5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4. Hiện thực về xã hội đang xung đột về ý thức hệ
Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị ở Nga đã tạo nên không khí chính trị gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh tế, xã hội đương thời mà cốt lõi là mâu thuẫn giữa những yêu cầu đạo đức của cá nhân với chế độ xã hội đã định hình. Nếu chỉ viết về những bất công trong xã hội, những kiếp người không lối thoát... thì bản thân Dostoievski mãi chỉ là thư kí trung thành của sự đời mà không có ý nghĩa gì đặc biệt trong cuộc sống Nga. Cuộc sống đã định hình trước mắt rồi và nó không cần một cái đuôi. Nhiệm vụ mà Dostoievski đặt ra cho mình là thấu thị được hiện thực trên cơ sở đạo đức và thực tiễn.
Giữa xã hội rối ren đang trở mình đi tìm chân lí, người ta phải đấu tranh không ngừng từng ngày từng giờ để giành quyền sống, quyền tự do cho mình, đó không chỉ là cuộc chiến của phe phái này với phe phái khác, không chỉ là trận đấu súng đạn giữa quốc gia này với quốc gia khác mà còn là cuộc đấu tranh trên đấu trường tư tưởng của từng người với nhau và cả trong chính bản thân người đó. Nói cách khác, qua cuộc đấu tranh giữa cách hệ tư tưởng với nhau, ta thấy được hiện thực một xã hội đang xung đột
về ý thức hệ.
Dostoievski không phải là một nhà tâm lí học xuất chúng nhưng ngòi bút của nhà văn khi phân tích tâm lí tội phạm đã đạt đến độ tỉ mỉ, khoa học và hiện thực mà mỗi chúng ta ai cũng có thể cảm nhận sự tinh vi đó. Tội ác và hình phạt lại là một tiểu thuyết tâm lí, muốn hai nhân vật cùng bộc lộ hai hệ tư tưởng đối đầu nhau thì phương pháp tốt nhất mà Dostoievski vận dụng chính là: đối thoại. Hình thức đối thoại cho phép hai nhân vật thẳng thắn trình bày, trao đổi, tranh luận về tư tưởng, quan điểm trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ quan điểm, ý kiến hay ý thức hệ của chính mình. Để nội dung đối thoại được thuyết phục đối phương, người tham gia phải biết vận dụng triết lý, khả năng hùng biện và dùng lí lẽ xác đáng của mình và trực tiếp phản bác lại ý kiến của người kia. Qua đó, tác giả muốn triển khai tư tưởng của mình và truyền tải đến người đọc một nội dung có ý nghĩa then chốt cho toàn bộ tác phẩm.
Tội ác và hình phạt ghi nhận những cuộc đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng có một không hai, nó quan trọng vì từ cuộc tranh luận của con người, ta hình dung ra rằng từ đó tương lai nhân loại sẽ phát triển theo hướng nào, và Dostoievski miêu tả lại bằng tất cả các khía cạnh hiện thực của nó. Nhà văn như đứng ngoài cuộc đối thoại, để nhân vật tư do bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của mình, và theo Trần Thị Phương Phương, khi viết về những dòng lí luận giết người của Raskolnikov đã chú thích ngoài lề trang giấy của ông: “Tiên sư nhà anh, anh cũng có lí đấy!”.
Khép lại cuộc đối thoại bất phân thắng bại với trung úy Porfiri Petrovich, Raskolnikov dấn sâu hơn vào cơn khủng hoảng tinh thần, một mặt anh ra sức chối tội trước Porfiri, mặt khác anh mong muốn thú tội trước Sonia. Lần đầu tiên đến nhà Sonia, Raskolnikov chỉ muốn nói chuyện với nàng để giải tỏa nỗi thống khổ của mình, nhưng càng nói, anh càng phát hiện bản tính quả cảm đến đáng thương của người con gái này. Tuy thế, Raskolnikov lại không hiểu điều đó, thậm chí có phần coi thường và bác bỏ tình thương của nàng dành cho mọi người. Cuộc đấu tranh vì thế diễn ra, ta có thể thấy rõ hai luồng tư tưởng đang trực tiếp đối đầu nhau, một là “thuyết Raskolnikov” hai là “thuyết Sonia”. Với Sonia, nàng khẳng định tình thương vô hạn của mình dành cho dì Katerina Ivanovna, nàng xót xa biết bao khi thấy người dì ấy khóc lóc đến bật máu, dày vò thân xác mỗi khi lặn ngụp trong công việc mưu sinh ngày càng khó khăn hơn, nàng sôi nổi khi nói về tương lai mà hai dì cháu đã vạch ra trong tình hình tối tăm hiện giờ, đó là một tương lai tươi sáng với một ít tiền vay được,
mở trường học cho con gái nhà quý tộc mà nàng sẽ làm giám thị. Một sự kì vọng ảo tưởng như thế nhưng Sonia vẫn tin vì yêu thương cái bà mẹ đã có lần bà khóc òa trong cửa hiệu bán giày vì không đủ tiền trả cho hai đôi giày của hai đứa con mình. Ngay cả cha nàng là một tên phá phách nàng vẫn yêu thương, thậm chí là vợ chồng chủ nhà trọ Capernaumov mà nàng đang thuê, nàng cũng hết lòng biết ơn, quý mến vì họ là người tốt. Thậm chí đến cả bà Lizaveta mà Raskolnikov đã vô tình sát hại, nàng cũng thường xuyên lui tới, cùng nhau chia sẻ những bài kinh, khi bà chết thì nàng vẫn muốn làm một buổi lễ cầu hồn nhỏ cho bà. Sonia là đại diện cho tình yêu thương với con người một cách vô tư, chân thật nhất; khi nói về ai đó, nàng luôn kể đến nỗi khổ của họ trước tiên và khao khát được gánh vác cùng họ một phần bất hạnh. Cách sống của Sonia là cứu rỗi con người, nhẫn nhục, hy sinh, bác ái và tin tưởng dù có lúc nàng không biết sẽ phải đối đầu với thực tại trước mắt ra sao. Lí tưởng của nàng là đoàn kết mọi người, thắt chắt chặt nhau lại bằng mối dây tình cảm, đạo đức. Nó gần như là lí tưởng bất bạo động của Dostoievski bởi nhà văn cho rằng, chỉ có đi theo con đường của Chúa thì nước Nga cũng như nhân loại sẽ thoát được họa chiến tranh tương tàn vô nghĩa. Ta không thể không thừa nhận Raskolnikov chiếm sự thắng thế trong cuộc đấu tranh này, từ dáng vẻ đi bộ cao ngạo, tự tin với những lí lẽ của mình, anh đã dồn Sonia vào đường cùng khi liên tục hỏi nàng về cuộc sống vất vả hiện tại.
“Còn các em cô thì sao? Cô cho chúng đi đâu nếu không đem về nơi cô ở?” [3; tr.396]
“Nếu trong khi Katerina còn sống, cô sinh bệnh phải vào nhà thương thì sao?” [3; tr.396]
“Không dành dụm được àh? Không để dành được ít nhiều phòng khi bất trắc sao?”
[3; tr.396]
“...Cô đã thử chưa...và thất bại! Thì dĩ nhiên phải thế!” [3; tr.396]
“Thế không phải ngày nào cô cũng có khách àh?” [3; tr.396]
Đáp lại những câu hỏi phũ phàng của Raskolnikov, Sonia chỉ thật thà trả lời rằng không, vì cuộc sống hiện tại của nàng như đang trên bờ vực thẳm, cái đói khổ của dân thành thị đeo bám gia đình cô gái trẻ này. Chứng tỏ những vấn đề nan giải trong cuộc sống thực tại không chỉ riêng của Sonia mà còn là nỗi đau chung của mọi người sống trong xã hội quá nhiễu nhương này, thành phố Peterburg tràn ngập những gã nghiện rượu, những tay bồi, những gái điếm, những cụ già ăn xin... Sống trong môi
trường như thế nên Raskolnikov hiểu rõ điều đó và càng ngạo nghễ hơn khi tra hỏi Sonia, mục đích là muốn phủ nhận cách sống, cách hy sinh “vô ích” của nàng, Raskolnikov phải thốt lên: “Còn gì khủng khiếp hơn khi phải sống trong đống bùn nhơ mà em ghê tởm, và đồng thời chính em cũng biết (chỉ cần mở mắt ra thôi) rằng làm như vậy chẳng cứu được ai và chẳng có ích gì cho ai chút nào hết!” [3; tr.398]. Lại một lần nữa, Raskolnikov lại ngẫm nghĩ quyết định cho tương lai người khác, rằng nàng chỉ có ba con đường: Một là nhảy xuống sông tự sát, hai là và nhà thương điên và ba là cứ đắm mình vào trụy lạc. Vì anh xa rời cuộc sống nên anh tàn nhẫn nghĩ ra những con đường bế tắc ấy, anh không tin vào hạnh phúc chung và năng lực phục sinh của con người.
Anh hành động như một người điên: Qùy xuống hôn lên chân của Sonia. Đây là đỉnh cao kịch tính của việc đối đầu giữa hai luồng tư tưởng. “Không phải tôi cúi lạy em, tôi cúi lạy trước sự thống khổ của loài người” [3; tr.397]. Sau những câu trả lời yếu thế cùng khoảng lặng vô vọng của nàng, Raskolnikov càng tỏ ra đắc thắng với vai trò cứu thế của mình, càng tự tin vào việc giết người của mình là đúng để đấu tranh cho “nỗi thống khổ của loài người”, rằng nhân sinh kia đang kêu gào thảm thiết và nhẫn nhục ngu ngốc, không dám vươn lên phá bỏ mọi luật lệ để sống ngẩng cao đầu. Raskolnikov say mê tìm kiếm chân lí, thích nằm trong căn phòng chuồng chó của mình mà suy nghĩ, thai nghén ý tưởng bạo động, tham vọng ôm trọn cả bầu trời Napoléon và đức Chúa Kito. Anh không muốn sống cuộc đời lẫm lũi hy sinh kia vì cho rằng: “Cứ nói là 'Tôi góp một viên gạch vào hạnh phúc chung, cho nên tôi tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn'. Haha! Vậy thì sao các người lại bỏ sót tôi? Đời tôi chỉ có một lần để sống, tôi cũng muốn được sống cuộc sống của tôi...” [3; tr.341]. Giết mụ già cầm đồ, anh cho rằng đó là mình đang giết một nguyên lí để mình được tự do sống cho riêng mình, anh không muốn chờ đợi cái hạnh phúc chung mà để bản thân hiện tại phải đói khổ thế này. Thậm chí khi giết bà Lizaveta – em gái mụ cầm đồ – Raskolnikov vẫn không hề hối tiếc, ân hận mà chỉ trách bà ta về nhà lúc đó làm gì và cảm thương thay cho bà thôi.
Chính bản chất ích kỉ, tự cao, cho mình trên người khác, xâm phạm đến tính mạng con người và còn có mầm mống của bạo động sát thế đã làm nên sự thất bại trong tư tưởng của Raskolnikov. Không chỉ thế nó còn cắt đứt anh ra khỏi mọi người, làm anh đã cô đơn lại còn cô đơn hơn. Anh ra về trong đắc thắng để lại Sonia đứng
sững sờ trong bàng hoàng, thái độ và quan điểm của Raskolnikov đối với cuộc sống là hoàn toàn đối lập với Sonia, nàng không tài nào tiêu hóa được cái ý niệm siêu nhân ấy, cho nên tối hôm đó nàng mơ thấy một giấc mơ đẫm nước mắt. Nàng hiểu rằng ngay từ đầu, với cái tư tưởng siêu nhân ấy, Raskolnikov mới chính là người đáng thương nhất, người mà không thể sống nổi nếu thiếu nàng. Sau này, Raskolnikov phải chịu sự dằn vặt tinh thần dữ dội khi cam nguyện sống cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan của mình.
Diễn biến tâm lí này đeo bám chàng khiến chàng cảm thấy nặng nề hơn bao giờ hết, lỗi lầm này Porfiri đã giúp chàng vượt qua bằng cách bố trí một người tên là Micolai nhận tội dùm. Thế nhưng Raskolnikov cần phải vượt qua một người nữa, đó là cô gái của Chúa – Sonia. Anh tìm đến Sonia lần thứ hai cũng như lần cuối cùng để nhận tội. Thật ra ban đầu anh cũng không có ý định thú tội với nàng, chỉ là tâm lí dẫn dắt. Raskolnikov thú tội nhưng vẫn một mực cho rằng mình đúng.
Ta có thể thấy sự đối lập chủ đạo giữa hai luồng tư tưởng lớn nhất trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt chính là giữa Raskolnikov và Sonia, đây là hai hệ ý thức chủ đạo trong các tiểu thuyết của Dostoievski. Viacheslav Ivanov nói về Dostoevski như: “Một thi sĩ của bộ sử thi bất tận về cuộc chiến giữa Chúa trời và quỹ dữ trong trái tim con người” […] “Ở đây quỷ giao chiến với Chúa trời và chiến trường là trái tim con người”. Đây là một cuộc chiến tranh trong tư tưởng giữa những người cho mình là thần và người thường gọi là nhân. Yếu tố nhân – thần của Dostoevski là sự báo hiệu trực tiếp tư tưởng siêu nhân của Nietzsche. Trong thời kì mà các nhà văn trẻ vẫn còn bị cám dỗ bởi tư tưởng Nietzsche, Dostoievski lại chỉ ra rõ bản chất của cuộc đấu tranh đầy xung đột này và thể hiện nó một cách đầy hấp dẫn, kịch tính và quyết liệt trên từng trang văn.
Tóm lại, sự xung đột giữa hai luồng tư tưởng lớn trong tiểu thuyết Tội ác và hình phạt có thể được tóm tắt như sau: Đầu tiên, về nhân vật Raskolnikov, cái ý đồ phi nhân và sự thất bại của anh ta đã nói lên hiện thực tư tưởng mà Dostoievski muốn truyền đạt đến mọi người: Trước hết ông đã hiểu rằng những con người riêng lẻ, dù có tài năng xuất chúng nhất cũng không có quyền vì sự ưu việt cá nhân của mình mà bức ép xã hội đi theo con đường của mình; ông cũng hiểu rằng công lý xã hội không được những trí tuệ đơn lập dựng nên, mà phải bắt rễ trong tình cảm của toàn dân; đồng thời, phải xóa bỏ mọi khác biệt và thù hằn giữa các dân tộc để chung sống hòa bình và tiến lên một xã hội người người cống hiến cuộc đời của mình vào hạnh phúc chung cho
toàn nhân sinh. Bên cạnh đó, cá nhân trước hết cần phải chối từ sự biệt lập ngạo mạn của mình. Cái đòi hỏi ở cá nhân là nó trước hết phải chối từ cái chủ kiến độc đoán, cái chân lý tự tạo của mình vì niềm tin và chân lý chung của toàn dân. Cá nhân phải quy phục niềm tin của nhân dân, nhưng không phải vì nó là niềm tin của nhân dân, mà vì nó là chân lí tất yếu. Nói cách khác, chính là hạn chế cái bản ngã của mình, làm cho nó phải biến mất trước niềm tin vào cái chung và lí luận cá nhân phải quy phục trước chân lí tối cao của Chúa - cái chân lí vẫn sống trong những con người nhỏ bé, yếu đuối mà con người mạnh trước đây nhìn họ như nhìn những con côn trùng hạ đẳng. Loài người cần đối xử bình đẳng với nhau, dân tộc này phải tôn trọng những quyền cơ bản nhất của dân tộc khác, từ đó mới có thể tồn tại cái gọi là hòa bình vĩnh cữu cho thế giới. Đó là cội nguồn của thuyết bất bạo động trong tư tưởng Dostoievski.
Thoạt tiên, “thuyết Raskolnikov” chỉ là thái độ sống kiêu ngạo cùng việc coi thường một sinh mạng vô dụng, quyết giết đi sinh mạng kia, thử xem mình có gan đến thế nào và dám thách thức định kiến xã hội – hóa ra là một việc làm để lại hậu quả khôn lường. Trong tư tưởng của Dostoievski, đó là mầm mống của một loài cây độc, hay thứ vi khuẩn gây nên đại dịch toàn cầu sau này. Hình thái ý thức xã hội thật ra là khởi nguồn từ nhận thức của con người, do con người quyết định. Con người siêu việt không đồng nghĩa với việc tạo ra chân lí tiến bộ mà có khi đó là chân lí trừu tượng, tự tiện, chỉ đẻ ra những tội ác. Hơn nữa, con người ích kỉ, kiêu ngạo mà lại đặt trong môi trường sống yếm khí, cô độc sẽ dẫn đến tự tạo cho mình cái chân lí vị kỉ, sẵn sàng bạo động để giành lấy cái hạnh phúc xa vời, không tưởng. Sự vi phạm luật pháp bên ngoài bị trừng trị từ bên ngoài bằng tù đầy và án khổ sai, nhưng cái tội kiêu ngạo bên trong đã cách ly kẻ mạnh ấy khỏi loài người và đẩy anh đến hành động giết người.
Thứ hai, Dostoievski tin tưởng vào sự phục sinh của con người. Tư tưởng này được ông gửi gắm vào nhân vật Sonia – “thuyết Sonia”. Tư tưởng của Sonia thể hiện trong tác phẩm không mang tính đối đầu quyết liệt mà nghiêng về thanh tẩy. Ông cho nhân vật chính – Raskolnikov - của mình sở hữu một lí thuyết sai lầm nhưng ông không bị bỏ mặc anh ta trong nỗi khổ của sự dằn vặt từng ngày, mà thay vào đó là để những trải nghiệm mới lạ từ cuộc sống đẹp đẽ này dần thanh lọc tâm hồn anh ta. Giữa không khí ngột ngạt khủng khiếp của nhà tù, hành trình đi đày ở Sibir khắc nghiệt và hơn một lần đối mặt với cái chết kề tận cổ, Dostoievski vẫn nhìn thấy xung quanh ông biết bao bạn tù yêu cuộc đời thiết tha, mong muốn mau chóng được tha thứ và quay về
với cuộc sống quý giá đang đợi mình. Vì thế, không lạ gì khi ta thấy hình ảnh nhân vật