Lugin – gã luật sƣ muốn cái đẹp phục tùng cái xấu

Một phần của tài liệu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski (Trang 53)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2.Lugin – gã luật sƣ muốn cái đẹp phục tùng cái xấu

Được xem là người có họ hàng xa với bà Marfa và có quen biết với chồng bà ta – Svidrigailov – gã luật sư Piotro Petrovich Lugin còn được xem là vị hôn phu của Dunia. Qua lời kể trong thư của mẹ Raskolnikov có thể hình dung Lugin với cái nhìn ban đầu như sau: “Qủa tình anh ta cũng đã bốn mươi lăm tuổi rồi nhưng bề ngoài trông vẫn dễ ưa và cũng có thể được cảm tình trong nữ giới, ngoài ra anh ta là một người rất chững chạc, đứng đắn, duy chỉ có hơi lầm lì và có vẻ khinh người […]. Anh ta còn nói nhiều nữa, bởi vì xem ra, anh ta cũng thích phô trương và lại rất thích người khác nghe mình, nhưng đó cũng không hẳn là một thói xấu.” [3; tr.46]. Tuy nhiên, tính cách và ý thức của tên này có thể xem là biến dị thứ hai từ tính cách và ý thức của Raskolnikov, là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa cá nhân vị kỉ. Raskolnikov sống vị kỉ và không có tiền, nhưng còn Lugin thì có; Raskolnikov không có địa vị gì trong xã hội nhưng Lugin lại có danh luật sư. Chừng ấy lợi thế đó khiến Lugin nhìn vào gia đình Raskolnikov với ánh mắt khinh thường nhiều hơn là một kẻ ban ơn cho họ. Lugin đến phòng Raskolnikov nói chuyện hỏi cưới Dunia với một thái

độ khinh khỉnh ngạo mạn của kẻ ban phát ơn nghĩa. Ông ta rút chiếc khăn mùi xoa sực nức nước hoa của mình xịt mũi như một hành động nhất quyết đòi trừng phạt sự xúc phạm danh dự hảo của họ. Lugin cố giữ vẻ nhẵn nhặn hết sức khi giao tiếp với gia đình Raskolnikov nhưng trong đầu ông đã bày sẵn ý định bắt bẻ gia đình này nếu ý tốt

của ông đưa ra không được đồng tình. Ông ta chào Raskolnikov qua loa rồi cau mày nhìn chàng sinh viên Razumikhin nghèo nàn bằng thái độ thiếu thiện cảm sau đó im bặt. Người hỏi cưới đáng lẽ phải nói lời đầu tiên và cởi mở với nhà vợ, nhưng Lugin im lặng không muốn bắt chuyện, và khi nói chuyện thì câu chuyện của ông ta hoàn toàn hướng về người ngoài – tức Svidrigailov. Lugin biết người anh em bà con Svidrigailov cũng đang theo đuổi Dunia và dĩ nhiên hắn trở thành kình địch của ông. Thay vì nói lời hỏi cưới Dunia, ông ta lại mách lẻo mọi hành động đáng ghê tởm của Svidrigailov để Dunia phẫn nộ và từ bỏ tên kình địch kia, từ sự thật về bà vợ Marfa cho đến mụ cho thuê nhà Rexxlikh nào đó rồi đến anh triết gia Phillip đều bị Svidrigailov hành hạ, lợi dụng ra sao. Ông huyên thuyên đến độ Dunia bực mình. Cuối cùng, Lugin chủ động bỏ về vì lí do: “Cô Avdotia Romanovna ạ, có những lối sỉ nhục mà dù có thiện ý đến đâu cũng không thể quên được. Cái gì cùng có một giới hạn mà nếu vượt qua thì rất nguy hiểm; vì khi đã vượt qua rồi thì không thể quay trở lại được nữa.” [3; tr.372]. Bản chất kiêu ngạo và lòng tự tôn quá đáng của Lugin không cho phép ai bất đồng ý kiến với ông và phản kháng những gì ông suy nghĩ. Và khi người ta đưa ra ý kiến thì ông cho rằng đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất. Qua những lời cuối của ông tại buổi họp mặt hôm đó – khi ông nói với Dunia về việc chọn giữa ông và Raskolnikov - bản chất con người ông ta đã bộc lộ rõ: “Tình yêu đối với người bạn đời tương lai phải vượt lên trên tình thương đối với người anh” [3; tr.373]. Điều đó cho thấy Lugin phủ nhận giá trị tình thân của người khác và chỉ muốn họ dâng hết tình yêu cho bản thân ông ta. Thậm chí, các giá trị tình thương ấy được ông ta đặt ngang với tiền tài, lời ước hẹn hôn nhân với Dunia cũng làm ông ta chịu một chút phí tổn và khi cắt đứt lời hứa ấy phải đền bù chi phí cho ông: “Nhưng bà Punkheria Alekxandrovna ạ, [...] bây giờ bà từ bỏ lời bà đã hứa với tôi… và rốt cục dù sao lời hứa ấy đã làm cho tôi phải chịu những khoản chi phí…” [3; tr.377]. Câu nói này ăn nhập với nhân cách của Lugin đến nỗi Raskolnikov vùng dậy vì giận dữ. Dostoievski đã khắc họa không sót một chi tiết nào về gã luật sư cạo giấy giả dối, ông ta để lộ dần những cử chỉ của con người tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, bất cứ thái độ nhỏ nào cũng hướng về chính

mình, có thể nói ông ta nhìn đời bằng nửa con mắt. Không phải Lugin có tính tự kiêu đến xa rời cộng đồng và đơn độc như Raskolnikov, mà đây là một người lao vào cộng đồng để bộc lộ cái thái độ khinh đời cho người khác thấy rõ một cách không che giấu.

Hành động của Lugin không ngoài sự ngược đãi và vô phép. Cảm thấy bị xúc phạm, Lugin quay sang hạch sách mẹ con Dunia, mà kì thực là đổ lỗi cho mẹ con họ đã nói xấu về ông, việc này càng thêm khiến mọi người trong phòng tức giận cực độ. Đây là một hành động ngu ngốc, lố bịch của một kẻ vô học, chính hành động đó làm ông thất bại hoàn toàn trong việc chinh phục người phụ nữ mà hắn mơ ước. Cũng từ nỗi căm tức vì bị cự tuyệt như thế từ hai người phụ nữ yếu mềm kia đã làm Lugin rắp tâm phục thù, một tội lỗi mới lại được manh nha hình thành trong đầu hắn và người ông ta nhắm đến lần sau đó là Sonia – cô gái Raskolnikov rất mực yêu thương, kính nể. Lugin gọi Sonia đến giả vờ cho nàng một số tiền nhưng cốt là để lén bỏ tờ bạc một trăm rúp vào giỏ nàng rồi vu cáo nàng tội trộm cắp trước mặt mọi người và ngày trong lễ cầu hồn của bố. Về mặt này, hắn giống Svidrigailov ở việc dựng nên một màn kịch chỉ để trả thù. Lugin trả thù bằng tiền; trong vai diễn của người bị hại có lòng tốt muốn cứu vớt một số phận khác, một lần nữa, Lugin lại đề cao bản thân trước mặt mọi người và đè bẹp đối phương. Ta thấy dù trong mưu kế tự tạo, Lugin vẫn không quên tranh thủ lấy điểm trước mọi người. Mọi hành động của Lugin đều cho thấy chủ nghĩa cá nhân vị kỉ phát triển mạnh trong con người này, vì sỉ diện hảo, ông ta ngang nhiên vứt bỏ lời hẹn ước, vì bị phản đối, ông ta quyết tâm trả thù. Lugin tự thu mình vào một tòa lâu đài vững chắc và muốn làm một vị lãnh chúa bất khả xâm phạm về mọi mặt.

Chủ nghĩa cá nhân vị kỉ ấy không dừng lại ở việc bảo vệ, sùng bái cái Tôi cá nhân mà còn là hiểm họa cho cộng đồng, và quả thật chuyện tưởng chừng như chỉ trả thù về mặt nhân cách của Lugin cũng đã kéo theo mạng sống và số phận của nhiều người khác phải rơi vào cảnh khốn cùng. Tuy mưu kế này của Lugin bị lật tẩy nhanh chóng nhưng nó lại kéo theo cái chết vì cùng quẫn của mẹ con Katerina, làm Sonia phải xấu hổ trước mặt bao nhiêu người. Và một lần nữa, chân dung dị bản thứ hai của Raskonikov lại được khắc họa hoàn chỉnh hơn.

Chủ nghĩa cá nhân trong con người này gắn liền với quyền lực đồng tiền nhờ vào chức danh luật sư của hắn, hơn nữa, Lugin lại say mê sắc đẹp của Dunia và dùng tiền để cưới xin nàng chứ không hề yêu thương. Toàn bộ tính cách của Lugin được khắc họa thành công chỉ trong buổi gặp mặt hỏi cưới Dunia. Có thể nói, Lugin là đại

diện cho cái ác, cái xấu của giới trí thức hãnh tiến đương thời, học vấn của Lugin không cao nhưng vẫn leo lên chức vụ trạng sư và chuẩn bị mở một phòng bào chữa cho riêng mình. Tuy nhiên, cái ác, cái xấu trong Lugin là không pha tạp, không chuyển biến từ đầu chí cuối. Phải chăng hiện thực về giới trí thức hãnh tiến có một vài người như Lugin đã hoàn toàn rơi vào hố sâu của sự băng hoại về nhân cách?

Ngay từ đầu, Lugin tin rằng hai người phụ nữ kia sẽ rào đón ông, tôn sùng ông như một vị cứu tinh đã ra tay cứu vớt cuộc sống của hai mẹ con. Vì sao ông lại tin chắc như thế? “Sở dĩ ông ta dám tin chắc như vậy là vì cái tính huênh hoang và tự tin cao độ mà giá gọi là tính tự hâm mộ thì đúng hơn cả. Vốn là một người xuất thân chỉ có hai bàn tay trắng, Piotr Petrovich đã quen tật khâm phục mình, tôn sùng trí thông minh và năng lực của mình, thậm chí thỉnh thoảng, nhân lúc không có ai, lại còn mê mải ngắm nghía mặt mình trong gương nữa. Nhưng trên đời cái mà ông ta yêu nhất vả tôn sùng nhất là tiền bạc ông kiếm được bằng công sức và đủ các phương tiện khác: nó đưa ông tên ngang hàng với những kẻ có địa vị cao hơn ông.” [3; tr.379]. Lugin cũng như Raskolnikov, sùng bái bản thân đến mê muội, điều này cho phép ông phê phán và soi mói tất cả chuyện xấu của người khác để thõa mãn mục đích cá nhân. Lugin không khẳng định bản thân bằng cách giết người như Raskolnikov mà ông thích sỉ nhục và hạ bệ danh dự người khác hơn. Có thể thấy trong suốt tiểu thuyết, nét nổi bật ở nhân vật này là khả năng mách lẻo, từ chuyện của Raskolnikov cho tiền cô bé say rượu cho đến Dunia bị đồn là hư hỏng rồi đến nhân phẩm nghề nghiệp của Sonia. Lugin yêu bản thân mình đến độ cường điều hóa tất cả hành động, lời nói của mình; giúp đỡ ai, ông đều xem là một kì công vĩ đại, ai ai cũng phải thán phục và ghi nhớ công ơn, kể cả khi sự giúp đỡ của ông trở thành một thứ mệnh lệnh. Ông đã từng mơ màng: “Và đây, giấc mơ bao nhiêu năm qua nay đã gần thành sự thực: nhan sắc và học vấn của Avdotia Romanovna đã khiến ông ta kinh ngạc; tình cảm điêu đứng của nàng đã kích thích ông ta đến cùng cực ở nàng còn có một cái gì hơn cả những điều ông hằng mơ ước: một cái gái kiêu kỳ, cương nghị, có đức hạnh, có học thức và thông minh hơn ông ta (ông ta cũng cảm thấy thế), mà lại sẽ đội ơn ông suốt đời một cách tôi mọi vì cái công ơn tế độ của ông, sẽ sùng kính cúi rạp xuống trước mặt ông, còn ông thì sẽ làm vị chúa tể uy quyền vô hạn!…” [3; tr.380]. Điểm khác biệt của Lugin với người khác là khi làm điều gì xấu, người ta sẽ giấu đi, còn Lugin thì mặc kệ và phô ra ngoài. Cùng với Svidrigailov, ông ta đặc biệt say mê Dunia, nhưng đó là sự ấn

tượng trước một người phụ nữ xinh đẹp, mạnh mẽ như Dunia chứ không có yêu thương, ngược lại ông ta còn muốn cô gái tuyệt vời đó phải quỳ sụp trước mặt ông để thõa mãn niềm khoái chá khi đứng trên thiên hạ, trên những con người đức hạnh, tốt đẹp như Dunia. Không dừng lại ở việc đối đầu với cái đẹp, ông ta còn mang cái xấu xa của mình ra để tuyên chiến với cái đẹp và bắt nó phải nhận lấy thất bại ê chề. Nói cách khác, ông muốn cái đẹp phải quỳ gối trước cái ác cái xấu mà không cần bàn cãi nhiều. Tất cả xuất phát từ việc Lugin không hề yêu điều tốt đẹp, ông chỉ yêu bản thân mình duy nhất.

Cuộc đời của Lugin không trải dài trong toàn bộ tác phẩm nhưng cho ta hình dung về một hạng người có ý định “thăm dò Peterburg” và gia nhập vào cái không khí thành thị sặc mùi vụ lợi này. Lugin tham gia vào cả hàng ngũ của những con người quá kiêu căng tự phụ, vì lợi ích và danh dự cá nhân mà gây nên bao thảm cảnh cho những số phận cùng quẫn. Cái khác của Lugin là ông không muốn làm một Napoléon, ông chỉ muốn làm một ông vua giữa đời thường, tận hưởng niềm vui khi được mọi người tôn sùng và biết ơn. Nhưng khi tính kiêu ngạo của ông bị tổn thương thì ông sẵn sàng trở mặt. Bất cứ tính kiêu ngạo theo cách nào cũng dẫn đến hậu quả cho mình và cho người khác, bà Katerina chỉ vì vụ vu khống của Lugin mà bị bà chủ nhà đuổi đi, phải điên loạn rồi trút hơi thở cuối cùng bên vệ đường. Nếu nói nguồn gốc tội ác của Lugin thì như một giọt nước làm tràn ly, chính Lugin nhanh tay đẩy bà Katerina xuống địa ngục mà không biết.

Hình tượng giới trí thức rỗng tuếch và rởm đời lại vướng vào thói kiêu ngạo như Lugin đã tô đậm thêm kiểu người mang ý thức cá nhân vị kỉ, ý thức hệ của Lugin rất gần với Raskolnikov nhưng vẫn chưa bạo gan như anh ta. Lugin là một thế lực mới mà Dostoievski nhìn thấy được trong dòng người lũ lượt đổ về Peterburg, xã hội ấy chấp nhận thêm một kẻ cá nhân vị kỉ là xã hội lại tự có thêm một nguy cơ mới đe dọa cuộc sống vốn đã quá nhiễu nhương đói khổ của đất nước bấy giờ.

2.1.3. Svidrigailov – kẻ mang ý thức tƣ sản cực đoan

Cùng với Lugin, Svidrigailov là kiểu nhân vật biến tướng từ ý thức hệ cá nhân cực đoan của Raskolnikov. Nhưng ở một địa vị khác của xã hội, hắn là hiện thực của giai cấp quý tộc hãnh tiến, rỗng tuếch đương thời. Cuộc đời hắn chỉ tóm gọn trong vài câu: “Tôi là ai ư? Cậu cũng biết đấy: Tôi là một người quý phái, đã tòng ngũ hai năm

trong một đơn vị kỵ binh, rồi sống lang thang ở Peterburg, rồi lấy bà Marfa Pet'rovna và về ở thôn quê. Đấy, tiểu sử của tôi chỉ có thế đấy!” [3; tr.580]. Tuy thế, nhưng bản chất con người Svidrigailov không chỉ có bấy nhiêu thôi, trước đó hắn từng là một tên sống lang thang, sau lấy được bà Marfa – theo hắn thì đó là một người đàn bà đoan chính và khá thông minh (tuy hoàn toàn vô học) thì hắn bắt đầu cuộc sống vương giả, sau khi chôn cất bà thì hắn thừa hưởng số tài sản kếch xù của bà và đương nhiên được làm một ông chủ điền trang quý tộc giàu có. Kiểu nhân vật như Svidrigailov là hình ảnh tập trung cho giới quý tộc hãnh tiến bấy giờ, cùng với đồng tiền và quyền lực trong tay, hắn không dừng lại ở việc khinh bỉ, đạp đổ những giá trị nhân đạo, nhân văn của con người, lừa bịp hết người này đến người khác, mà còn trá hình thành một người tốt, đóng kịch tài tình để đối phương thông cảm và đạt được mục đích cuối cùng của mình.

Đối với phụ nữ, Svidrigailov xem họ như một công cụ có sức hấp dẫn rất riêng. Nói về chính mình ở khoảng này thì hắn không hề che đậy, không ngại kể hết sự thật cho Raskolnikov biết như những điều đáng công nhận và tự hào. Hắn tự nhận mình là một tay cờ bạc bịp, một tên dâm ô hoàn hảo sống bám váy đàn bà. Bà Marfa vướng vào cạm bẫy của hắn đến phải chấp nhận giữ hắn lại với bản giao kèo trong đó có một điều khoản là cho phép Svidrigailov thỉnh thoảng được dan díu với đám đầy tớ gái nhưng nhất thiết phải được bà ta bí mật chuẩn y. Chính việc làm của bà vợ này đã tăng thêm cơ hội cho hắn tiếp cận với Dunia mà hắn hay gọi là Avdotia Romanovna. Dù bà ta có là ân nhân từng chuộc hắn ra khỏi sở cảnh sát đi nữa thì trước vẻ tươi trẻ và xinh đẹp của Dunia, hắn sẵn sàng tuyên bố: “Cậu có tin được không, lúc ấy tôi si mê đến nỗi ví thử nàng có bảo tôi cắt cổ hay đầu độc bà Marfa Pet'rovna để lấy nàng, tôi sẽ làm ngay tức khắc!” [3; tr.591]. Và quả thật, mãi sau này ta mới biết được Svidrigailov đã giết vợ qua lời của Dunia: “Chính mày! Hình như mày có nói bóng nói gió với tao như thế. Mày nói đến thuốc độc, tao biết là mày có đi mua… mày đã sắp sẵn chính mà giết chứ không ai vào đấy nữa… đồ khốn nạn.” [3; tr.614]. Và lời thú nhận đầy bất nhẫn của hắn: “Dù có thật thế đi chăng nữa, thì cũng chính vì em… dù sao em cũng là

Một phần của tài liệu vấn đề hiện thực trong tiểu thuyết tội ác và hình phạt của nhà văn f. m. dostoievski (Trang 53)