính tự cường, tính vô úy, tự tại annhiên trước những biến động của hoàn cảnh, trước sự thật củacuộc đời Con người của lịch sử tồn tại trong cuộc đời, củagiáo lý Vô ngã theo tinh thần tùy duyên bất biến-bất biến tùyduyên
Trong kinh đức Phật có ghi lại bài thuyết pháp đầu tiêncủa đức Phật là Tứ Đế:
Bài pháp đầu tiên này là bức thông điệp cứu độ loài
Trang 18người, là tinh yếu cốt lõi, là giáo lý chân thật, tối thượng, thiết thực, cụ thể Con người là gốc khổ đau và sự giải thoát của chính mình “Khổ và con đường diệt khổ” là con đường chân chánh “Trung đạo” [43, tr.424]
Nói là bốn Thánh đế, nhưng thật sự ra chỉ có một sự thật
muôn thuở: “Ai thấy rõ khổ đế thì người ấy đồng thời cũng thấy suốt Tứ Thánh đế đúng như Thế Tôn dạy “Người nào thấy được khổ, cũng thấy được sự phát khởi, sự chấm dứt và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ” được nhắc đến trong kinh [20,
đệ tử rằng:
“Này các Tỳ- kheo! Có hai cực đoan mà người xuất gia không nên thực hành theo Thế nào là hai ? Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích Tránh xa hai cực đoan này, này các
Trang 19Tỳ-kheo, là con đường Trung đạo do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.”[40, tr.1060]
Từ những kinh nghiệm cuộc sống sung túc xa hoa và lốisống tu hành ép xác khổ hạnh, Ngài đã phá bỏ hai con đườngcực đoan ấy và tìm ra được một con đường mới, đó là conđường Trung đạo với lối sống tri túc, quân bình, đúng đắn vàthích hợp qua hình ảnh Ngài tiếp nhận bát cơm đầy sữa củanàng Sujata Chính con đường Trung đạo đã đưa đức Như Laidiệt tận mọi khổ đau, phiền não, vô minh và thành tựu thắngtrí, giác ngộ, Niết-bàn Vậy thế nào là con đường Trung đạo?
Đó chính là "con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định Đây là con đường Trung đạo, này các Tỳ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn." [40, tr.1059]
Sơ lược 45 năm thuyết pháp của đức Phật:
Vào năm đầu tiên vào năm 528 TTL, sau khi thành đạovào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), đức Phậtđến ngụ tại khu vườn Lộc uyển, vùng Chư thiên đọa xứ(Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares) Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinhChuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều Trần Như(Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa) Đến năm thứ 2-4 (527-525TTL), ngụ tại thành Vương-xá (Rajagaha), kinh đô của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) Ngài đã cảm hóa vua Bình-sa (Bimbisara),
Trang 20ngoài cửa Bắc của thành Vương-xá, làm nơi trú ngụ của đứcPhật và chư Tăng Ngài thường đến núi Linh Thứu (Gijjhakuta)
để giảng đạo.Trong thời gian này, Ngài hóa độ Xá-lợi-phất,Mục-kiền-liên, y sĩ Kỳ-bạt (Jivaka) và trưởng giả Tu Đạt Cấp CôĐộc (Sudatta Anathapindika) Y sĩ Kỳ-bạt cúng dường khuvườn xoài làm tinh xá, và trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dườngtinh xá Kỳ Viên (Jetavana) Ngài trở về thăm phụ vương TịnhPhạn (Suddhodana), và nhận hoàng tử La-hầu-la (Rahula) vàohàng Sa di.Đến năm thứ 5 (524 TTL), ngụ tại Vệ-xá-li (Vesali),thủ đô của xứ Licchavi, và tại thành Vương-xá Tại thành Vệ-xá-li, Đức Phật cứu độ dân chúng đang bị nạn hạn hán vàbệnh dịch tả hoành hành Vua Tịnh Phạn qua đời trong nămnày Ðức Phật thành lập giáo đoàn Tỳ kheo ni theo lời thỉnhcầu của bà di mẫu Maha Pajapati Gotami (Kiều-đàm-di) Vàonăm thứ 6 (523 TTL): Ngụ tại đồi Mankula, thành Câu-diệm-bi(Kiều-thượng-di, Kosambi), xứ Vamsa, Ngài thu phục và giáohóa các người ngoại đạo Đến năm thứ 7 (522 TTL), theo Chúgiải bộ Pháp Tụ và Chú giải kinh Pháp Cú (kệ 181), trong mùa
hạ năm này, Đức Phật trú tại cõi trời Ðao-lợi (Tavatimsa) Ngàidạy Thắng Pháp (Abhidhamma, Vi diệu pháp) cho chư thiên
và mẫu hậu Ma-da (Maha Maya) Mỗi ngày, Ngài trở về cõingười, tại thành Sankassa, tóm tắt lại cho tôn giả Xá-lợi-phất
để tôn giả khai triển và giảng rộng ra cho hàng đệ tử Đếnnăm thứ 8 (521 TTL), ngụ tại rừng Bhesakala, núi Cá Sấu(Sumsumaragiri), xứ Vamsa, Ngài giảng pháp cho bộ tộcBhagga Rồi đến năm thứ 9 (520 TTL), ngụ tại thành Câu-diệm-bi Nhân khi bị bà thứ hậu Magandhiya của vua Udenaoán ghét và bêu xấu, Ðức Phật dạy tôn giả A-nan (Ananda) về
Trang 21hạnh kham nhẫn Đến năm thứ 10 (519 TTL), ngụ tại rừngParileyya gần thành Câu-diệm-bi Không khuyên giải được cácxung đột và tranh cãi giữa hai nhóm tu sĩ, đức Phật bỏ vàorừng sống độc cư trong suốt 3 tháng hạ, và hóa độ được mộtvoi chúa và một chú khỉ Hai con thú nầy đã giúp đỡ Ngàitrong các công việc hằng ngày Đến năm thứ 11 (518 TTL),ngụ tại làng Ekanala, phía nam thành Vương-xá, Ngài hóa độ
vị điền chủ Kasibharadvaja Năm thứ 12 (517 TTL), ngụ tạiVeranja, phía nam thành Xá-vệ, Ðức Phật dạy tôn giả Xá-lợi-Phất rằng Ngài sẽ thiết chế giới luật vì có hoen ố phát sinhtrong hàng Tăng chúng Nếu không như thế, giáo Pháp sẽkhông tồn tại lâu dài.Năm thứ 13 (516 TTL), ngụ tại núi đáCaliya Năm thứ 14 (515 TTL), ngụ tại tinh xá Kỳ-viên, thànhXá-vệ (Savatthi) Tôn giả La-hầu-la tròn 20 tuổi và thọ Cụ túcgiới, trở thành một vị Tỳ khưu Đức Phật hóa độ bà Tỳ-xá-khư(Visakha), về sau là vị nữ thí chủ bậc nhất trong hàng đệ tử cưsĩ.Năm thứ 15 (514 TTL), ngụ tại thành Ca-tì-la-vệ(Kapilavatthu) của bộ tộc Thích-ca Vua Thiện Giác(Suppabhuddha), cha của công chúa Da-du-đà-la (Yosodhara),băng hà Năm thứ 16 (513 TTL), ngụ tại vùng Alavi, phía bắcthành Ba-na-lại Ngài hàng phục quỷ ăn thịt người Alavaka,sau đó, quỷ xin quy y Tam Bảo và nguyện hộ trì ChánhPháp.Năm thứ 17 (512 TTL), ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thànhVương-xá.Năm thứ 18 và 19 (511-510 TTL), ngụ tại núi đáCaliya Năm thứ 20 (509 TTL), ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thànhVương-xá Vào một buổi sáng, trên đường đi khất thực, Ngàihóa độ tướng cướp Vô Não (Angulimala) Ðức Phật bị ngoạiđạo vu cáo là đã mưu sát bà Sundari Đến năm thứ 21 (508
Trang 22TTL), Ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, thành Vương-xá Tôn giả nan (Ananda) chính thức nhận lời làm thị giả hầu cận đứcPhật Năm thứ 22-44 (507-485 TTL), Trong thời gian 23 nămnày, đức Phật thường ngụ tại tinh xá Kỳ-viên Ngài cũng đếnngụ tại tinh xá Ðông viên (Pubbarama), phía đông thành Xá-
A-vệ, do bà Tỳ-xá-khư cúng dường Hai vị đại trưởng lão phất và Mục-kiền-liên lần lượt tịch diệt vào năm 485 TTL.Vàđến năm thứ 45 (484 TTL), ngụ tại làng Beluva, phía namthành Vệ-xá-li, Ngài trải qua một cơn bệnh rất trầm trọng Saukhi bình phục, vào buổi trưa ngày rằm tháng Magha (thángGiêng âm lịch), tại điện thờ Capala, Ngài tuyên bố sẽ nhậpdiệt sau 3 tháng Đức Phật tiếp tục du hành qua các làng khác
Xá-lợi-và nhập diệt tại làng Kusinara của bộ tộc Malla, Xá-lợi-vào đêmtrăng rằm tháng Vesakha (tương đương với tháng Tư âm lịch).[79]
2 Sự ra đời và nội dung kinh Di Giáo
2.1 Nguồn gốc Kinh Di Giáo
Kinh Di Giáo là một bộ kinh ghi chép những lời dạy cuối
cùng của đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn, nên có têngọi khác là Phật Thùy Bát Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới
kinh Bên cạnh Kinh Di Giáo còn có kinh Du Hành (kinh số 2
trong bộ Trường A Hàm), kinh Đại Bát Niết Bàn (kinh số 6trong Trường bộ kinh), Kinh Đại Bát Niết Bàn (40 quyển, thuộcĐại thừa Niết bàn, do Ngài Đàm Vô Sấm dịch)…cũng ghi lại sự
kiện này.Tuy vậy, Kinh Di Giáo vẫn được xem là bản kinh toát
yếu chứa đựng những lời di huấn súc tích, căn bản và tiêubiểu nhất của đức Thế Tôn trước lúc Ngài nhập Niết bàn Do
vậy, Kinh Di Giáo có ý nghĩa rất quan trọng và là bản đúc kết
Trang 23những gì tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất của giáo pháp Vì vậyKinh này được xem là căn bản và cần thiết cho người xuất gia.
Kinh Di Giáo xuất hiện ở Trung Hoa vào đời Diêu Tần
(384-417), bản kinh do ngài Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ngữsang Hán ngữ Căn cứ vào bản dịch đó, nhiều nhà nghiên cứu
và chú giải về kinh này làm cho Kinh Di Giáo càng phong phú
và sâu sắc hơn, các luận bản như là: Di Giáo Kinh Luận(số1529, Chính 26/283-291) Di Giáo Kinh Luận Pháp Trú Ký(Vạn 86/244-227), Di Giáo Kinh Luận Ký (Vạn 86/278-313),Phật Di Giáo Kinh Luận Sớ Thiết Yếu (1820, Chính 40/844-857), Phật Di Giáo Kinh Giải (Vạn 59/12-20) Chính là ký hiệudành cho ấn bản Đại chánh Tân tu, còn Vạn là ký hiệu dànhcho Tục tạng kinh bản chữ Vạn [14; tr.13]
Các nhà nghiên cứu Phật học Trung Hoa xếp Kinh Di Giáo
này vào hệ thống kinh Niết Bàn, gồm những kinh tạng củaNguyên thủy và Ðại thừa Theo truyền thống Đại thừa thì cónhiều Kinh hơn, lịch sử truyền dịch kinh Niết Bàn ghi lại cáckinh sau đây [75, tr.83-84]
1 Bồ tát Nê Hoàn kinh, 2 quyển, do Ngài Chi Lâu ca- sấm
Trang 246 Đại Bát Niết Bàn Kinh, 40 quyển do Ngài Đàm Vô Sấmđời Bắc Lương dịch.
7 Bát Nê Hoàn kinh, 20 quyển, do ngài Trí Mãnh đời LưuTống dịch
8 Tứ Đồng Tử Tam Muội kinh, 3 quyển, do Ngài hốt-đa dịch
Xà-na-9 Đại Bát Nê Hoàn Kinh Hậu Phận, 2 quyển, do Ngài na-bát-
Nhã-đa dịch
Về bối cảnh lịch sử, Kinh Di Giáo được Đức Phật thuyết
trước lúc Ngài nhập Niết Bàn tại rừng cây Sa-la (Salavana) ởthành Kusinara.Đó là nơi dừng chân cuối cùng của đức Phật
Đó là một hành trình dài qua nhiều vùng miền khác nhau của
xứ Ấn Độ,với mục đích nhắc lại những lời dạy căn bản cho đệ
tử xuất gia và tại gia Từ thành Vương Xá tại núi Linh Thứu,Ngài đi đến Ambalathika, Nalanda, Pataligama,vượt qua sôngHằng, hướng đến Kotigama, Nadika,Vesali, Beluva.Tại đây,đức Phật an cư trong ba tháng và viếng thăm đền Capala,giảng đường Kutagara ổ Mahavana Rồi ngài đếnBhandagama, Ambagama, Jambugama, Bhoganagara, Pava,
và cuối cùng là Kusinara Qua các vùng miền, Ngài đều cónhững lời dạy bảo và khích lệ ân cần dối với thính chúng ởmỗi miền địa phương Điều này càng làm cho chúng ta thấy
rỏ được tâm từ vô lượng của một bậc Đạo sư, Ngài không nghĩđến sức khỏe của tự thân, chỉ lo làm sao để đệ tử của mìnhkhỏi phải bơ vơ lạc lõng khi mình không còn nữa để hướngdẫn.Và chính tại Kusinara, Ngài đã để lại những lời dạy quý
Trang 25báu cuối cùng, để làm di chúc cho chúng đệ tủ của mình Kinh
Di Giáo ghi lại hoàn cảnh lúc đó một cách cảm động như sau:
“Hôm nay, trong rừng Sala, giữa cây Song thọ, Ngài sắp Niết bàn Bấy giờ là lúc nửa đêm, hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động, Ngài đã vì các đệ tử mà nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh pháp”
Truyền thống Nikàya và Ahàm có 2 kinh: Trường bộ kinh
có kinh Ðại Bát Niết Bàn, Trường A-hàm có kinh Du Hành Cảhai kinh này nội dung giống nhau Kinh ghi chép lại chuyến duhành cuối đời của đức Phật vào khoảng thời gian từ 6 đến 10tháng trước khi ngài nhập Niết bàn
Truyền thống Ðại thừa cũng có nhiều kinh, nhưng tiêubiểu nhất là kinh Ðại Bát Niết Bàn, 40 quyển do ngài Ðàm VôSấm dịch (kinh này trùng tên với kinh Trường bộ) Nội dungnói về "pháp thân thường trú" mang tính triết học bản thể
2.2 Dịch giả
Bản Kinh Di Giáo được lưu hành rộng rãi ngày nay là do
Ngài Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva) dịch từ Phạn sang Hán ngữ.Ngài La thập (344-413) người nước Khâu Tư (Kucha), lên bảy
tuổi đi xuất gia Ngài theo mẹ qua nước Kế Tân (Kashmir) và
chu du khắp các nước Tây Vức để tham gia học Phật giáo Khimới 11 tuổi, đối luận với ngoại đạo, Ngài không chịu thua kémmột ai nên người đời gọi Ngài là thần đồng Năm 20 tuổi, Ngàitrở về Khâu Tư thọ Đại giới.Thanh danh của ngài truyền tớiTrung Quốc, vua Phù Kiên nhà Tiền Tần nghe biết, liền sai
tướng Lã Quang đem quân tiến đánh Khâu Tư (năm 383, niên hiệu Kiến Nguyên thứ 19) để rước ngài về Lã Quang vâng
Trang 26lệnh tiến đánh Khâu Tư và đốn được ngài La Thập, nhưng về
tới nửa đường, được tin nhà Tiến Tần đã mất, Hậu Tần lên
thay thế, Lã Quang liền đưa ngài về Cô Tàng (tỉnh Cam Túc)và
tự lập một nước riêng gọi là Hậu Lương, đóng đô ở Cô Tàng(386)
Ngài La Thập ở Cô Tàng một thời gian khoảng 15 năm,sau Diêu Hưng vua nhà hậu Tần sai tướng là Diêu Thạc Đứcđem quân đánh Hậu Dương, rước ngài La Thập về Tràng An(năm 401, niên hiệu Hoằng Thủy thứ 3) Diêu Hưng sau khiđón được Ngài rồi rất trọng đãi và tôn ngài làm Quốc sư, choban Tây Minh các và vườn Tiêu Dao để ngài làm hội trườngphiên dịch kinh điển Ngài ở Tràng An khoảng 12 năm chuyên
về công việc phiên dịch, tới niên hiệu Hoàng Thủy thứ 13(413) thì mất, thọ 70 tuổi
Sự nghiệp phiên dịch kinh điển của Ngài La Thập cũngnhư Ngài Huyền Trang đời Đường, cả hai đều là Thánh Tăngdịch kinh bất hủ trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa Ngài được
tôn xưng là Dịch giới chi vương, kinh điển ngài dịch hầu hết là
kinh Đại thừa Trong đạo tràng dịch kinh của Ngài, khôngnhững có việc phiên dịch, mà còn là một hội trường để diểngiảng, vì vậy môn đò của ngài rất đông, có khi lên đến hơn
3.000 người.Trong số đó có 80 người gọi là Đạt nhân, và 4 người siêu trác hơn cả gọi là Tứ Thánh, đó là Tăng Triệu,Tăng
Duệ, Đạo Sinh và Đạo Dong [57; tr.58-61]
Kinh Di Giáo là một trong những dịch phẩm nổi tiếng của
Ngài La thập, văn phong lưu loát, ý tứ cô động súc tích, ngôn
từ trong Kinh tuy không nhiều, nhưng đã diễn tả được những
Trang 27điều cốt yếu nhất của chánh pháp Từ Hán bản này của Ngài,
mà ở Việt Nam, có rất nhiều bản dịch Việt ngữ được phổ biếnbởi nhiều dịch giả khác nhau Như bản dịch và chú giải củaHòa thượng Thích Trí Quang [68; tr.7-44], bản dịch và giảithích của Hòa thượng Thích Hoàn Quan [23, tr.291-401], bảndịch của Tỳ Kheo Thích Thái Không [34], bản dịch của Tỳ KheoThích Thiện Huệ [20; tr.163-177], bản dịch của Tỳ Kheo ThíchTâm Châu, bản dịch của Đoàn Trung Còn và Nguyễn MinhTiến, bản dịch của Bùi Đức Huề, bản dịch của Tỳ kheo ThíchViên Giác [71;tr.11-136]… Thậm chí còn có những bản kinh Di
Giáo được thi hóa thành thơ lục bát, như bản thi hóa kinh Di Giáo của Tỳ Kheo Thích Viên Thanh [73], bản dịch thơ của Thành Tâm-Phan Khắc Nhượng v v…Có thể nói, Kinh Di Giáo
là một trong những bản kinh được nhiều người dịch sang Việtngữ nhiều nhất tại Việt Nam, trong đó bản dịch của HòaThượng Thích Trí Quang là bản dịch có giá trị lớn nhất, đượclưu hành và phổ biến rộng rãi nhất
Nhìn lại lịch sử ta thấy rằng, Kinh Di Giáo ra đời trong
hoàn cảnh chưa kết tập kinh điển Kinh này thật ra có trướccác kinh điển Đại thừa Nhưng nó đồng hiện các giáo lý từNguyên thủy đến Đại thừa Bản kinh Nguyên thủy được xem
là bản gốc, bản Đại thừa được xem là bản biến thể Tất nhiên
là chúng cùng một tư tưởng giáo lý mà đức Phật muốn chỉbày
2.3 Ý nghĩa tên Kinh Di Giáo
Kinh Di Giáo theo bản chữ Hán gọi một cách đầy đủ là Phật Di Giáo kinh hay Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết
Trang 28Giáo Giới kinh (có bản chép là Phật Thùy Niết Bàn Lược
Thuyết Giáo Giới kinh) Hòa thượng Thích Trí Quang dịch là
“Kinh Giáo huấn để lại của Phật”, cũng gọi là “Kinh Giáo
huấn vắn tắt lúc sắp Niết Bàn của Phật”, tên gọi gọn hơn
nữa là “Kinh Di Giáo”
Phật Di Giáo Kinh, theo sự giải thích của ngài Trí Húc Đại
Sư, ba chữ Phật Di Giáo là biệt danh (tên riêng), còn chữ Kinh
là thông danh (tên chung).trong biệt danh, Phật là người
thuyết pháp (năng thuyết), Di Giáo là pháp được nói (sở
thuyết) Nhân và pháp đều nêu, năng và sở cùng được lập
trong đề kinh Nghĩa của hai chữ Phật và Kinh đã có nhiều
sách và từ điển Phật học định nghĩa, ở đây chỉ lưu ý đến chữ
Di Giáo Di là để lại,Giáo là là khuyến dạy, như sách Nho gọi là
cố mệnh, người đời gọi là di chúc.Trong kinh, chữ Di Giáo có
nghĩa là những lời giáo huấn, những lời dặn dò, dạy bảo củaĐức Phật để lại cho chúng đệ tử của Ngài Nên chúng ta cóthể hiểu tên kinh theo cách dịch của Hòa thượng Thích TríQuang, là Kinh Giáo huấn để lại của Phật
Tất cả những gì mà đức Phật đã nói trong suốt cuộc đời
thuyết pháp độ sanh của Ngài đều có thể gọi là Di giáo, vì đó
đều là những di ngôn để cho hậu thế nương theo đó mà tu
học.Tuy nhiên, Kinh Di Giáo ghi lại những lời giáo huấn cuối
cùng của đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn, nên kinh này
đặc biệt được gọi là Kinh Di Giáo Do vậy, lời dạy trong đó
chẳng khác nào lời di chúc của cha mẹ lúc sắp lâm chung đểlại dặn dò chỉ bảo cho con cháu Nếu di chúc của người làmcha mẹ thường hay khuyên con cháu sống phải có phẩm chất
Trang 29đạo đức, cố gắng hoàn thiện mình trong xã hội; thì di chúccủa đức Phật khuyến khích chúng đệ tử của Ngài tinh tấnhành trì Giới-Định-Tuệ, để ra khỏi sanh tử luân hồi Ngài đặc
biệt nhấn mạnh về giới, nên những lời dạy trong Kinh Di Giáo quá hơn một nửa thuộc về giới luật.Vì thế nên Kinh Di Giáo còn gọi là Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh.
Thùy Bát Niết Bàn, có nghĩa là sắp đến giờ vào Niết bàn.
Thuyết Giáo Giới, có nghĩa là nói tóm tắt về những điều cốtyếu của chánh pháp (chủ yếu là giới luật).Từ sự giải thích này,
ta có thể hiểu ý nghĩa của tên kinh là những lời giáo huấn vắntắt về chánh pháp (các giới luật căn bản) lúc sắp vào Niết bàncủa đức Phật để lại cho đệ tử mình
2.4 Khái quát nội dung Kinh Di giáo
Muốn tìm hiểu nội dung của Kinh Di Giáo trước hết chúng
ta cần phải tìm hiểu qua bố cục của kinh Kinh Di Giáo gồm có
26 đoạn, thường được chia thành ba phần: phần Tự (mở đầu),Chính Tông (nội dung) và Lưu Thông (phần kết)
a Phần Tự: Từ câu mở đầu đến câu “tóm tắt những
điều cốt yếu của chánh pháp”(đoạn 1) phần này là lời mở đầu
của kinh
b Phần Chánh Tông: Từ câu “Các Tỳ Kheo, sau khi Như
Lai diệt độ,các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới Đó là hạnh không hý luận” Phần này có ba phần chính:
-Giới học: Từ đoạn 2 đến đoạn 15 phần này bao gồm: cácpháp đối trị tà nghiệp; các pháp đối trị khổ; các pháp đối trịphiền não; các pháp thành tựu công đức xuất thế Phần nàythể hiện tuần tự các bước thanh tịnh thân tâm làm nền tảng
Trang 30cho hành giả đi vào định.
-Định học: Gồm các đoạn 16,17 và 18; phần này bao gồmcác pháp thành tựu công đức để tu tập định được viên mãn.Bao gồm các pháp thành tựu công đức tin tấn; pháp thành tựucông đức không quên chánh niệm; pháp thành tựu công đứcthiền định
-Tuệ học: Gồm đoạn 19 và 20 gồm pháp thành tựu côngđức trí tuệ và pháp thành tựu công đức không hý luận
c Phần Lưu thông: Từ câu “Các thầy Tỳ kheo, đối với
mọi thứ công đức,các thầy hảy thường xuyên nhất tâm tutập ” đến hết kinh Phần lưu thông được chia làm bốn mục:
Đoạn 21 nói về khuyến tu Lưu thông; đoạn 22 nói về chứng
quyết Lưu thông; đoạn 23, 24 và 25 nói về đoạn nghi Lưu
Thông; đoạn 26 nói về phó chúc Lưu thông
Trong tác phẩm Di Giáo kinh luận của Bồ Tát Thế Thân,
ngoài phần giải thích nội dung chính của kinh, còn có thêmbài tựa mở đầu cho việc xây dựng luận Mục đích của bài tựađược chép lại rằng: “ Luận này còn xây dựng, giải thích ý củaPhật, là để các Bồ tát, biết được đạo phượng tiện” Từ bài tựanày, Hòa thượng Thích Trí Quang dịch thành đoạn văn làm
nghi thức pháp nguyện trước khi vào nội dung Kinh Di Giáo
mà chúng ta hay đọc tụng; cũng theo Di Giáo kinh luận, Kinh
Di Giáo trình bày pháp tu của Bồ tát gồm 7 phần: Phần 1 mở
đầu; phần 2 tu tập công đức thế gian; phần 3 thành tựu côngđức xuất thế; phần 4 hiển thị công đức sâu xa; phần 5 hiển thịchứng nhập quyết định; phần 6 phân biệt chưa nhập thượngchứng; phần 7 hiển thị vô ngã thanh tịnh
Trang 313 Kinh Di Giáo với các bản Kinh liên quan
3.1 Kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahaparinibbana- sutra)
Là kinh số 16 trong Trường bộ kinh Kinh này do tôn giảAnanda tường thuật những lời dạy cuối cùng trong ba tháng
du hành cuối đời của đức Phật, cùng với những sự kiện như lễtrà tỳ, phân chia xá lợi…Sau 45 năm thuyết pháp, tự thấynhân duyên đã mãn, sống không bao lâu nữa, đức Phật đãbáo tin trước ngày nhập diệt ba tháng và dành những giờ phútcuối cùng căn dặn, nhắc nhỡ những điều căn bản cho đệ tửxuất gia và tại gia của mình để duy trì mạng mạch Phật pháp.Trong ba tháng cuối đời, Ngài không hề ngừng nghĩ mà vẫntiếp tục cuộc vân du hóa độ Khởi đầu từ thành Vương Xá tại núiLinh Thứu, Đức Phật đi đến Ambalathika, Nalanda, Pataligama,vượt sông Hằng hướng đến Kotigama, Nadika,Vesali, Beluva.Tại đây đức Phật an cư trong ba tháng và viếng thăm đền Cpala
và giảng đường Kutagara ở Mahavana Rồi Ngài đi đếnBhandagama, Hatthigama, Ambagama, Bhoganara, Pava vàcuối cùng là Kusinara
Những lời di giáo trong suốt cuộc du hành dài ba thángđược Tôn giả Ananda tường thuật và ghi lại như sau:
“Một thời Đức Phật ở trong núi Kỳ Xà Quật, thành LaDuyệt, cúng với chúng đại Tỳ kheo 1250 vị Bấy giờ có vua A
Xà Thế con bà Vi Đề Hi vua nước Magadha muốn chinh phụcdân Bạt Kỳ (Vajji), cử vị đại thần Vasakara đến yết kiến đứcPhật để hỏi có nên cử quân tàn sát dân Vajji hay không? ĐứcPhật không trả lời thẳng câu hỏi này, mà Ngài hỏi Đại đứcAnanda về những đức tánh cùng sinh hoạt của dân chúng
Trang 32Vajji và qua đó gián tiếp trả lời câu hỏi của vua A Xà Thế.Nhân dịp này, Đức Phật dạy những điề kiện căn bản để chúng
Tỳ kheo được cường thịnh không bị suy giảm Đó là:
Tụ tập đông đảo, làm việc Tăng sự, hay giải tán trongniệm đoàn kết
Kính trọng giữ gìn những luật lệ, những giới học đã đượcban hành trong giáo hội
Kính trọng và nghe theo lời dạy của vị Tỳ kheo ThượngTọa
Không bị tham ái chi phối, an trú chánh niệm, không thíchthế sự, không ưa phiếm luận, không bạn bè với các dụcvọng…
Tại Ambalathika (Trúc Viên) và những nơi khác nhưNalanda, Kotigama Ambapali, Bhangama, Jabagama,Bhoganagara, Đức Phật nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần bapháp vô lậu học Giới, Định, Tuệ và đường hướng, phươngpháp tu hành căn bản của Đạo Phật
Và chính tại Beluva đức Thế Tôn nhuốm bệnh, Ngài âncần căn dặn:
- “Này Anan chúng Tỳ kheo còn mong mỏi gì ở nơi ta”! Này Ananda ta đã giảng pháp, không có phân bệt trong ngoài, này Ananda đối với các pháp, Như Lai không bao giờ là vị đạo sư còn nắm tay…
-Vậy nên Ananda, hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, hãy tư mình nương tựa mình, chứ đừng nương tựa một gì khác.”
- Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp
Trang 33làm chổ nương tựa tức là: đối với thân trên thân, tinh tấn
và tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời sống với các cảm thọ,…đối với tâm,…đối với pháp trên pháp tinh tấn và tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời.
Và tại Kusinara, Đức Thế Tôn cho những lời di huấn cuối cùng “các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn chớ
Kinh được chia làm ba phần chính:
Phần I: Khởi đi từ thành Vương-xá (Rājagaha) cho đếnxóm Trúc phương (Beḷuva) gần thành Tì-xá-li (Vesalī); tại đâyPhật dừng chân cho mùa an cư cuối cùng
Giáo pháp Phật dạy trong khoảng thời gian này bao gồmcác pháp cho sự hòa hiệp và hưng thịnh của Tăng, cùng vớihưng thịnh của quốc gia và đời sống cá nhân của cư sỹ tại gia
Ở đây Phật cũng huyền ký về sự hưng thịnh của Hoa Tử thành(Pāṭaliputta), mà theo sự thực lịch sử sau này là kinh đô củaĐại đế A-dục, trung tâm từ đó Phật pháp được lan tỏa sangcác nước và khắp thế giới
Phần II: Tại làng Trúc phương, Thế Tôn trải qua một cơnbệnh nặng (atha kho bhagavato vassūpagatassa kharoābādho uppajji, bāḷhā vedanā vattanti māraṇantikā), mà theo
Trang 34tường thuật của A-nan là đã khiến cho A-nan kinh sợ, hoảnghốt, vì Phật có thể nhập Niết-bàn Nhưng Thế Tôn đã dùngnăng lực của định lưu lại mạng hành (jīvitasaṅkhāraṃadhiṭṭhāya vihāsi), tức kéo dài thêm sự sống một thời gian, vìchưa có lời di giáo cho các Tỳ kheo Mặc dù có những dấuhiệu dự báo Phật sắp nhập Niết-bàn, A-nan không nhận thấynên không có thỉnh cầu Một lát sau, Ma Ba-tuần đến thỉnhcầu Phật nhập Niết-bàn Thế Tôn hứa khả Sau đó, Phật xả thọhành sau khi lưu mạng hành (jīvitasaṅkhāraṃ adhiṭṭhāya …āyusaṅkhāraṃ ossajji), tức là cắt đứt dòng chảy tồn tại,nhưng duy trì mạng căn hay sự sống Phật lưu mạng hànhtrong thời gian ba tháng Từ đây cho đến sau khi thọ bữa cúngdường cuối cùng của Châu-na hay Thuần-đà (Cunda) rồi Phật
đi đến tắm trong dòng sông Câu-tôn (Kakuṭṭhā hay Kakutthā),
có thể được ghi nhận là đoạn đường và khoảng thời gian màdấu ấn vô thường, sinh-lão-bệnh-tử thị hiện rõ nét nhất trongcuộc đời đức Thích Tôn
Phần III: Từ sông Câu-tôn, Phật lại vượt qua sông Hi-liên(Hiraññavati) rồi đến rừng Sa-la song thọ (Yamakasālā), thuộcđịa phận thành Câu-thi (Kusinārā) của dòng họ Mat-la (Malla).Đây là phần tường thuật những ngày và giờ cuối cùng của đứcThích Tôn: nghi thức tẩn táng, lễ trà-trì, cúng dường và phân
bố xá-lợi Phần quan trọng trong đoạn này là những giáo huấntối hậu Phật dặn dò các Tỳ kheo những điều cần làm, pháp gì
là chỗ nương tựa sau khi Phật nhập Niết-bàn Cũng quan trọngkhông kém trong phần này là đoạn tường thuật sự kiện Ma-haCa-diếp cùng chúng đệ tử về Câu-thi để tham dự lễ hỏa táng
Trang 35Tường thuật cho thấy vị trí của Tôn giả trong Tăng già đệ tửPhật lúc bấy giờ, và cũng báo trước những gì có thể xảy ratrong hàng các Tỳ kheo sau khi Phật diệt độ Cuối Kinh làphần ghi nhớ các ngày tháng trong cuộc đời của đức ThíchTôn Phần này chắc không phải là kết tập Nguyên thủy bởi A-nan, mà có thể do những vị lưu truyền Kinh thêm vào saunày.
3.3 Sự tương quan giữa các kinh:
Sau khi đọc kinh Ðại Bát Niết Bàn và kinh Du Hành trong
Trường Bộ kinh và Trường Ahàm, đối chiếu với bản Kinh Di Giáo này, đó là kể lại chuyến du hành cuối đời đức Phật đi từ
Vương Xá đến Kusinara, đi qua từ 14 đến 17 địa danh khácnhau Qua mỗi địa phương đức Phật và đại chúng dừng lạinghỉ ngơi một thời gian, mỗi nơi Ðức Phật đều thuyết pháp độsinh, những thời pháp ấy đều được ghi lại
Kinh Di Giáo bản Hán dịch có hình thức một tác phẩm văn
học, được sắp xếp hệ thống hóa những lời dạy của đức Phậtthành một thời thuyết pháp từ đầu cho tới cuối và đặt ngayvào thời điểm đức Phật sắp nhập Niết bàn.Đây là bản kinh cótính sáng tạo mới kết hợp giữa văn học và nghệ thuật sống
mà đức Phật muốn di huấn lại cho hậu thế, làm nổi bật hơnnét đặc sắc trong văn hóa Phật giáo nói chung
Kinh Du Hành và kinh Ðại Bát Niết Bàn trình bày nộidung trải dài theo con đường mà đức Phật và đại chúng điqua, những gì xảy ra, những gì được thuyết giảng đều ghichép, cho đến thời điểm đức Phật nhập Niết bàn tại rừng Sa
Trang 36La Song Thọ.Giáo lý được đức Phật nhấn mạnh và lặp đi lặplại là phương pháp hành trì Giới-Ðịnh-Tuệ, được đức Phật xácđịnh rằng đó là nội dung chứng ngộ, giảng dạy và truyền bá
là 37 phẩm trợ đạo Một số lời dạy mang tính di huấn 3 lầnqua 3 thời điểm khác nhau trong chuyến du hành cuối cùngấy
Kinh Di Giáo trình bày bố cục nội dung rất mạch lạc và có
hệ thống, nghĩa là đúc kết những gì đức Phật dạy trong kinh
Du Hành và Ðại Bát Niết Bàn thành một bản văn, ý tứ rõ rệt,
có thêm hoặc bớt so với hai kinh trên một số vấn đề Nội dungcủa kinh được xem là bản tóm tắt những điều cốt yếu, tinhtúy nhất trong những giáo lý mà đức Phật đã dạy, đồng thờiđúc kết những giáo lý căn bản nhất để áp dụng cho lối sốngcủa người xuất gia.Là người học Phật không ai có thể bỏ sótKinh này, tuy lời kinh rất cô đọng, súc tích, mạch lạc nhưng rõràng dễ hiểu rất phù hợp cho mọi căn cơ, trình độ của mỗichúng sanh có thể nương theo lời dạy ấy mà tu tập sẽ có được
sự giải thoát an lạc cho mình và tha nhân
Trang 37CHƯƠNG II KINH DI GIÁO VỚI TƯ TƯỞNG KINH ĐIỂN NGUYÊN THỦY
1.Tính đồng dạng
1.1 Ngôn ngữ
Nói đến Kinh Di Giáo nói riêng, Kinh điển Nguyên thủy nói
chung là nói về Ngôn hành của Đức Phật khi còn tại thế, qua
đó đức Phật đã tự thân ấn chứng về Ngôn hành của các đệ tửNgài Giáo lý và ngôn ngữ của Kinh điển Nguyên thủy khichúng ta đọc qua thấy như đơn giản, lập đi lập lại và gần gũiphù hợp với cuộc sống của chư đệ tử thời bấy giờ Đức Phật làbậc thầy cực kỳ khéo léo khi đã sử dụng ngôn ngữ hình thể
và ngôn ngữ lời nói thật tài tình mới có thể giúp chúng sanhngộ nhận được chân lý vi diệu
Theo các tài liệu lịch sử đương thời cho thấy rằng, sau khithành đạo, Đức Phật suy xét và lo sợ rằng giáo pháp mà Ngài
đã thực chứng: “Ta đã thực chứng một sự thật sâu xa, khó thấy, khó hiểu…chỉ những bậc trí mới hiểu thấu Những người
bị đam mê chế ngự, bị vô minh vây phủ không thể nào thấy chân lý này, vì nó ngược dòng, nó cao siêu sâu kín, tế nhị và khó nghĩ bàn."
Nghĩ thế, Phật đã do dự một lúc: “Có phải vô ích không nếu ta cố giảng giải cho thế gian chân lý mà ta chứng nhập?” rồi Ngài so sánh thế gian như một ao sen: Trong ấy có nhiều hoa còn ở dưới mặt nước, có những hoa khác chỉ vừa ló lên trên mặt nước, nhưng cũng có những bông hoa đã vươn khỏi mặt hồ và không còn động chạm với nước Cũng thế trong thế
Trang 38gian này, trình độ phát triển của con người khác nhau: Có một
số người sẽ hiểu được chân lý Vì thế Đức Phật quyết định giảng dạy chân lý ấy [71, tr.378] Chính vì lẽ ấy mà ngôn ngữ
Kinh tạng luôn mang tính chất khế lý, khế cơ nhưng không vìthế mà giáo pháp dung dưỡng sự ngu si, yếu đuối, sợ hãi,khát khao dục vọng của con người Con người luôn luôn thíchđược vuốt ve tự ngã, chấp thủ sai lạc, thích được nương tựavào tha lực nên con người đã dựng nên thượng đế để đượcche chở, dựa dẫm; dựng nên cái ngã và ngã sở hữu bất khảxâm phạm đến nổi những ý tưởng này đã trở thành chủthuyết Tất cả khái niệm, chủ thuyết ấy dầu là những dựphỏng tinh vi với trí óc tưởng tượng của con người được góighém trong một số danh từ triết lý và siêu hình phức tạp.Những ý tưởng này đã ăn sâu gốc rễ tâm lý con người, gần gũithân thiết với họ đến nổi họ không mong nghe, cũng khôngmuốn hiểu một đạo lý nào ngược lại Đức Phật biết rõ điều ấy,Ngài dạy rằng giáo lý của Ngài đi ngược dòng, trái ngược vớidục vọng ích kỷ của con người Nhưng Ngài đã vận dụng mộtcách thiện xảo, nhuần nhuyễn các ngôn ngữ tâm lý để đưacon người đến chỗ nhận chân được sự thật cuộc đời mà giảithoát chính mình ra khỏi mọi rối loạn, bất an, đau khổ
Tuy nhiên, Đức Phật thuyết giảng giáo pháp mục đíchkhông phải vì phô bày kiến thức và trí tuệ của mình mà đểgiúp con người đạt đến thực chứng trên lộ trình tu tập Ngài làbậc đạo sư thực tiễn, đầy từ bi và trí tuệ nên khi nói với ngườinào, Ngài luôn luôn quan tâm đến trình độ phát triển của họ,khuynh hướng của họ, cấu tạo tâm thức họ, tính tình họ và
Trang 39khả năng họ để lĩnh hội vấn đề Vì lẽ ấy, hoạt tính của ngônngữ vô cùng phong phú, từ đó dẫn đến việc đạo Phật có muônvàn pháp môn phục vụ cho việc tu tập của con người ĐứcPhật cũng hết sức tinh tế trong việc trả lời câu hỏi của đốitượng, Ngài tránh những câu trả lời nào gây tổn thương, đaukhổ cho người khác cũng như khi có người ngoại đạo đến cậtvấn, Ngài cũng hết sức từ tốn trong việc giáo hoá họ Nếucảm thấy câu trả lời của Ngài không làm thoả mãn người hỏi
mà có khi khiến người hỏi sân giận, không có lợi trong việc tutập của họ, Ngài sẽ im lặng, không trả lời, để câu hỏi sangmột bên
Theo Phật, có bốn cách trả lời câu hỏi: 1 Có khi nên trả lờithẳng câu hỏi 2 Có câu hỏi cần trả lời bằng cách phân tích
3 Có khi nên trả lời bằng cách hỏi ngược lại 4 Cuối cùng cónhững câu hỏi nên im lặng, không đáp
Một lần đức Phật ở lại trong rừng Simsapa, thànhKosambi, Ngài đã giảng cho các đệ tử rằng sự hiểu biết củaNgài như lá trong rừng nhưng sự giảng dạy của Ngài như lánắm trong tay Chỉ những gì Ngài cảm thấy thực sự có lợi íchtrong việc tu tập thân tâm của tín đồ Phật tử, Ngài mớitruyền dạy [45, tr.635] Pháp Phật là vô thượng giải thoátnên phải tuỳ thời, tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ căn cơ màtruyền bá, không phải đụng đâu nói đó Rõ ràng đối với cácbậc Giác ngộ, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để người kháchiểu được ý chỉ của mình Theo lịch sử, từ thuở mới 12 tuổi,thái tử Siddhattha đã tinh thông văn võ đến mức các Danh
Sư phải cúi đầu thán phục Với tư chất thông minh đĩnh ngộ
Trang 40phi thường, Ngài sử dụng được 36 thứ ngôn ngữ thời đó Cónghĩa là đức Phật đã thông suốt ngôn ngữ từng vùng, từngdân tộc Không vì thế mà đức Phật phô trương kiến thức củamình, Ngài thu phục nhân tâm bằng thân ngữ và tâm ngữnhiều hơn là khẩu ngữ, nói khác, Ngài sử dụng tiếng nói củalòng xuất phát từ trái tim từ ái và trí tuệ minh mẫn Chính vìđiều này đã đẩy Phật ngữ, Pháp ngữ trở thành Thánh ngữsiêu việt mọi ngôn ngữ khác Vì vậy, Chánh pháp là tâmpháp, sự kiến giải Kinh điển tuỳ theo sở đắc của mỗi vị hànhgiả chớ không tuỳ thuộc vào sự hiểu biết trên văn tựngữ ngôn Ngôn ngữ chỉ là phương tiện truyền bá giáo lý màkhông phải là mục đích giải thoát Như trong kinh Trung Bộ I
có nói đến ẩn dụ nổi tiếng: “ giáo pháp như chiếc bè dùng để qua sông, không phải để nắm giữ và mang trên lưng” [31,
ý của Phật khi giảng ẩn dụ danh tiếng về chiếc bè
Dù là ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ đượcbiểu thị thông qua cử chỉ của thân thể, chủ thể cũng đem đếncho người hiểu một thông điệp nào đó: hoặc hạnh phúc haykhổ đau, hoặc đồng tình hay từ chối… ngôn ngữ Phật giáo, với