10. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Giới thiệu Victor Hugo
Cuộc đời:
Victor Hugo (1802 – 1885) là nhà văn lãng mạn tiến bộ ưu tú của nhân dân Pháp
và của toàn thể nhân loại. Ông sinh sinh ra ở thế kỉ bão táp của lịch sử làm rung chuyển đất nước: thắng lợi của chủ nghĩa Tư Bản, cuộc đảo chính ngày 18 tháng
sương mù, Napoleong thiết lập chế độ Tổng tài (năm 1799) và nền đế chế (năm
1804),… Cha ông là thiếu tướng của Napoleong I. Do những bi kịch éo le trong gia đình, lúc nhỏ Hugo sống với mẹ và chịu ảnh hưởng sâu sắc của bà. Năm 1804, theo
mẹ về Pháp, năm 1809 dọn đến ở nơi có khu vườn Phơi-ăng–tin – khu vườn ghi đậm
dấu ấn tuổi thơ trong các sáng tác sau này của ông. Năm 1811, ông chuyển nhà sang Tây Ban Nha.
Trong nghệ thuật, Hugo là thần đồng. Thời trẻ, Victor Hugo tự nhận mình là học
trò của Chauteaubriand và tuyên bố theo thuyết triết học của Tinh thần đạo Cơ đốc. Năm 15 tuổi, ông được giải thưởng và giấy khen trong cuộc thi thơ của viện Hàn lâm Pháp vào năm 1841.
Với cách mạng 1848 – 1851, Hugo chuyển thành người cộng hòa tư sản. Sau đảo
chính ngày hai tháng mười hai năm 1851, vì chống Bonarpactơ III nên Hugo buộc phải
sống lưu vong ở đảo Becnơdây. Tháng chín 1870, sau khi nến đế chế sụp đổ, ông trở
về tổ quốc được bầu là Thượng nghị sĩ. Những năm cuối đời, vị nguyên lão nước Pháp này là người dân chủ, hăng hái đấu tranh. Nhưng do mâu thuẫn không thể dung hòa
được trong quan điểm chính trị của mình, Hugo dao động giữa bạo lực cách mạng và
nhân đạo tư sản. Những mâu thuẫn này ghi những dấu ấn đậm trong cuộc đời và tác phẩm của ông.
Sự nghiệp sáng tác:
Thành tựu lớn nhất của Hugo là thơ ca: Chất trữ tình ngân vang trên hai mươi thi
phẩm, gồm 153.873 câu thơ (khoảng 13 triệu chữ). Nổi tiếng nhất có: Thơ phương Đông (1829), Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Trầm tư (1856), Truyền kì các thời đại (1859 – 83), Nghệ thuật làm ông (1877),… Tập thơ đầu tiên của ông nhan đề Đoản
thi ca và các bài thơ khác xuất bản năm 1822 bao gồm nhiều bài bắt nguồn từ cảm
hứng tôn giáo và chế độ quân chủ, lí tưởng hóa thời Trung cổ, lên án cuộc cách mạng.
Về tiểu thuyết: Có hàng chục bộ tiểu thuyết lớn như: Nhà thờ Đức Bà Paris
(1831), Những ngày cuối cùng của một bị xử án (1829), Clôđơ (1834), Những người
khốn khổ (1862), Những người lao động trên biển (1866), Thằng cười (1869),… Trong
đó, Nhà thờ Đức bà Paris là một trong những tác phẩm của ông được xem là tác phẩm
lớn của nền văn chương thế giới.
Về kịch: Crômoen (1827), Hécmani (1830), Ruy Blax (1858),…
Sự phong phú trên bắt nguồn từ những gắn bó máu thịt của Hugo đối với đời
sống của nhân dân và những sự kiện lớn của thế kỉ. Đó là ranh giới để phân biệt ông
với các nhà lãng mạn tiêu cực khép kín trong cái “tôi” cô liêu và kiêu ngạo. Bảy mươi năm lao động bền bỉ và khoa học, Hugo đã để lại cho đời những di sản văn hóa đồ sộ.
Sức mạnh canh tân, tài năng đa dạng của ông đã biến ông trở thành “người mở đường
dũng mãnh” cho văn học Pháp hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hugo bao
trùm thế kỉ XIX của Pháp.