5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Hiện thực về con ngƣời mang ý thức đạo đức truyền thống Nga
2.2.1. Sonia – con ngƣời thấm nhuần đạo đức theo giáo lí của Chúa
Xã hội Nga đầy rẫy những kẻ ích kỉ và tội ác, nhưng không chìm hẳn trong bế tắc, Dostoievski một mực bênh vực các giá trị đạo đức của dân tộc, ông vẫn gửi gắm toàn bộ niềm tin vào những con người mang ý thức đạo đức truyền thống Nga. Chính họ là những người không bị bão táp thời đại cuốn phăng đi nhân cách, họ trụ lại được với thế giới này và cải tạo lại thế giới này là nhờ gắn bó với cách sống vị tha, bao dung và tình nghĩa. Ta thấy, đối lập với “Thuyết Raskolnikov” là “thuyết Sonia” - Sonia
Seminovna Marmeladova - cô gái này được nhà văn nhìn thấy trong lớp bụi trần của cuộc đời mưu sinh trong những năm tháng đói khổ thời Nga hoàng. Sonia sinh ra trong gia đình vốn đã tồn tại quá nhiều bất hạnh: ông bố nghiện rượu, người dì ghẻ ho lao cùng đàn em thơ dại, cô buộc phải chấp nhận “sống sau tấm thẻ vàng” để kiếm tiền về cho gia đình. Hiện thực về cô gái Sonia là hiện thực phổ biến của những gia đình viên chức đã đến hồi suy tàn trong xã hội Nga. Bà dì ghẻ Katerina vốn là một phụ nữ quý tộc, tính tình cương nghị, không để cho ai khinh mình, thế nhưng khi lập gia đình với một viên chức sĩ quan mà bà yêu thì cuộc đời bà lâm vào cảnh khốn cùng. Bà chấp nhận lấy ông bố của Sonia – gã Marmeladov – vì không còn đường nào để mà đi nữa. Họ đến với nhau và lập ra một gia đình nhỏ, nhưng bấy nhiêu đó không đủ để mang lại một cuộc sống tốt hơn. Bà dì Katerina là hiện thực giới quý tộc ở thời mạc vận, dù bà kiêu ngạo đến đâu, nếu không có tiền thì cũng bị đuổi ra khỏi nhà; còn ông Marmeladov là một gã nghiện rượu – một hiên thực suy nhược và kéo theo sự sa sút cho cả gia đình. Sống trong hoàn cảnh đó, cô phải chấp nhận làm cái nghề ô nhục. Nàng bán mình để kiếm tiền giúp đỡ gia đình thoát khỏi cảnh bế tắc hiện tại. Sonia biết hy sinh cho người khác và đó là sự hy sinh không dằn vặt. Dường như cuộc sống không cho nàng thời gian để suy tính cho bản thân và chỉ cho nàng con đường duy nhất đó để kiếm sống mà thôi.
Những đồng tiền mẹ nàng dành dụm cũng không thoát khỏi bàn tay của ông bố Marmeladov. Ông bố Marmaladov tìm lại được việc làm, cứ ngỡ từ nay cuộc sống của họ sẽ tốt hơn, nhưng vì một phút sai lầm, khi lòng tham và sự ích kỉ của bản thân trổi dậy, ông ta đã độc chiếm khoản tiền lương và nướng hết tiền vào chén rượu. Hậu quả là cả nhà nàng lại lún sâu vào nỗi khổ hơn cả trước kia nữa. Bà dì ghẻ Katerina thì hoàn toàn mất sức lao động do bênh ho lao, còn ông bố thì bị đuổi việc, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai bé nhỏ của cô gái này. Nếu ngày mai nàng không kiếm được tiền mang về thì họ chỉ có đường chết, vì thế Sonia đành dấn thân vào con đường mưu sinh nhơ nhuốc. Hoàn cảnh của Sonia không khác gì Raskolnikov, cũng cùng quẫn, tăm tối và cô đơn. Sonia cũng có người thân và họ đang trong tình trạng nguy kịch. Trong hoàn cảnh như thế, nàng hy sinh bản thân để những người mình thương yêu đỡ vất vả mà không một lời oán trách còn Raskolnikov lại đi hy sinh mạng sống người khác. Sonia yêu thương con người còn Raskolnikov lại coi thường con người. Raskolnikov cho rằng làm sao Sonia có thể sống nổi trong đống bùn nhơ mà chính nàng cũng ghê
tởm, làm sao tâm hồn thánh thiện của nàng có thể pha tạp những điều nhơ nhuốc, hèn hạ thế này được? Và khi con người ta không thể sống trong mớ hỗn độn của những điều trái ngược nhau thì chỉ có ba con đường: Một là nàng đâm đầu xuống sông, hai là vào nhà thương điên, ba là cứ lao vào trụy lạc. Nhưng điều kì diệu gì đã khiến Sonia không phải giải quyết bản thân theo một trong ba con đường trên? Vì sao nàng không dằn vặt khi nàng không giữ lại chút gì cho mình? Phải chăng, điều nâng đỡ Sonia vượt lên trên nghịch cảnh này chính là tình yêu? Điều nổi bật trong cô gái ấy là tình yêu bao la với mẹ, bố và các em. Hơn ai hết, trong lúc tăm tối nhất của tình cảnh hiện tại, nàng vẫn luôn nghĩ về những người thân yêu của mình, rằng mình nằm trong mối quan hệ ràng buộc của tình thân và trách nhiệm của một người con trong nhà; họ sẽ ra sao nếu mình buông xuôi và không cố gắng nữa? Chính điều này hình thành nên ý thức hệ của Sonia – một cách sống hòa mình vào cuộc đời chung, đặt hạnh phúc của người khác lên trên hạnh phúc của mình. Nàng biết quý trọng cuộc sống, sống sao cho thật có trách nhiệm, dũng cảm đối mặt với hiện thực và không ngừng hy vọng một tương lai tươi sáng phía trước. Những ai không thể sống bằng yêu thương thì sẽ nhanh chóng dẫn đến tự sát, nhưng Sonia thì không như thế. Chính phẩm hạnh đó giúp Sonia tồn tại giữa cuộc đời cùng quẫn. Không phải nàng không đủ can đảm tự tử mà can đảm sống tốt trong hoàn cảnh đắng cay của hiện tại là điều đáng quý hơn rất nhiều.
Nhưng chỉ có tình yêu thôi thì chưa đủ, điều thứ hai giữ Sonia lại trên đời này là sức mạnh của niềm tin. Niềm tin mang đến cho người ta điểm tựa tinh thần lớn lao, là động lực khiến ta nhìn nhận cuộc sống với niềm lạc quan, hy vọng và nỗ lực vượt qua. Có câu danh ngôn rằng: “Hãy giữ vững niềm tin” và “Hy vọng đến phút cuối cùng” là vì thế. Sonia đặt niềm tin của mình vào tôn giáo, có thể nói một phần nhân cách của nàng là thấm nhuần từ di huấn của đạo Kito, nàng tin Chúa luôn sống giữa nhân gian và ngăn không cho điều bất công, giả dối và cái ác làm hại con người. Dù chịu biết bao bất hạnh trong cuộc sống nhưng nàng vẫn có niềm tin tuyệt đối vào đức Chúa, nàng luôn nói: “Chúa sẽ làm tất cả”, “Chúa sẽ không để như vậy”, “Anh đã xa rời Chúa, nên Chúa đã trừng phạt anh, để anh rơi vào tay quỷ Satăng” [3; tr.514]. Đó không phải là một niềm tin mù quáng mà là biểu tượng tập trung nhất của lòng nhân đạo được nàng khái quát lên thành hình tượng nhất định. Chúa không khác hơn chính là hiện thân của lòng bác ái bao la, của bản thiện ở con người, của trí tuệ, bao dung, chở che và công bằng. Và khi người ta có một động lực vô hình như thế thì sẽ tạo nên sức
mạnh tinh thần vô hạn trong tim. Nàng không cần một Nietzsche hay Napoléon nào cả mà vẫn sống kiên cường, không hổ thẹn. Nàng chăm lo cho các em, gánh lấy phần nợ công của dì Katerina Ivanovna sau khi dì qua đời, mà không cần nhận số tiền mua chuộc của Svidrigailov và hơn nữa còn cứu rỗi được chàng trai khốn khổ Raskolnikov. Trong căn phòng của nàng, “đó là một gian phòng lớn nhưng thấp lè tè, gian phòng cho thuê duy nhất của gia đình Capernaumov”, thiếu ánh sáng và đồ đạc thì tạm bợ, đơn sơ thế mà vẫn có pho kinh Tân ước bằng tiếng Nga đã cũ kĩ, nàng xem đó như thức quà tinh thần, không chỉ nàng mà mọi người dân Nga đều đọc loại kinh này để hướng tâm hồn về Chúa, biết sống nhân ái, bao dung và thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Lúc đầu, nàng không tin Raskolnikov lại là kẻ sát nhân, chính xác là nàng không tin ân nhân của gia đình mình lại là người như thế. Khi Raskolnikov đến phòng nàng thú tội sát nhân, Sonia đã hoảng hốt, tức giận nói không nên lời. Nhưng nàng không đổ hết mọi nỗi lòng lúc đó lên chàng mà kềm lại, cảm thông cho anh và thốt lên: “Anh đã xa rời Chúa, nên Chúa đã trừng phạt anh, để anh rơi vào tay quỷ Satang!...” [3; tr.514]. Với nàng “xa rời Chúa” chính là xa rời những giá trị đạo đức cơ bản trong con người, là tội ác không gì chối cãi. Nhưng nàng không vì thế mà bỏ mặc, nàng quyết tâm khuyên anh tự thú, khẳng định sẽ vào tù thăm anh. Những cử chỉ, lời nói của nàng lúc Raskolnikov tự thú luôn cẩn trọng, nhúng nhường, tránh làm anh thêm hoảng loạn. Cây thánh giá mà Sonia muốn Raskolnikov đeo vào người là một biểu tượng sáng ngời của lòng thương xót và vị tha của giáo huấn Kito, còn nàng thì đeo cây thánh giá của Lizaveta tặng. Bởi nàng hiểu anh gây tội ác và phải chịu sự trừng phạt của quá trình đấu tranh nội tâm rất dữ dội rồi nên chàng trai ấy cần sự an ủi để lấy lại niềm tin và sự dũng cảm mà đương đầu với việc tự thú trước pháp luật. Hai người sẽ đeo hai cây thánh giá, cùng nhau chịu khổ hạnh, san sẻ gánh nặng tội lỗi cùng anh, “Anh không có, anh không có đeo à? Đây, anh cầm lấy cái này, bằng gỗ huyền bá. Em còn một chiếc khác, bằng đồng, của Lizaveta cho...”, “...chúng ta sẽ cùng đau khổ, thế thì hãy cùng nhau đeo giá thập tự!” [3; tr.519]. Sonia không nói một câu tha thứ nào, nàng hành động như một cách tha thứ tốt nhất, cách tha thứ này không gì cảm động hơn là cam chịu cùng anh đi lưu đày, cốt là để anh có điểm tựa mà không gục ngã chứ không phải giáo huấn anh ngày qua ngày.
chúng, quỳ xuống hôn mặt đất, vì anh đã có tội với trời đất, hãy nói to lên với mọi người: Tôi là kẻ sát nhân!” [3; tr.652]. Đây là lời khuyên dành cho kẻ đã phạm tội trước nhất là với nhân sinh của mình, anh phải sám hối trước dân chúng về việc anh đã làm. Hành động cúi xuống hôn mặt đất của Raskolnikov đã làm mọi người xung quanh chế giễu, nhưng nó mang lại cho anh cảm giác khoái lạc và lòng tràn đầy hạnh phúc. Sonia như giúp anh cất đi một phần gánh nặng tội lỗi trong tim, trả lại cho anh giây phút thanh thản khi hòa mình vào mặt đất thiêng liêng và thú tội. Nàng đi lén bước theo anh và quan sát anh từ xa trên con đường anh đến Sở cảnh sát tự thú. “Nàng đứng nấp sau một cái làn nhà gỗ cho chàng trông thấy: thế nghĩa là nàng đã đi theo chàng suốt đoạn đường khổ nhục ấy! Giây phút ấy chàng đã cảm thấy và hiểu thấm thía rằng từ nay Sonia sẽ vĩnh viễn ở bên cạnh chàng và sẽ theo chàng dù có phải đi đến nơi cùng trời cuối đất, dù số phận có xua chàng đi đâu chăng nữa. Lòng chàng như đảo ngược hẳn lại…nhưng…đây là chàng đã đi đến nơi oan nghiệt…” [3; tr.653]. Sonia đã đã đi theo Raskolnikov đến bước cuối cùng, nếu anh có thể vượt qua, anh sẽ được thanh lọc. Nhưng khi nói chuyện lắp bắp với Ilia Petrovich - Trung úy Thuốc Súng – thì chàng mất hẳn quyết tâm. Lúc đi ra, chính ánh mắt thẫn thờ của nàng đã củng cố thêm lòng tin cho anh và gương mặt đau đớn, ốm yếu, tuyệt vọng ấy như cầu xin anh một lần nữa hãy cho bản thân cơ hội để vượt qua thử thách của bản thân. Tấm lòng của cô gái ấy đã được đáp lại xứng đáng khi Raskolnikov chính miệng nói lời tự thú. Nàng cũng quyết tâm không kém anh, vì nàng tin tưởng rằng Raskolnikov sẽ được phục sinh. Nàng từng đọc cho Raskolnikov nghe đoạn kinh Lazar phục sinh, ngay chính thời điểm đó nàng cũng muốn hồi sinh một con người đã lầm lỗi. Lúc đó, Raskolnikov nghe và hiểu theo nghĩa đen, nhưng Sonia lại nghĩ theo nghĩa bóng. Phục sinh nghĩa là sống lại, không thể hiểu về mặc thể xác mà đó là mặc tinh thần. Nội tâm của anh không ổn, sau khi giết người anh đã bị dằn vặt tơi bời và gần như thoi thóp trong cơn tuyệt vọng bởi tư tưởng lớn không thành. Chính Sonia là người đã vực dậy tinh thần chàng trai ấy, cho chàng thấy được: lí thuyết siêu nhân ấy đã chết chứ không phải chàng, chàng xứng đáng sống bằng một lí thuyết khác tốt đẹp hơn. Nói cách khác, nàng tin vào khả năng phục sinh của con người. Nàng theo anh đi Sibir.
Ấy là trong thời gian bị tù đày, Raskolnikov dĩ nhiên không chịu nổi không khí sau song sắt nhà tù, anh ốm vì cái tư tưởng cho mình có quyền hành động hơn người không thể chấp nhận việc bị tù đày như thế, rồi tỏ ra bực dọc với Sonia. Nhưng nàng
không vì thế mà bỏ cuộc. Tình yêu của Sonia dành cho Raskolnikov có lẽ cũng xuất phát từ tình nghĩa vì anh là ân nhân của gia đình nàng, nhưng bấy nhiêu đó thì chưa đủ để cô gái 18 tuổi này hy sinh cả tháng ngày tuổi trẻ đẹp đẽ để dấn thân vào miền đất lưu đày chỉ để cảm hóa một con người. Nàng không thể xin phép quá nhiều lần để vào thăm anh nên đã đứng dưới sân, nhìn lên khung cửa sổ của bệnh xá nơi anh đang nằm để theo dõi tình trạng sức khỏe của anh, đến độ nàng bị ốm; rồi những tuần lễ Thánh phải ăn chay, những dịp Gíang sinh, Sonia đều ghé lại mang cho anh mấy món bánh. Những người bạn tù lưu đày chung với Raskolnikov cả thảy đều mến Sonia dù nàng không hề cố ý tạo thiện cảm với họ, cũng không cho họ tiền, không giúp họ việc gì quá lớn lao. Chỉ mỗi việc nàng theo anh đến Sibir này, chịu mọi cực khổ từ vật chất cho đến tinh thần đã làm cho những người tù ấy cảm động. Nàng giúp họ viết thư gửi về cho thân, người yêu; bà con của họ biết đều mang quà nhờ nàng gửi hộ ra trại dùm, thậm chí những tên tù thô lỗ với số phận đau thương gặp nàng đều ngã mũ chào: “Cô Sonia Semionovna, mẹ của chúng tôi, người mẹ diệu hiền đầy tình thương xót!” [3; tr.676]. Những việc làm nhỏ bé nhưng chứa chan lòng nhân ái của Sonia và nghị lực phi thường của nàng đã khiến cho mọi người trong trại lưu đày phải cảm phục. Chỉ những việc làm quan tâm bình thường của nàng dành cho mọi người nhưng đối với những số phận tù đày khốn khổ kia là yêu thương vô giá. Trong họ, nàng bây giờ là người nối liền thương yêu, là niềm tin, là hy vọng, là tương lai ở một nơi mà tưởng như tận cùng của nỗi bất hạnh. Raskolnikov lúc đầu vẫn trăn trở cái suy nghĩ siêu phàm của anh và anh không thể hiểu nỗi vì sao Sonia lại được yêu mến đến thế nhưng chính sự hy sinh thầm lặng của nàng đã khiến Raskolnikov tỉnh giấc mộng vĩ nhân của anh, biện luận trong đầu anh đã lùi bước thay thế cho cuộc sống. Anh nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên miền đất nắng gió Sibir, thấy những người tù xung quanh anh trân trọng cuộc sống như thế nào. Và anh cũng nên tạo một câu chuyện mới ngay từ sau khi ra tù., nàng không chỉ cứu Raskolnikov mà còn đang cứu rỗi rất nhiều người. Chúa trong con người nàng không hề là những bài kinh trên giấy mà nó là hành động thiết thực, vô tư, đẹp đẽ.
2.2.2. Dunia – biểu tƣợng sáng ngời của ngƣời phụ nữ Nga
Một hình mẫu khá giống với phẩm chất của Sonia chính là Dunia hay còn gọi là Avdotia Romanovna – em gái ruột của Raskolnikov. Tuy nhiên, Dunia lại là một nhân vật có cá tính rất riêng, rất độc đáo, hình tượng Dunia được tác giả nhấn mạnh khi
miêu tả về ngoại hình cô gái này. “Avdotia Romanovna đẹp lắm; thân nàng cao dong dỏng, cân đối lạ thường, mỗi cử chỉ của nàng đều thể hiện sức mạnh và lòng tự tin, mà không hề mày may làm giảm vẻ dịu dàng và kiều diễm. Mặt Avdotia giống mặt anh nàng, nhưng đó là khuôn mặt của một giai nhân. Tóc nàng màu hung thẫm, sáng hơn