1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris

92 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Tác phẩm Nhà thờ đức bà Paris cũng không ngoại lệ, người ta tìm hiểu tác phẩm này ở các góc độ như: tiểu thuyết lãng mạn, tình yêu lãng mạn của các nhân vật, v.v… Tuy nhiên, đề tài “Vấn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỦA VICTOR HUGO

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: TS LÊ NGỌC THÚY

Cần Thơ, 5 / 2009

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lí do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Mục đích, yêu cầu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC LÃNG MẠN PHÁP THẾ KỈ XIX

1.1 Tiền đề lịch sử văn hóa tinh thần

1.2 Đặc điểm của văn học lãng mạn

Chương 2: TÔN GIÁO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI

VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

2.1 Từ tư tưởng thần linh cổ đại, thần quyền Trung cổ

đến tư tưởng Phục hưng

2.2 Cảm hứng chống tôn giáo thời ánh sáng

2.3 Sự trở về của cảm hứng tôn giáo trong văn học lãng mạn

2.4 Giới thiệu về Victor Hugo và tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris

Chương 3: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTOR HUGO

3.1 Vài nét về Thiên Chúa giáo

3.2 Nét đẹp văn hóa nghệ thuật của tôn giáo qua ngôi nhà thờ

3.3 Tấn bi kịch của tôn giáo qua triết học kinh viện

3.4 Tác động tích cực của tôn giáo

3.5 Tính phức tạp và tác động nhiều chiều của tôn giáo đối với đời sống con người

Trang 3

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 5

1 Lí do chọn đề tài:

Hiểu mình để đi đến hiểu người đòi hỏi nổ lực phi thường và hiểu người để đi đến hiểu mình cũng cần nhiều công lao khó nhọc, vượt lên chính bản thân mình Và điều đó là một nét đẹp của tôn giáo, của bất cứ tôn giáo nào Dù tin hay không tin, tôn giáo luôn là giấc mơ đẹp nhất của nhân loại Bởi lẽ, nó vươn tới tìm hiểu cái sâu xa nhất của sự sống, nguồn gốc sự sống, tìm lại bản thể, khao khát hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ… Sau đây là những lí do thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này – một đề tài về tôn giáo:

Cuộc sống vốn xô bồ và luôn biến đổi muôn hình vạn trạng Sống trong guồng xoay đó, hàng ngày con người phải tất bật với bao nỗi lo toan Trẻ em lo đến trường; Người lớn lo việc mưu sinh, gia đình, giáo dục con cái,… Tuy nhiên, dù vui hay buồn thì con người cũng cần một chỗ dựa tinh thần vững chắc để gửi gắm đức tin Đó là một trong số hàng trăm nghìn lí do để tôn giáo ra đời và đồng hành cùng cuộc sống

Bản thân không phải là một tín đồ tôn giáo, đối với tôi, tôn giáo là một thế giới hoàn toàn bí ẩn Thế giới ấy hấp dẫn tôi, gợi cho tôi sự tò mò và nhu cầu được khám phá Đề tài là một thể nghiệm mới đối với người viết Đến với đề tài này, trước tiên, người viết muốn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tôn giáo (sự ra đời, ảnh hưởng,

…), đặc biệt là Thiên Chúa giáo

Thứ hai, tôn giáo có mặt khắp nơi và ngự trị đời sống tâm linh của không ít cộng đồng dân cư trên thế giới Đạo Thiên Chúa là một tôn giáo lớn, du nhập vào Việt Nam

từ rất lâu Nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn đời sống tâm tư tình cảm của những người sùng đạo, đặc biệt là những tín đồ Thiên Chúa giáo trong đời sống xung quanh mình

Thứ ba, sở dĩ người viết chọn tác phẩm của Victor Huygo vì từ thời phổ thông đã

có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm của ông qua bài thơ Biển đêm - một bài thơ thắm đẫm

chất nhân văn Từ đó, người viết trở nên yêu thích những sáng tác của đại văn hào này Thứ tư, khi làm niên luận ở học kì hai năm thứ ba người viết đã có dịp tìm hiểu

tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris Lúc ấy, vấn đề nghiên cứu là tình yêu lãng mạn trong

tiểu thuyết thể hiện qua hai đoạn trích “Lời tỏ tình của Quasimodo” và “Tình yêu trong hỏa ngục” Chọn đề tài này, người viết muốn mở rộng, phát triển đề tài trước đó cũng như tìm hiểu một khía cạnh khác trong sáng tác của Hugo

Trang 6

Thứ năm, Nhà thờ Đức Bà Paris là một tác phẩm lớn của nền văn chương thế

giới, đồng thời nó cũng là một trong những tác phẩm hay của Victor Hugo có đề cập đến tôn giáo Mặt khác, tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm Vì thế, khi nghiên cứu vấn

đề này kết hợp với một tác phẩm tầm cỡ của một nhà văn tầm cỡ chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra hiệu quả tốt nhất cho việc nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, Thiên Chúa giáo cũng như những tôn giáo khác nó hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ Qua đề tài chúng tôi muốn gửi đến người đọc thông điệp về tình yêu thương Xin mượn lời của nhà thơ Tố Hữu để thay cho những gì muốn nói:

“Còn gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau”

2 Lịch sử vấn đề:

Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Victor Hugo cũng như

về các sáng tác của ông Tác phẩm Nhà thờ đức bà Paris cũng không ngoại lệ, người

ta tìm hiểu tác phẩm này ở các góc độ như: tiểu thuyết lãng mạn, tình yêu lãng mạn của các nhân vật, v.v… Tuy nhiên, đề tài “Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris” là một mảnh đất khá mới lạ

Sau khi ra mắt bạn đọc vào đầu năm 1831, cuốn truyện được mọi tầng lớp độc giả hoan nghênh Ở đây, người viết trích dẫn một số ý kiến xoay quanh cảm hứng về tôn giáo của Victor Hugo, những nhận xét có liên quan đến vấn đề tôn giáo được đề cập trong sáng tác của ông, chủ yếu là trong tác phẩm đang nghiên cứu

Trong lời giới thiệu về tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, sau khi trích dẫn ý kiến

của Hugo về nguyện vọng của mình khi viết tác phẩm, dịch giả Nhị Ca có nêu nhận

xét rằng: “Hugo mơ ước viết một cuốn truyện có khung cảnh rộng rãi hơn, ý nghĩa

lịch sử to lớn hơn, muốn làm sống lại thời Trung cổ vẫn ám ảnh tâm trí ông…”

[20; tr 5] Nói như vậy nghĩa là đề tài trung cổ đã được Victor Hugo ấp ủ từ lâu

Trong quyển chuyên luận Về tiểu thuyết Hugo của Đặng Thị Hạnh, nhà xuất bản

Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội, 1987 Tác giả có nhận xét về Hugo:

trên phương diện là một nhà thơ, ông “gần gũi với quan niệm về tôn giáo xưa”

[2; tr 27] Tuy nhiên, căn cứ vào sự nghiệp sáng tác của ông, ta thấy sự “gần gũi” ấy không chỉ giới hạn ở phương diện nhà thơ mà còn ở cả phương diện là một nhà tiểu thuyết

Trang 7

Cũng trong quyển này, Đặng Thị Hạnh còn dẫn lời nhận xét của Bơđơle về cái làm nên sức hấp dẫn riêng biệt trong văn tả cảnh của ông liên quan đến tư tưởng tôn

giáo như sau: “Hugo tin rằng linh hồn được dàn trải một cách hài hòa trong tạo vật,

từ hòn đá thô sơ qua con người, đến thiên thần và Đấng sáng thế…” [2; tr 23] Từ đó,

ta thấy được tôn giáo khởi nguồn từ cảm hứng sâu xa trong tâm tưởng của Hugo

Nói đến Nhà thờ Đức Bà Paris, không phủ nhận màu sắc tôn giáo thể hiện trong

tác phẩm đồng thời đến chất thơ ẩn chứa trong ngòi bút Hugo, nhà sử học Giyn Misơlê đánh giá rằng tòa nhà bằng “thi ca” đó cũng vững chãi và đồ sộ như tòa nhà thờ được

Hugo khắc họa trong tác phẩm: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo xây

dựng một tòa nhà lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng cũng cao ngất như dãy tháp của tòa nhà thờ nọ” [20; tr 6]

Đề cập đến tư tưởng bác ái trong sáng tác của Hugo, ở cuốn Văn học hiện thực

và văn học lãng mạn phương Tây do Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh chủ biên, khi nói

về hành động cứu Giăng Vangiăng của giám mục Mirien trong tác phẩm Những người

khốn khổ, các tác giả này cho rằng: “Ánh sáng của cứu nạn không chỉ là ánh sáng của chủ nghĩa bác ái giatô mà còn là ánh sáng của lí tính, và Trí tuệ, của nền triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII và tư tưởng thế kỉ XIX” [14; tr 46] Liên hệ tiểu thuyết Nhà thờ Đức

Bà Paris ta thấy Quasimodo là kết tinh của hệ thống nhân vật người khốn khổ, xuất

thân từ tầng lớp cùng dân, từ những người bị ruồng bỏ trong xã hội Vậy thật ra Quasimodo cứu Esmeralđa là dấu hiệu khởi đầu của hành động bác ái trong sáng tác của Hugo

Thật vậy, Đặng Thị Hạnh trong chuyên luận Về tiểu thuyết Hugo cũng cho rằng

do ảnh hưởng của “tinh thần Đạo Thiên Chúa lúc sơ khai” nên trong tác phẩm Victor Hugo đã thông qua nhân vật Quasimodo mà bênh vực kẻ nghèo Quasimodo tuy có có

diện mạo xấu xí nhưng cũng có một trái tim nhân hậu, đầy tình yêu thương: “Trung

thành với tinh thần Đạo Thiên Chúa lúc sơ khai khi nó đứng về phía kẻ nghèo chống lại những người có quyền lực, Hugo nhìn thấy ở phẩm chất bị che giấu của Quasimodo – một loại nửa người bản năng và man rợ - một lòng bác ái phù hợp với Kinh phúc âm…” [2; tr 36]

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng trong tác phẩm hoàn toàn không xuất hiện các linh mục giàu lòng bác ái, thậm chí không có cả những hiệp sĩ với tư thế hiên

ngang Đó là ý kiến của tác giả quyển Văn học hiện thực và văn học lãng mạn phương

Trang 8

Tây của nhà xuất bản Giáo Dục, 1997 Nhận xét đó như sau: “Trong tác phẩm này hoàn toàn vắng bóng các hiệp sĩ có tinh thần mã thượng và những linh mục giàu lòng nhân ái” [22; tr 44]

Để xác nhận không khí Trung cổ và nền chính trị thần quyền tồn tại trong “đứa

con tinh thần” của mình, trong lời tựa tác phẩm Những người khốn khổ, chính Victor Hugo khẳng định rằng: “Trong nhà thờ Đức Bà tôi tập trung miêu tả thời Trung cổ

của giáo quyền” [11; tr 3]

Mặt khác, với mục đích nhấn mạnh vai trò quần chúng trong sáng tác Hugo, cụ

thể là trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris, trong lời tựa tác phẩm, dịch giả Nhị Ca

lại khẳng định Pari được miêu tả trong tác phẩm là thế giới sinh động, tươi vui của đông đảo quần chúng bởi vì Hugo không có ý xây dựng Pari của tôn giáo hay của tầng

lớp quý tộc: “Cũng giống như khi xây dựng nhân vật, Pari thời Trung cổ trong tác

phẩm này không hề là Pari của tôn giáo hoặc của giai tầng quý tộc mà là Pari sinh động, vui nhộn của giai tầng thứ ba” [20; tr 4]

Phùng Văn Tửu trong quyển Victor Hugo, nhà xuất bản Giáo Dục, cũng cho

rằng tôn giáo, tập quán, kiến trúc được đề cập trong tác phẩm nhằm tô điểm cho sức

mạnh của quần chúng: “Nhà thờ Đức Bà Paris tuy cũng viết về đề tài Trung cổ, nhưng

trái với mọi người khác, Hugo đã hướng hẳn về nền Trung cổ của nhân dân Bức tranh rộng lớn trong tác phẩm với mọi sắc thái của nền văn hóa Trung cổ, từ sinh hoạt đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, kiến trúc, v.v… đều gắn với nhân dân và toát lên sức mạnh vô tận của quần chúng” [22; tr 38]

Xuất phát từ ý nghĩ cho rằng vai trò quần chúng đã được Hugo đề cao, cho rằng

tác phẩm không nhằm mục đích phục vụ cho giáo hội, cũng trong quyển Victor Hugo, nhà xuất bản Giáo Dục, Phùng Văn Tửu viết rằng: “Dưới ngòi bút của Hugo, nhà thờ

Đức Bà không phải là sự cụ thể hóa của tư tưởng giáo hội mà là biểu hiện của tài năng và lao động sáng tạo của quần chúng” [22; tr 39]

Quay lại với chuyên luận của Đặng Thị Hạnh, khi viết về tác phẩm Nhà thờ Đức

Bà Paris, tác giả chuyên luận đánh giá cao nét riêng của Victor Hugo khi lí giải về thời

Trung cổ so với các nhà lãng mạn khác: “Chúng ta không đề cập đến duy linh là một

hình thái ý thức đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến Hugo Điều quan trọng hơn là phải thấy ở đây một lí giải về thời trung cổ và nhà thờ khác hẳn các nhà lãng mạn khác”

[2; tr 44]

Trang 9

Quan tâm đến vấn đề tôn giáo thể hiện trong tác phẩm, nhà thơ Lamartine có ý

chê trách Hugo rằng tính tôn giáo trong một tác phẩm như vậy là “thiếu”: “Trong ngôi

nhà thờ của ông có tất cả nhưng chỉ thiếu một ít tôn giáo” [22; tr 39]

Gần với quan điểm của Lamartine, Phùng Văn Tửu trong quyển Victor Hugo, nhà xuất bản Giáo Dục nhận xét như sau: “Nhà thờ Đức Bà Pari hoàn toàn không có

màu sắc ngợi ca tôn giáo” [22; tr 39]

Nhìn chung, đa số các ý kiến đều không phủ nhận màu sắc tôn giáo hiện diện trong tác phẩm Xong, họ cũng nhấn mạnh đó không phải là mục đích duy nhất và chủ

yếu của tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris

Vì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện nên khi nghiên cứu đề tài này người viết có những thuận lợi và khó khăn nhất định Thuận lợi vì có thể bộc lộ tự nhiên những suy nghĩ và cảm nhận của mình Đồng thời cũng gặp không

ít khó khăn trong việc định hướng, so sánh, đối chiếu,… trong quá trình thực hiện

đề tài

3 Mục đích nghiên cứu:

Với đề tài “Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris” chúng tôi muốn làm sáng tỏ những khía cạnh sau:

- Trước hết, chúng tôi muốn có cái nhìn khái quát về văn học lãng mạn Pháp thế

kỉ XIX, về nội dung cũng như về nghệ thuật thể hiện

- Kế theo, người viết muốn hiểu rõ tư tưởng chủ yếu của con người qua các thời đại thông qua việc tìm hiểu tôn giáo trong mối quan hệ với văn học phương Tây

- Quan trọng hơn, qua đề tài chúng tôi cần thấy rõ những biểu hiện và tác động của tôn giáo đối với đời sống con người trong sáng tác của Hugo nói chung, tất nhiên

cần hiểu một cách sâu sắc tác động đó trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris

Ngoài ra, đề tài còn tạo tiền đề thuận lợi cho tôi trong việc tiếp cận, nghiên cứu khoa học sau này

4 Phạm vi nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, người viết kết

hợp liên hệ những tác phẩm khác của Victor Huygo và một số tác phẩm của các tác giả khác có đề cập đến vấn đề tôn giáo, nhằm làm nổi bật mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 10

Để thấy được vấn đề tôn giáo thể hiện trong tác phẩm, chúng tôi tìm hiểu tác động của nó đối với các nhân vật và đối với việc hình thành các sự kiện xoay quanh tác phẩm

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành luận văn, trước tiên người viết liệt kê tất cả những đầu sách tham khảo Kế đến người viết tiến hành đọc, chọn lọc và sưu tầm tất cả những tài liệu liên quan, lập đề cương cho đề tài

Trong quá trình triển khai, giải quyết vấn đề, tùy vào hoàn cảnh cụ thể đôi khi chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích nhân vật hay phương pháp phân tích tác phẩm,v.v… Bên cạnh đó, người viết cũng kết hợp vận dụng các thao tác: chứng minh, bình luận,… để đi sâu vào những khía cạnh của vấn đề

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG

Trang 12

1805 - niềm tự hào của đế chế I; Sự tan vỡ của huyền thoại Napoleon về khát vọng anh hùng, vinh quang, chiến thắng (được phản ánh trong nhiều tác phẩm hiện thực và lãng mạn đương thời) Sự tan vỡ đó do các nguyên nhân: chính sánh xâm chiếm, thực dân trên toàn thế giới (Âu, Á, Phi, Mỹ); Gánh nặng chiến tranh về người và của, thất bại Waterloo; Sự tái lập chế độ phong kiến với triều đình Bourbons từ 1815 đến 1830, rồi chế độ quân chủ tư sản của Louis Philippe từ 1830 đến 1848

Chính hoàn cảnh lịch sử đó kết hợp với những nguyên lý chung của tinh thần lãng mạn là thoát ly thực tại, tìm về quá khứ hoặc hướng đến tương lai, điều này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của văn học lãng mạn

Cách mạng 1789 không theo con đường Tự do – Bình đẳng – Bác ái như khẩu hiệu đã đề ra Nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân, tuổi trẻ,…) đều thất vọng Hiện tượng này dẫn đến sự phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ khác nhau Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới được thiết lập

Trang 13

sau cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau, mối thất vọng sâu xa về cơ chế

xã hội đã không đáp ứng được khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học là tiền

đề lịch sử dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp Mac nhận xét rằng: “Chủ

nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và tư tưởng khai sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó” [16; tr 1]

1.1.2 Tiền đề văn hóa tinh thần:

 Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của tư tưởng ánh sáng:

Thế kỉ ánh sáng (XVIII) là một thế kỉ mà văn chương Pháp đã dành trọn thời gian để hướng về mục tiêu khai sáng, đổi mới nền văn hóa tinh thần của nước Pháp Mặt khác, nó là thế kỉ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến, văn chương luận đề hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống lại cơ chế văn hóa tinh thần trung đại, cổ vũ cho một nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới, với những nguyên lí chung của tư tưởng ánh sáng như:

- Đặt nền tảng chính là nguyên lí tự do tri thức và duy lí (không phải là duy lí của chủ nghĩa cổ điển)

- Chống định kiến, cuồng tín, đề cao suy tư khách quan Chống tinh thần tiên nghiệm, không dùng một nguyên lí duy nhất để giải thích mọi sự kiện

- Yêu mến lí trí, thích thực nghiệm, cổ vũ việc quảng bá kiến thức và nhập thế hành động

- Đặc biệt là tách rời niềm tin tôn giáo khỏi tri thức con người

Ảnh hưởng của tư tưởng ánh sáng với sự ra đời của văn học lãng mạn không trực tiếp và toàn bộ, mà chỉ là một số quan điểm thích hợp thông qua thời

kì tiền lãng mạn hay chủ nghĩa tình cảm Mục tiêu chống đối chính thức và trực tiếp của chủ nghĩa tình cảm cũng như chủ nghĩa lãng mạn chính là tinh thần duy

lí cứng nhắc cũng như các nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển [16; tr 2]

Những tác giả và tác phẩm nổi tiếng gắn bó chặt chẽ với sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn:

Bernadin de Saint Pierre (1737 – 1814) với tiểu thuyết Paul và Virginie thể

hiện khát vọng về chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu, lên án sự tha hóa của xã hội văn minh đối với đời sống con người Với Brenadin de Saint Piere, thiên nhiên là một sản phẩm trật tự và hoàn mĩ của tạo hóa

Trang 14

Tóm tắt tác phẩm: bối cảnh câu chuyện được đặt trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của một hòn đảo giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Tại đây có hai gia đình người Pháp, chủ gia đình là hai người phụ nữ, cùng do ngịch cảnh mà đế đây sinh sống một người có con trai tên là Paul, một người có con gái tên là Virginie Đôi trẻ lớn lên , hiền hòa, chân thật và trong sáng giữa khung cảnh nên thơ và hiền dịu, yêu nhau từ bao giờ không biết hai bà mẹ cũng tính sẽ cho chúng nên vợ nên chồng Biến

cố xảy ra từ khi Virginie được thừa hưởng gia tài của một bà cô không con, phải về Pháp học tập trở thành người thượng lưu quý phái Họ đau khổ xa nhau, Virginie rất buồn khi phải sống giữa xã hội phồn hoa giả dối và luôn nhớ những ngày hạnh phúc trên đảo Paul cũng mong chờ bạn gái trở về Trong lần trở về đảo, thuyền Virginie dã

bị bão đánh chìm Sau đó, Paul cũng chết vì quá đau buồn

J.J Rousseau (1712-1778) với tiểu thuyết bằng thư La Nouvelle Hesloise chống

tinh thần duy lí cứng nhắc, cổ vũ cho tự do, say sưa mô tả niềm đam mê của thơ ca, vượt ra khỏi rào chắn của tôn ti đẳng cấp

Tóm tắt tác phẩm: là câu chuyện tình yêu của chàng thanh niên Saint Preux, tuy

có học vấn, tri thức nhưng nghèo, thuộc đẳng cấp thứ ba, và Julie, một thiếu nữ quý tộc xinh đẹp, đa cảm, là học trò của anh Họ yêu nhau trong sự đồng điệu giữa thiên nhiên, thơ ca, âm nhạc Tình yêu của họ được sự đồng tình của nhiều người có quan niệm phóng khoáng như người bạn Anh Edouart, cô em họ Claire… Họ từng có những giây phút êm đềm với bao kỉ niệm tình yêu, tình bè bạn trong bầu không khí thiên nhiên, trong thi vị của thơ ca, âm nhạc… Tuy nhiên, cha của Julie đã hứa gã nàng cho một nhà quý tộc lớn tuổi để đền ơn cứu mạng Tuy đã yêu nhau say đắm và mật thiết, nhưng Julie cũng phải vì chữ hiếu mà làm vui lòng cha mình Nàng cũng sống trọn đạo làm vợ và có hai con Phần Saint Preux, để khuây khỏa mối tình xưa, đã đi xa một thời gian Mấy năm sau, và Julie lại có cơ hội gặp nhau Người chồng của Julie đã mời về dạy học cho các con mình Tình xưa sống lại, cả hai đều rất đau khổ Một hôm, do nhảy xuống hồ nước để cứu con, Julie bị bệnh nặng và qua đời

Julie là một tiểu thuyết dưới dạng thư từ, gồm 163 bức thư mà các nhân vật trao

đổi cho nhau Từ thế kỉ XIX đã xuất hiện và thịnh hành tiểu thuyết có nhân vật xưng

“tôi” (tô đậm tính chân thực) và tiểu thuyết bằng thư từ (đáp ứng nhu cầu tự bộc bạch)

Trang 15

 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tình cảm đối với sự ra đời của văn học lãng mạn:

Chủ nghĩa tình cảm đã gợi ra những cảm hứng lớn lao (tình yêu, cái tôi cá nhân, vai trò quan trọng của thế giới tinh thần, tình cảm trong đời sống con người và trong sáng tác văn chương) đồng thời cũng mở ra những nguyên lý quan trọng về nghệ thuật

mà sau này chủ nghĩa lãng mạn sẽ đào sâu thêm về phương diện ngôn ngữ văn chương, hình tượng, thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về vũ trụ, cuộc sống và con người…

 Mối giao lưu văn học giữa Pháp và các nước Châu Âu:

Nếu chủ nghĩa cổ điển thế kỉ XVII hoàn toàn là một đặc sản Pháp (spescifiquement) thì văn học lãng mạn là một trào lưu mang tính chất toàn Châu Âu (mouvement eruopesenne) Văn học lãng mạn Pháp có những cội nguồn dân tộc riêng của nó, nhưng đồng thời nó cũng chịu một số ảnh hưởng nhất định của lãng mạng Anh

và lãng mạn Đức Người ta hay nhắc đến thị hiếu về sự âm u (le gout du sombre) của tiểu thuyết Anh, chất bi ca (eslesgie) của thơ ca lãng mạn Anh, chẳng hạn như tác

phẩm Bi ca trên một nghĩa địa ở vùng quê (Eulegies urun cimetiere de campagne) của Gray, Trầm tư (Meditasion) của Hervey và Đêm của Young Tác phẩm của nhà thơ

lãng mạn Byron rất phổ biến ở Pháp Tiểu thuyết của Walter scott cũng khá quen

thuộc Đặc biệt, Tình sầu của chàng Werther của Goethencos tác động đến sự hình

thành thế hệ nhân vật lãng mạn Pháp trong những năm tháng đầu tiên

 Ảnh hưởng của tiền đề văn hóa tinh thần trong sự hình thành văn học lãng mạn Pháp:

Chủ nghĩa lãng mạn là sự trở về với thiên nhiên và tình cảm (bắt đầu từ thời kì chủ nghĩa tình cảm) Thế giới nội tâm, tình cảm của con người với nhiều trạng thái khác nhau chính là đối tượng mới của sáng tạo văn học Chủ nghĩa lãng mạn là cuộc chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và sự bộc bạch cái “Tôi” Cá nhân đòi hỏi được giải phóng Trong sáng tác, vai trò của cá nhân rất quan trọng, thế giới quan của nhà văn đóng vai trò trung tâm và quyết định Nguyên tắc tự do được đề cao trong bài tựa Cromwell của Victor Hugo (Ba nguyên tắc? Không Chỉ có một Đó là tự do Tự do

trong nghệ thuật và tự do trong cấu trúc)

Trang 16

Chủ nghĩa lãng mạn cũng là thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí tưởng tượng vượt ra khỏi lề thói Vì thế lý tưởng lãng mạn đôi khi làm

biến dạng thực tế để phục vụ cho nhu cầu thẩm mĩ và tình cảm

Những chủ đề quan trọng và quen thuộc của văn học lãng mạn bắt nguồn từ cảm thức về thời đại, lịch sử và thân phận con người Trong đó, con người thất

vọng, bàng hoàng trước những cơn lốc của lịch sử, sự trôi chảy của dòng đời theo những biến đổi của thời gian, dẫn đến những suy tưởng về dòng đời, về định mệnh, về tôn giáo, về vĩnh cửu… Nhân vật lãng mạn là người thực hiện những suy tưởng lãng mạn, các phản kháng lãng mạn, các thái độ lãng mạn của thời kì này thường giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn và u sầu, xa cách và nổi loạn, không thỏa hiệp được với thực tế cuộc đời Nhân vật lãng mạn không chấp nhận

sự tầm thường, phẳng lặng, không bao giờ thích trạng thái trung bình, hay hướng về cái phi thường (hiểu theo nhiều cách) và thường có kết thúc mang tính bi kịch, dù họ la nhân vật lãng mạn tiêu cực hay nhân vật tích cực (lãng mạn hướng nội và lãng mạn hướng ngoại)

Nhưng cũng có một số nhà văn lãng mạn không gắn bó mãi với tâm tình riêng

tư, nhiều người trong tay sứ mệnh xã hội và hình thành trong thơ ca của họ luồng cảm

hứng mới về thế kỉ của mình Đó là những nhà văn lãng mạn tích cực Văn học lãng

mạn tích cực là một mảng lớn của văn học lãng mạn Pháp Nó một mặt vẫn tuân

thủ những nguyên lý nội dung và nghệ thuật lãng mạn như cảm hứng về nỗi buồn, sự

cô đơn, khát vọng về cái phi thường, siêu việt…nhưng nó đã đưa cái tôi cá nhân ra khỏi những khát vọng và nỗi đau vị kỉ, hướng về cộng đồng, hướng về khát vọng hạnh phúc con người Về mặt nghệ thuật, nó giữ lại các thủ pháp cường điệu, tương phản, giữ lại phong cách cực đoan, hùng biện và cách xây dựng hình tượng nhân vật lãng mạn

1.2 Đặc điểm của văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX:

Với sự đa dạng về khuynh hướng tư tưởng cũng như bút pháp, văn học lãng mạn thống nhất ở một số nét cơ bản Một điều bí ẩn nổi bật là ý chí mạnh mẽ phủ định mọi ràng buộc của mọi qui phạm, quan niệm đã hết sức sống của chủ nghĩa cổ điển ở thế kỉ XVII là tiến bộ, là sáng tạo nhưng trong điều kiện của thế kỉ XIX, chủ nghĩa cổ điển hậu sinh đã trở thành giáo điều cứng nhắc, cản trở văn học phát triển, làm văn học cằn cỗi, khô héo Chủ nghĩa lãng mạn san bằng mọi ngăn cách giả tạo giữa các thể loại,

Trang 17

giải phóng cảm hứng của trí tưởng tượng nghệ thuật, làm phong phú ngôn ngữ văn học và cơ sở chung quy định hệ thống chủ đề cũng như hình tượng của trào lưu lãng

mạn là sự “chán ghét thực tại và mong muốn mãnh liệt thoát ra khỏi thực tại đó” (Pha

– ghê) [14; tr 33]

Tuy vậy trong khi đề xuất những ước mơ để đối lập với cuộc đời không phải các nhà lãng mạn đều có những giới hạn giống nhau Chúng ta có thể phân biệt họ thành hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực Sự đối lập giữa hai khuynh hướng là có tính nguyên tắc

1.2.1 Về nội dung:

 Văn học lãng mạn tích cực: Văn học lãng mạn tích cực đề cao tình cảm, con

người cá nhân, cái đẹp, cái cao cả, cái phi thường, …

Nguyên tắc tổng quát của chủ nghĩa lãng mạn là “lấy tâm hồn và trái tim làm cơ

sở để nói lên những nguyện vọng không rõ rệt muốn tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn, cao cả hơn, tìm cách thỏa mãn bằng lí tưởng chỉ có trong tưởng tượng” (Bêlinxki)

Thực vậy chủ nghĩa lãng mạn kế thừa truyền thống của chủ nghĩa tình cảm, của những nhà văn tiền lãng mạn, phát huy những tình cảm mới, mở rộng lĩnh vực tâm lí và tinh thần Theo họ tình cảm là một yếu tố của cuộc sống tinh thần vì nó có năng lực làm hoàn thiện cuộc sống tinh thần con người

Văn học lãng mạn tích cực đề cao tình cảm, tôn sùng “cái tôi” trữ tình, “sự mê

đắm của trái tim”, Musset thốt lên “Hãy vỗ vào tim ta thơ sẽ tuôn trào” Nó chống lại

tính chất phi ngã trong văn học cổ điển Nó đề xuất cái tôi nhưng đó là cái tôi bao hàm

trong cái ta Hugo nói: “Khờ khạo thay những ai bảo rằng tôi không phải các anh”

Bên cạnh đó, đồng thời cũng là sự phủ định của thực tại tư sản, nhưng nó theo một chiều hướng ngược lại với khuynh hướng lãng mạn tiêu cực, hướng về tương lai, tràn

đấy nhiệt tình và khát vọng chân lí, nó “tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống,

thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén, áp bức” (Gorki), nó

dẫn con người vào những tình cảm đẹp những say mê lớn Geoges Sand, Musset, Hugo là những đại biểu tiêu biểu cho khuynh hướng này

Bên cạnh đó khuynh hướng này rất chú trọng đề cao vai trò của cá nhân “chủ

nghĩa lãng mạn coi một phát hiện có ý nghĩa tích cực vô cùng to lớn, đó là sự phát hiện ra con người nội tâm, con người chủ quan với chiều sâu, tính phức tạp, sự phong phú vô tận của nó” (Bakhtin) Mặc dù, tất cả các tác giả đều mang “căn bệnh thời

Trang 18

đại”, sự buồn chán cố hữu của những người lãng mạn nhưng đa số trong bọn họ đều

xuất thân từ tầng lớp tư sản hoặc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ý thức hệ tư sản Vì thế, sự buồn chán lãng mạn trong bản thân họ còn lâu mới mang dấu hiệu của sự bất lực Mặt khác, họ luôn dành ưu thắng cho lí tưởng Và một lĩnh vực kì diệu đối lập với cuộc đời dung tục bên ngoài, là vương quốc tinh thần, thế giới nội tâm của cá nhân Hơn nữa, do gắn với mong ước của nhân dân về một xã hội tốt đẹp hơn, hầu hết các nhà lãng mạn tích cực đều đã thể hiện trong tác phẩm của mình giấc mơ về hành động

thực tế của cá nhân, về chỗ cá nhân có thể thâm nhập vào thực tế và thay đổi được nó

Nhắc đến văn học lãng mạn không thể không kể đến vai trò của “cái đẹp” “Cái đẹp” được thể hiện trong văn học lãng mạn rất phong phú, đa dạng và toàn diện Nhà

mĩ học dân chủ cách mạng Nga nổi tiếng Sescnưsepxki đã phát biểu một tư tưởng rất

sâu sắc: “Một tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống

đúng như quan niệm của mình…” [23; tr 46] Cái đẹp gắn liền với ý niệm về những

điều mong ước, về cái có tính chất lí tưởng Những hình ảnh, dấu hiệu, biểu hiện của cái mà con người thiết tha mong muốn, khao khát đạt tới cái thường gợi ra cảm xúc về cái đẹp Cái đẹp gắn rất chặt với khái niệm về sự hoàn thiện Những gì đạt tới sự phát triển cao nhất, trình độ cao nhất so với sự vật hiện tượng cùng loại với chúng thường gợi ra cái đẹp

Trong nhiều người, người đẹp là người mà sự sống đạt tới mức cao: khỏe mạnh, cân đối, hoàn thiện cả về đời sống hình thể lẫn đời sống tinh thần Điều này giải thích

vì sao trong văn học lãng mạn thường xuất hiện hình tượng những nhân vật anh hùng, mang lí tưởng cao Tính chất lí tưởng là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của cái đẹp Nó làm cho con người không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp, vào tương lai Còn mơ ước, còn hi vọng, còn tin ở tương lai con người sẽ vượt qua khó khăn, cải tạo hoàn cảnh, biến đổi thế giới…

Để thể hiện cái đẹp, văn học lãng mạn tìm đến với thiên nhiên Bởi lẽ thiên nhiên

là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp Vẻ đẹp của thiên ngày một phong phú nhờ hoạt động thực tiễn của con người Nhiều hiện tượng tự nhiên trở thành đối tượng trực tiếp của cảm thụ thẩm mĩ, của nghệ thuật (nhờ quan hệ của chúng với thực tiễn) Họ ca ngợi thiên nhiên và đời sống thuần khiết gần thiên nhiên nối tiếp chủ đề ưa thích của Jean – Jacques Rousseau, Bernadin de Saint Pierre Vẻ đẹp muôn mặt của thiên nhiên được miêu tả đa dạng, tinh tế, hòa hợp trọn vẹn với tinh thần con người (thơ Lamartine,

Trang 19

Musset, Hugo) Vẻ đẹp ấy còn được “tinh thần hóa”, cộng sinh với vận mệnh cá nhân, gợi những suy tư rộng lớn

Nghệ sĩ nào cũng khao khát ghi lại càng nhiều càng tốt, diễn đạt càng nhiều càng hay những cảnh đẹp, người đẹp, nét đẹp trong cuộc sống và thường thì người sáng tác bao giờ cũng tìm cách khuếch đại, phóng to lên để cái đẹp rực rỡ, lộng lẫy hơn Do đó, cái đẹp dễ trở thành cái cao cả, phi thường Khi đó nó có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối, sợ hãi Cái cao cả trong văn học lãng mạn là cái cao cả của khát vọng Nó làm cho đời sống tinh thần con người không bị tầm thường hóa và nhỏ bé đi, làm cho thế giới hiện ra lúc nào cũng to lớn, hùng vĩ, khó khăn nhưng cũng đầy cảm hứng về những thử thách, chiến công, sự phiêu lưu và những hành động phi thường Nó phản ánh những chiến công, những tính cách anh hùng, dấy lên ở con người tình cảm cao cả, lớn lao Nhân vật trong tác phẩm văn học thường là những con người phi thường, nổi bật so với hoàn

cảnh xung quanh Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ hay Frollo trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Huygo

Tóm lại, các nhà lãng mạn tìm mọi cách để thoát ra khỏi thực tại Vì lẽ đó, họ tìm đến với tôn giáo, xem tôn giáo như một “cứu cánh”, một “liệu pháp tinh thần” Bởi

vì, tôn giáo là thế giới có những nét khác biệt với thực tại xã hội đen tối mà họ đang sống và bởi vì tôn giáo luôn hướng con người đến với cái cao cả, phi thường, trác việt… Vì thế, tìm đến với tôn giáo thì họ sẽ đến gần hơn với mộng tưởng – nhanh chóng thực hiện được nguyện vọng “thoát li thực tại” của mình

 Văn học lãng mạn tiêu cực:

Đó là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, sự luyến tiếc của tầng lớp quý tộc phong kiến suy tàn về một “thời đại vàng son” đã qua, về “một thiên đường đã mất” Đó là con người đơn độc và u buồn hoặc mơ màng ẩn dật, chạy trốn cuộc đời, hoặc không biết dùng sức mạnh vào việc gì trong cái xã hội mà mình đã đoạn tuyệt nên loay hoay kiếm tìm một cách vô vọng, thành một “con người thừa” hoặc nổi loạn chống lại xã hội Đặc điểm của khuynh hướng này là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối nghịch với lí trí, sự thoát li thực tại, chạy trốn cuộc đời, quay về quá khứ, đi vào tôn giáo, đi sâu vào thế giới nội tâm với những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình

và về “cái chết” (Gorki)

Trang 20

Các nhà lãng mạn tiêu cực ở Anh lí giải thế giới theo quan điểm duy tâm, họ xem vũ trụ là biểu hiện của tinh thần tuyệt đối, nhiệm vụ của nhà văn là nắm bắt lấy cái tuyệt đối trong cái bình thường hằng ngày bằng linh tính trực giác “Người bình thường”, “cái bình thường” chính là những đề tài giúp họ khước từ những mâu thuẫn tàn nhẫn của thực tế tư sản và thi vị hóa cuộc sống nông thôn gia trưởng [14; tr 22]

Ở Đức, trong các sáng tác của các nhà chủ nghĩa lãng mạn, ta thấy tràn ngập tư tưởng bi quan, thất vọng, “nỗi đau đời” và cả ca ngợi cái chết nữa Họ thoát ly hoàn cảnh xã hội để tìm về những ngóc ngách sâu kín của tâm hồn mình Họ không thể hiểu được vì sao con người tuy sống trong nhân loại vẫn cảm thấy bơ vơ, đơn chiếc Cho nên, bên cạnh con người “vô tích sự”, nhàn tản, rong chơi, trong văn học lãng mạn, ta còn thường bắt gặp những nhân vật sầu muộn, cam chịu đau khổ do kiếp sống cô đơn

đem lại Trong Tụng ca gửi bóng đêm, Nô-va–lix đã bộc lộ quan điểm của mình: người

ta không thể tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời trần tục mà chỉ tìm thấy nó nơi cõi chết, trong bóng đêm vĩnh cửu Đối với ông chết mới là bắt đầu cuộc sống thực, cây thánh giá của Đạo Cơ đốc là vật bảo đảm cho cuộc sống của thế giới bên kia và gọi nó là lá

cờ chiến thắng của thế hệ mình Bắt đầu từ ca ngợi bóng đêm, ông đi đến ca ngợi cái chết và cuối cùng là tán dương Đạo Cơ đốc [14; tr 26]

Chủ nghĩa lãng mạn quý tộc phát sinh ở Pháp vào thời kì ngay sau cuộc cách mạng năm 1879, các nhà văn và các nhà lí luận chủ nghĩa lãng mạn quý tộc Pháp, về mặt chính trị, gắn bó chặt chẽ với bọn Bảo Hoàng cực đoan Số người này bác bỏ không chỉ tư tưởng của các nhà Ánh sáng mà là cả mọi thành quả tích cực của khoa học Họ truyền bá chủ nghĩa thần bí về tôn giáo và thái độ quy phục hoàn toàn đối với Nhà thờ Thiên Chúa giáo Tác phẩm của người phát ngôn điên cuồng nhất cho bọn Bảo hoàng cực đoan Giô–dep–đơ Me–t’rơ biểu lộ một niềm căm ghét ghê gớm đối với dân chúng, cách mạng, tiến bộ và tự do Đơ Me–t’rơ còn ca ngợi những khái niệm khát máu nhất của nhà thờ Cơ đốc giáo (Tôn giáo pháp quyền, bạo lực phản động, đao phủ,

…) [14; tr 30]

Trong những năm đầu của thế kỉ XIX, Sa–tô–Bri-ăng (1768 – 1848) là người đại diện nổi tiếng của khuynh hướng lãng mạn tiêu cực Trong một số tác phẩm của mình,

ông đã đáp ứng nhu cầu phục hồi tôn giáo: Atala (1801), Rơnê (1802), Tinh hoa của

Đạo Cơ đốc (1802) Ông luôn bị giằng xé vì mâu thuẫn giữa ý niệm cao siêu về vị trí

của mình và vị trí thực mà ông có trong xã hội hiện đại; cũng như giữa lòng kiêu ngạo

Trang 21

quý tộc và những “dục vọng hết sức trần tục” Ảnh hưởng của Sa–tô–Bri-ăng những năm đầu thế kỉ bắt đầu từ hình tượng “con người thừa”

Nhìn chung các nhà lãng mạn tiêu cực tìm đến với cái tuyệt đối bằng nhiều

cách như phóng đại, cường điệu thậm chí bằng cả cách lí giải rất cực đoan Chẳng

hạn như trong việc xây dựng nhân vật trung tâm, nhân vật thường là những con người phi thường Nhưng kết thúc số phận của những con người đó thường là bi thương, là cái chết về mặt thể xác hoặc về phương diện tâm hồn Họ tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, xem thực tại là cái gì không đáng để quan tâm, coi “cái tôi” là đứng cao hơn tất

cả, cuối cùng là thái độ chiêm nghiệm đối với thực tại, về thực chất là một thái độ

“đầu hàng” Âm vang trực tiếp của các tác phẩm của các nhà lãng mạn tiêu cực là mặc cảm bị tước đoạt, ý thức sâu sắc về sự trống rỗng của cuộc đời, về sự cô đơn và thất bại, đặc biệt là khái niệm đau khổ và kiêu kì về thiên tài bất hạnh

Họ tìm đến với tôn giáo như một giải thích cho tư tưởng bảo thủ, cực đoan của mình Bởi lẽ, sự sùng bái, khuất phục hoàn toàn cái cao cả dễ dẫn đến thủ tiêu óc sáng tạo, tính tích cực chủ quan, đến sự phục tòng và niềm tin mù quáng như trong tôn giáo

1.2.2 Về nghệ thuật:

“Tự do” là nguyên tắc lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn Với chủ nghĩa lãng

mạn, một nền văn học được giải phóng (lalitterature liberee) đã xuất hiện trên nhiều bình diện: Thơ ca, tiểu thuyết, sân khấu Bài tựa Cromwell của Victor Hugo cũng xác

định được điều này “Chủ nghĩa lãng mạn đã giải phóng thơ ca” Nhờ nguyên tắc tự

do, “chủ nghĩa lãng mạn đem lại một làn sóng cực kì phong phú và đa dạng” “Chủ

nghĩa lãng mạn đã cách tân sân khấu”, với chiến thắng Hernanie rực rỡ vào

năm 1830 [16; tr 6]

 Các thủ pháp nghệ thuật được ưa thích của chủ nghĩa lãng mạn Pháp:

Các nhà lãng mạn vận dụng khuynh hướng exotique (phong vị ngoại lai, hương xa) trong cách lựa chọn đề tài, cảm hứng, thời gian và không gian nghệ thuật cho tác phẩm Bên cạnh đó, nguyên tắc tự do cũng góp phần làm trẻ hóa lối hành văn, cánh gieo vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các không gian và thời gian nghệ thuật Mặt khác, các nhà văn lãng mạn đều có xu hướng cường điệu: cường điệu

về cảm xúc, tình huống, hoàn cảnh, tính cách, số phận, nhan sắc, cá tính,… Tất nhiên, mỗi nhà văn còn có thủ pháp riêng: Chateaubriand nổi tiếng với óc tưởng tượng phong phú, chất pittoresque trong văn tả cảnh, rất sành trong nghệ thuật mổ xẻ, phân tích các

Trang 22

tâm tình và trạng thái lãng mạn Lamartine nổi tiếng vì những vần thơ giàu nhạc tính, đầy ắp thiên nhiên nuôi dưỡng và chia xẻ tâm tình, là bậc thầy của nghệ thuật bộc bạch

Nói về Victor Hugo, ông gây ấn tượng với các thủ pháp nghệ thuật mà ông sử

dụng suốt đời, sử dụng đến thành một cố tật như thủ pháp cường điệu, tương phản,… Đặc biệt nhất là nghệ thuật Grotesque (dùng yếu tố nghịch dị, cái thô kệch, là một kiểu

tổ chức hình tượng nghệ thuật ở các phương diện hình tượng, phong cách, thể loại dựa vào những yếu tố bất thường, kỳ dị, huyễn tưởng, dựa và những yếu tố trào phúng, ngụ ngôn, sự tương phản kì dị giữa những yếu tố đối nghịch nhau) Bên cạnh đó còn có sự

ưa thích dùng các trữ tình ngoại đề (yếu tố ngoài cốt truyện của tác phẩm tự sự, tác giả dùng để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với nhân vật hay sự kiện trong tác phẩm Trữ tình ngoại đề có tác dụng tô đậm ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm, nhân vật, bộc lộ chủ đề… [16; tr 5]

Về cơ bản, ở mặt tích cực, nghệ thuật lãng mạn “được xây dựng trên những khước từ cơ bản đối với những ràng buộc cổ điển, những luật lệ hàn lâm đã được chuẩn nhận… Mọi tư tưởng mới đều sục sôi ước muốn tìm kiếm tự do về thị hiếu và khát vọng muốn đổi mới Không có gì ngược lại với trào lưu lãng mạn hơn là tinh thần

hệ thống Ở mặt phức tạp, nó gây nên hiện tượng rất nhiều nhà văn, nhà thơ tự gắn cho mình nhãn hiệu lãng mạn dù họ rất khác nhau Sự quá đà trong nghệ thuật khuyến khích bác bỏ văn phong lung khởi quanh co, sự cuồng nhiệt trong ý tưởng đề xuất những hình tượng táo bạo, đam mê và phản kháng đã tạo nên thứ chủ nghĩa cá nhân đôi khi thiếu tỉnh táo khi nó có thể hòa nhập nhiều âm sắc khác nhau: nỗi sầu man mác bên cạnh bạo lực hoang tưởng, trí tưởng tượng thần bí, hay quay về quá khứ… đã tạo nên những vinh quang phù du chen lấn với nhau khá bề bộn… (Ý của Xavier d’Arcos)

Từ đó, nó dung nạp rộng rãi các phương tiện thể hiện Tinh thần lãng mạn chính

là sự nối kết liên tục những yếu tố đối kháng nhau: tự nhiên và nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi, sự nghiêm túc và thú vui, kỉ niệm và dự cảm, tư tưởng trừu tượng và những cảm giác sống động, sự sống và cái chết… hòa lẫn với nhau một cách mật thiết trong thể loại lãng mạn Nói chung, với trào lưu lãng mạn, thơ ca cũng như văn xuôi Pháp tiến một bước rất dài với thành tựu rực rỡ

Trang 23

Như vậy về nghệ thuật, các nhà lãng mạn đề xướng “tự do” trong nghệ thuật Họ

từ bỏ một thứ ngôn ngữ ước lệ, sử dụng những từ gợi cảm, gọi các sự vật đúng tên của

nó, để diễn đạt những tình cảm tươi mát, sống động, sự phong phú của khát vọng và ước mơ Do đó, văn học lãng mạn thường miêu tả những trạng thái phấn khích, nhiệt tình, cực đoan và cường điệu mang nhiều màu sắc rất phong phú và tôn giáo xuất hiện trong văn học lãng mạn như một “phương thức”, “phương tiện”… với đủ mọi trạng thái cảm xúc đó

Trang 24

2.1.1 Tư tưởng thần linh cổ đại:

Văn hóa cổ đại Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao của nó từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ thứ III trước công nguyên về các ngành: Văn học sử, Thiên văn học, Địa lý, Lịch sử, Số học, Vật lí, Y dược học, Sinh vật học, Triết học, …

Thành tựu mà nền văn học Hy Lạp có được là bởi nhiều nguyên nhân, một trong

những nguyên nhân đó là do vai trò của thần quyền không quan trọng Không có

tầng lớp tăng lữ đặc quyền, không có hệ thống đẳng cấp đè nặng lên xã hội, không có chủ nghĩa giáo điều khống chế tư tưởng con người như ở các quốc gia phương Đông

cổ đại Điều đó góp phần quan trọng trong chừng mực nào đó sự phát triển của văn

học khỏi những ràng buộc của tôn giáo và tư tưởng duy tâm thần bí

Nhắc đến nền văn học cổ đại Hy Lạp là nhắc đến thần thoại hay nhất thế giới Nhân dân Hy Lạp, trước khi có chữ viết, đã sáng tác ra những câu chuyện kì diệu

này để gửi gắm vào đó nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng sống của mình trong hoàn cảnh xã hội cộng đồng thị tộc Qua những câu chuyện về thần thoại của mình, người Hy Lạp đã lấy mình làm thước đo vũ trụ Do đó, cũng

giống như thần thoại các nước nói chung, thần thoại Hy Lạp như lời Mac nói: “dùng

tưởng tượng và mượn tưởng tượng để giải thích tự nhiên và chinh phục tự nhiên” Cho

nên, bản chất của thần thoại Hy Lạp là tự nhiên và chính các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một cách có hệ thống, có nghệ thuật nhưng không tự giác… [1; tr 21]

Ý thức hệ trong thần thoại Hy Lạp là ý thức trong thần linh chủ nghĩa

Những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật thể vô tri vô giác mà con người không hiểu nổi đều được gán cho một sức sống, một sức mạnh thần bí nào đó Tuy nhiên điều cần chú ý đặc biệt là thần thoại Hy Lạp, thế giới quan thần linh cổ điển

ấy đượm màu sắc hiện thực và duy vật (tuy còn dừng ở mức độ thô sơ) Không những

Trang 25

thế, vì xã hội Hy Lạp phát triển sớm, có nền văn minh rực rỡ nên thần thoại Hy Lạp còn thể hiện một trình độ tư duy cao, cả về nội dung nhân văn, ý nghĩa triết lí cũng như về hình thức kết cấu, nghệ thuật biểu hiện

Thần thoại Hy Lạp có thể chia ra làm ba loại: thần thoại về các hệ gia thần, thần thoại về các thành bang, thần thoại về các anh hùng Các loại thần thoại này cũng có chung một số điểm cơ bản như: đều thấm nhuần thế giới quan thần linh chủ nghĩa, đều thông qua thế giới quan này mà phản ánh hiện thực cuộc sống, tư tưởng và tình cảm của người Hy Lạp cổ đại Nhưng mỗi loại có những đặc điểm riêng và có tác dụng khác nhau đối với con người và cuộc sống

Thần thoại về các hệ gia thần bao gồm sự tích về các gia đình và thế hệ thần linh

đã được sáng tác nhằm mục đích giải thích thế giới khách quan Thần thoại về các thành bang bao gồm sự tích các thành bang Nó giải thích nguồn gốc, phản ánh phong tục tập quán các thành bang, đồng thời ngợi ca những anh hùng đã phục vụ lợi ích của thành bang Thần thoại về các hệ gia thần lại mang một sắc thái khác Nó có mối tương quan chặt chẽ với hai loại trên Các vị thần thường bảo trợ các anh hùng; hoặc

có khi người anh hùng vì lí do nào đó cũng bị thần linh hãm hại và ghét bỏ Đôi khi, những anh hùng giao du cả với thần thánh… cho nên có khi chuyện về một anh hùng lại liên quan đến các gia hệ thần, gia đình thần (Heraklex, Asin, Phaêtông…)

Thế giới quan thần linh chủ nghĩa đã thể hiện rõ ràng qua thần thoại về các hệ gia thần Dùng thần để giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên và của xã hội, đó là đặc điểm của thần thoại nói chung và thần thoại Hy Lạp nói riêng Tuy nhiên, qua thần thoại Hy Lạp, ta thấy thế giới quan này đượm màu sắc hiện thực và duy vật (tuy còn dừng ở mức chất phác thô sơ) Chẳng hạn như khi giải thích nguồn gốc loài người từ đất mà ra như thần thoại Prômêtê, từ đá mà ra như thần thoại Đocaliông… ta thấy rõ ràng là nhận thức cảm tính, người Hy Lạp cổ đại cho rằng con người từ vật chất mà ra, nhưng như thế nào thì họ chưa đủ trình độ lí giải Vì vậy, họ sa vào duy tâm Ta có thể

nói trong thần thoại Hy Lạp, yếu tố tư tưởng triết học duy vật và duy tâm luôn xen kẽ

Trang 26

lại lợi ích cho cuộc sống con người, có tác dụng tích cực đối với đời sống con người, khát vọng mãnh liệt của người xưa vượt ra ngoài thực tế cuộc sống hạn hẹp lúc bấy giờ, ước mơ về một thế giới hạnh phúc sung sướng hoàn toàn

Xuất phát từ tư tưởng tình cảm của nhân dân trước khi có sự phân chia giai cấp, thần thoại Hy Lạp đã thể hiện những ý nghĩa tích cực, sâu sắc về âm nhạc Câu chuyện đua tài giữa thần Apôlông và thần Pan là một ví dụ Cho nên, ngay từ thời cổ đại triết

gia Môtrôđôgơ (330 – 227 tr CN), học trò của Epicuya đã nhận xét: “Các chuyện thần

thoại là một cái vỏ bọc ngoài những kho tàng của một khoa học bí ẩn mà trong đó những triết gia đầu tiên đã giấu giếm những hiểu biết của mình về các quy luật lớn của thế giới vật chất, những nhận xét của họ về nguồn gốc vạn vật” [1; tr 29]

Với một nội dung nhân văn sâu sắc, với nghệ thuật diễm lệ, thần thoại Hy Lạp

mãi mãi là “một công trình dệt gấm vóc bằng từ ngữ, xuất hiện từ thời tối cổ, những

sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên thời Trung đại một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng” (Gorki)

Cổ đại Hy Lạp sở dĩ đã xây dựng được một nền văn minh rực rỡ chính vì nó chưa hề biết chế độ phong kiến là gì, vì nó chưa phải chịu đựng sự thống trị tinh thần của giáo hội Thiên Chúa

2.1.2 Từ tư tưởng thần quyền Trung cổ đến phản ứng thời Phục hưng:

Thời kì Trung cổ là giai đoạn trong lịch sử Châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của nền văn minh La Mã ở thế kỉ V, kéo dài tới thời Phục Hưng (Bắt đầu từ thế kỉ XIII, XIV,

XV, tùy theo khu vực và các nhân tố khác) Tên gọi “Trung cổ” và ý nghĩa truyền thống của nó do các nhà nhân văn chủ nghĩa người Ý đưa ra, với ý nhấn mạnh rằng đây là thời kì một ngàn năm của tăm tối và sự thiếu hiểu biết ngăn giữa thời của thế giới Hy Lạp La Mã cổ đại và thời đại của các nhà nhân văn này Theo nghĩa nào đó, các nhà nhân văn chủ nghĩa đã đặt khái niệm thời kì Trung cổ cũng tạo ra nền tảng cho

sự chuyển biến của thời Phục hưng của chính các nhà nhân văn chủ nghĩa

Thời Trung cổ là thời chiến tranh các cứ Các vua Châu Âu phải tìm cách tập trung quyền lực vào tay mình trong khi đó thế lực của giáo hoàng gần như bao trùm tất

cả Giáo hoàng cai quản hoàn toàn miền Nam nước Ý (cả về thế tục lẫn tinh thần) Bên ngoài lãnh địa của mình, Giáo hoàng vẫn có thể với tay tới khắp Châu Âu, nắm quyền lực tinh thần, là người cai quản phần hồn của dân chúng Châu Âu trong khi các vua chúa là người nắm quyền lực thế tục

Trang 27

Có nhiều đánh giá khác nhau về thời kì này Đa số coi thời Trung Cổ là khoảng thời gian tăm tối nhất của Châu Âu với sự biến mất của triết học để nhường chỗ cho sự bành trướng của Ki-tô giáo Ảnh hưởng tích cực của thời kì này đối với văn hóa Châu

Âu có lẽ là sự phát triển tinh thần dân chủ cùng với sựu phổ cập các giá trị tinh thần của Ki-tô giáo Nhưng ảnh hưởng tiêu cực của thời kì này hẳn phải lớn hơn nhiều so với những ảnh hưởng tích cực, nên các triết gia và các nhà sử học gọi thời kì này là

“đêm trường Trung cổ”

Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đưa đến thắng lợi rực rỡ đánh dấu bước nhảy vọt của tư tưởng con người trong quá trình tự giải

phóng Ăngghen đã đánh giá: “Đó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà nhân loại chưa

từng thấy Thời đại cần đến những con người khổng lồ đã đẻ ra những con người khổng lồ Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính chất khổng lồ, về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng” [1; tr 119]

Con người thời Phục hưng bừng tỉnh dậy, coi thời Trung cổ như bị chết Giờ đây con người thời Phục hưng muốn sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp xưa Nền văn học ra đời trước khi có đạo Gia Tô và chưa hề bị thần học, kinh viện học, đạo đức phong kiến ức chế Nền văn học đó lấy con người và cuộc đời làm trung tâm, xây dựng cuộc sống mới vượt qua thời Trung cổ Vì vậy thời đại Phục Hưng chính là khám phá mới về vũ trụ và con người

Một trong những nguồn gốc phát sinh và phát triển của thời đại này là phong trào chống phong kiến và cải cách tôn giáo: phong trào chống phong kiến

do giai cấp tư sản lãnh đạo xen kẽ phong trào chống phong kiến của nhân dân nổ

ra liên tiếp Các phong trào này chống đạo Cơ Đốc, Giáo Hội đã đưa đến những

cuộc cải cách mạnh mẽ nhất với Luther (1483 – 1546) và Calvin (1509 – 1564) Ngọn lửa cải cách tôn giáo lan nhanh qua Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh,… [10; tr 623]

Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII là thời kì phân hóa mạnh mẽ của Đạo Cơ Đốc, thế

kỉ trước là văn hóa Phục Hưng và thế kỉ sau là cuộc cải cách tôn giáo bùng nổ Ba dòng chính của Đạo Tin lành hình thành ở thời kì này: Hội Giêsu, hội Dominicans, hội Franciscans của Thiên Chúa giáo la Mã đã gây nên sự chém giết lẫn nhau… Xu thế phân hóa này tiếp tục mãi tới mấy thế kỉ sau, nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản, lược thuật tình hình phát triển và phân hóa của giáo hội trước thế kỉ XVIII, đại thể như sau:

Trang 28

 Văn hóa Phục hưng với Cơ Đốc giáo:

Văn hóa Phục Hưng là kết quả của sự phát triển công trường thủ công và kinh tế hàng hóa, đã phản ánh nguyện vọng và nhu cầu của giai cấp tư sản mới hưng thịnh Văn hóa Phục hưng với đạo Cơ đốc có mối liên hệ mật thiết Chẳng kể mối quan

hệ mật thiết đó là phủ định hay là khẳng định nhưng cần quan tâm là mối quan hệ như vậy đã thực sự tồn tại Lấy Dante làm ví dụ, chúng ta thấy ông đã vạch trần và công kích mọi hiện tượng hủ bại và tội ác của giáo hội trung thế kỉ Ông chẳng những là

“một nhà thơ của trung thế kỉ” và “một nhà thơ sớm nhất của thời đại mới”, mà còn là một nhà thơ vĩ đại nhất nhưng lại đầy mâu thuẫn nhất trong những nhà thơ thời kì đầu văn hóa phục hưng của Italia Từ rất sớm ông đã tham gia vào cuộc đấu tranh của tầng lớp thị dân mới trỗi dậy chống quý tộc phong kiến, trong tác phẩm “Thần khúc”, ông

đã đem ba vị giáo hoàng đương đại nhốt vào địa ngục, nhưng lại mong đợi một vị hoàng đế thống lĩnh quản lí toàn thế giới tôn thờ thượng đế, để cùng cai trị thiên hạ

(Đế chế luận) Dù là chống phong kiến hay chống giáo hội, bao giờ ông cũng thể hiện

bản thân mình là người lòng thành, khoác lên mình vòng hào quang của tôn giáo Hơn vậy, ông còn đem người yêu thời trẻ của mình viết thành thánh nữ kính bái Thượng đế, lòng thành trinh tiết… Bởi vậy trong giáo hội, những nhân sĩ hữu quan cũng cho rằng:

“Tác phẩm của Dante rung cảm lòng người rất sâu sắc, bởi vì ông không phải là nhà

tư tưởng tự do, về mặt thần học vẫn là phái chính thống thuần khiết” [10; tr 625]

Một số nhân vật cùng thời đại với Dante, thường cũng giống như Dante: Sống ở thời điểm chuyển tiếp giữa thời đại cũ sang thời đại mới, vừa mang dấu ấn của thời đại

cũ lại cũng tràn trề cảm xúc và hy vọng đối với cảnh tượng mới Cái gọi là nền văn

hóa Châu Âu trung thế kỉ chủ yếu chỉ là nền văn hóa Cơ Đốc giáo chiếm địa vị thống trị, giống hệt như cái gọi là tư tưởng trung thế kỉ nói chung, phần lớn đều chỉ nền triết học kinh viện

 Ảnh hưởng của văn hóa Phục Hưng:

Biểu hiện phổ biến của văn hóa phục hưng là cao trào khoa học, văn nghệ và nghệ thuật ở một số nước Italia, pháp, Đức, Anh, Hà Lan, v.v… phong trào văn hóa Phục hưng đã đem lại những manh nha và thành quả về các mặt thi ca, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, phát minh khoa học kĩ thuật, cải cách tôn giáo, chiến tranh nông dân, v.v… Nhưng điều căn bản là ở chỗ nó đã phát triển thành một cuộc cách

Trang 29

mạng về tư tưởng, khiến cho loài người có cách giải thích mới về bản thân mình, về thượng đế, về tự nhiên và xã hội [10; tr 626]

Ở thời đại chủ nghĩa nhân văn phát triển rộng rãi, trong giáo hội có những thay đổi và dự định gì? Đó vấn đề chúng ta đặc biệt qua tâm Hamlet dưới ngòi bút của

Shakespear đã thét lên: “con người là tinh hoa của vũ trụ, là đấng cao cả của vạn

vật” Nhưng lúc đó không phải bất cứ người theo chủ nghĩa nhân văn nào cũng đều có

khuynh hướng coi cuộc sống chật hẹp của mình là trung tâm của thế giới, và còn xem cuộc sống riêng mình là “tiêu chuẩn cả vũ trụ” Michel de Montaigne (1533 – 1592) nhà tư tưởng Pháp chủ trương khoan dung dị giáo, ngược lại cũng không hề phủ nhận thượng đế Lúc đầu, giáo hội hoang mang, lo sợ trước trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn Về sau do ngày càng có nhiều người sau khi tìm được căn cứ lí luận từ trong

bản dịch Kinh thánh mới lúc đó được truyền bá rộng rãi, giáo hội nhận thấy chỉ cần về

mặt tín ngưỡng giáo nghĩa không có chỗ nào “trở ngại” rõ rệt nên cũng đành phải “làm ngơ” Thế nhưng, khi phong trào cải cách tôn giáo ở Đức bùng nổ thì mạch nước ngầm này liền chảy ào ra, hòa chung với phong trào này

Những biến đổi rõ rệt mà văn hóa Phục hưng đem đến cho giáo hội là sự khẳng định đối với lí tính Mà lí tính là một công cụ mà con người dựa vào đó để nhận thức bản thân và thế giới Đại bộ phận nhân loại hồi trung thế kỉ không dám trực diện với nhân sinh, làm việc đều dựa và ý trời, xã hội cận đại sau văn hóa Phục hưng đòi hỏi con người phải tận dụng hết khả năng của mình Phát kiến lớn về địa lí, sự hứng khởi của cải cách tôn giáo, sự tìm tòi đối với khoa học, sự suy nghĩ đối với hiện thực nhân sinh, đều là kết quả của sự nhận thức về năng lực và sứ mệnh của con người Những trào lưu mới như tư tưởng bình đẳng, ý thức dân tộc v.v… và sau đó là phong trào cải cách tôn giáo đặc biệt phát triển

 Thời Phục hưng và tôn giáo:

Các nhà nhân văn khám phá ra rằng bọn học kinh viện, thần học, nhà thờ đã lợi dụng, xuyên tạc nền văn học Hy Lạp cổ Leonado da Vinci phẩn nộ gọi giáo hội là

“cửa hàng lừa bịp”, bọn thầy tu giáo sĩ là “những kẻ giải nhân giả nghĩa” và bọn kinh viện là những kẻ “lòng lan dạ sói trong khoa học” Erasme - nhà nhân văn học người

Hà Lan gọi thần học là “vũng bùn hôi thối cần phải xa lánh”

Đả phá những tín điều tôn giáo và nhà thờ, kêu gọi giải phóng con người ra khỏi những ảnh hưởng của tôn giáo, lấy triết lí tự nhiên để chống lại những kìm hãm gò bó

Trang 30

tinh thần, tình cảm và cuộc sống con người, xác định những giá trị của con người và quyền tự do tư tưởng Những kiệt tác của Leonardo da Vinci, Michel Angelo tràn trề tình yêu người Boccaccio say sưa ca ngợi những thú vui trần gian, kể cả nhục dục, Ronard kêu gọi hãy tận hưởng tuổi thanh xuân Rabelais khuyên hãy uống cạn nguồn vui cuộc sống và mọi tri thức khoa học Tiếng cười bốc cao, tỏa rộng biểu lộ lòng ham muốn, yêu đời trong hài kịch Shakespear

Hoài nghi trước những tiêu chuẩn, mẫu mực được quy định từ trước tới chỗ cắt đứt những ràng buộc nặng nề cũ Galiéo trước tòa án giáo hội tuy phải tuyên bố từ bỏ những khám phá của mình, vẫn xác định: “Eppursimuove” (Tuy vậy nhưng mà nó vẫn quay) Sự hoài nghi của Montaigne là cơ sở của suy tư độc lập, sáng tạo cá nhân Gắn mình vào vận mệnh dân tộc, từ Dante, Rabelais đến Cevantes, Shakespear đều sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc mình Họ làm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc của học thêm phong phú Sáng tác bằng ngôn ngữ còn là niềm tự hào của họ

Tóm lại, trong thời đại Phục hưng, chủ nghĩa nhân văn từ khi ra đời tuy không ngừng bị nhà thờ và giáo hội phong kiến chống phá nhưng nó đã bám rễ sâu, không gì ngăn cản nỗi trong lòng quần chúng Chủ nghĩa nhân văn đã đánh dấu một bước đáng

kể trong lịch sử tư tưởng nhân loại [26; tr 18]

2.2 Cảm hứng chống tôn giáo thời ánh sáng:

Thế kỉ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của các nước phương Tây Nó quan trọng trong lịch sử với cái tên đẹp là thế kỉ Ánh sáng Văn học ánh áng Châu Âu đã góp cho đời nhiều cây bút tên tuổi như: Defoe, Swift, Montesquieu, Vontaire, J J Rousseau, Diderot, Schiller, Goeth …

2.2.1 Tôn giáo trong lòng thời đại:

Đặc trưng lịch sử xã hội của văn học phương Tây thế kỉ này là chế độ phong kiến tồn tại trong một thời gian dài, cho đến thế kỉ XVIII đã trở thành một chướng ngại cho sự phát triển của xã hội Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến ngày càng gay gắt Đây là thời kì cuộc đấu tranh phong kiến diễn ra trên toàn Châu Âu Sau cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVIII là cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, thế kỉ XVIII ở phương Tây trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu thời kì tan rã của chế độ phong kiến và thắng lợi của cách mạng tư sản trên quy

mô rộng lớn [26; tr 52]

Trang 31

Đã từ lâu nhà thờ Thiên Chúa giáo là dinh lũy của chế độ phong kiến phản động Nhà vua chuyên chế, các giai cấp thống trị dùng nó làm một lợi khí đắc lực để mê hoặc và đàn áp sự phản kháng của nhân dân Chúng lập một mạng lưới nhà thờ dày đặc khắp nông thôn và thành thị nước Pháp Bên cạnh chính quyền vốn đã hà khắc của chế độ quân chủ chuyên chế để cai trị nhân dân về mặt pháp lí, lại có thêm thần quyền của tôn giáo để áp bức nhân dân về mặt linh hồn Hầu hết những việc ma chay, cưới hỏi của nhân dân đều do nhà thờ quyết định Để kìm hãm nhân dân trong vòng ngu tối, nhà thờ tích cực hoạt động ngăn trở sự phát triển của khoa học, của triết học duy vật, của tiến bộ xã hội [4; tr 6]

Chính sách ngu dân của giáo hội kết hợp với chế độ phong kiến đã kìm hãm con

người trong vòng ngu tối Các triết gia, các nhà tư tưởng, nhà văn của thế kỉ XVIII đã

dấy lên phong trào đề cao lí trí, dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, giải phóng

tư tưởng, mở mang trí tuệ cho con người Ánh sáng của lí trí soi khắp các lĩnh vực chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, giáo dục, triết học, pháp luật,… và trở thành một vũ khí

chống phong kiến sắc bén Chương trình đồ sộ Bách khoa toàn thư do Diderot lãnh

đạo việc biên soạn là một biểu hiện tập trung của phong trào Do đó mà xuất hiện thuật ngữ Ánh sáng Ăngghen đánh giá các nhà văn Pháp là “Những vĩ nhân soi sáng đầu óc con người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ.” [26; tr 53]

2.2.2 Tư tưởng chống tôn giáo :

Thuật ngữ “Ánh sáng” chỉ vai trò tiến bộ lịch sử của giai cấp tư sản so với chế độ phong kiến già cỗi, gợi lên sự so sánh giữa ánh sáng và bóng tối Văn học ánh sáng của mỗi nước có đặc điểm riêng Nhưng nhìn chung, các nhà văn thời kì này đã phê phán chế độ nhà thờ, các tín điều của giáo hội và đề cao tri thức khoa học …

Ở Anh, Daniel Defoe (1660 – 1731) – người được đánh giá là một trong những người đã sáng lập ra nền tiểu thuyết của Anh và Châu Âu Mặc dù được sinh trưởng trong một gia đình kinh doanh theo Thanh giáo Từ nhỏ ông được hướng vào việc trở thành mục sư, nhưng ông lại rời bỏ nhà để đi vào kinh doanh nhiều thứ hàng hóa Trong nhiều tác phẩm của mình, ông đã công kích thế lực phong kiến và bênh vực chế

độ nghị viện tư sản, bênh vực Thanh giáo Khi tham gia chính trị, ông theo xu hướng chống quân chủ và đạo Cơ Đốc

Xuyp (J Swift, 1667 – 1745) là nhà văn châm biếm lớn nhất của thời đại Ông trải qua một thời thơ ấu vất vả khó khăn, học hành không thành đạt vì không thích hợp

Trang 32

với môi trường tôn giáo và thần học Năm1696, ông viết Truyện cái thùng (The table

of a tub) là tác phẩm châm biếm chỉa mũi nhọn không những vào các giáo phái Cơ Đốc, Tin Lành, Thanh giáo, mà vào tôn giáo nói chung

Ở Pháp, thế kỉ XVIII là nơi tập trung mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt nhất giữa tư sản và phong kiến, dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ vào cuối thế kỉ, năm 1789

Về phương diện xã hội, nước Pháp lúc này chia làm ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và bình dân mà lực lượng đứng đầu đẳng cấp thứ ba lúc này là tư sản Do đó, tính chiến đấu của giai cấp tư sản thời kì này còn mạnh mẽ, còn là đại diện chân chính cho đẳng cấp và nói lên tiếng nói của đẳng cấp

Về văn hóa tư tưởng văn học Pháp thời kì này phát triển theo xu hướng của thời đại, với nội dung và hình thức mới đánh dấu bước ngoặc so với thế kỉ XVIII Văn học ánh sáng vừa tiếp thu vừa phủ định nền văn học cổ điển Văn học được xem như một

vũ khí trong cuộc đấu tranh xã hội

Cảm hứng chống tôn giáo là một trong những đặc trưng nổi bật của văn học Pháp thời kì này Tư tưởng chống phong kiến và giáo hội được manh nha bắt đầu từ

cuối thế kỉ trước Voltaire (1694 – 1778) nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà sử học và còn là nhà hoạt động xã hội sôi nổi Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông dã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của thế kỉ Ánh sáng Pháp Vì vậy, thế kỉ này còn gọi là thế kỉ Voltaire Trong truyện triết học của ông, chế độ phong kiến đương thời bị phê phán nghiêm khắc với triều đình tham nhũng đầy tệ nạn, tôn giáo với những tín điều mù quáng, bọn thầy tu dâm đãng và cuồng tín, những học thuyết

lừa bịp và phản động như: “Thuyết hài hòa tiền định” Chẳng hạn như trong Candied hay Chủ nghĩa lạc quan

J J Rousseau (1712 – 1778) – người gốc Pháp sinh tại Genève – Thụy Sĩ, vì gia đình ông teo đạo Tin Lành nên phải lánh sang đó để tránh tôn giáo đàn áp ở Pháp

Trong Emile - một luận văn giàu tính tiểu thuyết, ông chống lối giáo dục nhồi sọ, thiếu

thực tế và bóp méo thiên tính của con người Đó là quan điểm giáo dục “phủ định”, có tính chất cực đoan, những biểu hiện tư tưởng phản kháng của nhà văn đối với xã hôi đương thời Tác phẩm này bị kết án, Rousseau bị tòa án gây nhiều rắc rối và bị coi là

kẻ thù của giáo hội

Trang 33

Truyện Nữ tu sĩ (1760) của Điđơrô (1713 – 1784) - một trong những nhà văn,

nhà tư tưởng lớn của phong trào Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVIII, đây là một tác phẩm thuộc truyền thống văn học Pháp và Châu Âu chống lại sự hà lạm của nhà thờ Xuydan

là một cô gái hiền lành, mộ đạo và có tâm hồn thiết tha yêu sự sống, biết đấu tranh cho hạnh phúc của mình Cô tìm cách thoát ra khỏi cuộc sống tu viện hắc ám Bao lần cô vấp ngã cô vẫn dứng lên, bao lần bị hành hạ nhưng tình yêu tự do trong cô không bao giờ tắt Qua sự mô tả cuộc đời của Xuydan ở các tu viện, ông lên án sự cuồng tín của tôn giáo, cuộc sống khổ hạnh cùng tất cả những biện pháp thô bạo được áp dụng trong nhà tu nhằm đàn áp lí trí, hủy hoại nhân cách con người Đồng thời, ông gián tiếp lên

án chế độ đương thời đã làm chỗ dựa cho những hoạt động tôn giáo phản động Ngoài

ra, cuốn truyện cho ta thấy nhà tu kín quả thật là một địa ngục trần gian, ở đó hàng ngày diễn ra những cảnh nữ tu bị nhục hình, những cảnh điên loạn ghê rợn Những kẻ được sủng ái thì hành hạ kẻ khác, những người bị ruồng bỏ thì thành nạn nhân của sự hành hạ Điđơrô cho ta thấy có một sự giáo dục khổ hạnh, trái với tự nhiên, con người không còn giữ được bản chất tốt đẹp của mình, đúng như lời bà nhất Maria đã có lần

nói với Xuydan: “Con ạ! Trong tất cả những người xung quanh chúng ta, những

người rất mực ngoan ngoãn, trong trắng, dịu dàng, hầu như không có người nào, phải, không có người nào mà mẹ không thể làm cho họ trở thành một con thú dữ”

[4; tr 190]

Tóm lại, ta thấy những nhà tư tưởng của thế kỉ Ánh sáng đã truyền bá những tư tưởng dân chủ và duy vật Họ công kích tôn giáo, châm biếm thần học và ủng hộ tự nhiên thần luận…

2.3 Sự trở về của cảm hứng tôn giáo trong văn học lãng mạn:

2.3.1 Tôn giáo là lối thoát tinh thần:

Như đã nói, tất cả các nhà lãng mạn đều nhận thấy có một sự đoạn tuyệt gay gắt giữa ước mơ và cuộc đời, bắt nguồn từ sự trái ngược giữa khát vọng con người với

thực tại sau cách mạng, cái thực tại mà ở đó “mọi vật đều như khô cứng lại trong cái

vẻ thấp hèn, ti tiện” Nhưng họ lại không lí giải được nguyên nhân các hiện tượng

trên, họ không hiểu được quy luật khách quan chi phối sự phát triển của xã hội Thế nên để đối lập với cái thực tại xấu xa đó, họ đề xuất những lối thoát tinh thần, những lí tưởng đẹp đẽ và cao quý, tìm đến với những cái cao cả và phi thường Đó chính là lí

do mà cảm hứng tôn giáo trở về với văn học lãng mạn Bởi lẽ tôn giáo rất gần với cái

Trang 34

cao cả, phi thường Vì vậy, nó tạo thuận lợi cho con người trong việc thực hiện nguyện vọng của mình là thoát li thực tại

Muốn vậy, các nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thường quay về quá khứ, tìm tới thời Trung cổ - thời đại hoàng kim của chế độ phong kiến phân quyền

– như lí tưởng về một cuộc sống đẹp đẽ, êm đềm của “thời cổ xưa êm dịu” Khuynh

hướng lãng mạn phản động ước mơ khôi phục lại chế độ nông thôn gia trưởng,

uy tín của Nhà thờ và truyền bá các thuyết thần bí về tôn giáo Các nhà lãng mạn

tích cực thì không ngừng mơ ước tới một tương lai, trong đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức và được sống trong hạnh phúc và tự do Bên cạnh đó những nhân vật trong tác phẩm của họ thường là những con người phi thường, con người nổi loạn chống lại xã hội, nổi bật so với môi trường xung quanh Các nhân vật này chấp nhận cái chết trong cuộc đấu tranh không ngang sức với thực tại, còn nếu bị ép buộc trở về với cuộc sống thực tại thì cũng đã chết về phương diện tâm hồn Bởi lẽ họ luôn muốn gắn bó đến cùng với lí tưởng cao của mình

2.3.2 Tôn giáo tồn tại trong văn học vì lí do mĩ cảm, nghệ thuật:

Nếu nói “chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện vọng

muons thoát ra khỏi thực tại đó” (Emile Faguet) thì chính nguyện vọng này văn học

lãng mạn đã khiến cho tôn giáo tồn tại một cách tự nhiên, tất yếu trong tác phẩm Bởi

lẽ, lúc bấy giờ tôn giáo như một giải pháp, một cứu cánh để con người đến gần với khát vọng của mình Tức là tôn giáo tồn tại trong văn học lãng mạn nói chung không

vì lí do tôn giáo mà vì lí do khác như lí do thẩm mĩ, lí do nghệ thuật Sáng tác của các văn nghệ sĩ thời kì này đã thể hiện rất rõ điều này

Chẳng hạn, năm 1787, Chauteaubriand (1768 – 1848) đã xuất bản ở Luân Đôn

tác phẩm: Tiểu luận lịch sử chính trị và đạo đức về những cuộc cách mạng cũ và mới,

nhận thức trong những mói quan hệ với cách mạng Pháp với thời đại chúng ta Trong

tác phẩm này, tác giả ca ngợi nhận thức tự nhiên của Ruxô và vận dụng tư tưởng duy lí

để chống lại niềm tin Thiên Chúa giáo Thế nhưng, trong Tôi sẽ khóc và tôi đã tin do

ảnh hưởng của các thế lực bảo hoàng phản động và những nỗi bất hạnh của gia đình khi một người mẹ và một người chị của ông qua đời ông đã quay lại với tín ngưỡng tôn giáo Bên cạnh đó, ông bảo vệ tàn tích của chế độ phong kiến và hồi phục cảm

hứng tín gưỡng của mình trong nhiều tác phẩm: Atala (1801), Rơnê (1802), Thần lực

sáng tạo của đạo Giatô (1802), Những người tử vì đạo (1809),…

Trang 35

Trong tác phẩm Thần lực sáng tạo của đạo Giatô, tác giả ca tụng sức sáng tạo và

vẻ đẹp giản dị của đạo Giatô đã cứu vãn nền văn minh nhân loại Ông cho rằng:

“Trong tất cả những tôn giáo đã tồn tại thì đạo Giatô là thơ mộng nhất, nhân đạo nhất, hòa hợp nhất với tự do, nghệ thuật và văn chương; tất cả thế giới đều cần đến

nó, từ công việc nông trang cho đến những khoa học trừu tượng, từ những nhà cứu tế cho những kẻ khốn cùng đến những cung điện do Mikelăngiơ xây dựng và Raphaen trang hoàng…” [1; tr 408] Ông đã đối lập “nền nghệ thuật Thiên Chúa” với nghệ

thuật cổ đại, cho nghệ thuật Thiên Chúa tức là của thời trung đại phong kiến đã thể hiện sự xung đột giữa khát vọng tinh thần và bản năng con người, đã “thuần khiết hóa” con người

Trong Atala, qua lời Cha Aubry nói với Atala và qua cuộc đời nhân vật Atala, Chauteaubriand đã ca ngợi Cơ đốc giáo Cha Aubry đã nói với Atala rằng: “Tôn giáo

không đòi hỏi những hy sinh vượt ra khỏi khả năng chịu đựng của con người” (Thiên

Chúa không bao giờ bắt ta vác thập tự ngoài sức của mình) “Một người theo đạo Cơ

Đốc có quyền định đoạt cuộc sống riêng tư…” Lời khuyên Atala trước khi chết: “Vì thế con hãy tạ ơn lòng nhân từ của thượng đế, vì người đã đem con ra khỏi vùng lũng sâu nghèo khốn này Hỡi đóa hồng màu nhiệm, hãy nghỉ ngơi trong vòng tay của đấng Jésus Christ…” [16; tr 19] Atala đã rất đau khổ vì vừa yêu Sacta vừa muốn giữ trọn

lời thề hiến dâng cuộc đời cho Chúa Nàng tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn giáo và dục vọng trần tục

Từ hai tác phẩm trên ta thấy trong tác phẩm của Chauteaubriand tôn giáo xuất hiện chỉ nhằm bộc lộ quan niệm của tác giả là “trình bày cho thế giới cái đẹp mang tính chất thoát li” Tâm hồn của Atala, Sacta… là tâm hồn những con người thời đại

cũ, những con người muốn thoát khỏi cuộc sống, co mình hoặc quay lại quá khứ, nhìn đời qua lăng kính riêng tây của cá nhân

Cảm hứng tôn giáo cũng được thể hiện trong tác phẩm Hồn bướm mơ tiên của

nhà văn Khái Hưng Đó là truyện tình dưới bóng Từ bi giữa Ngọc- chàng sinh viên thành thị và chú tiểu Lan – cô gái cải nam trang nương nhờ cửa phật Câu chuyện được đặt trên nền của khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và huyền ảo, núi non xanh thẳm, chùa chiền thanh tịnh Chuyện tình của họ là một truyện tình cao thượng và trong sạch: yêu nhau trong linh hồn, qua lí tưởng

Trang 36

Trong tác phẩm Những người khốn khổ, Victor Hugo đã xây dựng giám mục

Mierien là một con người toàn thiện nhờ đức tin Mierien là một biểu hiện tích cực của tôn giáo Giăng Vangiăng sau mười chín năm tù khổ sai, đi đến đâu cũng bị xua đuổi Ông chẳng những đã cho Giăng Van giăng trú ngụ mà còn tha thứ cho hành động đánh cắp của Giăng Tuy nhiên, bên cạnh nét tích cực, trong tác phẩm Hugo còn phơi bày những biểu hiện tiêu cực của nhà tu kín Những nữ tu phải bị hành xác, phải chịu đựng những quy định khắc khổ đến nỗi chỉ trong vòng ba năm mà đã có ba người hóa điên

Chẳng hạn như: “…Bốn mùa họ phải nằm trên ổ rơm, đắp chăn len thô, không tắm,

không đốt lò sưởi, mỗi thứ sáu tự lấy roi vọt đánh mình, giữ kỷ luật im lặng, chỉ nói với nhau những giờ giải lao ngắn ngủi, mặc áo lót thông, suốt sáu tháng… Sáu tháng thế là giảm nhẹ rồi, kỷ luật bắt cả năm; nhưng cái áo lót mình thô ấy, trong những ngày hè nóng bức, không sao chịu nỗi, nó gây sốt và động kinh,…” [11; tr 186]

Những dẫn chứng trên cho thấy rằng cảm hứng tôn giáo tồn tại trong văn học lãng mạn nói chung không phải vì mục đích tôn giáo mà vì lí do thẩm mĩ, lí do nghệ thuật Hành động “tha cho kẻ cắp” của giám mục Mirien hết sức cao thượng, vị tha nhưng mang tính chất lãng mạn nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của nhà văn về một

xã hội tươi đẹp “có ích cho con người, nhất là người chịu thiệt thòi…” [2; tr 49]; Mối

tình giữa Ngọc và Lan sở dĩ đẹp vì nó ngang trái Tình yêu mãnh liệt lại nảy sinh từ những điều không thể: Người trần tục – kẻ xuất gia, hơn nữa lại ở nơi thâm nghiêm cửa Phật Tất cả những ràng buộc, ngăn cản từ những điều không thể đó dường như càng làm cho tình của họ thêm phần éo le, mà theo nguyên tắc của chủ nghĩa lãng mạn càng éo le thì càng thi vị Vì vậy, rõ ràng sự xuất hiện của tôn giáo ở đây đã góp thêm cho tác phẩm những tình tiết hấp dẫn

2.4 Giới thiệu Victor Hugo và tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris:

2.4.1 Giới thiệu Victor Hugo:

 Cuộc đời:

Victor Hugo (1802 – 1885) là nhà văn lãng mạn tiến bộ ưu tú của nhân dân Pháp

và của toàn thể nhân loại Ông sinh sinh ra ở thế kỉ bão táp của lịch sử làm rung chuyển đất nước: thắng lợi của chủ nghĩa Tư Bản, cuộc đảo chính ngày 18 tháng sương mù, Napoleong thiết lập chế độ Tổng tài (năm 1799) và nền đế chế (năm 1804),… Cha ông là thiếu tướng của Napoleong I Do những bi kịch éo le trong gia đình, lúc nhỏ Hugo sống với mẹ và chịu ảnh hưởng sâu sắc của bà Năm 1804, theo

Trang 37

mẹ về Pháp, năm 1809 dọn đến ở nơi có khu vườn Phơi-ăng–tin – khu vườn ghi đậm dấu ấn tuổi thơ trong các sáng tác sau này của ông Năm 1811, ông chuyển nhà sang Tây Ban Nha

Trong nghệ thuật, Hugo là thần đồng Thời trẻ, Victor Hugo tự nhận mình là học trò của Chauteaubriand và tuyên bố theo thuyết triết học của Tinh thần đạo Cơ đốc Năm 15 tuổi, ông được giải thưởng và giấy khen trong cuộc thi thơ của viện Hàn lâm Pháp vào năm 1841

Với cách mạng 1848 – 1851, Hugo chuyển thành người cộng hòa tư sản Sau đảo chính ngày hai tháng mười hai năm 1851, vì chống Bonarpactơ III nên Hugo buộc phải sống lưu vong ở đảo Becnơdây Tháng chín 1870, sau khi nến đế chế sụp đổ, ông trở

về tổ quốc được bầu là Thượng nghị sĩ Những năm cuối đời, vị nguyên lão nước Pháp này là người dân chủ, hăng hái đấu tranh Nhưng do mâu thuẫn không thể dung hòa được trong quan điểm chính trị của mình, Hugo dao động giữa bạo lực cách mạng và nhân đạo tư sản Những mâu thuẫn này ghi những dấu ấn đậm trong cuộc đời và tác phẩm của ông

 Sự nghiệp sáng tác:

Thành tựu lớn nhất của Hugo là thơ ca: Chất trữ tình ngân vang trên hai mươi thi

phẩm, gồm 153.873 câu thơ (khoảng 13 triệu chữ) Nổi tiếng nhất có: Thơ phương

Đông (1829), Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Trầm tư (1856), Truyền kì các thời đại (1859 – 83), Nghệ thuật làm ông (1877),… Tập thơ đầu tiên của ông nhan đề Đoản thi ca và các bài thơ khác xuất bản năm 1822 bao gồm nhiều bài bắt nguồn từ cảm

hứng tôn giáo và chế độ quân chủ, lí tưởng hóa thời Trung cổ, lên án cuộc cách mạng

Về tiểu thuyết: Có hàng chục bộ tiểu thuyết lớn như: Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những ngày cuối cùng của một bị xử án (1829), Clôđơ (1834), Những người

khốn khổ (1862), Những người lao động trên biển (1866), Thằng cười (1869),… Trong

đó, Nhà thờ Đức bà Paris là một trong những tác phẩm của ông được xem là tác phẩm

lớn của nền văn chương thế giới

Về kịch: Crômoen (1827), Hécmani (1830), Ruy Blax (1858),…

Sự phong phú trên bắt nguồn từ những gắn bó máu thịt của Hugo đối với đời sống của nhân dân và những sự kiện lớn của thế kỉ Đó là ranh giới để phân biệt ông với các nhà lãng mạn tiêu cực khép kín trong cái “tôi” cô liêu và kiêu ngạo Bảy mươi năm lao động bền bỉ và khoa học, Hugo đã để lại cho đời những di sản văn hóa đồ sộ

Trang 38

Sức mạnh canh tân, tài năng đa dạng của ông đã biến ông trở thành “người mở đường

dũng mãnh” cho văn học Pháp hiện đại Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hugo bao

trùm thế kỉ XIX của Pháp

2.4.2 Giới thiệu tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris:

Nhà thờ Đức Bà Paris hay còn có tên gọi khác là Thằng gù nhà thờ Đức Bà.

Cuốn truyện trước hết phục hồi thật kì diệu đô thành Pari cổ thời Trung cổ (thế kỉ XV), một phục hồi dựa trên các tài liệu sinh động và lúc đó được xem là chính xác Tác phẩm đã tạo rung động hoài cổ cho cả một thế hệ Tòa nhà lớn sừng sững giữa tác phẩm như những người khổng lồ bằng đá, hòa trộn linh hồn ít nhiều huyền bí với các nhân vật khác Ngoài ra, vấn đề tôn giáo cũng đã được Hugo thể hiện khá đậm nét trong tác phẩm

 Tóm tắt tác phẩm:

Ngày 06/ 01/ 1482, ngày lễ hội của người Điên và các vua diễn ra ở Pari như thông lệ hàng năm, dân chúng tụ tập đông đúc, tưng bừng đón chào lễ hội Trong đại sảnh của Pháp đình, công chúng dang xem vở thánh kịch của Pierre Gringore – nhà triết học, nhà thơ nhu nhược của xã hội Pháp lúc bấy giờ Khán giả xem kịch ngày càng giảm đi vì đua nhau đi xem cuộc thi bầu giáo hoàng, Quasimodo trúng cử Lát sau, số khán giả còn lại cũng bỏ đi xem Esmeralđa nhảy múa Tức giận, Gringore lần theo dấu chân của Esmeralđa

Esmeralđa là đứa con mất tích của bà Guyđơlơ - một nữ tu sống ở tịnh xá gần nhà thờ Đức Bà Mười mấy năm trước, bà sinh được một đứa bé gái dễ thương, bà thêu cho con đôi giày kim tuyến Một buổi sáng, khi bà vắng nhà, đám người hành khuất Ai cập đã bắt cóc con bà, tráo vào đó một đứa bé trai tật nguyền, hình thù kì dị Đứa bé trai gớm ghiếc đó được chuyển đến chiếc giường giành cho những đứa trẻ bị

bỏ rơi Mọi người kinh tởm, định sẽ thiêu nó để trừ họa Bổng lúc đó xuất hiện một vị linh mục trẻ tuổi, vẻ mặt khắc khổ, mắt nhìn sâu thẳm Ông lặng lẽ gạt đám đông, bước tới đặt tay lên đứa bé tật nguyền và bảo: “Tôi nhận nuôi đứa bé này”[;] Đám đông kinh ngạc kinh ngạc và cho rằng lão linh mục là phù thủy

Càng lớn Esmeralđa càng xinh đẹp, dáng người thanh mảnh, da hồng hào, đôi mắt đen lay láy trên gương mặt rạng rỡ Tiếng hát và điệu múa của cô làm say lòng người Bên cạnh cô luôn có con dê Gali biết làm trò Cô luôn đeo túi bùa trên cổ mong tìm lại cha mẹ (bùa sẽ mất thiêng khi cô mất trinh) Vì thế, cô luôn mang bên mình

Trang 39

chiếc dao găm nhỏ, ai đến gần ôm cô sẽ gặp họa Vẻ đẹp trong trắng, điệu múa và tiếng hát của Esmeralđa làm ngây ngất các chàng trai, trong đó có Frollo – phó giám mục nhà thờ Đức Bà

Frollo là con một lãnh chúa giàu có, thông minh và đam mê khoa học Từ trẻ, đã được hướng dẫn học tập và nghiên cứu giáo lí rất kĩ Mục đích của cuộc đời chàng là trau dồi kiến thức và thờ Chúa Trong một trận dịch hạch, cả cha lẫn mẹ Frollo đều qua đời, từ đó Frollo dồn hết tình thương cho đứa em trai nhỏ Frollo luôn muốn dùng niềm đam mê khoa học và lớp vỏ choàng đạo đức để dập tắt những ham muốn, những xung đột bi thảm giữa bản năng và lí trí Con người ngày càng khô khan, lạnh lùng nhưng bên ngoài luôn tỏ ra đạo đức thánh thiện Thế nhưng, từ khi Esmeralđa xuất hiện, Frollo trở nên u mê Không khống chế được mình, Frollo sai Quasimodo bắt cóc Esmeralđa

Quasimodo chính là đứa bé tật nguyền năm nọ được Frollo nhận nuôi Càng lớn diện mạo của Quasimodo càng xấu xí: chân què, mắt chột, tai điếc, lưng gù Nhờ ơn cha nuôi, bấy giờ, Quasimodo trở thành gã kéo chuông của nhà thờ Đức Bà Được lệnh Frollo, Quasimodo bắt cóc Esmeralđa Gringore nhìn thấy nhưng không dám cứu Phoebus – viên đại úy trẻ tuổi, đẹp trai đã cứu cô gái, bắt Quasimodo Bị xử nhục hình giữa chợ, tấm lưng gù của Quasimodo bật máu tươi Trong lúc Quasimodo bị hành hình đau đớn, vị phó giáo chủ cưỡi lừa đi tới, vừa nhận ra gã tội nhân ông bèn quay lừa thúc chạy Trong cơn khát, Quasimodo van xin mọi người hớp nước, chỉ Esmeralđa mang nước đến cho hắn

Sau lần được cứu thoát, Esmeralđa đem lòng yêu Phoebus Khi ấy Phoebus đã đính hôn với một phụ nữ quý tộc nhưng anh ta vẫn hẹn hò, tán tỉnh Esmeralđa Gã tính dùng cuộc tình trăng gió lừa dối cô gái ngây thơ để tận hưởng khoái lạc Còn Frollo, dục vọng chiếm đoạt Esmeralđa luôn ngày đêm bừng cháy Một lần, biết được Phoebus và Esmeralđa hẹn nhau ở quán rượu, Frollo chặn đường định giết Phoebus, việc không thành, suýt bị Phoebus cho ăn nhát gươm Frollo dùng tiền xoa dịu và xin được tận mắt chứng kiến cuộc gặp gỡ của hai người Phoebus đã dấu linh mục ở chuồng chó bên cạnh để ông tha hồ nhòm ngó Trong bóng tối ông nghe hết những lời yêu thương của đôi nam nữ Qua khe hở ông nhìn thấy chàng trai cởi tuột hết áo cô gái

để lộ cả đôi vai trần và bộ ngực trinh trắng Họ hôn nhau và đắm đuối bên nhau Linh mục nghiến răng ken két trong bóng tối Giây phút cô gái sắp dâng hiến tấm thân trinh

Trang 40

bạch cho Phoebus, nàng đã nhìn thấy cái mặt xanh nhợt, nhăn nhó, bàn tay gã quỷ cằm con dao găm đâm phập vào người tình Esmeralđa ngất xỉu và linh mục bỏ chạy Esmeralđa bị kết án tử hình vì tội giết người và làm trò phù thủy

Trước thời gian bị hành hình, cô bị nhốt trong hầm tối, Frollo lại mò đến van xin được yêu và thỏa mãn dục vọng Vị tu sĩ nhìn cô như bốc lửa và kêu lên cuồng dại:

“Tôi yêu em, em đã nghe thấy chưa, tôi yêu em! Tình yêu của một kẻ bị đọa đày Ta tìm em, rồi gặp em Tai họa ở tận cùng tội lỗi có những cơn điên vui sướng Linh mục và cô phù thủy có thể giao hoan đắm đuối trên ổ rơm ngục tối Cô em ơi hãy thương ta, ta chỉ là một kẻ khốn khổ ” [20; tr 407] Bị cự tuyệt, Frollo quyết đẩy

nàng vào chỗ chết Thế nhưng, đến ngày Esmeralđa bị hành hình, hắn lại đến gần nhìn

nàng với con mắt thèm muốn và thì thầm bên tai nàng những lời của quỷ: “Em có

bằng lòng yêu ta không? Ta vẫn có thể cứu được em” [20; tr 414] Esmeralđa kinh

tởm, quyết định chọn cái chết Phoebus không chết, trước cảnh ấy, hắn còn tay trong tay với người phụ nữ khác Vừa nhìn thấy viên đại úy và biết biết không thể lay chuyển được Esmeralđa, Frollo lệnh cho đao phủ giết nàng

Từ trên hành lang cao chót vót người ta thấy Quasimodo xuất hiện Nó tụt vút xuống đánh gục bọn đao phủ cứu Esmeralđa rồi đem cô đến trú ẩn ở nơi thâm nghiêm trong nhà thờ Đức Bà (nơi không ai dám tới), hết lòng bảo vệ cô Một lần nữa, vì ghen tức và vì những ý nghĩ “dâm dật” hành hạ, Frollo mò tới buồng Esmeralđa Hắn sờ soạng khắp người và chồm cả lên người cô gái Esmeralđa dùng hết sức lực vùng vẫy

và thổi còi kêu cứu Trong bóng tối, Quasimodo đánh Frollo, định lôi ra ngoài giết chết Thế nhưng, dưới bóng trăng, hắn nhận ra vị cha nuôi của mình và quỳ sụp xuống Tình thế đảo ngược, Frollo định giết Quasimodo, may nhờ Esmeralđa cứu thoát

Không bỏ cuộc, Frollo cùng với Gringore tìm cách khuấy động đám người hành khất đến cứu Esmeralđa, gạt được Esmeralđa đến đài treo cổ ở quảng trường Hắn bảo:

“Em hãy chọn giữa giá treo cổ và ta” [19; tr 582] Lạnh lùng, cô gái đáp: “Tôi thấy

nó còn không kinh tởm bằng ông” [20; tr 583] Lão linh mục cuồng dại ôm hôn cô

gái, bị cô nguyền rủa hết lời Tức giận và nhục nhã, hắn tóm chặt cô, quật ngã và cứ thế lôi cô đến chỗ bà Guyđơlơ - vốn căm thù bọn người hành khất Trong lúc giằng co, người mẹ nhận ra con nhờ chiếc giày trên cổ của con Vừa lúc đó, binh lính do linh mục kêu đến ập vào bắt cả hai mẹ con Esmeralđa lại bị kết án treo cổ

Ngày đăng: 24/11/2015, 13:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w