10. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Tính tôn giáo và tính quần chúng của lễ hội cacnavan
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng
liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lí
giải những vấn đề trần thế cũng như ở thế giới bên kia.
Từ đó, có thể hiểu nôm na tính tôn giáo là sự biểu hiện của niềm tin một cách đa
dạng, tùy thuộc vào những thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí – văn hóa khác nhau, phụ
thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Tính quần chúng:
Khái niệm quần chúng rất gần với khái niệm về tính nhân dân. Ở đây xin dựa
vào khái niệm về tính nhân dân để đưa ra khái niệm quần chúng. Quần chúng là một
lớp người đông đảo, có địa vị xã hội và quyền lợi khác nhau, cùng cư trú trong một
cộng đồng, có những mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau khi chung sống.
Tính quần chúng là mối liên hệ giữa các sáng tác của cá nhân nghệ sĩ đối với
sáng tác dân gian, mức độ kế thừa và tiếp thu các môtip, các hình tượng, các cách diễn đạt,… sự sâu sắc và những nét tương đồng với thế giới quan và diện mạo tinh thần của
quần chúng; cuối cùng là sự tiếp nhận của quần chúng đối với các tác phẩm văn học.
Lễ hội cacnavan: Là lễ hội dân gian, lễ hội hóa trang. Là một hiện tượng của phương Tây trung đại, là nhu cầu vượt khỏi cuộc sống nề nếp hàng ngày của tư tưởng
tôn ti, trật tự phong kiến, của chủ nghĩa cầm dục tăng lữ, nó nhằm làm mềm hóa những
khuôn khổ cứng nhắc của các thiết chế xã hội đương thời. Do đó, lễ hội cacnavan là một phạm trù có ý nghĩa thế giới quan, một phạm trù văn hóa. Cacnavan có hai tính chất. Một là tính thời gian. Cacnavan thường xảy ra các ngày lễ hội mùa màng hoặc
các ngày lễ lịch sử trọng đại, tức là các thời điểm đổi thay trong cuộc sống, nó nâng đỡ
quảng trường, bãi chợ, là những nơi không có trung tâm, không có quyền uy, mọi người đều có thể tham gia tự do với khát vọng dân chủ nguyên thủy. Các nghi thức và trò chơi trong lễ hội cacnavan đống vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên cuộc sống
thứ hai cho con người, chẳng hạn nghi thức tấn phong, hạ bệ, các trò phỏng nhại, sự
tiếp xúc suồng sã, trò hề,…
Trong tiểu thuyết của Hugo, đối với vấn đề tả chân dung và tả cảnh còn có thể
tranh cãi về giá trị nghệ thuật hoặc tác dụng ý nghĩa đối với cốt truyện, nhưng còn một phương diện miêu tả mà chắc chắn giá trị cách tân của nó khó có thể phủ định được,
nhất là đối với cách nhìn của chúng ta. Đó là những cảnh về đám đông, những cảnh
quần chúng, thông thường được giới nghiên cứu coi là “khung”, là nền để làm phản đề
cho việc khắc họa nhân vật trung tâm, hoặc để tái hiện một bối cảnh lịch sử, một bức
tranh phong tục phù hợp với loại tiểu thuyết lịch sử của Oantơ Xcôt mà Hugo gọi là “roman pittoesque”.
Trong tác phẩm, Hugo đã dành khoảng chín mươi trang để miêu tả cảnh dân
chúng Pari trong một ngày hội: 06/01/ 1482. Đó là ngày lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm: “Mùng 06 tháng giêng, ngày làm xúc động toàn thể dân chúng Pari, như sử gia Giăng Đờ Troa nói, từ thời xa xưa đã long trọng gấp đôi, nhờ gộp Ngày lễ vua và Hội cuồng đăng” [20; tr. 14]
Chính vì qui mô to lớn và tính chất quan trọng của lễ hội nên từ hôm trước nhân
viên của ngài đô trưởng mặc nhung y lộng lẫy bằng lông thú, đeo thánh giá lớn màu trắng trên ngực đã đi rao tù và khắp các ngã tư. Nam nữ thị dân thì từ sáng sớm đã
đóng tất cả các hàng quán kéo đến các địa điểm diễn ra lễ hội. Hôm đó có đốt lửa liên hoan ở quảng trường Grevơ, lễ hội trồng cây tháng Năm ở nhà nguyện Bracơ và diễn
miterơở Tòa pháp đình. Hầu hết mọi người đều rất háo hức: “Phải khen cái nết khôn ngoan lâu đời cảu dân lêu lổng đất Pari, cho nên cần ní phần lớn đi dự liên hoan rất
hợp thời, hoặc đến xem mixterơ sẽ diễn ra ở gian đại sảnh Tòa pháp đình rất kín đáo
và ấm cúng, thế là bọn tò mò đã hẹn nhau để mặc cây tháng năm tội nghiệp, chớm nở
hoa, một mình rung rẩy trước bầu trời tháng giêng trong nghĩa địa nhà nguyện Bracơ” [20; tr. 15].
Khó mà nói hết sự phức tạp và nhốn nháo của lễ hội. Thành phần tham dự thì
đông đảo, đa dạng: từ năm nữ thị dân lêu lổng đến sứ thần Plăngrơ, từ bọn học trò quậy phá đến các thầy hệu trưởng, từ đám người hành khất đến Đức Hồng Y giáo
chủ,… Tất cả đan xen, lẫn lộn thành một khối người đông đúc, lộn xộn: “Dân tò mò
đứng ở cửa sổ, thấy quảng trường Tòa pháp đình đôngnghịt người, trông giống như
mặt biển, có năm sáu dãy phố giống hệt nhu những cửa sông, mỗi lúc lại đổ ra nhũng đọt sóng đầu người mới. Làn sóng người không ngừng dâng to, đập vào những góc nhà nhô ra đây đó như mũi đất giữa lưu vực lô xô của quảng trường” [20; tr. 15].
Bên cạnh đó, lễ hội có đủ mọi hoạt động dân gian với đủ mọi nghi thức: Sự tiếp
xúc suồng sã, sự báng bổ, v.v... với đủ mọi âm thanh hỗn tạp, huyên náo, đến nỗi Đoàn cảnh binh phải ra sức ổn định trật tự: “Tiếng thét, tiếng cười, tiếng giậm của hàng nghìn bàn chân làm thành tiếng ồn ào và náo động ầm ĩ. Thỉnh thoảng tiếng ồn ào đó
lại rộ lên, dòng người xô đẩy nhau về phía cầu thang lớn bị dồn lại, sôi động, quay
cuồng. Đó là sự đột nhập của một cung thủ hoặc con ngựa gã cảnh vệ. Đoàn cảnh binh xông đến để giữ gìn trật tự” [19; tr. 16]. Đáng kể nhất hôm đó là ba sự kiện: Pie
Gringore trình chiếu vở thánh kịch của mình, Quasimodo trúng cử trong cuộc thi bầu
giáo hoàng mặt quỷ, Esmeralđa đến nhảy múa ở quảng trường. Ba sự kiện này là nguyên nhân chủ yếu tạo nên vẻ đặc trưng cũng như sự phức tạp vốn có của lễ hội
mùng sáu tháng giêng.
Quả là lễ hội đã tập trung đủ mọi hạng người và đủ mọi trò nhố nhăng, lố bịch.
Có những cuộc trò chuyện suồng sã của những nam nữ thị dân:
“ - Vở moralite này mới tinh, chưa từng diễn bao giờ
- Hóa ra không phải vở đã diễn cách đây hai năm, Gixket nói, vào cái hôm nghênh tiếp ngài khâm sai của giáo hoàng nà có cả ba cô gái đẹp sánh vai
- Các nàng tiên cá, Liênarđơ nói.
- Và tất cả trần truồng, chàng trai nói.
Liênnađơ e thẹn cúi xuống. Gixket nhìn cô và cúi theo…” [20; tr.35]
Có cả sự ba hoa, khoác lác của Pie Gringore - một nhà thơ, nhà triết học nhu nhược của xã hội lúc bấy giờ mà cách xưng danh mình là tác giả vở “thánh kịch” ngay
cả đến Pie Lơxit cũng không kiêu hãnh bằng. Vậy mà kết quả là vở lịch lại thất bại thảm hại; Có cả sự lếu láo của Giăng cối xay (em trai phó chủ giáo), cầm đầu một
nhóm quỷ sứ đập vỡ kính cửa sổ, ngồi len bờ tường, hết nhòm ngó lại chế giễu cả phía
trong lẫn phía ngoài, cả đám đông ngoài quảng trường, giễu cợt gọi nhau từ đầu đến
tường, từ đó chúng hết nhòm ngó lại chế giễu cả phía trong lẫn phía ngoài, cả đám đông ngoài quảng trường” [20; tr. 22]
Có cả những cảnh tượng dở khóc dở cười. Trước khi vở thánh kịch được công
diễn, hầu hết mọi người tham dự lễ hội đều phải trải qua những phút giây chờ đợi. Vì thế tất cả đều trở nên nóng nải, rồi thì họ cãi cọ, chửi bới, xô đẩy, ngoa nguýt nhau... bất kể là thị dân hay linh mục: “Cho nên sự bứt rứt, nóng ruột buồn chán của một
ngày vui thả cửa và điên cuồng, các vụ cãi cọ luôn mồm luôn miệng vì cái khuỷa tay
nhọn hoặc đế giày đóng cá sắt, sự mệt mỏi phải đợi chờ lâu, đã làm cho tiếng ồn ào của đám dân chúng tù hãm, quây kín, chen chúc, xô đẩy, ngột ngạt, trở nên ngoa ngoắt và chua chát, từ khá sớm trước khi sứ thần đến. Chỉ còn nghe tiếng than vãn và nguyền rủa của sứ thần, thị trưởng, hồng y giáo chủ Buốc bông, pháp quan tòa Pháp
đình, lệnh bà Margơrít Đ’Ôtrisơ, cảnh vệ cầm roi,...” [20; tr. 21]. Thế nhưng bỏ qua
những phút giây đợi chờ hồi hợp vở thánh kịch chẳng những không hấp dẫn, thu hút
khán giả mà còn gây ra cảm giác vô vị, nhàm chán, thậm chí phải dừng lại giữa chừng. Trong cuộc thi bầu giáo hoàng, đáng lí người được chọn phải là một gương mặt
hóa trang xấu nhất thì người trúng cử ở đây lại là một gã có gương mặt thật, một con người xấu xí đến toàn diện làm cho đám đông kinh ngạc. Đáng lí được tôn vinh thì Quasimodo lại bị phỉ báng, lăn mạ: con khỉ, thằng gù gớm giếc, cái linh hồn độc ác,… Đáng lí được nể trọng trên ngôi cao của mình thì vị giáo hoàng chính cống lại có hành
động khác thường: đột nhiên thét lên một tiếng khủng khiếp, từ trên cán lao lao vọt
xuống và quì xụp xuống trước một linh mục. Thậm chí vị giáo hoàng vừa đăng ngôi ấy còn bị vị linh mục giật chiếc mũ miện, bẻ gãy pháp trượng, xé toạc áo đính lễ trang
kim: “mọi người không khỏi kinh ngạc và khiếp sợ khi thấy một người từ đám đông
chạy tới rồi tức giận giằng khỏi tay Quasimodo chiếc tháp trượng bằng gỗ thiếp vàng, biểu hiện của quyền lực giáo hoàng cuồng đãng, giữa lúc hắn đang say sưa đắc chí
giễu qua trước nhà cột” [20; tr. 89]
Mặt khác, giám mục nhà thờ Đức Bà đã có lệnh cấm phụ nữ không đượcđến nhà thờ Đức bà, nhất là bọn đàn bà Bôhêmiêng càng không thểđặt chân đến quảng trường.
Thế nhưng, khi Esmeralđa đến đó nhảy múa thì cô đã thu hút hết số khán giả của lễ
hội: “vòng người to rộng hơn nhiều, không phải để sưởi, còn đám đông đang nghìn nghịt kéo đến cũng cốt không phải để xem của ngọn lửa liên hoan đang bốc cháy” mà lí do là “Trên khoảng đất trống rộng rãi để giữa chừng đám đông và đống lửa, có một
cô gái đang nhảy múa” [20; tr. 80]. Trớ trêu hơn, trong đó có cả Frollo – phó chủ giáo
nhà thờ Đức Bà – người đã thuyết phục giám mục đưa ra lệnh cấm trên.
Đó là ba trong số rất nhiều sự kiện diễn ra ngày hôm đó. Sự việc này nối tiếp sự
việc kia. Thậm chí, chúng cứ đan xen, chồng chéo, lấn át nhau: vở thánh kịch bị đứt đoạn vì cuộc thi bầu giáo hoàng, sự xuất hiện của Esmeralđa hút hết ánh nhìn của
những người đến dự lễ hội,… Trên nền của khung cảnh đó là vô số những sự việc nhố nhăng, trơ trẽn, nực cười khác nữa.
Từ đó, ta thấy tính phức tạp của tôn giáo được thể hiện thông qua lễ hội
cacnavan mà Victor Hugo miêu tả trong tác phẩm, bao gồm: tính tôn giáo và tính quần
chúng. Tính tôn giáo thể hiện ở những hoạt động, nghi thức tiến hành. Rõ ràng, hầu
hết các trò chơi đều phục vụ cho mục đích cho tôn giáo, lấy đề tài tôn giáo: kịch
moralite, diễn Mixtera, hội cuồng đăng, v.v... Bên cạnh đó, tính quần chúngđược thể
hiện từ sự kế thừa của tác giả đối với những môtip dân gian: môtip đám đông, nhân vật
xấu xí. Ngoài ra còn ở những hoạt động mang tính dân gian: nghi thức tấn phong, báng
bổ, phỏng nhại, trò hề… Trên quảng trường, ở không gian ấy, vào thời điểm hội hè Cacnavan, vào những phút giây đảo lộn trật tự thông thường ấy, anh hề, gã làm trò mới có sự chuyển đổi vai đặc biệt. Quasimodo trở thành giáo hoàng và Esmeralđa trở
thành ánh sáng, thành ngọn lửa, thành nàng tiên kì ảo.