10. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Ảo ảnh của triết học kinh viện
Trên suốt con đường chiếm lĩnh tri thức nhân loại, Frollo đã gặt hái những thành công đáng kể. Vốn kiến thức mà ông tích lũy được là lớp vỏ hào nhoáng bên
ngoài che giấu những hụt hẫng về phương diện tình cảm, những ý nghĩ xáo động trong
tâm hồn. Nói cách khác, địa vị cao quý có được từ những thành tựu ấy là thứ danh lợi
phù du, một thứ “ảo ảnh” của triết học kinh viện. Bởi lẽ nó không đem đến cho Frollo niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn.
Trước tiên, ta thấy Frollo là một người thông minh, đam mê khoa học, và hết lòng thờ Chúa. Vốn xuất thân là con một lãnh chúa giàu có, từ nhỏ Frollo đã được hướng dẫn học tập và nghiên cứu giáo lí rất kĩ. Lớn lên giữa “cuốn sách lễ và bộ từ điển”, Frollo “hấp thụ” rất nhanh những tri thức và những giáo lí ấy. Cậu luôn đặt
nhiệm vụ học tập lên trên hết, học với thái độ nghiêm túc và tinh thần hăng say ít ai sánh kịp. Frollo đặt ra cho mình những nguyên tắc, những tiêu chí phấn đấu rồi nhất
quyết thực hiện theo những nguyên tắc và hoàn thành bằng được những tiêu chí đó. Sự chăm chỉ, đầu óc nhanh nhạy, ý chí quyết tâm của cậu khiến cho các bậc “tiền bối” yêu mến, thậm chí nể phục. Thực vậy, Frollo luôn là người xuất hiện đầu tiên trong những
buổi thuyết giảng về giáo lí ở tu viện, những buổi họcở nhà trường: “Người học trò
đầu tiên mà tu viện trưởng ở Xanh Pie Đơ Van trông thấy khi ông bắt đầu giảng về giáo quy, đó là Claude Frollo... Người thính giả đầu tiên mà ngài Milơ Đ’ Ixliê, tiến sĩ
pháp lệnh luật trông thấy mỗi sáng thứ hai hớt hơ hớt hải tới, khi cửa trường Sếp Xanh Đờ Ni vừa mở ra đó là Claude Frollo...” [20; tr.179].
Trong đầu cậu trai trẻ lúc bấy giờ chỉ có khoa học và tôn giáo, chỉ lo làm sao
vun vén cho tài năng và trí tuệ của mình ngày một thêm nảy nở, uyên bác. Bằng nổ lực phi thường và đầu óc thông minh bẩm sinh nên dù còn ít tuổi cậu đã có một khối lượng
kiến thức về khoa học và tôn giáo đồ sộ, có thể sánh ngang với những người thuộc thế
hệ đi trước, cách cậu hàng chục năm:“... chỉ mười sáu tuổi cậu học sinh trẻ đã có thể đương đầu với một ông cha ở nhà thờ về môn thần học huyền bí, với một ông cha ở
giáo nghị hội về một môn thần học giáo quy, với một tiến sĩ ở Xoócbon về môn thần
học kinh viện” [20; tr. 180]
Tri thức đối với cậu trai trẻ là thế giới huyền bí và có sức hút vạn năng. Vì thế chàng lao vào học một cách điên cuồng để thỏa mãn “cơn thèm khát” kiến thức của
chính mình. Học xong cuốn này cậu chuyển sang cuốn khác, học xong môn này cậu
học ngay môn khác và học một cách rất tích cực, không biết mệt mỏi: “Học xong môn
thần học, chàng lao vào môn pháp lệnh luật. Từ cuốn Người chủ mọi phán quyết,
chàng lần lượt ngốn hết cuốn pháp lệnh này đến cuốn pháp lệnh khác,… Chàng tìm hiểu, chàng làm quen với cả một thời kì dân luật rộng lớn và hỗn tạp, chúng chống đối
nhau và hình thành giữa thời buổi lộn xộn thời trung cổ, một thời kì do giám mục Têôđo mở ra năm 618 và giáo hoàng Gregoa chấm dứt năm 1227” [20; tr. 180].
Không dừng lại ở đó, “tiêu hóa” xong bộ môn pháp lệnh, chàng lao vào y khoa và văn
nghệ... Chàng cũng theo học hết cấp bậc cử nhân, cao học và tiến sĩ nghệ thuật, học
ngôn ngữ, tiếng la tinh, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái (ba yếu tố hồi đó ít ai dám xông
vào). Victor Hugo đã ví quá trình học tập của Frollo là “cơn sốt” tiếp thu kiến thức.
Niềm đam mê lớn đối với khoa học và tôn giáo. Mười chín tuổi, Frollo phải
trở thành trụ cột gia đình, chăm lo cho đứa em trai nhỏ (khi tai họa ập đến: dịch bệnh làm cả cha lẫn mẹ Frollo đều qua đời). Hụt hẫng trước tai biến đột ngột đó, giải pháp
của chàng là đem hết niềm tình thương dồn cho đứa em, xem đó là “mục đích học
tập”. Nếu như trước đó tiêu chí phấn đấu của chàng trai trẻ là “tri thức” thì bây giờ chăm lo cho em và thờ Chúa là mục đích cuối cùng của chàng trong suốt quãng đời
còn lại. Ngoài hai việc đó ra, không còn gì đáng để cho chàng quan tâm nữa. Và vì thế,
hơn bao giờ hết, chàng càng gắn bó chặt chẽ với tôn giáo: “Chàng quyết tâm hiến
mình trọn vẹn cho một tương lai được Chúa chứng giám, và ngoài hạnh phúc và tiền đồ của chú em, chàng sẽ không bao giờ có vợ con nào khác. Cho nên, hơn bao giờ hết
chàng càng gắn chặt với cái nghiệp tu hành” [20; tr. 182].
Đầu óc thông thái kết hợp với niềm say mê, tận tụy đem đến cho Frollo không ít thành công: Mười tám tuổi chàng đã hoàn thành bốn khoa đại học, hai mươi tuổi do
lệnh đặc miễn của giáo hoàng Frollo trở thành linh mục và trở thành thầy tư tế trẻ nhất ở nhà thờ Đức Bà, nhanh chóng được cả tu viện “kính trọng và khâm phục”, nổi tiếng
bởi kiến thức bác học, bởi lối sống khổ hạnh hiếm thấy, ...
Bên cạnh đó, ta thấy Frollo là người có lòng quyết tâm cao và sống có trách
nhiệm. Suốt thời gian dài Frollo chìm đắm trong dòng thác khoa học, say sưa trong
mộng tưởng, chỉ biết có học tập rồi nghiên cứu, không biết gì đến chuyện thế gian, đột
nhiên lại phải đối đầu với thực tại phũ phàng, theo logic thông thường, người ta rất dễ
suy sụp tinh thần dẫn đến mất phương hướng. Frollo không như thế, trái lại, lòng quyết
tâm càng dâng cao và mãnh liệt hơn.
Mặt khác, kết quả học tập vượt trội, khối lượng tri thức phong phú mà chàng trai trẻ tích lũy được đã phản ánh niềm say mê và quyết tâm cao độ. Phải say mê người ta
mới phấn đấu hết mình. Phải quyết tâm người ta mới không gục ngã. Và vì thế họ gặt hái được những thành công trên con đường chiếm lĩnh tri thức nói riêng, trên tất cả
những lĩnh vực hoạt động nói chung. Thời tuổi trẻ, Frollo đã chọn cho mình niềm say
mê tri thức và niềm tin vào Thiên Chúa giáo và rõ ràng với thành tích đạt được, chàng hoàn toàn có thể hài lòng với bản thân mình, “kiêu hãnh” với mọi người.
Hơn nữa, việc dồn hết tình thương cho đứa em trai nhỏ cho thấy Frollo là một người anh đầy trách nhiệm. Chăm sóc một đứa bé đối với một người chị có lẽ không
quá khó, nhưng đối với Frollo – một người bị nhốt quá lâu trong “lớp vỏ tri thức”, bị tác động quá sâu của “ánh hào quang khoa học” để hoàn thành nhiệm vụ của người
anh, vừa là người mẹ thật không đơn giản. Song song đó, việc Frollo hết lòng thờ
Chúa, giữ vững lòng tin vào Chúa cũng là biểu hiện của một người sống có trách
nhiệm. Trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, với niềm đam mê và hướng phấn đấu đề ra.
Từ tư chất đến lối sống, Frollo tỏ ra là một con người thông minh, tràn đầy nhiệt
huyết tuổi trẻ và sống có nguyên tắc. Xét ở bình diện này, phó chủ giáo Claude Frollo là một hình mẫu lí tưởng: trí tuệ uyên bác, phương phi, giàu có, sống có lí tưởng, đầy
tinh thần trách nhiệm, địa vị cao quý, .v.v… Thế nhưng, nếu nói Frollo là một người thành đạt thì ta mới chỉ xét về phương diện học thức, danh vọng chứ chưa nói đến phương diện đời sống tinh thần. Đối với một người đã dành tất cả thời gian để “làm mẹ” (của đứa em) và làm cha (đấng chăn chiên cao cả), về phương diện đời sống tinh
thần ắt có nhiều điều đáng lưu ý.