10. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tôn giáo trong lòng thời đại
Đặc trưng lịch sử xã hội của văn học phương Tây thế kỉ này là chế độ phong
kiến tồn tại trong một thời gian dài, cho đến thế kỉ XVIII đã trở thành một chướng ngại
cho sự phát triển của xã hội. Giai cấp tư sản lớn mạnh dần và mâu thuẫn giữa tư sản
với phong kiến ngày càng gay gắt. Đây là thời kì cuộc đấu tranh phong kiến diễn ra
trên toàn Châu Âu. Sau cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVIII là cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỉ XVIII, thế kỉ XVIII ở phương Tây trở thành cái mốc quan trọng đánh
dấu thời kì tan rã của chế độ phong kiến và thắng lợi của cách mạng tư sản trên quy mô rộng lớn. [26; tr. 52]
Đã từ lâu nhà thờ Thiên Chúa giáo là dinh lũy của chế độ phong kiến phản động.
Nhà vua chuyên chế, các giai cấp thống trị dùng nó làm một lợi khí đắc lực để mê hoặc và đàn áp sự phản kháng của nhân dân. Chúng lập một mạng lưới nhà thờ dày
đặc khắp nông thôn và thành thị nước Pháp. Bên cạnh chính quyền vốn đã hà khắc của
chế độ quân chủ chuyên chế để cai trị nhân dân về mặt pháp lí, lại có thêm thần quyền
của tôn giáo để áp bức nhân dân về mặt linh hồn. Hầu hết những việc ma chay, cưới
hỏi của nhân dân đều do nhà thờ quyết định. Để kìm hãm nhân dân trong vòng ngu tối,
nhà thờ tích cực hoạt động ngăn trở sự phát triển của khoa học, của triết học duy vật,
của tiến bộ xã hội. [4; tr. 6].
Chính sách ngu dân của giáo hội kết hợp với chế độ phong kiến đã kìm hãm con
người trong vòng ngu tối. Các triết gia, các nhà tư tưởng, nhà văn của thế kỉ XVIII đã dấy lên phong trào đề cao lí trí, dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, giải phóng tư tưởng, mở mang trí tuệ cho con người. Ánh sáng của lí trí soi khắp các lĩnh vực
chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, giáo dục, triết học, pháp luật,… và trở thành một vũ khí
chống phong kiến sắc bén. Chương trình đồ sộ Bách khoa toàn thư do Diderot lãnh
đạo việc biên soạn là một biểu hiện tập trung của phong trào. Do đó mà xuất hiện thuật
ngữ Ánh sáng. Ăngghen đánh giá các nhà văn Pháp là “Những vĩ nhân soi sáng đầu óc con người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ.” [26; tr. 53]