Về nghệ thuật

Một phần của tài liệu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski (Trang 45)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.4.3. Về nghệ thuật

Nghệ thuật tiểu thuyết không phát triển theo khuôn thước chung mà lại phát triển trong sự đa dạng, phong phú. Ở phương Tây có khuynh hướng giảm bớt tính ước lệ của người trần thuật mà quyền trần thuật đã được trao lại cho nhân vật trong chính tác phẩm. Bên cạnh đó, còn có khuynh hướng tiểu thuyết tư liệu, khuynh hướng tìm tòi miêu tả phương diện bề ngoài của hiện thực khách quan hoặc của hồi tưởng, dòng kí ức; ngoài ra còn có tiểu thuyết phi cốt tuyện và có cốt truyện gay cấn. Trong văn học các nước xã hội chủ nghĩa, tiểu thuyết còn phát huy truyền thống của thế kỉ trước, vận dụng các hình thức dân tộc, huyền thoại. Bên cạnh viêc vận dụng các hình thức trần thuật truyền thống, còn có khuynh hướng sử dụng các hình thức kết cấu, liên tưởng, mở rộng khung thời gian tiểu thuyết, phát triển lối trần thuật mang tính tiềm ẩn.

Một yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật tiểu thuyết nói riêng, đó là phương thức trần thuật. Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân thì trần thuật là phương diện củ yếu cấu thành nên tác phẩm tự sự, gồm việc kể và miêu tả các hành

động và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội tâm, bàn luận, ghi chú của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả. Để trần thuật, nhà văn có thể sứ dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, Lời trần thuật ở đây vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp, đây cũng là thế mạnh về việc hồi tưởng lại cuộc đời nhân vật trong tiểu thuyết. Ngoài ra, nhà văn cũng có thể lực chọn ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện. Lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hơn. Người trần thuật chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình cũng như tái hiện, lí giải thế giới của mình và của người khác. Giọng điệu trần thuật là một trong những xu hướng hàng đầu cũa nghệ thuật trần thuật. Lev Tonstoi đã từng nhận xét: “Cái khó nhất khi bắt tay viết một tác phẩm mới không phải là chuyện đề tài, tài liệu mà là chuyện lựa chọn một giọng điệu thích hợp”. Có thể, toàn bộ tiểu thuyết hiện thực phê phán là giọng điệu mỉa mai, trào phúng nhưng có khi nó chưa giọng điệu sâu lắng, tâm tình; hoặc giọng điệu chân thực, tỉnh táo và cả giọng điệu hào hùng, gay gắt... giọng trần thuật giữa các nhân vật. Trần thuật vì thế được xem là thế mạnh của tiểu thuyết, đối với Tội ác và hình phạt, phương thức trần thuật tâm lí lại đạt đến thành công đỉnh cao mà Dostoievski đã thể hiện.

CHƢƠNG II: HIỆN THỰC VỀ CON NGƢỜI THỜI ĐẠI 2.1. Hiện thực về con ngƣời mang ý thức cá nhân vị kỉ của phƣơng Tây

2.1.1. Raskolnikov – con ngƣời cá nhân cực đoan

Xã hội Nga nửa cuối thế kỉ XIX là thời kì nước Nga rối ren trong cuộc cải cách nông nô không đến nơi đến chốn của Nga hoàng. Điều này tạo cơ sở tốt để nền kinh tế đất nước phát triển nhưng nó bắt đầu lộ rõ những hệ lụy của một xã hội đang chuyển mình sang xã hội tư sản. Nổi bậc là quyền lực đồng tiền lên ngôi và sự phân hóa giai cấp trong nhân dân. Giai cấp tư sản có nhiều tiền tiến hành cấu kết với giai cấp địa chủ, quý tộc nhằm tiến hành bóc lột nông dân. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản giằng co suốt những năm cuối của thế kỉ. Những giá trị đạo đức và nguyên tắc tình thương bị trộn lẫn trong giá trị đồng tiền và sự giả dối, thù hận. Sự hoang mang của người dân kéo theo sự hoang mang của cả xã hội Nga bấy giờ. Sự phát triển không đồng đều giữ từng tầng lớp, từng vùng miền đã gây ra thực trạng hỗn loạn trong đời sống, kẻ thì nghèo đói, quẩn quanh, khắp nơi trong thành đô Peterburg đều thấy hình ảnh kẻ nghiện ngập, kẻ say rượu, gái điếm, mụ chủ nhà trọ, mụ chủ cầm đồ…; ngược lại thì có kẻ quý tộc hách dịch, trí thức nửa mùa thích dùng tiền để chiếm đoạt và gây dựng quyền lực với người khác. Cùng với hiện thực đời sống tối tăm còn có sự khủng hoảng về hiện thực đời sống tinh thần, người ta không biết tìm đâu một chân lí sống thật toàn vẹn và đảm bảo hạnh phúc cho bản thân, kẻ thì dựa vào quyền lực, của cải để mưu cầu hạnh phúc, kẻ thì bám víu vào những hy vọng mong manh của thực tại để cứu vớt kiếp sống không biết đến ngày mai của mình. Trong số những con người ấy, chỉ có Raskolnikov được xem như một hiện tượng nổi bật với tư tưởng cá nhân vị kỉ, sống cho riêng mình và tội ác của Raskolnikov cũng bắt nguồn từ đây.

Vì sao trong xã hội Nga lúc ấy lại xuất hiện kiểu người ham muốn giành lấy lợi ích trước mắt cho bản thân và ham muốn khẳng định mình bất chấp luân lí lẽ thường? Phải chăng tư tưởng vị kỉ luôn tồn tại trong mỗi con người, nhưng với một con người sâu sắc biện luận như Raskolnikov tức Rodion Romanovich, thì tư tưởng vị kỉ có dịp bùng nổ thành tội ác và tiến xa hơn nữa, có thể nói anh là một kiểu nhân vật nằm giữa phản diện và chính diện. Tất nhiên điều ta xét đến không phải ở hai khía cạnh này của anh mà là cái ý thức sâu xa trong đầu anh có sức mạnh thế nào để điều khiển tất cả mọi hành động và quyết định cuộc đời Raskolnikov. Raskolnikov là một thanh niên mang

trong mình một tâm hồn trong sáng, quả cảm, hào hiệp, thông minh, biết lên án kẻ xấu và bảo vệ người tốt. Thế nhưng đồng thời anh lại có ý thức mạnh mẽ về bản thân, nặng lòng về thế sự hỗn mang, mong muốn giải quyết những nghịch lí xã hội đó bằng cách nào đó nhanh chóng, quyết liệt nhất bất chấp mọi thứ để trở thành cứu tinh của nhân loại. Raskolnikov nhìn thấy rõ bất công đầy rẫy ngoài cuộc sống; người nghèo bị vùi đập; kẻ có chức quyền lại lộng hành, sa dọa đến mất tính người. Anh căm ghét cái ác đang ngự trị trong con người và hàng ngày người ta câm lặng chịu đựng sự bất công đó, anh quyết tâm vùng dậy chống lại cả thế giới phi nghĩa ấy nhưng tiếc thay anh dùng chính cái ác để chống lại. Mầm mống cái ác gieo vào đầu anh những ý tưởng lạ kì, đó là: tư tưởng sùng bái cá nhân, nhân sinh quan cá nhân cực đoan, tự khám phá ra rằng nhân sinh thật tầm thường, hèn yếu, muốn làm việc lớn thì phải là kẻ mạnh, kẻ dám đạp lên đôi vai của người khác, vượt qua rào cản về luân lí lẽ thường và dám phạm tội ác để tôi luyện mình thành “siêu nhân”. Sau khi đứng trên đỉnh cao quyền lực rồi anh sẽ giúp đỡ nhân loại như một hình thức chuộc lại lỗi lầm cho mình. Con người đó sở hữu tư tưởng như thế nhưng thực ra bản chất là gì? Anh chỉ là một tay đao phủ mới, sát hại người vô tội, tạo mầm mống cho tội ác tự phát sinh đột biến và làm băng hoại đạo đức con người.

Tội ác của Raskolnikov là tội ác của ý thức hệ và chính nhân vật này là hình tượng của con người mang tư tưởng cá nhân vị kỉ cực đoan.

Ý thức hệ được định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt có nghĩa: ý thức hệ chính là tư tưởng. Ý thức là sự cảm nhận và nhận biết sự vật khách quan được phản ánh vào bộ óc con người. Ý thức hệ hay tư tưởng là một thệ thống tư tưởng có cùng bản chất của một tầng lớp, một giai cấp. Những người thuộc một tầng lớp đều có chung những quan điểm và cách nhìn nhận về một số vấn đề trong thế giới khách quan.

Nhân cách và tư tưởng của Raskolnikov hình thành trong điều kiện tù túng của không gian xung quanh anh và cả không khí kinh tế - chính trị thời Nga hoàng những năm 60 thế kỷ XIX, khi mà sau thất bại của cao trào đấu tranh cách mạng, những hoài bão của các phần tử tiến bộ về sự giải phóng quần chúng nhường chỗ cho tâm trạng thất vọng chua chát trước cái hiện thực tư bản chủ nghĩa thắng thế. Trong suốt tiểu thuyết, ta thường gặp một hình tượng đầy ẩn dụ, đó là căn phòng trọ của Raskolnikov, căn phòng “dài độ sau thước”, “thấp đến nỗi người hơi cao chút bước vào là thấy rờn

rợn”, nó được Raskolnikov xem là “cái tủ” hay “cái chuồng chó”, với Razumikhin thì đó là “cái buồng tàu thủy” và tác giả ví với “chiếc quan tài”. Đó là không gian sống hạn hẹp đến mức đáng sợ, là tượng trưng cho sự cô thế tuyệt đối của con người giữa nhân gian. Trong căn buồng - quan tài ấy, Raskolnikov bao lần nếm qua cơn khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng thế giới quan nhân đạo và “thai nghén” một ý đồ mới, phản nhân đạo. Do thiếu sự giao tiếp với con người, anh không đón nhận những tư tưởng tiến bộ nào xung quanh mà chỉ chăm bẩm, gọt giũa cho sắc bén cái ý tưởng của anh ta, thậm chí bài báo anh viết nên có số phận chìm nổi thế nào anh cũng không hề hay biết. Ngay cả cái tên của anh - Raskolnikov cũng là xuất phát từ từ Raskol – tức là ly khai, tách biệt, và Raskolnik có thể hiểu là người ly khai với cộng đồng, nhân loại. Tác giả đã nói về anh như một hiện tượng cô đơn giữa nhân gian bởi tính kiêu ngạo vốn có của mình: “Điều đáng chú ý là hồi còn đi học, Raskolnikov hầu như không có bạn bè; chàng tránh mọi người, không đến nhà ai mà cũng không thích tiếp ai. Vả lại chẳng bao lâu mọi người cũng xa lánh chàng. Chàng không bao giờ tham gia vào những cuộc hội họp, những buổi chuyện trò, những cuộc vui chung của bạn bè. Chàng ra sức miệt mài học tập không hề nương nhẹ mình, bạn bè kính nể chàng cũng vì thế, nhưng không ai mến chàng. Chàng rất nghèo, kiêu ngạo đến khinh người và ít cởi mở lúc nào trông chàng cũng như đang nghiền ngẫm một chuyện gì thầm kín. Một số bạn cùng lớp nhận thấy chàng có một lối nhìn khinh khỉnh, kể cả đối với bọn họ, coi họ như trẻ con, dường như tự cho mình hơn hẳn họ về trí thông minh, về trình độ hiểu biết, và về các quan niệm tư tưởng, và xem những niềm tin tưởng, những hứng thú của họ như một cái gì thấp kém.” [3; tr.67].

Tư tưởng hành động để dẫn đến tội ác là xét xem mình thuộc loại người nào trong số hai loại người anh chia ra: tầm thường và phi thường. Với anh, một cuộc sống tầm thường, hèn yếu là những người hy sinh quá nhiều, chịu đựng quá nhiều sự hành hạ, nhục mạ bản thân mà không biết vùng lên, chỉ biết làm nô lệ cho đồng tiền và chịu mọi sự sai bảo; những người đó là mẹ, là em gái Dunia, là mọi người xung quanh. Raskolnikov bị đuổi học, thất nghiệp, không một xu đính túi và hằng ngày phải chịu nợ nần tiền thuê nhà và nhúng nhường trước mụ già cầm đồ, cầm từng vật dụng nhỏ để lấy tiền tiêu xài qua ngày là những chuyện không thể chấp nhận được. Điều đó làm tâm hồn anh tổn thương nghiêm trọng, với một người có ý thức về mình rõ như anh thì cần phải làm cái gì đó để thoát khỏi tình trạng này ngay lập tức. Anh cần khẳng định

mình, xem mức độ liều lĩnh để làm việc lớn của mình đến đâu, và nếu vượt qua được ngưỡng đó, anh sẽ còn tiến xa hơn trong tham vọng làm cứu tinh nhân loại của mình. Nhìn lại các tiền nhân - những nhân vật lịch sử như Napoléon Ponaparte kia có khả năng thay đổi trật tự thế giới biết dường nào: Trên đường viễn chinh từ nước Ý sang Ai cập, quân của Ngài đã mắc bệnh dịch hạch trầm trọng, Ngài buộc những bệnh nhân đó phải uống thuộc độc chết; đồng thời Ponaparte khi khám phá ra phần nhiều trong những người bảo vệ thành phố là cựu tù nhân chiến tranh từng hứa danh dự không trả thù để được tha, đã ra lệnh cho quân phòng thủ cùng 1.400 khác bị xử tử bằng lưỡi lê hoặc dìm chết đuối để tiết kiệm đạn. Tất cả những việc làm đẫm máu đó đều vun đắp nên kỉ nguyên Napoléon lừng danh. Rồi Kim tự tháp sừng sững, trận chiến Waterloo... đó đều là những công trình, những trận đánh vĩ đại có thật trong lịch sử nhân loại do đầu óc vĩ nhân tạo nên. Với Raskolnikov, những điều trên thật đáng ngưỡng mộ, anh bị hấp dẫn, rồi sự hấp dẫn ấy cộng với mộng tưởng và tính kiêu ngạo vốn có đã hình thành ý thức bám rễ trong đầu anh. Vĩ nhân đã giết nhiều người trên đường lập danh vọng còn anh chỉ có mỗi mụ già cầm đồ đang là mục tiêu trước mắt thì không cần phải suy nghĩ nhiều. Những ý tưởng của anh đã bị anh sinh viên trong quán rượu nọ nói hết hộ mình khi anh tình cờ đi ngang qua nghe được: “...Hãy giết mụ ấy đi, và đoạt lấy số của ấy để suốt đời phụng sự nhân loại và sự nghiệp chung: cậu nghĩ sao, hàng nghìn việc thiện há lại chẳng chuộc được một tội ác cỏn con duy nhất ấy sao? Chỉ hy sinh một tính mạng mà cứu được hàng nghìn sinh linh ra khỏi cảnh thối nát và tan rã. Một cái chết đổi lấy hàng trăm cái sống – đúng là một vấn đề số học chứ gì nữa! Vả lại trên cán cân của xã hội có nghĩa lý gì tính mạng của con mụ già ho lao, đần độn và độc ác ấy? Không hơn tính mạng một con rận, một con gián, không bằng nữa là đằng khác, vì mụ ta có hại hơn. Mụ ta hút máu hút mủ người khác; hôm nọ mụ ta nổi cơn ác khí lên cắn gần đứt ngón tay mụ Lizaveta đấy!” [3; tr.85 – 86]. Cái sai lầm của Raskolnikov là những nguyên tắc đạo đức giữa con người với nhau không cho phép ai có thể coi thường mạng sống của người khác, nhất là khi anh còn sống trong một xã hội bị ràng buộc bởi luật pháp, tình thương cùng các nguyên tắc nhân sinh khác, hơn nữa anh chưa làm được gì để chứng tỏ vị trí của mình trong cuộc sống này. Anh giết không chỉ một mạng mà là hai mạng người, đó là một phát sinh nằm ngoài dự tính của anh, ngay lúc ấy anh cũng không biết làm sao nên liền ra tay giết luôn bà em gái Lizaveta, đó là sự lây lan ghê gớm của tội ác. Giết người là đã vượt qua giới hạn gây

tổn hại về mọi mặt cho người khác và một khi đã phá vỡ giới hạn ấy thì nó sẽ phát triển không kiểm soát và người ta sẽ không thể quay đầu lại được nữa. Kim tự tháp, trận Waterloo đều lưu danh hậu thế nhưng nó được dựng nên trên xương máu biết bao nhiêu người. Trật tự thế giới sẽ bị đảo lộn nếu ai cũng cho mình cái quyền được giết người, nước này được quyền xâm lăng nước khác. Cuối cùng thì cái lý thuyết siêu nhân kia không khác chi một luật lệ tồi tệ, một thứ luật rừng làm bại hoại cơ cấu xã hội mọi thời đại.

Dĩ nhiên anh cần tiền bạc và nữ trang của mụ cầm đồ nhưng lí do chính của anh không phải giết người cướp của. Bản chất của Raskolnikov không phải tham tiền, không phải độc ác. Dostoievski rất công bằng với các nhân vật của mình, ông đi vào sâu nội tâm, tách bóc từng lớp vỏ nhân cách để thấy được bản chất thực sự của con người là gì. Có thể nói Raskolnikov là một cá nhân phức tạp được cấu thành từ những

Một phần của tài liệu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)