1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski

112 3,2K 63
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, tác giả đã đặt dấu bằng cho hiện thực của cá nhân Raskolnikov cho hiện thực của xã hội nước Nga Xô viết bấy giờ bằng việc dẫn ra chuyện: có một sinh viên cũng ra tay giết ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TRONG TIỂU THUYẾT “TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT”

CỦA NHÀ VĂN F M DOSTOIEVSKI

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lí do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

1.1.1.1 Tình hình nước Nga nửa đầu thế kỉ XIX

1.1.1.2 Tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX

1.1.2 Tình hình văn học

1.1.2.1 Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

1.1.2.2 Cuối thế kỉ XIX

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Dostoievski

1.3 Tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

1.3.1 Qúa trình hình thành tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

1.3.2 Tóm tắt tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

1.4 Những vấn đề chung về lí luận

1.4.1 Giới thuyết về chủ nghĩa hiện thực

1.4.2 Biểu hiện của hiện thực

1.4.3 Giá trị của hiện thực

1.4.4 Giới thuyết về thê loại tiểu thuyết

1.4.4.1 Về đặc trưng thể loại

1.4.4.2 Về nội dung

1.4.4.3 Về nghệ thuật

CHƯƠNG II: HIỆN THỰC VỀ CON NGƯỜI THỜI ĐẠI

2.1 Hiện thực về con người mang ý thức cá nhân vị kỉ của phương Tây

2.1.1 Raskolnikov – con người cá nhân cực đoan

2.1.2 Lugin – gã luật sư muốn cái đẹp phục tùng cái xấu

Trang 3

2.1.3 Svidrigailov – kẻ tư sản cực đoan

2.2 Hiện thực về con người mang ý thức đạo đức truyền thống Nga

2.2.1 Sonia – con người thấm nhuần đạo đức của Chúa Kito

2.2.2 Dunia – biểu tượng sáng ngời của người phụ nữ Nga

2.2.3 Pulkheria – trái tim người mẹ đầy lòng trắc ẩn

2.2.4 Razumikhin – chàng “Đại trượng phu” của châu Âu

2.3 Ý nghĩa của hiện thực về con người thời đại đối với tác phẩm

CHƯƠNG III: HIỆN THỰC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XÃ HỘI NGA

3.1 Hiện thực về xã hội sùng bái đồng tiền và đồng nhất đồng tiền với nhân cách 3.2 Hiện thực về xã hội mà con người bị chà đạp và sỉ nhục

3.3 Hiện thực về bi kịch của tầng lớp quý tộc

3.4 Hiện thực về xã hội đang xung đột về ý thức hệ

3.5 Hiện thực về con người tìm kiếm và khẳng định nhân cách của mình

3.6 Ý nghĩa về hiện thực những vấn đề của xã hội Nga

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 4

Ra đời vào thời kì nước Nga đang rơi vào hoàn cảnh xã hội tăm tối nhất, văn học Nga

đã vươn mình phát triển và đạt được những thành tựu lớn lao; nó mang trong mình những tư tưởng tiến bộ của thời đại, những khao khát đấu tranh để giải quyết những vấn đề thời đại, nó đậm đà tình yêu thương tổ quốc và con người thiết tha Bước tiến này kéo dài từ nửa đầu đến nửa cuối thế kỉ XIX Văn học Nga giai đoạn này khiến các

nhà nghiên cứu phương Tây phải gọi nó là “một phép lạ” M Gorki đã từng nhận xét

rằng, trong lịch sử phát triển của văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của nước Nga

là một hiện tượng kì diệu Sẽ không quá đáng khi nói rằng không một nền văn học phương Tây nào lại vươn lên trong cuộc sống với một sức mạnh và một tốc độ nhanh chóng và trong ánh hào quang thiên tài chói lọi như vậy Tầm quan trọng của văn học Nga đã được công nhận của một thế giới ngạc nhiên trước sức mạnh và vẻ đẹp của nó

Đây là giai đoạn mà chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn lùi bước cho chủ nghĩa hiện thực thắng thế; trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật phải chào thua trường phái nghệ thuật vị nhân sinh Cùng với các điều kiện thuận lợi khác, phương pháp sáng tác hiện thực đã phát triển đến đỉnh cao và được ghi dấu trong các tác phẩm lớn Trong lĩnh vực văn xuôi, văn đàn Nga xuất hiện những cây bút kiệt xuất như: Turghenev với

tiểu thuyết Cha và con; N Sernusevxki với Làm gì?, Lev Tonstoi với Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Phục Sinh Và đặc biệt là Dostoievski với Tội ác và hình phạt cùng những tiểu thuyết đa thanh nổi tiếng sau này của ông

Dostoievski là một nhà văn vĩ đại, một người con ưu tú của nước Nga thế kỉ XIX Cùng với Lev Tonstoi được mệnh danh là hai cây đại thụ trong phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực Các tác phẩm của Dostoievski đưa chúng ta trở về thời kì không bao giờ quên được của lịch sử Nga với biết bao trăn trở dữ dội về lẽ sống, bản chất sống, mục đích sống và những khám phá vĩ đại về con người trong chính con người Hơn thế nữa, đó còn là dự báo về tương lai của nước Nga cũng như ngày mai

Trang 5

của nhân loại trong thế kỉ chuyển mình đầy giông bão đó Dostoievski sáng tác dựa trên nền tảng của hiện thực Đối với ông, hiện thực là người thầy của văn chương và mỗi tác phẩm viết ra đều phải nói lên được cái nhân sinh, thời thế đang cuồn cuộn diễn

ra trước mắt Nhà văn trân trọng với những cảm xúc về hiện thực cuộc sống nhưng

đồng thời cũng lên án quan niệm “cần phải mô tả hiện thực như nó có” mà trường phái

tự nhiên đề xuất Có lần, Dostoievski đã nói về nghề văn và về sứ mệnh nghệ thuật của

mình như sau: “Tôi là một nhà hiện thực theo ý nghĩa cao nhất của từ này, tức là tôi miêu tả tất cả những gì sâu thẳm của tâm hồn con người” [9; tr.130] Hay: “Trong mỗi

số báo bạn có thể bắt gặp thông sự kiện hiện thực nhất nhưng cũng quái dị nhất Các nhà văn chúng ta coi chúng là huyền thoại, họ chẳngđể ý đến chúng, thế mà trong khi

đó chúng lại là hiện thực, bởi chúng là các sự kiện có thực” [9; tr.131]

Tội ác và hình phạt là một tiểu thuyết điển hình cho vấn đề hiện thực một cách trực diện nhất Sau nó là hàng loạt các tiểu thuyết lớn như Chàng ngốc, Lũ người quỷ

ám, Đầu xanh tuổi trẻ, Anh em nhà Karamadov ra đời Tội ác và hình phạt là một

tiểu thuyết đa thanh phức tạp với diễn biến tâm lí nhân vật xuyên suốt từ đầu đến cuối

Có thể nói, tiểu thuyết này nặng về tư tưởng hơn cả hành động của nhân vật Nhà văn

đã khai thác được sâu thẳm những tính cách đầy phức tạp, mâu thuẫn giữa nguyên tắc đạo đức và những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc trong suy nghĩ của từng nhân vật – những hình tượng của con người thời đại Chính Dostoievski đã từng viết như một tuyên

ngôn: “Con người là một bí mật Cần phải tìm cách đón nhận nó, và nếu có mất suốt đời để đón nhận nó thì cũng đừng nên nói là mất thời giờ Tôi muốn biết cái bí mật đó

Vì tôi muốn là người” Khép lại cuốn tiểu thuyết, những dư âm băn khoăn về nó cứ

xoáy vào lòng người đọc qua nhiều thế hệ: Bản chất thực sự của hành động giết người của nhân vật chính Raskolnikov là gì? Tại sao anh tự thú rồi mà vẫn không phục? Do đâu mà Sonia không rơi vào con đường tội lỗi như anh dẫu cô cũng rơi vào hoàn cảnh

bế tắc không kém gì Raskolnikov? Đó là những điều không dễ tìm ra bản chất của quá trình tâm lý mà tác giả đã miêu tả và phân tích trong toàn bộ tiểu thuyết Con

người trong tiểu thuyết của Dostoievski nói chung và của Tội ác và hình phạt nói riêng

là con người của tâm lí, của tư tưởng; hành động nhân vật chỉ là cái biểu hiện tập trung cuối cùng sau khi con người đã quán triệt tư tưởng của chính mình Khía cạnh thấy rõ nhất của con người được miêu tả trong ông: Con người ở đây tranh cãi xung đột với nhau không phải vì những chuyện lặt vặt, rời rạc, mà vì những vấn đề cơ bản của đời

Trang 6

sống Có một nhà phê bình đã nhận ra điều độc đáo trong việc phản ánh hiện thực của

Dostoievski khi so sánh với nhà văn Gogol: “Cả Gogol và Dostoievski đều mô tả xã hội hiện thực Nhưng Gogol trước hết là nhà văn mang tính xã hội, còn Dostoievski là nhà văn tâm lí Đối với Gogol, cá nhân có ý nghĩa như một đại diện của một giai tầng

xã hội nhất định; còn đối với Dostoievski, xã hội được quan tâm ở phạm vi tác động lên tính cách cá nhân.” [9; tr.129] Cho nên hiện thực mà nhà văn đề cập không chỉ có trong xã hội mà còn có trong tư tưởng nữa Do đó, Tội ác và hình phạt đòi hỏi ở người

đọc phải đọc chậm, nghiền ngẫm và tiếp nhận các hệ tư tưởng đang đấu tranh trong nó một cách sáng suốt Chỉ có như thế mới có thể nhận ra thiên tài của nhà văn trong việc phản ánh hiện thực tư tưởng con người

Vấn đề hiện thực trong Tội ác và hình phạt đã được các nhà nghiên cứu, phê

bình triển khai nhiều trong thời gian qua Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực trong các sáng tác của Dostoievski nhưng vẫn còn cần phải xem xét lại

và bổ sung hoàn thiện hơn về mảng đề tài này

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Tìm hiểu lịch sử vấn đề của đề tài Vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của nhà văn F M Dostoievski, ta chủ yếu tìm hiểu lịch sử tiếp nhận theo

thời gian

Trong tác phẩm nghiên cứu Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX của Trần Thị

Phương Phương, xuất bản năm 2006 tại nhà xuất bản Hà Nội Tác giả đã có một phần

riêng nghiên cứu về tính hiện thực trong Tội ác và hình phạt của Dostoievski Bài nghiên cứu có nhan đề Chủ nghĩa hiện thực ở nghĩa cao nhất Trong bài nghiên cứu

này, Trần Thị Phương Phương đã tổng kết ngắn gọn nhưng đầy đủ cuộc đời của Dostoievski thông qua hình thức niên biểu Từ đó, bà phân tích quan niệm của Dostoievski về tính hiện thực trong các tiểu thuyết của ông và quan niệm sáng tác của

ông Trước hết, bà khẳng định nhà văn không phải là một nhà tâm lí “Tôi chỉ là nhà hiện thực trong ý nghĩa cao nhất của nó; nghĩa là tôi khắc họa mọi bề sâu của tâm hồn con người” Do đó, tiểu thuyết của Dostoievski luôn là tiểu thuyết mang tính triết lí

thông qua nhân vật là những con người – tư tưởng Chủ nghĩa hiện thực của

Dostoievski, theo cách hiểu của nhà văn, là “một chủ nghĩa hiện thực hoàn hảo để tìm

ra con người trong con người” Tuy nhiên, bà nghiên cứu hiện thực trong sáng tác của

Trang 7

Dostoievski không chỉ ở trong tâm lý, tư tưởng con người mà bên cạnh đó còn có không gian trong tác phẩm Không gian trong tác phẩm ít xuất hiện thiên nhiên, chỉ có con người nghèo khổ, thế giới thành thị phức tạp hỗn loạn Con người trong đó chỉ tìm được một niềm tin bền vững nhất ở đức Chúa Kito Dostoievski có được những điều

ấy là nhờ sự trải nghiệm của ông với những người dân lao động nghèo và chính những năng lực tự nhiên giản dị, sức nhẫn nại cam chịu những khổ đau của họ Dostoievski đã nhìn thấy nhiều hy vọng cho tương lai nước Nga Bên cạnh đó, Trần Thị Phương Phương phân tích và đánh giá khá rõ về động cơ giết người của nhân vật chính Raskolnikov, cùng ngòi bút miêu tả, khai thác tâm lí nhân vật tài tình của Dostoievski, ông đã đào sâu một trạn thái tâm lí gần như là bệnh lí của một tên tội phạm sau khi giết người xong Đồng thời, tác giả cũng nhìn thấy được khả năng giải quyết vấn đề ở cuối tiểu thuyết này Dù nó chưa thỏa đáng nhưng chính Dostoievski cũng biết điều đó nhưng ông tin đã đặt nhân vật của mình vào đúng vị trí và tin vào khả năng phục sinh của con người

Tuy nhiên, Trần Thị Phương Phương chỉ thấy được hiện thực trong tâm lí, trong cuộc sống của mỗi Raskolnikov mà không quan tâm đến các nhân vật còn lại – họ cũng là một mảnh hiện thực có ý nghĩa rất lớn và có tác động đáng kể đến toàn tác phẩm Bên cạnh đó, tác giả đã đặt dấu bằng cho hiện thực của cá nhân Raskolnikov cho hiện thực của xã hội nước Nga Xô viết bấy giờ bằng việc dẫn ra chuyện: có một

sinh viên cũng ra tay giết người vài ngày sau khi cuốn tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

ra mắt và Dostoievski rất hài lòng về điều này Kì thực đây không phải là hiện thực phổ biến của toàn thể thanh niên Nga lúc đó Vấn đề này chúng ta sẽ bàn luận sau ở phần Những vấn đề chung về lí luận và thời đại

Công trình mang tính hồi kí ghi lại toàn bộ cuộc đời thăng trầm của Dostoievski

là Dostoievski – cuộc đời và sự nghiệp của tác giả nước ngoài L Goxman được dịch

lại tiếng Việt Đây là công trình được xem như biên niên sử về cuộc đời nhà văn, nó ghi chép tất cả những người thật việc thật liên quan đến Dostoievski: Những kí ức tuổi thơ, những tờ báo mà Dostoievski đã đầu tư, những con người mà ông đã gặp qua, những cuộc tình không trọn vẹn, niềm hạnh phúc với cô thư kí mà sau này là vợ ông, hay những tác phẩm mà ông viết dưới ánh đèn dầu lu mờ và tránh cử động để kích thích cơn đói Vì không mang tính chất của một công trình nghiên cứu riêng biệt về bất cứ tác phẩm hay vấn đề nào của nhà văn nên ta không thể đòi hỏi những nhận định

Trang 8

và đánh giá nào từ tác giả Tuy thế, trong tác phẩm, người đọc vẫn có thể tìm được những ý kiến và thái độ chủ quan của người viết với Dostoievski Đặc biệt là những

manh mối về Tội ác và trừng phạt cũng được phản ánh trong đó, tuy với dung lượng

không nhiều nhưng rất quý báu cho những ai muốn tìm hiểu sâu về chân tướng của

tiểu thuyết này và cái tâm huyết cùng những nỗi niềm riêng tây của nhà văn “Với tính chất phức tạp của đề tài, điều đáng ngạc nhiên là âm điệu của câu chuyện kể vẫn giữ được đầy đủ và nguyên vẹn Cuốn tiểu thuyết có tất cả các ngữ điệu và màu sắc riêng của các hình tượng và các cảnh – những mô-típ về Sonia, Svidrigailov, Raskolnikov, Marmeladov, mụ già khác nhau biết bao nhiêu, nhưng rồi hợp nhất chúng lại, đưa chúng quay về với đề tài chính thì chúng làm cho cuốn tiểu thuyết giống như bản giao hưởng về thành phố Petecburg hiện đại, hòa hợp nhiều giọng âm vang của thành phố với tiếng nức nở nghẹn ngào cố nén xuống và những tiếng kêu tức giận vào cái toàn

bộ sự thống nhất của bi kịch Raskolnikov” [5; tr.476]

Mãi đến tháng 6 năm 2011, khi Giáo trình Văn học Nga được nhà xuất bản

Giáo dục Việt Nam xuất bản với chủ biên là PGS.TS Đỗ Hải Phong đã cho chúng ta một bức tranh khá toàn vẹn về chặng đường từ lúc sinh thành cho đến lúc từ trần của Dostoievski cùng với số mệnh của những cuốn tiểu thuyết lừng danh của ông Một

trong số đó là Tội ác và trừng phạt Bài nghiên cứu về Dostoievski được chia ra thành

các đề mục:

1 Mâu thuẫn và khát vọng hài hòa: Nói về Thời thơ ấu của Dostoievski và những

ảnh hưởng của nó đến những tác phẩm về sau của ông

2 Cùng quẫn và hạnh phúc: Đó là giai đoạn cuộc sống cực kì khó khăn ập xuống

Dostoiveski khi ông viết nên Tội ác và trừng phạt nhưng cuối cùng hạnh phúc cũng nở hoa vì ông đã tìm được người vợ đồng cam cộng khổ với mình đến trọn đời

3 Cuộc sống khốn cùng và tội lỗi: Nguyên nhân khách quan dẫn đến tội ác của

Raskolnikov trong tác phẩm Tội ác và hình phạt

4 Tư tưởng và hành động tội ác: Tập trung phân tích và bàn luận về hành động

giết người xuất phát từ tư tưởng của nhân vật Raskolnikov

5 Hình phạt và sự cứu rỗi: Gía trị của hình thức đối thoại giữa hai tư tưởng trong

tiểu thuyết và tình yêu tạo nên sự cứu rỗi trong tâm hồn con người

Trang 9

Nhìn chung tác giả đã nghiên cứu khá sâu và đúng đắn các vấn đề lớn trong tiểu thuyết Vì là giáo trình nên dù không tập trung riêng biệt vào tính hiện thực nhưng bài nghiên cứu đã dựa trên những yếu tố có thật đó để khai thác vấn đề tội ác và hình phạt Những yếu tố hiện thực đó có cơ sở từ cuộc sống chật vật của ông, của xã hội Nga bấy giờ Tuy nhiên, nó vẫn chưa đầy đủ, thiếu những nhận định về hiện thực những nhân vật bị tha hóa trong tác phẩm, đối thoại tư tưởng quan trọng nhất là giữa Raskolnikov

và Sonya vẫn chưa được nói đến và sức khái quát cũng như ý nghĩa của hiện thực đó là

gì vẫn còn để ngỏ Tác giả chỉ tập trung phân tích Raskolnikov nhưng chỉ mỗi nhân vật này thôi thì chưa thể hiện hết nội dung hiện thực của tác phẩm

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Mục đích của đề tài: “Vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của nhà văn F M Dostoievski” là tìm hiểu, phân tích, đánh giá và lí giải các phạm trù

về hiện thực trong tác phẩm Tội ác và hình phạt Bên cạnh đó, ta có những nhận định

đúng đắn về việc phản ánh hiện thực cũng như tài năng của nhà văn Dostoievski Đồng thời, thấy được giá trị cũng như ý nghĩa của các khía cạnh hiện thực mà nhà văn đã đóng góp cho chủ nghĩa hiện thực thông qua tác phẩm

Để thực hiện được những mục đích trên, người nghiên cứu cần đạt được những yêu cầu sau đây:

Làm rõ được vấn đề: mối quan hệ giữa thời đại và tác phẩm Hiện thực trong tác phẩm văn học có tương thích hay không với hiện thực ngoài cuộc sống xã hội Hiện thực bên trong con người có tương đồng hay không với hiện thực con người bên ngoài cuộc sống thật

Nhận định khách quan, đúng đắn về mối quan hệ giữa hình tượng con người thời đại, các vấn đề của xã hội đương thời và bối cảnh xã hội Con người thời đại hiện lên như thế nào và có sức mạnh, vai trò và tác động ra sao với sự hình thành bản chất

xã hội đó cũng như trong tiến trình phát triển của xã hội đó trong tương lai

Từ những vấn đề đã nghiên cứu trên, rút ra những tiến bộ, hạn chế trong việc phản ánh và lí giải hiện thực của tác giả Người nghiên cứu cần nhìn thấy được sự khởi đầu, những phát hiện vĩ đại của ngòi bút Dostoievski trong phương pháp sáng tác hiện thực, nhất là bút pháp khai thác tâm lí tài tình của tác giả Và khi chúng tôi có thể xác định được mục đích khi nghiêng cứu đề tài thì đồng nghĩa với việc chúng tôi đã triển

Trang 10

khai được các vấn đề chính trong bài viết của mình vì thế trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề đó một cách nghiêm túc nhất

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Vì yêu cầu của đề tài đặt ra là “Vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của nhà văn F M Dostoievski” nên đối tượng nghiên cứu là những phạm trù

hiện thực trong tác phẩm, quan niệm về hiện thực của nhà văn

Do đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong một tác phẩm nên phạm vi nghiên cứu

chỉ xoay quanh tiểu thuyết Tội ác và hình phạt Ngoài ra, để làm nên sự hoàn thiện cho

đề tài nghiên cứu này không thể thiếu sự hỗ trợ của các tư liệu, tài liệu tham khảo, giáo trình thu thập được trong quá trình nghiên cứu

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khi nghiên cứu một đề tài luận văn tốt nghiệp, điều đầu tiên đòi hỏi sinh viên là phải chuẩn bị cho mình vốn kiến thức về mảng đề tài ấy Hơn nữa, sinh viên cần có sự yêu thích, niềm tin và tinh thần say mê tìm tòi, khám phá và đầu tư cao cho một công trình khoa học quan trọng của mình

5.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Để hoàn thành luận văn, ta cần có trọn vẹn tác phẩm văn học mà mình nghiên cứu hoặc có càng nhiều càng tốt nếu nghiên cứu những truyện ngắn riêng lẻ theo từng thời kì Người nghiên cứu cần đọc hiểu tác phẩm đó, so sánh các bản dịch khác nhau

để tìm ra bản tốt nhất, làm cơ sở để triển khai nghiên cứu cho đến cuối đề tài Đồng thời, thu thập các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến đề tài

Người nghiên cứu sau đó tổng hợp lại các tài liệu đó, phân loại nó ra Phương pháp phân loại có thể dựa trên tiêu chí phân loại theo tác giả, theo từng thời kì, theo vấn đề họ nghiên cứu

5.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp:

Với đề tài này, điều quan trọng nhất là phương pháp phân tích Phân tích từ góc

độ lịch sử, góc độ lí luận rồi đến khía cạnh con người, những vấn đề của xã hội, bối cảnh sinh hoạt của thời đại và ý nghĩa của nó đối với nghệ thuật Tuy nhiên, những vấn

đề này không hoàn toàn tách biệt nhau mà có mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại

Trang 11

lẫn nhau rất nhiều Vì cả tác phẩm là một chỉnh thể thống nhất nên dù bất cứ xem xét

nó ở góc độ nào thì nó cũng kéo theo vấn đề khác

+ Phát hiện những yếu tố hình thức độc đáo được thể hiện như thế nào trong tác phẩm + Cắt nghĩa, lí giải tại sao tác giả lại chọn yếu tố hình thức đó

Tuy nhiên, vì đây là một tác phẩm văn xuôi nên hình thức của nó vốn là các câu văn, đoạn văn nối tiếp nhau nhưng dày đặc và trùng trùng điệp điệp những câu chữ thể hiện sự đắm chìm trong thế giới nội tâm đầy phức tạp của nhân vật

Trang 12

1.1.1.1 Tình hình nước Nga nửa đầu thế kỉ XIX

Vào đầu thế kỷ XVIII, nước Nga ở dưới quyền cai trị của Nga Hoàng Alexander I Khởi đầu Nga Hoàng này đã có các ý niệm về cải tổ chính quyền, về chính thể quân chủ lập hiến Tuy nhiên, công cuộc cải cách này không đem lại hiệu quả như mong muốn, cụ thể là đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX nước Nga vẫn là một nước công nghiệp lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chỉ mới bước đầu phát triển Năm

1810 chỉ có khoảng 65% dân số sống trong thành thị và 2500 xí nghiệp Alexander I lên ngôi trong 25 năm từ năm 1800 run sợ trước sức mạnh của đội quân của Napoléon

và ảnh hưởng từ cuộc cách mạng dân chủ Pháp nên đã vội vã tiến hành một chuỗi cải cách như về văn hóa, giáo dục nhưng tất cả những cải cách đó không đụng chạm gì đến cơ sở của chế độ nông nô chuyên chế, vẫn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị

Do đó, tình hình nước Nga không chỉ rơi vào cục diện rối loạn về chính trị mà còn trên

cả mặt trận tư tưởng khi chưa có một chính đảng và một cơ sở lí luận nào làm kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động chính trị của cả nước

Bất mãn vì các cải tiến không được Nga Hoàng thực hiện, các sĩ quan trẻ đã hô hào binh lính dưới quyền biểu tình tại các công trường của thủ đô Moscow, đòi hỏi

Konstantin và một Hiến Pháp Một cuộc âm mưu đảo chính xảy ra vào tháng 12 đã bị

đè bẹp dễ dàng và các nhà Cách mạng tháng 12 hàng đầu hoặc bị treo cổ, hoặc bị đưa

đi lưu đày tại miền Sibir Cùng với các cuộc biểu tình đó, cuộc chiến ái quốc năm 1812

đã thức tỉnh ý thức dân tộc và tinh thần cách mạng trong nhân dân Nga Chính những người dân Nga đã đánh tan hơn 60 vạn quân xâm lược của Napoléon, giải phóng đất nước và góp phần giải phóng châu Âu đang còn nằm trong vòng nô lệ, cuộc khởi nghĩa này phát triển mạnh đến nỗi trong phần tư đầu thế kỉ đã có tới 280 vụ biến động Năm

1824, Nga Hoàng Alexander I qua đời, lên nối ngôi không phải là ông hoàng Konstantin cấp tiến mà là một người em trẻ hơn, bảo thủ hơn: Nikolai I

Trang 13

Cuộc khởi nghĩa tháng Chạp có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với lịch sử xã

hội Nga và sự phát triển của nhân dân Nga: “Ngày 14 tháng Chạp đã phân chia quá sâu sắc thời quá khứ đến nỗi không thể kế tục nền văn học trước đây nữa.” (Gerxen)

Nikollai I là kẻ ưa chuộng bạo lực Y ra sức củng cố nhà nước chuyên chế, thẳng tay đàn áp các vụ biến động của nông dân (riêng từ 1825 đến 1839 đã có 145 vụ), dập tắt khời nghĩa của nhân dân Vacxovi (1830 – 1831) Năm 1842, y tuyên bố ruộng đất là thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn không thể xâm phạm của địa chủ Run sợ trước cách mạng Pháp 1830, Nikollai I càng xiết chặt hơn ách áp bức vì y lo lắng rằng làn sóng đấu tranh của quần chúng sẽ ngày càng dâng cao Nếu từ năm 1826 đến 1839 chỉ có 145 vụ biến động thì từ 1854 đã có tới 348 vụ Mức độ và ý nghĩa của nó lớn

đến mức tên trùm mật thám Benkendoc phải báo cáo với Nga hoàng: “Toàn bộ tinh thần nhân dân đều chỉ hướng tới cuộc giải phóng ” Về đối ngoại, Nikolai I đã đẩy

mạnh chinh phạt, đàn áp các phong trào cách mạng ở Pháp năm 1848 và ở các nước khác như Hungary, gây chiến ở các quốc gia phía Nam, mở rộng thêm lãnh thổ Tuy nhiên sau tất cả, nước Nga vẫn là nước thất bại sau cuộc chiến ấy, cùng với cái chết của Nga hoàng Nikolai I, xem như chấm dứt thời kì đen tối ấy

1.1.1.2 Tình hình nước Nga nửa cuối thế kỉ XIX

Trong thời kì lịch sử tiếp theo, nước Nga cũng gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn về giai cấp thống trị Thời kì từ 1862 đến 1904 chính là một thời kì chuyển biến dữ dội ở Nga.: Chế độ cũ đang vĩnh viễn đổ sụp trước mà con người và chế độ mới đang được sắp đặt, còn những lực lượng xã hội đang tiến hành việc chuyển biến đó thì mãi đến năm 1905 mới xuất hiện lần đầu tiên trên quy mô rộng lớn, quy mô toàn quốc bằng một hành động công khai có tính chất quần chúng trên đủ các lĩnh vực khác nhau Lênin đã chỉ rõ ba nhân tố cơ bản trong giai đoạn lịch sử này là: cuộc tổng khủng hoảng sâu sắc của chế độ nông nô chuyên chế, sự phát triển mãnh liệt của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, của giai cấp vô sản cách mạng Mâu thuẫn cơ bản của giai đoạn này vẫn là mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân với giai cấp quý tộc đang câu kết với giai cấp tư bản và vẫn cố bám lấy những tàn tích phong kiến Nội dung cơ bản của giai đoạn này là xu thế cách mạng tư sản nông dân mà động lực chủ yếu là nông dân Chỉ riêng trong giai đoạn này nước Nga đã hai lần nằm trong tình thế cách

Trang 14

mạng trực tiếp: đầu những năm 60 và cuối những năm 70 Vai trò lãnh đạo đã chuyển

từ tay những người cách mạng dân chủ đứng đầu là Secnusevski

Cuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng cùng với quá trình phát triển ngày càng mạnh của chủ nghĩa tư bản đã đẩy nhà nước nông nô chuyên chế lâm vào chỗ bế tắc, buộc nó phải tiến hành cuộc cải cách 1861 Để tránh khỏi nguy cơ tan rã và bị lật

đổ, Alechxandro II - kẻ kế tục Nikolai I phải ra bản tuyên ngôn ngày 19 tháng 2 năm

1861 tuyên bố hủy bỏ chế độ nông nô chuyên chế Lênin viết: “Những cuộc nổi loạn của nông dân cứ lớn mạnh lên trong từng năm một đòi được giải phóng đã ép buộc Alechxandro II, tên địa chủ số một phải thừa nhận là thà giải phóng từ trên xuống còn hơn bị lật nhào từ dưới lên” Cuộc cải cách này có tính chất nữa vời bịp bợm Nông

dân vẫn sống cơ cực Cuộc cải cách chỉ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển trong mối liên hệ thỏa hiệp với nhà nước nông nô chuyên chế Bọn địa chủ đã thực hiện cải cách sao cho mình có lợi nhiều nhất Trước tình hình đó những người dân chủ cách mạng như Secnusevski đã công kích kịch liệt tính chất giả dối của cuộc cải cách Nông dân bất mãn nổi dậy ở nhiều nơi (năm 1861 có tới 1176 cuộc biến động lớn nhỏ, đạt mức cao chưa từng thấy) Nhiều truyền đơn cách mạng xuất hiện Sinh viên các

trường đại học xôn xao, gần 200 sinh viên bị hạ ngục Tổ chức Ruộng đất và tự do ra

đời vào mùa xuân năm 1861 định phát động quần chúng đấu tranh vào năm 1863 nhưng bị đàn áp Nước Nga đang đứng trước một tình thế cách mạng trực tiếp Chính quyền chuyên chế ra sức đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng Hàng loạt người

cách mạng tiến bộ như Secnusevski và Pisasev bị bắt Nhiều tờ báo tiến bộ như Người đồng thời bị đóng cửa Không khí khủng bố bao trùm khắp thủ đô

Từ đầu những năm 80, chủ nghĩa tư bản phát triển cực kì nhanh chóng Phong trào đấu tranh của công nhân bắt đầu phát triển mạnh Nhiều tổ chức công nhân xuất

hiện: Liên minh công nông miền Nam nước Nga (1875) và Liên minh công nhân miền Bắc nước Nga (1878) Lẻ tẻ đã có nhiều cuộc đình công lớn khiến chính quyền nước

Nga phải lo sợ

Sau khi nhà dân túy Grineviski ám sát Nga hoàng Alechxanđro II ngày 1 tháng

3 năm 1881, chính quyền Nga hoàng càng điên cuồng, phản động Như để trả lời vụ

ám sát trên, tháng 4 năm 1881, Alechxan II ra tuyên bố duy trì chế độ nông nô chuyên chế Hàng lọat biện pháp được ban hành để bóp nghẹn báo chí tiến bộ và hạn chế giáo dục nhất là cấp đại học Giới trí thức bị khủng bố, nhiều người mất tinh thần, các tổ

Trang 15

chức dân túy dần dần tan rã Những năm 80 là những năm thoái trào của cuộc cách

mạng, có người gọi đó là “hoàng hôn”, là “những năm xám xịt trong đời sống nước Nga”

1.1.2 Tình hình văn học

1.1.2.1 Nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Báo chí phát triển mạnh, càng lúc càng phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống như chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, sáng tác, dịch thuật, phê bình, lí luận Báo chí Nga đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng của nông nô Nga thế kỉ XIX Hoạt động báo chí lúc này diễn ra sôi nổi với sự tăng vọt

về số lượng cũng như nội dung phản ánh Ngoài ra, báo chí còn có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến sự phát triển văn học Chính trên mặt báo, các nhà văn trẻ, các tác phẩm đầu tay đã ra mắt bạn đọc Tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta xuất hiện lần đầu trên báo với tư cách là những truyện ngắn được in lần lượt theo kì Những tác phẩm

của Gogol cũng xuất hiện lần đầu tiên trên báo Kí sự Tổ quốc Nhà văn Dostoievski

của chúng ta cũng đã rất vất vả khi đưa được những tác phẩm của mình lên báo đến với bạn đọc

Các nhóm hội văn học tổ chức hoạt động rộng khắp, họat động rất sôi nổi và lôi cuốn, tập hợp rất nhiều tầng lớp tham gia Năm 1801, tại Moskva, Turghenev đã thành

lập Hội ái hữu văn học Năm 1801, tại Peterburg, một số giáo sư, trí thức đã thành lập Hội tự do của những người yêu văn học, khoa học và nghệ thuật Hoạt động của hội diễn ra xung quanh các vấn đề về chính trị, xã hội, triết học, lịch sử, văn học Hội đồng minh hạnh phúc của những người tháng Chạp chủ trương đấu tranh cho một nền

Trang 16

thực tại đời sống nhân dân, rơi vào cải cách cải lương, kém triệt để và thiếu dân chủ

Trong hoàn cảnh mới, quan niệm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, tư tưởng xã hội

đã cơ bản thay đổi dẫn đến sự hình thành một khuynh hướng văn học mới Chủ nghĩa lãng mạn bắt đầu được hình thành, kế tục và thay thế cho chủ nghĩa tình cảm không còn phù hợp với thực tế lịch sử Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trong cao trào yêu nước sau chiến tranh vệ quốc và trở thành một sự kiện văn học nổi bật trong 15 năm đầu thế

kỷ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn học Nga thế kỷ XIX

Dòng văn học châm biếm cũng đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ Bên cạnh sự

ra đời và phát triển của chủ nghĩa cổ điển từ giữa thế kỷ XVIII, đến nửa sau thế kỷ XVIII dòng văn học châm biếm cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlov Ðến đầu thế kỷ XIX, cùng với hai dòng văn học

là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển đang đấu tranh lẫn nhau, dòng văn học châm biếm cũng không ngừng phát triển với tên tuổi Crưlov

Tóm lại, trong 15 năm đầu thế kỷ XIX ở Nga tồn tại hai khuynh hướng văn học đấu tranh lẫn nhau Ðó là chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển Kết quả của cuộc đấu tranh này là sự thắng thế của chủ nghĩa tình cảm Nhưng rồi chủ nghĩa tình cảm cũng không tồn tại lâu dài do hoàn cảnh xã hội thay đổi liên tục Lúc này chủ nghĩa lãng mạn dần dần định hình với sự xuất hiện của hai nhà văn tiêu biểu Giucôpski và Bachiuscov Bên cạnh đó , chúng ta cũng phải kể đến sự phát triển song song của dòng văn học châm biếm với đại biểu tiêu biểu Crưlov Ðây là dòng văn học chuẩn bị trực tiếp cho chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX

1.1.1.2 Cuối thế kỉ XIX

Hoàn cảnh đàn áp văn hóa của xã hội nước Nga dưới thời Nga Hoàng Nikolai I

là một nơi lý tưởng để du nhập và truyền bá các tư tưởng triết học của Tây phương Các nhà trí thức người Nga vào thập niên 1830 đã quan tâm tới các học thuyết của Schelling và Hegel với sự nhấn mạnh về đời sống thực của tâm hồn hơn là tinh thần lãng mạn của các thập niên trước Các nhà trí thức Nga của thời kỳ này đã thất vọng vì nhận rõ rằng nước Nga quá lạc hậu so với các quốc gia Tây phương, ngay cả về phương diện văn hóa Đối với vấn đề này, có hai phe: một phe theo văn minh Tây phương và một phe theo văn minh Slav

Trước thế giới bên ngoài phát triển, một số người Nga tự hào về văn minh Slav,

Trang 17

cho rằng nền văn minh Tây phương là thứ suy đồi đạo đức, thiếu đi bản chất dân tộc Nga trong khi đó, một số nhà trí thức khác lại tìm cách áp dụng thứ văn hóa Tây phương mà họ cho là tiến bộ hơn, đồng thời đóng góp bằng những đặc tính địa phương Trong các năm cuối thập niên 1830 và đầu thập niên 1840, đã diễn ra các tranh luận về hai nền văn hóa kể trên và đề tài này còn tiếp tục trong suốt cuộc đời của Đại Văn Hào Fedor Dostoevski

Trước cuộc tranh luận về hai nền văn minh, nhà phê bình Vissarion Belinski đã đứng về phe cải cách theo Tây phương Chính Belinsky là người đã ca tụng cuốn tiểu

thuyết Đám Kẻ Nghèo của Dostoievski bởi vì tác phẩm này đã trình bày xã hội Nga

một cách trung thực và trong một bức thư, Belinsky đã gọi Gogol là một kẻ phản bội đối với phong trào cải cách Dostoievski đã đọc bức thư tố cáo này trong một buổi họp của nhóm khuynh tả và hành động này đã là một trong các lý do khiến cho Đại Văn Hào bị bắt vào năm 1849

Thực ra, nhà văn Dostoievski bị bắt là do ông tham gia vào nhóm xã hội Petrashevski, một nhóm trí thức Nga của thập niên 1840 Vào giai đoạn này, chủ nghĩa

lý tưởng của Đức vẫn còn, thêm vào là chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp do công trình của Fourier và Saint Simon Nhóm Petrashevski đã nghiên cứu chủ nghĩa xã hội này, phân phát các truyền đơn trong dân chúng Nga Sau cuộc nổi dậy năm 1848 tại Tây Âu với hai người Nga tham gia là Herzen và Bakunin Nga Hoàng Nikolai I phòng ngừa, không cho thứ đó xảy ra tại nước Nga nên đã hành động đàn áp phủ đầu Các nhân viên trong nhóm Petrashevski bị lùng bắt, bị giam trong hầm của lâu đài

Peter và Paul rồi vào năm 1849, Dostoievski bị đưa đi lưu đầy tại Sibir

Khi được thả ra từ miền Sibir và trở về sống tại thành phố St Petersburg, Dostoievski đã đổi chiều tư tưởng về hướng bảo thủ và đại văn hào đã viết ra tác phẩm

Nhật kí dưới hầm để trả lời lại cuốn tiểu thuyết Phải Làm Gì? của Sernusevski, đề cập

tới lớp người mới, đó là những nhà chủ trương hư vô

Khi Fedor Dostoievski viết tác phẩm Tội ác và hình phạt, phong trào tư tưởng

hư vô dịu bớt, đi vào bóng tối và trở thành phong trào khủng bố Đại Văn Hào Dostoevski đã mô tả những người hư vô này một cách chua chát trong các tác phẩm

Thằng ngốc và Lũ người Quỷ ám Tới thập niên 1870, Dostoievski bộc lộ rõ chủ trường thuần văn hóa Slav Rồi vào năm 1881, sau khi đại tác phẩm Anh Em Nhà

Trang 18

Karamazov được xuất bản và sau khi Dostoievski đã qua đời, các người khủng bố

thuộc cánh tả đã ám sát Sa Hoàng Alexander II và nước Nga bị đưa dần về cuộc Cách Mạng Cộng Sản

Trở lại năm 1825, có một số tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa hiện

thực Nga tác phẩm đầu tiên phải kể đến là tiểu thuyết thơ Evgeni Oneghin Ngoài ra,

với hiện thực trong giai cấp thống trị, Puskin đã miêu tả chân thực, điển hình lớp thanh niên quý tộc trước cách mạng tháng Chạp Những nhân vật trong tác phẩm không còn

là những nhân vật tượng trưng, ước lệ mà trở thành những nhân vật vừa điển hình vừa

sinh động, cụ thể Cũng trong năm 1825 Puskin viết vở kịch lịch sử Borix Godunov Cuối năm 1825 ông viết truyện thơ Bá tước Nulin Tập thơ trữ tình của Puskin cũng

được in vào cuối năm 1825

Bằng những tác phẩm trên, Puskin đã mở ra con đường mới cho văn học Nga Chủ nghĩa hiện thực từ đây được hình thành và các nhà văn đã lấy thực tại cuộc sống thời đại làm đối tượng khám phá, sáng tạo Từ đây, chủ nghĩa hiện thực trở thành một phương pháp sáng tác, kết thúc quá trình hình thành, mở đầu cho quá trình phát triển rực rỡ về sau

Cùng với Puskin, Gogol, Lermontov và Bêlinski đã đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa hiện thực cả hai phương diện lý luận, phê bình và sáng tác

Lermontov (1814 - 1841) vừa là nhà thơ lãng mạn vừa là nhà văn hiện thực

Năm 1840 cuốn tiêủ thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta của Lecmôntôp ra đời đánh

dấu một thắng lợi mới của chủ nghĩa hiện thực Trong tác phẩm, nhà văn đã phát triển khuynh hướng tâm lý, đi sâu vào nội tâm nhân vật, chuẩn bị cho những nghệ sĩ tâm lý bậc thầy sau này như: Dostoievski, Tonstoi, Chekhov

Gogol (1809-1852) là người khẳng định sự thắng lợi dứt khoát của chủ nghĩa

hiện thực Nga qua tác phẩm Những linh hồn chết (1842) Trong tác phẩm này chúng ta

bắt gặp hàng loạt những nạn dân của chế độ nông nô, những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội, nhũng mảnh đời bất hạnh triền miên; những kẻ thù của nhân dân, những tính cách ích kỷ, thấp hèn,nhỏ mọn của bọn địa chủ qúy tộc

Thành tựu văn xuôi của Gogol có ý nghĩa rất lớn, Gogol đã tập hợp xung quanh mình rất nhiều nhà văn trẻ như Gercen, Dostoievski, Turgenev, Gonsarov Chính họ đã tạo nên trường phái Gogol trong những năm 40 của thế kỉ XIX Những tác phẩm của

Trang 19

họ như Những người cùng khổ (1846), Bút ký người đi săn (1847), Ai có tội? 1847), Oblomov (1849-1859) đã khẳng định sự thắng lợi toàn diện của chủ nghĩa hiện

(1846-thực

Trên mặt trận lí lụân, phê bình, Bêlinsky (1811-1848) là người chủ xướng, người giương cao ngọn cờ lí luận, phê bình chống lại những kẻ thù của chủ nghĩa hiện thực Những bài viết của ông có tính cách phát hiện những tài năng văn học mới, những bước phát triển mới của văn học Nga

Tóm lại, đến nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực Nga đã có đầy đủ thực tiễn sáng tác và cơ sở lí luận để phát triển vững chắc và liên tục Từ đây, dòng văn học hiện thực trở thành dòng văn học chủ yếu và bắt đầu đạt được những thành tựu rực rỡ Văn học Nga từ đây thực sự hướng về đời sống nhân dân và phong trào cách mạng đang ngày càng phát triển sâu rộng

1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn F M Dostoievski

Fedor Mikhailovich Dostoievski sinh năm 1821 trong một bệnh viện tình thương tại Moskva vì cha ông từng là bác sĩ quân y lúc đó đang phục vụ tại nhà thương này Từ nhỏ, Dostoievski đã phải chứng kiến những người quân nhân nghèo lâm vào cảnh khốn cùng bị đưa vào nhà thương này chữa trị nhưng đều chết hết Trong gia đình ông thương xuyên phải đau lòng vì những mâu thuẫn giữa người mẹ mà ông rất mực yêu thương với người cha độc đoán, gia trưởng

Người dạy cho Dostoievski đọc sách chính là mẹ ông Cuốn sách đầu tiên và cũng là cuốn sách ám ảnh ông suốt đời là Kinh Thánh Cậu bé Fedor không chỉ thuộc lòng những câu chuyện ngụ ngôn về thế giới huyền thoại đã định hình dưới sự sắp đặt của Chúa trong Kinh Cựu ước, mà còn trăn trở trên những trang sách trong Kinh Tân ước với những khổ đau cùng cực thủ thách niềm tin tới hạn của con người Nhìn chung, tuổi thơ của Dostoievski không có nhiều biến động Nhưng ấn tượng từ những

sự kiện tưởng như nhỏ bé của tuổi thơ ấy lại đặc biệt có ý nghĩa đối với cả quãng đời sau này của nhà văn

Năm 1833, đám con trai lớn nhà Dostoievski kết thúc việc học tập ở gia đình Dostoievski cùng Mikhaiin vào học ở trường bán nội trú của thầy giáo dạy tiếng Pháp Suxa Mùa thu năm 1843, anh em Dostoievski tốt nghiệp trường cao đẳng và được bổ

về phục vụ ở Vụ kĩ thuật Peterburg Nhân dịp nhà văn Balzac sang thăm Peterburg vào

Trang 20

tháng 7 năm 1843, Dostoievski dịch tiểu thuyết Eugenie Grandet ra tiếng Nga Quá

trình dịch tác phẩm này đã giúp nhà văn tích lũy được một vốn kinh nghiệm quý báu Cuốn sách của Balzac có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành phong cách Dostoievski trong giai đoạn đầu sáng tác Từ mùa thu năm 1943, Dostoievski chỉ sống bằng bánh

mì và sữa và phải ăn chịu một quán hàng Tình cảnh đó vẫn không ngăn ông đến với những trang viết văn và ý tưởng văn chương sôi sục trong tim

Cuối năm 1844, Dostoievski xin giải ngũ để tập trung cho sáng tác văn chương

Giữa năm 1845, Dostoievski hoàn tất bản thảo tiểu thuyết đầu tay Những người nghèo

và đưa cho người bạn văn đã từng học với ông ở trường Cao đẳng là Dimitri

Grigolovich đọc và góp ý Tối hôm đó, Grigolovich cùng bạn mình chỉ định “lật vài trang bản thảo” rồi đi ngủ nhưng cuối cùng họ lại không dứt ra được khỏi quyển sách

Hai người bạn mang văn bản đó đến cho nhà phê bình nổi tiếng V Belinski và tuyên

bố: “Một Gogol mới đã xuất hiện!” Belinski đọc xong và cho mới ngay Dostoievski đến và tuyên bố với nhà văn trẻ: “Chính anh có hiểu là anh đã viết nên một tác phẩm thế nào không? Bằng cảm nhận trực tiếp, như một nghệ sĩ, anh đã có thể viết ra một tác phẩm như thế, nhưng anh có ý thức được toàn bộ sự khủng khiếp mà anh đã chỉ ra cho chúng tôi không? Không thể nào, anh, với hai mươi tuổi đầu, đã có thể hiểu biết được điều đó Là một nghệ sĩ, anh đã thực sự mở rộng cánh cửa và ban cho tài năng, anh hãy biết quý trọng tài năng đó và trung thành với nó, anh sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại!” [5; tr.85] Dostoievski ghi nhớ giây phút chính thức bước vào làng văn ấy như “giây phút kì diệu nhất” của cuộc đời mình

Dostoievski viết tiếp những tác phẩm mà hình tượng chủ yếu là con người nhỏ

bé có ý thức, nhưng sau thành công của Những người nghèo (1846) thì tác phẩm Kẻ song trùng (1846) lại làm công chúng thất vọng Phải đến tác phẩm Những đêm trắng

(1848) thì thi pháp nhân vật của ông mới hoàn thiện bước đầu

Vào đầu tháng Chạp năm 1845, Belinski tổ chức ở nhà mình một buổi đọc và

bình luận cuốn tiểu thuyết Kẻ hai mặt, Dostoievski tự đọc ba chương đầu Đây là cuốn

sách góp phần thử thách và khẳng định cá tính của Dostoievski với văn chương Ông lắng nghe và thấu hiểu những tư tưởng cũng như tầm quan trọng của đề tài cuốn sách nhưng bằng một thái độ biết ơn lạnh lùng bởi dù yêu thích những bài viết viết của nhà phê bình này, Dostoievski vẫn nhận thấy sự khác biệt, thậm chí là sự đối lập về quan điểm của nhau Hơn thế nữa, sau này, cả hai người bắt đầu dấy lên những cuộc tranh

Trang 21

luận kịch kiệt về đạo đức Cơ đốc giáo, vấn đề này cho đến cuối đời ông vẫn chưa nguôi

Năm 1949, Dostoievski tham gia vào một hội bí mật gọi là nhóm Petrashevski,

thực ra đây là do một người lạ mặt tên Petrashevski đến tận nhà ông mời tham gia Người này được biết đến như một nhà hoạt động xuất sắc của cuộc vận động giải phóng trong những năm 40, một nhà không tưởng đầy tự tin, người tổ chức nhóm xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Nga và là một nhà diễn thuyết tuyệt vời Cuộc họp trứ danh ngày 15 tháng Tư của những người Petrashevski đã trở thành cái ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử văn học và tư tưởng xã hội Nga Tại cuộc họp đó, Dostoievski đã đọc bức thư của Belinski gửi cho Gogol – một tác phẩm đang bị cấm Ngay ngày hôm ấy, bá tước Nicollai I đã ký lệnh bắt khẩn cấp ba mươi tư người trong nhóm Petrashevski và ông bị nhốt trong pháo đài Petropavlopco Ngày 22 tháng 12 năm 1849, ông cùng những người trong hội bị mang ra pháp trường xử bắn Khi đạn đã lên nòng, bất ngờ

có một lệnh ân xá từ đức Hoàng thượng giảm nhẹ tội chết xuống còn mức án lưu đày Tối hôm đó, ngập chìm trong niềm vui khôn tả như được tái sinh, ông viết bức thư cho người anh trai thân yêu Mikhaiin với biết bao niềm biết ơn cuộc sống và hứa sẽ sống thật mạnh mẽ dù con đường khổ sai vẫn hiện lên đằng đẵng trước mắt

Chuyến lưu đày bắt đầu, những cỗ xe ngựa kéo ông đi trên những tuyến đường mênh mông tuyết trắng từ sông Nêva cho đến miền Tây Sibir, chạy qua núi Uran buồn

xa xăm Trong những tháng ngày lưu đày ở Sibir khắc nghiệt, ông có cơ hội được gần gũi với những người tù khổ sai như ông để thấy được tình yêu thương và ý chí mà họ truyền cho mình trong những năm tháng khổ cực của cuộc đời Ông cho rằng đó chính

là tinh thần cội nguồn đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân

Năm 1859, Dostoievski trở lại Peterburg tiếp tục sáng tác Sau những năm

tháng khủng khiếp của cuộc đời, ông viết Giấc mơ của ông bác với Làng Stepanchikovo mang sắc thái hài hước nhưng không thành công Năm 1860, Dostoievski đồng thời sáng tác tiểu thuyết nhiều kì Những kẻ tủi nhục và tác phẩm Bút

kí từ ngôi nhà chết

Tháng 11 năm 1863, Dostoievski đã gửi một lá đơn tới Bộ trưởng Bộ nội vụ

Valuev xin được xuất bản tờ tạp chí Sự thật để bồi thường cho những người cộng tác viên của tờ báo Thời gian bị đóng cửa tháng trước Lá đơn được ưng thuận với cái tên

Trang 22

được đặt cho khác đi: tạp chí Thời đại Thế nhưng số mệnh của tờ tạp chí này cũng

ngắn ngủi như những mối tình tiếp theo sau đó của ông vậy

Năm 1864, người vợ đầu của nhà văn là bà Maria Dmitrieva qua đời Sau đó, nhà văn trải qua nhiều cuộc tình khác nhưng không thành do nhiều nguyên nhân Tất

cả những mối tình không trọn vẹn đó làm cho Dostoievski mệt mỏi và thất vọng Thời gian này ông còn phải đón nhận một nỗi đau không gì chữa lành, đó là người anh trai thân yêu Mikhain Mikhailovich đột ngột qua đời, ông đã lao vào làm việc để lấp đầy khoảng trống khủng hoảng trong tâm hồn mình bấy giờ, ông phải vay nợ khắp nơi vì

toàn bộ vốn liếng để xuất bản tờ tạp chí Thời đại đã hết sạch Cuối cùng tờ Thời đại

cũng phá sản, nhà văn buộc quay lại với nghiệp chính của mình với những món nợ còn đeo bám Cũng trong thời gian này, Dostoievski dự định viết một cuốn tiểu thuyết

Những kẻ nghiện ngập nói về bi kịch của gia đình một công chức nhỏ nghiện rượu và trình bày ý tưởng ấy với ông chủ bút tạp chí Kí sự Tổ quốc lúc đó là A Kraievski để

xin ứng trước tiền Ông này từ chối Dostoievski buộc phải kí hợp đồng với Stellovski, một tay môi giới xuất bản, thỏa thuận sẽ viết cho hắn một cuốn tiểu thuyết với số tiền ứng trước là 3000 rúp, hạn nộp cuối cùng là ngày 1 tháng 11 tháng 1866, nếu không thì tất cả những gì Dostoievski viết ra sẽ thuộc quyền sở hữu và xuất bản của Stellovski mà nhà văn không được trả một đồng nào

Với khoản tiền 3000 rúp có được, Dostoievski trả được hết nợ vào cuối tháng Bảy năm 1865, với 175 rúp còn lại bỏ ra nước ngoài để trốn tránh chủ nợ Chính trong giữa những ngày tháng Tám đó, trong hoàn cảnh hết sức tối tăm ở khách sạn mà người

ta giam ông vì không có tiền trả tiền phòng, Dostoievski tạm dừng tiểu thuyết Những

kẻ nghiện ngập để khởi thảo một truyện vừa Về đến Peterburg, cuối tháng 11 năm

1865 Dostoievski thấy ý tưởng tác phẩm mà ông viết vượt qua khỏi tư tưởng của một truyện vừa Ông quyết định hy sinh những gì đã viết để làm lại từ đầu: Kết hợp ý

tưởng của Những kẻ nghiện ngập với khảo sát tâm lí một tội ác để xây dựng thành một tiểu thuyết lớn – Tội ác và hình phạt Tháng giêng năm 1866, phần đầu của tiểu thuyết Tội ác và hình phạt được đăng trên tạp chí Người đưa tin nước Nga

Trong suốt mùa hè năm ấy, Dostoievski đã chuyển tới thành phố Liublin để sống và sáng tác Ông dọn đến ngôi biệt thự có không khí trong lành, yên tĩnh để tập

trung hoàn thành và đăng dần các chương tiếp theo của Tội ác và hình phạt để giao cho nhà xuất bản Người ở tạp chí Người đưa tin nước Nga cắt xén tác phẩm đến độ

Trang 23

chính Dostoievski cũng không nhận ra đó là tác phẩm của mình Ông thường phải lên

Moskva để thảo luận với tên chủ bút Katkov về tình hình in ấn Tội ác và hình phạt

Dostoievski đã tranh luận hết lời nhưng hai tên chủ nhà xuất bản là Katkov và Liubimov vẫn sửa lại bản thảo một cách tàn nhẫn, điều này đã để lại một nhát dao trong lòng nhà văn và làm giảm đi giá trị đích thực của một tác phẩm vĩ đại

Cuối tháng 9 năm 1866, Dostoievski rời Moskva trở về Peterburg, ông chỉ còn

gần 3 tháng để hoàn thành Tội ác và hình phạt và để hoàn thành bản hợp đồng nghiệt

ngã với tên Stellovski mà thôi Bạn bè xung quanh giới thiệu cho ông một cô gái ghi tốc kí tên Anna Grigorevna Tốc độ làm việc của nhà văn được cải thiện đáng kể, nhờ

đó, mối đe dọa của bản hợp đồng kia đã qua đi phần nào Nhà văn đã cùng cô gái trải qua những ngày khó khăn của cuộc sống, cô gái cho nhà văn những lời khuyên chân thành và làm vơi nỗi cô đơn thống khổ trước đây ông không biết sẻ chia cùng ai

Tháng 11 năm đó, khi bản thảo của của Con bạc đã tạm xong và tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt cũng đi dần đến hồi kết (thật ra là có thêm phần vĩ thanh) thì nhà văn đã

mạnh dạn thổ lộ tình yêu của mình với cô Anna Grigorevna đã đồng ý và nguyện cùng nhà văn làm đôi bạn đời chung thủy, sắt son mãi mãi Đám cưới của họ được tổ chức trong một xóm nhỏ, tại một ngôi nhà thờ nghèo ở tận vùng Cudonevski xa xôi nhưng

tràn đầy nghĩa tình Tháng 12 năm 1866, Tội ác và hình phạt đã hoàn thành trọn vẹn

trong niềm vui của Dostoievski cùng những gánh nặng trên vai về khoản nợ của tờ tạp chí và gia đình cũ của ông

Đám cưới chưa xong bao lâu thì bệnh tình của Dostoievski trở nên nặng hơn, ông thường bị chứng động kinh và làm người vợ mới cưới Anna vô cùng khổ tâm và vất vả Hai vợ chồng định ra nước ngoài du lịch nhưng cũng là để trốn nợ Sau này, bà

Anna kể lại: “Chúng tôi định ra nước ngoài độ ba tháng nhưng đã trở về sau bốn năm” Đầu tiên, gia đình nhỏ của Dostoievski đến Drezden – một thành phố yên tĩnh

với những khu vườn xanh mướt Cùng thời gian này Dostoievski nảy nở ý nghĩ về

cuốn tiểu thuyết Thằng ngốc Tháng 1 năm 1868, chương đầu của tiểu thuyết được đăng trên các số của tạp chí Người đưa tin nước Nga

Đến Baden – một thành phố tân kì với nhiều sòng bạc Tại đây, ông gặp lại nhà văn Turghenev và có cuộc tranh luận nảy lửa với nhà văn kia về quan điểm đối với nước Nga, Châu Âu trong cuộc chiến tranh thế giới Trận tranh luận này đã làm hai

người tránh mặt nhau do bất đồng ý kiến Đến khi tiểu thuyết Khói của Turghenev xuất

Trang 24

bản thì Dostoievski không ngần ngại phê bình gay gắt cuốn tiểu thuyết này, cho rằng

nó mang “thái độ Tây Âu cực đoan”, quá xa vời với hiện thực xã hội Nga Điều này lại

như giọt nước tràn ly làm hai người tuyệt giao trong một thời gian dài và mãi đến năm

1880 trong lễ tưởng niệm Puskin, hai nhà văn mới làm lành Những ngày tiếp theo là chuỗi ngày Dostoievski sa lầy vào cờ bạc, những đồng tiền mà hai vợ chồng ông dành dụm được điều bị ông mang đi và thua sạch ở sòng bạc Đến cuối cùng, bà Anna đành bán hết số của hồi môn để có tiền cho ông chơi bài và cầm hết số nữ trang ngày trước ông đã tặng cho, nhờ số tiền ít ỏi gia đình bà gửi cho, cả hai vợ chồng đã cùng rời bỏ thành phố đáng nguyền rủa ấy đi Gienève

Đến Gienève, cuộc chiến tranh Áo – Phổ đã làm dấy lên không khí chính trị cho

cả châu Âu Khi dời đến đây, một nhà tư tưởng như Dostoievski cũng không thể không

bị kéo vào thế giới đang sôi sục căng thẳng đó, hơn nữa thành phố Gienève bấy giờ là trung tâm của thế giới lưu vong chính trị châu Âu nói chung và của Nga nói riêng, cho nên nhà văn có điều kiện để tìm hiểu những hoạt động của các nhà chính trị lưu vong

ấy tại đây Từ giữa những năm 60, Dostoievski thường đến thăm Gerxen – nhà văn, nhà cách mạng, nhà triết học lỗi lạc người Nga, mùa hè năm 1867 Pie Leru – người chiến sĩ lão thành của chủ nghĩa xã hội cũng đến Gienève, đồng thời, các nhà triết học nổi tiếng khác như P Ogariov, N.I Utin cũng có mặt ở đó Dostoievski đã nhiều lần đến gặp và nói chuyện với Mikhail Aleksanđrovitch Bacunin – nhà triết học, hoạt động cách mạng theo chủ nghĩa vô thần Điều đáng nói nhất là Dostoievski đã cùng tham gia vào hội nghị chính trị ngầm có quy mô lớn chưa từng thấy gồm rất nhiều nhà hoạt động nổi tiếng nhân danh các quốc gia trên toàn châu Âu hiện đại và của phong trào cách mạng những năm 60 Đầu tháng Ba năm đó, con gái nhỏ Sonia của Dostoievski qua đời khi chỉ mới 3 tuổi hơn

Khoảng năm 1868 thì cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình của Lev Tonstoi

ra đời được độc giả và các nhà phê bình ngợi ca nhiệt liệt Quyển tiểu thuyết vĩ đại đó

đã tạo cảm hứng cho Dostoievski thử nghiệm thể loại trường ca Trong những bức thư gửi cho nhà văn Maikov, Dostoievski đã trình bày ý tưởng về một cuốn tiểu thuyết lớn

Chủ nghĩa vô thần Để viết nên loại tiểu thuyết này, nhà văn phải chuẩn bị rất nhiều về

mặt tư tưởng, chính trị, tôn giáo để cuối cùng phác thảo nên cuốn tiểu thuyết cuối

cùng của đời mình: Anh em nhà Karamazov Tuy nhiên, trước đó, toàn bộ ý định của ông là sáng tạo nên bộ tiểu thuyết sử thi gồm 5 quyển có tên là Đời của một kẻ tội đồ

Trang 25

vĩ đại có thể tóm tắt sơ lượt như sau:

1 Tập truyện đầu tiên: kể về thời thơ ấu của nhân vật

2 Tập truyện thứ hai: nhân vật được gửi về tu viện để sống và học tập, tiếp thu tư tưởng tốt đẹp từ vị tu sĩ có tên là Tikol Dadolxi

3 Tập truyện thứ ba: tuổi trẻ của nhân vật với sự đối lập kì lạ trong một con người: anh ta lập nhiều chiến công và cũng tàn ác với không biết bao nhiêu người Đây là tập truyện thể hiện rõ nhất tội ác của người này

4 Tập truyện thứ tư: sự khủng hoảng sâu sắc trong tư tưởng và hành động nhân vật

5 Tập truyện thứ năm: sự tái sinh hoàn toàn từ một con người tội lỗi sang một con người mới biết sống vì những người xung quanh

Dù cuối đời Dostoievski vẫn chưa thực hiện được bộ tiểu thuyết này nhưng

từng phần của nó đều được phát triển thành 3 tiểu thuyết lừng danh là: Lũ người quỷ

ám, Chàng thiếu niên và Anh em nhà Karamazov Trong đó, Anh em nhà Karamazov

là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông, nó hội tụ tất cả những ý tưởng chủ đạo mà nhà văn ấp ủ suốt đời và đã giãi bày phần lớn chủ đề của cả bộ tiểu thuyết, đây là sự kết tinh kinh nghiệm sóng gió đầy đau khổ của nhà văn và vô vàn quan sát trong thực tế, tay nghề điêu luyện sau bốn mươi năm lao động văn học Hình dung được bề dày của siêu phẩm này, Dostoievski phải cùng vợ con quay về nước Nga để lấy tư liệu từ chính hiện thực của xã hội Nga những năm 70 và tìm kiếm chân lí từ

nước Nga hiện đại Trước khi thu xếp về nước, các bản thảo của Lũ người quỷ ám, Người chồng vĩnh cửu, Thằng ngốc suýt bị đốt mất do mật thám Nga, bà Anna

Grigorevna cố gắng lắm mới giữ được quyển sổ ghi chép này và chuyển cho mẹ mình

để mang về nước hộ Vào tháng 7 năm 1871, gia đình Dostoievski về đến nước Nga, kết thúc gần 4 năm phiêu bạt ở châu Âu Nhà văn trở về nước trong lúc bối cảnh xã hội Nga đang rơi vào thời kì hết sức phức tạp: sau cuộc cải cách nông thôn năm 1861, nông thôn tan rã, nông dân phá sản, bần cùng hoá, kéo ra thành thị để trở thành người làm thuê cho các chủ xưởng máy bóc lột tàn nhẫn; do ảnh hưởng từ chiến tranh Pháp – Phổ, nhà văn đã phải lánh sang Đức suốt thời gian đó, lúc nào cũng sống trong không khí đầy mùi thuốc súng và lo sợ những cuộc đụng độ sẽ thình lình xảy đến

Trang 26

Về đến Moskva, Dostoievski không chút nản lòng, ông quyết tâm viết ngay

cuốn tiểu thuyết thứ nhất trong bộ Đời của một kẻ tội đồ vĩ đại với nhân vật chính là

Stavroghin Nhà văn đã phải thường xuyên đến các tòa án để nhìn những phạm nhân đối đáp thế nào, rồi đọc báo chí có phản ánh các vụ giết người, thậm chí là đến tận hiện trường xảy ra vụ án để nghiên cứu địa hình nơi xảy ra án mạng, tất cả nhửng chi tiết đó được ông thu thập như tư liệu chuẩn bị cho một tiểu thuyết có yếu tố mưu sát có một không hai Khi Dostoievski bắt tay vào viết nên cuốn tiểu thuyết thứ hai thì lại gặp

rắc rối với bên nhà xuất bản, vì chương Lũ người quỷ ám sâu sắc và ám ảnh đến mức

họ không cho in ra, nhà văn đã cố thuyết phục rằng tội ác của Stavroghin là do tưởng tượng chứ không phải là thật, dù thế tên chủ bút Katkov vẫn không chịu, Dostoievski

dành bỏ đi chương Ở nhà Tikol – tức là chương hay nhất về Lời tự thú của Stavroghin

mà về sau chỉ tồn tại như một phụ lục của tác phẩm

Ngày 8 tháng 7 năm 1871, nhà văn về đến Peterburg, mười năm cuối đời vẫn là

10 năm gian khổ của nhà văn nhưng với tình yêu cuộc sống bao la, ông vẫn quyết tâm

hoàn thành nốt phần còn lại của bộ tiểu thuyết Khoản tiền nhuận bút của cuốn Lũ người quỷ ám không đủ để nhà văn trả hết nợ nần, cuộc sống cùng cực, ông xin vào

làm biên tập cho tạp chí Người công dân, ở tạp chí này, nhà văn khéo léo đưa vào các

tác phẩm chính luận của mình như: Bobok, Cô gái nhu mì, Giấc mơ của kẻ nực cười

hầu hết đều là những kiệt tác nhỏ của nhà văn Ông có gắn lồng những tác phẩm đó và

mục Nhật kí nhà văn do ông lập ra trên tờ báo và khi đủ sức khẳng định vai trò của nó thì ông tách ra và cho phát hành riêng Số cuối cùng của Nhật kí nhà văn được xuất

bản năm 1881 sau khi nhà văn qua đời Không ít lần ông và tờ tạp chí bị bộ Nội vụ kết

án vì “luận điểm có tính chất kích động sự thù địch chống lại một trong những phần dân cư của Tổ quốc” bởi những bài viết – thực ra là những truyện ngắn đầy tính chính luận của ông Không lâu sau, tờ tạp chí Người công dân làm ông chán ngán đến không

chịu nổi, do sơ suất đăng một bài viết có nội dung chỉ trích Nga Hoàng nên ông bị bắt giam 2 ngày Cuối năm 1873, ông xin phép nghỉ việc, không hợp tác với tờ tạp chí này nữa

Dostoievski thuê được một ngôi nhà nghỉ ở thị trấn Staraia Russa gần thành phố Novgorod Cuộc sống có phần dễ chịu hơn nhưng những món nợ cũ vẫn chưa dứt, ông

bị chủ nợ đòi ráo riết từng ngày, nhờ vào sự khôn ngoan, quả quyết và tiết kiệm hết mức của bà Anna, toàn bộ số tiền đã được trả đầy đủ nhưng chỉ một năm sau đó là

Trang 27

Dostoievski qua đời Nhà văn tiếp tục phác thảo cuốn truyện tiếp theo là Chàng thiếu niên, truyện có kết thúc tươi sáng hơn gần giống như Những người khốn khổ của Victor Hugo Đầu năm 1875, tiểu thuyết Chàng thiếu niên được đăng tải trên tạp chí

Kí sự tổ quốc Tháng 5 năm 1875, bệnh phổi của Dostoievski trở nặng, ông đã phải cố quên nó đi để tiếp tục sống và sáng tác Mấy tháng sau, đứa con trai Aliosha của nhà văn cũng vừa chào đời, Dostoievski đã là cha của 3 đứa bé

Nói về những truyện ngắn bi kịch của Dostoievski có thể khởi đầu là Chàng thiếu niên, rồi đến Cô gái nhu mì và Giấc mơ của kẻ nực cười tuy phần lớn những

truyện ngắn trên đều kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính nhưng nó được đánh giá là xuất sắc, góp phần không nhỏ vào thành công trong sự nghiệp của Dostoievski bởi nó truyền tải đến người đọc những sự kiện bất thường mà có thật trong xã hội, gợi lên biết bao tấn bi kịch dẫn đến xung đột và chiều sâu vô tận trong tâm hồn con người

Trong Cô gái nhu mì là cảm hứng từ vụ tự tử của một cô gái khi cô ôm bức tranh

Thánh mẫu – kỉ vật của cha mẹ để lại nhảy từ tầng sáu của một ngôi nhà xuống mà chết năm 1876, cái chết này đã để lại trong nhà văn niềm đau đáu lớn lao, ông quyết tâm xây dựng hình tượng nhân vật này trong tác phẩm tiếp sau đó Năm 1877, truyện

ngắn Giấc mơ của kẻ nực cười được đăng

Tháng Mười một năm 1877, được tin Nekrasov ốm nặng, Dostoievski thường xuyên qua lại thăm ông Ngày 2 tháng 12 năm 1877, Dostoievski trở thành viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm khoa học Nga Sau khi Nerasok qua đời, Dostoievski đã thức đến sáng để đọc lại gần hết các tác phẩm của ông và quyết định ngưng ra tạp chí

Nhật kí nhà văn một thời gian để tập trung viết Anh em nhà Karamazov

“Đây là một cuốn tiểu thuyết rộng lớn, nhiều bình diện viết về những tính cách Karamazov không thuần nhất bộ phận trong tổng thể Sự sắc sảo kỳ lạ của các tính cách, tính bi kịch căn thẳng của dục vọng, thói xấu và sự hào hứng, tính biện chứng được trau chuốt kỹ càng của các cuộc trò chuyện và tranh luận và cuối cùng là sự phê phán thần học thiên tài trong bàn trường ca về Tòa án giáo hội – tất cả những cái đó

đã lấn át bản chất chính trị của cuốn tiểu thuyết Trong khi đó thì kiệt tác về miêu tả tâm lí xã hội này lại chứa đầy thế giới quan thần bí và phản động của tác giả khi ông miêu tả nước Nga trẻ trong những năm 60 giống như một sự thay đổi, sụp đổ và hỗn loạn.” [5; tr.672 - 673]

Trang 28

Anh em nhà Karamazov với nguồn tư liệu rất phong phú về kí sự gia đình được

đề ra trong dàn ý rất đơn giản và rõ ràng, bao gồm 3 phần lớn:

1 Sự tranh giành tình ái giữa người cha và người con cả Đmitri, dẫn họ đến sự thù địch chí tử

2 Vụ thảm sát bí mật bố già Karamazov

3 Tòa án xử lầm, kết tội Michenca phải đi tù khổ sai nhiều năm vì tội giết cha

Cơ sở để xây dựng cốt truyện Anh em nhà Karamazov là câu chuyện một người

bạn tù trước đây của Dostoievski ở Sibir Anh này phạm tội giết cha và bị kết án 20

năm tù khổ sai Câu chuyện này đã được Dostoievski nhắc đến trong Bút kí từ ngôi nhà chết Vào cuối những năm 1870 Dostoievski kết hợp câu chuyện ấy với suy ngẫm

của ông về những vụ ám sát, những vụ hành hình, những vụ án lăng nhục trẻ thơ, với

những vấn đề được đặt ra trong ý đồ tiểu thuyết Vô thần và Đời của một kẻ tội đồ vĩ đại để nâng nó lân một tầm cao tư tưởng mới

Mùa hè năm 1878, tại ngoại ô Staraia Russa, Dostoievski miệt mài sáng tác Anh

em nhà Kararmazov Không lâu sau đó, hai quyển đầu của bộ tiểu thuyết đã hoàn thành Đầu năm 1879, tiểu thuyết bắt đầu được đăng tải trên tạp chí Người đưa tin nước Nga Đến số tháng 11 năm 1880 của tạp chí, Anh em nhà Karamazov đã được đăng trọn vẹn Anh em nhà Karamazov là lời di huấn tổng kết toàn bộ sự nghiệp văn

chương và cuộc đời của Dostoievski Các nhân vật chính, ngoài ông già trụy lạc Fedor Karamazov mang bóng dáng chính người cha đẻ của Dostoievski, còn lại Dmitri, Ivan được xem là người nỗi loạn theo chủ nghĩa vô thần và Aliosha là tượng trưng cho tình yêu thương của Chúa Kito Hệ thống nhân vật này dường như là hiện thân cho ba giai

đoạn vận động tinh thần của nhà văn Tuy nhiên, các nhân vật trong Anh em nhà Karamazov còn lại là hiện thân cho con đường khởi nguồn chung từ một cội rễ, chung

một bi kịch của một gia đình ngẫu nhiên, một xã hội phân rã khủng khiếp, và cả ba anh

em đều tạo nên một tội lỗi tày trời và họ phải nhận trách nhiệm về vụ giết người của thằng con ngoài giá thú Smerdiakov

Tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov cùng với Tội ác và hình phạt, Thằng ngốc,

Lũ người quỷ ám, Chàng thiếu niên được coi là ngũ kinh của Dostoievski và được xếp

vào hàng những tác phẩm kinh điển của văn học thế giới

Trang 29

Tháng 6 năm 1880, trong buổi lễ khai mạc tượng đài Puskin ở Moskva,

Dostoievski đọc Diễn từ về Puskin Bài diễn từ này đã gây xúc động hàng triệu trái tim

Nga, khiến cho các độc giả khác từ chối không nói nữa Đây không chỉ là tiếng nói biết ơn sâu sắc của nhà văn về một con người vĩ đại mở đầu cho văn học Nga mà còn

là lời tuyên bố dõng dạc về sự mệnh chân chính của nhà văn đối với dân tộc và nhân loại

Từ tháng 8 năm 1879, Dostoievski viết thư gửi bác sĩ Ohmxco với ngụ ý rằng bệnh tình của ông đã trở nặng do phổi của ông không thể chịu được bệnh giãn mạch máu Trong những ngày cuối đời ông vẫn đọc những bài thơ của Ongakov và chấp nhận cái chết như một niềm hy vọng Sáng ngày 28 tháng 1 năm 1881 nhà văn gọi vợ

đến bên giường và nói: “Đã ba giờ anh không ngủ được và cứ trăn trở, và chỉ bây giờ anh mới ý thức được rõ ràng hôm nay anh sẽ chết”, “Em thấy đấy – đừng do dự – nghĩa là, anh sẽ chết Ania, em hãy nhớ là anh luôn yêu em tha thiết và chưa bao giờ thay lòng đổi dạ với em” Ngày hôm đó, khoảng 8 giờ 38 phút tối, nhà văn trút hơi thở

cuối cùng

Ngày 31 tháng 1 năm 1881, hơn ba mươi nghìn người dân Peterburg đưa tiễn nhà văn đến nơi an nghỉ cuối cùng Cuộc đời gian truân và di sản mà Dostoievski để lại phản ánh tinh thần của thế kỉ XIX đầy biến động, thế kỉ chuẩn bị cho sự bùng nổ vĩ đại sẽ tới trong thế kỉ XX

1.3 Tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

1.3.1 Qúa trình hình thành tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

Từ khi còn ở nơi đày ải tại Sibir, Dostoievski đã nung nấu ý đồ viết một cuốn

tiểu thuyết sám hối Những mầm mống của cuốn Tội ác và trừng phạt xuất hiện từ đầu

những năm 50, nhà văn ấp ủ hình tượng chính của cuốn tiểu thuyết gần mười lăm năm

Ông từng đọc các trường ca của Puskin, đặc biệt là cuốn Đoàn người Digan, hành

động giết người của nhân vật Aleco đã để lại cho ông ý niệm về nguồn gốc của tội ác

và của nỗi cô đơn của Raskolnikov Cuốn sách Đoàn người Digan là một bản trường

ca về lòng khát khao tự do giữa xiềng xích giam cầm, chính bản thân con người trong trận chiến chống lại công lí, sùng bái cá nhân, gạt bỏ mọi tình yêu thương và hy sinh của người khác dành cho mình và tính kiêu hãnh cố thủ đã sinh ra chủ nghĩa tàn ác trong con người, điều này đã ảnh hưởng đến việc suy tính xây dựng nên nhân vật

Trang 30

Raskolnikov của Dostoievski

Thời kì đi đày, nhà văn có cơ hội sống giữa những người tù ấy, chính nghị lực sống mạnh mẽ và thế giới nội tâm cao quý của họ đã làm ông phải ngạc nhiên Ông nhận ra tội ác không xuất phát từ hành động đơn thuần mà xuất phát từ thế giới quan bên trong Và nhận định này đã được ông thể hiện qua đoạn viết sau đây:

“Trong tiểu thuyết, tư tưởng tự cao tự đại và xem khinh xã hội này sẽ được thể hiện trong hình tượng của anh ta Anh ta muốn có quyền nhưng lại không biết cách làm thế nào để có quyền hành đó Phải nhanh chóng có quyền hành và phải trở nên giàu có Thế là anh ta nảy ra ý định giết người.” [5; tr.443] Dự án này là ý đồ chính của cuốn Tội ác và hình phạt

Đồng hành cùng Bút kí dưới hầm là những tư tưởng manh nha hình thành nên Tội ác và hình phạt, mãi đến năm 1864 thì sự phát triển cuốn tiểu thuyết này mới

mạnh mẽ Từ lối sống tách biệt, yếm khí và tự cho mình khả năng phán xét những qui

luật đạo đức, hành xử tùy tiện theo ý muốn của mình đã tạo ra kiểu con người sống dưới hầm Con người ấy lại một lần nữa được phản ánh vào cuốn tiểu thuyết dài hơi

hơn mà nhân vật chính là một anh sinh viên ngành Luật bị đuổi học vì không đóng tiền

học phí và đang còn nợ tiền nhà trọ mấy tháng liền vì thất nghiệp Kết cấu của Tội ác

và hình phạt dự kiến là sẽ rắc rối hơn Bút kí dưới hầm, nó được lồng vào không khí

một vụ giết người và lại gắn kết chuỗi đấu tranh nội tâm ngoan cố và phức tạp của

nhân vật Do đó, Bút kí dưới hầm là cái gốc cơ bản nhất góp phần tạo nên hình dáng

cuốn tiểu thuyết đa thanh sắp đến của Dostoievski

Tuyến nhân vật trong Tội ác và hình phạt phần lớn xuất phát từ những con

người mà Dostoievski gặp trong đời Hình tượng bà Maria Dmitrievna – ngừoi vợ đầu

của nhà văn - đã hóa thân thành nhân vật Carterina Ivanovna Marmeladov trong Tội

ác và hình phạt Bà cũng bị lao phổi và cái chết của bà là một bi kịch không thể nào

phai trong tim ông

Ngày 9 tháng 10 năm 1859, Dostoievski viết thư cho người anh trai của mình

về dự định viết một cuốn sách mới:

“Đến tháng Chạp, em sẽ bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết Chắc anh còn nhớ có lần em đã nói về một cuốn tiểu thuyết dưới hình thức một lời thú tội và em chỉ viết nó sau khi bản thân em đã trải qua mọi thử nghiệm Nhưng bây giờ Em quyết phải viết

Trang 31

ngay tức khắc Em sẽ dồn hết tâm huyết vào cuốn tiểu thuyết này em đã nghĩ đến nó khi em còn nằm trong tù, vào lúc tâm hồn đau buồn nhất và rã rời nhất lời thú tội này dứt khoát khẳng định tên tuổi của em!” [5; tr.442]

Tháng 9 năm 1865, Dostoievski đã viết cho tạp chí Người đưa tin nước Nga nội dung dự kiến viết về Tội ác và hình phạt như sau:

“Đây là một bản khảo sát về mặt tâm lí của tội ác Hành động trong truyện thật hiện đại, xảy ra ngay trong năm nay Một thanh niên bị đuổi khỏi trường đại học, thuộc tần lớp thị dân rât nghèo khổ, do nhẹ dạ, nhận thức không vững vàng, đôi khi có những ý tưởng thật kì quặc, “chưa tiêu hóa”, chơi vơi trong không khí Anh ta quyết định phải thoát ra khỏi tình trạng tồi tệ của mình Thế là anh giết một bà già, là vợ góa của một viên quan tư vấn, chuyên làm nghề cho vay nặng lãi để giúp mẹ anh ta đang sống ở một tỉnh nhỏ và để cứu cô em gái đang làm quản gia cho một tên địa chủ đang tìm cách quyến rũ nàng: điều này sẽ đẩy nàng đến chỗ chết và đồng thời để anh hoàn thành việc học đại học Rồi sau đó anh sẽ ra nước ngoài, sống như một người lương thiện cứng rắn, không ngừng thực hiện nghĩa vụ nhân đạo đối với nhân loại và bằng những cái đó tất nhiên là chuộc được “tội ác của mình” nếu như có thể gọi đó là một hành động tội ác Đó là hành động đối với một mụ già điếc, ngu xuẩn, độc ác, đau

ốm, chính mụ cũng chẳng biết mụ sống trên đời này để làm gì và có thể cũng chỉ mấy tháng nữa mụ cũng lìa đời

Tuy những tội ác như vậy thường khó mà trót lọt được, nghĩa là thường để lộ các chứng cớ, tang vật một cách ngu xuẩn và có những sự tình cờ tố cáo kẻ phạm tội, nhưng anh sinh viên này thì do hoàn cảnh rất ngẫu nhiên đã làm xong tội ác một cách nhanh chóng trôi chảy ” [5; tr.451]

1.3.2 Tóm tắt tiểu thuyết Tội ác và hình phạt

Thành phố Peterburg vào những ngày đầu mùa hạ nóng bức, chàng sinh viên ngành Luật tên Raskolnikov đi đến nhà bà già chủ hiệu cầm đồ Aliona Ivanovna để cầm ít đồ đạc lấy tiền vì cả 3 hôm nay chàng chưa có gì vào bụng và cả tháng trời

chàng không có việc gì để làm Trong đầu chàng thoáng hiện lên cái mưu đồ quái gở

nhưng vẫn kiềm lại chờ thời cơ tốt nhất để thực hiện Chàng chỉ cầm được chiếc đồng

hồ quả quýt được vỏn vẹn một rúp mười lăm cô pếch, trước khi cầm tiền về, chàng chú

ý quan sát một lượt quanh ngôi nhà Raskolnikov sau đó rẽ vào một quán rượu tồi tàn

Trang 32

dành cho dân nghèo, tại đây chàng gặp gã nát rượu Marmeladov, ông kể lại cuộc đời sai lầm vì đắm chìm trong rượu chè của ông Cô con gái lớn xinh đẹp tên Sonia của ông vì hoàn cảnh cùng cực của nhà mình mà phải chấp nhận làm gái điếm Raskolnikov đưa Marmeladov về nhà và chứng kiến cảnh ông bị vợ đánh đập rất tàn nhẫn nhưng vẫn ca hát trong cơn say Hôm sau, Raskolnikov nhận được thư của mẹ do Nastasia giao lại Mẹ chàng kể lại biết bao cay đắng mẹ và em gái Dunia của chàng phải chịu đựng khi ở nhà tên địa chủ Svidrigailov và giờ em gái chàng đã nhận lời lấy tên luật sư Lugin dù biết tên này không hoàn toàn là người tốt Đọc bức thư chất chứa bao nỗi tủi nhục của mẹ và em gái ở quê nhà khiến chàng vô cùng xót xa nhưng đồng thời lại bực tức và trách hành động ngu ngốc đó của họ Chàng phản đối đến cùng cuộc hôn nhân của Dunia và khi họ lên Peterburg thăm chàng, chàng sẽ nói rõ tất cả Suy nghiệm của chàng về mẹ và em: chàng không thể nhận sự hy sinh của họ Chàng

ra đường, đi một quãng thì thấy một cô gái còn rất trẻ đang say ngà ngà vì bị một gã bất lương đe dọa làm hại, chàng đã suýt đánh nhau với gã Được một viên cảnh sát già ngăn lại, chàng đề nghị người cảnh sát đưa cô gái về nhà nhưng lập tức sau đó chàng lại thay đổi ý định khiến người cảnh sát già không tài nào hiểu nổi Chàng đi đến Đảo nhỏ rồi lại tính toán kế hoạch táo bạo sắp tới lần nữa, chàng đi lang thang và người thì nóng hầm hập, mệt mỏi rã rời, chẳng mấy chốc ngủ thiếp đi trong bụi cây bên đường Trong cơn mơ, Raskolnikov nhớ về một chuyện khủng khiếp thuở bé khi chàng cùng

bố chứng kiến cảnh một bọn đi buôn nhẫn tâm hành hạ một con ngựa gầy cho đến chết rất thương tâm Tỉnh dậy trong hoảng loạn, chàng cố gắng nhớ đường quay về Khi đi qua khu chợ Hàng Rơm, chàng tình cờ nghe được câu chuyện về mụ già cầm đồ nọ,

rằng tối nay đúng 7 giờ em gái mụ – Lizaveta Ivanovna - sẽ đi vắng để bàn chuyện làm

ăn nào đó với những người lạ Raskolnicov duyệt lại kế hoạch của mình lần nữa và

thấy cực kì thuận lợi Về lại phòng trọ, chàng ngủ quên đến 6 giờ tối, chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết để đến nhà mụ Aliona Ivanovna Tại đó, sau khi nói vài câu, chàng vung búa bổ đôi sọ bà ta và giết luôn cả bà em gái Lizaveta Ivanovna tình cờ về nhà Đôi sự việc vừa xảy đến trong thời gian ấy nhưng chàng thoát được khỏi dãy phố kia, lách qua được mười mấy người khách đang lên tầng lầu ba nhờ có hai người thợ sơn đuổi nhau ra trước sân phố Chàng trở lại phòng

Sau một đêm mê loạn, trong suốt đêm đó, chàng cố gắng hết sức lực để giấu những của cải một trộm được từ nhà mụ cầm đồ Đến sáng dậy, Nastasia cho chàng

Trang 33

biết rằng chàng đang bị gọi đến Ty cảnh sát Raskolnikov chấp nhận đến, người thư kí tên Zametov cho chàng hay rằng đây chỉ là một sự khiếu nại thường về vấn đề chàng thiếu nợ Nhưng do tranh cãi, một cuộc xô xát đã xảy ra giữa chàng với viên trung úy Thuốc súng Khi nghe thuật lại vụ giết bà già cầm đồ, chàng ngã ra bất tỉnh Hỏi chàng, chàng thú nhận có ra khỏi nhà tối qua vào khoảng giữa 7 giờ và 8 giờ Quay về phòng, Raskolnikov đến nhà vội vã mang tiền và nữ trang trộm được vất hết xuống sông, nhưng sau đó đem giấu dưới một tảng đá Chàng bỗng muốn tìm một ai đó để bên cạnh mình, chỉ có Razumikhin là người bạn thân nhất, sau một lúc do dự, chàng tìm đến nhà cậu ấy Đến nhà bạn, chàng nói năng lộn xộn như một thằng điên rồi quày quả bỏ về Giữa đường, chàng được người ta bố thí cho một đồng tiền nhưng lại quẳng đồng tiền ấy đi Về lại phòng, chàng đi nằm, rồi lại mơ đang nghe ông Thuốc súng nổi cơn tại bậc cầu thang và đang đánh đập bà chủ nhà Nastasia bưng bữa tối lên cho chàng rồi nói rằng do chàng bị máu ứ lại dồn vào gan sinh ra mê sảng chứ không có ai đến đây đánh đập bà chủ cả Nghe thế, chàng uống vội ngụm nước lạnh rồi nằm mê man Hôm sau, Raskolnikov tỉnh lại Chàng nghe Razuminkhin đang tiếp người nhân viên mang tiền đến cho chàng số tiền 35 rúp mà mẹ chắt chiu dành dụm trong suốt chuỗi ngày khốn đốn ở quê Trong suốt 4 ngày mê man, Razumikhin đã ở bên cạnh chăm sóc cho chàng và mua rất nhiều thứ bồi dưỡng Sau 6 giờ tối, trước mặt Raskolnikov đang nằm đấy, Razumikhin kể lại với bác sĩ Zosimov rằng hai người thợ sơn Nikolai và Dmitri đã bị bắt vì tình nghi trong vụ án ám sát nọ Razumikhin đứng

về phương diện tâm lí mà nhận xét thì sự việc không thể như vậy được Người thanh niên ấy diễn tả một cách hợp sự chạy trốn của thủ phạm

Lugin đến phòng Raskolnikov, ông ta nói chuyện bằng giọng khinh khỉnh, tự phụ và tranh luận cùng Zosimov và Razumikhin, chàng không chịu nổi thái độ của Lugin nên đã đuổi ông ta ra khỏi phòng Khi còn lại một mình trong phòng, Raskolnikov cảm thấy thèm được giao tiếp với mọi người quá, chàng quyết định ra đường và đi lang thang tại khu chợ Hàng Rơm, thích được chuyện vãn với những kẻ

hát dạo, với những gái giang hồ Chàng vào Lâu đài Pha lê và tìm nhặt nhật trình để

đọc những trang tường thuật về vụ án mạng Chàng gặp Zamiotov và nói với người thư

kí này là chàng đang đọc gì và giải thích nếu ở vào vị trí của kẻ giết người, chàng sẽ cất giấu tiền, của lấy được như thế nào rồi chàng đưa cho Zamitov thấy đươc là chàng đang có bấy nhiêu tiền Chàng thét vào mặt Razumikhin và tống anh bạn đi khi gặp

Trang 34

anh ấy ở cầu thang rồi lại đi tiếp lên cầu gặp một người phụ nữ nhảy xuống nước tự tử Raskolnikov trở lại dãy phố nơi mà mình đã giết mụ già cầm đồ, nói những câu ngớ ngẩn với những người thợ sơn và người gác cổng ở đấy làm ai cũng lộ rõ sự nghi ngờ nên Raskolnikov bị họ xua đuổi đi Chàng vẫn đi lang thang suốt buổi tối cho đến lúc mục kích một tai nạn xảy ra: Gã say rượu Marmeladov ngày trước giờ đang bị một chiếc xe ngựa cán và đang trong tình trạng hấp hối Chàng nhờ vài người khác khiên ông ta về nhà nhưng Marmeladov đã không qua khỏi Bà vợ ông là Katerina vật vã ho

ra máu trước cái chết của ông chồng và gào khóc vì không biết làm gì tiếp theo để nuôi con Raskolnikov gửi bà 20 đồng bạc vì lý do là bạn của Marmeladov rồi rời khỏi đó Anh ghé nhà Razumikhin rồi cùng bạn về phòng mình Tại phòng trọ, mẹ và em gái chàng đang ngồi đợi, lát sau chàng lại ngất xỉu lần nữa Tỉnh dậy, chàng nói chuyện với em gái về chuyện kết hôn với Lugin bằng thái độ giận dữ, quyết phản đối cuộc hôn nhân này đến cùng, chàng đuổi mọi người về và chỉ muốn ở một mình Trên đường về, Razumikhin đã tranh thủ bày tỏ tình cảm của mình với Dunia Sáng hôm sau, ba mẹ con gặp nhau ở phòng Raskolnikov, Razumikhin cũng đi chung với họ, trong phòng còn có Zosimov Trước đó, Lugin đã có viết thư cho hai mẹ con Dunia với lời xin lỗi

vì không đón ở ga được và buộc Raskolnikov không được tham dự vào cuộc nói chuyện của họ Hắn còn thọc mạch việc Raskolnikov mang tiền dành dụm của bà cho

cô gái hư hỏng nào đó Raskolnikov đón tiếp họ với thái độ lịch sự, chàng nói rõ cho Dunia biết con người thật của Lugin và khuyên nàng nên từ bỏ ý định lấy hắn Raskolnikov đọc thư của Lugin, chàng không có phản ứng gì Dunia mới anh đến tham

dự cuộc nói chuyện cùng với Lugin chiều nay ở phòng họ, trong lòng cô đã có một quyết định nào đấy Giữa lúc nói chuyện, Sonia đến, nàng mời Raskolnikov đến dự lễ tang của bố Marmeladov vì Raskolnikov là một ân nhân của gia đình Cùng thời gian này, Svidrigailov cũng đến Peterburg, hắn thuê phòng trọ cạnh phòng của Sonia Raskolnikov nhờ Razumikhin dẫn mình đến chỗ thanh tra Porfiri Petrovitr để tìm lại những đồ vật chàng đã đem cầm cho mụ già chủ hiệu cầm đồ đã bị giết Tại đây, ông thanh tra Porfiri đã tranh luận với Raskolnikov về vấn đề án mạng và xã hội Ông yêu cầu chàng hãy giải thích về một bài báo mà chàng đã viết trước đây, trong đó, chàng đề cập đến vấn đề của hạng người không tầm thường và chàng cho rằng đối với hạng người này, không thể đem luật pháp ra để áp dụng cho họ, Raskolnikov bộc lộ rõ quan điểm người hùng của mình Chàng thú nhận với viên thanh tra rằng chàng có gặp bà

Trang 35

già nọ vào lúc 7 giờ và 8 giờ nhưng bảo rằng không thấy một người thợ sơn nào cả Bằng sự bình tĩnh và khôn ngoan, Raskolnikov là chạy tội một cách hoàn hảo Sau một hồi tranh luận, Raskolnikov cùng với lòng tin của người bạn Razumikhin, anh được cho về Hai người quyết định trở về phòng trọ của mẹ Raskolnikov nhưng không hiểu

vì lí do gì chàng lại quày quả bỏ đi, để Razumikhin lại một mình Trên đường về phòng trọ, chàng bỗng gặp một người lạ giấu mặt trong bóng tối và thét vào chàng là:

“Kẻ sát nhân” rồi biến mất dạng Raskolnikov về phòng, nằm phịch xuống Chàng

thiếp đi và trong giấc mơ của cơn sốt chàng lại nhớ về cảnh khủng khiếp mà mình nhúng tay vào máu mấy hôm qua Bật dậy trong sự hoảng loạn tột cùng, chàng thấy Svidrigailov đang ngồi trước mặt mình Tên địa chủ này yêu cầu chàng hãy cho ông ta được gặp Dunia Tám giờ tối, tại phòng trọ nơi mẹ con Dunia đang ở, Raskolnikov và Razumikhin tham gia cuộc hội kiến gia đình có cả sự hiện diện của Lugin Lời qua tiếng lại một lúc, Lugin hiện rõ bản chất xấu xa của ông ta rồi bị Dunia đuổi ra khỏi nhà Gia đình họ lại tiếp tục câu chuyện, Raskolnikov nói với em mình về việc Svidrigailov sau đó Razumikhin trình bày kế hoạch xuất bản sách mới của anh Giữa câu chuyện Raskolnikov không hiểu vì sao lại đứng lên long trọng vĩnh biệt mọi người Chàng ra về nhưng thật ra là tìm đến phòng của Sonia Hai người nói chuyện rất cởi mở với nhau, nàng không ngại thổ lộ cho chàng về nỗi khổ tâm của mình, vô tình nhắc đến em gái của mụ già cầm đồ khiến Raskolnikov bị xúc động mạnh Chàng

cúi xuống hôn bàn chân Sonia và nói: “Không phải tôi cúi lạy em, cúi lạy trước sự thống khổ của loài người” Chàng vớ lấy cuốn kinh Phúc âm đặt trên bàn và yêu cầu

người thiếu nữ kia đọc đoạn kinh nói về sự hồi sinh của Lazar Chàng nói ra cho Sonia nhận định được ai là thủ phạm đã giết hai chị em mụ già cầm đồ Bên kia phòng, Svidrigailov đã nghe lén hết câu chuyện của họ

Sáng hôm sau, Raskolnikov cùng Razumikhin lại đến Ty cảnh sát để gặp Porfiri Petrovitr về thủ tục lấy lại những vật chàng đem cầm Cuộc đối đầu giữa hai người lại bắt đầu, Raskolnikov bị dồn nén căng thẳng đến suýt ngất xỉu Thanh tra Porfiri bí mật

bố trí cho tên thợ sơn nấp sau cánh cửa và đột ngột nhảy ra nói: “Chính tôi là thủ phạm” Tiếp đó, Raskolnikov tấn công lại Porfiri Chàng ra về tự do, trở về phòng trọ Người đàn ông ẩn mật hôm qua trở lại – kẻ đã thét chàng là “Tên sát nhân” giờ đây lại xin chàng: “Xin ông tha thứ cho việc tôi đã vô tình đi tố cáo ông”, Raskolnikov chấp

nhận những lời hối hận đó không chút thắc mắc

Trang 36

Lại nói về Lugin, sau khi bị Dunia cự tuyệt hôn ước, hắn dồn mọi căm hận lên Raskolnikov Hắn bày một trò chơi bẩn thỉu nhằm làm nhục nàng Lugin cho người gọi Sonia đến, cho nàng tờ ngân phiếu 10 rúp, lợi dụng sự sơ hở của nàng hắn đã lén bỏ vào giỏ nàng tờ ngân phiếu một trăm rúp Sự việc ấy bị Andrei Somionovitr trông thấy Trong buổi lễ tang của cha nàng – do Katerina tổ chức nhờ vào số tiền Raskolnikov biếu cho, Lugin đến và vu cáo cho nàng đã ăn cắp một trăm rúp của hắn Vừa lúc ấy, Andrei Somionovitr đến và vạch mặt kẻ vu khống Raskolnikov nhân cơ hội này vạch trần bộ mặt xảo trá của Lugin và bênh vực Sonia hết lời Buổi lễ nhốn nháo, Katerina cãi nhau với bà chủ nhà nên bị tống ra đường cùng với những đứa con Sonia xấu hổ phải bỏ về phòng, Raskolnikov đến và thú nhận trước mặt nàng mình là thủ phạm Sonia khóc và khuyên chàng hãy đi tự thú Câu chuyện của họ được Svidrigailov ở bên phòng nghe từ đâu đến cuối

Lúc này, Andrei Xomionovitr chạy đến báo tin cho Sonia là bà Katerina dẫn đám con đi ăn xin ngoài phố và đang phát điên rồi chửi rủa khắp nơi Cảnh sát đến can thiệp, Katerina bị chấn động tinh thần, rã rời thân xác và chẳng mấy chốc thì qua đời Thình lình Svidrigailov xuất hiện, ông ta hứa sẽ lo liệu cho những đứa trẻ nhà Marmeladov vào cô nhi viện, sẽ chu cấp cho chúng một số tiền để sống Đồng thời Svidrigailov đã viết thư cho Dunia nói rằng mình đã biết Raskolnikov là kẻ giết người

và yêu cầu cô phải đến gặp hắn ngay lập tức Hôm sau, Raskolnikov thức dậy tại Đảo nhỏ, chàng giao mẹ và em gái lại cho Razumikhin còn mình thì tiếp tục cuộc chiến đấu với thanh tra Porfiri Porfiri đến thăm Raskolnikov, phân tích cho chàng thấy những dấu hiệu tâm lí kì quặc của chàng, rằng người thợ sơn kia nhận tội giết người là vì anh

ấy muốn nhận niềm đau khổ khi thú tội dùm chàng và chàng là thủ phạm chứ không ai khác, ông khuyên chàng hãy ra đầu thú, như thế sẽ được khoang hồng và để tìm lại cuộc sống Raskolnikov đi lang thang tìm Svidrigailov, hắn đã kể cho chàng nghe về cuộc đời đốn mạt của hắn và thừa nhận quan điểm sống bất cần đạo đức của hắn Cuộc nói chuyện của hai người kết thúc bằng việc Svidrigailov cố gắng hết sức mới cắt đuôi

sự theo bám của Raskolnikov Trở về, Svidrigailov thấy Dunia đã đến phòng tìm mình Tại đây, hắn cho nàng biết là đã nghe thấy hết lời thú tội của anh nàng, từ đây tất cả vận mạng của nàng đều do nàng quyết định, chỉ cần nàng đồng ý lấy hắn Dunia khinh tởm hắn và vội bỏ đi nhưng hắn đã khóa trái cửa phòng, không còn cách nào khác là nàng cầm súng bắn vào hắn nhưng đạn trượt mất Cuối cùng sau một lúc giằng co, hắn

Trang 37

để cho nàng đi Đêm đó rồi đến sáng hôm sau, Svidrigailov đi gặp mọi người lần cuối

và tự tử bằng chính khẩu súng của mình Sáng hôm sau, Raskolnikov trở lại phòng và gặp Dunia đang ngồi đợi mình, chàng cho biết sắp đi nộp mình nhưng vẫn muốn tranh luận vói em về vấn đề tội ác và hình phạt Cả hai anh em cùng một lần nữa chia tay nhau ngoài đường Chàng đến từ biệt mẹ và em gái lần cuối Đến khuya, Raskolnikov

tỏ lời vĩnh biệt với Sonia và nàng trao cho chàng cây thập giá của Chúa và bảo chàng khi ra ngã tư, hãy quỳ xuống và hôn lên đất rồi đứng thẳng dậy mà đi tiếp Đến sở cảnh sát, Raskolnikov nghe thanh tra Porfiri nói về các nhà vô thần rồi bỗng hoảng hốt

bỏ đi, ra ngoài anh bắt gặp ánh mắt nghiêm khắc từ Sonia - nàng đã bí mật theo anh đến tận đây – chàng đã quay lại và tự thú

Raskolnikov phải nhận án tám năm khổ sai vì người ta cho chàng có dấu hiệu không ổn về tâm lí và nhiều bằng chứng do người thân cung cấp chứng tỏ chàng vẫn

có công chuộc tội Sonia quyết định theo chàng đến Sibir, chăm sóc và lo lắng cho chàng hết lòng Razumikhin kết hôn cùng Dunia, mẹ của Raskolnikov qua đời Trong chặng đường đày, chàng có thời gian suy nghĩ lại quá khứ Tình yêu của Sonia dần cảm hóa chàng và chàng mong sớm ra tù để làm lại cuộc đời nhưng Raskolnikov vẫn hối tiếc sự thất bại của mình chứ không hề hối tiếc hành động

1.4 Những vấn đề chung về lí luận

1.4.1 Giới thuyết về chủ nghĩa hiện thực

Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề

có thực của con người làm đối tượng sáng tác Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh Trong văn chương, những tác phẩm có tính hiện thực và giá trị hiện thực tồn tại rất lâu trước khi chủ nghĩa này xuất hiện Thế nhưng chủ nghĩa hiện thực, với tư cách một trào lưu, một phương pháp, chỉ xuất hiện vào thế kỉ XIX ở các quốc gia Pháp, Ý, Anh, Nga sau đó ảnh hưởng tới các nước khác

Theo tác giả Trần Thị Phương Phương trong Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX thì chủ nghĩa hiện thực là một phạm trù từng gây tranh luận chưa đi đến thống

nhất, nhưng luôn hiện diện trong nghiên cứu văn học Thuật ngữ realism vốn được mượn từ triết học, nó nhấn mạnh sự hiện diện khách quan của thế giới thực tại Khái niệm hiện thực còn có thể được xem như đồng nghĩa với sự biểu hiện một cách chân

Trang 38

thực cuộc sống trong nghệ thuật

Chủ nghĩa hiện thực ở Nga bắt đầu từ khi nào? Chưa có câu trả lời thống nhất cho câu hỏi này trong giới nghiên cứu văn học Nga Nhiều người cho rằng chủ nghĩa hiện thực xuất hiện vào thời đại Phục Hưng, và từ đó có các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa hiện thực: chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng, chủ nghĩa hiện thực Ánh sáng, chủ nghĩa hiện thực thể kỉ XIX với nhận định như vậy thì chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga xuất hiện từ giữa thế kỉ XVII (với các đại diện tiêu biểu là Nivikov, Forivizin, Derzhavin; Radishev; Krylov )

Như vậy có thể nói, chủ nghĩa hiện thực khơi nguồn bắt rễ từ trong lòng thế kỉ XVIII, thậm chí còn xưa hơn nữa, nhưng chỉ trong một giai đoạn phát triển của lịch sử nhất định của xã hội, của tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật., của ngôn ngữ dân tộc thì nó mới trở thành một trào lưu văn học và một phương pháp sáng tác Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác văn chương phát triển rực rỡ trong tình hình các quốc gia trên thế giới đang có hàng loạt biến động lớn nhỏ, trong đó, không thể kể đến văn học nước Nga Xô viết – nơi phương pháp sáng tác hiện thực không chỉ lan rộng về quy mô mà còn phát triển thêm bước tiến mới hơn nữa

Từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 80 là thời kỳ thịnh vượng của tiểu thuyết hiện thực Nga Đây là thời kỳ mà cùng với các nhà văn tên tuổi khác, Dostoievski và Toltoy bộc lộ những năng lực tiểu thuyết của mình Dostoievski sau 10 năm lưu đày, năm 1859 đã trở lại với sự nghiệp sáng tác, trong 15 năm (1866 – 1880)

cho ra đời những kiệt tác như Tội ác và hình phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Đầu xanh tuổi trẻ, Anh em nhà Karamazov L Toltoy sau 6 năm cật lực làm việc (1863 – 1869) đã hoàn thành pho tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hòa bình, năm 1878 cho ra đời Anna Carenina, tuy không kỳ vĩ hoành tráng như Chiến tranh và hòa bình, song lại thể hiện một cách già dặn hơn, sâu sắc hơn phép biện chứng tâm hồn - vốn là

thành tựu quan trọng nhất của tiểu thuyết Lev Tonstoi

Có thể nói nước Nga là một trong những cái nôi của các pho tiểu thuyết bất hủ

và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật lẫn nội dung của thời đại Đặc biệt là tiểu thuyết hiện thực nở rộ vào những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX Đặt trong bối cảnh kinh tế và chính trị nước Nga đang trong thời kì tăm tối nhất, tiểu thuyết hiện thực phát triển dưới ngòi bút tài tình của các nhà văn đã soi sáng cho xã hội đương thời một cách triệt để

Trang 39

Trước khi xuất hiện chủ nghĩa hiện thực, các tác phẩm văn học lúc đó đã và đang mang những yếu tố và giá trị hiện thực rồi Bối cảnh trong những sáng tác đều lấy từ

cơ sở xã hội, cơ sở ý thức và những điều mắt thấy tai nghe của mỗi nhà văn, rồi khái quát tư tưởng và viết nên tác phẩm, những yếu tố đó dần hình thành nên nguyên tắc sáng tác rõ ràng và phát triển trên khắp thế giới, kể cả nước Nga - Xô viết Phương pháp sáng tác hiện thực phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau đây:

 Nguyên tắc lịch sử – cụ thể

 Nguyên tắc điển hình hóa

 Nguyên tắc khách quan

Chúng ta có thể nhìn thấy điều đó qua các tác phẩm văn chương của

Dostoievski, nhất là trong tiểu thuyết kinh điển Tội ác và hình phạt Bởi quãng đời

phải trải qua nhiều cuộc hành trình gian truân của Dostoievski đã để lại trong ông những ấn tượng mạnh mẽ về những kiếp người lầm lỗi, bế tắc, lắm khi họ chỉ là một

cá nhân nhỏ bé, một mảnh hiện thực đau đớn không lối thoát của số phận Những kiếp người đó đó khiến nhà văn trăn trở và viết về họ với tất cả tấm lòng xót thương hay nghiêm khắc lên án Mỗi khi bắt gặp một số phận cùng khổ trong cuộc sống thì nhà văn lại suy ngẫm và cho họ hóa thân vào tác phẩm của ông Thế nhưng, hiện thực mà nhà văn phản ánh không chỉ là vận dụng đơn thuần nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa này mà ông còn biết tự sáng tạo ra hiện thực trên cơ sở khách quan để đào sâu nội tâm nhân vật – nơi được xem là nguồn gốc xuất phát của mọi hành động Thông qua hình tượng con người đó để lên án những tội ác ẩn nấp đằng sau nền kinh tế trì trệ và không khí chính trị bảo thủ do Nga hoàng dẫn đầu lúc bấy giờ Và từ đó, hiện thực được phản ánh ra Nếu nguyên tắc sáng tác chủ nghĩa hiện thực chỉ xoay quanh những vấn đề lớn mang tầm đại diện cho những nguyên nhân gây nên sự khủng hoảng trong xã hội, cộng đồng thì Dostoievski với những phát hiện của mình đã nói lên được những suy nghĩ của thời đại Văn học thuộc chủ nghĩa hiện thực ở Nga ghi nhận sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào xã hội, nhân cách con người bị băng hoại vì tiền, nhưng nhân vật

chính của Tội ác và hình phạt là Raskolnikov giết người không phải vì tiền Do tính

chất của luận văn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề hiện thực của tác giả Dostoievski, tức cuộc đời gian truân nhưng đầy đam mê ấy để lí giải vấn đề hiện thực

trong các sáng tác của ông mà Tội ác và hình phạt là một ví dụ điển hình

Trang 40

Rõ ràng, thực tiễn sáng tác bao giờ cũng rộng hơn khuôn thước lí thuyết Nhất

là khi chủ nghĩa hiện thực đạt đến đỉnh cao thì hiếm có nhà văn nào có thể đáp ứng cho tác phẩm của mình là tuyệt đối chỉ có các nguyên tắc của phương pháp sáng tác hiện thực này cả Từ cơ sở lí luận và nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực đã

có, các nhà văn Nga đã kế thừa và phát huy nó một cách cao hơn, hình thành nên vấn

đề hiện thực qua những tác phẩm trải dài từ truyện ngắn cho đến tiểu thuyết

Trong cuốn Học tập tư tưởng văn nghệ Vladimir Ilych Lenin thì nhà nghiên cứu

Phương Lựu viết:

“Bất kì một nền văn học nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định Bất kì một nghệ sĩ nào cũng thoát thai trong một môi trường sống nào đó Bất kì một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ của những vấn đề trong cuộc sống Nhà văn áp dụng và lựa chọn một phương pháp sáng tác nào đó là do thế giới quan của họ quyết định Nhưng sự hình thành phương pháp sáng tác chung của cả một trào lưu văn học, những nghệ sĩ, những tác phẩm lạc hậu thậm chí phản động Tính hiện thực do đó là thuộc tình tất yếu của văn học […] Cho nên nói tính hiện thực là thuộc tính của văn nghệ, điều đó không hề có nghĩa là một sự đánh giá về phẩm chất Trong mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, phạm trù phẩm chất là tính chân thực Tác phẩm văn nghệ nào cũng có tính hiện thực nhưng không phải tác phẩm nào cũng có tính chân thật Chỉ có những tác phẩm phản ánh đúng bản chất của hiện thực thì mới có tính chân thực Và dĩ nhiên, từ đó, có thể thấy tính chân thật có mức độ cao thấp khác nhau.” [7;

tr.143]

Tóm lại, vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cơ sở lí luận của những nguyên tắc sáng tác thuộc Chủ nghĩa hiện thực mà còn có thể mở rộng phạm vi sang các khía cạnh khác của cuộc sống trong tác phẩm Nếu chỉ

xem xét, lí giải Tội ác và hình phạt bằng 3 nguyên tắc của phương pháp sáng tác hiện

thực chủ nghĩa thì không thể thấy hết bức tranh thời đại nóng hổi về cả con người, xã hội Nga đương thời lẫn tính nhân văn, nhân đạo mà tác phẩm truyền tải đến người đọc Một mình Raskolnikov thôi thì không phải là con người của hoàn cảnh điển hình, đó là một thực trạng có sự kết hợp phức tạp giữa tính cách và ý thức hệ Nhân vật chính Raskolnikov ra đời là một phát hiện có tính biện chứng cao giữa mối quan hệ hữu cơ của con người với chính thế giới bên trong con người chứ không chỉ với thế giới bên ngoài cuộc sống Do đó, khi nghiên cứu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết này, điều

Ngày đăng: 10/11/2015, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
3. Nguyễn Hoa Bằng, (2003), Giáo trình mĩ học đại cương, khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mĩ học đại cương
Tác giả: Nguyễn Hoa Bằng
Năm: 2003
4. F. Dostoievsky, (2000), Tội ác và hình phạt, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân Phổ dịch, Phạm Vĩnh Cư giới thiệu, NXB Văn học, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội ác và hình phạt
Tác giả: F. Dostoievsky
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2000
5. Hà Minh Đức (Chủ biên), (2006), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thanh Hằng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lí Hoài Thu, Lí luận văn học, NXB Giáo Dục (tái bản lần thứ 10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo Dục (tái bản lần thứ 10)
Năm: 2006
6. L. Goxman, (1998), Đôtôépxki – cuộc đời và sự nghiệp, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôtôépxki – cuộc đời và sự nghiệp
Tác giả: L. Goxman
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1998
7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2008), Giáo trình Lí luận văn học 3, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lí luận văn học 3
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2008
8. Phương Lựu, (1979), Học tập tư tưởng văn nghệ Vladimir Ilych Lenin, NXB Văn Học – Hà Nội, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập tư tưởng văn nghệ Vladimir Ilych Lenin
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Văn Học – Hà Nội
Năm: 1979
9. Đỗ Hồng Nhung (chủ biên), (2006), Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Nhung (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
10. Đỗ Hải Phong, (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hải Phong
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
11. Trần Thị Phương Phương, (2008), Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX, NXB Khoa học Xã hội & Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX
Tác giả: Trần Thị Phương Phương
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội & Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM
Năm: 2008
12. Trần Văn Thịnh, (2011), Tài liệu: Văn học Nga 1, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, Cần thơ.TÀI LIỆU INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu: Văn học Nga 1
Tác giả: Trần Văn Thịnh
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w