Những nguyên lí căn bản

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris (Trang 44 - 45)

10. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Những nguyên lí căn bản

Do cách nghĩ và cách hiểu rất khác nhau, giáo hội phải dành nhiều công sức suốt mười thế kỉ để xây dựng một hệ thống giáo lí dần dần hoàn chỉnh. Ở Công đồng thứ

nhất họp năm 325 đến công đồng thứ hai họp năm 381, đã thông qua mười hai tín điều

cấm nghi ngờ, cấm nghĩ khác, cấm tranh cãi. Mười hai tín điều ấy tóm tắt giáo lí cơ

bản như sau:

Có một đấng Thiên chúa – chúa có ba ngôi: Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần; - Chúa con do trinh nữ Maria sinh hạ và trinh nữ vẫn đồng trinh và vô nhiễm

nguyên tội; – Chúa chết ba ngày, rồi sống lại thêm bốn ngày, rồi về trời; - Con người

có linh hồn bất tử, ai không gia nhập giáo hội khi chết không được cứu rỗi linh hồn; - Giáo hoàng làm thủ lĩnh giáo hội; - Giáo hội có bảy phép tích; - Giáo hội được quyền

tha mọi tội lỗi; - Các hồn luyện ngục có thể nhờ thánh thần giúp thoát khỏi ngục tù; - kẻ không theo đạo chết phải trầm luân đời muôn kiếp; - Ngày tận thế kẻ dữ phải phạt

cả hồn lẫn xác. [17; tr. 60]

Từ tín điều cơ bản trên giáo hội dần dần nêu lên nhiều tín điều mới cơ bản như:

cây cối thiên đàn xum xuê mỗi năm ra quả mười hai lần, con người lọt lòng sinh ra đã mắc tội tổ tông truyền, tính phàm tục của thể xác và tính thiêng liêng của giáo hội, về

tính bất khả ngộ của các giáo hoàng, v.v... [17; tr. 62]. Nhiều tín đồ tuy cũng rút ra từ

kinh thánh nhưng bị quá nhiều người nghi ngờ và bài bác, nên gần đây không còn

được nhắc đến, như tín điều về Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, rồi vì con người này buồn quá nên Chúa bẻ xương sườn của Ađam nặn ra người đàn bà đầu tiên đó là nàng Êva, về chuyện Chúa phạt đàn bà phải đời đời mang nặng đẻ đau để đền tội cho Êva

ngày trước đã ăn vụng quả cấm, ...

Trong cuộc sống đạo, người giáo dân nào cũng phải thuộc lòng và ngày đêm bị

thằng thúc bởi mười điều răn (còn gọi là thập giới), tục truyền là mười điều luật Chúa

truyền qua ông Môi–xe để dạy cho dân Do Thái, đó là: thờ một Chúa và kính ngài trên hết mọi sự; - Tôn quý danh Chúa: - Chủ nhật phải đi lễ; - thảo kính mẹ cha; - Chớ giết người; - Tránh dâm dục; - Không lấy của người; - Không gian dối; - Không muốn vợ

chồng người; - Không mong của người trái lẽ công bằng. Giáo hội thời Trung cổ còn

đưa thêm sáu điều răn của giáo hội mà cho đến nay một số nơi vẫn buộc phải tuân theo. Đó là: phải đi lễ nhà thờ vào ngày chủ nhật và ngày lễ trọng; - Phải nghỉ việc xác

ngày chủ nhật để tôn thờ Chúa; - Mỗi năm xưng tội ít nhất một lần; - Mùa phục sinh

phải rước lễ; - Giữ chay những ngày quy định. [10; tr. 589]

Ngoài ra còn tùy hoàn cảnh từng nhà từng người, giáo dân còn phải tham dự các phép như: rửa tội (cho trẻ sơ sinh hoặc mới theo đạo), thêm sức (do giám mục làm, cho những ai cần vun giữ lòng tin vào đạo), giải tội (cho những ai mắc tội); phép thánh

thể (mỗi năm ít nhất một lần), xức dầu thánh (cho những ai gặp nguy hiểm tánh

mạng)…

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)